Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

đánh giá khả năng sản xuất của dê lai f1 và f2 giữa saanen với bách thảo nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.1 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP 1

NGÔ HỒNG CHÍN

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ LAI F1 VÀ F2
GIỮA SAANEN VỚI BÁCH THẢO NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN XUÂN HẢO

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Ngô Hồng Chín

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------


i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn
Trường ðại học Nông nghiệp I, Khoa Sau ñại học, Khoa Chăn nuôi
- Thuỷ sản nơi tôi ñược ñào tạo, Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ
Sơn Tây nơi tôi ñang công tác, cùng các thầy, cô giáo ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hoàn thành luận văn này tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ tận
tình của các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Giống, Khoa Chăn
nuôi -Nuôi trồng thủy sản. ðặc biệt là thầy hướng dẫn khoa học TS.
Phan Xuân Hảo ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình xây
dựng, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. ðinh Văn Bình - Giám
ñốc Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ñã giúp ñỡ, tạo ñiều
kiện cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn CBCNV Trại nhân giống Trung tâm
Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình ñã
giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả

Ngô Hồng Chín

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

ii



Mục lục
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các bảng

v

Danh mục biểu đồ, đồ thị

vi

1.

M U

i

1.1.


Tớnh cp thit ca ủ ti

1

1.2.

Mc ủớch ca ủ ti

2

1.3.

í ngha khoa hc v thc tin ca lun vn

3

2.

TNG QUAN TèNH HèNH NGHIấN CU TRONG V
NGOI NC

4

2.1.

C s khoa hc ca ủ ti

4

2.2.


Mt s ủc ủim ca dờ Bỏch Tho v dờ Saanen

18

2.3.

Tỡnh hỡnh lai to trờn Th gii v Vit Nam

26

3.

VT LIU, NI DUNG V PHNG PHP NGHIấN CU

36

3.1.

Vt liu nghiờn cu

36

3.2.

Ni dung nghiờn cu

36

3.3.


Phng phỏp nghiờn cu

38

4.

KT QU V THO LUN

41

4.1.

Kh nng sinh trng ca ủn dờ lai F1 v F2

41

4.1.1. Thay ủi khi lng dờ lai qua cỏc giai ủon tui

41

4.1.2. Cng ủ sinh trng tuyt ủi ca dờ lai F1, F2

45

4.1.3. Thay ủi kớch thc mt s chiu ủo c th dờ lai

47

4.2.


Kh nng sinh sn ca dờ cỏi lai F1 v F2

50

4.2.1. c ủim phỏt dc ca dờ cỏi lai F1 v F2

50

Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc nụng nghip ----------------------

iii


4.2.2. ðặc ñiểm sinh sản của dê cái lai F1, F2

52

4.3.

55

Khả năng sản xuất sữa của dê cái lai F1, F2.

4.3.1. Khả năng sản xuất sữa của dê cái lai F1, F2 qua các tháng cho sữa

55

4.3.2. Khả năng sản xuất sữa của dê cái lai F1,F2 qua các lứa ñẻ


61

4.3.3. Một số thành phần dinh dưỡng sữa dê

64

4.4.

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn cho 1 kg sản phẩm sản xuất ra

66

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết ñầy ñủ

Ba

Giống dê Barbari

Bt

Giống dê Bách Thảo

Co

Giống dê Cỏ

CV

Cao vây

VN

Vòng ngực

DTC

Dài thân chéo

CKS

Chu kỳ tiết sữa


Sa

Giống dê Saanen

SLS

Sản lượng sữa

NSS

Năng suất sữa

Ju

Giống dê Jumnapari

TðDLð

Tuổi ñộng dục lần ñầu

TðLð

Tuổi ñẻ lứa ñầu

TGMT

Thời gian mang thai

KCLð


Khoảng cách lứa ñẻ

KLðDLð

Khối lượng ñộng dục lần ñầu

KLðLð

Khối lượng ñẻ lứa ñầu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

v


Danh môc b¶NG
STT
2.1.

Tªn b¶ng

Mức ñộ biểu hiện của ưu thế lai khi chọn cá thể làm mẹ là cá
thể lai

2.2.

8

Mức ñộ biểu hiện ưu thế lai trực tiếp và của mẹ lai trong một
số tổ hợp


2.3.

Trang

9

Giá trị ưu thế lai của ñời con và mẹ lai của các hệ thống lai
khác nhau

14

2.4.

Khả năng tiết sữa của một số giống dê ñịa phương ở Việt Nam

21

2.5.

Khả năng sinh sản của dê cái một số giống nhập nội

23

2.6.

Khả năng tiết sữa của một số giống dê nhập nội

25


4.1.

Thay ñổi khối lượng dê lai qua các giai ñoạn tuổi (kg/con)

42

4.3.

Thay ñổi kích thước một số chiều ño cơ thể dê lai (cm)

48

4.4.

ðặc ñiểm phát dục của dê cái lai F1 (Saanen x Bách Thảo) và
F2 (Saanen x Saanen-Bách Thảo)

4.5.

ðặc ñiểm sinh sản của dê cái lai F1(Saanen x Bách Thảo) và
F2 (Saanen x Saanen-Bách Thảo)

4.6.

4.9.

56

Khả năng sản xuất sữa của dê cái lai F1(Saanen x Bách Thảo)
qua lứa ñẻ (1-4)


4.8.

53

Khả năng sản xuất sữa của dê cái lai F1(Saanen x Bách Thảo),
F2 (Saanen x Saanen-Bách Thảo) qua các tháng tiết sữa

4.7.

