Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh tại Trường Tiểu học Trần Bình Trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.92 KB, 15 trang )

Saïng kiãún kinh nghiãûm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là chủ trương, mục tiêu lớn
của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch rõ:
“Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều
kiện cho trẻ em được sống trong mội trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài
hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức,...”. Nhằm thể chế hoá đường lối của Đảng và
cụ thể hoá Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật quy định về nghĩa vụ của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ,
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện cho trẻ em được học hành, phát
triển năng khiếu, vui chơi lành mạnh, cũng như nghĩa vụ giáo dục trẻ em sống có
đạo đức, có ý chí vươn lên trở thành người có ích cho đất nước.
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ em. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt
đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những
tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình
thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.
Trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn
tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Học sinh còn những khiếm khuyết
về nhân cách như rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý
kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng …
Tình hình trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức
giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương
lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây
dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học.

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ


Trang 1


Saïng kiãún kinh nghiãûm
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, để tiếp tục tăng cường và
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, cùng với các cuộc
vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng
7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 với
2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung cụ thể; cùng các văn bản chir đạo, hướng
dẫn của Sở GD&ĐT T/p Đà Nẵng, Phòng GD&ĐT quận Liên Chiểu cho từng
năm học.
Từ khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” do Bộ GD&ĐT phát động, tôi đã ý thức và xác định rõ đây là phong trào
có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển tính tích cực,
năng động, sáng tạo trong học sinh. Đặc biệt phong trào tạo sân chơi lành mạnh,
rèn luyện kỹ năng sống, hoà nhập cộng đồng, để học sinh cảm nhận được “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”. Góp phần từng bước xây dựng nhà trường
ngày càng hoàn thiện và thân thiện hơn, cải tiến thực tiễn nhà trường hiện nay và
tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường tiểu học Trần Bình Trọng được thành lập vào tháng 8/1998, được
Bộ GD& ĐT công nhận là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào
tháng 5/2008. Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng đúng qui cách và có
khá đầy đủ các phòng chức năng. Cảnh quan sư phạm được tu bổ hàng năm.
Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh
giá cao. Từ ngày thành lập đến nay, trường luôn đạt Trường tiên tiến xuất sắc,
được nhận nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng, của Bộ GD&ĐT,
của UBND T/p Đà Nẵng và đang được đề nghị nhận thưởng Huân chương Lao

động hạng III. Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của
phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ
GD&ĐT, Trường tiểu học Trần Bình Trọng thấy nhiều điểm còn bất cập.
Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 2


Saïng kiãún kinh nghiãûm
Với những lý do như nêu trên, nhằm tạo được sân chơi bổ ích, hưởng ứng
tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
do Bộ GD&ĐT phát động và góp phần trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh nói chung và học sinh tại Trường Tiểu học Trần Bình
Trọng nói riêng; nhưng để tập trung sâu hơn một nội dung mà tôi thấy tâm đắc
và đã tổ chức đạt hiệu quả nổi trội tại nhà trường trong thời gian qua nên tôi đã
chọn đề tài : “Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi
tập thể vui tươi, lành mạnh tại Trường Tiểu học Trần Bình Trọng”.
Với tình hình thực tế tại địa phương (phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng), tôi tin tưởng chắc chắn rằng đề tài này là thiết thực,
phù hợp thực tế, đã và đang được tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương, ngành GD&ĐT, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, cha mẹ
học sinh đều ủng hộ tối đa và phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn
thành đề tài một cách tốt nhất.
II. Mục đích đề tài:
Đề tài này đã được tôi ấp ủ và đầu tư thực hiện trong hơn 2 năm qua. Mục
đích chính là thực hiện có hiệu quả các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi,
lành mạnh, tạo được sân chơi bổ ích cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể
phong phú sâu rộng, bề nổi của nhà trường; góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh tại trường và ngày một củng cố, nâng cao uy tín,
“thương hiệu” Trường Tiểu học Trần Bình Trọng, góp phần thực hiện tốt phong

trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT
phát động.
III. Giới hạn, phạm vi của đề tài:
Do điều kiện công tác như hiện nay là hiệu trưởng của một trường tiểu học
nên tôi chỉ có khả năng thực hiện đề tài trong phạm vi nhà trường nơi tôi đang
công tác (Trường Tiểu học Trần Bình Trọng thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 3


