Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

thực trạng và xu hướng tiêu dùng một số thực phẩm chức năng trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÙI HOÀNG MAI

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG MỘT SỐ
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRÊN ðỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN

HÀ NỘI – 2008


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện
luận văn này ñã ñược cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận
văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày.......tháng.......năm 2008
Người thực hiện luận văn

Bùi Hoàng Mai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………



i


Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi ñã
nhận ñược sự giúp ñỡ vô cùng tận tình của cơ sở ñào tạo, cơ quan công
tác, gia ñình và bạn bè.
Trước hết tôi chân thành cảm ơn tới Trường ðại học nông nghiệp
1, khoa ñào tạo Sau ñại học, Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Kinh tế
lượng ñã tận tình giúp ñỡ trong suốt quá trình ñào tạo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận,
giảng viên hướng dẫn hết lòng tận tụy vì học trò.
Tôi xin chân thành biết ơn Lãnh ñạo và các ñồng nghiệp Hiệp
hội thực phẩm chức năng, Ths Nguyễn Ngọc Anh, công ty Vina-link,
công ty Tens, công ty Lô HH ñã tạo ñiều kiện tốt cho tôi hoàn thành
khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình và bạn bè ñã ñộng viên và cổ
vũ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày.......tháng.......năm 2008
Ngừơi thực hiện luận văn

Bùi Hoàng Mai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

1.

Mở ñầu

1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu


1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

4

1.3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn

6

2.1

Khái niệm thực phẩm chức năng

6

2.3

Phát triển thực phẩm chức năng trên thế giới và Việt nam


25

3.

ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu

37

3.1

ðặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu

37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

47

4.

Kết quả nghiên cứu

51

4.1

Tổng quan chung về tiêu dùng thực phẩm chức năng trên ñịa bàn
thành phố Hà Nội


51

4.1.1

Tổng quan về thị trường thực phẩm chức năng

51

4.1.2

Nhu cầu sử dụng Thực phẩm chức năng

55

4.1.3

ðối tượng người tiêu dùng tại Hà Nội

57

4.1.4

ðánh giá tình hình sử dụng TPCN trên ñịa bàn thành phố

58

4.2

Thực trạng và xu hướng sử dụng TPCN của hộ ñiều tra


66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

iii


4.2.1

ðặc ñiểm của hộ ñiều tra

66

4.2.2

ý kiến của chuyên gia về sử dụng TPCN của người tiêu dùng

87

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng ñến tiêu dùng thực phẩm chức năng

91

4.3.1

Nhân tố giá


91

4.3.2. Nhân tố thu nhập

91

4.3.3

Về nhận thức

92

4.4

Xu hướng tiêu dùng thực phẩm chức năng ở Hà Nội

93

4.4.1

Dự báo về xu hướng tiêu dùng thực phẩm chức năng

93

4.4.2

Quan ñiểm và một số giải pháp khuyến khích tiêu dùng thực phẩm
chức năng ở Hà Nội

96


5.

Kết luận và kiến nghị

103

5.1.

Kết luận

103

5.2.

Kiến nghị

105

Tài liệu tham khảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

107

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT


TPCN
VSATTP

Thực phẩm chức năng
Vệ sinh an toàn thực phẩm

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

SL

Số lượng

CC

Cơ cấu

WTO

World trade organization
Tổ chức thơng mại thế giới

SDDTE

Suy dinh dưỡng trẻ em

VFA

Vietnam Food Administrator

Hiệp hội lương thực Việt Nam

GMP

Good Manufacturing pratice
Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất

HACCP

Hazard Analysic and Critical Control point
Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn ñạt tiêu chuẩn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

v


DANH MỤC CÁC BIỂU
STT
2.1:
2.2:
3.1 :
3.2 :
3.3:
3.4:
3.5 :
3.6:
4.1:
4.2:
4.3:

4.4:
4.5:
4.6:
4.7:
4.8:
4.9:
4.10:
4.11:
4.12:
4.13:
4.14
4.15:

Tên biểu

Trang

Hệ thống phân loại FOSHU cho TPCN
Số lượng chủng loại TPCN trên thế giới theo công dụng ( 2004-2006)
Tình hình nhân khẩu và lao ñộng của Hà Nội
Tốc ñộ tăng và cơ cấu GDP qua các năm của Hà Nội
So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu của cả nước và Hà Nội năm 2007
Nhu cầu tiêu dùng cho dinh dưỡng trên ñịa bàn Hà Nội
Chi tiêu bình quân hộ năm 2007 của cả nước và Hà Nội
Các chỉ tiêu chủ yếu ñến năm 2010
Phân loại nhóm TPCN trên thị trường Hà Nội
Nhu cầu về TPCN của người dân Hà Nội
Phân loại ñối tượng tiêu dùng
Trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra và thu nhập
Thông tin cơ bản về người ñược phỏng vấn theo giới và ñộ tuổi

