Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo trường mầm non ngô quyền vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIẮÒ DUC TIEU HOC

HÀN THỊ THU HIÈN

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VÈ
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ĐÓI VỚI
S ự PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ MẪU GIÁO
TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN
VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN
• TỐT NGHIỆP
• ĐẠI
• HỌC

C huyên ngành: T âm lý học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. LÊ THANH HÀ

HÀ NỘI, 2015


Danh sách nhũng từ viết tắt

Trò chơi đóng vai theo chủ đề: TCĐVTCĐ


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình ngiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh
về vai trò của các hoạt động vui choi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ
mẫu giáo” tôi đã gặp phải một số khó khăn vì đây là lần đầu tiên nghiên cứu
khoa học. Nhưng nhờ sự cố gắng của bản thân và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy cô giáo cùng với sự động viên, cổ vũ của bạn bè, người thân đã
giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa
Giáo dục Tiểu học. Đặc biệt, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
LÊ THANH HÀ, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu cùng toàn
thể giáo viên, phụ huynh mẫu giáo trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc đã tận tình cộng tác và tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành đề
tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ của đoàn thực tập trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 tại trường mầm non Ngô Quyền.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức song đây là lần đâu tiên tôi thực hiện
nghiên cứu một đề tài khoa học nên chắc chắn không thiếu khỏi những thiếu
sót, rất mong các quý thầy cô cùng toàn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến
để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, thảng 4 năm 2015

Sinh viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài “Tìm hiếu nhận thức của
phụ huynh về vai trò của các hoạt động vui choi đối vói sự phát triển tâm
lý của trẻ mẫu giáo” là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TH.


s. Lê

Thanh Hà. Đe tài tôi nghiên cứu không

trùng với bất kì đề tài nào của các tác giả khác. Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 4 năm 2015

Sinh viên

Hàn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tà i.................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứ u ............................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 2
4. Đối tượng và khách thế nghiên cứu.....................................................2
5. Giả thuyết khoa học.............................................................................. 2
6. Phạm vi nghiên cứ u .............................................................................. 3
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................... 3
8. Phương pháp nghiên cứ u ......................................................................3
9. Cấu trúc khóa luận................................................................................ 4
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận.....................................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề........................................................... 5
1.2. Khái niệm nhận thức.......................................................................... 6

1.3. Khái niệm hoạt động vui chơi........................................................... 7
1.4. Khái niệm Trò chơi đóng vai theo chủ đ ề ....................................... 7
1.5. Khái niệm: nhận thức của cha mẹ về vai trò của trò chơi
ĐVTCĐ.................................................................................................................7
1.6. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ..................................................... 7
1.6.1. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.............. 7
1.6.2. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.............. 8
1.6.3. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.............. 9
1.7. Vai trò của hoạt động vui chơi mà trung tâm là Trò chơi đóng
vai theo chủ đề đối với sự phát triểntâm lí của trẻ mẫu giáo.............................9


Chương 2. Thực trạng nhận thức của phụ huynh về vai trò của hoạt
động vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo trường
mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc...........................................14
2.1. Một số nét khái quát về khách thể nghiên cứu...............................14
2.2. Nhận thức của các bậc phụ huynhvề vai trò của hoạt động vui
chơi đối với sự phát triến tâm lí của trẻ mẫu giáo............................................15
Chương 3. Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của
phụ huynh về vai trò của hoạt động vui choi đối với sự phát triển tâm
lí của trẻ mẫu giáo............................................................................................ 31
3.1. Mục tiêu thử nghiệm.........................................................................31
3.2. Nội dung thử nghiệm........................................................................ 31
3.3. Tiến hành thử nghiệm......................................................................34
3.4. Kết quả thử nghiệm.......................................................................... 35
Kết ỉuận và kiến nghị....................................................................................... 43
Tài liệu tham khảo...........................................................................................46


