Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TRIỂN VỌNG của QUAN hệ VIỆT NAM LIÊN BANG NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.29 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐÀU
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông  u tan rã, trật tự thế
giới thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Vấn
đề hoà bình hợp tác hữu nghị để phát triển kinh tế ngày càng trở nên đòi hỏi bức xúc
của mỗi quốc gia trên thế giới. Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng tích cực vào
quá trình hợp tac song phương cũng như đa phương ở khắp các khu vực với nhiều
tầng nấc khác nhau. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- Liên Bang Nga là một tong
những quan hệ đó.
Việt Nam đang triển khai chính sách mở cửa theo định hướng " Việt Nam muốn
là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát
triển" và đã thu được những thắng lợi quan trọng góp phàn nâng cao vị thế đất nước
trên toàn thế giới. Hiện Việt Nam đã quan hệ với 165 nước trên thế giới trong đó Liên
Bang Nga kế thừa Liên Xô cũ là một đối tác truyền thống quan ừọng.
Mặc dù Liên Xô XHCN sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào. Nước Nga kế thừa
Liên Xô cũ nhưng đi theo quỹ đạo TBCN, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất
quan hệ họp tác giữa hai nước Việt - Nga mà dánh dấu một bước ngoặt mới tong quan
hệ giữa hai nước. Tuy mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên Bang Nga được xây dựng
trên cơ sở kế thừa của mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt xô trước đây.
Nhưng việc đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tàn cao mới được
coi là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của cả hai nước.
Nếu như mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây tài qua bao năm tháng chứng tỏ
sự thuỷ chung và sức sống bền vững thiêng liêng cao đẹp của nó thì nay quan hệ giữa
Việt Nam và Liên Bang Nga đang giữ tiền đề đó cho quan hệ hai nước bước sang
trang mới.
Nghiên cứu quan hệ Việt - Nga từ năm 1991 đến nay mới thấy được bước phát
triển tích cực trên các lĩnh vực qua các giai đoạn và ngày nay đang mở ra nhiều triển
vọng tốt đẹp. Tăng cường quan hệ với Liên Bang Nga giúp góp phàn rút ra những bài
học quý báu nhằm tiếp tục đôỉ mới chính sách đối ngoại của
Đảng và nhà nước ta. Do thời gian còn hạn chế, đề tài lại dài và phức tạp nên khó

1




tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong được sự giúp đở sửa chữa góp ý của
các thầy cô giáo để tác giả bổ sung đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
I- NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT
NAM - LIÊN BANG NGA TỪ 1991 ĐẾN NAY
1. Nhân tố Quốc tế
Chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi. Sự tồn tại và đan xen giữa các nước
XHCN và TBCN trên thế giới phản ánh tính chất quá độ của thời đại.
Cục diện của Thế giới thay đổi sau chiến tranh lạnh đã tác động không những
lên các mặt quan hệ của mỗi nước mà còn tác động đến quá trình phát triển của mỗi
nước. Sự vận động phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga chịu sự tác động
của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau.

về kinh tế, sau chiến tranh lạnh do sự phát triển của cách mạng công nghệ tin
học, với kế hoạch “đường giây cao tốc” của Mỹ và các chiến lược kỷ thuật thông tin
khác của các nước Tây Âu đang thúc đẩy nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tin
học hoá, công nghệ hiện đại diễn ra làm thay đổi sâu sắc quan hệ kinh tế Quốc tế.
Tuy Tây Âu, Nhật bản còn kém thua Mỹ về nhiều mặt nhưng với xu thế vươn
lên của các quốc gia này và sự yếu kém của Mỹ sẽ làm cho cục diện của nền kinh tế
thế giới diễn ra phức tạp và ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới nhất là các
nước thế giới thứ ba.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, các mối quan hệ trở nên chặt chẽ.
Thị trường thế giới mở rộng lun thông hàng hoá, đàu tư trực tiếp giữa các nước lớn
vào các nước nhỏ tăng, các công ty đa quốc gia được khai thác mạnh mẽ. Từ đó đòi
hỏi mối quan hệ giữa các nước vận động theo xu hướng phức tạp đa dạng hoá, đa
phương hoá. Các mối quan hệ trên cơ sở vi lợi ích quốc gia - dân tộc. Các quốc gia
đang ngày càng xích lại gần nhau, nguyên tắc chặt chẽ trên vì thiếu lĩnh vực và diễn ra
mạnh mẽ ở nhiều nơi cũng như giữa các quốc gia với nhau.

Ảnh hưởng của an ninh kinh tế, lợi ích kinh tế làm cho quan hệ giữa các nước
ừở nên phức tạp, có lúc căng thẳng, quan hệ Mỹ - Nhật không thay đổi nhưng quan hệ

2


Mỹ - Tây Âu rất phức tạp, sự chạy đua về kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự làm cho
những bất đồng ngày càng tăng trong các khối đồng minh.
Tình hình quốc tế trên đã tác động trực tiếp đến quan hệ Việt - Nga trên nhiều
tuyến. Nó đưa lại những nét mới, những cơ hội và những khó khăn vì Việt Nam - Liên
Bang Nga là những nước khủng hoảng sau chiến tranh lạnh.
Tình hình khu vực :
Đối với khu vực Đông Nam Á, sự tan rã của Liên Xô khiến cục diện quan hệ
quốc tế khu vực thay đổi, trong thời kỳ chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước Đông
Nam Á bị phân thành hai trận tuyến đối lập nhau (một bên theo CNXH, một bên theo
CNTB) tình trạng khu vực luôn bị đe doạ.
Sau chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế đã tác động đến và làm thay đổi sâu sắc
các mối quan hệ trong khu vực. Đông Nam Á từng bước trở thành khu vực hoà bình,
ổn định ,hợp tác và phát triển. Vị thế của các nước Đông Nam Á tong đó có Việt Nam
không ngừng được tăng lên và là nơi hấp dẫn để các nước lớn muốn có vị trí và ảnh
hưởng lớn trong khu vực. Việc Liên Xô tan rã tạo khoảng trống quyền lực ở khu vực
này. Các nước lớn muốn mở rộng ảnh hưởng lợi ích kinh tế ở đây. Trong các nước đó
có thể kể đến Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu...
Các nước ở Đông Nam Á (Việt Nam, Mianma, Lào, Campuchia...) cũng đã
khẳng định mình đã chính thức là thành viên của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN). Vị thế của ASEAN không những được nâng cao trên trường quốc tế mà
còn là sự thu hút, sự quan tâm của các nước ngoài khu vực trong đó có Liên Bang
Nga. Mặt khác, khu vực này là ấn tượng trong đời sống quan hệ quốc tế được ghi nhận
và là động lực thúc đẩy quá trình hợp tác liên kết nội bộ và khu vực các nước bên
ngoài. Giữa 1997 nền kinh tế ở khu vực này lâm vào suy thoái nặng nề, nhiều vấn đề

an ninh chính trị - xã hội bùng phát (Đông Timo, tranh chấp ở Biển đông...) gây cản
trở cho nỗ lực hợp tác khu vực. Tuy nhiên đến 1999 từ chỗ quan hệ giữa các nước
Đông Dương và các nước ASEAN là đối đàu chuyển sang chiều hướng cải thiện tăng
cường tích cực hợp tác quan hệ liên kết khu vực. ASEAN đã trở thành ASEAN 10 để
phục vụ ý tưởng "cộng đồng Đông Nam Á" gồm 10 nước trong khu vực. Đông Nam Á