Chủng loại TPCN ñược người tiêu dùng Hà Nội sử dụng
So sánh mức giá của người tiêu dùng là thành viên trong mạng và
người tiêu dùng thông thường
Nguồn gốc xuất xứ chủ yếu của sản phẩm ñược lựa chọn
Một số loại TPCN có xuất xứ từ Việt Nam
Chi phí sử dụng TPCN của các ñối tượng ñiều tra năm 2007 (tính
bình quân )
Kết quả thăm dò ý kiến hộ ñiều tra về giá cả TPCN
Kết quả thăm dò về nguồn thông tin và ñịa ñiểm mua
Kết quả thăm dò ý kiến lý do chính quyết ñịnh sử dụng TPCN
Kết quả thăm dò ý kiến người tiêu dùng về các lo ngại trong sử
dụng TPCN
Nguồn cung cấp thông tin chính về TPCN

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

18
32
39
41
42
43
44
46
52
56
58
66
67
69

73
74
75
76
77
81
83
84
86

vi


DANH BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ
STT

Tên biểu ñồ, sơ ñồ

Sơ ñồ 1:

Sự khác nhau và mối quan hệ giữa thực phẩm, TPCN và

Trang

10

thuốc
Biểu ñồ 2.1: Cơ cấu thị trường TPCN của Việt Nam năm 2007

21


Biểu ñồ 2.2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ TPCN trên thế giới

31

Sơ ñồ 2:

73

Quy trình hợp tác tiêu thụ của khách hàng với công ty

Biểu ñồ 4.1 Kết quả sử dụng TPCN theo ñánh giá của người tiêu
dùng

79

Biểu 4.2: Nguồn gốc của thành phần trong TPCN ñang sử dụng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

85

vii


1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Từ hàng nghìn năm nay, khi con người xuất hiện trên trái ñất thì việc ăn
uống ñể duy trì và ñảm bảo sự sinh tồn là bản năng tất nhiên. Theo thói quen và
trí tuệ, với thị giác (nhìn) và khẩu vị (nếm) cũng như khứu giác (ngửi), con người ñã biết chọn cho mình thức ăn, nước uống từ thiên nhiên cũng như thông qua

chế biến ñể có ñược những thức ăn ngon nhất. Bản năng sinh tồn ñã cho con người sự phân biệt giữa các loại thực phẩm qua việc tích lũy kinh nghiệm của cộng
ñồng và ngày càng nâng cao khả năng tiêu dùng lương thực, thực phẩm rồi ñi
ñến những hiểu biết ngày càng chống ñỡ với bệnh tật, thương tật bằng cách nhai,
ñắp lá cây, ñun sôi hoặc ngâm rượu. Chứng tỏ rằng từ xa xa con người ñã biết sử
dụng thực phẩm vào việc giúp cho cơ thể con người khỏe mạnh, phát triển và
duy trì nòi giống tuy rằng tự họ cũng chưa thể giải thích một cách khoa học theo
cách nói thời nay.
Với những thành tựu của công nghệ sinh học trong hơn 30 năm qua, ngày
nay ngành công nghiệp chế biến ñã có những bước phát triển làm biến ñổi thành
phần dinh dưỡng cơ bản bằng những hoạt chất sinh học hay biến ñổi gen di
truyền trong giống thực vật hoặc ñộng vật ñể tăng tính ñề kháng, ngăn ngừa
phòng chống lão hóa bằng những hoạt chất sinh học [19]. Trong những năm gần
ñây, người tiêu dùng trên thế giới lo lắng về sức khỏe, dinh dưỡng và an toàn
thực phẩm ngày càng cao ñặc biệt người dân ở các nước phát triển hay người có
thu nhập cao trước nạn ô nhiễm ñộc tố, thuốc trừ sâu, vi khuẩn, hóa chất, ngày
càng ăn sâu vào cuộc sống con người buộc chính phủ các nước phải quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ hơn, sửa ñổi những quy ñịnh mỗi lúc một
nghiêm ngặt hơn ñồng thời người tiêu dùng thể hiện sự quan tâm ñể tự bảo vệ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

1


sức khỏe, tăng cường khả năng chống dịch bệnh thông qua việc sử dụng các loại
thực phẩm chức năng với những thành phần dưỡng chất ñặc biệt, lại có thể ñiều
khiển ñược chức năng từng bộ phận trong cơ thể và phòng chống một số bệnh
tật, tăng hoạt ñộng cơ bắp, tăng khả năng miễn dịch, chống lão hoá.
Có thể khẳng ñịnh rằng, ngày nay các chất dinh dưỡng chính (ñạm,
ñường béo) lại trở thành vai trò phụ, còn các hoạt chất sinh học ña vào thực