Saïng kiãún kinh nghiãûm
B. NỘI DUNG :
Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Ngành: Chỉ thị 40/2008/CTBGDĐT; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22.7.2008 của Bộ GD&ĐT; Kế
hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT giữa Bộ Văn hóa Thể thao&Du lịch Bộ GD&ĐT – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 19/8/2008 về phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008
– 2013, Trường Tiểu học Trần Bình Trọng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và tham
gia phong trào ngay từ năm học 2008 – 2009. Sau đây là các biện pháp được
thực hiện để triển khai nội dung tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể vui
tươi, lành mạnh tại Trường Tiểu học Trần Bình Trọng:
I. Khảo sát thực trạng của nhà trường:
Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo mục tiêu, yêu
cầu và nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Việc khảo sát này giúp cho nhà trường thấy rõ tình hình, điều
kiện của mình khi tham gia phong trào. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp nhà
trường đề ra kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
(THTT-HSTC) trong năm học 2008 – 2009 và 5 năm đến. Tổ chức phát phiếu

khảo sát đến toàn bộ giáo viên và 90 học sinh các lớp 4, 5 để tìm hiểu thêm về
các hoạt động tập thể tại nhà trường trong thời gian qua (Vì tôi là hiệu trưởng
mới được luân chuyển đến). Việc tổ chức khảo sát giáo viên và học sinh giúp tôi
xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể và xây dựng các quy tắc ứng
xử thân thiện đối với thầy và trò, với trò và trò trong các hoạt động tập thể.
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, quản lý học sinh địa bàn dân cư từ tổ dân phố
21 đến tổ dân phố 37, là một trường tiểu học thuộc vùng ven thành phố, đời sống
văn hóa, tinh thần của trẻ em nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Cả
phường Hòa Hiệp Bắc chưa có Khu vui chơi dành cho trẻ em, các hoạt động tập

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 4


Saïng kiãún kinh nghiãûm
thể dành riêng cho trẻ em còn quá khiêm tốn (nếu có thì chỉ là các hoạt động hè
là chủ yếu).
Qua khảo sát, kiểm tra và tổ chức các hoạt động tập thể trong thời gian đầu,
tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều không biết hoặc biết không rõ hoặc ít biết các
trò chơi dân gian, văn hóa - văn nghệ dân gian; các giáo viên chuyên chưa được
tập huấn các nội dung này, thiếu thời gian đầu tư.
Hoạt động tập thể cho học sinh chưa phong phú, chưa thường xuyên, còn
mang tính hình thức, chưa có chiều sâu. Tinh thần và thái độ của học sinh tham
gia các hoạt động tập thể của nhà trường thiếu hứng thú, chưa tích cực, chưa
mạnh dạn, thiếu tự tin.
Để thực hiện tốt đề tài này, tôi đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp, nội
dung hoạt động giáo dục cần thiết.
II. Một số biện pháp thực hiện công tác vận động, tuyên truyền và các

phương thức triển khai:
Việc tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh cho học
sinh là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với Trường Tiểu học
Trần Bình Trọng.
- Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm và giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo; ban hành kế hoạch thực hiện, nhà
trường đã tổ chức 3 cuộc họp để tuyên truyền và đặt yêu cầu phối hợp thực hiện:
+ Cuộc họp với lãnh đạo Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và
các đoàn thể trong phường như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Hội Khuyến học và Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường.
Tại cuộc họp này, nhà trường đã giới thiệu 3 văn bản (chỉ thị 40, kế hoạch
307 của Bộ GD&ĐT, Kế hoạch liên ngành giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), kế hoạch xây dựng THTTHSTC của nhà trường năm học 2008 – 2009 và đã tranh thủ được sự lãnh đạo
của cấp ủy, chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu rộng chủ trương này
Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 5