3


không chỉ là khu vực hoà bình, hữu nghị mà còn là một khuôn mẫu họp tác đầy đủ khi
tiến vào thế kỷ 21. Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp nhưng ASEAN
đang lấy lại được phong độ phục hồi và phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân
7%/năm và trở thành một trong những đểm sáng ở bên bờ Tây Thái Bình Dươngvà là
một thị trường đàu tư thị trường buôn bán hấp dẫn đối với các nước lớn. Chính vì vậy
sau mấy năm khôi phục khủng hoảng, Nga đã thông qua lợi ích của mình ở Đông Nam
Á và còn phải quay về mở rộng và thắt chặt thêm các mối quan hệ ở Phương Đông vì
lợi ích của nước Nga. Trong đó Việt Nam là một đối tác quan trọng trong quan hệ Việt
Nam - Liên Bang Nga.
2. Chính sách đổi mới của Việt Nam là động lực thúc đẩy tích cực trog quan
hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
Đây là một nhân tố quan trọng hàng đàu tác động đến quan hệ Việt - Nga vì những
thành tựu của Việt Nam đạt được trong những năm qua đã tác động đến sự quan tâm
của các nước trên thế giới trong đó có Nga.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những bước đi đúng
đắn. Chính sách đối ngoại của nước ta là kế tục tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh
và truyền thống ngoại giao Việt Nam, chính sách đối ngoại là sự tiếp tục chính sách
đối nội tạo điều kiện hoàn thành chính sách đối nội và góp phàn thắng lợi cho đường
lối chung.
* Quá trình hình thành chính sách đổi ngoại đổi mới;
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động lớn. Tương quan lực lượng nghiêng

về có lợi cho chủ nghĩa Tư Bản, lợi dụng điều đó Mỹ ra sức tấn công chống phá cách
mạng thế giới. Trong khi đó Liên Xô trở thành trụ cột cho xu hướng hoà bình ổn định
của các nước xã hội lại lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị tràm trọng, ở Việt Nam
đại hội Đại biểu toàn quốc làn thứ VI được triển khai, có thể coi đại hội này là điều
khởi nguồn cho công cuộc đổi mới của Việt Nam. Điều đó được thể hiện ở nghị quyết
13 của Bộ chính trị khoá 6 (tháng 5 năm 1988) Nghị quyết Bộ chính trị chỉ ra rằng
quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta là “thêm bạn, bớt thù” vì Đảng ta cho rằng,
nhiệm vụ chủ yếu của ngoại giao tong thời kỳ này là ra sức phá thế bao vây, cấm vận

4


và cô lập nước ta, tranh thủ càng nhiều bạn càng tốt, giảm bớt kẻ thù càng nhiều càng
hay, tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em bầu bạn, dư luận quốc tế phân hoá và
làm thất bại âm mưu của địch, góp phàn đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế xã hội. Đảng ta đưa ra một số quan niệm nhằm tạo khả năng đẩy mạnh
hơn nữa quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng, các nước trên thế giới trong đó có
Liên Bang Nga. Đảng và nhà nước ta ra sức tranh thủ đường lối đổi mới nhằm đưa
cách mạng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế chính trị, xã hội đưa đất nước từ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Tháng 6 - 1991 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt
Nam được tổ chức . Đại hội này đựơc đánh giá là một đại hội trí tuệ, dân chủ, đổi mới
kỷ cương và đoàn kết. Tiếp thu Đại hội VI, Đại hội Đại biểu toàn quốc làn thứ VII của
Đảng cộng sản Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ trư ong đối ngoại của mình là :
“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà
bình độc lập phát trìểrC\ Tuy thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng nhưng Đảng ta
vẫn coi trọng mối đoàn kết hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè
truyền thống.
* Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc làn thứ VII của Đảng cộng sản
Việt Nam, Đảng ta đưa ra 4 phương châm như sau:

- Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa Quốc tế trong giai cấp công nhân.
- Giữ vững Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương
hoá quan hệ đối ngoại.
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ Quốc tế.
-T ích cự tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các
nước.
Đến Đại hội Đại biểu Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1996) tiếp tục khẳng định: Phương hướng hoạt động đối ngoại của Việt Nam là
tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại đa đạng hoá, đa phương hoá với tinh thần “
Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới phẩn đấu vì hoà

5


bình ,độc lậpvà phát triển”. Việt Nam chủ trư ong hợp tác trên nhiều lĩnh vực song
phương và đa phương với các nước, các tổ chức Quốc tế và khu vực trên nguyên tắc
tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau bình đẳng cùng có lợi thông qua
đàm phán, giải quyết những vấn đề tranh chấp, đảm bảo hoà bình an ninh khu vực.
Việt Nam nhấn mạnh tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, coi trọng quan hệ
với các nước đang phát triển và các trung tâm kinh tế thế giới, nêu cao tinh thần đoàn
kết anh em đang phát triển ở Châu á, Phi, Mỹ La Tinh và phong trào không liên kết...
Nhờ có chủ hướng đúng đắn Việt Nam đã có những thành công nhất định. Việt Nam
có quan hệ chính thức với 165 nước trên toàn thế giới, Đảng cộng sản Việt Nam có
quan hệ với 188 Đảng trên thế giới. Chúng ta đã quan hệ buôn bán với 120 nước trên
thế giới trong đó 61 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam,
với tổng số vốn tính đến hết năm 1999 khoảng ứên 33 tỷ USD trong hơn 2200 dự án.
* Những phương hướng chủ yếu trong quan hệ Việt Nam - Liên Bang
Nga
Nhìn chung tình hình thế giới hết sức có lợi cho quan hệ Việt Nam-. Liên Bang

Nga. Trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam vẫn coi trọng Nga là nhân tố, là
bạn hàng truyền thống. Hơn nữa quan hệ Việt - Nga có chiều hướng đi lên nên Đảng
và Nhà nước ta xác định một số định hướng chủ yếu trong việc giải quyết mối quan hệ
Việt - Nga hiện nay là:
- Tăng cường hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
Trên cơ sở của chính sách đối ngoại mở rộng góp phàn bảo vệ hoà bình an ninh ổn
định khu vực Đông Nam á, Châu á - Thái Bình Dương và thế giới.
- Liên Bang Nga là thị trường rộng lớn và quen thuộc với hàng hoá của Việt
Nam nên ta càn khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, những thế mạnh trong
việc buôn bán hai chiều và phát triển kinh tế.
- Trong quá trình hợp tác ta càn lựa chọn những nội dung kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật nào có hiệu quả để hợp tác .
- Trên cơ sở kinh tế đầu tư của Nga tại Việt Nam thì Việt Nam cần có những
chính sách tạo điều kiện thuận lợi để Liên Bang Nga buôn bán với Việt Nam.

6


- Việt Nam cần triển khai kế hoạch để trả nợ trên tinh thần bình đẳng cùng
có lợi:
- Ngoài ra Việt Nam cần nâng cao vai trò ảnh hưởng về hoạt động tổ chức có
nhiệm vụ thực hiện đoàn kết tham gia hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Liên Bang
Nga.
3.

