Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CHUONG 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.16 KB, 24 trang )

Phần II: Thống kê đất đai
CHƯƠNG 5
THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI
5.1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI
5.1.1 Vai trò và đặc điểm của đất đai
a. Vai trò của đất đai
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động con
người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy
đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao động của con người.
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc
phòng.
Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên là hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều kiện
chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của
con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực
vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản
xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả
và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách
đối với mỗi quốc gia.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành
cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp,
trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để
tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí
đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao
động, vừa là tư liệu lao động.
b. Đặc điểm của đất đai
- Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất
cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn
thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tùy


ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặc ra yêu
cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo
mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế,...và xu
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 87
Phần II: Thống kê đất đai
hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa
học. Đối với nước ta diện tích bình quân đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên
thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt
quan trọng.
- Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các dô thị, xây dựng kết
cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp,...đều phải sử dụng đất đai. Để đảm bảo cân
đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí,
cần coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch hóa sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai.
- Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất cũng
không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi nhất định.
Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước,
cây trồng,...) và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, kinh tế, công nghiệp trên các
vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào
các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của
đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các
điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Để kích thích việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra những
chính sách đầu tư, thuế,... cho phù hợp với điều kiện đất đai ở các vùng trong nước.
- Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không
ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức thâm canh và
chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất

đai. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai,
cho phép năng suất đất đai tăng lên.
5.1.2 Yêu cầu, đặc điểm và các hình thức thống kê đất đai
a. Yêu cầu của thống kê đất đai
- Chính xác : yêu cầu này đòi hỏi các số liệu điều tra thu thập được phản ánh trung
thực tình hình khách quan, không trùng lắp, thiếu, thừa, không tùy tiện thêm bớt. Yêu cầu
chính xác cũng đòi hỏi khi xác định chỉ tiêu loại đất đai và loại đối tượng sử dụng đất phải
đúng với hướng dẫn quy định, đồng thời còn cần phải tính toán tổng hợp biểu mẫu chính
xác làm căn cứ tin cậy cho việc phân tích thống kê và xây dựng kế hoạch.
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 88
Phần II: Thống kê đất đai
- Đầy đủ : thu thập tài liệu, số liệu đúng với nội dung quy định, không bỏ sót chỉ tiêu
loại đất nào, chủ sử dụng nào, thửa đất nào. Yêu cầu này cũng đòi hỏi phải tổng hợp đầy
đủ các biểu mẫu theo quy định.
- Kịp thời : điều tra, thu thập đúng thời điểm, tổng hợp và nộp các biểu mẫu đúng
thời gian quy định. Có như vậy số liệu mới phát huy tác dụng cao và có cơ sở để đề xuất
các chủ trương, biện pháp đúng đắn phù hợp với thực tế khách quan.
Ba yêu cầu trên đây đều quan trọng và luôn bổ sung cho nhau. Tùy điều kiện cụ thể
từng nơi, từng lúc mà đề ra mức độ cụ thể cho từng yêu cầu để đạt được các mục đích của
mỗi kỳ thống kê.
b. Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai
- Đặc điểm cơ bản nhất của thống kê đất đai là phải dự trên cơ sở bản đồ. Thống kê
đất đai muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đo đạc lập bản đồ để tính diện tích. Thửa đất
tuy có vị trí cố định nhưng trong quá trình sử dụng do tác động của con người và thiên nhiên
luôn có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể... vì vậy cần thường xuyên chỉnh lý
bản đồ.
- Đặc điểm thứ hai là số liệu thống kê đất đai có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ. Số liệu
thống kê phải gắn liền với cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể,
công tác thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất. Kết quả đăng ký đất

