Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.31 KB, 70 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÂN TẢO

Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÍ PHÒNG
HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC THPT

Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Lan
Chuyên môn giảng dạy: Hoá học
Tổ chuyên môn: Lí - Hoá - Sinh
Chức vụ hiện tại: NTCM.

NĂM HỌC 2012 – 2013


PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Phòng học bộ môn có nguồn gốc phát triển từ những trường dạy nghề của
châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tại các trường dạy
nghề thì việc học, thực hành là chủ yếu. Phương tiện dạy nghề được bố trí cố
định tại các khu vực phòng khác nhau. Trong mỗi nghề lại được chia ra thành
các phòng chuyên môn hẹp hơn. Ví dụ nghề may có phòng dạy cắt may, phòng
dạy may, phòng dạy vắt sổ, đơm khuy…
Thấy rõ lợi ích của phòng học nghề, nhiều trường Phổ thông Châu Âu đã
vận dụng sáng tạo mô hình này. Đầu tiên là một số môn đặc thù như Vật lý, Hoá
học, Kỹ thuật với thiết bị dạy học nhiều lại cồng kềnh không thể mang đến từng
lớp để dạy theo thời khoá biểu được, vì vậy họ đã đặt cố định thiết bị dạy học,
thiết bị nghe nhìn tại một phòng cố định. Cách dạy học mới này tỏ ra có nhiều
thuận lợi và hình thành một khái niệm mới đó là phòng học bộ môn.
Ở Việt Nam thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, một số trường Phổ thông
đã có một số phòng thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, nhưng
không được đồng bộ, không được thống nhất giữa hai miền Nam Bắc. Sau ngày


thống nhất đất nước, hệ thống giáo dục với được thống nhất trong cả nước,
chúng ta mới có điều kiện nghiên cứu và áp dụng dạy học theo phòng học bộ
môn.
Từ năm 1998, Bộ giáo dục bắt đầu triển khai việc xây dựng lại chương
trình sách giáo khoa mới với nội dung giảm kiến thức hàm lâm, tăng cường tính
ứng dụng thực tiễn. Việc dạy học nhất là các môn khoa học tự nhiên nhất thiết
phải gắn với thí nghiệm - thực hành.
Từ năm 2000, việc trang cấp hàng loạt thiết bị dạy học các bộ môn cho
các trường đã tạo ra một bộ mặt mới về thiết bị dạy học mà trước đây chưa từng
có. Có thể nói Việt nam đã bắt đầu thí điểm triển khai dạy học theo phòng học
bộ môn từ năm học 2000-2001.
Trường THPT Vân Tảo thuộc huyện ngoại thành, được thành lập từ năm
1998, cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn, các PHBM chưa được hình
thành. Nhưng bắt đầu từ năm học 2010 nhà trường đã đầu tư xây dựng và đưa
vào sử dụng khu phòng học bộ môn: lý, hóa ,sinh, tin học, ngoại ngữ với đầy đủ
thiết bị dạy học.
Trên tinh thần ấy với cương vị là một giáo viên bộ môn hóa học đã và
đang thực hiện giảng dạy theo hướng cải cách tại phòng học bộ môn, tôi mạnh
dạn đề xuất vài suy nghĩ của mình về việc “Nâng cao hiệu quả quản lí và sử
dụng phòng học bộ môn hóa học tại trường THPT Vân Tảo” góp phần nào đó
nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.
I.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Theo quyết định số 37/2008/QĐ-BGD, ban hành quy định về PHBM thì
chúng ta cần nhận thức rõ giữa phòng học thường, phòng thí nghiệm và phòng
học bộ môn.
1/ Phòng học thường (phòng học truyền thống)
- Thiết kế phòng học nhỏ, hẹp và đơn giản


- Chỉ có bảng, bàn ghế GV và HS, không có hệ thống, phương tiện nghe

nhìn
- Phòng học cố định, giáo viên và học sinh di chuyển theo thời khóa biểu
- Phù hợp với kiểu dạy chay, thầy đọc, trò chép, bài học không có hoặc có
ít thí nghiệm không đáng kể.
- Phù hợp với bài học thuần túy là lý thuyết hoặc nội dung bài học không
cần đến thiết bị dạy học
- Dễ xếp thời khóa biểu.
2/ Phòng thí nghiệm
- Là nơi giáo viên và học sinh tiến hành thí nghiệm, đặc biệt phù hợp với
các môn Hóa, Vật lý, Sinh học, Công nghệ
- Hệ thống thiết bị được chuẩn bị sẵn
- Phòng phải đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết như kích thước, ánh
sáng, độ thông thoáng, độ an toàn, hệ thống điện nước, hệ thống bàn ghế, mặt
bằng.
- Phòng học cố định, GV và HS đến phòng làm thí nghiệm với những bài
có thí nghiệm. Điều này thường tiến hành sau mỗi chương, mỗi phần trong
chương trình từng môn học
- Phù hợp với những môn có bài thí nghiệm, thực hành đồng loạt
- GV và nhân viên thí nghiệm phải chuẩn bị trước với những bài có thí
nghiệm
- Hiệu quả cao hơn kiểu dạy chay, nhất là các môn khoa học tự nhiên
- Dễ xếp thời khóa biểu.
3/ Phòng học Bộ môn
Đặc điểm chung của PHBM là GV bộ môn và TBDH không di chuyển
còn học sinh thì di chuyển chỗ học theo TKB
- Với những môn khoa học tự nhiên có nhiều thiết bị dạy học và phải tiến
hành nhiều thí nghiệm, thực hành thì:
+ PHBM bao gồm 2 phòng: Phòng học và làm thí nghiệm + Phòng chứa
TBDH đồng thời là nơi chuẩn bị thí nghiệm( theo sơ đồ sau)