M Ở ĐÀU

1. Lý do chọn đề tài
“Chơi mà học, học mà chơi” đây là phương châm dạy học phổ biến ở
nhiều trường mầm non hiện nay. Điều đó đủ để khắng định rằng, không chỉ
học mà vui chơi cũng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua các
trò chơi trẻ được phát triển các chức năng tâm lý, hình thành nhân cách và
khám phá môi trường xung quanh. Có thể nói trò chơi là cái nôi nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ mà không gì có thể thay thế được.
Trong kí ức của tôi, cách đây khoảng hơn 20 năm, tuổi thơ của tôi là
những gì gắn liền với các trò chơi dân gian, trò chơi có luật như ô ăn quan,
câu cá, cướp cờ... hay là TCĐVTCĐ như: bác sĩ - bệnh nhân, cô giáo - học
sinh, bán hàng... Vậy nhưng trong xã hội đang phát triển như hiện nay, tôi
chợt nhận thấy rằng những đứa trẻ xung quanh nơi tôi ở không còn được tự
do ra ngoài vui chơi, những trò chơi như ô ăn quan, câu cá và ngay cả những
TCĐVTCĐ cũng dần ít đi, thay vào đó là các trò chơi trên vô tuyến, trên điện
thoại, trên mạng... Hoặc có những đứa trẻ thì phải tập trung vào việc học từ
rất sớm. Tôi có tìm hiểu sơ qua thì thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu là do nhận
thức của các bậc phụ huynh, họ luôn có tâm lý muốn con em mình học càng
nhiều càng tốt hoặc có những người mải mê với công việc mà không chú ý
đến các nhu cầu vui chơi của con cái. Chính vì thế mà tôi quyết định nghiên
cứu về đề tài “ Tìm hiếu nhận thức của phụ huynh về vai trò của hoạt động
vui choi đối với sự phất triển tâm lí của trẻ mẫu giáo. ” Tôi hi vọng với đề
tài này tôi có thể giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng về vai trò của các
hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ, để từ đó các bậc phụ
huynh có các biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ họp lý hơn.

1


2. Mục đích nghiên cún

Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của hoạt động vui
chơi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo trường mầm non Ngô
Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Qua đó nhằm phát hiện thực trạng và nâng
cao nhận thức của phụ huynh về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát
triến tâm lí của trẻ mẫu giáo.
3. Nhiệm vụ nghiên cún
- Lý luận về nhận thức và nhận thức vềvai trò của hoạtđộng vui chơi
đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo.
- Nghiên cứu lí luận: Tổng quan những vấn đề liên quan đến tâm lí trẻ
em.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra.
- Phát hiện thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của
hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo.
- Đe xuất một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của phụ
huynh về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cửu
4.1. Đối tượng nghiên cún
Nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của hoạt động vui chơi đối
với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh
Yên - Vĩnh Phúc.
4.2. Khách thế nghiên cứĩí
Phụ huynh có con em đang học tại các lớp mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi
trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
5. Giả thuyết khoa học
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội đang trên đà phát
triến thì chất lượng cuộc sống của con người cũng được nâng cao. Trẻ em có
2


cơ hội học tập và vui chơi trong những môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều

bậc phụ huynh vì mải mê với công việc mà chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu
học tập và vui chơi của con cái. Hoặc có nhiều bậc phụ huynh chạy đua theo “
phương pháp giáo dục sớm” mà vô tình làm mất đi quyền được vui chơi của
con cái... Trong xã hội, vẫn còn nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự nhận thức
đúng được vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triến tâm lí của trẻ
mẫu giáo. Bởi vậy nếu được hướng dẫn tìm hiểu về vai trò của hoạt động vui
chơi đối với sự phát triến tâm lí của trẻ thì đây là cơ hội đế các bậc phụ huynh
nâng cao nhận thức, góp phần to lớn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
6. Phạm vi nghiên cún
Nghiên cứu tại trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu trên các bậc phụ huynh có con em học tại các lớp mẫu giáo
từ 3 - 56 tuổi thuộc trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu nhận thức của họ về vai trò của hoạt động vui chơi đối với
sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của hoạt
động vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo là rất quan trọng và
cần thiết.Trên cơ sở tìm hiểu ta sẽ phát hiện ra những nhận thức tích cực và
tiêu cực của các bậc phụ huynh về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự
phát triển tâm lí của trẻ. Từ đó, tư vấn những nội dung giáo dục đúng đắn,
phù hợp giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy con đúng khoa học tạo cơ sở để trẻ
phát triến toàn diện.
8. Phương pháp nghiên cún
Phương pháp trò chuyện.
Phương pháp điều tra.
3


Phương pháp phân tích kết quả.

Phương pháp khảo sát thống kê.
Phương pháp tống kết kinh nghiệm.
9. Cấu trúc khóa luận
Ket cấu khóa luận gồm ba phần: Mở đầu; Nội dung; Ket luận và kiến nghị.
Phẩn nội dung bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Thực trạng nhận thức của phụ huynh về vai trò của hoạt
động vui chơi đối với sự phát trỉến tâm lí trẻ mâu giảo.
Chương 3. Một so tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của
phụ huynh về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát trỉến tâm lí của
trẻ mâu giáo.

Ket luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

4


NỘIDUNG
CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cún vấn đề
1.1.1 Các nghiên cún về vai trò của TCĐVTCĐ đối vói sự phát triển tâm
lí của trẻ mẫu giáo trên thế giới.
Hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng trong đời sống trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Chính vì thế, từ lâu
TCĐVTCĐ đã thu hút, lôi cuốn được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực khác nhau như sinh học, xã hội học, tâm lí học, giáo dục
học...

