Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tai lieu tap huanEXE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


TÀI LIỆU TẬP HUẤN
NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO VIỆC BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG THPT

CN. NGUYỄN VĂN QUANG

Huế, 02/2009


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

Sử dụng
eXe
eLearning
XHTML
editor
Công cụ biên soạn và
đóng gói bài giảng eLearning

2

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)


A. Phần mềm eXe e-Learning
Giới thiệu eXe
Chương trình eLearning XHTML editor (eXe) là công cụ soạn thảo trên
nền tảng Web, hỗ trợ cho giáo viên, học sinh trong các trường học trong việc thiết
kế, phát triển và xuất bản tài liệu học tập và giảng dạy mà không cần có kiến thức
căn bản về HTML, XML hay những chương trình soạn thảo phức tạp
Web là một môi trường giáo dục thuận lợi vì nó mang lại cho người dạy và
người học các khả năng tương tác và truyền thông. Tuy nhiên, tình hình thực tế là
không nhiều giáo viên có đủ các kỹ năng tự thiết kế các trang Web, do đó phụ
thuộc nhiều vào các kỹ thuật viên và những nhà phát triển Web nếu muốn đưa nội
dung giảng day lên mạng. Chương trình eXe ra đời nhằm mục tiêu giúp vượt qua
các khó khăn như :
• Hầu hết phần mềm làm Web theo kỹ thuật truyền thống đều không
chú trọng vào việc thiết kế riêng cho các nội dung giáo dục. Kết quả
là giáo viên và nhà trường thường không ưng ý khi sử dụng các phần
mềm này đề xuất bản bài giảng. eXe cung cấp các công cụ thích hợp
và dễ sử dụng với mọi người, qua đó khuyến khích giáo viên tích
cực soạn giảng và xuất bản bài giảng lên Internet.
• Hiện nay, các hệ thống quản lý học tập (LMS : learning management
system) chưa có các công cụ soạn thảo nội dung đa dạng (so vói các
phần mềm chuyên làm Web) . eXe là một công cụ soạn thảo và đóng
gói theo các tiêu chuẩn của E-learning, có khả năng import vào bất
cứ LMS nào.
• Hầu hết các hệ thống quản lý học tập trên Web sử dụng mô hình
Web server, đòi hỏi người dùng phải kết nối vào Internet khi làm
việc. Điều này đặc biệt gây khó cho những người không có điều kiện
online với băng thông rộng. Sử dụng eXe sẽ tránh được khó khăn
này. Người dùng có thể làm việc offline, sau đó xuất bản lên LMS
khi kết nối.
• Các khả năng soạn thảo trực quan trên LMS thường bị giới hạn. eXe

chú trọng giúp cho người soạn thảo hình dung rõ nội dung bài giảng
sẽ được thể hiện như thế nào trên các trình duyệt ngay trong lúc soạn
thảo.

3

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
Tổng quan về các công cụ của eXe

Với eXe, người dùng có thể phát triển một cấu trúc bài học phù hợp với
nhu cầu truyền đạt kiến thức và thực sự linh hoạt, có thể cập nhật dễ dàng. Khung
Outline của chương trình cho phép thiết kế cấu trúc chung của bài học theo nhiều
cấp tiêu đề. Cấu trúc này có thể được xác lập trước hoặc trong khi soạn thảo nội
dung .
Khung iDevice (công cụ giảng dạy) chứa các thành phần mô tả nội dung
giáo dục. Chẳng hạn : thành phần giới thiệu bài, thành phần ảnh minh hoạ, thành
phần hỏi đáp trắc nghiệm,… Nội dung bài học được xây dựng trên cơ sở chọn
thành phần iDevice tương ứng và đưa tài nguyên thông tin vào thành phần trên.
Cộng đồng sử dụng eXe cũng là một nguồn quan trọng phát triển các thành phần
iDevice dựa trên các kinh nghiệm sư phạm được kiểm chứng rộng rãi. Ngoài ra
còn có bộ soạn thảo iDevice Editor giúp cho người dùng có thể tạo ra các thành
phần cho riêng mình.
Trước khi xuất bản lên mạng, chương trình eXe cũng cho phép chọn nhiều
kiểu định dạng thiết kế sẵn (template). Các định dạng này có thể được thay đổi dễ
dàng bằng các công cụ biên tập CSS.
Chức năng Export của chương trình cho phép đóng gói và xuất bản bài
giảng dưới 2 dạng: dạng một tập hợp các trang Web trong một website hay dạng

gói nội dung SCORM (xem phần giải thích về SCORM) từ đó có thể đưa vào các
hệ thống quản lý học tập (LMS) khác nhau.

Cài đặt eXe
• Download phần mềm từ exelearning.org (exe-install-0.1x.exe)
• Bấm đúp vào tập tin trên để cài đặt trên máy cục bộ.
• Biểu tượng eXe xuất hiện trên Desktop

Sử dụng eXe để xây dựng bài giảng
Khởi động một dự án bài giảng
Bấm đúp tại biểu tượng eXe trên Desktop, một cửa sổ command hiện ra
(màu đen) và tiếp đó chương trình được thực thi trên cửa sổ trình duyệt (ở đây là
trình duyệt Firefox)
Mặc nhiên, một dự án bài giảng mới được tạo ra với một đối tượng duy
nhất là trang Home. Cấu trúc bài giảng và nội dung có thể bắt đầu thiết lập
Nếu muốn mở một dự án cũ, vào menu File, chọn Open
4

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

Định nghĩa thuộc tính ( Defining Properties)
Mục Properties cho phép xác định các chi tiết liên quan đến dự án bài
giảng, ví dụ như : tên bài, tác giả, diễn giải. Mục này cũng cho phép định nghĩa
phân loại để mô tả rõ ràng các cấp độ và thành phần khác nhau trong dự án
Thực hành :

1.