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga
Sau chiến tranh lạnh mặc dầu là “quốc gia kế thừa Liên Xô” nhưng Liên Bang

Nga không phải là Liên Xô. Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của Liên Bang
Nga là lấy việc bảo đảm lợi ích quốc gia làm mục tiêu bao trùm, là chìa khoá để hoạch

định chính sách đối ngoại. Được thừa kế chính sách đối ngoại của Liên Xô trước đây
Nga đã đề ra mục tiêu chính sách đối ngoại sau:
Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi thu hút đàu tư nước ngoài vừa tập
trung các nguồn lực trong nước vừa giải quyết các vấn đề Quốc tế kinh tế, chính trị, xã
hội, an ninh, quốc phòng đang đặt ra với Nga sau chiến tranh lạnh.
Thứ hai: cải thiện mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trước hết là
Mỹ và các nước Phương Tây để Nga sớm hoà nhập vào các tổ chức kinh tế, an ninh ở
khu vực và thế giới
Thứ ba; từ việc khẳng định vai trò của mình trong các nước SNG Nga tiếp tục
khẳng địnhvị thế cường quốc của mình trên trường Quốc tế trong trật tự thế giới mới
sau chiến tranh lạnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, Nga đã triển khai qua hai gia đoạn của sự điều
chỉnh;
a) Giai đoạn từ 1991 đến 1993
Điểm chốt yếu trong chính sách đối ngoại của Nga là hướng về Phương Tây với
lý do là trong ban lãnh đạo Nga lúc đó hy vọng Nga sẽ thực hiện được những biện
pháp củng cố quyền lực chính trị, nhận được sự đàu tư của Phương Tây để chuyển đổi
cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên chính sách Nga về Phương Tây ngay từ đầu đã bộc lộ những
hạn chế, Nga không đem lại kết quả như mong muốn, Nga đứng trước nguy cơ bị cô
lập, mất vai trò chủ động trong việc sắp xếp lực lượng ở Châu Âu và Châu Á - Thái

7


Bình Dương. Nga đã đánh mất vai trò của thành viên chi phối không gian ở khu vực .
Để đối phó với tình hình này, tháng 12/1993 chính sách đối ngoại của Nga có bước
thay đổi. Nga đã áp dụng chính sách đối ngoại theo định hướng “cá« bằng Đông Tây'’ Nga bắt đầu chú ừọng đến các quan hệ với Phương Đông. Chính sách đối ngoại
trên của Nga đã ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Nga giai đoạn này, làm cho quan hệ hai
bên bị trì trệ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó hệ quả lớn nhất là sự suy giản mối quan hệ
truyền thống vốn có bề dày mà hai bên được kế thừa.

b. Giai đoạn 1994 đến nay
Trong giai đoạn này chính sách "cân bằng Đông - Tây" đã được điều chỉnh, chủ
trương nhượng bộ trong quan hệ với Mỹ và các nước Phương Tây của Liên Bang Nga
được thay thế bằng nguyên tắc đối ngoại “ưu tiên trước hểt cho lợi ích quỗc gia dân
tộc ” điều này đã được thể hiện đày đủ ở nguyên tắc đối ngoại trong chính sách đối
ngoại của Liên Bang Nga do Tổng thống B. Yelsin phê chuẩn tháng 1 năm 1994.
Để nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mấy năm gần đây Nga đã tham gia vào
các hoạt động của diễn đàn an ninh khu vực ASEAN,ARF . Nga đẩy mạnh quan hệ
với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam...
Việc Nga tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam á mở rộng quan hệ với các
nước ASEAN tạo điều kiện phát triển quan hệ giữa Liên Bang Nga với các nước trong
khu vực Châu á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam á nói riêng là tiền đề quá
trình cho khu vực tăng cường thúc đẩy quan hệ Việt - Nga lên một bước cao hơn, có
hiệu quả hơn là bạn hàng truyền thống và quen thuộc với mặt hàng Việt Nam. Đây là
cơ hội thúc lợi để hai bên tăng cường mạnh mẽ hơn ừên mọi lĩnh vực kinh tế.
II - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VỆT NAM - LIÊN BANG
NGA
Quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga được thiết lập trên cơ sở kế thừa phần lớn
của quan hệ hữu nghị Việt - Xô truyền thống. Tuy nhiên từ khi Liên Xô và các nước
Đông Âu tan rã đến nay mối quan hệ giữa hai nước được ghi nhận bằng những chuyển
biến tích cực. Xuất phát từ lợi ích kinh tế- chính tn và nhu càu riêng của mỗi nước nên
tính chất quan hệ của hai nước thay đổi một cách căn bản. Nó được thể hiện trên nhiều

8


lĩnh vực sau :
1. Quan hệ chính trị - đối ngoại
Do tác động của tình hĩnh quốc tế sau chiến tmah lạnh và những vấn đề đặt ra
trong nội bộ của mỗi nước. Từ khi Liên Xô tan rã quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga

có thể nói phát triển qua các giai đoạn thăng trầm khác nhau.
a. Giai đoạn từ 1991 đến 1993
Đặc trưng nổi bật của giai đoạn này là quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga bị trì
trệ, lạnh nhạt, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai cấp cao giữa hai nước không tiến
hành hoặc có tiến hành thì chỉ tiến hành mang tính chất xã giao. Cụ thể là cuộc đàm
pháp Việt Nam - Liên Bang Nga nhân chuyến thăm của phó Thủ tướng Việt Nam
Trần Đức Lương sang các nước SNG tháng 7 năm 1992 đã không đạt được kết quả
mong muốn về mở rộng quan hệ hai nước.
Nguyên nhân là do :
Một số điều kiện của Nga đưa ra trong đó có vấn đề nợ. Mục tiêu của Nga khác
Việt Nam hai bên thiếu nhất quán ứong quan điểm, lợi ích chiến lược của mỗi quốc
gia khác nhau. Nếu giai đoạn này chính sách đối ngoại của Nga hướng về Đại Tây
Dương thì ưu tiên hàng đàu của Việt Nam làquan hệ với các nước Đông Nam Á. Trên
diễn đàn quốc tế, diễn đàn an ninh khu vực quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga bị suy
giảm còn là do sự thụ động của cả hai phía trước sự thay đổi nhanh chóng của tinh
hình thế giới. Khi cơ chế, cơ cấu quan hệ kiểu cũ bị đổ vỡ còn cơ chế quan hệ mới phù
hợp với thông lệ quốc tế,rõ ràng là rất phức tạp, không thể ngay lập tức thiết lập được.
Mục tiêu trên theo đuổi hai bên khác nhau trước sự thay đổi nhanh chóng của thế giới.
b. Giai đoạn từ 1994 đến 1996
Xuất phát từ chuyến đi thăm của phó thủ tướng Tràn Đức Lương mà từ đó các
cuộc viếng thăm của các vị nguyên thủ Quốc Gia được thường xuyên hơn. Hai bên
nhằm tăng cường quan hệ truyền thống và mong muốn phối hợp đối ngoại đáp ứng
nhu càu phát triển quan hệ hai nước ứong tình hình mới. Sự kiện đáng chú ý nhất đánh
dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển quan hệ Việt - Nga là chuyến đi thăm hữu
nghị chính thức đàu tiên sang Liên Bang Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tháng 6