Saïng kiãún kinh nghiãûm
đến các lực lượng xã hội và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở
địa phương trong các hoạt động của nhà trường và có những giải pháp trong việc
xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, hỗ trợ để đảm
bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí của phong trào.
Thống nhất phương hướng, kế hoạch phối hợp liên ngành cụ thể và thực hiện
theo các nội dung của phong trào (với Ban Văn hóa – Thông tin phường, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh phường, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, Hội CMHS nhà
trường...).
+ Cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường để quán triệt kế
hoạch xây dựng THTT-HSTC. Các đoàn thể, giáo viên đã thảo luận sâu kỹ kế

hoạch của trường và đưa vào kế hoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn
thể và cá nhân. Cuộc họp còn tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện “Tổ
chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”. Xác định mục tiêu “Tổ chức
hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh” phải được tất cả hoặc số đông
học sinh tham gia và thực hiện“Chơi mà học”. Trường còn thông báo kết quả
khảo sát giáo viên và học sinh; và tổ chức cho giáo viên góp ý vào Kế hoạch tổ
chức các hoạt động vui chơi tập thể cho học sinh, chú ý các nội dung thường
xuyên và các hoạt động lớn trước khi triển khai thực hiện. Việc khen thưởng
cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng THTT-HSTC cũng
được đặt ra nhằm tạo thêm động lực cho phong trào.
+ Cuộc họp các tổ trưởng chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “thân
thiện trong công tác chủ nhiệm và trong các hoạt động tập thể ” để thực hiện tốt
và nâng cao hiệu quả “Tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành
mạnh”.
- Tổ chức phát động thực hiện Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong dịp lễ khai giảng năm học mới, lồng ghép
vào cả phần “Lễ” và phần “Hội”; có nhiều pa no, áp phích tuyên truyền từ đầu
năm học.

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 6


Saïng kiãún kinh nghiãûm
- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng của nhà trường, của học sinh và chỉ
đạo, triển khai thực hiện phù hợp. Về cơ sở vật chất, chú ý các điều kiện cần có
và trang thiết bị phù hợp. Xây dựng kế hoạch kinh phí và đầu tư kinh phí cụ thể
để thực hiện.
III. Các công việc cụ thể đã thực hiện:

1. Tiến hành rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường: Trường
có đủ diện tích đất theo qui định của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ
2. Có Nhà đa năng, có Sân chơi tiêu chuẩn quốc tế và có cơ bản các trang thiết bị
phục vụ...Tiến hành bổ sung, như: trang trí Góc trò chơi dân gian tại nhà đa năng
(gồm có mảng tranh tường lớn và các khu vực để thực hiện các trò chơi dân
gian như ô ăn quan, nhảy lò cò…); vẽ trên sân trường những nơi phù hợp các trò
chơi dân gian; sắm mới máy, băng đĩa phục vụ dạy âm nhạc…
2. Lần lượt giới thiệu và tập cho học sinh một số trò chơi dân gian trong
trường và tại gia đình như : ô ăn quan, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, bỏ khăn,
rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, … Các hoạt động này do giáo viên Tổng phụ
trách Đội phối hợp với giáo viên Thể dục thực hiện. Chỉ đạo giáo viên Thể dục
và Tổng phụ trách Đội thường xuyên lồng ghép và linh hoạt tổ chức các trò chơi
dân gian vào các tiết thể dục và các hoạt động ngoài giò lên lớp.
3. Tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương, sưu tầm
tranh ảnh phục vụ các ngày chủ điểm trong năm. Hoạt động này do Phó hiệu
trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Chỉ đạo giáo
viên Âm nhạc sử dụng các tiết Âm nhạc tăng cường lồng ghép giới thiệu các làn
điệu dân ca, văn nghệ dân gian cho học sinh.
4. Tổ chức lễ hội Văn hoá dân gian, ngày hội thiếu nhi dành cho học sinh
toàn trường nhân ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ngày giải phóng
quê hương thành phố Đà Nẵng với nhiều nội dung…
5. Đầu tư các phong trào thể dục thể thao; các hội thi, các hoạt động ngoài
giờ lên lớp