PHÒNG HỌC VÀ LÀM THÍ NGHIỆM

Phòng chứaTBDH
đồng thời là nơi
chuẩn bị thí nghiệm

+ Phòng học và làm thí nghiệm: phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn tối
thiểu về cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm. Hệ thống phương tiện nghe nhìn
được lắp đặt cố định, hệ thống TBDH bộ môn được chuẩn bị trước, hệ thống bàn
ghế phù hợp đặc trưng của bộ môn


+ Phòng chứa TBDH và chuẩn bị thí nghiệm: phải có hệ thống giá và tủ
chứa TBDH, có bàn chuẩn bị thí nghiệm, có xe đẩy chuyển các thiết bị ra phòng
học
+ Có nhân viên thí nghiệm
+ Hiệu quả giờ dạy rất cao
+ Khó xếp thời khóa biểu với những trường có nhiều lớp nhưng ít phòng
học
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thực tế, tôi nhận thấy nhiều giáo viên và học sinh còn lúng túng khi
dạy và học tại phòng học bộ môn, giáo viên thì ngại dạy, học sinh thì chưa biết
các thao tác với dụng cụ, hóa chất…. Do đó tôi nghiên cứu đề tài này với mục
đích chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình dạy và học tại phòng học bộ
môn.
III.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Lớp 12 A6 (sĩ số 33 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2010 – 2013
Lớp 12 A8 (sĩ số 34 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2010 - 2013
Lớp 10 A4 (sĩ số 42 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2012 - 2015

Lớp 10 A6 (sĩ số 44 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2012 - 2015
Lớp 10 VT (sĩ số 33 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2012 - 2015
- Phạm vi nghiên cứu: trong suốt quá trình giảng dạy các lớp trong năm học
2012- 2013.
IV.Kế hoạch nghiên cứu:
4 Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
5 Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
6 Xây dựng chương trình và thực hiện giảng dạy trên lớp có theo dõi sự tiến
bộ của học sinh
7 Lấy số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện đề tài

PHẦN B: NỘI DUNG
I. Khảo sát thực tế.
1.Thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT Vân Tảo hiện nay.
- Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là đổi mới phương
pháp dạy học đã được đội ngũ giáo viên của trường thực hiện nghiêm túc và có
hiệu quả.Cho đến nay đã thực hiện được một số thành công mới:
- 100% giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện dạy
học theo chương trình đã giảm tải của bộ giáo dục.
1 Chú trọng tới vấn đề tăng cường hoạt động tích cực nhận thức của học
sinh.
2 Sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy
học.
3 Đầu tư phương tiện dạy học hiện đại.
4 Nâng cao tính cơ bản, tính thực tiễn, tính hiện đại của chương trình học.


5 Học sinh hoạt động độc lập, tích cực hơn và có khả năng làm việc theo
nhóm cao hơn trước đây.
6 Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy học.

7 100 % các bài thực hành được dạy ở phòng học bộ môn.
8 Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 2 tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy bài mới/ một lớp/ học kì.
9 Học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do các nguyên nhân khách quan và
chủ quan, thực trạng dạy học nói chung và phương pháp dạy học hoá học nói
riêng còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa đều.


2. Số liệu thực tế khi chưa thực hiện đề tài.
Khảo sát trước khi áp dụng nghiên cứu đề tài
Số HS hứng thú với giờ
Số HS không hứng thú
Học sinh lớp
12A6
12A8
10A4
10A6
10VT

hóa học
18/33 chiếm 55%
21/ 34 chiếm 62%
29/42 chiếm 69%
23/44 chiếm 52%
24/33 chiếm 73%

15/33 chiếm 45%
13/34 chiếm 38%
13/42 chiếm 31%

21/44 chiếm 48%
9/33 chiếm 27%

Khảo sát trước khi áp dụng nghiên cứu đề tài
Số HS thành thạo các kĩ
Số HS thành thạo các kĩ năng
Học sinh lớp

năng với dụng cụ, hóa chất

với dụng cụ, hóa chất thí

thí nghiệm.
12A6
24/33 chiếm 73%
12A8
27/34 chiếm 79%
10A4
12/42 chiếm 29%
10A6
9/44 chiếm 20%
10VT
17/33 chiếm 52%
Kiểm tra khảo sát đầu năm học
Lớp

nghiệm.
9/33 chiếm 27%
7/ 34 chiếm 21%
30/42 chiếm 71%

35/44 chiếm 80%
16/33 chiếm 48%

Điểm 8,9,10

Điểm 5,6,7

Điểm < 5

12A6

6/33 – chiếm 18% 18/33 - chiếm 45%

9/33 - chiếm 27%

12A8

11/34 - chiếm 32%

7/34 - chiếm 21%

10A4

13/42 - chiếm 31% 28/42 – chiếm 43%

11/42 – chiếm 26%

10A6

9/44 – chiếm 20%


8/44 – chiếm 18%

10VT

15/33 - chiếm 45% 18/33 – chiếm 55%

16/34 - chiếm 47%

27/44 – chiếm 62%

II. Biện pháp thực hiện dề tài:
PHẦN I:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BÀI DẠY TẠI PHÒNG BỘ MÔN HÓA
HỌC


Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; thực hiện nội qui, qui chế
của tổ Lí – Hóa – Sinh, trong năm học 2012 – 2013 tôi đã thực hiện 100% các
tiết dạy thực hành tại phòng học bộ môn, và thực hiện được 61 tiết dạy có ứng
dụng công nghệ thông tin (trong đó khối 10 tôi thực hiện được 9 tiết/ lớp/ năm
học; khối 12 tôi thực hiện được 17 tiết/ lớp /năm học)

ĐĂNG KÍ BÀI DẠY PHÒNG BỘ MÔN HÓA HỌC
Môn : hóa học 10
STT
1
2
3

4

Tiết
34
39
40
41

Bài
20
23
23
27

5
6
7
8

47
49
52
53

28
29
31
32

9

10
11

55
56
59

33
33
35

12
13
14
15

61
62
63
64

36
36
37
38

Tên bài
Thực hành: Phản ứng oxi hóa khử
Hidro clorua- Axitclohidric và muối clorua
Hidro clorua- Axitclohidric và muối clorua