phẩm lại trở thành chính yếu. Thức ăn mới này chính là các loại thực phẩm chức
năng, sẽ góp phần cụ thể hoá một số nguyện vọng xa xa của loài người trên trái
ñất “Thức ăn của chúng ta sẽ là những vị thuốc của chúng ta” [16].
ðiểm qua nguồn lương thực mà tạo hoá ñã ban cho loài người dùng ñể
sinh tồn và phát triển thì loài nào (ñộng vật hay thực vật) cũng có những chức
năng ñặc biệt riêng nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất vi lượng hay protein,
chất béo mà cơ thể con người cần ñể chuyển hoá thành nguồn năng lượng cần
thiết cho sự sống kể cả một số loài ñộc hại cũng trở thành dược liệu quý hiếm
cho con người [5]. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng TPCN là ñiều không có gì
mới mẻ, nhưng với ñà phát triển về khoa học kỹ thuật, khả năng phân tích ngày
nay ñã cho phép chúng ta giải mã ñược ñiều bí ẩn có trong thực phẩm ñể từ ñó
biến cách ăn tạp thành ăn tinh tập trung nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể một cách
hợp lý hơn.
Vài thập kỷ nay, TPCN phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Chúng
ta ñã biết, sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành phần dinh
dưỡng thiết yếu ñã giúp loài người từng bước hiểu ñược các bí mật của thức ăn
và kiểm soát ñược nhiều bệnh tật và vấn ñề sức khoẻ liên quan. Thực phẩm cho
ñến nay, mặc dù con người sử dụng chúng hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết
ñầy ñủ về các thành phần chất dinh dưỡng trong thực phẩm và tác dụng của thực
phẩm ñối với chức năng sinh lý của con người. Loài người ngày càng phát triển,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

2


mô hình bệnh tật cũng thay ñổi ñối với sự phát triển của xã hội loài người, ñặc
biệt từ giữa thế kỷ XX ñến nay. Cùng với sự già hoá dân số, tuổi thọ trung bình
tăng, lối sống thay ñổi, các bệnh mãn tính liên quan ñến dinh dưỡng và thực
phẩm ngày càng tăng. Việc chăm sóc kiểm soát các bệnh ñó ñặt ra nhiều vấn ñề

lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội. Người ta thấy rằng, chế ñộ ăn có vai trò
quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý nhiều chứng bệnh. ðó là hướng
nghiên cứu và phát triển cho một ngành khoa học mới, khoa học TPCN [9].
Trong những năm qua, khái niệm TPCN không còn xa lạ ñối với người
tiêu dùng Việt Nam, ñặc biệt ñối với người tiêu dùng Hà Nội. Việc nghiên cứu
tạo ra các chế phẩm thực phẩm chức năng với phương châm công nghệ cao, bản
sắc cổ truyền ñang là những nghiên cứu rất lý thú và có lợi thế, vì lẽ chúng ta có
thế mạnh về tài nguyên sinh học hạ nhiệt ñới và có kho tàng kinh nghiệm phong
phú của y học dân tộc. Từ việc sử dụng bột cóc làm thuốc chống bệnh còi xương
cho trẻ em, việc sử dụng côn trùng và ñộng vật rừng với mục ñích bổ dưỡng và
làm thuốc chữa bệnh, ñến việc sử dụng nhiều loại sản phẩm biển có giá trị dinh
dưỡng cao, dược liệu quý có tác dụng hồi xuân, chống lão hoá. Kho tàng kinh
nghiệm này không ngừng ñược bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác trong quá
trình lao ñộng sản xuất, chinh phục thiên nhiên và ñang ñược y học hiện ñại soi
sáng, chứng minh.
Tuy nhiên, hiện tại ñông ñảo người tiêu dùng còn ñang do dự và hiểu biết
chưa chính xác về TPCN, họ cho rằng TPCN như các loại thuốc chữa bệnh. Hơn
nữa, người sản xuất TPCN ở ñâu và quy trình sản xuất như thế nào, quản lý ra
sao? Sử dụng TPCN như thế nào, ñối tượng nào hay sử dụng, loại TPCN nào
ñang phổ biến?

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

3


ðể làm góp phần trả lời các vấn ñề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề
tài “ Thực trạng và xu hướng tiêu dùng một số thực phẩm chức năng trên ñịa bàn
Hà Nội” nhằm ñề xuất trong việc sản xuất, lựa chọn và sử dụng các loại thực
phẩm chức năng có lợi cho sức khoẻ của người dân.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát thực trạng và xu hướng tiêu dùng một số TPCN trên ñịa bàn
Hà Nội, ñề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng
TPCN tốt hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực phẩm chức năng
- ðánh giá thực trạng tiêu dùng một số TPCN chủ yếu trên ñịa bàn Hà Nội
những năm qua.
- Phân tích xu hướng tiêu dùng TPCN trên ñịa bàn Hà Nội trong những
năm tới.
- ðịnh hướng và ñề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích sử dụng
TPCN trên ñịa bàn thành phố.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Các ñối tượng tiêu dùng TPCN trên ñịa bàn Hà Nội: người già, ñàn ông,
phụ nữ, trẻ em.
- Nhóm thực phẩm chức năng chính (Nhóm bổ sung Vitamin và khoáng
chất, nhóm giảm năng lượng, nhóm các loại nước giải khát, nhóm TPCN giàu
chất xơ tiêu hoá, nhóm tăng cường chức năng ñường ruột)
- Nguồn cung cấp: tại Hà Nội, tỉnh khác, nước ngoài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