51

61

Khả năng sản xuất sữa của dê cái lai F2 (Saanen x SaanenBách Thảo) qua lứa ñẻ (1-2)

62

Tỷ lệ các thành phần trong sữa (%)

64

4.10. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn /1 kg sản phẩm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

67

vi



Danh môc biÓu ®å
STT

Tªn biÓu ®å

Trang

1. Sản lượng sữa /chu kỳ qua các lứa ñẻ

63

2 . Năng suất sữa trung bình qua các lứa ñẻ

63

Danh môc ®å thÞ
STT

Tªn ®å thÞ

Trang

1: Sinh trưởng tích lũy của dê ñực F1(Saanen x Bách Thảo),
F2(Saanen x Saanen-Bách Thảo)

43

2: Sinh trưởng tích lũy của dê cái F1(Saanen x Bách Thảo),
F2(Saanen x Saanen-Bách Thảo)


43

3: Sinh trưởng tuyệt ñối của dê ñực F1(Saanen x Bách Thảo),
F2(Saanen x Saanen-Bách Thảo)

46

4: Sinh trưởng tuyệt ñối của dê cái F1(Saanen x Bách Thảo),
F2(Saanen x Saanen-Bách Thảo)

46

5: Năng suất sữa của dê qua các tháng cho sữa

57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

vii


1. M U

1.1. Tớnh cp thit ca ủ ti
Chn nuụi dờ cn ớt vn, quay vũng vn nhanh, tn dng ủc lao ủng
v ủiu kin t nhiờn ca mi vựng sinh thỏi. Phỏt trin chn nuụi dờ l ủnh
hng phự hp lý nht cho phỏt trin chn nuụi ca nụng dõn nghốo. Khuyn
khớch chn nuụi gia sỳc nh nhai li hn cỏc chng trỡnh phỏt trin ủi gia
sỳc khỏc l cuc cỏch mng thớch hp ủ gii quyt cỏc vn ủ ủúi nghốo

trong nụng thụn. Theo bỏo cỏo ca Cc Chn nuụi, dự xut hin dch ủu dờ
trong thi gian di nhng tng ủn dờ ủn nm 2006 vn ủt 1.457.637 con,
ủt tc ủ tng trng 16,06%; ch yu tp trung vựng ụng Bc, ụng
Nam B v Bc Trung B. Cỏc tnh cú s lng dờ nhiu nht l H Giang
(141.730 con), Ninh Thun (116.750 con), Ngh An (96.290 con), Sn La
(92.122 con), Thanh Hoỏ (65.750 con),.... Tuy nhiờn v c cu ging cũn rt
chờnh lch dờ sa chim 0,16%, dờ lai chim 35,8%, dờ c l ch yu 49,2%.
Sn lng tht tng liờn tc t 9,19 nghỡn tn nm 2005 lờn 10,64 nghỡn tn
nm 2006 v c tớnh nm 2007 ủt 12,37 nghỡn tn. t tc ủ tng trng
tng ng 12-16-21% nm (Ngun Cc Chn nuụi, 2006).
Nhng nm gn ủõy, ngnh chn nuụi dờ nc ta ủó tng c v mt s
lng v cht lng. Tht v sa dờ ủc xem l loi thc n cú giỏ tr dinh
dng cao, hm lng cholesterol thp rt tt cho sc kho con ngi, đợc
nhiều ngời a chuộng. Sữa dê có giá trị dinh dỡng cao hơn hẳn sữa bò, đặc
biệt thích hợp với ngời già và trẻ em (Lê Thanh Hải và cộng sự, 1994 [11]).
Tp quỏn s dng sn phm t chn nuụi dờ (tht, sa) ủó ủc hỡnh thnh.
õy l ủng lc mi thỳc ủy mnh tin trỡnh ci to ủn, tng quy mụ ủn,
s lng ủn v cht lng con ging tt v cụng ngh ch bin sn phm.
Hin nay phỏt trin chn nuụi dờ hng sa ủang ủc quan tõm nhiu,

Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc nụng nghip ----------------------

1


nhưng vấn ñề về con giống hướng sữa ñang còn là một vấn ñề ñặt ra cho các
nhà khoa học cần nghiên cứu chọn tạo, ñịnh hướng và phát triển phù hợp với
ñiều kiện của Việt Nam.
Dê lai Saanen có tiềm năng cho sữa cao ñã phát huy ñược ưu thế lai của
giống dê Saanen là giống dê sữa cao sản trên thế giới. Tiếp nối giai ñoạn 1

khảo nghiệm 15 công thức lai giữa dê ñực Saanen, ñực Alpine với các giống dê
kiêm dụng hiện có tại Việt Nam tạo ra các con lai có năng suất sữa cao hơn hẳn
mẹ chúng từ 39,8-59,7% (ðinh Văn Bình và cộng sự, 2001, [4]). Trong số các
cặp lai thì con lai giữa dê ñực Saanen với dê cái Bách Thảo có tiềm năng và
triển vọng cho sữa tốt hơn phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi ở vùng trung du,
miền núi nước ta. ðể phát huy tiềm năng cho sữa và ưu ñiểm này, năm 2002
chương trình giống dê quốc gia ñã nhập nội 5 ñực và 35 cái Saanen từ Mỹ.
Song song với việc nhân thuần, chúng tôi tiến hành lai tạo giữa dê ñực Saanen
với cái Bách Thảo, ñể tạo ra ñược ñàn dê lai hướng sữa, nâng cao sản lượng
sữa, cố ñịnh cặp lai và chọn lọc qua nhiếu thế hệ, ổn ñịnh phát triển thành
giống dê sữa phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Xuất phát từ nhu
cầu ñó chúng tôi tiến hành ñề tài “ðánh giá khả năng sản xuất của dê lai F1
và F2 giữa Saanen với Bách Thảo nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ
Sơn Tây”

1.2. Mục ñích của ñề tài
- ðánh giá một số chỉ tiêu sản xuất của dê lai F1 (Saanen x Bách Thảo)
và F2 (Saanen x Saanen-Bách Thảo).
Mục tiêu cụ thể của ñề tài
1- ðánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai F1 (Saanen x Bách Thảo),
F2 (Saanen x Saanen-Bách Thảo).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