9


năm 1994 với việc ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản ừong quan hệ hai

nước.Việc này đã phản ánh quyết tâm của mỗi nước nhằm tạo cơ sở nền tảng cho định
hướng phát triển hai nước tong tình hình mới.
Trên các diễn đàn an ninh Quốc tế và khu vực Đông Nam Á. Nga đánh giá rất
lớn vai trò của Việt Nam còn Việt Nam ủng hộ Nga tham gia vào công việc ở Đông
Nam Á.
Là thành viên của ARF và Liên Hiệp Quốc... Nga và Việt Nam đã tăng cường
hợp tác, phối hợp hoạt động ngoại giao cùng phát triển ở các tổ chức này.
Với vai trò án ngữ vị trí quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã góp
phần thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Nga thuận lợi hơn trong việc Nga trở thành
thành viên đối thoại đày đủ của ASEAN.
c. Giaiế đoạn 1997 đến nay
Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là quan hệ Việt - Nga bước sang giai đoạn
phát triển mới về chất, ừong đó chính trị ngoại giao giữ vị trí mở đường.
Tháng 2 năm 1997 chủ tịch Viện DUMA quốc gia Nga G.XeleJone sang thăm
hữu nghị chính thức Việt Nam nhằm xác lập quan hệ cơ quan lập pháp hai nước.
Tháng 3 năm 1997 làn đàu tiên trong thông điệp của mình Tổng thống Nga Boris
Yelsin đã nhấn mạnh tăng cường hợp tác quan hệ với Việt Nam
Đến tháng 1 năm 1997 Thủ tướng chính phủ Liên Bang Nga Checnomudin đã
đi thăm chính thức Việt Nam lần đàu tiên. Đây có thể coi là cột mốc quan ừọng mang
ý nghĩa đánh dấu bước chuyển biến về lập trường mỗi bên.
Trong khung cảnh mối quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga được cũng cố tích
cực thì sự kiện đánh dấu cho giai đoạn mới nỗ lực ở cấp cao nhất đưa mối quan hệ
phát triển của hai nước lên cao hơn đó là chuyến đi thăm hữu nghị chính thức đầu tiên
của Chủ tịch nước CHXHCH Việt Nam Trần Đức Lương sang Liên Bang Nga. Ở giai
đoạn này hai nước đều ưu tiên cho nhau đã phát triển tạo triển vọng cho sự hợp tác lâu
daì trong chính sách đối ngoại của mìnhễ Nga coi Việt Nam là một đối tác quan trọng
ở Đông Nam Á. Việt Nam xác định chính sách đối ngoại của Việt Nam là định hướng
lâu dài trong sự phát triển quan hệ với Nga.

10



2.

Quan hệ Kinh tế - Thương mại
Trước đây mối quan hệ Việt Nam- Liên Xô mang đượm tình hữu nghị thiêng

liêng cao đẹp Việt Nam được Liên Xô viện ừợ giúp đỡ rất nhiều trong hai cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược giải phóng đất nước đó là Pháp và Mỹ. Cuối thập kỷ 80
đàu thập kỷ 90 sau khi Liên Xô tan rã quan hệ kinh tế Việt - Nga mặc dầu kế tục cơ sở
mối quan hệ kinh tế Việt - Xô trước đây thế nhưng thực trạng của mối quan hệ kinh tế
thương mại ViệtNam - Liên Bang Nga là bức tranh ảm đạm với sự suy giảm đáng kể ,
cụ thể là :
* Từ năm 1991 quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Liên Bang Nga giảm sút
mạnh, phàn lớn các quan hệ truyền thống theo Hiệp định bị phá vỡ. Nếu như tong năm
1980 buôn bán hai chiều Việt - Nga chiếm gàn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam thì đến năm 1996 tỷ lệ này còn chưa bằng
0,

2% chiếm 0,25% kim ngạch xuất khẩu của Nga. Ngay từ đàu thập kỷ 90 hai bên

đã tìioả thuận việc buôn bán giữa hai bên chuyển sang thanh toán theo giá cả thế giới
bằng ngoại tệ có thể chuyển đổi. Buôn bán hai chiều Việt - Nga vẫn được duy trì
nhưng khối lượng thì giảm rất nhiều so với quan hệ Việt Xô trước đây. Nga vẫn tiếp
tục nhập từ Việt Nam và xuất sang Việt Nam các mặt hàng truyền thống như trước
đây, Nga giúp Việt Nam hoàn thiện công trình tìiuỷ điện Hoà Bình và các công trình
đang còn dở khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong năm 1991 khối lượng buôn bán
Việt - Nga giảm 10 làn so với năm 1990, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt
Nam sang thị trường Nga chỉ bằng 70% mức năm 1990. Tình hình này đã gây ra cho
Việt Nam khá nhiều khó khăn trong nền kinh tế.

Tình trạng đình đốn sản xuất hàng xuất, nhập khẩu làm ảnh hưởng đến việc làm
của hàng chục vạn người lao động trong các nghành sản xuất. Mặt khác tong nhập siêu
Việt Nam không được vay lãi mà còn phải trả nợ nên Việt Nam không còn có khả
năng để nhập khẩu như trước. Thêm vào đó trong quan hệ thanh toándo chưa có cơ
chế và thiếu ngoại tệ nên quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Liên Bang Nga chủ yếu
thông qua các hình thức hàng đổi hàngvà việc này đã gặp nhiều khó khăn. Một số đơn
vị kinh tế đã ký được một số hợp đồng hàng đổi hàng theo tính toán có lợi cho cả hai

11


bên nhưng lại không thực hiện được do vận chuyển hoặc do chính sách của Liên Bang
Nga thay đổi.
Trước tình hĩnh đó tháng 7 năm 1992 hai bên đã ký kết được biên bản kinh tế
thương mại
Hai bên đã ký kết các hợp đồng chuyển giao các loại hàng hoá đã xác định.
Ngoại thương Việt Nam - Nga năm1992 đạt 191 triệu USD trong đó xuất khẩu chiếm
749 triệu USD, nhập khẩu chiếm 112 triệu USD.
Lưu thông hàng hoá giữa hai nước theo các kênh khác nhau đến 1993 Việt
Nam trả nợ được 300 triệu USD.
Mặc dầu nỗ lực như vậy, nhưng trên thực tế quan hệ hai nước gặp rất nhiều khó
khăn. Việc giá cả không hợp lý dẫn đến hàng hóa Việt Nam ở thị trường Nga tăng gấp
5-6 lần so với giá các mặt hàng cùng loại,

về phía Nga cũng gặp nhiều trở ngại trong

vấn đề thanh toán song phương.
Những năm gần đây, nhất là từ những năm 1994 đến nay quan hệ kinh tế
- thương mại Việt Nam - Liên Bang Nga có một số khởi sắc hơn. Băng sự nổ lực của
hai bên, hai nước đã ký thoả thuận nhiều chương trình về nông sản, chè, cao su...