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 7


Saïng kiãún kinh nghiãûm

6. Xây dựng và thực hiện một số quy tắc ứng xử thân thiện dành cho giáo
viên và học sinh trong các hoạt động tập thể: Các quy tắc này được xây dựng
dựa theo kết quả khảo sát hành vi, thái độ của giáo viên, học sinh và từ tình hình
thực tế của nhà trường, đã được hội đồng sư phạm trường thông qua, BCH công
đoàn và Đội TNTP Hồ Chí Minh vận động thực hiện. Kết quả thực hiện các quy
tắc này được đánh giá lồng ghép vào các đợt thi đua, khen thưởng trong năm do
trường tổ chức.
7. Tổ chuyên môn triển khai thực hiện chuyên đề “thân thiện trong trong
công tác chủ nhiệm và hoạt động tập thể ”. Kết quả thực hiện chuyên đề này
được đánh giá qua việc dự giờ thăm lớp, trong các tiết Hoạt động tập thể, trong
các lần kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện.
IV. Một số kết quả đạt được :
- Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của
Ngành về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo,
phù hợp với điều kiện, đặc điểm của nhà trường, của địa phương.
- Nội dung cần tổ chức đã được tuyên truyền và triển khai thực hiện sâu
rộng, nổi trội tại trường; tạo được sự đồng tình ủng hộ của các cấp ủy đảng,
chính quyền, các đoàn thể, nhân dân, cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh.
- Nhờ có một số giải pháp cụ thể nên đã thực hiện có kết quả nổi bật :
+ Tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp trường và tham gia cấp quận, cấp
thành phố đạt nhiều thành tích cao nhờ phát huy tốt Nhà đa năng và các Câu lạc
bộ thể thao của nhà trường hoạt động hiệu quả và thu hut nhiều học sinh tham
gia. Với các huy chương bạc, huy chương đồng cấp thành phố và nhiều giải khác
ở cấp quận năm học 2009-2010. Trong năm học 2010-2011 tham gia Giải Thể
thao học sinh cấp quận đạt nhiều giải cao như : môn Cầu lông đạt 2 giải Nhất
đơn nam, đơn nữ, 1 giải Nhì đơn nam, 1 giải Ba đơn nữ và 2 giải Nhất đồng đội
nam, đồng đội nữ; môn Bóng bàn đạt 1 giải Nhất đồng đội nam và giải Ba đơn
nữ; môn thể dục Aerobic đạt giải Nhì.
Người thực hiện: Nguyễn Hỷ


Trang 8


Saïng kiãún kinh nghiãûm
+ Tổ chức Đêm văn nghệ “Mừng đất nước 35 mùa xuân thống nhất ” với
chất lượng cao của nhiều tiết mục dân ca, văn nghệ dân gian. Các tiêt mục đều
được đăng ký tuyển chọn từ trước nên được dàn dựng công phu với sự phối hợp
của GVCN lớp, cha mẹ học sinh, các đơn vị kết nghĩa, Đoàn phường…
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc sưu tầm, đưa các trò chơi, các loại hình nghệ
thuật dân gian vào nhà trường có kế hoạch một cách thường xuyên, liên tục. Duy
trì và tổ chức thường xuyên có hiệu quả Góc trò chơi dân gian tại Nhà đa năng
và các vị trí phù hợp trên sân trường. Chỉ đạo cho GV Thể dục, GV Âm nhạc
thường xuyên, linh hoạt để đưa các trò chơi, các loại hình nghệ thuật dân gian
vào tiết học 1 cách nhẹ nhàng, phù hợp, hiệu quả. Bước đầu đã đưa được một số
trò chơi dân gian vào giờ chơi của học sinh ở trường, ở nhà, làm cho không khí
giờ chơi mang tính tập thể hơn, vui hơn, thân thiện hơn.
+ Thường xuyên tổ chức Sân chơi cuối tuần hình thức như “Rung chuông
vàng” cho các khối lớp với nhiều nội dung; Tổ chức đại trà cho học sinh tham
gia Thi giải Toán qua Internet (Năm học 2009-2010 là trường duy nhất và dẫn
đầu quận Liên Chiểu, với 10 giải cấp thành phố và 2 giải cấp quốc gia). Đang
tiếp tục tổ chức tốt cho học sinh toàn trường tham gia Thi giải Toán qua Internet
và thi Olympic Tiếng Anh qua Internet trong năm học 2010-2011.
+ Hoạt động Ngày hội thiếu nhi được tổ chức hàng năm, năm 2010 nhân
dịp chào mừng 79 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 35 năm
Ngày giải phóng TP Đà Nẵng gồm các nội dung : Vẽ tranh “Em và thành phố”
chiều dài 35 mét với số lượng 90 em của các lớp 3, 4 và 5; Thi đồng diễn thể
dục, múa hát tập thể cho học sinh toàn trường; tổ chức giới thiệu và giao lưu Ẩm
thực gồm 15 gian của 15 lớp học; tổ chức các trò chơi dân gian (Ô ăn quan, đập
niêu, nhảy bao bố, rồng rắn lên mây, nhảy lò cò…). Các hoạt động trên đều có

phối hợp với Ban Văn hóa-Thông tin, với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường
Hoà Hiệp Bắc, với Hội CMHS các lớp và các đơn vị kết nghĩa.
+ Hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng 15.10.2010 và cuộc thi
“Bác sĩ nhí hành động vì vệ sinh học đường và gia đình khoẻ mạnh”, nhà trường
Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 9