4


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: ñề tài ñược tiến hành nghiên cứu trên ñịa bàn thành phố
Hà Nội, nhưng chủ yếu khảo sát người tiêu dùng TPCN là các khách hàng của

các công ty kinh doanh TPCN. Các công ty ñó là công ty Vina-link, công ty
IMC, công ty Lohha.
- Về Thời gian: Các thông tin phục vụ cho ñánh giá thực trạng sử dụng
TPCN ñược thu thập chủ yếu năm 2006 và ñến trước 1/8/2008, xu hướng và các
giải pháp ñề xuất cho những năm tới.
- Về nội dung:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về TPCN, phân biệt TPCN với thuốc, TPCN với
thực phẩm truyền thống và các quy ñịnh ñối với việc sản xuất TPCN
+ ðề tài bước ñầu khảo sát và ñánh giá thực trạng sử dụng, xu hướng sử
dụng, các yếu tố ảnh hưởng và ñề xuất xu hướng cũng như giải pháp ñẩy mạnh
sản xuất và hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng rộng rãi TPCN.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

5


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Khái niệm thực phẩm chức năng
2.1.1 Các thuật ngữ liên quan
Thực phẩm (Food): thực phẩm là tất cả các chất ñã hoặc chưa chế biến
nhằm sử dụng cho con người, gồm ñồ ăn, ñồ uống và tất cả các chất ñể sản xuất,
chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm hoặc những
chất chỉ ñược dùng như dược phẩm.
Nhãn hiệu hàng hoá (Trade mark): Là những dấu hiệu dùng ñể phân biệt
hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu
hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc là sự kết hợp các yếu tố ñó ñược thể
hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thành phần (Ingredient): Các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia
thực phẩm ñược sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt

trong thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hoá
Chất dinh dưỡng (Nutrient): Các chất ñược dùng như một thành phần của
thực phẩm nhằm cung cấp năng lượng, các chất cần thiết cho sự tăng trưởng,
phát triển và duy trì sự sống hoặc thiếu chất ñó sẽ gây những biến ñổi ñặc trưng
về sinh lý, sinh hoá.
2.1.2 Thực phẩm chức năng
2.1.2.1 Khái niệm
Cho ñến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào ña ra ñịnh nghĩa ñầy ñủ về
thực phẩm chức năng, mặc dù ñã có nhiều hội nghị quốc tế và khu vực về thực
phẩm chức năng. Thuật ngữ “Thực phẩm chức năng” mặc dù chưa có một ñịnh
nghĩa thống nhất quốc tế, nhưng ñược sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới
[8].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

6


+ Các nước châu Âu, Mỹ: ña ra ñịnh nghĩa thực phẩm chức năng là một
loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống là cung cấp các chất dinh dưỡng
và thoả mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ 3 ñược chứng minh bằng
các công trình nghiên cứu khoa học như giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống
táo bón, cải thiện hệ vi khuẩn ñường ruột.
+ Hiệp hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ y tế Nhật Bản
ñịnh nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có
lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi”. Việc bổ sung hoặc loại bỏ phải ñược
chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và ñược Bộ y tế cho phép xác ñịnh
hiệu quả của thực phẩm chức năng ñối với sức khoẻ.
+ Viện y học thuộc viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ ñịnh nghĩa: Thực
phẩm chức năng là thực phẩm mang ñến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, là bất cứ

thực phẩm nào ñược thay ñổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần
của thực phẩm có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống
của nó.
+ Hiệp hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC) ñịnh nghĩa: Thực phẩm
chức năng là thực phẩm mang ñến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh
dưỡng cơ bản
+ Australia ñịnh nghĩa: Thực phẩm chức năng là những thực phẩm có tác
dụng ñối với sức khoẻ hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Thực phẩm
chức năng là thực phẩm gần giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó ñể
chế biến cho mục ñích ăn kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng ñể nâng
cao vai trò sinh lý của chúng khi bị giảm dự trữ và ñược sản xuất theo công thức,
chứ không phải là thực phẩm có sẵn trong tự nhiên.
+ Hiệp hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (Châu âu) cho rằng khó có
thể ñịnh nghĩa thực phẩm chức năng vì sự ña dạng phong phú của nó. Các yếu tố
“chức năng” ñều có thể bổ sung vào thực phẩm hay nước uống. Tổ chức này cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