Thực hành: Tính chất hóa học của khí clo và hợp
chất của clo
Thực hành: Tính chất hóa học của Brom và iot
Oxi – Ozon.
Thực hành: Tính chất của Oxi – Lưu huỳnh
Hidrosunfua – Lưu huỳnh dioxit. Lưu huỳnh tri
oxit
Axit sunfuric. Muối sunfat
Axit sunfuric. Muối sunfat
Thực hành : Tính chất các hợp chất của Lưu
huỳnh.
Tốc độ phản ứng hóa học.
Tốc độ phản ứng hóa học.
Thực hành: tốc độ phản ứng hóa học.
Cân bằng hóa học.

ĐĂNG KÍ BÀI DẠY Ở PHÒNG BỘ MÔN HÓA HỌC
Môn : hóa học 12
STT
1
2
3

Tiết
2
6
7

Bài
1

5
6

Tên bài
Este
Glucozo
Saccarozo.Tinh bột và xenlulozo


4
5

8
11

6
8

6
7
8
9

14
15
17
24

9
10

11
16

10
11
12

27
28
40

18
18
24

13
14
15
16
17
18

41
43
44
47
48
50

25

26
26
27
27
30

19
20
21
22

52
53
56
61

31
32
34
39

Saccarozo.Tinh bột và xenlulozo
Thực hành; Điều chế, tính chất hóa học của este và
cacbohidrat
Amin
Aminoaxit
Peptit và protein
Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu
polime
Tính chất của kim loại

Tính chất của kim loại
Thực hành: Tính chât, điều chế kim loại, sự ăn mòn
kim loại
Kim loại kiềm
Kim loại kiềm thổ
Hợp chất của kim loại kiềm thổ
Nhôm và hợp chất của nhôm
Nhôm và hợp chất của nhôm
Thực hành: Tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của
chúng
Sắt
Hợp chất của sắt
Crom và hợp chất của crom
Thực hành: Tính chất hóa học của Sắt

PHẦN II:
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC
Thí nghiệm 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
I. Mục đích của thí nghiệm
- Học sinh hiểu nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm.


- Rèn luyện các kĩ năng thí nghiệm cơ bản: lấy, sử dụng hóa chất, lắp dụng cụ
thí nghiệm, thu khí bằng cách đẩy nước, quan sát hiện tượng, dự đoán và giải
thích các hiện tượng xảy ra.
II. Cơ sở lý thuyết
- Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi hoặc phân hủy các chất không bền ở nhiệt độ
cao như KClO3, KMnO4, HgO, H2O2, …
MnO


2
2KClO3 →
2KCl + 3O2↑
o

t

o

t
2KMnO4 
→ K2MnO4 + MnO2 + O2↑
MnO

2
2H2O2 →
2H2O + O2↑
o

t

- Thí nghiệm điều chế oxi từ hỗn hợp (KClO3 + MnO2) và (H2O2 + MnO2)còn
hình thành khái niệm chất xúc tác. Trong thí nghiệm nhiệt phân KClO 3, phân
hủy H2O2 , chất MnO2 làm tăng tốc độ phản ứng điều chế oxi, nhưng còn lại sau
phản ứng (MnO2 được gọi là chất xúc tác).
III. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm thực hành
DỤNG CỤ

HÓA CHẤT

 Ống nghiệm;
 KClO3 (tinh thể);
(R8-22, S 12-15)
 Lọ thuỷ tinh miệng rộng, ống dẫn khí
 MnO2 (tinh thể); (R20/22-S25)
cong; nút cao su;
 Bình thủy tinh, nút cao su có cắm ống dẫn  KMnO4 (tinh thể);
(R8-22, S 12-15)
khí;
 H2O2 (dung dịch bão hòa);
 Phễu brom (phễu hình quả lê);
(R5/8/20/22/ 35 Chậu thủy tinh;
S1/2/17/26/28/36/37/39/45)….
 Giá sắt, đèn cồn. v.v…
IV. Các bước tiến hành của thí nghiệm thực hành
IV.1 Điều chế oxi từ hỗn hợp KClO3 và MnO2
 Trộn 5,0g KClO3 đã nghiền nhỏ với khoảng 1,25g MnO2 (tỷ lệ 4:1) rồi cho hỗn
hợp vào một ống nghiệm khô.
 Lắp ống nghiệm đã chứa hoá chất lên giá sắt như hình vẽ. Lắp nút có cắm ống
dẫn khí vào ống nghiệm đựng hóa chất. Thử độ kín của thiết bị bằng cách lấy
một ít nước cho vào ống dẫn khí. Sau khi nút vào ống nghiệm nếu mực nước
trong ống dẫn khí thấp hơn miệng ống dẫn khí thì thiết bị đã kín, sau đó đưa
ống dẫn khí vào bình thu khí.