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - nhiều học thuyết trò chơi xuất hiện.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học phát triển TCĐVTCĐ ở trẻ.
Theo N. K. Crupxkia thì: “ Trẻ có nhu cầu chơi vì trẻ mong muốn hiểu
biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa trẻ mẫu giáo rất thích bắt chước người
lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng tuổi. Hoạt động chơi giúp
trẻ thỏa mãn hai nhu cầu trên..
Các nhà tâm lí học, giáo dục Xô Viết như: L. Vưgôtski , A. p.

u



va... cho rằng: TCĐVTCĐ là sản phẩm sáng tạo của trẻ dưới ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường xung quanh. Họ nghiên cứu lịch sử phát triển của trò chơi
trong mối liên quan với chính sự phát triển của xã hội loài người và với sự
thay đối vị trí của đứa trẻ trong hệ thống các mối quan hệ xã hội.
Tuy nhiên tất cả những nghiên cứu này đều khắng định một điều không
thể chói cãi: TCĐVTCĐ mang bản chất xã hội rõ rệt. Đúng như nhà tâm lí
Pháp là Henri Wallon ( 1879 - 1962) trong khi nghiên cứu về TCĐVTCĐ đã
chỉ ra tính phức tạp và đầy mâu thuẫn trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong
TCĐVTCĐ, trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội những năng lực
5


của con người chứa đựng trong thế giới đó. Trẻ luyện tập được năng lực vận
động, cảm giác và những năng lực trí tuệ, luyện tập những chức năng và mối
quan hệ xã hội.
1.1.2. Các nghiên cún về vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển tâm
lí của trẻ mẫu giáo ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, TCĐVTCĐ ở tuổi giáo đã thu hút được nhiều nghiên cứu

của các nhà tâm lí học. Những công trình nghiên cứu của PGS - TS Nguyễn
Ánh Tuyết, những báo cáo khoa học của cố GS - TS Nguyễn Khắc Viện đã
phân tích làm rõ tầm quan trọng của TCĐVTCĐ ở lứa tuổi mẫu giáo.
Đồng thời, các nhà khoa học chỉ ra cấu trúc và những phương pháp
phát triển TCĐVTCĐ ở trẻ.
1.2. Khái nỉệm nhận thức
Đe phán ánh hiện thực khách quan, con người không chỉ bày tỏ thái độ
của mình mà trước hết là nhận thức về thế giới đó. Đe có được cách chăm sóc
cho trẻ được tốt nhất giúp trẻ phát triến tốt về mọi mặt nhất là về mặt tâm lí
của trẻ thì trước hết các bậc phụ huynh phải nhận thức được các giai đoạn
phát triến, các biếu hiện về tâm lí của trẻ. Những hiện tượng tâm lí của con
người (cảm giác, tri giác, tư duy...) nhằm phán ánh hiện thực khách quan, gọi
là hoạt động nhận thức của con người. Hoạt động này mang lại những sản phẩm
khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái
niệm). Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người.
Theo quan điếm triết học Mac - Lênin, nhận thức là quá trình phản ảnh
biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích
cực, năng động sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.[l; 25]
Còn theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện
chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó
con người tư duy và không ngừng tiến đến khách thế [ 1; 224].
6


1.3. Khái nỉệm hoạt động vui choi
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà qua đó trẻ được tự do khám phá
mọi thứ theo cách của riêng mình. Các hoạt động đó do trẻ chủ động chọn lựa
đế chơi, chơi cái gì? Và chơi như thế nào?... Trẻ có thế chơi một mình, chơi
với cha mẹ hay chơi với bạn bè cùng trang lứa.
1.4. Kháỉ niệm Trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi ĐVTCĐ là một hoạt động trò chơi mà trẻem mô phỏng lại
một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào
các vai, tức là ướm mình vào 1 số người nào đó đế hành động theo chức năng
của họ trong mối quan hệ xã hội.
1.5. Khái niệm: nhận thức của phụ huynh về trò chơi ĐVTCĐ
Nhận thức của phụ huynh về trò chơi ĐVTCĐ là những kiến thức, kinh
nghiệm, hiểu biết về cách chơi, luật chơi, cách tổ chức trò chơi và ý nghĩa của
trò chơi đó đối với sự phát triển tâm lí của trẻ. Thông qua trò chơi ĐVTCĐ,
các bậc phụ huynh hiếu được trong giai đoạn này nhu cầu thiết yếu của trẻ
chính là chơi, và hơn lúc nào hết trẻ khát khao được thể hiện mình, được trở
thành người lớn, làm những công việc giống như người lớn... Từ đó các bậc
phụ huynh sẽ hiểu hơn về sự phát triển tâm lí của trẻ trong giai đoạn này và
có những biện pháp tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ một cách họp lí để
giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
1.6. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ
1.6.1. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Trẻ 3 - 4 tuổi có sự chuyển biến rõ rệt về tâm lí. Đó là sự thay thế hoạt
động với đồ vật bằng hoạt động vui chơi. Chính trong hoạt động vui chơi mà
chủ đạo là trò chơi ĐVTCĐ, trẻ được thỏa mãn mọi nhu cầu muốn được sống
và làm việc như người lớn. Thông qua TCĐVTCĐ mà ở trẻ hình thành và
phát triến những phấm chất tốt làm nền tảng cho đạo đức, nhân cách của trẻ.
7