7


rằng “ Thực phẩm chức năng là thực phẩm ñược chế biến từ thức ăn thiên nhiên,
ñược sử dụng như một chế ñộ ăn hàng ngày và có khả năng cho một sinh lý nào
ñó khi ñược sử dụng”
+ Rober Froid M: tại hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 2731/8/2001) tại Viên (Áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Như một thách
thức cho tương lai của thế kỷ 21” ñã ña ra ñịnh nghĩa “ Một loại thực phẩm ñược
coi là thực phẩm chức năng khi chứng minh ñược rằng nó tác dụng có lợi ñối với
một hoặc nhiều chức phận của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ
thể tình trạng thoải mái, khoẻ khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”
+ Bộ y tế Việt nam: Thông t số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 ñịnh nghĩa:

“Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng ñể hỗ trợ chức năng của các bộ phận
trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái,
tăng sức ñề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”
Như vậy, có rất nhiều các ñịnh nghĩa về thực phẩm chức năng, song tất cả
ñều thống nhất cho rằng: Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn
giữa thực phẩm truyền thống (Food) và thuốc (Drug). Thực phẩm chức năng
thuộc khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Vì vậy mà người ta còn gọi
thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc.
* Tên gọi: Tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng,
còn có tên gọi khác sau:
- Thực phẩm bổ sung
- Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ
- Thực phẩm ñặc biệt
- Sản phẩm dinh dưỡng y học

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

8


* Phân biệt thực phẩm chức năng với thực phẩm truyền thống và thuốc:
TPCN giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Nguồn gốc của TPCN là sản phẩm
cây cỏ và sản phẩm ñộng vật tự nhiên, có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ
truyền dân tộc.
Thực phẩm chức năng khác với thực phẩm truyền thống ở chỗ:
+ ðược sản xuất, chế biến theo công thức: Khi sản xuất, chế biến bổ sung
một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung
hay loại bớt phải ñược chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và ñược cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn chất
lượng cụ thể).

+ Có tác dụng ñối với sức khoẻ nhiều hơn (tác dụng với một hay một số
chức năng sinh lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là
TPCN ít tạo ra năng lượng cho cơ thể nh các loại thực phẩm truyền thống (cơ
bản) như gạo, thịt, cá…
+ Liều thực phẩm thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligam, gram như là thuốc.
+ ðối tượng sử dụng có chỉ ñịnh rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ, rối
loạn chức năng sinh lý nào ñó.
Thực phẩm chức năng khác với thuốc ở chỗ:
+ Nhà sản xuất công bố trên nhãn hiệu sản phẩm là thực phẩm, ñảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn sức khoẻ, phù hợp với các quy ñịnh về thực phẩm.
ðối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng
chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ ñịnh, liều dùng, chống chỉ ñịnh.
+ Thuốc là những sản phẩm ñể ñiều trị và phòng bệnh, ñược chỉ ñịnh ñể
nhằm tái lập, ñiều chỉnh hoặc sửa ñổi chức năng sinh lý của cơ thể.
+ Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng, bổ dưỡng hoặc
phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh mà vẫn an toàn, không có ñộc hại, không có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

9


phản ứng phụ. ðối với thuốc chỉ dùng từng ñợt ñiều trị, không thường xuyên.
+ ðối tượng sử dụng: ðối với thuốc chỉ dùng cho người ốm và phải có kê
ñơn của bác sỹ. TPCN có thể sử dụng cho cả người ốm và người khoẻ hàng
ngày. Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo hướng dẫn cách sử dụng của các
nhà sản xuất mà không cần khám bệnh kê ñơn của thầy thuốc.
Thùc phÈm chøc n¨ng

Thuèc


TP

Dinh
d−ìng

Cã lîi
søc

Ch÷a
bÖnh

Sơ ñồ 1: Sự khác nhau và mối quan hệ giữa thực phẩm, TPCN và thuốc

2.1.2.2 Vai trò của thực phẩm chức năng
Theo ñà phát triển của kinh tế, tình trạng dinh dưỡng của con người từ giai
ñoạn thiếu ăn, suy dinh dưỡng ñến thừa cân, béo phì ñã xuất hiện nhiều hệ lụy tất
yếu là các bệnh mãn tính không lây như tiểu ñường, nhiễm ung thư gan siêu vi,
huyết áp cao, nhiều mỡ trong máu, béo phì (chiếm 30-40% ở các nước phát
triển), khả năng miễn nhiễm suy yếu ở những người cao tuổi vẫn chưa có giải
pháp can thiệp hiệu quả trong khi tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng một cách
ñột biến [26]. Trong xã hội công nghiệp phát triển ngày càng tăng, có nhiều lý do
ña ñến hiện tượng này như cường ñộ làm việc căng thẳng, thức ăn chế biến hay
ñời sống lương thực bất bình thường, nhiều chất béo, dầu mỡ hay thịt cá có
hormone tăng trọng, thuốc trừ sâu thực vật, phụ gia, hoạt chất hóa học như gia