KClO3
+MnO2

O2



Hình 5. Điều chế từ KClO3 và thu oxi bằng cách đẩy nước
 Chuẩn bị lọ thủy tinh, chậu nước để thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước

hoặc đẩy không khí.
 Châm đèn cồn, hơ nóng đều hoá chất trong ống nghiệm sau đó đun tập trung tại
chỗ có chứa nhiều hoá chất.
 Thu đầy lọ khí O2, đậy kín lọ. Tiếp tục thu lọ khí O2 khác.
IV.2 Điều chế từ KMnO4
 Lấy khoảng 2,0 g KMnO4 vào một ống nghiệm khô. Lắp ống nghiệm lên giá
sắt, sao cho miệng ống nghiệm hơi thấp hơn đáy ống nghiệm. Thêm một lớp
bông vào bên trong miệng ống nghiệm, rồi lắp nút có cắm ống dẫn khí. Thử độ
kín của thiết bị bằng cách áp dụng nguyên lý bình thông nhau như trên.
 Châm đèn cồn, hơ nóng đều hoá chất trong ống nghiệm sau đó đun tập trung tại
chỗ có chứa nhiều hoá chất.
 Sau khi nung một thời gian, có bọt khí sinh ra. Những bọt khí đầu tiên có lẫn
khí nitơ nên không thu ngay.
 Thu đầy lọ khí O2, đậy kín lọ. Tiếp tục thu lọ khí O2 khác.
KMnO4

Lớp bông
O2

Hình 6. Điều chế từ KMnO4 và thu oxi bằng cách đẩy nước
IV.3. Điều chế từ H2O2
 Lắp dụng cụ như hình dưới đây.
H2O2

MnO2



Hình 7. Điều chế từ H2O2 và thu oxi bằng cách đẩy nước
 Cho một lượng H2O2 vào phễu brom, cho 0,5 gam MnO2 vào bình thủy tinh có
nút cao su. Mở từ từ khoá phễu brom để cho dd H2O2 chảy xuống, tiếp xúc với
chất xúc tác MnO2 ; khí O2 được thu vào lọ thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
 Mỗi học sinh chuẩn bị ít nhất 4 lọ có nút nhám để thu khí oxi chuẩn bị cho các
thí nghiệm về tính chất của oxi.
V. Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công
 Khi lắp ống nghiệm đã chứa hoá chất lên giá sắt cần chú ý: miệng ống nghiệm hơi
chúc xuống đề phòng hỗn hợp chất rắn ẩm, khi đun hơi nước bay lên sẽ không chảy
ngược lại làm vỡ ống nghiệm;
 Lưu ý KClO3 là một chất gây nổ nên không nghiền nhiều một lúc, không nghiền
lẫn với bất kỳ một chất nào khác. Lọ đựng KClO3 không được để hở nút nhất là khi
để cạnh các chất P, C, S.
 Để tránh hiện tượng các hạt tinh thể KMnO 4 bị khí O2 đẩy vào ống dẫn nên để một
lớp bông ở miệng ống nghiệm, gần ống dẫn khí.
 Khi ngưng thu khí phải tháo rời ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn.
 Không thu khí từ những bọt khí đầu tiên, vì còn lẫn nitơ trong không khí.
 Khi thu khí oxi, giữ lại một lớp nước mỏng trong lọ khí oxi.

VI. Phân tích kết quả thí nghiệm và báo cáo
 Khí oxi được sinh ra theo phương trình hóa học như thế nào?
 Khí oxi được tạo ra do quá trình oxi hóa – khử của những chất nào? Viết
phương trình biểu diễn quá trình oxi hóa – khử.
 Khí oxi sinh ra có những đặc điểm về trạng thái, màu sắc, mùi vị, khối
lượng so với không khí như thế nào?
 Có thể nhận ra khí oxi thu được bằng cách nào?
VII. Câu hỏi kiểm tra và mở rộng
1) Tại sao khi lắp ống nghiệm vào giá sắt hay kẹp gỗ thì miệng ống nghiệm có
đựng hóa chất (KClO3 + MnO2 ) phải hơi chúc xuống?
2) Vì sao có thể thu oxi bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí?

3) Tại sao phải tháo rời ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn?
4) Khi dùng KMnO4 làm nguyên liệu để điều chế oxi, phải dùng bông đậy ở
phía gần miệng ống nghiệm nhằm :
A. Lọc khí oxi
B. Ngăn KMnO4 bị cuốn theo oxi khi nung nóng.
C. Tăng diện tích tiếp xúc.
D. Giữ khí oxi thoát ra từ từ
5) Trong quá trình điều chế khí oxi bằng phương pháp đẩy nước, muốn dừng thí
nghiệm ta phải lưu ý điều gì?
A. Rút nhanh đèn cồn ra khỏi ống nghiệm chứa hóa chất.
B. Rút nhanh ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn.
C. Khóa ngay đường ống dẫn khí.
D. Thổi tắt ngay đèn cồn.
6) Phải đặt bình thu như thế nào khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không
khí ?


khí oxi

khí oxi
khí oxi

khí oxi

(III)

(IV)
A. (IV) (I)
B. (I) (II)
C. (III)

D. (II)
7) Khi lắp hệ thống điều chế oxi, ta phải đặt ống nghiệm chứa hóa chất như thế
nào ?
bông

KMnO4

bông
KMnO4

KMnO4

A. (2)

B.

Khívà
oxi (3)
(2)

C. (1)

Khí oxi

bông

D. (3)
Khí oxi

(1)


(2)

(3)

Thí nghiệm 2. Oxi tác dụng với kim loại và phi kim
I. Mục đích của thí nghiệm
 Nghiên cứu khả năng phản ứng của O2 với Fe, Na và S.
 Rèn luyện kĩ năng :
+ Xoắn dây Fe, đốt dây Fe trong bình chứa O2 (đưa dây Fe qua miệng lọ
thủy tinh, không chạm thành lọ), quan sát.
+ Cắt kim loại Na, đặt mẩu Na trên muỗng đốt hóa chất, đốt ngoài không khí và
đưa qua miệng lọ thủy tinh chứa O2, không chạm thành lọ.