2


2- ðánh giá khả năng sinh sản của dê cái lai F1 (Saanen x Bách Thảo),
F2 (Saanen x Saanen-Bách Thảo).
3- ðánh giá năng suất và chất lượng sữa của dê cái lai F1 (Saanen x

Bách Thảo), F2 (Saanen x Saanen-Bách Thảo).
4- Xác ñịnh tiêu tốn thức ăn cho 1 kg sản phẩm
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu ñã góp phần khẳng ñịnh cơ sở khoa học của việc lai
tạo giống dê và ưu thế lai của con lai, góp phần giúp việc chăn nuôi dê ñạt
hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả ñề tài bổ sung tư liệu về con dê góp phần phục vụ giảng dạy,
nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm, các trường ñại học, cao ñẳng,
trường kỹ thuật nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu, cán bộ kỹ thuật, sinh viên ngành nông nghiệp và người chăn nuôi dê
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
ðề tài góp phần cho việc chọn tạo ra một giống dê lai cho sữa có năng
xuất cao hơn giống dê nội hiện có phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi của Việt
Nam, góp phần thay ñổi về số lượng, chất lượng giống dê; ñưa ngành chăn
nuôi dê phát triển tương xứng với tiềm năng và thị trường trong nước, tham
gia vào việc chuyển ñổi cơ cấu vật nuôi, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập, dinh dưỡng cho người dân, nhất là dân nghèo vùng trung du ñồi núi
nước ta.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

3


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
2.1.1. Khái niệm về lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi
- Khái niệm về lai tạo

Lai tạo là một trong hai biện pháp tạo giống nhằm làm tăng khả năng
sản xuất của vật nuôi. Vật nuôi sau khi chọn lọc, nhân thuần ñến một thế hệ
nhất ñịnh thì tiến bộ di truyền sẽ giảm xuống rất thấp và tiến tới giới hạn bằng
không. ðể nâng cao năng suất và chất lượng các tính trạng ñó, ñồng thời tạo
ra nguồn biến ñộng di truyền mới làm nguyên liệu cho chọn lọc tiếp tục. Lai
tạo là con ñường duy nhất, quyết ñịnh việc khai thác triệt ñể ưu thế lai của các
tính trạng và tạo ra những tổ hợp lai có bản chất di truyền mới nhất ñối với
các tính trạng số lượng. Lai tạo không những ñể tạo ra vật nuôi thương phẩm
có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với trung bình của bố mẹ mà còn
tạo ra những quần thể có bản chất di truyền mới, làm nguyên liệu cho quá
trình chọn tạo giống mới phù hợp với môi trường sinh thái và ñạt hiệu quả
kinh tế cao.
Lai tạo giống là quá trình cho giao phối những cá thể khác giống với
nhau hay nói một cách khác là lai giữa các giống với nhau. Nói chung, những
cá thể lai có xu hướng khoẻ mạnh hơn so với các cá thể thuần chủng (Vũ Chí
Cương và Nguyễn Xuân Trạch, 2005) [8].
- Khái niệm về ưu thế lai
Ưu thế lai là một hiện tượng sinh học, biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ
của cơ thể con lai ñược tạo thành khi lai giữa các giống và các dòng với nhau.
Mặt khác, ưu thế lai biểu thị theo từng tính trạng, có khi chỉ một vài tính trạng
phát triển mạnh, còn các tính trạng khác vẫn giữ nguyên hoặc có trường hợp
giảm ñi. Cũng có thể hiểu ưu thế lai là hiện tượng giá trị trung bình của mỗi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

4


tính trạng ở ñời con tốt hơn so với trung bình ñời bố mẹ. Hiện tượng ưu thế
lai ñã ñược chú ý, nghiên cứu từ hơn 200 năm nay, nhưng ñến năm 1914 mới

ñược tác giả Shull ñề nghị dùng từ “Heterosis”ñể chỉ hiện tượng ưu thế lai,
tác giả cho rằng, ưu thế lai là tập hợp của các hiện tượng mà không thể giải
thích ñược theo quy luật của Mendel, những hiện tượng liên quan tới ñời con
sinh trưởng nhanh hơn, chống chịu bệnh tật tốt hơn, năng suất cao hơn so với
trung bình của bố mẹ tạo ra chúng.
Theo Lasley (1974) [14], ưu thế lai là một hiện tượng sinh học, chỉ sự
tăng sức sống của ñời con so với bố mẹ khi có sự giao phối giữa các cá thể
không thân thuộc; mặt khác ưu thế lai còn bao gồm cả sự giảm tử vong, tăng
tốc ñộ sinh trưởng, tăng sức sản xuất và khả năng sinh sản. Vì vậy, hiện tượng
ưu thế lai ñược xem như một sinh lực ñặc biệt của sinh vật học.
Tác giả Trần ðình Miên và cộng sự (1995) [23] cho rằng, ưu thế lai là
hiện tượng sinh học rất quý, biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ của những cơ
thể ñược tạo ra từ con lai giữa các giống không cùng huyết thống, là sự phát
triển toàn bộ khối lượng cơ thể con vật, sự gia tăng cường ñộ trong quá trình
trao ñổi chất, sự tăng lên của các tính trạng sản xuất. Mặt khác, ưu thế lai biểu
thị theo từng mặt, từng tính trạng một trên các cá thể lai.
Tác giả Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (2005) [8], cho rằng ưu
thế lai (Hybrid Vigour hoặc Heterosis) là trị số về tăng năng suất của cá thể
lai so với trung bình hai giống thuần tạo nên chúng. ðối với một tính trạng
nhất ñịnh của một cặp giống ñã cho thì ưu thế lai là sự chênh lệch giữa trị số
của thế hệ con lai (F1) so với giá trị trung bình của bố mẹ thuần chủng tạo nên
chúng. Ưu thế lai là sự tăng về trị số của một tính trạng nào ñó do các cá thể
giao phối với nhau có ít quan hệ huyết thống hơn so với việc phối giống giữa
các cá thể trong một giống thuần với nhau. Ngược lại suy thoái cận huyết là
sự giảm năng suất do phối giống những cá thể có quan hệ họ hàng gần gũi với
nhau. Ưu thế lai và suy thoái cận huyết về tính chất cơ bản giống nhau nhưng
theo hướng ngược chiều nhau