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

10



vị, tạo ngọt, mùi, phẩm màu.
Theo thống kê ước lượng trên toàn thế giớ hàng năm bệnh tim mạch và tai
biến giết 12 triệu người/năm. Ước lượng có 177 triệu người bị tiểu ñường týp 2
trong ñó 2/3 người mắc bệnh là ở các nước ñang phát triển, hơn 1 tỷ người thừa
trọng lượng (béo phì), cao huyết áp khoảng 600 triệu người trên toàn thế giới,
13% bị tử vong và 4,4% bị tật nguyền. 2/3 số người bị tai biến là do cao huyết
áp, thường ảnh hưởng ñến tim mạch, suy thận và tai biến mạch máu não. Mỡ
trong máu cao tăng nguy hiểm cho bệnh suy tim. 18% người bị tai biến và 56%
bị suy tim, 7,9% người bị tử vong vì mỡ trong máu cao [10].
ðối với Việt nam theo nhận ñịnh chung của các nhà dinh dưỡng, vào
những năm 80 và ñầu 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế nước ta còn khó khăn,
lương thực dựa chủ yếu vào ngũ cốc, các bệnh cảnh về dinh dưỡng diễn ra khá
phổ biến như: bệnh thiếu năng lượng trường diễn, thiếu vitamin A ở trẻ, thiếu
máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. Hậu quả của tình trạng này ñể lại là những
gánh nặng về suy dinh dưỡng, ñặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE)
chiếm ở mức rất cao, khoảng 30 – 40%, thậm chí có nhiều nơi còn lên ñến 50 60%. Do vậy, thời ñó hầu hết mọi hoạt ñộng về dinh dưỡng ở nước ta ñều tập
trung cho công tác phòng chống SDDTE [19].
Bước sang giai ñoạn những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nền
kinh tế nước ta có những bước chuyển tiếp, chuyển ñổi theo cơ chế thị trường có
sự ñiều tiết của nhà nước, về mặt kinh tế ñã có những bước phát triển vượt bậc,
cuộc sống của người dân ngày càng ñược cải thiện. Trong giai ñoạn này, ñi cùng
với những thành tựu về mặt kinh tế, hình thái ăn uống của người dân cũng có sự
thay ñổi, tỷ lệ dùng chất ñạm, béo tăng lên, từ ñó xuất hiện bệnh cảnh mới về
dinh dưỡng. Có thể lấy mốc từ thời ñiểm 1995, khi tỷ lệ SDDTE còn ở mức khá
cao thì ở nước ta ñã xuất hiện hiện tượng thừa cân béo phì và tình trạng này cùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

11



với những hệ lụy tất yếu của nó là các bệnh mạn tính không lây như tiểu ñường,
tim mạch, huyết áp, loãng xương ngày càng có nguy cơ gia tăng.
Theo Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, hiện nay nước ta có 4,4% người
trưởng thành tại các thành phố lớn bị bệnh tiểu ñường týp 2 và gần 6% có rối
loạn glucose máu lúc ñói. ðồng thời theo Viện dinh dưỡng, 16,3% người có ñộ
tuổi từ 25 - 64 ở nước ta bị thừa cân béo phì và gần 18% người trưởng thành mắc
“hội chứng chuyển hóa” (tăng cholesterol, tăng triglycerid máu, tăng huyết áp).
Bức tranh toàn cảnh về dinh dưỡng ở nước ta ñã bước sang giai ñoạn mới,
liệu ñây có phải là sự thay ñổi mang tính tất yếu hay chúng ta có thể kiểm soát
ñược. ðó là những vấn ñề ñang ñược ñặt ra ñối với các nhà dinh dưỡng học Việt
Nam hiện nay.
Trước thực trạng trên, PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng Viện
dinh dưỡng Việt Nam ñã nhấn mạnh ñến vai trò của TPCN trong dự phòng và
ñiều trị các bệnh có liên quan ñến dinh dưỡng. Khi nói về sự kết hợp giữa hai
chuyên ngành khoa học dinh dưỡng với công nghệ thực phẩm. GS.TS. Lê Ngọc
Trọng, Phó Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam cũng cho rằng: “ðây là sự kết
hợp mang tính ñộc ñáo, ñộc ñáo ở chỗ có sự kết hợp giữa dinh dưỡng học (hàn
lâm) với thực tế. ðiều này sẽ ñem lại hiệu quả to lớn trong việc giải quyết các
vấn nạn về dinh dưỡng ở nước ta hiện nay.
Với chức năng thải ñộc ña ra khỏi cơ thể những chất cặn bã, chất ñộc ñã lu
trữ lâu ngày, chủ yếu là theo ñường bài tiết, có thể qua da. Chức năng dinh
dưỡng bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết vào từng tế bào. Chức năng bảo
vệ giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài thì TPCN
năng là một sản phẩm tốt, hỗ trợ cho việc phục hồi, duy trì hoặc tăng cường chức
năng nào ñó của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, ngoài ra có tác dụng dinh
dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức ñề kháng và giảm bớt nguy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