càng tốt và sự phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất càng đồng bộ thì giá trị
pháp lý số liệu thống kê đất càng nâng cao.
Các đặc điểm trên làm cho việc thực hiện công tác thống kê đất cần nhiều lao động,
vật tư, kỹ thuật, thời gian, kinh phí,.. người làm công tác thống kê đất phải được đào tạo có
trình độ chuyên môn đầy đủ mới có thể thực hiện được. Đặc điểm này đã quyết định chỉ có
ngành Địa chính mới có thể thực hiện được công tác thống kê đất đai một cách chính xác,
khoa học và đầy đủ.
c. Các hình thức thống kê đất đai
Để thực hiện mục đích đã đề ra, ở nước ta hiện nay có hai hình thức thống kê đất
đai :
c.1. Báo cáo thống kê định kỳ
Là hình thức tổ chức thống kê đất đai thường xuyên, định kỳ theo nội dung, phương
pháp, chế độ báo cáo đã quy định thống nhất.
Hiện nay việc thống kê đất đai được tiến hành một năm một lần, việc kiểm kê đất đai
được tiến hành năm năm một lần theo quy định tại Điều 53 Luật đất đai 2003, với chế độ
báo cáo thống kê , kiểm kê đất đai được ban hành theo Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 89
Phần II: Thống kê đất đai
01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
c.2. Điều tra thống kê chuyên về đất
Là hình thức tổ chức điều tra thống kê đất đai không thường xuyên, được tiến hành
theo một kế hoạch, nội dung, phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.
Hình thức này được áp dụng khi chưa có quy định về báo cáo thống kê định kỳ và
khi cần nghiên cứu sâu về một nôi dung nào đó mà trong báo cáo định kỳ không có.
Ví dụ : việc kiểm tra, thống kê đánh giá hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức trong
nước thực hiện theo Chỉ thị 245/Ttg ngày 22/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức
thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

5.1.3 Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê đất đai
a. Đối tượng của khoa học thống kê đất đai
Thống kê đất đai là một bộ phận của thống kê học, chuyên đi sâu nghiên cứu mặt
lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của những hiện tượng và quá trình kinh tế -
xã hội liên quan với đất đai trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể.
Khái niệm trên cho thấy thống kê đất đai trước hết nghiên cứu về mặt lượng trên cơ
sở sử dụng hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số, từ đó tìm ra
bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) liên quan đến đất đai trong những
điều kiện, địa điểm, và thời gian cụ thể.
Thống kê đất đai là một khoa học xã hội, một môn thống kê chuyên nghiên cứu một
trong những nguồn lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội đó là đất đai, có đối tượng
nghiên cứu độc lập. Những nét đặc thù của thống kê đất đai xuất phát từ những đặc điểm
các hiện tượng kinh tế - xã hội của đất đai.
Thống kê đất đai chỉ nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội diễn ra
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai mà không nghiên cứu hiện tượng tự nhiên có liên
quan. Tuy vậy, đất đai là một yếu tố tự nhiên cho nên các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng
và tác động rất lớn đến đất đai. Mặc dù không nghiên cứu bản chất của các điều kiện tự
nhiên, nhưng thống kê đất đai phải xem xét ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sự
biến đổi của đất đai, đến quá trình và kết quả của quản lý và sử dụng đất
Khi nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng và quá
trình kinh tế - xã hội phải luôn luôn chú ý đến quy luật số lớn trong thống kê đất đai. Điều đó
có nghĩa là nếu không nắm được bản chất của các hoạt động kinh tế - xã hội trong quá trình
quản lý và sử dụng đất đai, thì không thể chỉ ra chính xác về mặt số lượng và cơ cấu của
nó; hoặc ngược lại không có phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu về đất đai
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 90
Phần II: Thống kê đất đai
chính xác thì không rút ra được những kết luận đúng đắn, có tính khoa học. Ví dụ, khi xem
xét số liệu và cơ cấu thực trạng của các loại đất trên phạm vi cả nước, ở các vùng, các địa
phương có thể rút ra được những nhận xét việc phân bố và sử dụng các loại đất đã hợp lý