Đó là ý thức kỉ luật, tinh thần đoàn kết, hợp tác, biết yêu thương giúp đỡ bạn
bè và những người xung quanh... trẻ có dịp được thế hiện hành vi, tình cảm,
cảm xúc của mình qua việc đóng các vai khác nhau trong trò chơi. Chẳng hạn
đóng vai làm chú cảnh sát, trẻ biết thể hiện kỉ luật nghiêm minh, hay khi đóng
vai làm bác sĩ, trẻ thể hiện sự ân cần chăm sóc bệnh nhân... Trẻ nhận thức
được thế giới xung quanh và phản ánh vào trong trò chơi. Chơi là trường học

của cuộc sống và như lới của nhà văn hào lỗi lạc Nga Macxim Gorki đã từng
nói: “ Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng đối với trẻ. Đứa trẻ thế hiện như thế
nào trong trò chơi thì sau này nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Vì
vậy, một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò
chơi” [1, tr 65]
1.6.2. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Đen tuối mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi của trẻ mới mang đầy đủ ý
nghĩa và có thể nói đã phát triển đến mức hoàn thiện. “Xã hội trẻ em được
hình thành, mối quan hệ Người - Người được phản ánh rõ nét trong trò chơi,
được tham gia chơi trong nhóm trở thành nhu cầu chơi không thế thiếu của
trẻ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình nhân cách mà nếu người lớn
không thấy được nhu cầu đó của trẻ, tạo điều kiện cho chúng chơi thì sẽ là
một sai lầm trong giáo dục.
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình cảm đã có một bước chuyển biến
mạnh mẽ. Nhu cầu được yêu thương của trẻ rất lớn, trẻ thèm khát sự yêu
thương của mọi người, đồng thời rất lo sợ trước thái độ lạnh nhạt của người
xung quanh. Trẻ thường thế hiện sự quan tâm thông cảm đối với những người
xung quanh mà trước hết là với bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo... Thông qua
các hoạt động vui chơi sẽ giáo dục cho trẻ về trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm
mĩ, lao động... và chính việc giáo đó lại có khả năng mang lại hiệu quả to lớn
đối với quá trình phát triến toàn diện nhân cách của trẻ.
8


1.6.3. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuỗi
Trẻ 5 - 6 tuối là lứa tuối chuấn bị bước vào trường Tiếu học. Đây là
một môi trường hoàn toàn mới mà trẻ được tham gia, vì thế tâm lí của trẻ có
những bước phát triển quan trọng. Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo
trong suốt thời kì mẫu giáo thì bây giờ những yếu tố của hoạt động học tâp
bắt đẩu nảy sinh đế tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn sau này.

Trẻ có khả năng tự nhận biết được giới tính của mình. Trẻ không những
nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết rõ rằng nếu mình là trai hay gái thì
hành vi phải thể hiện như nào cho phù hợp với giới tính. Chang hạn con trai
thì thích đóng vai bộ đội, công an... Còn các bé gái thì thích làm cô giáo hay
người bán hàng... Trẻ ở lứa tuối này thường phát triến rất nhanh về ngôn ngữ
và có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, biết sử dụng ngữ điệu để thể hiện
cảm xúc trong giao tiếp. Tuy nhiên trên thực tế thì còn rất nhiều trẻ còn nói
ngọng, nói sai, phát âm chưa chính xác. Tóm lại: Có thể nói bược ngoặt 6 tuổi
là một sự kiện quan trọng đòi hỏi người lớn phải quan tâm, một mặt là để giúp
trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lí trong suốt thời kì mẫu giáo,
mặt khác là cho trẻ làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường
phổ thông.
1.7. Vai trò của hoạt động vui choi đối vói sự phát triển tâm lí của trẻ
mẫu giáo.
Vui chơi luôn là nhu cầu cần thiết của mọi lứa toi. Được vui chơi, được
tham gia vào các hoạt động chơi sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện,
thông qua vui chơi trẻ học được rất nhiều thứ về môi trường xung quanh, phát
triến các giác quan, phát triến ngôn ngữ và giao tiếp, phát triến các kĩ năng xã
hội và tìm hiểu về sở thích của bản thân... Ở mỗi một độ tuổi khác nhau thì
hoạt động vui chơi lại có những đặc điểm khác nhau.Có thể nói rằng, các hoạt

