Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHỨNG MINH RẰNG ASEAN là một LIÊN kết KHU vực mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.99 KB, 9 trang )

Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

A – LỜI MỞ ĐẦU
Điều 1 Hiến chương ASEAN đã nêu các mục tiêu của ASEAN trong đó có mục tiêu : “ duy
trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và
hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp”.
Vậy để đạt được mục tiêu này ASEAN đã có những hoạt động hợp tác ngoại khối như thế
nào? Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu các hoạt động hợp tác ngoại khối của ASEAN để
qua đó thấy được ASEAN là một liên kết khu vực “mở”.
B – NỘI DUNG
1 . Cơ sở pháp lý
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của hợp tác ngoại khối, ngay từ khi thành lập, ASEAN
đã được xác định là một khu vực “mở”, “hướng ra bên ngoài”. Tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Bali, Inđônêsia tháng 2 năm 1976, các quốc gia ASEAN
đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), trong đó, chính thức khẳng
định xu thế mở rộng quan hệ hợp tác của ASEAN với các nước thứ ba. Điều 6 TAC xác
định rõ: “...các bên sẽ tiếp tục tìm mọi phương cách để hợp tác chặt chẽ và cùng có lợi với
các nước khác cũng như với tổ chức quốc tế và khu vực nằm ngoài khu vực”.
Tiếp đó là Hiến chương ASEAN đã dành chương XII đề cập đến quan hệ đối ngoại của
Hiệp hội, trong đó xác định các mục tiêu, nguyên tắc, định hướng, cơ chế và các vấn đề liên
quan nhằm đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của ASEAN. Khoản 1 Điều 41 Hiến chương
ASEAN đã khẳng định: “ ASEAN sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và đối thoại, hợp tác, đối
tác cùng có lợi với các quốc gia, các tổ chức và thể chế tiểu khu vực, khu vực và quốc tế”.
Cùng với TAC, Hiến chương ASEAN đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để ASEAN
phát triển các quan hệ hợp tác ngoại khối trên tất cả các lĩnh vực.
2 . ASEAN là một liên kết khu vực “mở”
ASEAN là một liên kết khu vực “mở” thể hiện qua việc ASEAN triển khai thực hiện hợp
tác ngoại khối trên tất cả các lĩnh vực : an ninh – chính trị, kinh tế - thương mại và văn hóa
– xã hội.



Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

2.1. Hợp tác về kinh tế, thương mại
 Hợp tác ASEAN + 1
 ASEAN – Hoa Kỳ
Hoa kỳ là thị trường quan trọng hàng đầu của ASEAN và là một nhân tố quyết định cho sự
tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. Hoa kỳ tiếp cận hợp tác kinh tế với ASEAN
theo gó độ song phương với từng thành viên ASEAN trước khi chuyển sang hợp tác đa
phương với tất cả Hiệp hội. Tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương (APEC) tổ chức tại Los Cabos, Mêhicô tháng 10 năm 2002, Tổng thống Hoa
Kỳ đã đưa ra “ Sáng kiến vì một ASEAN năng động”(EAI). Sáng kiến này được khởi đầu
bằng việc Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại tự do song phương toàn diện với một số quốc
gia ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippin... tiếp theo đó Thỏa thuận khung về hợp
tác thương mại và đầu tư ASEAN – Hoa Kỳ (TIFA) cũng đã được các bên ký kết tháng 8
năm 2006.
 Hợp tác ASEAN – EU
EU là đối tác quan trọng, là bên đối thoại đầu tiên, lâu đời nhất của ASEAN và hiện nay
đang hưởng quy chế đối thoại chính thức. Năm 1972 EU đã là một “bên đối thoại” của
ASEAN khi Ủy ban phối hợp đặc biệt ASEAN(SCCAN) được thành lập để thương lượng
với EU về những vấn đề thương mại. Hợp tác ASEAN – EU được thể chế hóa hơn nữa khi
cơ chế Hội nghị bộ trưởng ASEAN – EU ra đời từ năm 1978 và Hiệp định hợp tác ASEAN
– EU năm 1980 được ký kết. Tháng 2/1997, hai bên ký kết Tuyên bố chung thỏa thuận về
việc ký các nghị định thư hợp tác theo từng lĩnh vực.
Quan hệ hợp tác ASEAN – EU trong lĩnh vực kinh tế - thương mại:các vấn đề thường được
ưu tiên thảo luận giữa hai bên là trao đổi hàng hóa, tiếp cận thị trường và Hệ thống ưu đãi
chung GSP mà EU dành cho các nước ASEAN nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa của
ASEAN vào thị trường EU. EU là đối tác cung cấp ODA lớn thứ hai cho khu vực.
 Hợp tác ASEAN – Australia và New Zealand



Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Thành tựu nổi bật trong hợp tác ASEAN – Australia và New Zealand là xây dựng được
Liên kết giữa Khu vực thương mại tự do ASEAN và Khu vực kinh tế gần gũi Australia –
New Zealand (Liên kết AFTA – CER). Liên kết AFTA – CER được hình thành trên cơ sở
các thỏa thuận đạt được sau Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN tổ chức tại Thái Lan tháng
9 năm 1994.
Tháng 2 /2009, các bên đã ký kết Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN –
Australia – New Zealand (AANZFTA) dựa trên chuẩn mực của WTO. Hiệp định bao gồm
những cam kết về lộ trình cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, mở cửa thị trường dịch vụ ,
cam kết di chuyển thể nhân, các thỏa thuận riêng biệt trong nhiều lĩnh vực quan trọng như
phụ lục về dịch vụ tài chính, viễn thông...Theo kế hoạch đến năm 2018, ASEAN, Australia,
New Zealand cùng cam kết xóa bỏ thuế quan với ít nhất 90% số dòng thuế. Đồng thời cam
kết thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ nhằm đảm bảo các biện pháp phi thuế quan sẽ không
tạo ra rào cản thương mại.
 Hợp tác ASEAN +3
Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ hai tổ chức vào tháng 5/2000, ASEAN+3 đã quyết
định các phương hướng, nguyên tắc triển khai các dự án hợp tác kinh tế.
Hiện nay các nước ASEAN+3 đang hướng tới thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện
(CEPEA) và hình thành Khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) nhằm nhanh chóng
thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư giữa các nước
ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á.
Ngoài ra, hợp tác kinh tế giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn và quan trọng khác như Mỹ,
Nga, Ca-na-đa.. đang ngày càng được tăng cường, góp phần tích cực vào sự phát triển
thương mại giữa ASEAN với các đối tác. Nhiều hình thức liên kết kinh tế với các đối tác
bên ngoài, trong tương lai, sẽ tạo nên mạng lưới đan kết có tâm là ASEAN.
2.2.Hợp tác về an ninh chính trị