Saïng kiãún kinh nghiãûm
phối hợp với nhãn hàng LiFeBuoy tổ chức cho học sinh toàn trường tham gia, đã
đạt kết quả cao và hình thành thói quen tốt.
Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể thông
qua sinh hoạt chủ điểm, thông qua sinh hoạt Đội-Sao nhi đồng, thông qua các
giờ chào cờ đầu tuần...Tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các hoạt
động giao lưu, hoạt động tham quan, dã ngoại giúp các em rèn luyện các kỹ năng
sinh hoạt cộng đồng, kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tự phục vụ...
- Khi được trao đổi về những việc làm có hiệu quả trong việc Tổ chức các
hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh của nhà trường trong 2 năm học
vừa qua, trên 90% cha mẹ học sinh và 100% giáo viên trong trường đồng tình.
- Có trên 80% học sinh lớp 1 - 2 và trên 90% học sinh lớp 3 - 4 và 5 được
trao đổi đã trả lời là thích các trò chơi dân gian, thích đến trường vì trường rất
vui. Có trên 60% học sinh được hỏi, thích được xem và biểu diễn các làn điệu
dân ca, văn nghệ dân gian. Có trên 85% học sinh được hỏi, thích các hoạt động
tập thể do nhà trường tổ chức.
Đối chiếu với các mục tiêu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”được triển khai thực hiện hơn hai năm qua, trường
đã có những việc làm tích cực nhằm từng bước huy động sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần xây dựng môi trường giáo

dục ngày càng an toàn, thân thiện, phù hợp với điều kiện của địa phương, bước
đầu hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong
học tập và trong các hoạt động tập thể.
Với những gì bước đầu đã làm được, nhà trường tự thấy là có thể vận
dụng những biện pháp này để Tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi,
lành mạnh góp phầncó hiệu quả đối với trường cũng như các trường tiểu học
trong quận.
Với những kết quả bước đầu đạt được trong thời gian qua, nhà trường và
một số cá nhân đã được khen thưởng: Trong Hội nghị Sơ kết 1 năm phong trào
Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 10


Saïng kiãún kinh nghiãûm
thi đua “Xây dựng THTT-HSTC”, hiệu trưởng được nhận Giấy khen tại T/p Đà
Nẵng; trong Hội nghị Sơ kết 2 năm phong trào thi đua “Xây dựng THTT-HSTC”
nhà trường được nhận Bằng khen tại T/p Đà Nẵng và nhận Giấy khen tại quận
Liên Chiểu cùng cá nhân Tổng phụ trách Đội của trường.
V. Một số kinh nghiệm bước đầu :
- “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói chung và Tổ
chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh nói riêng là một việc
làm rất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây
là việc làm rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì của lãnh đạo ngành giáo
dục và hiệu trưởng các trường. Đặc biệt là hiệu trưởng nhà trường phải là người
nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình thực trạng; luôn tâm huyết, xác định rõ vai
trò, trách nhiệm của mình, có kế hoạch, chỉ đạo sâu sát cho các bộ phận và trực
tiếp tham gia trong các hoạt động. Phong trào này vì có tính xã hội rộng rãi nên
phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính
quyền, các đoàn thể, và phải thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia.