chưa, các nguyên nhân tác động,...
b. Ý nghĩa của thống kê đất đai
- Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai
Như phần vai trò của đất đai đối với đời sống kinh tế - xã hội đã khẳng định, đất đai
là điều kiện tồn tại quan trọng bậc nhất của loài người. Vì vậy, bất kỳ Nhà nước nào cũng
muốn quản lý đất đai để hướng đất đai phục vụ theo yêu cầu của mình. Để đạt được mục
đích đó yêu cầu Nhà nước phải thực hiện quản lý đất đai. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý, vì lợi ích của quốc gia và của mỗi người trong xã hội. Luật đất đai 1993
cũng quy định những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Do yêu cầu quản lý nhà nước
về đất đai là vừa quản lý chặt chẽ đất đai vừa đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ,
hợp lý, mang lại hiệu quả cao, nên thống kê đất đai trước hết phải tổng hợp đầy đủ số liệu
diện tích đất đai và phân tích phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, cũng như phân tích
đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất do sự tác động của Luật đất đai và hệ thống
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, để từ đó có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung
pháp luật, chính sách cho phù hợp.
- Phục vụ kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân
Số liệu thống kê quỹ đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bố các lực lượng sản
xuất nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý lực lượng sản xuất vào việc khai thác khả năng của đất
đai. Số liệu thống kê đất đai là cơ sở cần thiết phục vụ cho việc quy hoạch sử dụng đất và
kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các ngành, các địa phương nhằm sử dụng đất đạt
hiệu quả cao nhất. Số liệu thống kê đất đai còn là căn cứ cho việc tính thuế sử dụng đất và
phục vụ các ngành khác.
c. Nhiệm vụ của thống kê đất đai
Thống kê đất đai có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
- Xác định quy mô đất đai của các đơn vị kinh tế, các đơn vị hành chính và các vùng
kinh tế.
- Nghiên cứu đất đai theo các thành phần kinh tế.
- Xác định quy mô, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng để phục vụ cho công tác
quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo việc quản lý và sử dụng đất đai của các cấp quản lý.

- Đảm bảo cho việc cải tạo và bảo vệ đất đai đạt kết quả, nâng cao chất lượng và sự
biến đổi các loại đất đai.
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 91
Phần II: Thống kê đất đai
- Thu thập tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất đai và định giá đất
trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích quá trình sử dụng đất đai, phát hiện khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, đảm bảo sự bền vững về môi trường sinh thái.
Thực hiện những nhiệm vụ trên đây sẽ góp phần quan trọng vào việc quản lý sử
dụng và bảo vệ có hiệu quả, đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên đất đai vô cùng
quý giá.
5.2 - PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập tư liệu hình thành nên các số liệu
thống kê về đất đai. Tùy theo điều kiện và nguồn dữ liệu và khả năng thu thập thông tin, các
số liệu thống kê về đất đai sẽ được hình thành bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp hoặc
gián tiếp.
5.2.1 Phương pháp thống kê trực tiếp
Phương pháp thống kê trực tiếp là phương pháp hình thành nên các số liệu thống kê
về đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ và đăng ký đất đai. Như vậy điều kiện để
thực hiện thống kê trực tiếp là phải có các hồ sơ địa chính; các căn cứ và cơ sở để thực
hiện thống kê là hồ sơ địa chính được hình thành và cập nhật ở cấp cơ sở, nên công việc
thống kê phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên.
a - Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký đất đai ban đầu
Ở các xã, phường đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thì các dữ liệu phục vụ thống kê đất coi như đã đầy đủ. Căn cứ để thực hiện thống kê là "Sổ
mục kê đất" đã được kiểm tra và nghiệm thu. Căn cứ vào các số liệu tổng hợp trong các
biểu ở cuối sổ mục kê đất để sao chép và tổng hợp thành số liệu phù hợp với các thông tin
yêu cầu trong các biểu thống kê đất.
Đối với các xã có thời điểm đăng ký đất đai ban đầu cách xa thời điểm thống kê,