2.
3.
4.
5.

Chọn Tab Properties
Nhập tiêu đề cho bài giảng
Nhập tên tác giả và phần diễn giải ngắn gọn về bài giảng
Thay đổi tên gọi cấu trúc phân loại (VD : Chương, phần, tiết,..)
Bấm <Done>
6. Trở về Tab soạn thảo (Authoring)

5

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

Xác định cấu trúc bài giảng (Defining an outline)
Công cụ này giúp tạo một cấu trúc bài giảng thích hợp. Thông thường cấu
trúc này chứa các tiêu đề đa cấp nhằm làm rõ quan hệ giữa các nội dung thông tin
trong bài giảng. Khi khởi tạo dự án, có sẵn 2 nút là home và draft, ta có thể chỉnh
sửa các tiêu đề này
Cấp Home
Cấp Home sẽ là trang đầu tiên hiện ra khi dự án được xuất bản lên Web hay
hệ thống LMS. Cấp này là dạng cha (parent), nghĩa là có thể có các cấp con
theo nhiều mức ở bên trong.
Thêm cấp tiêu đề con
Bấm nút Add Child – Nhập tiêu đề - OK.

Xoá cấp tiêu đề - Delete nodes
Bấm nút delete. Một hộp thoại hiện ra yêu cầu khẳng định. Bấm OK để tiếp
tục..
6

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
Đổi tên cấp tiêu đề
Bấm đúp tại tiêu đề nút , Nhập tên mới và bấm OK..
Nâng cấp và giáng cấp - Promote/Demote arrows
Các mũi tên đặt dưới khung Outline cho phép nâng cấp hay giáng cấp tiêu đề
trong cấu trúc chung.

Thực hành : chọn một bài giảng có sẵn, nhập cấu trúc chương, phần vào khung Outline

Ý nghĩa của các thành phần iDevices
iDevices là các thành phần dạy học tạo nên cái sườn để giáo viên đưa nội dung
vào.
Activity
Hoạt động là một thao tác (hay một loạt các thao tác) yêu cầu người
(Hoạt động)
học phải thực hiện trong quá trình học. Khi thiết kế thành phần này
đòi hỏi giáo viên phải có những chỉ dẫn rõ ràng để hướng dẫn người
học thực hiện các thao tác đó..
Attachment
Thành phần này cho phép đưa một tài liệu vào bài giảng dưới dạng
(Tệp gắn)
một file liên kết. Điều này giúp học viên dễ dàng mở rộng kiến thức

ra khỏi phạm vi của bài giảng
Case Study
Nghiên cứu trường hợp thực chất là một ví dụ cụ thể, một câu chuyện
(Nghiên cứu trường thực tế có tính ứng dụng những kiến thức và kỹ năng vừa học. Khi
hợp)
thiết kế thành phần này, cần xem xét các vấn đề sau :

7




Các tiêu điểm giáo dục trong câu chuyện là gì ?
Sự chuẩn bị cho học sinh các kiến thức cần thiết cho nghiên
cứu trường hợp.



Ví dụ cụ thể này có liên thông với phần còn lại của khoá học
không?



Học viên được tổ chức tương tác với ví dụ như thế nào? (Thảo
Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

Free Text Area

(Văn bản tự do)
Image with Text
(Ảnh có ghi chú)
Multichoice
Question
(Câu hỏi trắc
nghiệm nhiều lựa
chọn)

Objectives
(Mục đích yêu cầu)
Preknowledge
(Kiến thức chuẩn
bị)

luận nhóm, viết báo cáo riêng,…)
Thành phần này xuất hiện trong hầu hết các bài giảng, Người soạn
luôn luôn cần những không gian để đưa tư liệu, thông tin tổng hợp
vào tại những phần khác nhau của bài giảng
Thành phần này cho phép người biên soạn đưa ảnh vào bài giảng có
phần ghi chú bên cạnh, mục đích là để minh hoạ cho một thao tác học
tập.
Câu hỏi MCQ thường sử dụng trong các kỳ thi. Tuy nhiên, trong môi
trường dạy học online, thành phần này cũng có tác dụng rất tốt nhằm
củng cố kiến thức tiếp thu được sau một giai đoạn nào đó.
Khi thiết kế thành phần này, cần chú ý các điểm sau :



Mục đích của câu hỏi trắc nghiệm là gì?

Muốn kiểm tra kỹ năng nào?



