Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.21 KB, 123 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Đạo đức và giáo dục đạo đức là một phạm trù xã hội, xuất hiện khi có
xã hội loài người, tồn tại và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người.
Đạo đức là một mặt quan trọng trong nhân cách của mỗi con người, nói lên
mỗi quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội. Đạo đức là kết quả của
quá trình giáo dục, là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực
hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Người quan niệm
đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng. Coi đó là cái gốc
của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì
sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: "cũng như sông
thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì có tài giỏi đến mấy thì cũng không lãnh đạo được nhân dân’’.
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là: Nhằm xây dựng những
con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội,
có đạo đức trong sáng, có chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực
hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng
đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức khoa học và công
nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong
công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế
xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng, vừa chuyên”.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam


2


lại càng trở nên đặc biệt quan trọng. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế
thị trường, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ.
Các tệ nạn xã hội tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của học sinh, không
ít học sinh đã sa vào các tệ nạn xã hội, sống tuỳ tiện, cẩu thả, như Đảng ta đã
nhận định trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII: “Đặc biệt đáng lo ngại
là trong một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức,
mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Vì vậy trong những năm tới
cần “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu
nước, chủ nghĩa Mác - LêNin...tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
xã hội, văn hoá – thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục
toàn diện”.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của các
phương tiện thông tin đại chúng đã mang lại vô vàn những hình thức truyền
tin, phổ biến tri thức hết sức nhanh nhạy, tiện ích và đầy hấp dẫn, nhưng các
bảo tàng, với vai trò là một thiết chế văn hoá đặc thù, vẫn không hề suy giảm
khả năng đưa lại cho công chúng những thông tin, những tri thức chân thực,
đáng tin cậy và lý thú từ các sưu tập hiện vật gốc vốn thấm đượm và phản ánh
sâu sắc trí tuệ và tài năng, tinh thần và tình cảm của các thế hệ người Việt
Nam, của hồn thiêng sông núi và dân tộc. Mặt hạn chế cơ bản là những người
làm công tác bảo tàng chưa quan tâm xây dựng chương trình giáo dục đặc thù
gắn với công tác giáo dục học sinh, góp phần lấp đầy khoảng trống kiến thức
của học sinh về lịch sử dân tộc, về Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và anh hùng.
Theo đó, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung sẽ luôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các bảo tàng Việt Nam hiện nay.
Khu di tích Kim Liên là một bộ phận quan trọng trong hệ thống bảo tàng
và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lưu giữ những di tích,


3

di vt vụ giỏ v quờ hng, gia ỡnh, thi niờn thiu v hai ln v thm quờ
ca ch tch H Chớ Minh. Hn 55 nm qua, Khu di tớch Kim Liờn ó úng
vai trũ quan trng trong vic, tuyờn truyn v giỏo dc truyn thng quờ
hng, t nc, tm gng yờu nc v i, tinh thn cỏch mng kiờn cng
ca ch tch H Chớ Minh i vi cỏc th h ngi Vit Nam v bn bố quc
t. Trong thi k i mi v hi nhp hin nay, Khu di tớch Kim Liờn ó v
ang khc phc khú khn, tranh th thi c, vt qua thỏch thc phỏt huy
tt hn na vai trũ ca mỡnh i vi vic giỏo dc truyn thng cỏch mng
núi chung v giỏo dc o c cho hc sinh núi riờng tuyờn truyn t tng
H Chớ Minh i vi nhõn dõn.
Vic nhn thc ton din v sõu sc v vai trũ ca Khu di tớch Kim Liờn
trong hot ng giỏo dc o c cho hc sinh cng nh tỡm hiu, ỏnh giỏ
thc trng hot ng, xut phng hng v gii phỏp nõng cao cht
lng giỏo dc ca nú l mt vn cú ý ngha lý lun v thc tin cp bỏch
hin nay. Vỡ vy Tụi quyt nh chn ti Mt s gii phỏp qun lý hot
ng giỏo dc o c cho hc sinh khu di tớch Kim Liờn - Nam n Ngh An lm ti lun vn Thc s khoa hc ca mỡnh.
2. Mc ớch nghiờn cu:
xut mt s gii phỏp qun lý hot ng nhm nõng cao cht lng
giỏo dc o c cho hc sinh Khu Di Tớch Kim Liờn Nam n Ngh
An.
3. Khỏch th v i tng nghiờn cu
- Khách thể: Công tác quản lý hoạt động giáo dục o c cho học sinh
ca h thng bo tng H Chớ Minh.
- Đối tợng nghiên cứu: Mt s gii phỏp qun lý hot ng giỏo dc
o c cho hc sinh THCS khu di tớch Kim Liờn - Nam n - Ngh An.