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------


5


Ứng dụng của ưu thế lai ñã thu ñược nhiều kết quả rõ rệt, nhất là ñối
với hầu hết các ñộng vật qua con ñường lai tạo giữa các dòng, các giống, các
loài. Các tổ hợp lợn lai có khả năng tăng khối lượng nhanh, giảm tiêu tốn thức
ăn, tăng tỷ lệ nạc …ñã chứng minh ñiều ñó (Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân
Trạch (2005) [8].
Khi cho giao phối 2 cá thể khác giống, khác dòng, con lai ñều xuất hiện
ưu thế lai ở mức ñộ cao thấp khác nhau. Trong nhiều trường hợp, nhất là ñối
với tính trạng ña gen, mức ñộ ưu thế lai có khi thiên về giống này hoặc thiên
về giống khác và mức ñộ cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng tính trạng.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu về số con sinh ra/ổ, khả năng tăng
khối lượng, năng suất sữa thường biểu hiện ưu thế lai cao hơn so với tính
trạng tỷ lệ thịt, tỷ lệ mỡ và protein sữa. Ưu thế lai thường thể hiện cao nhất ở
ñời F1 và giảm dần ở các thế hệ tiếp theo vì tỷ lệ ñồng hợp tử các gen tăng
lên.
Những lý do cơ bản ñể thực hiện lai tạo trong các ñàn thương phẩm là:
- Sử dụng ưu thế lai
- Khai thác các ưu ñiểm của hiệu ứng giống, có nghĩa là sử dụng các
ñặc tính tốt của giống bố mẹ ở thế hệ con lai.
- Sử dụng thay thế ñàn, có nghĩa là sử dụng các cá thể cái của một
giống nhất ñịnh hoặc cá thể lai bởi vì mong muốn của chúng ta là có các cá
thể cái ñể phối với ñực của một giống với những ñặc tính khác nhau.
Như vậy, ưu thế lai là một hiện tượng tiến bộ sinh học, ñược thể hiện
trên nhiều mặt, thế hệ con lai cao hơn so với trung bình ñời bố mẹ chúng về
tốc ñộ sinh trưởng, khả năng sinh sản, sức sống, sự chuyển hóa thức ăn và các
chỉ tiêu kinh tế có lợi khác. Do vậy, năng suất con lai ñược nâng lên rõ rệt so
với trung bình của bố mẹ tạo ra chúng (Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch
,2005, [8]).


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

6


+ Ưu thế lai trực tiếp (Dd): Ưu thế lai trực tiếp là thành phần ưu thế lai
do chính cá thể lai ñó tạo nên. Ưu thế lai trực tiếp là tỉ lệ ñóng góp của mỗi
thành viên trong chính bản thân tổ hợp lai ñó. Ưu thế lai trực tiếp cao nhất ở
các tổ hợp lai có 100% nguồn gen là dị hợp tử. Ví dụ, tổ hợp lai F1, tổ hợp lai
3 máu tạo thành từ lần ñầu. Trong khi ñó, ưu thế lai trực tiếp của các tổ hợp
lai F2, F3, lai trở lại, ... tỉ lệ ñóng góp của thành phần ưu thế lai trực tiếp là một
tỉ lệ ứng với giá trị ưu thế lai ở tổ hợp lai ñó. Ví dụ, tổ hợp lai F2, F3 hay lai
trở lại, ưu thế lai trực tiếp sẽ ñóng góp là 50%. Ưu thế lai trực tiếp của tổ hợp
lai F1(Sa x Bt) là 100%, trong khi ở tổ hợp lai trở lại (Sa x SaBt) chỉ có 50%,
còn tổ hợp lai 3 máu (Sa x BaBt) hoặc (SaBa x Bt) lần ñầu có ưu thế lai trực
tiếp là 100% (Nguyễn Kim Lin, 2006) [16].
+ Ưu thế lai của bố lai (Db) và mẹ lai (Dm): Ưu thế lai của bố lai và
mẹ lai là thành phần ưu thế lai do cá thể bố lai và mẹ lai ñóng góp vào cho tổ
hợp lai của chúng sinh ra. Ưu thế lai của cá thể bố lai và mẹ lai chỉ có khi bố
và mẹ là các tổ hợp lai, do ñó trường hợp bố hoặc mẹ là thuần chủng thì ưu
thế lai của mẹ lai hoặc bố lai ñóng góp cho con lai là 0%.
Trong ngành chăn nuôi dê ở nước ta hiện nay, tổ hợp lai 3 giống
thường có ưu thế lai của cả bố lai và mẹ lai vì do các giống dê ngoại nhập có
năng suất cao, số lượng còn quá ít nên người ta thường dùng cả ñực thuần và
ñực lai ñể lai cải tạo những giống có năng suất thấp. Ưu thế lai của bố lai
thường thấy trong thực tế khi sử dụng dê ñực là BtCo; JuBt; BeBt hay BaBt
ñem lai với dê mẹ Cỏ thuần thì ở những tổ hợp dê lai 2 và 3 giống này có ưu
thế lai của bố lai và không có ưu thế lai của mẹ. Ngược lại nếu dùng bố thuần
lai với mẹ lai thì chỉ có ưu thế lai của mẹ lai mà không có ưu thế lai của bố lai

như các tổ hợp lai Sa(BaBt); Sa(BtCo); Sa(JuBt). Ngoài ra, có trường hợp tổ
hợp lai 3 máu có ưu thế lai của cả bố lai và mẹ lai như các tổ hợp lai
(SaxBt)x(BtxCo); (SaxBa)x(BaxBt). Trong các tổ hợp lai 4 giống thì thường
xảy ra có cả ưu thế lai của mẹ lai và ưu thế lai của bố lai như các tổ hợp lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