9


động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển
tâm lí của trẻ lứa tuối mẫu giáo:
Đầu tiên, phải nói đến vai trò của hoạt động vui chơi mà trung tâm là
TCĐVTCĐ đối với sự phát triển nhận thức của trẻ: Các hoạt động vui chơi
mà trung tâm là TCĐVTCĐ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tư duy và trí
tưởng tượng của trẻ. Đen tuối mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt cơ

bản : đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong.
Hay nói cách khác là sự chuyển từ kiếu tư duy trực quan - hành động sang
kiểu tư duy hình tượng. Các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ
làm xuất hiện ở trẻ nhiều hệ thống kí hiệu: hệ thống kí hiệu về đồ vật, hệ
thống kí hiệu về hành động, hệ thống kí hiệu về con người. Việc nảy sinh các
hệ thống kí hiệu này không phải là tiền đề mà là kết quả của việc nắm vững
hành động với đồ vật thay thế diễn ra trong TCĐVTCĐ. Một khi đứa trẻ nhận
ra được điều này thì cũng chính lúc ấy, chức năng kí hiệu xuất hiện trong ý
thức của trẻ. Đây là một bước chuyển quan trọng trong nhận thức của trẻ với
môi trường xung quanh. Mặt khác, các hoạt động vui chơi mà trung tâm là
TCĐVTCĐ cũng làm xuất hiện trí tưởng tượng của trẻ. Trong khi chơi, trẻ
hoạt động sôi nổi, chơi hết mình và chủ động như chính cuộc sống của mình
vậy. Nhờ có vậy mà những biểu tượng mới được hình thành dựa trên những
biểu tượng đã tích lũy được - tức là nảy sinh trí tưởng tượng. Bằng trí tưởng
tượng trong khi chơi, trẻ có thể làm được mọi việc và có thể làm bất cứ cái gì
mình muốn. Trẻ có thế làm bác sĩ, cô giáo, công an... Trí tưởng tượng trong
khi chơi được biểu hiện thường xuyên, bay bổng và rộng khắp. Điều đó là
một trong những con đường dẫn trẻ đến chỗ nhận thức và tìm hiểu về thế giới
xung quanh. Nó nuôi dưỡng và hình thành trong đầu trẻ những ước mơ cao
đẹp về cuộc sống sau này.

10


Các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ còn có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: trong suốt tuối mẫu giáo, ngôn
ngữ của trẻ được phát triển mạnh, vốn từ được mở rộng (từ 300 - 400 từ ở
tuổi ấu nhi lên đến 3000 - 4000 từ ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo), cấu trúc ngữ pháp
được hoàn thiện dần, trẻ phát âm chính xác hơn. Sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ mẫu giáo diễn ra trong mối quan hệ phức tạp hóa hoạt động của trẻ, trong

các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ, trong khi trẻ chơi, khi trẻ
giao tiếp với những người xung quanh và các bạn cùng chơi.
Các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ cũng ảnh hưởng
tới sự phát triển tình cảm của trẻ: Ở tuổi mẫu giáo, tình cảm chi phối tất cả
các mặt trong hoạt động tâm lí đứa trẻ. Nó có sự chuyển biến mạnh mẽ, vừa
phong phú, vừa sâu sắc hơn những giai đoạn lứa tuổi trước đó. Tình cảm của
con người chỉ được nảy sinh trong những mối quan hệ giữa người và người,
mà ở trẻ mẫu giáo mối quan hệ ấy được mở rộng một cách đáng kể thông qua
các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ. Thông qua các hoạt động
vui chơi, trẻ được hòa mình vào các trò chơi, vào các vai chơi... qua đó tình
cảm của trẻ được thế hiện một cách độc đáo, ví dụ: trẻ âu yếm khi bế một em
bé, hay nhiệt tình chăm sóc cho bệnh nhân... Tất cả những điều đó là cơ hội
tốt để giáo dục những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, lòng nhân ái ở trẻ.
Các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ góp phần phát
triển ý chí ở trẻ: Ý chí xuất hiện ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo như là một sự điều
chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân. Thông qua các trò chơi mà đặc
biệt là thông qua TCĐVTCĐ, trẻ bắt đầu hình thành khả năng bắt những hành
động của mình phải tự phục tùng một nhiệm vụ nào đó và khắc phục những
khó khăn để đáp ứng yêu cầu của người lớn hay của bạn bè cùng trong nhóm
chơi.