trong khoảng thời gian đó trong thực tế có một số biến động về đất đai nhưng trong sổ
sách, hồ sơ địa chính chưa được cập nhật kịp thời, các số liệu chưa được điều chỉnh và
các biến động thường xuyên chưa được theo dõi,… thì các dữ liệu trong hồ sơ địa chính
không phù hợp với thực địa. Trong trường hợp này, trước khi thực hiện thống kê đất đai
phải tổ chức chỉnh lý hồ sơ địa chính bằng cách : mang bản đồ địa chính ra thực địa đối
chiếu, chỉnh lý hình thể thửa đất, loại đất, đo đạc và tính lại diện tích, sau đó chỉnh lý lại sổ
sách đối với các thửa đất có biến động về hình thể, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng,
chủ thể sử dụng,…và tổng hợp lại trong sổ mục kê đất. Những số liệu về sự biến động đất
đai thu được sau khi điều chỉnh sẽ được đưa vào biểu thống kê tình hình biến động đất đai.
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 92
Phần II: Thống kê đất đai
b - Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký biến động thường xuyên sau khi đăng ký ban đầu
Việc đăng ký, quản lý biến động thường xuyên về đất đai là nguồn dữ liệu hết sức
quan trọng để thực hiện thống kê số lượng và thống kê biến động đất đai giữa hai thời kỳ.
Căn cứ trực tiếp để thực hiện thống kê biến động về đất đai là sổ theo dõi biến động đất đai
cấp xã, phường. Trước khi tiến hành thống kê, cần phải kiểm tra, rà sót lại bản đồ, sổ sách
đối chiếu với thực địa để phát hiện những bỏ sót biến động thực tế chưa được chỉnh lý
phản ánh trên bản đồ và sổ sách. Trên thực tế có nhiều biến động mục đích sử dụng, chủ
thể sử dụng nhưng người sử dụng đất không khai báo và đăng ký biến động. Những biến
động này cần được chú ý điều chỉnh khi đối chiếu bản đồ và số sách địa chính với thực địa
trước khi tiến hành các công việc thống kê.
Sau khi có đầy đủ các thông tin về tình hình biến động đất đai giữa hai kỳ thống kê,
tiến hành phản ánh tất cả các thông tin về biến động mỗi loại đất vào bảng theo dõi biến
động đất đai, tổng cộng các dòng và các cột để có được các số liệu về biến động tăng và
biến động giảm trong kỳ. Sau khi đầy đủ các số liệu về biến động tăng, giảm của từng loại
đất đai cần thống kê, tiến hành lập bảng thống kê tình hình biến động giữa hai kỳ điều tra.
Các số liệu ở cột đầu kỳ được lấy từ bảng số liệu thống kê kỳ trước, các số liệu ở cột biến
động tăng, giảm được lấy từ bảng theo dõi biến động đất đai trong kỳ, số liệu ở cột cuối kỳ
được tính từ số liệu của ba cột trước

DT cuối kỳ = DT đầu kỳ + DT tăng trong kỳ - DT giảm trong kỳ
c - Thống kê đất đai từ kết quả đo đạc, lập bản đồ nhưng chưa đăng ký ban đầu
Có những vùng, toàn bộ diện tích đất đai đã được đo đạc, lập bản đồ nhưng chưa tổ
chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, để có số liệu đưa
vào biểu mẫu thống kê cần thực hiện lập sổ mục kê đất tạm thời để tổng hợp các thông tin
từ các bản đồ đo đạc. Nếu có những biến động đất đai từ khi đo đạc lập bản đồ đến khi lập
sổ mục kê tạm thời thì cần đối chiếu để điều chỉnh các thông tin trên bản đồ cho phù hợp
với thực địa rồi mới lập sổ mục kê tạm thời. Những số liệu thống kê thu được qua việc lập
sổ mục kê tạm chỉ phản ánh được hiện trạng về quỹ đất và sử dụng đất chứ chưa có đủ cơ
sở pháp lý về chủ thể sử dụng đất cũng như mục đích sử dụng đất.
Những phương pháp thống kê trực tiếp như trình bày trên đây có ưu điểm nổi bật là
cung cấp cho chúng ta số liệu thống kê khá chính xác, được thiết lập từ cấp cơ sở và phù
hợp với những biến động đất đai trên thực địa. Tuy nhiên, nếu các nguồn thông tin ban đầu,
các tài liệu hố sơ địa chính không đầy đủ, hoặc công việc thống kê không đủ điều kiện để
tiến hành đồng loạt từ cấp cơ sở mà chỉ cần tổng hợp để có thông tin về một vài loại đất đai
nào phục vụ cho một mục đích chuyên biệt thì phương pháp thống kê trực tiếp không thể
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 93
Phần II: Thống kê đất đai
áp dụng được. Trong trường hợp này, người ta phải sử dụng đến phương pháp thống kê
gián tiếp.
5.2.2 Phương pháp thống kê gián tiếp
Phương pháp thống kê gián tiếp là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung gian
sẵn có để tính toán ra các số liệu thống kê đất đai. Phương pháp này nhìn chung không
chính xác và thiếu cơ sở pháp lý. Tuy vậy nó là phương pháp duy nhất để xác định được
các số liệu thống kê về đất đai đối với những nơi chưa có điều kiện tiến hành công tác đo
đạc lập bản đồ, hoặc các thông tin biến động trong kỳ không được đăng ký, quản lý theo dõi
và cập nhật. Nó cũng là phương pháp để xác định các số liệu thống kê của một vùng hoặc
cả nước mà không cần, hoặc không có điều kiện tiến hành tuần tự các bước thống kê trực
tiếp từ cấp cơ sở.

