Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Lập kế hoạch bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy công ty sản xuất bao bì thanh phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.28 KB, 18 trang )

Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

BÁO CÁO
LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CÔNG TY SẢN
XUẤT BAO BÌ THANH PHÁT

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Hồ Dương Đông
Sinh viên thực hiện : Nhóm 3G1B
Lớp

: 10QLCN


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................3
I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP BAO BÌ THANH PHÁT ......................................................4
1.1 Giới thiệu chung về công ty .............................................................................................4
1.2 Giới thiệu về hệ thống phòng cháy chữa cháy của xí nghiệp: ......................................5
1.2.1 Đặt vấn đề: ...................................................................................................................5
1.2.2 Tình trạng bảo dưỡng hệ thống PCCC tại xí nghiệp: ..................................................6
1.3 Nhận xét .............................................................................................................................7
II. LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG CHO HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Ở XÍ
NGHIỆP THANH PHÁT: ..........................................................................................................7
2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống PCCC: ...........................................................................................7


2.2 Mô tả hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động ở phân xưởng: ..............................9
2.3 Những điều kiện để hệ thống hoạt động:......................................................................10
2.4 Dán nhãn thiết bị: ...........................................................................................................11
2.5 Hồ sơ bảo dưỡng thiết bị ................................................................................................12
2.6 Bảng ma trận FMEA ......................................................................................................13
2.7 Lập kế hoạch bảo dưỡng. ...............................................................................................15
Đề xuất-kiến nghị : ..........................................................................................................16
2.8 Tác dụng việc lập kế hoạch bảo dưỡng ........................................................................16
KẾT LUẬN ................................................................................................................................17

2


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

LỜI NÓI ĐẦU
Do việc cạnh tranh toàn cầu, thị trường hiện nay đã mở rộng cho toàn bộ các nước
có thể cạnh tranh từ bên ngoài. Trong hoàn cảnh đó, chi phí sản xuất phải đảm bảo được
hiệu suất trở nên cốt yếu. Vì vậy các nhà kinh doanh sản xuất phải đảm bảo được hiệu suất
tối đa của công tác bảo dưỡng.
Đối với thiết bị đắt tiền cần phải có tính sẵn sàng làm việc cao và liên tục để đảm
bảo cho chủ đầu tư thu hồi vốn nhanh chóng, bất cứ trường hợp nào dừng máy sẽ làm cho giá
thành sản phẩm trở nên rất cao. Phòng tránh sự cố nghiêm trọng, mặc dù tiến bộ công
nghệ đem lại lợi ích rất nhiều cho con người nhưng cũng mang lại nhiều sự cố phải trả giá
đắt do thiếu quan tâm đến công tác bảo dưỡng. Nhận thức về bảo vệ môi trường của người
dân nói chung và người tiêu dùng nói riêng ngày càng cao hơn buộc các nhà sản xuất cần
phải đưa ra các sản phẩm có tiêu chuẩn khắt khe hơn về bảo vệ môi trường, do đó công tác
bảo dưỡng hiện nay cần quan tâm đúng mức để đảm bảo việc bảo vệ môi trường tốt hơn.

Bảo dưỡng là tập hợp các hoạt động cần thiết để duy trì thiết bị trong trạng thái mới
như ban đầu. Các hoạt động này bao gồm: lau chùi, sửa chữa nhỏ và các công việc khác
như thay băng truyền chuyển động, tra dầu mỡ, bôi trơn..các công việc lớn như thay thế
máy móc, động cơ và dây chuyền, đại tu, thay thế thiết bị.
Qua quá trình thực tập, được tìm hiểu và tiếp xúc với các công việc sản xuất, hành
chính, chúng em đã chọn đề tài “Lập kế hoạch bảo dưỡng tại xí nghiệp bao bì Thanh Phát” là
nội dung chính cho bài báo cáo thực tập công nhân của mình.
Nội dung đề tại gồm 2 mục:
1: Khái quát chung về xí nghiệp bao bì Thanh Phát
2: Lập kế hoạch bảo dưỡng PCCC của Xí nghiệp
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Hồ Dương Đông
và sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Xí nghiệp bao bì Thanh Phát đã giúp
chúng em hoàn thành bài báo cáo này. Do thời gian đi thực tế khá ngắn và khả năng còn
nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận
được các ý kiển đóng góp của thầy giáo và ban lãnh đạo công ty để bài viết được hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP BAO BÌ THANH PHÁT
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Xí Nghiệp Bao Bì Thanh Phát đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0029/QĐ-UB ngày 16 tháng 10 năm 2000.
Tên gọi: Xí Nghiệp Bao Bì Thanh Phát