4
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp quản lý có cơ sở khoa

học, có tính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh ở khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua hệ thống bảo tàng.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của giải pháp quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh của khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh của khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu một số giải pháp quản lý hoạt động
GDĐĐ cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Nam Đàn – Nghệ An.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu
có liên quan đến đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: tiến hành khảo sát thực tế tại
các trường ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, trao đổi đối với Cán bộ quản lý, giáo
viên và học sinh để tìm hiểu.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức quản lý các hoạt động
của nhà trường: kế hoạch GD đạo đức, họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt dưới
cờ, sinh hoạt Đoàn thanh niên, sinh hoạt chủ nhiệm lớp, ngoại khoá...
+ Phương pháp điều tra bằng Ankét: Sử dụng hệ thống câu hỏi mở và
câu hỏi kín để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu.


5
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhằm thu thập những thông tin
khoa học, những nhận định, đánh giá của các chuyên gia giáo dục, cán bộ

quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức ở các trường.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm thống kê
SPSS 11.5 nhằm xử lý các kết quả đã khảo sát.
8. Những đóng góp mới của luận văn:
- Góp phần bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề quản lý các hoạt động giáo đục
đạo đức cho học sinh qua hoạt động.
- Đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan về thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức ở Khu Di Tích Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh ở Khu Di Tích Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
9. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh ở Khu Di Tích Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh ở khu di tích Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
của khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở KHU DI TÍCH KIM LIÊN
NAM ĐÀN – NGHỆ AN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi loài người xuất hiện, trong cuộc sống con người không thể
tránh khỏi những quy luật tất yếu là họ phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp

với nhau để sinh tồn và phát triển. Những quan hệ đó giữa con người với con
người, giữa cá nhân và cộng đồng ngày càng vô cùng phức tạp, phong phú đòi
hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh thái độ, hành
vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng,
của xã hội. Trong trường hợp đó, cá nhân được tập thể , cộng đồng coi là
người có đạo đức. Ngược lại, có những cá nhân biểu hiện thái độ, hành vi của
mình chỉ vì lợi ích của bản thân làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác,
của cộng đồng... lập tức bị xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó bị coi là
thiếu đạo đức. Vậy đạo đức có lịch sử nghiên cứu như thế nào?
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ buổi bình minh
của lich sử xã hội loài người. Những tư tưởng đạo đức, giá trị đạo đức, đạo
đức học đã hình thành hơn 20 thế kỷ trước đây trong triết học phương đông:
Trung Quốc, Ân Độ, và triết học phương Tây: Hy lạp cổ đại, La Ma cổ đại…
Nó được hoàn thiện và phát triển trên cơ sở các hình thái kinh tế - xã hội nối
tiếp nhau từ thấp đến cao, mà đỉnh cao nhất của nó là đạo đức mới: Đạo đức
Cộng sản mà xã hội ta đã và đang xây dựng.
Khổng tử - nhà hiền triết thế triết thế kỷ VI trước công nguyên đã
khuyên học của mình: “ Tiên học lễ, hậu học văn’’. Ông mong muốn xã hội
phát triển bình ổn, gia đình sống hạnh phúc, con người giữ được đạo lý. Để


7
thực hiện những ý tưởng đó, ông đã đề ra nguyên tắc vua tôi, ông bà, cha mẹ,
con cháu đều phải theo luật nước, phép nhà. Khổng tử không phải là người
đầu tiên bàn đến đạo đức nhưng công lao chính của ông là đã tổng kết được
kinh nghiệm thực tiễn của đời sống xã hội, trên cơ sở đó xây dựng nên các
học thuyết về đạo đức. Học thuyết này còn nặng nề về tư tưởng nho giáo và ý
thức hệ phong kiến nhưng chứa đựng nhiều vấn đề đạo đức xã hội. Đó là ý
thức đối với bản thân, với xã hội, cách ứng xử và hành vi của con người.
Thế kỷ XVII, J.A.Komenxky – Nhà giáo dục vĩ đại Tiệp Khắc đã có

nhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm sư phạm “ Khoa sư phạm
vĩ đại”. Ông đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trong việc giáo dục làm cơ sở
cho nền giáo dục hiện đại sau này.
C.Mác có một luận điểm khoa học rất tuyệt vời: Ông coi con người là
một hệ thống những năng lực thể chất và năng lực tinh thần. Theo cách hiểu
của Mác, đạo đức của con người thuộc về những năng lực tinh thần và nhờ
chúng mà những năng lực thể chất có định hướng phát triển đúng đắn. Chủ
nghĩa Mác đã khẳng định rằng: “Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người
có sự tồn tại quy luật đạo đức. Vì đạo đức được nảy sinh, sinh tồn, phát triển
như là một tất yếu” [17, tr 17]. Đồng thời, chủ nghĩa Mác cũng khẳng định:
“Cội nguồn của đạo đức là từ lao động, từ những hoạt động thực tiễn cải tạo
tự nhiên, xã hội, sáng tạo ra những giá trị có ích cho con người, vì con người.
Đó là quy luật sinh thành và phát triển của những quan hệ đạo đức xã hội”
[ 17, tr 17].
Ở nước ta Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu
những quan điểm đạo đức Mác – Lênin và thật sự làm một cuộc cách mạng
trên lĩnh vực đạo đức, Người gọi đó đạo đức mới, đạo đức cách mạng: “ Đạo
đức đó không phải là đạo đức thủ cửu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó
không phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân


8
tộc, của loài người” [ 32, tr 337]
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là mẫu
mực kết tinh tất cả những sản phẩm tốt đẹp nhất của con người Việt Nam với
đạo đức cộng sản cao quý của chủ nghĩa Mác – Lênin. Những tư tưởng đạo
đức cũng như tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống di sản tư tưởng của người. Cho nên, có thể nói toàn bộ
sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình phát
triển tư tưởng đạo đức và việc xây dựng nền đạo đức cách mạng mà Người là tấm

gương tiêu biểu, sinh động và trong sáng nhất của nền đạo đức cách mạng đó.
Hồ Chí Minh xem đạo đức là cái gốc của nhân cách, Bác viết: “ Cũng
như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân…”. Còn đối
với thế hệ trẻ, phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [31, tr 112]. Điều đó cho thấy, đạo
đức và tài năng là hai nội dung không thể thiếu được trong bồi dưỡng giáo
dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc.
Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khá
công phu như giáo trình của Trần Hậu Kiểm (NXB Chính trị quốc gia, 1997);
Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng ( NXB Giáo dục, 2001); Giáo trình đạo
đức học (GS.TS Nguyễn Ngọc Long chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2000)

GS.TS Đặng Vũ Hoạt đã đi sâu nghiên cứu vai trò của giáo viên chủ
nhiệm(GVCN) trong quá trình GDĐĐ cho học sinh và đưa ra một số định
hướng cho GVCN trong việc đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp GDĐĐ
cho học sinh trường phổ thông.
PGS.TS Phạm Khắc Chương, trường Đại học sư phạm Hà Nội nghiên


9
cứu: Một số vấn đề GDĐĐ ở trường THPT – Rèn ý thức đạo đức công dân.
Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sĩ của các tác giả như:
Lê Thanh Hải – 2011, “ Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven
biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Huỳnh Thị Kim Anh – 2009, “ Một số giải pháp quản lý công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Hồng Ngữ, tỉnh Đồng
Tháp”.

Võ Thế Anh – 2010, “ Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông huyện cao lãnh , Đồng Tháp trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường”.
Đặc biệt hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về các giải pháp
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở KDT Kim Liên – Nam
Đàn – Nghệ An. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là một vấn đề hết sức cần
thiết, góp phần vào công cuộc xây dựng nền giáo dục toàn diện cho học sinh
trên địa bàn nói riêng và học sinh cả nước nói chung khi hành hương về thăm
quê hương Chủ Tich Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên – huyện Nam Đàn – tỉnh
Nghệ An.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.1.1. Khái niệm về đạo đức.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mois – Lề thói, một phương
thức điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức đòi hỏi các cá nhân phải chuyển
hóa những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu,
mục đích hoạt động của mình. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi cá
nhân tuân theo những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực phù
hợp với đòi hỏi của xã hội… Do vậy, sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự


10
nguyện và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con người.
Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của
các mối quan hệ xã hội. có đạo đức của xã hội nguyên thủy, đạo đức của chế
độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Trong xã
hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời đạo đức cũng có tính kế
thừa nhất định, phản ánh “Những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kỳ cộng
đồng nào” ( Lê Nin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình
thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái

ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội… và ca ngợi cái thiện, sự dũng
cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... ‘‘Không ai nghi ngờ được rằng nói
chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri
thức của nhân loại” (Enghen). Vì vậy, quan hệ giữa người với người ngày
càng mang tính nhân đạo cao hơn.
Có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức:
- Theo từ điển tiếng việt ( NXB Khoa học XH), định nghĩa: “ Đạo đức
là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của
con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm
chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một
giai cấp nhất định” [9, tr 211].
-

Theo giáo trình: “Đạo đức học” (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội –
năm 2000) chỉ rõ: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp
những nguyên tắc. quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan
hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [29, tr 8].