Phương pháp thống kê gián tiếp phải sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau. Nguyên tắc chung trong việc khai thác các thông tin từ các nguồn số liệu này là :
- Phải kiểm tra hoàn thiện số liệu để loại bỏ các số liệu bất hợp lý, các số liệu không
đủ độ tin cậy, những số liệu mâu thuẫn giữa các nguồn khác nhau;
- Ưu tiên sử dụng các nguồn số liệu có chất lượng cao, có độ tin cậy và được đa số
các ngành tin dùng;
- Phải thống kê và cân đối các loại đất đai trong vùng bằng tổng diện tích tự nhiên
trong địa giới hành chính vẫn sử dụng từ trước đến nay, hoặc diện tích tính được dựa trên
bản đồ địa giới.
Các nguồn số liệu có thể sử dụng làm căn cứ tính toán :
- Biểu thống kê diện tích đất đai của kỳ báo cáo trước. Nguồn số liệu này thường
được sử dụng làm cơ sở gốc để tính toán. Trên cơ sở số liệu gốc, căn cứ vào các số liệu
biến động của từng loại đất để chỉnh lý số liệu gốc thành số liệu của kỳ báo cáo.
Những nguồn số liệu bổ sung để chỉnh lý là :
- Số liệu giao đất theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP;
- Số liệu kiểm kê, thống kê rừng;
- Số liệu thu thuế sử dụng đất;
- Số liệu giao đất ở, đất chuyên dùng;
- Số liệu khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp hoặc trồng rừng;
- Các nguồn số liệu khác có liên quan đến quỹ đất đai các loại.
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 94
Phần II: Thống kê đất đai
Sau khi thu thập được các nguồn số liệu về biến động diện tích các loại đất đai trong
kỳ, tiến hành lập bảng cân đối biến động để tính diện tích đất đai các loại của kỳ báo cáo.
5.3 - CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI
5.3.1 Diện tích đất tự nhiên của đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích
các loại đất thuộc phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính đó trong
đường địa giới hành chính đã được xác định theo Chỉ thị 364/CT ngày 6 tháng
11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh,
huyện, xã và theo những quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của Nhà
nước.
Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị
hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo,
quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong
nhiều năm. Đất mặt nước ven biển ngoài đường triều kiệt trung bình trong
nhiều năm mà đang được sử dụng thì được thống kê riêng trong kiểm kê đất
đai.
5.3.2 Chỉ tiêu thống kê theo mục đích sử dụng
Số thứ
tự
Mục đích sử dụng đất, mã (ký hiệu)
Giải thích cách xác định
1 Đất nông nghiệp - NNP
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ
sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp - SXN
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm - CHN
Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm kể cả đất sử dụng theo chế
độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích
chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng
năm khác.
1.1.1.1 Đất trồng lúa - LUA
Đất trồng lúa là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết

hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là
Chương 5: Thống kê đất đai
Trang 95

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×