7


(SaxBa)x(BtxCo) hoặc (SaxBa)x(JuxBt). Song trong lai 4 giống cũng có thể
chỉ có ưu thế lai của mẹ lai nếu mẹ là cá thể lai 3 giống và bố là cá thể thuộc
giống thuần như tổ hợp lai (Sax(JuBtxCo).
Trong chăn nuôi dê, người ta thường sử dụng cả bố lai và mẹ lai nhằm
khai thác tối ña ưu thế lai, nhất là với tính trạng sinh sản vì khó nâng cao bằng
con ñường chọn lọc (do h2 thấp).
+ Ưu thế lai tổng cộng: Từ các giá trị của ưu thế lai thành phần, có thể
xác ñịnh ñược giá trị ưu thế lai tổng cộng. Ưu thế lai tổng cộng bằng tổng các
ưu thế lai thành phần. Ưu thế lai tổng cộng chính là giá trị ưu thế lai (H) trong
các nghiên cứu mà không ñược phân tách ra các thành phần chi tiết. Ưu thế
lai tổng cộng ñược tính như sau:
ƯTLtổng cộng = ∑ ƯTLthành phần
= ƯTLtrực tiếp + ƯTLbố lai + ƯTLmẹ lai + ƯTL ông nội, ngoại lai + ƯTLbà nội, ngoại lai + ...
Trong thực tế, các thành phần ưu thế lai của ông bà nội lai, ông bà
ngoại lai... hầu như không ñược quan tâm vì các giá trị này quá nhỏ bé. Có ba
loại ưu thế lai thường ñược sử dụng nhiều, ñó là: ưu thế lai của con lai (ƯTL
trực tiếp); ưu thế lai của bố lai và ưu thế lai của mẹ lai. Ưu thế lai của mẹ lai là
ưu thế lai có ñược khi sử dụng mẹ lai và mức ñộ biểu hiện của ưu thế lai.
Bảng 2.1. Mức ñộ biểu hiện của ưu thế lai
khi chọn cá thể làm mẹ là cá thể lai

Ví dụ

Ưu thế lai

F1

Sa*Bt hoặc Sa *Ba

100

F2

(Sa*Bt)*(Sa*Bt)/ F1*F1

50

Lai 3 giống

Sa*(Bt*Co) hoặc Sa *(Ba*Bt)

100

Lai phản hồi

(SaBt)*(Sa/ Bt)

50

Nhiều tác giả cũng ñã ñưa ra mức ñộ biểu hiện ưu thế lai trực tiếp và


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

8


mẹ lai ñối với từng cặp lai khác nhau (bảng 2.2)
Bảng 2.2. Mức ñộ biểu hiện ưu thế lai trực tiếp
và của mẹ lai trong một số tổ hợp

Bt * Bt
Bt * Co
Sa * (Bt- Co)
BaSa * (Bt - Co)
Ba * (Sa - Bt Co)
Bt* (Bt - Co)
Sa * (Bt - Bt Co)

Ưu thế lai của cá thể lai
0
100
100
100
100
50
100

Ưu thế lai của mẹ lai
0
0
100

100
100
100
50

Hiệu quả ưu thế lai của bố lai và mẹ lai ñược khai thác thông qua việc sử
dụng các giai ñoạn lai làm bố và mẹ. Lai giữa 2 giống nhằm khai thác ưu thế lai
của chính cá thể lai, ñiều ñó thể hiện qua mô hình của Dickerson (1973) [44]
dùng ñể tính giá trị trung bình ñối với con lai giữa 2 giống (Glodek, 1982) [56].
MAB = M + 1/2 gA + 1/2 gB + mB + mA + hAB.
Trong ñó:

- MAB : Trung bình của con lai AB
-M

: Trung bình của tất cả các giống tham gia

- gA, gB: Hiệu quả gen di truyền cộng tính ñối với giống A, B
- mB : Hiệu quả của mẹ giống B
- mA : Hiệu quả của bố giống A
- hAB :Hiệu quả ưu thế lai giữa giống A và B.
Khác với lai giữa 2 giống, lai giữa 3 giống, ngoài lợi dụng ưu thế lai
trực tiếp của cá thể lai, còn lợi dụng ưu thế lai của mẹ lai (khi sử dụng cái lai
giao phối với ñực giống thuần chủng). Giá trị trung bình của con lai giữa 3
giống mô tả như sau (Glodek,1982) [56]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

9



MC x AB = M + 1/4 (2 gC + gA + gB) + 1/2 (hAC + hBC) + 1/2 (mA + mB) + pc +
hmAB + 1/4 rAB
Trong ñó:

- MC x AB : Giá trị trung bình con lai giữa ba giống
-hAC ; hBC: Hiệu quả của ưu thế lai giữa A và C, giữa B và C
- hmAB: Hiệu quả của ưu thế lai của mẹ (cái lai) AB
- rAB : Hiệu quả tái tổ hợp giữa A và B.