Địa chỉ: 856/1 Trần Cao Vân- thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 05113.756452

fax: 05113.759441

Email:
Mã số thuế: 0400365608
Giám đốc hiện hành: bà Nguyễn Thị Trang
Tài khoản số: 0050100000776004 tại NH TMCP Phương Đông
Xí nghiệp Bao Bì Thanh Phát là đơn vị chuyên sản xuất giấy và bao bì thùng carton
cung cấp cho các ngành công nghiệp xuất khẩu và công nghiệp tiêu dùng trong nước, sản xuất
in ấn bao bì và cung cấp các loại bao bì giấy trong ngành điện , điện tử... các ngành công
nghiệp xuất khẩu và công nghiệp. Với qui trình đồng bộ và khép kín Xí nghiệp cung cấp các
loại bao bì thùng carton 3 lớp, 5 lớp, tấm lót, vách ngăn, hộp đèn...
Xí Nghiệp đã hoạt động trong 14 năm vượt qua nhiều khó khăn và nay đã có thị trường
rộng và có nhiều kinh nghiệm hoạt động. Cùng với đội ngũ nhân viên lao động lành nghề và
sự quản lý năng động của bộ phận quản lý. Xí nghiệp đã tạo được uy tín thương hiệu và chất
lượng sản phẩm: Sản phẩm chất lượng tốt, thùng carton có độ cứng cao.
Xí nghiệp gồm có 2 phân xưởng chính là: xưởng xeo và xưởng bao bì.
Quá trình sản xuất bột giấy tái chế là một vòng tuần hoàn khép kín. Từ phân xưởng xeo,
giấy được tạo ra chuyển tiếp đến phân xưởng bao bì để gia công thành sản phẩm giấy, lượng
giấy bị lỗi, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tiếp tục được đưa trở lại phân xưởng xeo để tái tạo
lại. Trong quá trình sản xuất giấy, không chỉ lượng phế thải được đưa vào sử dụng lại mà còn
kể đến lượng nước thải ra trong quá trình nghiền, trộn cũng được dùng lại.
Sản xuất bột giấy tái chế là quá trình hướng đến sự hạn chế gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp sản xuất. Với 2 phân xưởng chính, hệ thống máy móc đầy đủ, và sự vận hành ổn
4


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp


GVHD: ThS Hồ Dương Đông

định của hệ thống, xí nghiệp đã có được chỗ đứng nhất định của mình trên thị trường sản xuất
giấy, bao bì.
Sơ đồ nguyên tắc sản xuất giấy:

I

II

III

I.

Khâu chế biến nguyên liệu

II.

Gia công nguyên liệu sau chế biến

III.

Hệ thống máy tạo tờ giấy

IV.

Gia công giấy sau tạo tờ

IV


Hình 1: phân xưởng bao bì và phân xưởng xeo

1.2 Giới thiệu về hệ thống phòng cháy chữa cháy của xí nghiệp:
1.2.1 Đặt vấn đề:
Hệ thống Phòng cháy chữa cháy là một trong những hệ thống quan trọng và không thể
thiếu đối với các nhà máy hiện nay. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ
tài sản và tính mạng con người. Đặc biệt là với xí nghiệp sản xuất giấy, có nhiều vật liệu dể
5


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

cháy thì hệ thống PCCC lại có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chủ đầu tư đã bỏ ra một
nguồn kinh phí lớn cho việc lắp đặt một hệ thống báo cháy, chữa cháy. Tuy nhiên sau khi hòan
thành và đưa vào khai thác, sử dụng không ít lần hệ thống gặp trục trặc, do lâu ngày
không kiểm tra nên đến lúc cháy không hoạt động, một số khó khăn khác trong quá trình sử
dụng do nguời dùng không nắm bắt hết toàn bộ hệ thống... gây thiệt hại lớn về tài sản và tính
mạng con nguời, khiến cho việc đầu tư ban đầu trở nên không hiệu quả.
An toàn cháy nỗ là một việc cần được xí nghiệp hết sức quan tâm, vì vậy việc bảo dưỡng
hệ thống PCCC là hết sức quan trọng và được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên. Công tác này
phải được thực hiện hàng tuần và liên tục để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động sản xuất và
kinh doanh của nhà máy.
1.2.2 Tình trạng bảo dưỡng hệ thống PCCC tại xí nghiệp:

Hình 2: Tình trạng bảo dưỡng tại xí nghiệp Thanh Phát
Để chống lại việc hệ thống bị hỏng hóc hoặc gỉ sét không hoạt động khi có hỏa hoạn,
Xí nghiệp cũng đang thực hiện một số hình thức bảo dưỡng như: bảo dưỡng định kỳ và bảo

dưỡng sữa chữa để hệ thống được hoạt động.
- Đối với hình thức bảo dưỡng định kỳ: được xí nghiệp lên kế hoạch cho thời gian sửa chữa cụ
thể cho từng loại máy móc, thiết bị.
6


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

- Đối với hình thức bảo dưỡng sửa chữa:
+ Đối với những hư hỏng nhỏ như hỏng đường ống dẫn, các nút điều khiển trên máy, chuông
báo, van… thì công nhân trực tiếp sửa chữa.
+ Đối với những hư hỏng lớn như hỏng mạch điện và các bộ phận phức tạp khác trong máy
móc thì công ty sẽ chụp ảnh gửi đến nhà cung cấp để họ phân tích và hướng dẫn sửa chữa.
- Ngoài ra đối với những hư hỏng nhỏ về điện, hơi công ty cũng có thể thuê nhân viên sữa
chữa bên ngoài vào sửa chữa.
1.3 Nhận xét
Việc sử dụng phối hợp giữa các phương pháp bảo dưỡng của xí nghiệp là tương đối hợp lý,
nhưng để giảm thiểu khả năng hỏng hóc của máy móc và chủ động trong việc sửa chữa, hạn
chế tình trạng hư hỏng mà cần dùng trong lúc bất thì xí nghiệp nên thay thế phương pháp bảo
dưỡng sửa chữa bằng việc sử dụng phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa theo tình trạng thiết
bị bằng việc đầu tư xây dựng một hệ thống giám sát, chẩn đoán tình trạng thiết bị để chủ động
hơn trong việc sửa chữa và hạn chế hỏng hóc bất ngờ.

II. LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG CHO HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Ở XÍ NGHIỆP THANH PHÁT:
2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống PCCC:
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện
tượng về sự cháy chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các

tia lửa, các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn nhận tín hiệu và truyền thông tin của
sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí
nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone hay địa chỉ) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra
là bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để
mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

7


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

Hình 3: Sơ đồ minh họa hoạt động hệ thống PCCC
8


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

2.2 Mô tả hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động ở phân xưởng:
Hệ thống kỹ thuật của xí nghiệp hoạt động liên tục 12 tháng/năm, hoạt động trong
điều kiện điện được cung cấp ổn định với điện áp 250V/50Hz và áp suất nước đạt 0,4 –
0,7 Mpa.

Hình 4: Mô tả sơ đồ hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động
Bảng 1: Thiết bị của hệ thống PCCC
1


Bình chữa cháy

2
3

Hệ thống ống dẫn
Đầu phun sprinkler

4

Màn hình hiển thị

5
6

Chuông báo
Bộ phận kích hoạt hệ thống bằng tay

7

Đồng hồ chỉ thị hệ thống hoạt động

8
9

Đầu báo
Màn chắn lửa

10


Tủ trung tâm
9


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

2.3 Những điều kiện để hệ thống hoạt động:
Để biết được những điều kiện để hệ thống hoạt động ta nên đưa ra bảng câu hỏi để hiểu sâu
hơn về hệ thống.
Bảng 2: Bảng câu hỏi 5W1H về điều kiện hoạt động hệ thống
Câu hỏi đặt ra

Câu trả lời

Ai chịu trách nhiệm - Công nhân phụ trách bảo dưỡng hệ thống PCCC của xí
trong việc bảo dưỡng? nghiệp.
WHO?
Hệ thống PCCC hoạt - Hệ thống điện được đảm bảo. Nếu cúp điện thì có
động khi nào?
accquy dự phòng
WHEN?