11


Các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển hệ thống động cơ của trẻ: trong suốt thời kì mẫu
giáo, ở trẻ diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi, chuyến từ hành vi
bột phát sang hành vi mang tính chất xã hội hay hành vi mang tính chất nhân
cách. Đó cũng là quá trình nảy sinh động cơ ở trẻ. Khi trẻ tham gia vào các
hoạt động vui chơi, đặc biệt là TCĐVTCĐ thì sẽ giúp trẻ hình thành những

động cơ “ vì xã hội”, muốn làm một cái gì đó cho người khác, mang lại lợi
ích cho người khác. Ví dụ: trẻ chơi trò chơi bác sĩ, trong trò chơi trẻ mong
muốn chữa bệnh cho người nghèo, như vậy là ở trẻ đã hình thành hệ thống
động cơ. Có rất nhiều các loại động cơ khác nhau như: động cơ muốn tự
khẳng định mình, động cơ muốn nhận thức muốn khám phá về thế giới xung
quanh, động cơ thi đua, động cơ xã hội...
Một vai trò rất quan trọng nữa đó là: Các hoạt động vui chơi mà trung
tâm là TCĐVTCĐ còn góp phần phát triển “cái tôi” ở trẻ. Từ 3 tuổi, biểu hiện
về “ cái tôi” của trẻ đã hình thành. Trong suốt tuối mẫu giáo, “ cái tôi” phát
triển mạnh và dần trở thành ý thức về bản thân. Khi trẻ tham gia vào các hoạt
động vui chơi, và đặc biệt là khi nhập vai vào những mỗi quan hệ trong trò
chơi thì trẻ có thể phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, trẻ có dịp
so sánh, đối chiếu mình với các bạn, trẻ thấy được vị trí của mình trong nhóm
chơi. Từ đó, giúp trẻ điều chỉnh hành vi bản thân sao cho phù hợp với mục
đích chơi chung.. Thông qua việc thể hiện các trò chơi, ý thức bản ngã của trẻ
còn được thế hiện rõ nhất trong sự đánh giá về thành công hay thất bại của
mình, về những un điểm hay khuyết điểm của bản thân, về những khả năng
mà mình làm được và chưa làm được. Vì thế, thông qua các hoạt động vui
chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ là cơ hội tốt giúp trẻ thể hiện và rèn luyện “
cái tôi” của mình.

12


Như vậy, các hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ có vai trò
vô cùng quan trọng đối với sự phát triến tâm lí của trẻ mẫu giáo. Nó giúp cho
đời sống tâm lí, tình cảm của trẻ thêm sinh động và ý nghĩa hơn.

13



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VỀ YAI TRÒ
CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ĐỐI VỚI s ự PHÁT TRIẺN TÂM LÍ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO TRƯỜNG MẢM NON NGÔ QUYỀN VĨNH YÊN - VĨNH PHỦC

2.1. Một số nét khái quát về khách thể nghiên cún
Trong thời gian thực tập tại trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc, tôi đã có điều kiện tiếp xúc, trò chuyện với các bậc phụ huynh có
con trong độ tuổi 3 - 6 tuổi ở khu vực này. Phần lớn phụ huynh ở đây là công
nhân, bộ đội, công an, giáo viên một số ít là nhân viên văn phòng và các
ngành tự do khác. Vì vậy nên nhận thức của họ về vai trò của các hoạt động
vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ có sự khác nhau. Phần lớn các bậc
phụ huynh đều nhận thức được rằng các hoạt động vui chơi là rất cần thiết đối
với sự phát triển tâm lí của trẻ nhưng họ lại chưa có những hành động đúng để
giúp trẻ vui chơi một cách hợp lí, lành mạnh. Tính chất công việc của các bậc
phụ huynh thì phần đa là đều bận rộn, gò bó thời gian. Tuy nhiên cũng có rất
nhiều bậc phụ huynh cố gắng giành nhiều thời gian quan tâm tới việc học tập
và vui chơi của con cái. Bên cạnh đó cũng vẫn còn nhiều bậc phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng của các hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lý
của trẻ nhưng lại do công việc quá bận rộn nên không có thời gian quan tâm
tới các hoạt động vui chơi của con hay chưa giành nhiều thời gian để chơi
cùng con. Hoặc có những bậc phụ huynh lại ỉ lại vào các trò chơi trên vô
tuyến, trên vi tính, điện thoại... để thu hút sự chú ý của con. Hoặc cũng có
những bậc phụ huynh lại muốn con mình học từ sớm mà hạn chế việc vui
chơi của con...