Chú ý đến các vấn đề giới tính và văn hoá

Tránh những câu hỏi mơ hồ
Thành phần này giúp cho người học nhận thức rõ về mục tiêu học tập
của bài học. Ở đây người soạn giảng cần ghi rõ những yêu cầu cần
đạt được về kiền thức và kỹ năng.
Kiến thức chuẩn bị cho một đơn vị học tập là những kiến thức mà
giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm vững trước khi học phần này, Ví
dụ như:




Học viên phải học xong phần tứ giác trước khi học về tứ giác
nội tiếp

Học viên phải biết về thì hiện tại trước khi học hiện tại tiếp
diễn.
Thành phần này cung cấp cho học viên một cấu trúc chứa những
thông tin cần đọc, chẳng hạn như các tài liệu tham khảo cho một kiến
thức nào đó.
Phản chiếu là một phương pháp thường được sử dụng trong dạy học
để kết nối lý thuyết với thực hành. Các nhiệm vụ ở đây là cung cấp
cho người học cơ hội quan sát và phản ánh những quan sát đó trước
khi tạo báo cáo trình bày. Nhật ký, phóng sự, hồ sơ,.. là các công cụ
thường sử dụng để ghi chép và thu thập dữ liệu quan sát. Rubrics and

guides can be effective feedback tools.
Dạng câu hỏi này giúp củng cố rất tốt việc tiếp thu của học viên đối
với những vấn đề cần được khẳng định


Reading Activity
(Hoạt động đọc
thêm)
Reflection
(Phản chiếu)

True-False Question
(Câu hỏi đúng/sai)
Wikipedia Article
(Mục từ Wiki)
8

Wikipedia là một từ điển bách khoa tự do trên Internet do công đồng
xây dựng nên. Thành phần này cho phép nhúng một đề mục Wiki vào
Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

Image Gallery

Image Manifier
Cloze Activity
Math


trong nội dung bài giảng, làm phong phú thêm phần soạn giảng của
giáo viên. Tuy nhiên, cần chú ý là các thay đổi trong đề mục Wiki
này không được cập nhật tự động vào Wikipedia (Điều đó cần làm
trực tiếp với từ điển)
Thành phần này cho phép đưa vào nhiều ảnh tạo thành một album.
Khi bấm vào 1 ảnh, sẽ hiện ra một cửa sổ popup cho phép di chuyển
(next, before) và hiện ảnh dưới kích cỡ nguyên thủy
Đây là công cụ dùng để xem từng phần của ảnh dưới kính lúp (phóng
dại từng phần)
Thành phần này cho phép tạo ra các câu hỏi điền vào chỗ trống, Học
viên có thể nhận được phản hồi (feedback) và đáp án
Thành phần này cho phép tạo ra các ký hiệu và phương trình Toán
bằng các công thức LaTEX (Xem cách sử dụng LaTEX trong các tài
liệu chuyên ngành)

Minh hoạ sử dụng một số công cụ iDevice
Activity (Hoạt động)

Attachment (Tệp gắn)

9

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
Case Study (Nghiên cứu trường hợp)

Free Text Area (Văn bản tự do)


Image with Text (Ảnh có ghi chú)
10

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

Images Gallery

Image Manyfier

11

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

MP3

Math

12

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)


Tạo mới một thành phần iDevice
1. iDevice Editor
Công cụ iDevice Editor là một tính năng mới của eXe , cho phép người
soạn bài giảng tự thiết kế thành phần riêng theo yêu cầu sư phạm và nghiệp vụ nào
đó. Thành phần mới được tạo ra sẽ đuợc sử dụng xuyên suốt quá trình làm việc
với eXe.
Tạo một thành phần iDevice
1. Chọn Tools từ menu Toolba và chọn iDevice Editor. Cửa sổ The iDevice editor
xuất hiện.
2. Nhập tên thành phần, tên tác giả và mô tả ngắn cho thành phần
3. Nhập lời hướng dẫn hoặc gợi ý cho người sử dụng công cụ.
4. Chọn cách hiển thị nội dung từ menu emphasis
5. Sử dụng các thành phần nguyên tố (Text field, Text Area, .. ) để đưa vào cấu trúc
của thành phần mới
6. Đặt tên cho các phần tử trong iDevice mới, đồng thời ghi rõ hướng dẩn sử dụng
7. Bấm Save. Công cụ iDevice mới sẽ xuất hiện trong khung iDevices là làm việc
như bất cứ thành phần nào khác.

13

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

Lưu, Mở và Xuất khẩu dự án bài giảng
1. Lưu dự án
Thực hành :

1. MỞ menu <file> và chọn <save>

2. Nhập tên file cho dự án
3. Bấm <save>. Một thông báo yêu cầu khẳng định xuất hiện. Bấm OK.
Mở một dự án đã có
Thực hành :
1. Menu <file>  <open>

2. Chọn dự án (tên file)
3. Bấm <open>.

Xuất dự án thành các gói bài giảng
Một dự án có thể xuất thành một website bài giảng hoặc một gói bài giảng theo
chuẩn SCORM, từ đó có thể đưa vào trong một hệ thống quản lý học tập..
Thực hành

1. Menu <file>  Export
2. Chọn kiểu xuất tương ứng
3. Bấm <export>. Dự án sẽ được xuất vào thư mục My Documents.
4. Để xem các trang Web tạo ra, tìm thư mục có tên trùng với tên dự án trong thư
mục My Documents. Vào đó và bấm đúp file index.html
5. Để xem gói bài giảng SCORM cần import file zip vào một trong các LMS có hỗ
trợ chuẩn này.