- Theo tác giả Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành


11
vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan
hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã
hội” [38, tr 31].
- Theo PGS.TS Phạm Khắc Chương cho rằng: “Đạo đức là một hình
thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực

xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho
phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong
quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội”
[21, tr 51].
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức. Tuy nhiên, có thể hiểu
khái niệm này đưới hai góc độ:
Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản
ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực. Đạo đức điều chỉnh
hành vi của con người sao cho phù hợp với lợi ích của người khác và của xã
hội.
Góc độ cá nhân: Đạo đức là những phẩm chất của con người, phản
ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong
các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với
người khác và với chính bản thân mình.
Đạo đức (ĐĐ) biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát
triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, cùng với sự phat triển của xã hội
( XH). Khái niệm ĐĐ ngày càng được hoàn thiện đầy đủ hơn.
Các giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay là thể hiện sự
kết hợp sâu sắc truyền thống ĐĐ tốt đẹp của dân tộc với xu thế tiến bộ của
thời đại, của nhân loại. Lao động sáng tạo, nguồn gốc của mọi giá trị là một
nguyên tắc đạo đức có ý nghĩa chỉ đạo trong giáo dục và tự giáo dục của con
người hiện nay.


12
Đạo đức có ba chức năng cơ bản:
Chức năng giáo dục:
Chức năng giáo dục của ĐĐ là để hình thành những quan điểm cơ
bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực ĐĐ cho con người. Nó giúp
con người có khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tượng xã hội vì trong đời

sống tinh thần của bất cứ XH nào cũng tồn tại hệ thống những quy tắc,
nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐ để định hướng cho con người. Hệ thống này hình
thành để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với lợi ích chung và
lợi ích riêng của mọi người. Đồng thời con người dựa vào đó để tự điều chỉnh
mình. Vì vậy, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất trong việc
hình thành nhân cách con người. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên” [31, tr 20]
Chức năng điều chỉnh hành vi:
Chức năng điều chỉnh hành vi ĐĐ có tác dụng làm cho hoạt động của con
người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Thực tế đời sống đa
dạng, phức tạp nên chức năng giáo dục và chức năng điều chỉnh hành vi đạo
đức có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội.
Xã hội muốn ổn định và phát triển, đòi hỏi tính tự nguyện, tự giác của mỗi
người. Xã hội càng văn minh thì tính tự giác của con người phải càng cao.
Những chuẩn mực đạo đức giúp con người điều chỉnh ý chí và hành vi của
mình nhằm đáp ứng yêu cầu chung của nền đạo đức xã hội.
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thể hiện bằng hai hình
thức chủ yếu.
- Xã hội và tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích chủ
thể có đạo đức, có những hành vi tốt đẹp. Đồng thời cần phê phán
nghiêm khắc và lên án những biểu hiện không lành mạnh, gây tác hại


13
cho con người.
-

Bản thân chủ thể đạo đức phải tự giác, tự nguyện điều chỉnh hành vi
của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.


Chức năng nhận thức:
Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã hội về mặt đạo đức. Các
quan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức vừa là kết quả
phản ánh tồn tại xã hội của con người vừa tác động trở lại đời sống con
người.
Các chuẩn mực đạo đức là những tiêu chuẩn giá trị đạo đức phù hợp
với yêu cầu phát triển xã hội, tạo nên tính cách tốt đẹp của mỗi con người. Nó
được con người đánh giá, thừa nhận và khái quát thành những khuôn mẫu về
mặt đạo đức để con người căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, điều chỉnh
bản thân.
Chức năng nhận thức có vai trò định hướng cho mọi hành vi của chủ
thể đạo đức. Chức năng nhận thức đã trang bị cho con người những tri thức lý
luận và thực tiễn đạo đức để con người nhận thức được lễ phải, tránh những
cái xấu. Để thực hiện tốt chức năng này, mỗi người cần phải rèn luyện mình
trong đời sống để nhận biết những giá trị đạo đức. Đồng thời, xã hội cũng cần
có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có tri thức về đạo
đức, hiểu những chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
1.2.1.2. Giáo dục đạo đức.
Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là
quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội
đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin,
nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”.