+ Cách lấy S bằng đầu đũa thủy tinh và đốt trong lọ chứa O2.
II. Cơ sở lý thuyết
 Fe là một kim loại chuyển tiếp, ở ô 26, thuộc nhóm VIIIB của bảng tuần hoàn,
cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2. Fe có tính khử ở mức trung bình, số oxi
hóa thường gặp trong các hợp chất là +2 và +3.
 Na là một kim loại kiềm, ở ô 11, thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, cấu hình
electron1s22s22p63s1, có 1e ở lớp ngoài cùng, tính khử mạnh, chỉ có số oxi hóa
+1 trong các hợp chất.
 S là một phi kim, ở ô 16, thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn, cấu hình
electron:1s22s22p63s23p4, có 6e ở lớp ngoài cùng, thể hiện cả tính oxi hóa và tính
khử trong các phản ứng hóa học, có các số oxi hóa -2; +4, +6 trong các hợp chất.
III. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
DỤNG CỤ
 Lọ thuỷ tinh miệng rộng;
 Đèn cồn;
 Muỗng đốt hóa chất;

 Mẩu bìa cactong;

HÓA CHẤT
 Khí O2; (R7-S7)
 Dây phanh xe đạp (đã cuốn thành lò xo),
một đầu gắn với một thanh gỗ nhỏ, đầu kia
của lò xo gắn với một mẩu que diêm


 Đũa thủy tinh;

 Nước hoặc cát;

 Giấy lau;
…

 Natri (ngâm trong dầu hỏa)

(R12/14/21/30/35/-S2/7/18/29/35/41)
 Lưu huỳnh (bột) (R30-S16) ….

IV. Các bước tiến hành thí nghiệm
IV.1. Oxi tác dụng với sắt
 Thu khí oxi vào lọ thuỷ tinh (lấy từ thí nghiệm 1), đáy
lọ có một lớp nước mỏng hoặc một lớp cát mỏng.
 Lấy sợi dây Fe (thép) nhỏ, tốt nhất là dây phanh xe đạp
dài độ 30cm cuộn tròn thành lò xo. Cắm một đầu cuộn
dây vào thanh gỗ nhỏ, đầu kia cuộn dây kẹp chặt
khoảng 1/3 que diêm . Đốt cháy phần que diêm rồi từ từ
đưa vào lọ chứa oxi.

 Quan sát hiện tượng (ánh sáng, màu sắc, đầu dây Fe,
thành lọ thủy tinh…); nhận xét.
Hình 8. Oxi tác dụng với Fe

IV.2. Oxi tác dụng với Natri
 Thu khí oxi vào lọ thuỷ tinh (lấy từ thí nghiệm 1)
 Cắt 1 mẩu Na bằng hạt ngô nhỏ, cắt bỏ hết lớp oxit
quanh, dùng giấy lọc thấm khô dầu.
 Cho mẩu Na vào muỗng đốt hóa chất đã xuyên qua
miếng bìa các tông. Sau đó đun nóng trên đèn cồn
Hình 9. Oxi tác dụng với Na
cho đến khi Na nóng chảy hoàn toàn có màu sáng
óng ánh rồi đưa vào lọ chứa oxi. Quan sát.
IV.3. Oxi tác dụng với Lưu huỳnh
 Đốt nóng một đầu đũa thuỷ tinh rồi cho chạm vào
một lượng nhỏ bột S, bột S nóng chảy bám ngay
vào đầu đũa thủy tinh.
 Đưa đũa thuỷ tinh đã dính S vào ngọn lửa, S cháy
ngay ở đầu đũa thuỷ tinh. Quan sát hiện tượng S

Hình 10. Oxi tác dụng với lưu
huỳnh

cháy trong không khí, sau đó đưa nhanh đầu đũa đang cháy vào lọ chứa oxi.
Quan sát hiện tượng lưu huỳnh cháy trong khí oxi.
V. Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công
V.1. Tốt nhất là nên dùng 01 sợi dây thép tách từ dây phanh xe đạp. Trong
lọ thủy tinh chứa oxi có một lớp nước mỏng hoặc một lớp cát mỏng.
 Phản ứng cháy của Fe xảy ra ở nhiệt độ cao, do đó phải gắn một mẩu diêm ở
đầu lò xo để cung cấp nhiệt lúc đầu cho phản ứng.

 Nếu dây thép gỉ phải đánh sạch trước khi đốt.
V.2. Nên cho vào lọ chứa O2 một lớp cát mỏng.


 Đưa muỗng đốt xuống sâu 2/3 lọ; không để chạm vào thành lọ; khi rút muỗng

đốt ra đậy ngay lọ bằng nút.
 Na dư cần được xử lý bằng cách ngâm trong etanol hoặc trước khi rửa muỗng
đốt lấy một tờ giấy cuộn thành hình phễu, đặt muỗng đốt vào giữa phễu nhúng
vào chậu nước để Na còn dư sẽ phản ứng hết.
V.3. Không nên để đũa thủy tinh nóng chạm vào thành lọ thủy tinh.
 Có thể thay lọ chứa oxi bằng ống nghiệm chứa oxi.
 Tuyệt đối không dùng đũa thuỷ tinh đang nóng chấm vào cả chậu bột lưu
huỳnh.
 Trong lọ nên cho trước một lớp nước mỏng để thử sản phẩm.
VI. Phân tích kết quả thí nghiệm và Báo cáo
VI. 1. Sắt cháy trong oxi theo phương trình hóa học như thế nào?
 Phản ứng đốt cháy sắt trong oxi là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
 Que diêm cháy mạnh làm cho sợi dây thép có những hiện tượng gì tiếp theo?
Đầu dây thép có hiện tượng gì? thành lọ có hiện tượng gì? Giải thích.
VI.2. Natri cháy trong oxi theo phương trình hóa học như thế nào?
 Phản ứng với ngọn lửa cháy có màu sắc như thế nào và có kèm theo hiện tượng
gì không?
 Phản ứng đốt cháy natri trong oxi là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
VI.3. Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phương trình hóa học như thế nào?
 Khi đưa đũa thủy tinh đã hơ nóng vào cốc đựng bột lưu huỳnh thì lưu huỳnh
được lấy ra bằng đũa thủy tinh như thế nào?
 Phản ứng ngoài không khí và khi đưa S vào khí có gì khác không?
 Phản ứng đốt cháy lưu huỳnh trong oxi là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
VII. Câu hỏi kiểm tra và mở rộng