14

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

B. Phần mềm

MICROSOFT POWERPOINT
Phần 1
ĐẶC ĐIỂM PHẦN MỀM TRÌNH DIỄN MICROSOFT POWERPOINT

1. Khái quát về phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint
Microsoft Powerpoint (MSP) là phần mềm trình diễn thuộc Microsoft Office được đính
kèm trong hệ điều hành Windows nhằm tạo ra một hệ thống công cụ trình diễn có minh họa, liên
kết và có tính trực quan cao. MSP không những thích ứng trong việc thực hiện các báo cáo
chuyên đề, bài giảng, thuyết minh đề tài mà còn là một công cụ tiện ích cho việc thiết kế các bài
giảng điện tử với các trang tiêu đề, biểu đồ, hình họa, văn bản, hình ảnh, âm thanh và phim
video… Với những khả năng đó, hiện nay MSP đã được sử dụng một cách phổ biến trong dạy
học, nhất là các môn học tự nhiên, còn đối với các môn khoa học xã hội cũng đang được sử dụng
phổ biến thay thế các hình thức giáo án cũ.
Trong thiết kế bài dạy học có sử dụng phần mềm MSP sẽ tạo ra một hệ thống các slide
theo một cấu trúc nhất định và có mối quan hệ liên kết với nhau theo nội dung bài học hoặc theo
từng đơn vị kiến thức. Mỗi một đơn vị nhỏ của MSP là một slide thành phần thường chứa đựng
một hoặc nhiều đơn vị kiến thức cần truyền đạt. Các slide được nối kết với nhau trong một tập
tin và được xuất hiện theo trình tự ứng dụng đã được thiết định.
Phần mềm MSP có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm hỗ trợ dạy học và thiết kế
bài giảng điện tử. Đặc điểm nổi bật của trình ứng dụng này là phát huy sức mạnh đồ họa của máy
tính (như: màu chữ, hiệu ứng, kích cỡ hình ảnh, slide, phim video...), khả năng liên kết các phần
mềm dạy học khác cũng như kết nối với các chương trình hỗ trợ dạy học trên mạng Internet và
cũng là phần mềm thông dụng và rất dễ sử dụng. Chính nhờ sự phong phú và đa dạng của MSP
sẽ làm tăng sự chú ý, kích thích hứng thú học tập và khả năng tìm tòi của học sinh, tránh được sự
buồn chán, mỏi mệt khi tiếp xúc với việc dạy và học theo phương pháp truyền thống.
Với yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc thiết kế bài dạy học bằng
phần mềm MSP không chỉ cho phép tạo ra những bài giảng điện tử có hệ thống, linh hoạt theo
từng môn học, từng năm học, mà còn cho phép cập nhật thông tin, dữ liệu để nâng cao chất
lượng bài giảng đáp ứng một cách kịp thời cho việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như bổ
sung các thông tin, kiến thức liên quan đến bài học một cách kịp thời.

15

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
Với những tiện ích (đồ họa, chèn dữ liệu, khả năng liên kết, thiết đặt hiệu ứng…), MSP là
một công cụ hữu ích cho việc thiết kế bài dạy học góp phần quan trọng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh cũng như khả năng
làm việc tập thể, theo tổ, nhóm (mô hình dạy học cho tương lai – Intel teach to the Future).
2. Một số đặc điểm của phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint
Như đã nói ở trên, MSP là một trình ứng dụng có nhiều ưu điểm hỗ trợ đắc lực cho việc
thiết kế các bài dạy học:
- Thứ nhất, tính phổ quát và tiện dụng
- Thứ hai, tính tích hợp đa phương tiện
- Thứ ba, tính linh hoạt trong ứng dụng
- Thứ tư, tính lịch sử…
3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft
Powerpoint vào dạy học môn GDCD
* Khó khăn
- Một là, nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD ở nhà trường phổ thông hiện nay không
được đào tạo đúng chuyên ngành.
- Hai là, do đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên
môn, chậm đổi mới phương pháp và cập nhật thông tin, kiến thức tin học còn hạn chế cũng như kỹ
năng, thao tác, sử dụng các phương tiện điện tử còn thiếu linh hoạt.
- Ba là, do đặc thù tri thức môn học, môn GDCD là một môn khoa học xã hội (KHXH)
bao gồm tri thức của nhiều môn khoa học chuyên ngành.
- Bốn là, do tính bảo thủ, bằng lòng với vốn kinh nghiệm, phương pháp, phương tiện đã
và đang sử dụng hoặc chỉ quan niệm với lối dạy theo phương pháp cũ cũng hoàn thành tốt mục
tiêu của bài học, nhiệm vụ của người giáo viên bộ môn nên việc khai thác tin học trở thành một

nhiệm vụ bất khả thi nhất là đối với những giáo viên lớn tuổi.
- Năm là, do sự khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn chậm và
thiếu đồng bộ. Đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD ít tiếp xúc với môi trường công nghệ, khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học gặp khó khăn. Và cũng xuất phát từ tâm lý tự ti,
bảo thủ, chậm đổi mới nên vẫn trung thành với lối tư duy cũ, “dạy chay”, “học chay” và “lệch
hướng”.
- Sáu là, do trình độ cơ sở vật chất về công nghệ thông tin của các trường phổ thông hiện
nay còn yếu nhất là ở các trường nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hệ thống trang thiết bị của một
16