về

mặt nhà nước, tháng 6/1994 chính phủ hai nước đã ký hiệp ước hợp tác kinh tế khoa
học - kỹ thuật tong lĩnh vực tổ hợp công, nông nghiệp. Ngoài “Hiệp ước về những
nguyên tắc cơ bản” đã nêu và một số hiệp ước cụ thể khác, hai bên đã ký hơn 20 hiệp
định hợp tác thuộc các lỉnh vực khác nhau. Việt Nam- Liên Bang Nga đang tích cực
hoàn thiện những cơ sở pháp lý của hợp tác song phương có tính đến những diễn biến
ra nền kinh tế . Hai bên đã xem xét các hình thức tương hộ lẫn nhau như xí nghiệp liên
doanh, hiệp hội cổ phàn, các lĩnh vực được ký kết mang tính thực tế hơn. Hai bên tập
trung vào các lĩnh vực mũi nhọn ở Việt Nam như dầu mỏ, khí đốt, năng lượng, công
nghiệp, nông nghiệp và chế biến. Phía Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát
thị trường với những quy mô và tại khu vực khác nhau ở Liên Bang Nga, nhờ đó mà
trong những năm gàn đây giá trị xuất khẩu Việt - Nga có xu hướng tăng lên nhưng so
với thời kỳ Việt - Xô thì còn rất nhỏ bé. Năm 1992 : 204 triệu USD, 1993 : 279,7 triệu
USD, 1994: 378,9 triệu USD.

12


Trên lĩnh vực đàu tư cũng chiếm một phàn quan trọng trong quan hệ Việt Nga. Hiệp ước liên chính phủ về khuyến khích và bảo vệ song phương vốn đàu tư ký
ngày 16/6/1994 đã thúc đẩy việc phát ứiển đàu tư hai nước. Mặc dầu vốn đàu tư Nga
vào Việt Nam tăng chậm, manh mún, nhỏ giọt vì nhiều lý do khác nhau nhưng theo số
liệu hai bên chưa đày đủ tính đến 1994 Nga có hơn 30 dự án liên doanh ở Việt Nam
.Nâng tổng số vốn lên ứên 110 triệu USD xếp 18/53 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam .
Tháng 3/1998 hai nước ký hiệp định xây và vận hành nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
công suất 6,5 triệu tấn / năm, khai thác = 130.000 thùng/ngày với số vốn đàu tư là 1.3
tỷ us
Hiên nay Nga vươn lên vị trí thứ 8 trong danh sách 61 nước và vừng lãnh thổ

đầu tư vào Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư, một gương mặt ta cần phải kể đến đó là
liên doanh dầu khí Việt - Xô Petro. Tổng số 7 triệu tấn dầu mà Việt Nam khai thác
năm 1995 và hơn 8,3 triệu tấn năm 1996 thì phần áp đảo thuộc về liên doanh này. Tính
đến tháng 11/1997 liên doanh đã khai thác được 50 triệu tấn dầu thô. Riêng tính giai
đoạn từ 1994 đến 1997 xí nghiệp liên doanh Việt - Xô Petro đã nộp ngân sách Nhà
nước Việt Nam 3,4 tỷ USD bằng từ doanh thu dầu thô.
Một điều đáng chú ý trong quan hệ kinh tế Việt-Nga là các công ty tư nhân của
người Việt Nam tại Nga đã góp phàn không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở Nga và
thúc đẩy sự hợp tác Việt Nga như công ty :Guarton, công ty
rCrixtan, công ty : Sovico...
Số lượng doanh vốn nghiệp của người việt có khoảng 300 triệu USD. Tuy vậy
quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng mỗi
bên . Hơn nữa quan hệ hai bên còn tồn tại những vấn đề hạn chế trước hết là bất hợp
lý, mất cân đối giữa đàu tư sản xuất và trao đổi thương mại. Những khó khăn trong
khâu thanh toán cũng hạn chế đáng kể quan hệ kinh tế giữa hai nước.
3Ề Quan hệ Văn hoá Giáo dục,Khoa học - Kỹ thuật ,Quân sự

a. về văn hoá, khoa học - kỹ thuật và giáo dục .
Trước khi bị giải thể, Liên Xô đã dành cho Việt Nam nhiều ưu tiên về sự giúp

13


đỡ trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật rất lớn!. Nhiều
công trình hợp tác giữa hai nước đến nay vẫn còn có nhiều giá trị •Từ cuối thập kỷ 80,
sự khủng khoảng của Liên Xô làm giảm sút toàn diện các quan hệ hợp tác tong đó có
quan hệ hợp tác văn hoá giáo dục khoa học kỹ thuật Nga -Việt. Mặc dù cả Việt Nam
và Liên Bang Nga đều rât cố gắng để khắc phục tình trạng này .Mãi đến tháng
12/1993 hiệp định hợp tác khoa học xã hội Nga -Việt mới được ký kết, song quá trình
thực thi sau đó không đưa lại kết quả mong được. Xuất phát từ chủ trương khôi phục

và củng cố quan hệ Việt Nam Nga. từ 1994 đến nay hợp tác tong lĩnh vực này đã được
khởi sắc. Đến ngày 16/1/1996 hai nước đã ký hiệp định hợp tác khoa học trên lĩnh vực
khoa học xã hội đến hết năm 2000. Đồng thời tìioả thuận bổ sung những điều khoản
thay đổi quan ừọng so với hiệp định cũ. Viện Hàn Lâm khoa học Nga và Trung tâm
Khoa học xã hội nhân văn quốc gia Việt Nam đã thống nhất đưa ra kế hoạch hợp tác
với nhau trong những năm 1996-1998 bao gồm 12 công trình lớn. Trong đó công trình
đáng chú ý là công trình biên soạn bộ tò điển lớn Việt -Nga.
Trong điều kiện khó khăn về ngân sách khoa học hiện nay nhưng nước Nga vẫn
tài trợ một phàn vốn lớn cho công trình lớn này .
Trong lĩnh vực văn hoá, nét nổi bật trong quan hệ Việt - Nga là hình thức ngoại
giao nhân dân được xúc tiến mạnh mẽ góp phàn quan trọng vào việc tăng cường hữu
nghị gắn bó giữa hai dân tộc .
Tóm lại: trên lĩnh vực này ta đánh giá rằng, quan hệ Việt Nam- Nga trong
những năm qua chưa tương xứng với nhu càu hai phía nhưng ta hy vọng rằng bước
sang thế kỷ 21 này quan hệ về văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục sẽ là cột mốc mở
ra thời kỳ mới giữa quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga

b.

về quân sự
Trên lĩnh vực quân sự Việt Nam- Liên Bang Nga ngày càng tỏ ra quan tâm hơn

ừong lĩnh vực hợp tác này. Trước đây quan hệ Liên Xô - Việt Nam như anh với em.
Liên Xô đã giúp Việt Nam chiến thắng hai kẻ thù lớn là Pháp và Mỹ để dành lại đất
nước .Hiện nay Nga được kế tiếp về điều đó nhưng quan hệ giữa Nga-Việt còn có
nhiều hạn chế. Nga vẫn tiếp tục chính thức đề nghị cho phép hãi quân Nga tiếp tục ở

14



lại cảng Cam Ranh. Tuy qua nhiều vòng dầm phán nhưng hai bên chưa đi đến thoả
thuận cuối cùng. Trong những năm gàn đây hai nước bắt đàu nối lại quan hệ quân sự
trên mức độ nhất định phù hợp với mỗi bên. Nga đã cung cấp cho Việt Nam một số
trang thiết bị, vũ khí thay thế trang thiết bị có nguồn gốc của Liên Xô cũ.