2.1.2. Cơ sở di truyền của lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi
Cơ sở di truyền của ưu thế lai là nguồn gen dị hợp tử ở con lai. Lai tạo
là một phương pháp nhân giống làm giảm tần số kiểu gen ñồng hợp tử ở thế
hệ lai, có nghĩa là làm tăng tần số kiểu gen dị hợp tử. Trong chăn nuôi người
ta thường cho giao phối giữa các cá thể thuộc 2 dòng trong cùng 1 giống hay
2 giống khác nhau. Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc 2 quần thể với nhau sẽ
gây ra các hiệu ứng:
- Hiệu ứng cộng gộp của các gen là giá trị trung bình X p1p2 của trung
bình giá trị kiểu hình quần thể thứ nhất X P1 và trung bình giá trị kiểu hình
quần thể thứ hai X P2
X
X

p1p2

P1 +

X

P2


=
2

- Hiệu ứng cộng gộp của các nguồn gen khác dòng hoặc khác giống
trên 1 cá thể lai thể hiện ưu thế lai. Như vậy, ưu thế lai là do trạng thái dị hợp
tử ở ñời con của bố mẹ khác giống (dòng) gây ra.. Nếu gọi ưu thế lai là H (Hhybridvigour/ Heterosis), công thức tính như sau:
X

p1

- X b.m

H (%) =

x 100
X

b.m

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

10


Trong ñó:

là bình quân giá trị kiểu hình ở tính trạng ñời con

X


p1

X

b.m là

bình quân giá trị kiểu hình ở tính trạng ñời bố mẹ

Do ñó, trái với hiệu quả của việc nhân giống cận thân, tạp giao sẽ tạo ra
ñời con lai có sức sống cao hơn, khả năng thích ứng và chống ñỡ bệnh tật cao
hơn, ñồng thời làm tăng ñược khả năng sinh sản, sinh trưởng ...Bản chất hiện
tượng ưu thế lai ñược tác giả Bereskin (1986) [35], Phan Cự Nhân (1994) [25]
và Nguyễn Văn Thiện (1995) [26] giải thích bởi thuyết trội, thuyết siêu trội và
thuyết gia tăng tác ñộng tương hỗ của các gen không cùng locut.
Thuyết trội (Dominance) cho rằng trong chọn lọc, các gen trội phần lớn
là gen có lợi và át gen lặn. Những tính trạng về khả năng sinh sản, sinh
trưởng, cho thịt và cho sữa nói chung là những tính trạng số lượng, do nhiều
gen ñiều khiển nên rất hiếm có tỷ lệ ñồng hợp tử ở tổ hợp lai. Thế hệ con
ñược tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ ñược biểu hiện do tất cả các gen trội, một
nửa thuộc gen trội ñồng hợp tử của bố mẹ, một nửa là gen trội dị hợp tử. Do
ñó, tạp giao có thể ñem các gen trội của cả 2 bên bố mẹ tổ hợp lại ở ñời con
làm cho con lai ñạt ñược giá trị hơn hẳn bố mẹ.
Theo thuyết siêu trội (Over Dominance), hiệu quả của một alen ở
trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu quả của từng alen này ở trạng thái; trạng
thái dị hợp tử là có lợi nhất Aa > AA > aa, (Shull, 1952, [92]); (Nguyễn Văn
Thiện, 1995 [26]).
Thuyết gia tăng tác ñộng tương hỗ của các gen không cùng locut, ở
trạng thái dị hợp tử, tác ñộng tương hỗ của các gen không cùng locut (tác
ñộng át gen) cũng tăng lên. Ví dụ: Gen ñồng hợp tử AA, BB chỉ có 2 loại tác

ñộng tương hỗ A và B, nhưng trong dị hợp tử AA’, BB’ có 6 loại tác ñộng
tương hỗ: A-B, A’-B’, A-B’, A’-B, B-B’, A-A’ trong ñó có 2 loại tác ñộng
tương hỗ giữa các gen cùng alen, còn 4 loại tác ñộng tương hỗ khác giữa các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

11


gen không cùng alen
Tại 1 cá thể X trên các locut 1,2,3,4 và 5 các gen từ cá thể bố và mẹ
như sau:
Gen từ cá thể bố

A

B

A

A

B

Gen từ cá thể mẹ

B

A


B

A

B

Ưu thế lai

Không có ưu thế lai

Tỷ lệ % ưu thế lai của các tổ hợp lai ñược xây dựng trên sơ ñồ sau (Duc
N.V,1997 [48])
Giống thuần A

Gen từ bố

A

A

A

A

A

A

Gen từ mẹ


A

A

A

A

A

A

Ưu thế lai = 0%
F1 (A x B)

Gen từ bố

A

A

A

A

A

A

Gen từ mẹ


B

B

B

B

B

B

Ưu thế lai = 100%
Lai 3 giống

Gen từ bố

C

C

C

C

C

C


C x (A x B)

Gen từ mẹ

A

B

A

B

A

B

Ưu thế lai = 100%
Lai nghịch

Gen từ bố

A

A

A

A

A


A

Gen từ mẹ

A

B

A

B

A

B

Ưu thế lai = 50%
F2(AxB)x(AxB)

Gen từ bố

A B

A B

A B

A B


Gen từ mẹ

A A

B B

A A B

B

Ưu thế lai = 50%
Khi thế hệ con nhân 2 nguồn gen từ 2 giống khác nhau thì khoảng cách
của các gen sẽ lớn hơn. Hay nói cách khác khoảng cách của các gen từ 2
giống bao giờ cũng lớn hơn từ 1 giống, ñó chính là ưu thế lai.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