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
phòng chuyên dùng rất phức tạp và tốn kém nên các trường, cơ sở giáo dục chưa quan tâm đầu tư
đúng mức.
- Bảy là, thiết kế bài dạy học trên phần mềm MSP không phải là một việc làm có thể
thực hiện trong một thời điểm nhất định mà cần có sự đầu tư thời gian để nghiên cứu, nắm vững
về kiến thức chuyên môn cũng như thao tác trên máy mới có thể dễ dàng và thuận tiện cho việc
thiết kế bài dạy học.
* Thuận lợi
- Một là, chương trình và sách giáo khoa hiện nay đã có sự đổi mới cơ bản
- Thứ hai, một bộ phận giáo viên đã có sự đầu tư và vận dụng linh hoạt các phương
pháp và hình thức dạy học cũng như đã tích cực khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ
thuật hiện đại vào quá trình dạy học.
- Thứ ba, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học ở trường đang được chú ý
tăng cường.
- Thứ tư, do tính phổ quát, đa dụng, tiện lợi và hiệu quả cao của phần mềm này mang
lại, người giáo viên có thể chủ động thiết kế tùy theo yêu cầu, mục tiêu của bài học và tiết học.
- Thứ năm, do cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiếp tục phát triển nhảy

vọt, kỷ nguyên thông tin bùng nổ tạo ra một khối lượng kiến thức, tư liệu khổng lồ.
- Thứ sáu, đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh hiện nay có nhiều thay đổi.
4. Một số định hướng trong việc ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint
vào dạy học GDCD
- Một là, phải xây dựng ý tưởng sư phạm cho mỗi bài học, tiết học. Điều này quyết định
đến chất lượng của bài thiết kế cũng như chất lượng của tiết học. Người thiết kế phải lựa chọn
các đơn vị kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản những hình ảnh, đoạn phim cần thiết, sơ đồ,
biểu đồ có tính khái quát cao… Quá trình xây dựng ý tưởng sư phạm tiến hành chu đáo, hoàn
chỉnh, có đầu tư sẽ là nhân tố quyết định thành công cho một tiết học, bài học.
- Hai là, phải xây dựng hệ thống các thư viện tư liệu có liên quan đến nội dung bài học,
gắn với từng đơn vị kiến thức, đề mục cụ thể. Mục đích của thư viện là dẫn học sinh đến khái
niệm, đến nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học hoặc để làm rõ, nhấn mạnh các đơn vị kiến
thức nhanh và hiệu quả hơn. Thư viện tư liệu càng đa dạng, phong phú (hình ảnh, số liệu, bản đồ,
câu hỏi trắc nghiệm, đoạn phim, nhạc..) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người giáo viên có thể
nhanh chóng thi công bài thiết kế.
- Ba là, trong dạy học các môn khoa học nói chung và các môn KHXH nói riêng,
không phải bất cứ một đơn vị kiến thức, một tiết học cũng đều có thể ứng dụng phần mềm MSP
17

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
vào thiết kế bài dạy học. Như đã biết, các môn KHXH ở nhà trường phổ thông là các môn học có
các đơn vị kiến thức mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, khó truyền đạt kiến thức, dữ
liệu ít… Chính vì điều này mà người thiết kế gặp khó khăn khi đưa những kiến thức này lên
MSP và khó có thể tìm kiếm những hình ảnh, đoạn phim, mô hình, bản đồ, biểu đồ, bảng số
liệu… phù hợp với các đơn vị kiến thức. Vì vậy, khi thiết kế bài dạy học, người thiết kế nên lựa
chọn những bài nào, tiết nào có nhiều tư liệu, các đơn vị kiến thức hợp lý để thiết kế bài dạy học.
Còn đối với nhũng bài học tiết học có sự cân bằng về các đơn vị kiến thức, kiến thức khó, mang

tính bao quát hoặc nội dung các đơn vị kiến thức có liên quan đến thực tế xã hội, giáo viên có thể
sử dụng phương pháp dự án, đề án để học sinh tự tìm hiểu, tự thiết kế và thuyết trình, về công
trình của tổ, nhóm mình thực hiện. Giáo viên lúc này là người “trọng tài” hướng dẫn và đưa ra
kết luận cuối cùng.
- Bốn là, không sử dụng quá nhiều kĩ thuật trình diễn và thiết đặt các hiệu ứng. Việc quá
lạm dụng kĩ thuật soạn thảo, trình chiếu sẽ gây ra hiện tượng “trình diễn” nhiều hơn là “thiết kế
bài dạy học”, học sinh chỉ chăm chú vào những hình ảnh, đoạn phim, những chi tiết đồ họa hơn
nội dung và ý nghĩa của các đơn vị kiến thức. Bài dạy học muốn thành công phải được thiết kế
một cách có hệ thống, đơn giản nhưng có nội dung chiều sâu; có trọng tâm, trọng điểm; có các
điểm nhấn cần thiết; có các ghi chú, chú thích rõ ràng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Năm là, phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa phương pháp dạy học truyền thống với
phương pháp dạy học hiện đại. Không quá thiên về việc đổi mới phương pháp theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh mà làm mất đi vai trò, vị thế của người giáo
viên trên bục giảng. Vì vậy, để tiết dạy thành công, người giáo viên phải có sự nhuần nhuyễn các
phương pháp, sáng tạo trong việc ứng dụng, đổi mới phương pháp dạy học.
- Sáu là, hình ảnh, âm thanh, mô hình được sử dụng để minh họa các đơn vị kiến thức
không quá cầu kì, khó hiểu và phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Lưu ý, không sử dụng nhiều
những thông tin, hình ảnh, đoạn phim mang tính phản diện, phản cảm. Hình ảnh, đoạn phim
đăng tải phải mang tính thông tin, giáo dục và góp phần hình thành ý thức, tình cảm, thái độ cho
học sinh.
- Bảy là, MSP là một phần mềm đa dụng, linh hoạt nên việc kết hợp với các phương tiện
dạy học rất hiệu quả. Nguời thiết kế không chỉ dụng thành thạo máy tính, cách soạn thảo, thiết kế
mà còn biết kết hợp nhuần nhuyễn với nhiều phương tiện khác như: máy chiếu projector, đầu máy
overhead, đầu máy video... Việc nắm rõ cách thao tác và sử dụng các phương tiện dạy học liên
quan sẽ giúp cho người giáo viên chủ động, linh hoạt hơn trong quá trình thiết kế và giảng dạy.
- Tám là, MSP là một phần mềm đơn giản nhưng không phải bất cứ một người nào cũng
có thể sử dụng thành thạo. Để đảm bảo hiệu quả cho bài thiết kế, người thiết kế phải nắm vững
kiến thức cơ bản về thiết kế bài dạy học, kiến thức tin học phổ thông cũng như nắm vững các
nguyên tắc, phương pháp dạy học.