14
Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông là một bộ phận của của quá
trình giáo dục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác
như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động
và giáo dục hướng nghiệp nhằm hình thành cho học sinh niểm tin, thói quen,

hành vi, chuẩn mực về đạo đức.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia
đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo
đức và xây dựng thể hiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong đời
sống xã hội. Song giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo định hướng.
“giáo dục đạo đức cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng
của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa”.
- Tạp chí nghiên cứu giáo dục.
Trong bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I.
Ngày 12 tháng 6 năm 1956, Bác Hồ có dạy: “… Trong giáo dục không những
phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức.
Có tài mà không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức mà không có
tài như ông bụt ngồi trong chựa, không giúp ích gì được ai…”.
Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội
chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm
cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp
sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật.
1.2.2. Hoạt động và hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm tác động của nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong. Có thể hiểu rằng có
bao nhiêu mối quan hệ trong nhà trường và xã hội mà học sinh tham gia hoạt


15
động thì có bấy nhiêu yếu tố tác động đến học sinh. Đó là gia đình, nhà
trường và xã hội. Mỗi lực lượng có tầm quan trọng, có nhiệm vụ, có phương
pháp và tính ưu việt riêng.
- Gia đình là một tế bào xã hội , là nơi lưu giữ và phát triển vững chắc
nhất giá trị truyền thống. Từ gia đình có thể giáo dục tất cả các lứa tuổi lòng

kính yêu cha mẹ, người thân trong gia đình, yêu thương đồng loại. Gia đình
hạnh phúc dựa trên nguyên tắc cơ bản là mọi người đều phải yêu thương quý
mến nhau, giúp đỡ nhau trong công việc và là chỗ dựa tinh thần cho mỗi
thành viên.
- Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt
chẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo nhân cách trẻ em theo
những định hướng của xã hội.
Quá trình thể hiện các chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt
động dạy học, hoạt động giáo dục,... theo hệ thống chương trình, nội dung
được tổ chức một cách chặt chẽ, có kế hoạch.
- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan, các tổ chức chính trị, xã
hội, các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các cơ quan chức
năng,... [26,tr7]. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục đạo đức, Nxb Hà
Nội.Trong các lực lượng giáo dục nhà trường có vai trò chủ đạo, là trung tâm
tổ chức phối hợp và dẫn dắt công tác giáo dục bởi vì:
+ Nhà trường là cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước, được sự lãnh
đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng, nắm quan điểm và đường lối giáo dục xã
hội chủ nghĩa, có đội ngũ chuyên gia sư phạm xã hội chủ nghĩa.
+ Nhà trường có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo nhân
cách.
+ Nhà trường có nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục được


16
chọn lọc và tổ chức chặt chẽ.
+ Nhà trường có lực lượng giáo dục mang tính chất chuyên nghiệp.
+ Môi trường giáo dục trong nhà trường có tính chất sư phạm, có tác
dụng tích cực trong quá trình giáo dục đạo đức.
1.2.3. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức



17
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có mục đích của chủ thể
(người quản lý, tổ chức quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế,
… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương
pháp và các biện pháp cụ thể nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.
Từ quan niệm trên thì quản lý bao gồm các yếu tố sau:
+ Phải có ít nhất một chủ thể quản lý và tác nhân tạo ra các tác động và
khách thể quản lý (ít nhất là một đối tượng quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác
động của chủ thể quản lý).
+ Phải có mục tiêu và một qũy đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể,
mục tiêu này là căn cứ để tạo ra các động lực chủ yếu.
+ Phải có hệ thống công cụ quản lý cần thiết (hệ thống các văn bản qui
phạm pháp luật về giáo dục và các công cụ khác).
+ Tác động của chủ thể quản lý phải phù hợp với khách thể quản lý,
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị hoặc tổ chức. Tác
động của chủ thể có thể là một lần nhưng cũng có thể là liên tục nhiều lần.
+ Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu, qui mô ra sao đều cần
phải có sự quản lý của người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt mục đích
của mình.
Lý luận và thực tế cho thấy quản lý không những là một môn khoa học
mà nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự vận dụng tinh tế, khôn khéo để đạt
tới mục đích.
Mục tiêu quản lý là định hướng toàn bộ hoạt động quản lý đồng thời là
công cụ để đánh giá kết quả quản lý. Để thực hiện những mục tiêu đó, quản lý
phải thực hiện bốn chức năng: Kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo
thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá.