1) Vì sao phải xoắn sợi dây Fe và đầu dây Fe phải kẹp một mẩu diêm khi TN.
2) Sản phẩm của phản ứng đốt cháy Fe trong O2 là chất gì? Vì sao?
3) Trong thí nghiệm đốt cháy sắt trong oxi, lớp nước mỏng hoặc lớp cát mỏng ở
đáy lọ thủy tinh có tác dụng gì?
4) Có thể nhận biết sản phẩm của phản ứng đốt cháy sắt trong oxi bằng cách
nào?
5) Sau phản ứng cháy có thể xử lý Na còn dư bằng cách nào?
6) Vì sao trong thí nghiệm đốt Na người ta cho trước vào đáy lọ chứa O2 một lớp
cát mỏng mà không phải là một lớp nước?
7) Để bảo quản Na, người ta ngâm chúng trong dầu hỏa. Trước khi đốt cháy Na,
phải dùng giấy thấm lau sạch dầu hỏa trên mẩu Na để làm gì?
8) Vai trò của nước trong lọ chứa oxi khi tiến hành các thí nghiệm “Đốt sắt trong
oxi và đốt lưu huỳnh trong oxi”? Nước có ảnh hưởng gì đến quá trình phản
ứng không?
9) Hãy giải thích hiện tượng khói trắng tạo ra trong bình sau khi đốt lưu huỳnh
trong oxi?
10) Có thể nhận biết sản phẩm của thí nghiệm IV.3 bằng cách nào?
11) Để lấy hóa chất rắn (như photpho hay lưu huỳnh …) từ lọ đựng hóa chất cho
vào muỗng đốt hóa chất, ta có thể :
A. Nghiêng lọ hóa chất, sau đó từ từ đổ hóa chất vào muỗng sắt.


B. Dùng một chiếc muỗng khác lấy hóa chất từ lọ đựng cho vào muỗng sắt.
C. Đổ hóa chất ra giấy lọc rồi cho vào muỗng sắt
D. Dùng muỗng sắt trực tiếp lấy hóa chất từ lọ đựng.
Thí nghiệm 3. Phản ứng giữa một số kim loại Fe, Cu với H2SO4 loãng hoặc
đặc, nóng và Phản ứng giữa kim loại Fe với dung dịch muối CuSO4.
I. Mục đích thí nghiệm
 Nghiên cứu khả năng phản ứng của Fe, Cu với dung dịch H 2SO4 loãng hoặc
đặc, nóng;

 Nghiên cứu khả năng phản ứng của Fe với dung dịch CuSO4 ;
 Rèn luyện các kĩ năng: rót chất lỏng vào ống nghiệm, thả chất rắn vào chất
lỏng, đun nóng dung dịch…
II. Cơ sở lý thuyết
 Axit H2SO4 loãng có tính axit mạnh và tính oxi hóa yếu, chỉ tác dụng với kim
loại đứng trước H trong dãy điện hóa giải phóng H2. H2SO4 đặc, nóng có tính
oxi hóa mạnh, tác dụng với hầu hết kim loại (kể cả kim loại đứng sau H trong
dãy điện hóa) không giải phóng H2.
 Cation kim loại trong cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn có thể
oxi hóa được kim loại trong cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn nhỏ
hơn.
 Các phản ứng xảy ra đều thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.
III. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
DỤNG CỤ
HÓA CHẤT
 Cốc thuỷ tinh 50 ml;
 H2SO4 đặc 96%; (R21/22/27/34/35/41/ Ống nghiệm, giá ống nghiệm;
S1/2/5/7/18/23/25/27/29/)
 Đèn cồn;
 Dung dịch H2SO4 loãng 10% (R23/24/25/
 Cánh hoa hồng;
35/36/ 37/38– S23/30/36/37/39/45)
 Kẹp gỗ;
 Dung dịch NaOH 2M (R35-S1/2/26/37/
 Giấy lau;
39/45)
 Ống hút nhỏ giọt
 Đồng vụn; Đinh sắt
…


 Dung dịch bão hòa CuSO4 (R22/36/37/
38/50/53 – S26/60/61)
 Quỳ tím (dung dịch) .…

IV. Các bước tiến hành thí nghiệm
IV.1. Phản ứng của kim loại Fe, Cu với H2SO4 loãng
 Lấy 2 ống nghiệm, rót từ từ vào mỗi ống 2ml dung dịch H 2SO4 loãng bằng ống
hút nhỏ giọt.
 Thả vào ống thứ nhất 1 đinh sắt, ống thứ hai 1 ít vụn đồng.
 Quan sát hiện tượng.
IV.2. Phản ứng của kim loại Fe, Cu với H2SO4 đặc, nóng
 Lấy 2 ống nghiệm, rót từ từ vào mỗi ống 2ml dung dịch H 2SO4 đặc bằng ống
hút nhỏ giọt.
 Thả vào ống thứ nhất 1 đinh sắt, ống thứ hai 1 ít vụn đồng.
 Để cánh hoa hồng (quỳ tím ẩm) trên miệng mỗi ống nghiệm. Quan sát hiện
tượng.
 Sau đó đun nóng 2 ống nghiệm. Quan sát hiện tượng.


IV.3. Phản ứng giữa kim loại Fe với dung dịch muối CuSO4.
 Lấy khoảng 15ml dung dịch bão hòa CuSO4 vào cốc thủy tinh. Buộc dây chỉ
vào một đinh sắt sạch và thả vào cốc đựng dung dịch bão hòa CuSO 4. Quan sát
hiện tượng xảy ra.
V. Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công
 H2SO4 đặc rất nguy hiểm, nên chú ý thao tác thí nghiệm.
 Khí SO2 độc nên chuẩn bị bông tẩm xút để hạn chế lượng SO2 thoát ra ngoài.
 Đinh sắt phải mới và sạch mới dễ quan sát.
 Khi pha dung dịch bão hòa CuSO4 bằng nước cất sẽ thấy hiện tượng vẩn đục.
Thêm vào dung dịch vài giọt dung dịch H 2SO4 đặc, hiện tượng vẩn đục sẽ biến
mất.