12


2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến ưu thế lai
- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Khi bố, mẹ có nguồn gốc di truyền
càng xa nhau (khác nhau về típ ngoại hình và ñặc ñiểm năng suất) thì ưu thế lai
càng cao và ngược lại. Skrypzec và cộng sự (2000) [96] nghiên cứu ưu thế lai
thành phần các tổ hợp lai giữa các giống bò Afrikaner (A) Simmental (S) và
Hereford (H) thấy rằng ưu thế lai Dd về khối lượng sơ sinh của tổ hợp lai (H x
S) là 3,5%; trong khi tổ hợp lai (S x A) là 11%; ưu thế lai Dd về khối lượng cai
sữa ñạt 9,8% ở tổ hợp lai (H x A) ; 6,7% ở tổ hợp lai (S x A) và 3,1% ở tổ hợp
lai (S x H).
- Bản chất của tính trạng: Tính trạng có hệ số di truyền (h2) thấp (tính

trạng về sinh sản) thì các tổ hợp lai thường ñạt ưu thế lai cao, tính trạng có h2
cao (thân thịt) thì các tổ hợp lai thường ñạt ưu thế lai thấp và các tính trạng
sản xuất như khả năng tăng khối lượng, năng suất sữa, sản lượng sữa, sản
lượng mỡ sữa và protein sữa có h2 trung bình thì ưu thế lai ở mức trung bình.
ðể cải thiện các tính trạng kinh tế, nếu tính trạng ñó có h2 thấp thì lai giống ñể
khai thác tối ña ưu thế lai là công cụ tốt nhất ñể cải thiện năng suất, nếu tính
trạng có h2 cao thì vừa áp dụng chọn lọc và vừa áp dụng lai tạo, hiệu quả ưu
thế lai ñạt cao nhất ở những tính trạng di truyền theo mẹ. Năng suất sữa ở bò
có h2 là 0,3-0,5 thì ưu thế lai của các tính trạng ñó 2-2,5% (Didier Boichard và
cộng sự, 2005 [45]; Koots và cộng sự, 1994 [63]; Kress và Nelsen,1998 [65])
ñã ước tính h2 và ưu thế lai một số tính trạng ở bò lai giữa Red Angus với
Hereford và Shorthorn.
- Công thức lai: Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc sử dụng con vật làm
bố, mẹ và hệ thống lai. Muốn tính ưu thế lai của bất kỳ một tổ hợp lai tự giao
nào, áp dụng công thức sau:
H% = (n-1) / n

hoặc

H% = 1-n(0,332)

Trong ñó: n là giống thuần tham gia trong tổ hợp lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

13


Ví dụ: lai 3 giống dê Sa, Bt, Ba thì ưu thế lai là
H% = 1-0,332 -0,332 -0,332 = 0,67

H% = (3-1)/3 = 0,67
Công thức tính ưu thế lai cho các tổ hợp lai tuần hoàn giữa bố và mẹ là tổ hợp
lai trước ñó:
H% =

2n − 2
2n − 1

Trong ñó: n là số giống thuần

( Nguyễn Kim Lin 2006 [16])
ðối với các chỉ tiêu nuôi vỗ béo, ưu thế lai dao ñộng từ 6-10% trong
trường hợp lai giữa hai giống và 9-13% khi lai giữa 3 giống. Trong lúc ñó, ñối
với các chỉ tiêu giết thịt lai 2 giống và lai 3 giống thì ưu thế lai tương ứng là
1-2% và 0-1% (Omtvedt, 1974, [78]). Erick và cộng sự (2000), [52] cho biết
ưu thế lai tối ña từ các hệ thống lai như sau (bảng 2.3)
Bảng 2.3. Giá trị ưu thế lai của ñời con và mẹ lai
của các hệ thống lai khác nhau
Hệ thống lai

% ưu thế lai
ðời con

ðời mẹ

- (A x B )

100

0


- Lai ngược: A x (A x B )

50

100

- Hai giống luân chuyển

67

67

- Ba giống luân chuyển

86

86

- Bốn giống luân chuyển

93

93

- Lai cố ñịnh sử dụng nái F1

100

100


-Lai luân chuyển cố ñịnh cả 2 giống luân chuyển

100

97

-Lai luân chuyển cố ñịnh cả 3 giống luân chuyển

100

86

Ưu thế lai ở các tổ hợp lai khác nhau thì khác nhau vì nó phụ thuộc vào
phương pháp lai. Các tính trạng khác nhau có ưu thế lai khác nhau và các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

14


công thức lai khác nhau cũng cho ưu thế lai khác nhau. Ronald O.Bates
(1993) [85] cho biết việc hệ thống lai luân chuyển hai giống có ưu thế lai là
67% trong khi lai luân chuyển 4 giống ưu thế lai là 93%.
- Môi trường: ðiều kiện nuôi dưỡng là 1 trong các yếu tố quan trọng
nhất của môi trường. Nếu chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng kém thì ưu thế lai có
ñược sẽ thấp, ngược lại ở ñiều kiện nuôi dưỡng tốt thì sẽ thể hiện ñược hết
tiềm năng của ưu thế lai.
2.1.4. Ứng dụng tạp giao và ưu thế lai trong chăn nuôi
a. Các công thức tạp giao

Lai giống là phương pháp cải tiến giống nhanh nhất, nó ñã và ñang
ñược áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua lai tạo giữa
các giống dê sẽ xuất hiện hiện tượng ưu thế lai, ñặc biệt ñời con lai F1 có ưu
thế lai cao nhất. Năng suất sản phẩm của con lai cao hơn nhiều so với bố mẹ
chúng. Những giống dê có năng suất sữa, thịt cao như: dê Saanen, Jumnapari,
Togenburg, Anglo-Nubian, Alpine, Beetal, Boer ñã ñược nhiều nước trong
khu vực nhiệt ñới nhập nội và cho lai nhằm cải tiến giống dê ñịa phương.
Những con lai ñã thể hiện ưu thế lai rõ và phát huy tốt trong ñiều kiện chăn
nuôi ñại trà. Năng suất sữa, thịt, lông của những con lai cao hơn hẳn so với dê
bản ñịa. Con lai F1 giữa dê Alpine với dê Beetal có khối lượng cơ thể 9 tháng
tuổi ñạt 35,8 kg trong khi ñó dê Beetal là 28,1 kg (Acharya, 1982) [29]. Con
lai giữa dê Boer với dê Tây Phi có khối lượng lớn hơn dê bản ñịa 35% ở 6
tháng tuổi và 56% ở 1 năm tuổi (Barry and Godke,1991) [33].
Có rất nhiều công thức tạp giao ñã và ñang ñược áp dụng trong chăn
nuôi. Tùy theo mục ñích người sử dụng và ñiều kiện của cơ sở chăn nuôi dê
mà người ta lựa chọn công thức lai sao cho thích hợp.
Mục ñích của việc tạp giao là tạo ra con lai có những ưu ñiểm mới như
nâng cao tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ ñược ưu thế sẵn có của con