- Hệ thống nước được bơm đầy đủ

Hệ thống hoạt động như - Khi có sự cố cháy nỗ xảy ra, kích hoạt bộ lập trình
thế nào?
trong thời gian 5 phút sẽ kích hoạt bộ điều khiển van điện
HOW?

từ hoạt động, kích hoạt xả tại khu vực đó.
Hệ thống PCCC ngừng - Nước trong bể dự trữ hết
hoạt động do đâu?
- Van và đường ống dẫn nước hư hỏng
WHY?
Các yếu tố ảnh hưởng - Tác nhân hóa học
đến quá trình hoạt động - Oxy hóa hệ thống.
của hệ thống?
- Tác động cơ học
WHAT?
- Hư hỏng hệ thống điện
Hệ thống được lắp đặt ở - Hệ thống báo cháy được lắp đặt ngay ở các phân xưởng
đâu?
xeo và phân xưởng bao bì, kho thành phẩm được chú ý
WHERE?
quan tâm. Ụ cát ở phía bên ngoài và các bể nước dự trữ
được lắp đặt xung quanh xí nghiệp.

10


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

2.4 Dán nhãn thiết bị:
Để đạt hiệu quả và nhận biết chính xác các thiết bị , và khi can thiệp thì kỹ thuật viên tiếp cận
nhanh, ta cần đặt ký hiệu cho từng loại phân theo cấp độ ưu tiên cũng như vị trí , chức
năng .Việc dán nhãn này thực hiện như sau:
Bảng 3: Dán nhãn thiết bị .

Hệ
thống

Chữa
cháy

Tên gọi

Vị trí

Mã hiệu

Vị trí

Mã hiệu

Bình chữa cháy 1

xx

CB1.xx

xy

CB1.xy

Bình chữa cháy 2

xx


CB2.xx

xy

CB2.xy

Bình chữa cháy 3

xx

CB3.xx

xy

CB3.xy

Bình chữa cháy 4

xx

CB4.xx

xy

CB4.xy

Hệ thống dẫn 1

xx bên ngoài


CD1.xxo xy bên ngoài

CD1.xyo

Hệ thống dẫn 1

xx bên trong

CD1.xxi

xy bên trong

CD1.xyi

Hệ thống dẫn 2

xx

CD2.xx

xy

CD2.xy

xx gắn trên

CP-

xy gắn trên


CD1.xxi

CD1.xxi

CD1.xyi

xx gắn trên

CP-

xy gắn trên

Đầu phun sprinkler 2

CD2.xx

CD2.xx

CD2.xy

CP-CD2.xy

Màn hình hiển thị

xx

BM.xx

xy


BM.xy

Chuông báo 1

xx bên ngoài

BC1.xxo

xy bên ngoài

BC1.xyo

Chuông báo 2

xx bên trong

BC2.xxi

xy bên trong

BC2.xyi

xx bên ngoài

BT1.xxo

xy bên ngoài

BT1.xyo


xx bên trong

BT2.xxi

xy bên trong

BT2.xyi

hoạt động

xx

BG.xx

xy

BG.xy

Đầu báo cháy (cảm

xx

BS.xx

xy

BS.xy

Đầu phun sprinkler 1


CP-CD1.xyi

Bộ phận kích hoạt hệ
Báo

thống bằng tay 1

cháy

Bộ phận kích hoạt hệ
thống bằng tay 2
Đồng hồ chỉ thị chế độ

11


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

biến )
Tủ trung tâm

xx

BTT.xx

xx tất cả các
Màn chắn lửa


cửa

xx

BTT.xy

xx tất cả các
MC.xx

cửa

MC.xy

2.5 Hồ sơ bảo dưỡng thiết bị
Do tác động ngoại lực và yếu tố môi trường ,các thiết bị có khả năng ngừng hoạt động ,hoạt
động kém , không đúng công suất thiết kế gây ra rủi ro cao nếu có hỏa hoạn . Các dạng hư
hỏng này được liệt kê ở bảng sau :
Bảng 4: Các dạng hư hỏng và nguyên nhân.
Hệ thống

Tên gọi
Bình chữa
cháy 1

Chữa
cháy

Hư hỏng

Rò khí do hở van , kích


Thiếu áp suất

hoạt mà không nạp trở lại .

Khí không sạch

Hệ thống dẫn

Góp khí kém

Đầu phun

Phun không đủ phạm vi thiết

sprinkler

kế

Màn hình
hiển thị

Do hệ thống dẫn không
nạp đủ áp suất , ăn mòn
Tác động ngoại lực , hư

Hiển thị kém

hỏng hệ thống điện


Không hoạt động

Bộ phận kích
Không hoạt động

bằng tay
Đồng hồ chỉ

FM200 không đảm bảo

hóa học , oxi hóa kim phun

Báo cháy chớp
hoạt hệ thống

Quá trình nạp lại khí

Rò van

Chuông báo
kiêm đèn

Nguyên nhân

Hiển thị sai

Tác động ngoại lực , hư
hỏng hệ thống điện
Tác động ngoại lực , hư
hỏng hệ thống điện