18

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
Phần 2
QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC TRÊN
MICROSOFT POWERPOINT

1. Thiết kế bài dạy học trên giấy
1.1. Xác định mục tiêu bài học
Để xác định được mục tiêu bài học, người thiết kế (giáo viên) phải đọc kỹ sách giáo khoa,
sách giáo viên, phân phối chương trình kết hợp với các tài liệu tham khảo để xác định nội dung bài
học, kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm và mục tiêu cần đạt được của mỗi mục, của từng đơn vị
kiến thức trong bài học. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu của cả bài về các mặt: kiến thức, kỹ năng
và thái độ.
Việc xác định mục tiêu bài học phải được hiểu là “mục tiêu học tập” chứ không phải là
mục tiêu giảng dạy, nghĩa là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mỗi học sinh có được sau tiết
học, bài học.
1.2. Xác định nội dung trọng tâm và lựa chọn những kiến thức cơ bản
Do đặc thù tri thức của môn học, những nội dung đưa vào chương trình được chọn lọc từ
khối lượng lớn tri thức trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ thống chủ trương,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước được sắp xếp một
cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Do vậy, để xác định nội dung trọng
tâm và lựa chọn những kiến thức cơ bản của bài học, người giáo viên phải bám sát nội dung
chương trình sách giáo khoa môn GDCD.
Việc xác định nội dung trọng tâm và các kiến thức cơ bản là một yêu cầu bắt buộc vì
trước hết, sách giáo khoa, phân phối chương trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu và là
pháp lệnh cần phải tuân theo. Trên cơ sở phân phối chương trình và các đơn vị kiến thức của

sách giáo khoa, giáo viên trước hết phải xác định được các nội dung trọng tâm của từng bài học,
sau đó, tiếp tục xác định những kiến thức cơ bản cần làm rõ.
1.3. Multimedia hóa kiến thức
Multimedia hóa kiến thức nghĩa là đa phương tiện hóa các kiến thức của bài học. Đây là
bước quan trong trọng trong quá trình thiết kế bài dạy học trên MSP và là đặc trưng cơ bản để
phân biệt nó với các loại bài giảng truyền thống. Quá trình multimedia hóa kiến thức được thực
hiện qua các bước:
- Dữ liệu hóa thông tin kiến thức
19

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh,
âm thanh, phim video…
- Xây dựng hoặc sưu tập nguồn tư liệu để sử dụng cho bài dạy học. Tư liệu này được lấy
từ nhiều nguồn khác nhau có thể từ các Niên giám thống kê; các phần mềm dạy học chuyên
dùng, phim tư liệu, hình ảnh từ đĩa CD – ROM; từ Internet, Encarta… hoặc tự xây dựng mới
bằng cách đồ họa, bằng ảnh chụp, quay phim hoặc các phần mềm tự thiết kế.
- Lựa chọn các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết như:
phần mềm trắc nghiệm Word, Exemgen, Flash, Violet, Exe, LCD, Hot Potatoes...
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Tư liệu được
đưa vào bài giảng phải bảo đảm các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư
phạm.
1.4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi xác định mục tiêu bài học, kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản và các tư liệu
cần thiết cho bài dạy học, người thiết kế phải tiến hành sắp xếp các tư liệu thành hệ thống thư
viện tư liệu, tức là tạo ra cây thư mục hợp lý gồm nhiều dạng tư liệu khác nhau như: hình ảnh,
âm thanh, sơ đồ, biểu đồ, phim video… Thư viện tư liệu càng phong phú, đa dạng và có sự đầu

tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thống tin nhanh chóng, làm rõ các đơn vị kiến
thức dễ dàng, tạo được sự liên kết và logic trong nội dung bài học. Ngoài ra, thư viện tư liệu sẽ
giúp cho học sinh hiểu bài dễ hơn, giáo viên có thể đạt được mục tiêu bài dạy nhanh hơn.
1.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học
thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi xây dựng các thư viện tư liệu, người giáo viên cần phải lựa chọn ngôn ngữ hoặc
các phần mềm trình diễn để tiến hành xây dựng các bài dạy học.
Trước hết, giáo viên cần chia quá trình lên lớp thành nhiều hoạt động nhận thức cụ thể,
căn cứ vào các hoạt động đó để định ra các slide. Tùy theo nội dung của các đơn vị kiến thức,
người giáo viên có thể lựa chọn từ thư viện tư liệu các hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, biểu đồ, phim
video, văn bản… để đưa lên các slide.
Việc lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học
cần chú ý:
- Văn bản phải ngắn gọn, cô đọng, súc tích, chủ yếu là các tiêu đề, dàn ý cơ bản hoặc sơ
đồ khối biểu thị nội dung văn bản để học sinh có thể nhận thấy được cấu trúc logic của nội dung
cần trình bày. Nên dùng loại font chữ phổ biến (Times New Roman hoặc Arial), cỡ chữ phù hợp
(size 20 - 40).