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục


Hợp tác ngoại khối của ASEAN trong lĩnh vực an ninh – chinh trị được thiết lập thông qua
cơ chế hợp tác an ninh song phương và đa phương. Hợp tác ngoại khối về an ninh – chính
trị của ASEAN chủ yếu được thiết lập và phát triển trên cơ sở TAC, Hiệp ước khu vực
Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân năm 1995 (SEANWFZ), Tuyên bố chung ASEAN
– Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), các tuyên bố, văn
kiện pháp lý của Diễn đàn khu vực ASEAN...
Hợp tác ngoại khối trong lĩnh vực an ninh – chính trị của ASEAN rất đa dạng từ những vấn
đề an ninh truyền thống như giải quyết tranh chấp lãnh thổ, giải trừ vũ khí hạt nhân, đăng
kiểm vũ khí...đến những vấn đề an ninh phi truyền thống như hợp tác chống khủng bố quốc
tế và các tội phạm xuyên quốc gia khác( rửa tiền, buôn lậu vũ khí, sản xuất và buôn bán ma
túy bất hợp pháp, vận chuyển bất hợp pháp nguyên liệu hạt nhân, hóa học, sinh học và các
nguyên liệu giết người khác...).
 Hợp tác với Hoa kỳ
Về hợp tác an ninh – chính trị, Hoa Kỳ đã tham gia vào các cơ chế hợp tác chính trị - an
ninh ngoại khối quan trọng của ASEAN, như diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ
trưởng quốc phòng ASEAN cộng (ADMM+)( đã được tổ chức lần đầu tiên năm 2010 với
sự tham gia của Bộ trưởng quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 nước đối thoại của ASEAN
đáp ứng tốt nhất các nguyên tắc kết nạp thành viên đã được thông qua tại Hội nghị
ADMM-4, bao gồm Ôxtrâylia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Niu Dilân, Hàn Quốc, Nga
và Mỹ) và Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN với các nước đối thoại (PMC). ASEAN
và Hoa Kỳ đã ký Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế vào năm 2002 tại
Bandar Seri Begawan. Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hơn nữa quan hệ ASEAN – Hoa
Kỳ vào năm 2005. Tiếp đó, Hoa Kỳ đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông
Nam Á (TAC) vào năm 2009. Đây là một sự tái khẳng định cam kết chính trị và an ninh
của Hoa kỳ đối với khu vực ASEAN. Hoa Kỳ gia nhập TAC sẽ đóng góp quan trọng cho
hòa bình và an ninh khu vực. Cùng thời điểm với việc tham gia TAC, hai bên cũng đã ký
Tuyên bố chung ASEAN – Hoa Kỳ về tăng cường quan hệ đối tác vì sự phát triển hòa bình,
bền vững và thịnh vượng.



Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

 Hợp tác với ASEAN+3
Hợp tác an ninh – chính trị trong khuôn khổ ASEAN+3 đã đạt được những kết quả nhất
định. Thông qua các Hội nghị cấp cao, các nhà lãnh đạo 13 nước đã có cơ hội tiếp xúc
thường xuyên và trao đổi quan điểm về các vẫn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm vì
mục tiêu hòa bình và ổn định ở khu vực. Hợp tác an ninh phi truyền thống cũng đã được
các bên triển khai như hợp tác đấu tranh phòng chống 8 loại tội phạm xuyên quốc gia. Mặt
khác, những thành công trong lĩnh vực an ninh – chính trị của các khuôn khổ hợp tác như
ASEAN+1 và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cũng đã tác động đến nhu cầu và sự cần
thiết phải hợp tác về an ninh – chính trị của 13 thành viên ASEAN+3.
2.3. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
Ngoài kinh tế - thương mại, an ninh – chính trị ASEAN còn duy trì quan hệ hợp tác với các
ngoại khối trên rất nhiều lĩnh vực khác như khoa học công nghệ môi trường, văn hóa, y tế,
giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, phát triển xã hội...
C – KẾT BÀI
Như vậy trong suốt quá trình phát triển, cùng với những tác động bên ngoài cũng như các
yêu cầu nội tại của chính các thành viên ASEAN, hoạt động của ASEAN đã có sự chuyển
biến mạnh mẽ từ một tổ chức khu vực với liên kết lỏng lẻo đã phát triển thành một tổ chức
với liên kết nội khối chặt chẽ và hợp tác ngoại khối ngày càng phát triển. Trong tương lai,
ASEAN và các bên đối tác sẽ nỗ lực mở rộng hợp tác, làm sâu sắc thêm quan hệ, qua đó
tăng cường và củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực, đồng thời tiếp
tục nâng cao vị thế của ASEAN trong cộng đồng quốc tế.


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Danh mục tài liệu tham khảo


1 . Trường Đại học Luật Hà Nội khoa pháp luật quốc tế, Trung tâm luật Châu Á – Thái
Bình Dương, Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội – 2011.
2. Hiến chương ASEAN
3. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
4.Tiến trình hợp tác kinh tế và hội nhập của ASEAN
www.vietnamplus.vn/Home/Tien-trinh-hop-tac-kinh-te-va-hoi-nhap-cuaASEAN/201010/65571.vnplus


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

PHỤ LỤC

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các trưởng đoàn.


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ.

Hội nghị Cấp cao ASEAN+3.


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc.



×