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

15


giống ñịa phương như khả năng chống ñỡ bệnh tật cao, chịu ñựng kham khổ,
thích nghi với khí hậu của ñịa phương (ðinh Văn Bình và cộng sự, 2003) [5].
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [26], căn cứ vào bản chất di truyền của các
con vật xuất phát (con bố và con mẹ), tạp giao chia ra làm 3 loại:
- Tạp giao giữa các dòng trong cùng 1 giống (outbreeding)
- Tạp giao giữa các giống

- Tạp giao xa
b. Ứng dụng ưu thế lai trong chăn nuôi dê
Ưu thế lai xuất hiện trong quá trình tạp giao và ñã nhanh chóng ñược
ứng dụng trong chăn nuôi dê, nhờ ñó mà sản phẩm thịt, sữa, lông và da dê
tăng lên nhanh chóng. Bởi vì khi cho lai những giống dê nhập nội với giống
dê bản ñịa sẽ tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao, ñồng thời có khả năng
thích ứng tốt (Mohamed và cộng sự, 2000) [72]. Công tác lai tạo giống dê
ñược tiến hành ở hầu hết các quốc gia có chăn nuôi dê. ðặc biệt, các nước
nhiệt ñới ñã cho lai dê ñịa phương với một số giống dê sữa Châu Âu (Saanen,
Alpine…) có năng suất sữa cao, khi ñó tỷ lệ gen của giống dê sữa tăng lên ở
ñời con lai, các con lai ñã biểu hiện ưu thế lai rõ, khối lượng và sản lượng sữa
của chúng cao hơn trung bình của bố và mẹ chúng (Devendra, 1962) [41].
Mishra và cộng sự (1976) [70] ñã tính toán ưu thế lai của những con lai F1
giữa dê Alpine với dê Beetal theo những chỉ tiêu: tuổi ñộng dục lần ñầu = 12,33%; khối lượng sơ sinh = 1,03%; thời gian tiết sữa = 10,15-55,99%. Khi
sử dụng dê ñực Alpine lai với dê cái F1 (Alpine x Beetal), kết quả cho thấy
con lai có sản lượng sữa cao (357 kg/chu kỳ) trong khi ñó sản lượng sữa của
dê Beetal là 198,1 kg. Tuy nhiên tỷ lệ xảy thai và chết yểu có sự tăng lên
(11,63%), trong khi tỷ lệ này ở dê Beetal chỉ là 5,83%.
Rana (1980) [82] trong quá trình thử nghiệm nhiều công thức lai giữa
dê Alpine với dê Beetal ñã rút ra kết luận: tính hiệu quả kinh tế của con lai F1

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

16


(50% Alpine + 50% Beetal) là có những kiểu gen tốt nhất trong những ñiều
kiện chăn nuôi ở Hissar, Bắc Ấn ðộ. ðể nâng cao năng suất dê ñịa phương,
Saithanoo (1991) [88] ñã cho lai dê ñịa phương với dê Anglo-Nubian, kết quả
cho thấy lúc 6 tháng tuổi con lai ñạt 19 kg, dê ñịa phương chỉ ñạt 14 kg.

Tạp giao giữa các giống dê ñã và ñang ñược áp dụng rộng rãi. Một yếu
tố thúc ñẩy quá trình lai giống dê nhanh chóng là việc áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sinh sản như thụ tinh nhân tạo, gây ñộng dục
ñồng pha, gây siêu bài noãn, bảo quản ñông lạnh phôi và cấy truyền phôi dê.
Ở trong và ngoài nước ñã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn ñề này, Việt
Nam có (Hoàng Kim Giao, 1993, [10]); (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Kim
Giao, 1996, [27]); ở Newzeland có (Moore và cộng sự, 1989, [74]); ở Ấn ðộ
có (Agrawal và Bhatta Chayryya, 1982, [30]); ở Úc có (Ritar và Slamon,
1983, [84]); (Eppleston và cộng sự, 1986, [50]); ở Anh có (Jacqueline và
Wallace, 1992, [59]); ở Mỹ có (McKelvay và cộng sự, 1986, [69]). Ở
Malaysia ñã nhập tinh ñông viên Alpine, Saanen, Togenburg, Anglo-Nubian
ñể lai với dê ñịa phương (Panadam và cộng sự, 1991, [81]).
Chương trình lai giống dê ñã và ñang ñược nghiên cứu, tiến hành áp
dụng nhiều nơi trên thế giới, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn
nuôi dê.
Khả năng sinh trưởng và những tính trạng kinh tế của con lai ñã vượt
xa so với dê ñịa phương (ðp) bởi hiệu ứng di truyền từ dê ðức cải tiến. Hiệu
ứng gen cộng gộp của dê ðức ñóng vai trò quan trọng vào ưu thế lai của con
lai (Panandam và cộng sự,1991, [81]).
Djajanegaran và Setiadi (1991) [46] ñã cho lai dê Kacang (có kích
thước và khối lượng nhỏ: 20-25 kg, nhưng mắn ñẻ) với dê Ettawha có khối
lượng lớn (40-50 kg) nhằm khai thác ñặc ñiểm mắn ñẻ của giống dê Kacang
và khối lượng lớn của dê Ettawha. Con lai có ưu thế lai về khối lượng ñạt từ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp ----------------------

17



×