- Phát huy nhiều nguồn lực, đặc biệt là nội lực (Ban hoạt động ngoài giờ
lên lớp, giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên Thể dục, giáo viên Âm
nhạc,chi đoàn giáo viên).
- Phải căn cứ điều kiện của từng trường để xác định nội dung tham gia;
mức độ yêu cầu… để tránh quá tải, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy
và giáo dục khác của trường. Dù khó khăn đến đâu, trường nào cũng có thể tổ
chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh.
- Làm việc gì phải chắc việc đó, không ôm đồm để xảy ra tình trạng đầu
voi đuôi chuột. Xác định nội dung tổ chức đảm bảo, phù hợp, tránh quá hình
thức, thiếu thực tế, ít tác dụng.
- Vận động kinh phí từ nhiều nguồn để tổ chức thực hiện.
- Phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên để họ có sự tự giác
trong thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. Một số giáo viên có tác
phong sinh hoạt chưa chuẩn, ít thích tham gia các hoạt động tập thể, ít chịu khó
Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 11


Saïng kiãún kinh nghiãûm
khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo ra khoảng cách
giữa thầy và trò. Đồng thời với việc giải quyết nhận thức, phải tổ chức hội thảo,
trao đổi kinh nghiệm thực hiện và phải có sự đôn đốc, kiểm tra của trường, của
tổ chuyên môn, của các đoàn thể.

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 12



Saïng kiãún kinh nghiãûm
C. KẾT LUẬN :
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là rất cần thiết ở
trường tiểu học vì qua đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Qua các hoạt động tập thể ở trường, ở lớp các em được khích lệ, được thể hiện
mình, được giao lưu học hỏi, được chia sẻ và góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực không
thể hoàn thiện ngày một ngày hai, không phải tự nhiên mà có, mà là cả một quá
trình nỗ lực phấn đấu xây dựng phong trào của cả một tập thể, của sự phối kết
hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
Tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh cho học sinh
nói riêng và mọi trẻ em nói chung là trách nhiệm của mỗi nhà trường, của mọi
người, của toàn xã hội và của cả cộng đồng.
Mỗi nhà trường cần có chương trình cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để tất
cả học sinh trong trường được tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể vui
tươi, lành mạnh; góp phần nâng cao chất lượng học tập và phát triển toàn diện.
Làm tốt việc tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh
cho học sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích không những cho bản thân từng học sinh
mà cho cả nhà trường và toàn xã hội.
Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh cho học
sinh tại nhà trường sẽ có những tác động tích cực đối với sự nghiệp giáo dục địa
phương, đó là :
- Phối hợp tốt và có hiệu quả các môi trường giáo dục (gia đình, nhà
trường và xã hội), chất lượng giáo dục toàn diện ngày một nâng cao và bền
vững, tạo được uy tín và khẳng định "thương hiệu" của nhà trường.
- Thông qua hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh giúp học sinh biết thực
hiện tốt hơn trong các hoạt động tập thể, biết yêu thương, đoàn kết hơn, hạn chế
học sinh vi phạm các qui định của trường lớp. Các mối quan hệ trong nhà trường
tốt hơn, góp phần xây dựng nội bộ nhà trường đoàn kết, thân thiện. Phụ huynh
học sinh luôn gần gũi và tham gia nhiều hoạt động cùng nhà trường. Việc phối

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 13


Saïng kiãún kinh nghiãûm
hợp với địa phương và các ban ngành đoàn thể luôn thuận lợi và đạt hiệu quả
cao.
- Nhìn chung, học sinh tham gia các hoạt động của nhà trường chủ động,
tích cực, tự nhiên hơn. Trò chơi dân gian đã trở thành một nội dung không thể
thiếu trong hoạt động tập thể của học sinh Trần Bình Trọng; góp phần tăng
cường đời sống văn hoá trong cộng đồng.
Những việc mà nhà trường làm được, đã nêu ra trong sáng kiến kinh
nghiệm này là một đóng góp công sức nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả như
mong muốn. Rất mong được các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp chân
tình góp ý xây dựng.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Hỷ

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 14


Saïng kiãún kinh nghiãûm
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích chọn đề tài

III. Giới hạn, phạm vi đề tài
B. NỘI DUNG
I. Khảo sát thực trạng của nhà trường
II. Một số biện pháp thực hiện Công tác vận động, tuyên
truyền và các phương thức triển khai
III. Các công việc cụ thể đã thực hiện
IV. Một số kết quả đạt được
V. Một số kinh nghiệm bước đầu
C. KẾT LUẬN:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
MỤC LỤC

Người thực hiện: Nguyễn Hỷ

Trang 1-3
Trang 1
Trang 3
Trang 3
Trang 4-11
Trang 4
Trang 5
Trang 7
Trang 8
Trang 11
Trang 13-14
Trang 15-28
Trang 29

Trang 15




×