Oxi hóa đầu nối

12


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

thị chế độ
hoạt động
Đầu báo cháy
(cảm biến )

Không hoạt động, kém nhạy,

Hư rơ-le do cháy nổ , chập

hoạt động không đảm bảo yêu

điện , oxi hóa khi tiếp xúc

cầu

tác nhân môi trường

Sụt áp , Acqui không cung cấp
Tủ trung tâm

đủ 15 phút hoạt động , nối đất

áp không đạt yêu cầu , chống

Hư hỏng hệ thống điện

sét kém
Màn chắn lửa

Tác động ngoại lực

Rách nát

Như vậy có thể phân loại các hư hỏng này theo tiêu chí như sau :
Bảng 5 : Phân loại hư hỏng
Stt
1

2

3

Phân loại
Tác động hóa học

Tác động cơ học

Do cấp điện

Hình thức hư hỏng

Ký hiệu


Oxi hóa

1.1

Ăn mòn hóa học

1.2

Tác động ngoại lực

2.1

rò van do mài mòn

2.2

Tắc ống

2.3

Thiếu áp suất

2.4

Hư hỏng hệ thống điện 3.1

2.6 Bảng ma trận FMEA

Dựa trên bảng chức năng hệ thống và hư hỏng chức năng, chúng ta thiết lập được

bảng ma trận giống bảng sau đây:

13


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

Bảng 6: Bảng ma trận FMEA.
Hư hỏng

Tên gọi

1.1 1.2 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1

Bình chữa cháy 1

x

x

Hệ thống dẫn

x

Đầu phun sprinkler

x


x

x
x

Màn hình hiển thị

x

x

Chuông báo kiêm đèn chớp

x

x

Bộ phận kích hoạt hệ thống bằng tay

x

x

Đồng hồ chỉ thị chế độ hoạt động

x

Đầu báo cháy (cảm biến )

x


x

Tủ trung tâm

x

Màn chắn lửa

x

14


2.7 Lập kế hoạch bảo dưỡng.
Bảng 7 : Phân tích độ tin cậy.
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11

12
13
14
15
16
17

Mã hiệu
CB1.xx
CB2.xx
CB3.xx
CB4.xx
CD1.xx
o
CD1.xx
i
CD2.xx
CPCD1.xx
i
CPCD2.xx
BM.xx
BC1.xx
o
BC2.xx
i
BT1.xx
o
BT2.xxi
BG.xx
BS.xx

BTT.xx

Upti
me

Downt
ime

Number of
breakdowns

355

10

2

364

1

6

354

11

5

360


5

12

356

9

12

356

9

11

355

10

2

359

6

14

362


3

13

357

8

8

350

15

12

355

10

3

350

15

9

354


11

4

350

15

11

356

9

9

354

11

14

MT
TF
172.
50
60.5
0
68.6

0
29.5
8
28.9
2
31.5
5
172.
50
25.2
1
27.6
2
43.6
3
27.9
2
115.
00
37.2
2
85.7
5
30.4
5
38.5
6
24.5
0


MT
TR
5.00
0.17
2.20
0.42
0.75
0.82
5.00

0.43
0.23
1.00
1.25
3.33
1.67
2.75
1.36
1.00
0.79

MT
BF
177.
50
60.6
7
70.8
0
30.0

0
29.6
7
32.3
6
177.
50

Sẵn sàng
thiết bị
97.260274
%
99.726027
%
96.986301
%
98.630137
%
97.534247
%
97.534247
%
97.260274
%

Tỉ lệ
lỗi
2.7397
26%
0.2739

73%
3.0136
99%
1.3698
63%
2.4657
53%
2.4657
53%
2.7397
26%

25.6
4
27.8
5
44.6
3
29.1
7
118.
33
38.8
9
88.5
0
31.8
2
39.5
6

25.2
9

98.356164
%
99.178082
%
97.808219
%
95.890411
%
97.260274
%
95.890411
%
96.986301
%
95.890411
%
97.534247
%
96.986301
%

1.6438
36%
0.8219
18%
2.1917
81%

4.1095
89%
2.7397
26%
4.1095
89%
3.0136
99%
4.1095
89%
2.4657
53%
3.0136
99%

Sẵn sàng
nhóm

Sẵn sàng
hệ thống

Ghi chú
Trường hợp 3 bình hỏng bình còn
lại vẫn đáp ứng

99.999997%

97.534247%

92.51050

7%

97.534247%
97.260274%
1 Trong 2 hệ đầu phun vẫn có thể
đáp ứng hệ thống
99.986489%
Màn hình hỏng hệ thống vẫn hoạt
động