12


cơ bệnh tật
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều TPCN vẫn còn ñiểm bí mật với người tiêu
dùng. TPCN vẫn còn những hạn chế: (i) Vì ñược xếp vào nhóm thực phẩm,
TPCN không bị chi phối bởi những luật lệ kiểm tra chặt chẽ như ñối với dược
phẩm; (ii) Vấn ñề ñịnh chuẩn các hoạt chất và liều lượng các thành phần của
TPCN là khó khăn lớn cho các nhà quản lý; (iii) Liều lượng sử dụng, cấm kỵ và
các phản ứng phụ của TPCN thường không ñược nêu ra rõ ràng; (iv) Nhà sản
xuất có thể trộn thêm một vài chất dinh dưỡng hay Vitamin ñể biến món hàng
thành TPCN dù rằng sản phẩm này tự nó ñã có chứa nhiều chất không tốt cho
sức khỏe như ñường, Cholesterol hay chất béo bão hòa [11].
Mặc dù vậy, theo xu hướng phát triển của toàn thế giới TPCN sẽ vẫn tiếp
tục ñược nghiên cứu phát triển và sẽ là một ngành công nghiệp lớn không chỉ ở
Việt Nam mà còn của toàn thế giới. Việt nam trong thế kỷ này cũng sẽ trở thành
một thị trường tiêu thụ TPCN tiềm năng.
2.1.2.3 ðiều kiện ñể xác ñịnh là thực phẩm chức năng
Những sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin,
muối khoáng và các chất có hoạt tính sinh học nếu ñược Nhà sản xuất công bố
sản phẩm ñó là thực phẩm chức năng, ñược cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận phù hợp với pháp luật
về thực phẩm và có ñủ các ñiều kiện sau thì ñược coi là thực phẩm chức năng:
1. ðối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng: Nếu lượng vi chất ña
vào cơ thể hằng ngày theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn của sản phẩm có ít
nhất một vitamin hoặc muối khoáng cao hơn 3 lần giá trị của Bảng khuyến nghị
nhu cầu dinh dưỡng RNI 2002 (Recommended Nutrient Intakes)(phụ lục 1), thì
phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất
hoặc nước cho phép lưu hành xác nhận tính an toàn của sản phẩm và phải ghi rõ


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

13


trên nhãn hoặc nhãn phụ sản phẩm (ñối với sản phẩm nhập khẩu) mức ñáp ứng
RNI của các vi chất dinh dưỡng ñược bổ sung vào thành phần.
2. ðối với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất sinh học: Nếu công bố
sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng trong cơ thể người, tăng sức ñề kháng và
giảm bớt nguy cơ bệnh tật thì phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng về tác dụng
của sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần của sản phẩm
có chức năng ñó hoặc giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của
sản phẩm ghi trên nhãn.
3. Nội dung ghi nhãn của thực phẩm chức năng phải ñáp ứng các ñiều kiện
theo quy ñịnh của pháp luật về nhãn và các ñiều kiện sau:
i) Nội dung hướng dẫn sử dụng cho những sản phẩm có mục ñích sử dụng
ñặc biệt cần phải ghi: Tên của nhóm sản phẩm (thực phẩm bổ sung, thực phẩm
bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dinh
dưỡng y học), ñối tượng sử dụng, công dụng sản phẩm, liều lượng, chống chỉ
ñịnh, các lưu ý ñặc biệt hoặc tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có).
ii) ðối với thực phẩm chứa hoạt chất sinh học, trên nhãn hoặc nhãn phụ
bắt buộc phải ghi dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác
dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
iii) Trên nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng không ñược ghi chỉ ñịnh
ñiều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc
chữa bệnh.
iv) ðối với những sản phẩm có chứa vitamin và muối khoáng chưa ñược
ñề cập trong bảng khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng, sản phẩm ñược sản xuất

trong nước nhưng chưa rõ là thực phẩm hay thuốc, sản phẩm có chứa các chất có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

14


hoạt tính sinh học chưa ñủ tài liệu chứng minh tính an toàn và tác dụng của hoạt
chất ñó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với
Cục quản lý Dược Việt Nam và Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế xem xét ñể phân
loại và thống nhất quản lý.
2.1.2.4 Phân loại và tác dụng
Trong những năm gần ñây người tiêu dùng trên thế giới lo lắng về sức
khỏe, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ngày càng dâng cao ñặc biệt người dân ở
các nước phát triển hay người có thu nhập cao ở những nước ñang phát triển
trước nạn ô nhiễm ñộc tố, thuốc trừ sâu, kháng sinh, vi khuẩn, hóa chất ngày
càng ăn sâu trong cuộc sống con người buộc ñể họ tự bảo vệ sức khỏe, tăng
cường khả năng chống dịch bệnh thông qua việc sử dụng các loại TPCN với
những thành phần dưỡng chất ñặc biệt.
Tuy nhiên vấn ñề TPCN trên thế giới vẫn có nhiều giải thích khác nhau vì
chỉ lệch ñi khoảng cách giữa thuốc trị bệnh và TPCN trên “dược dụng” thì giá cả
sản phẩm của TPCN ñược nâng lên gấp bội không bị hạn chế bởi những qui ñịnh
gắt gao như thuốc như chống chỉ ñịnh, hàm lượng rõ ràng, cách dùng với liều
lượng theo toa của Bác sĩ chuyên môn, nhất là các chứng bệnh mãn tính. Vì vậy
việc phân loại TPCN hiện nay vẫn là một vấn ñề gây tranh cãi. Sau ñây là các
cách phân loại theo bản chất, cấu tạo và tác dụng của thực phẩm chức năng:
- Phân loại theo tác dụng:
1. Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất: Loại này
rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Nhật Bản như việc bổ sung iode
vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào ñường hạt, vitamin vào nước giải