14


Thời gian thực tập tôi cũng đã tìm hiểu, trò chuyện với trẻ 3 - 6 tuổi

khu vực này, tôi thấy rằng các trẻ ở đây có đặc điếm tâm sinh lí khác với
những trẻ ở khu vực nông thôn hay thành phố khác. Ở đây, điều kiện sống của
người dân cũng khá giả nên trẻ được bố mẹ chăm lo về đời sống vật chất. Trẻ
ở khu vực này vẫn chưa có khả năng tự phục vụ, chưa có ý thức tự giác cao.
Ớ lớp trẻ vẫn còn ỉ lại vào cô giáo, trẻ chưa biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi, cất
dồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Phần lớn phải do cô giáo tự làm hoặc có
sự nhắc nhở, hướng dẫn của cô giáo.Trong giờ ăn, còn nhiều trẻ chưa biết tự
xúc ăn, cô giáo vẫn phải bón và tích cực động viên trẻ ăn hết xuất. Và một đặc
điểm nữa đó là, trong trường mầm non có một số ít trẻ mắc bệnh liên quan
đến hệ thần kinh như tăng động giảm tập trung hay tự k ỉ...
Những thực trạng trên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Đe
tìm hiếu rõ hơn nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của các hoạt động
vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo, tôi đã tiến hành điều tra,
trưng cầu ý kiến của họ và đã thu được những kết quả nhất định.
2.2. Nhận
• thức của các bậc
• ỉphụ• huynh
V về vai trò của các hoạt động ••vui
Đ
choi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo.
Đe tìm hiểu thực trạng nhận thức của phụ huynh về vai trò của hoạt
động vui chơ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo, tôi đã đưa ra hệ
thống câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến để phụ huynh lựa chọn bày tỏ, thể
hiện quan điểm của mình, đồng thời trò chuyện giúp họ tiếp cận với những tài
liệu giáo dục đế họ có được những nội dung, phương pháp giáo dục con thật
đúng đắn.
Tiến hành điều tra ý kiến phụ huynh có con ở độ tuối 3 - 6 tuối. Tống
số phiếu điều tra là 90 phiếu. Trong đó có 31 phụ huynh có con đang học lớp
5 tuổi, 37 phụ huynh có con đang học lóp 4 tuổi, 22 phụ huynh có con đang
học lớp 3 tuổi. Sau khi tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức của phụ

15


huynh về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ
mẫu giáo, kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Nhận thức của phụ huynh về vai trò của hoạt động vui chơi
đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo.
STT Câu hỏi

Phương án lựa chọn

Sô ý kiên

Tỉ lệ
(%)

1

Anh

đã A. Có

(Chị)

90

100

0


0

90

100

0

0

68

75,6

22

24,4

5

5,6

0

0

nghe thấy khái
niệm

vui


choi

B. Chưa

bao giờ chưa?
2

Theo anh (chị) A. Rât cân thiêt
hoạt

động

vui

choi có cần thiết
đối vói sự phát B. Không cân thiêt
triển tâm lý của
trẻ không?
3

Anh

đã A. Đã nghe

(Chị)

nghe thấy khái
niệm TCĐVTCĐ B. Chưa nghe thây bao
bao giờ chưa?

4

giờ

Theo anh (chị) A. Thê chât, tinh thân.
hoạt

động

choi

góp

vui
phần

giáo dục và phát B. Không giáo dục gì cả.
triển những mặt

16


c . Trí tuệ, đạo đức, thê

gì cho trẻ?

85

94,4


A. Biêt

57

63,3

B. Không biêt

33

36,7

chất, thẩm mĩ, lao động.

5

Anh (chị) có biết,
bước sang tuổi
mẫu giáo, hoat
động

vui

chơi

chủ đạo của trẻ


trò


chơi



không?

Đối với trẻ sự quan tâm, chăm sóc của người lớn là rất quan trọng, đặc
biệt là của bố mẹ. Và để chăm sóc cho con một cách đầy đủ, chu đáo, giúp
con phát triển tốt nhất về mặt thể chất và tâm lí thì hơn ai hết, bố mẹ phải hiểu
rõ được các giai đoạn phát triển tâm lí của trẻ và phải hiểu về các hoạt động
hàng ngày của trẻ, trong đó, bao gồm cả hoạt động vui chơi, để từ đó giúp trẻ
phát triển tốt hơn về mọi mặt.
Vói câu hỏi 1: Anh (Chị) đã nghe thấy khái niệm vui chơi bao giờ
chưa?
Có 90 phụ huynh tức là 100% các bậc phụ huynh đều đã từng nghe
thấy khái niệm vui chơi. Điều này cho thấy, khái niệm vui chơi xuất hiện mọi
lúc mọi nơi và cần thiết với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Đối với trẻ
thì vui chơi luôn là hoạt động cần thiết, hoạt động vui chơi xuất hiện ngay từ
nhũng ngày tháng đầu đời. Tuy nhiên, việc nghe và hiểu về các hoạt động vui
chơi của trẻ lại là 2 vấn đề khác nhau. Việc 100% phụ huynh đều đã từng