20

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
- Người thiết kế cần thiết phải chú ý đến tâm sinh lý, lứa tuổi của học sinh để có thể lựa
chọn và xây dựng bài dạy học phù hợp. Nên lựa chọn những hình nền, màu nền thống nhất trong
tất cả các slide (ví dụ: màu của tiêu đề khác với màu của nội dung văn bản; khung nền của các sơ
đồ khối phải khác nhau để có thể phân ý…). Tuy nhiên, việc lựa chọn khung nền, màu nền
không quá cầu kỳ, gây được sự chú ý của học sinh nhưng không gây phản cảm.
- Thực hiện các liên kết hợp lý, logic giữa các đối tượng trong bài giảng. Trong thiết kế,

cần khai thác tối đa khả năng liên kết này nhằm tổ chức bài dạy học sinh động, linh hoạt hơn
giúp học sinh dễ dàng tiếp thu tri thức. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý: không lạm dụng các hiệu
ứng trình diễn để thu hút sự chú ý, tò mò không cần thiết của học sinh, gây nên sự phân tán chú ý
của học sinh.
1.6. Xây dựng ý tưởng sư phạm cho bài dạy
Xây dựng ý tưởng sư phạm cho bài dạy thực chất là xây dựng “kịch bản” cho bài dạy
học. Trên cơ sở xác định mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm và kiến thức cơ bản, giáo viên
hình thành “kịch bản” cho bài dạy.
Để xây dựng “kịch bản”, giáo viên tiến hành soạn bài trên giấy và lập đề cương cho bài
dạy với: các hoạt động, các đơn vị kiến thức, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, phim video… trên các
slide và dự kiến các hiệu ứng phù hợp. “Kịch bản” của bài dạy phải đảm bảo các yêu cầu sư
phạm, tính logic của bài học, đảm bảo truyền thụ đúng và đầy đử kiến thức trọng tâm, tuân thủ
đầy đủ các bước lên lớp.
Sau khi đã có được “kịch bản”, đề cương trình bày và giáo án được soạn trên giấy, giáo
viên tiến hành giai đoạn thứ hai là thiết kế bài dạy học trên MSP.
Dưới đây là một ví dụ về xây dựng ý tưởng sư phạm cho một tiết dạy của Bài 13: Công
dân với cộng đồng trong sách GDCD lớp 10, Phần B – Công dân với đạo đức. Ý tưởng sư phạm
cho tiết 1 của bài học này chỉ mang tính chất tham khảo nhằm làm cơ sở cho việc thiết kế nội
dung hỗ trợ một tiết lên lớp môn GDCD ở trường THPT bằng MSP (ở đây không nêu toàn bộ
nội dung và những hoạt động chi tiết trên lớp mà giáo viên đã soạn trong giáo án).

Thời

Đối tượng được
21

Biện pháp

Mục đích


Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)

trình bày trên các slide
gian
Văn bản

Đồ họa, biểu đồ hình
ảnh, âm thanh, phim
video…
Slide giới thiệu bài
Bài 13:

1’

Lời vài bài

Công dân với
cộng đồng

3’

Câu hỏi
Kiểm tra bài cũ

sử dụng

sư phạm


Trình chiếu Slide
giới thiệu bài trên
máy trong lúc học
sinh, lớp học ổn
định tổ chức.

Thu hút sự chú ý
và giúp HS chuẩn
bị tâm thế vào
bài học

Slide kiểm tra bài cũ và - Yêu cầu HS trả lời - Kiểm tra kiến
silde đáp án
ngắn gọn.
thức bài cũ.
- GV cho chiếu câu
hỏi và đáp án.

12’

BÀI 13:
CÔNG DÂN VỚI
CỘNG ĐỒNG
(Tiết 1)

- Slide chứa sơ đồ khối - GV chia lớp thảo
thảo luận (chia nhóm luận và liên kết
theo số 1, 2)…
trình chiếu nội

dung vấn đề thảo
luận.

- HS thảo luận và
1. Cộng đồng và
vai trò của cộng - GV nhận xét, bổ sung trả lời theo nội
đồng đối với cuộc và chiếu slide kết luận dung thứ nhất.
sống của con nội dung thứ nhất.
người.
→ GV kết nối với các
Câu hỏi thảo luận hình ảnh cộng đồng
dân cư, cộng đồng 54
a. Cộng đồng là
dân tộc anh em; cộng
gì?
đồng các nước APEC,
- Khái niệm cộng cộng đồng nhân loại.
đồng?

b. Vai trò của
22

- HS đọc sách và
suy nghĩ trả lời
một cách độc
lập.

- Giúp HS nắm
được khái niệm,
điểm giống nhau

của cộng đồng và
lấy được ví dụ về
cộng đồng.

- GV chuyển sang kết
luận về nội dung thứ
hai.
Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
cộng đồng đối
với cuộc sống
của con người.