về đào tạo

quân sự, hai bên cũng đã tìioả được một số vấn đề quan trọng.
m. TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VỆT NAM- LIÊN BANG NGA lế
Thuân loi

• •

+ Quan hệ giữa hai nước là quan hệ hữu nghị truyền thống được thử thách qua
nhiều thập kỷ và hiện vẫn có lợi ích, song trùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trên lĩnh vực kinh tể, Nga đã tham gia tích cực vào việc hội nhập vào nền kinh
tế Châu á- Thái Bình Dương bằng nhiều biện pháp cụ thể như Nga mở cửa vùng Viễn
Đông với nhiều chính sách ưu đãi mở rộng quan hệ buôn bán thu hút vốn đàu tư nước
ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN... Đến nay tổng kim ngạch ngoại
thương của các nước Châu Á- Thái Bình Dương chiếm 40% tổng kim ngạch ngoại
thương của Nga. Riêng với các nước ASEAN năm 1995 tổng kim ngạch buôn bán của
các nước này với Nga là 4,5 tỷ USD Nga tiếp tục mở rộng thị trường buôn bán vũ khí
sang các nước Châu A-Thái Bình Dương để tăng thêm nguồn ngoại tệ.
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, Nga chú trọng cải thiện phát triển quan hệ
song phương và đa phương với các nước Châu Á- Thái Bình Dương với các nước
ASEAN, vị thế ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế kể từ sau chiến
tranh lạnh. Chính vì thế Nga càng chú trọng nhiều đến quan hệ với các nước ASEAN
trong đó đặc biệt là Việt Nam .
về quân sự, Liên Bang Nga đã duy trì lợi ích an ninh quân sự ở khu vực Châu á
- Thái Binh Dương đồng thời xây dựng cơ chế an ninh mới ở khu vực này. Đây là dấu

hiệu tốt cho quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga. Đối với Việt Nam, từ lâu Nga coi
Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình ở khu vực Châu Á
- Thái Binh Dương . Lúc này Việt Nam vẫn là nước khá cần thiết đối với Nga. Trước
đây Liên Bang Xô Viết giúp Việt Nam rất nhiều ừong các dự án chương trình xây
dựng. Liên Xô đã đàu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi nhọn, chủ chốt như dầu

15


mỏ, công nghiệp và các nghành điện ở Việt Nam. Hiện nay với tư cách là người kế
thừa Liên Bang Nga đã hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nổi bật là khai thác
thăm dò dầu khí đem lại thu nhập lớn cho Việt Nam. Việt Nam coi Nga là đối tác tin
cậy và có hiệu qủa. Đây là nhân tố rất thuận lợi tạo đà cho việc mở rộng các quan hệ
khác.
+ Trải qua bao khó khăn, nhưng Nga vẫn là một trong những nước có hệ thống
quân sự mạnh nhất thế giới. Ở Thái Bình Dương, Nga có hạm đội hải quân rất mạnh
do đó cảng Cam Ranh của Việt Nam là nơi càn thiết cho việc dừng chân để phục vụ
công tác kỹ thuật. Mặt khác Việt Nam cũng có cố gắng tong việc trả nợ cho Liên Bang
Nga để giải quyết việc khó khăn ứong nước.
+ Bước sang nền kinh tế thị trường hai nước đã có những bước chuyển biến
bước đàu khả quan. Với Liên Bang Nga do nhiều yếu tố tác động đền sự phát triển
kinh tế nên Nga còn có nhiều khó khăn ứong quá trình chuyển dịch nền kinh tế kế
hoạch sang nền kinh tế thị trường. Nhưng mấy năm gần đây Liên Bang Nga đã có dấu
hiệu tốt. Năm 1999 GDP tăng 3,2% so với năm 1998, sản xuất công nghiệp tăng 8,1%
nông nghiệp tăng 2,4%, ngân sách bội thu khoảng 90 tỷ xuất siêu đạt trên 30 tỷ USD.
Năm 2000 tình hình kinh doanh Liêng bang Nga tiếp tục chuyển biến tích cực GDP 5
tháng đàu năm tăng so với năm 1999 là 7,3% sản xuất công nghiệp tăng 6% đầu tư
tăng 9% thu nhập thực tế của dân tăng 8% (làn đàu tiên sau 20 năm) Nga đã đưa ra
chương trình phát triển kế hoạch giai đoạn 2001 đến 2010 trong đó đặt mục tiêu tăng
trưởng kinh tế trung bình hàng năm tối thiểu là 5% tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới

10% vào năm 2004 so với 18 đến 20% hiện nay. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 104,2
tỷ USD vào năm 2010 so với 84,6 tỷ USD của năm 1999. Việt Nam thì có một số
thành công đáng kể trong công cuộc đổi mới. Trong giai đoạn từ 1991 đến 1995 tăng
trưởng trung bình hàng năm của Việt Nam đã đạt mức 8,2% trong đó riêng năm 1995
là 9,5%, nhiều tổ chức Quốc tế dự báo mức tăng trưởng năm 1998 sẽ là 10%. Các tính
toán cũng cho thấy tính khả thi của chi tiêu GDP tăng bình quân 9 đến 10%/năm trong
kế hoạch 5 năm 1996-2000.
+ Việt Nam - Liên Bang Nga đang là thị trường quen thuộc của nhau. Đến nay

16


quan hệ kinh tế này đã gần 50 năm. Mặc dù trong hợp tác kinh tế ở thời kỳ này Việt
Nam không được Liên Bang Nga giúp đỡ và dành ưu tiên như thời kỳ Liên Xô. Nhưng
hai nước quen biết thị trường của nhau và là bạn hàng truyền thống nên đã tạo cho hai
nước có nhiều thuận lợi hơn trong việc buôn bán trên cơ sở tập quán truyền thống hai
nước sẽ giúp tạo điều kiện cho nhau kinh doanh. Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Nga
những mặt hàng nông sản nhiệt đới, còn Nga sẽ xuất khẩu sang Việt Nam những mặt
hàng có ý nghĩa như xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn để đáp ứng nhu càu của hai
nước.Có thể nói, nếu như đối với Nga, Việt Namcó thể là chiếc cầu nối với Đông Nam
Á thì ngược lại các nước ở khu vực này coi Việt Nam là một kênh để qua đó để thâm
nhập vào thị trường Nga và các nước SNG.
+ Việt Nam có đội ngũ cán bộ đông đảo, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực
được đào tạo từ Liên Bang Nga và các nước thành viên SNG. Từ khi có quan hệ chính
thức, Liên Xô đã đào tạo giúp Việt Nam hơn 30 nghìn chuyên gia ở nhiều lĩnh vực
khác nhau, số cán bộ được đào tạo này có trình độ chuyên môn cao, thông thạo tiếng
Nga và phong tục tập quán nước Nga. Một số lượng lớn trở về nước hiện đang nắm
trong tay chức vụ chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể. số còn lại sau
khi tan rã đã ở lại hoạt động buôn bán và thành lập các công ty tư nhân của người Việt
Nam tại Nga. Các công ty này kinh doanh khá đa dạng và làm ăn có hiệu quả.