khát, sữa việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, ñược pháp luật hoá
ñể giải quyết tình trạng “nạn ñói tiềm ẩn” vì thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu iode,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

15


thiếu vitamin A, thiếu sắt).
2. Nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không ñường”, “giảm năng
lượng” như nhóm trà thảo dược: ñược sản xuất, chế biến ñể hỗ trợ giảm cân,
giảm béo, phòng chống rối loạn một số chức năng sinh lý thần kinh, tiêu hoá, ñể
tăng cường sức lực và sức ñề kháng (trà giảm béo, trà sâm) các loại thực phẩm
này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu ñường.
3. Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực: ñược sản xuất, chế biến ñể bổ
sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể khi vận ñộng thể lực, thể dục
thể thao.
4. Nhóm thực phẩm giầu chất xơ tiêu hoá: chất xơ là các polysaccharide
không phải là tinh bột, là bộ khung, giá ñỡ của các mô, tế bào thực vật và có sức
chống ñỡ với các men tiêu hoá của người. Chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng,
tăng khối lượng phân do ñó chống ñược táo bón, ngừa ñược ung thư ñại tràng.
Ngoài ra chất xơ còn có vai trò ñối với chuyển hoá cholesterol, phòng ngừa
nguy cơ suy vành, sỏi mật, tăng cảm giác no, giảm bớt cảm giác ñói do ñó hỗ trợ
việc giảm cân, giảm béo phì, hỗ trợ giảm ñái ñường.
Nhiều loại thực phẩm giầu chất xơ ñược sản xuất, chế biến nh các loại
nước xơ, viên xơ, kẹo xơ.
5. Nhóm các chất tăng cường chức năng ñường ruột bao gồm xơ tiêu hoá
sinh học (Probiotics) và tiền sinh học (Prebiotics) ñối với hệ vi khuẩn cộng sinh
ruột già:
+ Các vi khuẩn cộng sinh (Probiotics) là các vi khuẩn sống trong cơ thể,

ảnh hưởng có lợi cho vật chủ nhờ cải thiện hệ vi khuẩn nội sinh. Các vi khuẩn
này kích thích chức phận miễn dịch bảo vệ của cơ thể. Các thực phẩm chức
năng loại này thường ñược chế biến từ các sản phẩm của sữa, tạo sự cân bằng vi
sinh trong ñường ruột.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

16


+ Các Prebiotics: Là các chất nh Oligosacchưaride ảnh hưởng tốt ñến vi
khuẩn ở ruột làm cân bằng môi trường vi sinh và cải thiện sức khoẻ. Các thực
phẩm chức năng loại này cung cấp các thành phần thực phẩm không tiêu hoá, nó
tác ñộng có lợi cho cơ thể bằng cách kích thích sự tăng trởng hay hoạt ñộng của
một số vi khuẩn ñường ruột, nghĩa là tạo ñiều kiện cho vi khuẩn có lợi phát
triển, giúp cải thiện sức khoẻ.
+ Synbiotics: Là do sự kết hợp Probiotics và Prebiotics tạo thành.
Synbiotics kết hợp tác dụng của vi khuẩn mới và kích thích vi khuẩn của chính
cơ thể.
- Theo cấu tạo thực phẩm chức năng
Nhóm thực phẩm chức năng dạng viên: ðây là nhóm phong phú và ña
dạng nhất. Tuỳ theo nhà sản xuất, có các dạng viên nang, viên nén, viên sủi,
chứa các hoạt chất sinh học, vitamin và khoáng chất.
- Phân loại theo chức năng ñặc biệt:
1 Thức ăn cho phụ nữ có thai, trẻ em và người cao tuổi
2 Thức ăn cho trẻ ăn dặm.
3 Thức ăn cho vận ñộng viên, phi hành gia.
4 Thức ăn qua ống thông dạ dày.
5 Thức ăn cho người có rối loạn chuyển hoá bẩm sinh
6 Thức ăn cho người ñái ñường, huyết áp

Ngoài cách phân loại như trên, ở một số nước còn có các cách phân loại
khác nhau. Ví dụ ở Nhật Bản, bảng phân loại hệ thống FOSHU (Food for
Specific Health Use) như sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

17


×