18

* Giải pháp quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh THCS là hệ thống những
tác động có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu,
các bộ phận của nhà trường nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm
năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý GDĐĐ cho học
sinh ở cấp học này.
Đó là một quá trình, bao gồm nhiều cấp độ và nhiều phạm vi:
Về cấp độ


Quản lý công tác GDĐĐ cấp hệ thống GD quốc gia: Đây chính

là công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ, với tư cách một nhiệm vụ giáo dục cơ bản
nhằm thực hiện mục đích giáo dục toàn diện nhân cách. Ở cấp độ này, quản
lý công tác GDĐĐ là công tác quản lý hệ thống xã hội, mà nòng cốt là hệ
thống nhà trường, các bậc học, các cấp học, thuộc các cấp quản lý vĩ mô
(quốc hội, chính phủ, các đoàn thể, các cơ quan QLNN về GDĐT…)


Quản lý công tác GDĐĐ HS cấp cơ sở giáo dục- đào tạo (các

nhà trường) là quản lý các hoạt động GDĐĐ tác động trực tiếp đến sự hình
thành các phẩm chất của nhân cách người học.
Về phạm vi
Quản lý hoạt động GDĐĐ HS được xác định chính là một nội dung
quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý nhà trường của hiệu trưởng. Điều
đó cũng đồng nghĩa đề tài chỉ giới hạn phạm vi bàn về hoạt động GDĐĐ học
sinh trong trường THCS và một số nội dung cơ bản của quản lý hoạt động
này:
- Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ HS
- Nội dung cơ bản của quản lý giáo dục đạo đức HS

- Các phương pháp, phương tiện quản lý GDĐĐ HS
- Quản lý giáo viên


19
- Quản lý học sinh
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ
- Quản lý đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa gia đình - nhà
trường - Xã hội trong GDĐĐ
1.2.4. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động
1.2.4.1. Giải pháp
“Giải pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào
đó(Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.1997). Trong quản lý.
đối tượng quản lý có tính phức hợp và phức tạp, đòi hỏi phải có giải pháp
quản lý đa dạng và phù hợp đối tượng. Do đó, giải pháp quản lý thường được
dùng với nghĩa cụ thể hóa các phương pháp quản lý trong các công việc cụ
thể.
Nói cách khác, giải pháp quản lý là cách thức cụ thể để thực hiện một
mục tiêu cụ thể trong quá trình quản lý, bản thân mỗi giải pháp có thể bao
gồm một tập hợp các việc làm, tác động cụ thể. Các giải pháp quản lý thường
được đề xuất để giải quyết một loạt vấn đề trong mỗi quá trình quản lý một hệ
điều (một cơ sở đào tạo, một hệ thống giáo dục…) nên thường được đưa ra
dưới dạng một giải pháp, trong đó mỗi giải pháp có một vai trò nhất định và
có mối quan hệ với việc thực thi các giải pháp khác.
Các giải pháp quản lý thường được phân loại theo các dạng cơ bản của
các phương pháp quản lý (các giải pháp hành chính- tổ chức/ các giải pháp
kinh tế/ các giải pháp xã hội - tâm lý);hoặc theo các chức năng của quá trình
quản lý(các giải pháp tác động và khâu kế hoạch hóa/ các giải pháp tác động
và khâu tổ chức - triển khai/ các giải pháp kiểm tra, đánh giá)… có trường
hợp để nhấn mạnh vai trò một yếu tố, một khâu, một tình huống nào đó…

người ta cũng dành riêng một giải pháp trong hệ giải pháp để ưu tiên xử lý.


20
Giải pháp quản lý giáo dục thể hiện tính năng động sáng tạo của chủ
thể quản lý trong các điều kiện công tác thực tế của một cơ sở giáo dục - đào
tạo cụ thể, nhằm giúp cho nhà quản lý thực hiện các phương pháp quản lý quá
trình giáo dục. Hiệu quả quản lý phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn lựa đúng
và áp dụng linh hoạt các giải pháp.
1.2.4.2..Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Từ các khái niệm về quản lý và HĐGDĐĐ cho học sinh có thể đi đến
khái niệm về giải pháp quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh như sau:
Giải pháp quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh là hệ thống những tác động
có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu, các bộ
phận của nhà trường nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm năng, các
cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý GDĐĐ cho học sinh.
Đó là một quá trình, bao gồm nhiều cấp độ và nhiều phạm vi:
Về cấp độ