→ GV kết nối:

- HS thảo luận và - Giúp HS hiểu
trả lời theo nội được vai trò của
+ Ảnh 54 dân tộc anh
- Vai trò của cộng
dung thứ hai.
cộng đồng đối
em để làm rõ ý: cộng
đồng:
với cuộc sống
đồng liên kết, hợp tác
của con người,
các cá nhân, tập thể.
- GV cho HS liên hệ lấy được ví dụ

+ Ảnh lớp học để minh giữa vai trò của chứng minh.
họa cho ý: cộng đồng cộng đồng đối với
chăm lo cuộc sống cá cá nhân và ngược
nhân. (GV có thể kết lại.
hợp kể chuyện).
+ Ảnh SV tham gia
“Rung chuông vàng”
để minh họa cho ý:
phát triển toàn diện…
+ Ảnh khởi nghĩa Xô Viết
Nghệ Tĩnh, 21 thành viên
APEC… để minh họa cho
ý: giải quyết hài hòa, hợp
lý mối quan hệ giữa
quyền và lợi ích…
* Nêu vấn đề: Chiếu
slide chứa nội dung câu
nói
của
Anbert
Einstein. Và trả lời câu
hỏi: Công dân có trách
nhiệm gì đối với cộng
đồng?
→ GV kết nối sơ đồ
khối đáp án về trách
nhiệm của công dân
HS.

23


Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
- Trách nhiệm
của công dân học
sinh.

- HS nêu trách
nhiệm bản thân
đối với tập thể lớp,
gia đình, xã hội,
nhân loại.

- Giúp HS xác
định được trách
nhiệm của mình
đối với cộng
đồng.

- GV kết hợp chiếu
đáp án về trách
nhiệm của công
dân HS.

23’ 2. Trách nhiệm
- GV chiếu slide bài
của công dân đối tập tình huống: Em sẽ
với cộng đồng:

làm gì khi gặp các tình
huống sau?
Bài tập
+ Gặp một cụ già đi
tình huống
qua đường.

- GV tổ chức cho
HS cả lớp làm các
bài tập tình huống
kết hợp trình chiếu
lên màn hình. HS
trình bày cách ứng
xử của mình khi
Những tình huống
+ Gặp một anh công gặp những tình
thường gặp trong
nhân đang bê vật nặng. huống đó.
cuộc sống. Thông
qua cách giải + Gặp một em bé bị lạc - GV hướng HS giải
quyết các vấn đề.
quyết đó để đánh đường.
Từ cách giải quyết
giá con người có
+ Gặp một tên trộm thể hiện được nhân
nhân nghĩa hay
đang móc túi khách..
nghĩa của bản thân.
không.


a. Nhân nghĩa
* Khái niệm:

24

+ Gặp một người bị tai - GV kết luận cách
nạn giao thông…
giải quyết của HS
thể hiện sự nhân
nghĩa. GV kết nối
- GV kết nối slide đáp và khẳng định khái
án về khái niệm nhân niệm nhân nghĩa.
nghĩa.
* Nêu vấn đề: Các
em có suy nghĩ gì
khi xem đoạn phim

- Giúp HS nhận
thức
được
những việc làm
đúng, sai, những
thái độ cần tuyên
dượng, phê phán
để từ đó các em
có thể hành động
theo lẽ phải.

- Giúp HS tiếp
cận với khái niệm

nhân nghĩa thông
qua cách giải
quyết của mình.
- Giúp HS thấy
được những việc

Tác giả: Nguyễn Văn Quang


Sử dụng eXe (eLearning XHTML editor)
trên?

làm nhân nghĩa
của dân tộc ta.
→ GV kết luận: Đó
Đó là một truyền
là một truyền
thống cần được
thống tốt đẹp của
phát huy.
dân
tộc.
- Đoạn phim cả nước
- Giúp các em
sau Cách mạng tháng
- GV có thể kết hợp
liên hệ với thực
Tám: cứu đói, “tuần lễ
với thuyết trình, kể
tiễn bản thân của

vàng”, “hũ gạo tiết
chuyện… để giảng
các em.
kiệm”…
cho HS hiểu sâu hơn
về nhân nghĩa và
truyền thống nhân
nghĩa của dân tộc.
* Câu hỏi đặt ra:
Những biểu hiện
cơ bản của nhân
nghĩa được thể
hiện quá những
- Giúp HS phát
việc làm trên?
hiện và nêu được
- GV nhận xét, và những biểu hiện
chiếu slide kết luận cơ bản của nhân
về những biểu nghĩa qua những
hiện cơ bản của việc làm gần gũi
trong cuộc sống.
nhân nghĩa.

* Biểu hiện của
nhân nghĩa:

25

- GV yêu cầu HS
liên hệ với bản

thân để kiểm điểm
những hành động
của các em đã là
hành động nhân
nghĩa hay chưa.

- Slide về các câu ca
dao, tục ngữ; giúp đỡ
nhân dân gặp khó khăn
trong cơn bão số 6;
chương trình “Vì người
nghèo”;
cái
chết
* Nêu câu hỏi:
thương tâm của 13 cán
bộ miền Nam cứu trợ Sống nhân nghĩa
có ý nghĩa gì cho
miền Trung…
cuộc sống của
chúng ta?

- Giúp HS liên hệ
với bản thân, tôn
trọng và hành
động theo nhân
nghĩa.

Tác giả: Nguyễn Văn Quang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×