VI. Phân tích kết quả thí nghiệm và Báo cáo
VI.1. Phản ứng của kim loại Fe, Cu với H2SO4 loãng
 Ở mỗi ống nghiệm có hiện tượng gì?
 Phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học như thế nào?
VI.2. Phản ứng của một số kim loại Fe, Cu với H2SO4 đặc, nóng:
* Khi chưa đun nóng:
 Ở mỗi ống nghiệm có hiện tượng gì?
 Phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học như thế nào?
* Khi đun nóng:
 Ở mỗi ống nghiệm có hiện tượng gì?
 Phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học như thế nào?
* Với H2SO4 loãng những kim loại như thế nào sẽ xảy ra phản ứng? số oxi hóa
kim loại biến đổi như thế nào? Khí nào thoát ra trong các phản ứng này?
Hiện tượng xảy ra đối với giấy quỳ tím tẩm nước hoặc mầu cánh hoa hồng
đặt trên miệng ống nghiệm?
VI.3. Phản ứng giữa kim loại Fe với dung dịch muối CuSO4.
 Hiện tượng màu xanh của dung dịch bão hòa CuSO 4 có thay đổi không? Nêu sự
biến đổi trên đinh sắt ?
 Phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học như thế nào?
 Nêu kết luận về thứ tự thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử tronh thí
nghiệm
VII. Câu hỏi kiểm tra và mở rộng
1) Pha loãng H2SO4 đặc như thế nào?
2) Giải thích hiện tượng một số kim loại Fe, Al, Cr thụ động hóa trong H 2SO4
đặc, nguội.
3) Giải thích tại sao kim loại Cu không phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng
nhưng khi sục liên tục khí O2 vào dung dịch thì phản ứng xảy ra một cách dễ
dàng. Trong thực tế dùng phản ứng này để làm gì?
4) Trong thí nghiệm nghiên cứu khả năng phản ứng với kim loại của H 2SO4 đặc
có giải phóng khí SO2, hãy nêu một cách khác để nhận biết có SO2 tạo thành.

5) Trong thí nghiệm phản ứng của Cu với H 2SO4 đặc, vì sao màu của Cu từ đỏ
chuyển sang đen rồi dần tan hết?
6) Giải thích việc thêm H2SO4 vào dung dịch bão hòa CuSO4 làm cho dung dịch
đang vẩn đục trở thành trong suốt.


7) Ứng dụng của thí nghiệm trên trong sản xuất nông nghiệp như thế nào?
Thí nghiệm 4. Phản ứng oxi hoá - khử ở nhiệt độ cao và nhờ môi trường
I. Mục đích thí nghiệm
 Nghiên cứu khả năng phản ứng oxi hóa  khử của Mg với CO2.
 Nghiên cứu khả năng phản ứng oxi hóa  khử của Cu với KNO 3 trong môi
trường dung dịch H2SO4.
 Rèn luyện kĩ năng: thu khí vào lọ, đốt chất rắn trên muỗng đốt hóa chất, lấy chất
lỏng vào ống nghiệm, nhỏ dung dịch vào ống nghiệm bằng công tơ hút…

II. Cơ sở lý thuyết
 Mg là kim loại có tính khử mạnh, có thể khử CO 2 (chất oxi hóa) thành C ở nhiệt
độ cao;

 Cu là kim loại có tính khử, ion nitrat (NO 3 ) trong nước không có tính oxi hóa;
ion nitrat (NO 3− ) trong môi trường axit có tính oxi hóa mạnh.
III. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
DỤNG CỤ
HÓA CHẤT
 CaCO3 (rắn); (R37/38/41-S26/36/37/39)
 Lọ thuỷ tinh miệng rộng 100 ml;
 Đồng vụn; Magie (phoi bào)
 Ống nghiệm, giá ống nghiệm;
(R34/37 Bình kíp (điều chế CO2); bình rửa  Dung dịch HCl đặc 36,5%
S26/36/45)

khí;
 Dung dịch H2SO4 loãng 10% (R23/24/25/
 Muỗng đốt hóa chất;
35/36/ 37/38– S23/30/36/37/39/45)
 Đèn cồn;
 Dung dịch NaOH 2M (R35-S1/2/26/37/
 Pipet;
39/45)
 Ống hút nhỏ giọt
 Dung dịch bão hòa KNO3 (R22/36/37 – S26)

 Dung dịch bão hòa NaHCO3 (R22/36/37/
38– S26). ……

IV. Các bước tiến hành thí nghiệm
IV.1. Phản ứng giữa kim loại Mg với oxit CO2 ở nhiệt độ cao.
 Điều chế CO2 và thu vào lọ thủy tinh miệng rộng. Thêm 10ml nước để bảo vệ lọ
thủy tinh.
 Lấy vài mảnh phoi bào Mg vào muỗng đốt hóa chất, đốt cháy trên ngọn lửa đèn
cồn sau đó đưa nhanh vào lọ đựng khí CO2.
IV.2. Phản ứng giữa kim loại Cu với dung dịch KNO3 trong H2SO4.
 Lấy 5ml dung dịch KNO3 bão hòa vào ống nghiêm.
 Cho vài vụn đồng nhỏ vào ống nghiệm trên, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng.
 Thêm vào ống nghiệm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng, lắc nhẹ. Quan sát hiện
tượng.
V. Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công
 Để thu được khí CO2 sạch, người ta sử dụng bình rửa khí chứa dung dịch
NaHCO3 bão hòa.
 Nhiệt tỏa ra từ phản ứng đốt cháy rất lớn nên thao tác cẩn thận tránh chạm vào
thành bình gây vỡ, hỏng dụng cụ.