Quản lý công tác GDĐĐ cấp hệ thống GD quốc gia: Đây chính

là công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ, với tư cách một nhiệm vụ giáo dục cơ bản
nhằm thực hiện mục đích giáo dục toàn diện nhân cách. Ở cấp độ này, quản
lý công tác GDĐĐ là công tác quản lý hệ thống xã hội, mà nòng cốt là hệ
thống nhà trường, các bậc học, các cấp học, thuộc các cấp quản lý vĩ mô
(quốc hội, chính phủ, các đoàn thể, các cơ quan QLNN về GDĐT…)


Quản lý công tác GDĐĐ HS cấp cơ sở giáo dục- đào tạo (các


nhà trường) là quản lý các hoạt động GDĐĐ tác động trực tiếp đến sự hình
thành các phẩm chất của nhân cách người học.
Về phạm vi
Quản lý hoạt động GDĐĐ HS được xác định chính là một nội dung
quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý nhà trường của hiệu trưởng. Điều


21
đó cũng đồng nghĩa đề tài chỉ giới hạn phạm vi bàn về hoạt động GDĐĐ học
đường trong trường và một số nội dung cơ bản của quản lý hoạt động này:
- Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ HS
- Nội dung cơ bản của quản lý giáo dục đạo đức HS
- Các phương pháp, phương tiện quản lý GDĐĐ HS
- Quản lý giáo viên
- Quản lý học sinh
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ
- Quản lý đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa gia đình - nhà
trường - Xã hội trong GDĐĐ.
1.3 Một số vấn đề về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở hệ
thống bảo tàng.
1.3.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho học
sinh
1.3.1.1. Mục tiêu GDĐĐ cho học sinh
* Kiến thức
- Biết được biểu hiện và ý nghĩa của một số giá trị đạo đức cơ bản, phù
hợp với lứa tuổi.
- Biết được nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- có những hiểu biết sơ bộ về tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt

Nam về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền
công dân.
- Hiểu những yêu cầu về đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật trong đời
sống hằng ngày.
* Kỹ năng


22
- Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học.
- Biết ứng xử giao tiếp một cách có văn hóa.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
* Thái độ
- Yêu quê hương đất nước Việt Nam. Tự hào có ý thức giữ gìn, phát
huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tôn trọng đất nước con người và
các nền văn hóa khác.
- Yêu thương, tôn trọng những người xung quanh.
- Tự trọng, tự tin trong giao tiếp và các hoạt động hằng ngày. .
Giáo dục đạo đức cho học sinh ở hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh là
nhằm củng cố và tiếp nối giáo dục đạo đức cho mọi lứa tuổi, mọi thế hệ con
người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng. Công tác này được thực
hiện thường xuyên và lâu dài trong mọi tìm huống, mọi cấp học chứ không
phải chỉ thực hiện khi mà giá trị đạo đức ở học sinh bị mai một hoặc có những
đòi hỏi cấp bách, nhằm để hình thành nhân cách của các em học sinh theo lý
tưởng xã hội chủ nghĩa mà đảng ta đã lựa chọn phù hợp với tiến trình lịch sử
cách mạng của dân tộc.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa như trên nên việc giáo dục đạo đức có
nhiệm vụ như sau:
* Giáo dục ý thức đạo đức: nhằm hình thành ở học sinh một hệ thống
các tri thức đạo đức mà các em cần phải có. Cụ thể:
- Hệ thống các khái niệm cơ bản của phạm trù đạo đức xã hội chủ

nghĩa: cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác.
- Hệ thống các chuẩn mực đạo đức được quy định cho học sinh
- Cách ứng xử trong các tình huống khác nhau phù hợp với các chuẩn
mực đạo đức đã quy định.
* Giáo dục tình cảm và thái độ đạo đức: Giáo dục tình cảm thái độ đạo


23
đức cho học sinh là thức tỉnh ở họ những rung động trái tim với hiện thực
xung quanh, làm cho họ biết yêu, biết gét rõ ràng, có thái độ đúng đắn với các
hiện tượng trong đời sống xã hội và tập thể.
* Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức: Mục đích cuối cùng của giáo
dục đạo đức là là hình thành hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày của
học sinh. Hành vi đạo đức được thực hiện bởi sự chỉ đạo của ý thức và sự
thôi thúc của tình cảm mới là hành vi đích thực, mới trở thành thói quen thành
thuộc tính của con người. Đặc biệt là thói quen hành vi chỉ có thể hình thành
thông qua tập luyện. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cần giáo dục cho
các em hành vi có văn hóa, tức là hành vi đó chẳng những đúng về mặt đạo
đức mà còn đẹp về mặt thẩm mỹ.
1.3.1.2.. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở hệ thống bảo
tàng Hồ Chí Minh
- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với xã hội như: Giáo dục
lòng yêu thương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ
Tổ quốc; Giáo dục niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; Giáo
dục lòng tôn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc, có thái độ tiến bộ
đối với các giá trị truyền thống và tinh thần quốc tế vô sản; Biết ơn các vị tiền
liệt có công dựng nước và giữ nước, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng Sản
Việt Nam và kính yêu Bác Hồ.
- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với lao động: Giáo dục
học sinh có thái độ đúng đắn với lao động, biết yêu thích lao động, chăm chỉ