2Ệ Khó khăn
+ Quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga đã thay đổi về chất so với quan hệ Việt
Nam - Liên Xô trước đây. Từ chỗ là quan hệ tinh hữu nghị anh em cao đẹp, cùng
chung một hệ tư tưởng, chung một chí hướng nay chuyển sang quan hệ binh đẳng
cùng có lợi theo thông lệ quốc tế.
+ Đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, hai nước đang gặp nhiều khó khăn
bất trắc nên ít có khả năng bổ sung cho nhau. Việt Nam đã có bước đàu đổi mới và có
nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt đời sống, chính trị, kinh tế - xã hội. Tuy
vậy, Việt Nam không phải đã hết khó khăn. Còn về phía Nga kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn do thiếu vốn đàu tư trong mỗi năm phải trả nợ nước ngoài khoảng 10 tỷ
USD. Hiện Nga đang nợ nước ngoài trên 150 tỷ USD ừong đó kế thừa của Liên Xô cũ

17


là 98 tỷ USD. Những khó khăn về kinh tế và sự bất ổn định phức tạp về chính trị khiến
cho sự hợp tác giữa hai nước còn gặp nhiều trở ngại chưa đạt hiệu quả như mong
muốn.
+ Những vấn đề do quá khứ để lại và mới nảy sinh trong quan hệ Việt Nam Liên Bang Nga chưa giải quyết được do chưa có sự thống nhất quan điểm. Buôn bán
hai chiều giữa hai nước vẫn tiếp tục nhưng khối lượng giảm rất nhiều so với quan hệ
Việt - Xô trước đây, do phía Nga ép Việt Nam phải trả món nợ- phần nợ cũ của Việt
Nam với Liên Xô cũ mà Liên Bang Nga được kế thừa. Họ muốn Việt Nam dừng 2530% lợi nhuận hàng năm thu được từ dầu mỏ để trả nợ từ Liên Xô cũ nên quan hệ hai
nước bị thu hẹp. Ngoài ra cả Việt Nam- Liên Bang Nga đều bị sức ép cạnh tranh trong
thực lực kinh tế và khả năng của hai nước còn hạn chế. vấn đề người Việt Nam tại Nga
cũng là một vấn đề gây khó khăn trong việc bàn bạc giữa hai nước. Trong khi đó, bên
Việt Nam nêu ý kiến về việc thu hồi cảng Cam Ranh mà Nga đang sử dụng thi họ tỏ ra
sốt sắng muốn kéo dài sự có mặt của mình tại đó.
+ Một vấn đề nữa là những thách thức trong môi trường an ninh, chính trị ở
Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Nga bị các nước lớn cạnh tranh và kiềm
chế. Những khó khăn trên đã tác động đến quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga tong

giai đoạn này
3Ệ Triển vọng của quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga
a. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Có thể nói quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga sắp tới sẽ đứng trước triển vọng
khả quan. Thông qua các cuộc tiếp xúc cấp cao và các cuộc trao đổi, quan hệ hợp tác
song phương giữa hai nước đã tạo không khí chính trị ổn định phát triển lâu dài.
Trên diễn đàn quốc tế hai bên đưa ra những quan điểm song trùng vể lợi ích.
Tuy mỗi bên có chế độ xã hội khác nhau, nhưng Việt Nam và Liên Bang Nga có mong
muốn là hoà bình, ổn định ở Châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Tại
Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác ARF, ASEAN... hai nước đều quan tâm
lẫn nhau. Đặc biệt là về Châu á - Thái Bình Dương nơi hai nước đang là thành viên
của (APEC). Nga là nước đối thoại của ASEAN Việt Nam là thành viên của ASEAN

18


nên hai nước đã tiến hành thực hiện phối hợp thường xuyên các cuộc tham khảo ý kiến
giữa hai bộ ngoại giao.
b. Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại Ngày 16/6/1994 nước CHXHCN
Việt Nam và Liên Bang Nga ký kết hiệp ước những nguyên tắc cơ bản và tuyên bố
chung giữa hai chính phủ về việc hợp tác kinh tế thương mại và khoa học. Đây là
những văn kiện quan trọng để ổn định và phát triển quan hệ giữa hai nước, đánh dấu
bước phát triển mới, mở ra những triển vọng khả quan thúc đẩy quan hệ truyền thống
và có quy mô lớn. Điều này đã thể hiện cụ thể nhân chuyến đi thăm chính thức Liên
Bang Nga của chủ tịch Tràn Đức Lương tháng 8 năm 1999. Hai nước đã mở rộng một
số hướng tăng khối lượng kim ngạch ngoại thương tăng cao hiệu quả hợp tác kinh tế ở
các mặt như sau :
+ Trong lĩnh vực hợp tác dầu khí được dựa trên các kết quả của xí nghiệp liên
doanh Việt - Xô Petro đạt được. Việt Xô Petro là đơn vị liên doanh giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga khai thác dầu khí lớn nhất ở Việt Nam đang hoạt động ừên 3 mỏ Bạch

Hổ, Rồng và Đại Hừng. Năm 1999 sản lượng khai thác dầu đạt 12 triệu tấn vượt kế
hoạch 3%. Sản lượng k..hí đưa vào bờ là 1,35 tỷ m3. Kế hoạch dự kiến giai đoạn
1996-2000 khai thác dầu là 54 triệu tấn và đưa vào bờ là 4-4,5 tỷ m3. Đây là lĩnh vực
mà cho đến nay vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Nga.
Tháng 3 năm 1998 hai bên đã thoả thuận khung về các nguyên tắc chính để xây
dựng công ty liên doanh và vận hành nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất đã được ký kết
giữa Tổng Công ty dầu khí Việt Nam và Công ty dầu khí của Nga với công xuất 6,5
triệu tấn dầu thô trên năm. Tổng số vốn ban đầu là 1,3 tỷ USD. Theo bản tìioả thuận
liên doanh là 25 năm thời gian hoàn vốn là 5-7 năm. Tổng giá trị sản phẩm là 1292,3
triệu USD/năm. Đây là nỗ lực to lớn của hai nước xây dựng chế biến nhà máy đầu tiên
tại Việt Nam.

về năng lượng Nga sẽ tham gia thiết kế và cấp thiết bị xây dựng các nhà máy thủy
điện Sơn La, YaLi và các nhà máy nhiệt điện khác.
Việt Nam và Nga sẽ phối hợp hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng, bảo
hiểm nâng cao chất lượng trao đổi hàng hoá có hiệu quả.