17


nghe về khái niệm hoạt động vui chơi cho thấy rằng ít nhiều họ cũng đã có sự
quan tâm tới những hoạt động hàng ngày của con cái.
Câu hỏi 2: Theo anh (chị) hoạt động vui chơi có cần thiết đối với sự
phát friert tâm tí của trẻ không?
Đối với câu hỏi này thì có 90 phụ huynh, tức là 100 % các bậc phụ
huynh đều cho rằng: hoạt động vui chơi là rất cẩn thiết đối với với sự phát

triển tâm lý của trẻ. Điều này cho thấy các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm
và có nhận thức tốt về vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triến tâm
lý của trẻ. Có một phụ huynh có con bị mắc bệnh tăng động đã trao đổi với tôi
rằng: “ Con tôi bị bệnh như thế, cháu không thể tập trung vào việc học như
các bạn khác, cháu rất hiếu động, lúc nào cháu cũng chạy nhảy không chịu
ngồi yên một chỗ. Tuy vậy, tôi thấy rằng thông quan các hoạt động vui chơi,
con tôi học được rất nhiều thứ. Vì thế, gia đình tôi và các cô giáo trong trường
luôn cố gắng dạy cháu tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua các hoạt
động vui chơi, tôi thấy như thế cháu tiếp thu rất nhanh.” Hoạt động vui chơi
không chỉ cần thiết đối với một đứa trẻ phát triển bình thường, mà hoạt động
vui chơi cũng rất cần thiết đối với những trẻ không may bị mắc các bệnh bấm
sinh. Đây mới chỉ là 1 ý kiến, còn 89 phụ huynh còn lại là 89 ý kiến khác
nhau nhưng họ đều đưa ra 1 điểm chung là: hoạt động vui chơi rất cần thiết
đối với sự phát triển tâm lý của trẻ.
Câu hỏi 3: Anh (Chị) đã nghe thấy khái niệm TCĐVTCĐ bao giờ
chưa?
Mặc dù tất cả các phụ huynh đều nhận thấy được sự cần thiết của hoạt
động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiếu
hết về các trò chơi mà trẻ chơi. Trong câu hỏi này, có 68 phụ huynh (chiếm
75,6%) đã từng nghe thấy khái niệm TCĐVTCĐ. Trong 68 phụ huynh này,
thì có 21 phụ huynh là giáo viên ở các trường Tiếu học, Trung học, số phụ
18


huynh còn lại chủ yếu là công an, bộ đội, bác sĩ. Họ đều là những người có
trình độ học vấn cao và có ít nhiều liên quan đến ngành giáo dục, vì thế mà
khái niệm TCĐVTCĐ họ cũng đã ít nhiều nghe đến, đặc biệt là các bậc phụ
huynh làm trong nghề giáo dục thì họ hiểu sâu sắc hơn về trò chơi này và họ
cũng chia sẻ rằng họ rất thích được quan sát các con chơi trò chơi đó. Điều
này cho thấy rằng, có rất nhiều các bậc phụ huynh am hiếu về các trò chơi của

con cái. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc tổ chức giáo dục con cái
trong gia đình. Tuy nhiên cũng có 22 phụ huynh (chiếm 24,4%) lại đưa ra câu
trả lời chưa nghe thấy khái niệm TCĐVTCĐ bao giờ. Qua việc trao đổi với
22 phụ huynh này tôi được biết, các phụ huynh này chủ yếu là công nhân,
buôn bán tự do, một số ít là nhân viên văn phòng. Khi tôi trao đổi sâu hơn với
họ thì họ mới hiểu ra rằng, TCĐVTCĐ chính là trò chơi cô giáo - học sinh,
bác sĩ - bệnh nhân... mà con họ vẫn hay chơi. Một phụ huynh bật cười và
nói: “ Thì ra đó được gọi là TCĐVTCĐ”. Các bậc phụ huynh này chia sẻ, họ
cũng không có thời gian tìm hiếu hay quan tâm sâu đến các trò chơi của con,
bản thân họ cũng đã từng chơi các trò chơi ấy nhưng lại không biết đó là
TCĐVTCĐ. Điều này cho thấy thời gian và trình độ học vấn đã ít nhiều ảnh
hưởng tới nhận thức của phụ huynh về việc chăm sóc và quan tâm tới con cái.
Câu 4: Theo anh (chị) hoạt động vui chơi góp phần giáo dục và phất
triển những mặt gì cho trẻ?
Trong câu hỏi này có 5 phụ huynh (chiếm 5,6%) cho rằng hoạt động
vui chơi góp phần giáo dục thế chất và tinh thần cho trẻ. Qua tìm hiểu tôi biết
rằng phụ huynh này là một người buôn bán tự do tại nhà. Khi tôi trao đổi với
chị ấy, chỉ ấy tươi cười nói: “Tôi nghĩ qua các trò chơi, được chạy nhảy nhiều
thì chân tay các cháu khỏe mạnh cứng cáp hơn và được chơi đùa vui vẻ thì
tinh thần các cháu thoải mái hơn chứ còn phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ
thì chắc phải học thì mới biết được (chị cười lớn)”. Phụ huynh này cũng đã
19


×