học tập, say mê khoa học, biết quý trọng người lao động dù lao động chân tay
hay lao động trí óc.
- Giáo dục quan hệ cá nhân học sinh đối với tài sản xã hội, di sản văn
hóa và thiên nhiên: Giáo dục yêu cầu bản thân các em phải có ý thức giữ gìn,
tiết kiệm, bảo vệ của công, không xâm phạm tài sản chung của cải riêng của


24
người khác. Biết bảo vệ môi trường tự nhiên nơi cư trú, học tập và những nơi
công cộng khác.
- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với mọi người xung
quanh: Giáo dục các em học sinh biết quý trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và
những người lớn tuổi; Biết kính trọng lễ phép,lòng biết ơn đối với Thầy cô
giáo; Đối với em nhỏ phải có sự cảm thông nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha,
Giáo dục tình bạn chân thành, tình yêu chân chính, dựa trên sự cảm thông, hết
sức tôn trọng và có mục đích lý tưởng chung. Có tinh thần khiêm tốn, luôn
lắng nghe và biết học hỏi. Giáo dục tính thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn
trọng lợi ích và ý chí tập thể.
- Giáo dục quan hệ cá nhân đối với bản thân: Phải luôn luôn tự khiêm
tốn, nghiêm khắc với bản thân mình khi có sự sai phạm, bản thân có đức tính
khiêm tốn, thật thà, có tính kỷ luật, có ý chí, có nghị lực, có tinh thần dũng
cảm, lac quan yêu đời…
- Giáo dục đạo đức có tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết
bảo vệ hòa bình, sống thân thiện với môi trường… .
1.3.1.3. Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh.
Phương pháp giáo dục đạo đức ở hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh là
cách thức hoạt động gắn bó với nhau của người Tuyên Truyền – Giáo
dục( người giáo dục) và người được giáo dục ( học sinh) ở KDT Kim Liên,
nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất theo mục tiêu giáo dục.
Phương pháp giáo dục đạo đức là một thành tố quan trọng và có tác

động trực tiếp đến kết quả của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Có
các nhóm phương pháp cơ bản sau đây;
* Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình
thành những ý thức cá nhân cho học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những
tri thức về đạo đức. Đó là những chuẩn mực, những quy tắc, cách ứng xử giao


25
tiếp, thái độ hành vi đối với con người, tự nhiên, xã hội về cái đúng – cái sai;
cái Chân – Thiên – Mỹ trong cuộc sống.
* Nhóm phương pháp này gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: là trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài nào
đó thuộc lĩnh vực đạo đức nhằm GDĐĐ cho HS. Phương pháp này nhằm lôi
cuốn HS vào việc phân tích, đánh giá sự kiện, hành vi,các hiện tượng trong
đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, HS ý thức một cách sâu sắc thái độ đúng đắn
của mình với hiện thực xung quanh và trách nhiệm về các hành vi, thói quen,
lối sống của chính bản thân HS.
- Phương pháp nêu gương: là nêu gương cụ thể những điển hình mẫu
mực về người tốt việc tốt, những lý tưởng sống tốt đẹp. Đây là phương pháp
quan trọng GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả nhất.
- Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: Tham gia các buổi lao động
công ích, giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia tặng quà cho các bà mẹ
Việt Nam Anh hùng… Qua đó hình thành và phát triên những hành vi, thói
quen, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
- Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa: Tham gia các buổi đi học
tập ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, về với cội nguồn….
* Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi, ứng
xử. Nhóm này gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp thi đua: Đây là phương pháp không thể thiếu trong mỗi nhà
trường, là phương pháp kích thích học sinh thi đua để tự khẳng định mình.

- Phương pháp cử cán bộ đi nói chuyện về Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại
các trường và các trung tâm để hình thành cho các em thói quen hướng về cội
nguồn …
1.3.1.4. Hình thức GDĐĐ cho học sinh ở hệ thống bảo tàng
Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS


×