19


Ngoài ra Nga và Việt Nam khuyến khích đầu tư thành lập các xí nghiệp liên doanh
phối hợp phát triển các lĩnh vực công nghiệp, xí nghiệp hoá chất, luyện kim, công
nghiệp nhẹ, thực phẩm và các lĩnh vực khác nhằm phát triển kinh tế trên cơ sở phát
triển kinh tế lâu dài.
Hai bên cũng đã trao đổi các phương hướng biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ đưa quan hệ hợp tác hai nước đi vào chiều sâu để cân xứng với tiềm năng và
phù hợp với nguyện vọng hai nước .
c. Trên lĩnh vực khoa học - công nghệ.
Như ta đã biết, sau khi Liên Xô tan rã Liên Bang Nga được thừa hưởng 60-70%
hệ thống khoa học của Liên Xô với 4646 cơ quan nghiên cứu và 993 ngàn cán bộ khoa

học kỹ thuật có trình độ cao. Nếu tính cả nhân viên hỗ trợ toàn bộ là 1,94 triệu người.
Nhưng do những khó khăn về kinh tế về ngân sách nên mấy năm gần đây việc chi
ngân sách có giảm: năm 1996 giảm 16 lần so với năm
1990, 1997 giảm 550 đơn vị và 1200 cơ quan Khoa học kỹ thuật được tư nhân hóa.
Thời kỳ 1991 - 1997 Khoa học công nghệ chỉ đạt xấp xỉ 0,5 tổng GDP
trong khi GDP của Nga giảm ít nhất là 1,5 đến 2 lần .
Trong điều kiện khó khăn về ngân sách và Khoa học - kỹ thuật, năm 1992 Liên
Bang Nga đã thành lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu cơ bản và quỹ hỗ trợ Khoa học kỹ thuật
xã hội. Mặt khác Liên Bang Nga đã thành lập được 56 trung tâm khoa học quốc gia
trong 13 lĩnh vực khoa học kỹ thuật và được sự hỗ trợ ngân sách để đảm bảo nghiên
cứu triển khai.
Ngoài ra Liên Bang Nga còn cũng cố cơ sở pháp lý của khoa học công nghệ
bằng ban hành những văn bản pháp quy như học thuyết khoa học và chính sách phát
triển khoa học Nga, mà lĩnh vực khoa học Nga hợp tác chuyển giao công nghệ để
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, phù hợp với Việt Nam thì trong
thời gian tới dự định chuyển giao công nghệ theo đề tài có tính khả thi cao. Chúng ta
hy vọng rằng ứong thời gian tới sự ổn định kinh tế xã hội được phát huy trong thiên
niên kỷ mới .Họp tác Việt Nam- Liên Bang Nga sẽ chịu trên nền tảng phát triển khoa
học - kỹ thuật Việt Nam- Liên Xô trước đây, cho dù hiện nay hai nước đang còn gặp

20


nhiều khó khăn.
d. Trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục
Triển vọng hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục có ý nghĩa quan ừọng đối
với việc làm sâu sắc thêm tình hữu nghị hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
về giáo í/wc,quan hệ giữa Việt Nam - Liên Bang Nga tong thời gian qua đã đạt
đuợc những thành tựu đáng kể. số học sinh của Việt Nam và nước ngoài đến Nga đào
tạo với số lượng khá đông vì nước Nga có nền giáo dục tiên tiến. Hy vọng trong tương

lai Việt Nam- Liên Bang Nga sẽ hợp tác trực tiếp đào tạo giữa các trường đại học, các
Viện nghiên cứu để mối quan hệ truyền thống vốn đã có từ xưa ngày đẹp hơn.
về văn hoả; Đã có một thời hai nền văn hóa Nga - Việt rất gắn bó với nhau
nhưng do điều kiện chính trị xã hội của hai nước nên ngày một phai mờ •Phát huy
truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, hai nước đã đến lúc phải phát huy cơ sở
quý báu này. Việt Nam- Liên Bang Nga phải mở rộng các hĩnh thức giao lưu mới tổ
chức các đoàn nghệ thuật của Việt Nam sang Nga biểu diễn
và ngược lại Nga phải tổ chức giao lưu cácđoàn nghệ thuật của Nga với Việt Nam.
Có như thế chúng ta sẽ xây dựng được các công trình văn hoá chung giữa hai
nước.
KẾT LUẬN
Đã qua mười năm, quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga bước sang một trang
mới. Trước đây quan hệ Việt - Xô mang bề dày của dấu ấn thời gian và được lịch
sử cả hai nước ghi nhận. Do khó khăn tình hình chính trị xã hội của mỗi nước và
do sự đảo lộn thể chế chính trị ở Liên Bang Nga nên từ khi thiết lập quan hệ Việt
Nam đã có những thử thách tác động đến. Quan hệ đó đã tài qua sự vận động
thăng trầm khác nhau, trong đó giai đoạn 1991-1993 quan hệ giữa hai nước trên
các lĩnh vực bị lâm vào tình trạng trì trệ, không có lợi cho hai phía. Từ 1994 đến
nay với sự thay đổi trong chính sách đối ngoại quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
được củng cố ngày càng rõ nét. Hai nước đứng trước triển vọng khá tốt đẹp. Mặc
dù còn nhiều ứở ngại nhưng với mong muốn đưa chiến lược hai nước lên tần cao
mới ổn định lâu dài đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội mà quan hệ hai nước Nga -

21


Việt đang được cụ thể hoá bằng những bước đi thiết thực. Với hơn 20 hiệp định
giữa hai chính phủ về hợp tác kinh tế và một loạt các dự án đang được triển khai
quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga hiện nay là một bằng chứng xác đáng góp
phàn khẳng định tính đúng đắn đường lối đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Văn kiện Đại hội Đại hiểu Toàn Quốc lần thứ VI, VII, VIII, Hà Nội 1986 1991. Nhà xuât bản Chính trị Quốc gia.
2.Liên bang Nga quan hệ đổi ngoại trong những năm cải thị trường, Nguyễn
Quang Thuấn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1999.
3.Quan hệ kinh tể Việt Nam Liên bang Nga hiện trang và triển vọng, Bùi Huy
Khoát. Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1995.
4.về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay
Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Hữu Cát. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
1997.
5.Hợp tác Khoa học Công nghệ Việt Nam Liên Bang nga - Vũ Đình Nguyên,
Thạch càn. Tài liệu hội thảo 50 năm quan hệ Việt - Nga
6.Các giai đoạn phát triển Việt Nam - Liên bang Nga - Nguyễn Hoàng Giáp Tạp chí nghiên cứu Quốc tế tháng 4/1999.
7.Nga đang bước sang Châu á - Thải Bình Dương - Hồ Châu. Tạp chí nghiên
cứu Châu Âu tháng 4/1998.
8.Tác động phối cảnh Quốc tế Đông Nam ả đến quan hệ Việt Nam - Liên bang
Nga hiện nay - Nguyễn Hoàng Giáp. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu tháng 4/1997
9.Quan hệ của Liên bang Nga với các nước ASEAN hiện nay
Nguyễn Hoàng Giáp Tạp chí nghiên cứu Quốc tế tháng 4/1997.
10.

Báo: Tuần bảo Quốc tể sổ 10/1999, sỗ 1/2000, sổ 36- 37/2000.

Đặc san của báo Quốc tế 50 năm hữu nghị hợp tác Việt Nam - ASEAN.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐÀU
I. Những nhân tổ tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga từ 1991 đến

22



nay
1. Nhân tố Quốc tế
2. Chính sách đổi mới của Việt Nam là động lực thúc đẩy tích cực trong quan hệ
Việt Nam - Liên Bang Nga
3. Sự điều chỉnh của chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga sau chiến tranh
lạnh
nế Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
1. Quan hệ chính trị - đối ngoại
2. Quan hệ kinh tế - thương mại
3. Quan hệ văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, quân sự ni. Triển vọng của
quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga KÉT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

23



×