97.808219%
99.887409%

99.876149%

95.890411%
97.534247%
96.986301%

94.37132
8%
Đồng hồ trạng thái hỏng hệ thống
vẫn hoạt động


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

Như vậy có thể tính được độ sẵn sàng của toàn bộ hệ thống như sau :

Độ sẵn sàng HT = 92.510507% x 94.371328% =88.827742%

Có thể thấy độ sẵn sang này quá kém đối với hệ thống PCCC ,các thiết bị dễ hư hỏng nằm hầu
hết ở hệ báo cháy và tần suất xảy ra hư hỏng cao , cao nhất nằm ngay chính tủ trung tâm .
Đề xuất-kiến nghị :
1. Dựa vào tình trạng trên có thể thấy :
a. Do công ty tự bảo dưỡng mà không sử dụng các dịch vụ bảo dưỡng chuyên
nghiệp về hệ thống PCCC .
b. Hệ thống lắp đặt đã cũ .
c. Hệ thống điện không đáp ứng tốt .
d. Môi trường nhà máy không được đo đạc kỹ lưỡng trước khi lắp đặt gây ra tình
trạng ăn mòn không kiểm soát .
2. Đề xuất :
a. Đấu thầu lắp ráp , sửa chữa lại toàn bộ hệ thống điện
b. Lắp mới Tủ trung tâm , thiết bị báo cháy , báo khói , và các thiết bị ngoại vi .
c. Bảo dưỡng tốt hơn hệ thống điện nhà máy , đo đạc kỹ lưỡng trước khi đấu nối
với HT PCCC
d. Đưa thêm danh mục bảo dưỡng riêng Acqui tủ điện và đặt mức ưu tiên cao cho
danh mục này.
2.8 Tác dụng việc lập kế hoạch bảo dưỡng
Với việc lập kế hoạch bảo dưỡng đã đưa lại những hiệu quả to lớn cho công ty như:
- Tự tin cho hoạt động sản xuất của xí nghiệp.
- Đảm bảo an toàn cho các hoạt động sản xuất.
- Việc khắc phục sự cố, hư hại do cháy nổ diễn ra chủ động hơn.
- Thiết bị ở tình trạng tốt, giảm hư hại cho hệ thống .
- Khi các thiết bị sẵn sàng hoạt động vào lúc cần thiết với chất lượng thực hiện tốt thì sản

xuất đảm bảo liên tục với công suất cao.
16



Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

- Các công việc bảo dưỡng-bảo trì được thực hiện suôn sẻ, có kế hoạch đối phó với
các sự cố hư hỏng do đoán biết được chu kỳ hư hỏng của hệ thống và từng thiết bị .
- Tiết kiệm chi phí do tuổi thọ thiết bị được tăng đáng kể và chi phí trực tiếp cho việc
sửa chữa khi các vân đề được chẩn đoán và phát hiện sớm giảm đi khá nhiều. Song
song với giảm chi phí, tác động môi trường tới các thiết bị cũng được giảm thiểu.

17


Báo cáo bảo dưỡng công nghiệp

GVHD: ThS Hồ Dương Đông

KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập, việc bảo trì, bảo dưỡng cho máy móc thiết bị được thực hiện
trong các nhà máy nhà xưởng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Hiện nay, ngành bảo dưỡng ở hầu hết các doanh nghiệp đều khá lạc hậu và không
được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó nên hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị vẫn còn
thấp. Do đó, để đạt được hiệu quả sử dụng trang thiết bị tối đa, các doanh nghiệp cần nhanh
chóng triển khai ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật bảo dưỡng hiện đại.
Từ việc khảo sát và nghiên cứu tình hình bảo trì thực tế tại công ty cùng những lợi ích
to lớn của kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng mang lại, nhóm đã lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ
thống PCCC cho xí nghiệp sản xuất bao bì Thanh Phát.
Trên đây là toàn bộ kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng nhóm đã lập nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của công tác PCCC của công ty, đồng thời từ đó góp phần an tâm sản xuất, giúp

hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả hơn.
Nhóm sinh viên gồm có:
Nguyễn Hoàng Phúc
Thiều Nhật Quyên
Nguyễn Thúy hằng
Nguyễn Thị Kim Ngân

18



×