 Do phản ứng có tạo ra khí độc là NO và NO 2 nên cần tiến hành nơi thoáng khí,

miệng ống nghiệm hướng về phía không có người, lượng hóa chất lấy vừa
phải. Khử khí độc bằng bông tẩm xút.
VI. Phân tích kết quả thí nghiệm và Báo cáo
VI.1. Phản ứng giữa kim loại Mg với oxit CO2 ở nhiệt độ cao.
 Mg là một kim loại như thế nào? Vì sao CO 2 phản ứng với Mg. Sản phẩm của
phản ứng là gì? Có hiện tượng như thế nào?
 Phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học như thế nào?
 Để thực hiện được mục đích, có thể thay Mg bằng những kim loại nào?
VI.2. Phản ứng giữa kim loại Cu với dung dịch KNO3 trong H2SO4.
 Ban đầu, khi chưa cho axit có hiện tượng gì xảy ra không ?
 Khi thêm axit, lắc nhẹ, thấy có các hiện tượng gì ? Giải thích các hiện tượng đó
bằng phương trình hóa học dạng ion thu gọn.
 Phân tích kết quả thí nghiệm khi lượng axit cho vào không đủ và cho vào đến
dư.
VII. Câu hỏi kiểm tra và mở rộng
1) Khi sử dụng bình kíp để điều chế CO 2 cần chú ý điều gì? Nêu cấu tạo của
bình rửa khí và tác dụng của dung dịch NaHCO3 bão hòa trong bình rửa khí?
2) Giải thích vì sao không dùng bình bọt chữa các đám cháy kim loại?
3) Tại sao chỉ quan sát được lớp bột màu đen nằm phía dưới lớp bột trắng của
MgO?
4) Phản ứng giữa Cu + KNO3 + H2SO4 có ứng dụng gì ?
5) Nếu thay H2SO4 bằng HCl thì phản ứng có xảy ra không, tại sao ?
Thí nghiệm 5 . Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
I. Mục đích thí nghiệm
 Nghiên cứu một số thí nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của nồng độ chất
phản ứng, nhiệt độ phản ứng và diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản

ứng.
 Rèn luyện các kỹ năng: sử dụng pipet, đồng hồ bấm giây, cân điện tử; cách lấy
chất lỏng vào ống nghiệm, đun nóng chất lỏng, cách pha loãng dung dịch…
II. Cơ sở lý thuyết
1. Mọi phản ứng hoá học đều có thể biểu diễn bằng phương trình tổng quát sau :
Các chất phản ứng → Các sản phẩm
Trong quá trình diễn biến của phản ứng, nồng độ các chất phản ứng giảm
dần, đồng thời nồng độ các sản phẩm tăng dần. Phản ứng xảy ra càng nhanh thì
trong một đơn vị thời gian nồng độ các chất phản ứng giảm xuống và nồng độ
các sản phẩm tăng lên càng nhiều. Như vậy, có thể dùng độ biến thiên nồng độ
theo thời gian của một chất bất kì trong phản ứng làm thước đo tốc độ phản ứng.
“Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng
hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian”.
(Theo quy ước, nồng độ được tính bằng mol/l, còn đơn vị thời gian có thể là
giây (s), phút (ph), giờ (h)...)
Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm.


2. Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào
nhau, tần số va chạm (số va chạm trong một đơn vị thời gian) càng lớn thì tốc độ
phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng,
nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên, không phải mọi va chạm đều gây ra phản
ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va
chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất
phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.
Kết luận : Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
3. Khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến hai hệ quả sau :
• Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các
chất phản ứng tăng.
• Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố

chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
Kết luận : Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
4. Chất rắn với kích thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất
phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước hạt lớn hơn cùng khối lượng,
nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.
Kết luận : Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi tăng diện tích bề
mặt, tốc độ phản ứng tăng.
III. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
DỤNG CỤ
 Pipet chia vạch 10 ml;
 Quả bóp cao su;
 Ống nghiệm, giá ống nghiệm;
 Cốc thủy tinh chia độ 100 ml;
 Ống đong có vạch chia độ;
 Đèn cồn;
 Đồng hồ bấm giây; nhiệt kế;
 Cân điện tử.


HÓA CHẤT
 CaCO3 (viên); CaCO3 (bột);
(R37/38/41-S26/36/37/39)
 Dung dịch HCl 4M (R34/37-S26/36/45)
 Dung dịch H2SO4 1M (R23/24/25/35/36/

37/38– S23/30/36/37/39/45)
 Dung dịch Na2S2O3 0,1 M (R22/36/37 – S26)
 Nước cất.



IV. Các bước tiến hành thí nghiệm
IV.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Chuẩn bị 2 cốc: Cốc 1 đựng 25ml dung dịch Na2S2O3 0,1M, cốc 2 đựng 10ml
dung dịch Na2S2O3 0,1M.
Làm thí nghiệm theo trình tự sau:
 Thêm 15ml nước cất vào cốc 2 để pha loãng dung dịch.
 Đổ 25ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc 1, lắc nhẹ. Dùng đồng hồ bấm giây để
xác định thời gian từ lúc đổ dung dịch H2SO4 vào đến lúc kết tủa xuất hiện.
 Đổ 25ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc 2, lắc nhẹ. Dùng đồng hồ để xác định
thời gian xuất hiện kết tủa.
 So sánh thời gian xuất hiện kết tủa ở 2 cốc.
IV.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng


 Đổ 25ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc 1 đựng 25ml dung dịch Na2S2O3 0,1M

ở nhiệt độ thường. Dùng đồng hồ để xác định thời gian từ lúc đổ 2 dung dịch
vào nhau đến lúc bắt đầu có kết tủa xuất hiện.
 Cũng lấy 2 dung dịch như trên vào cốc 2 nhưng đem đun nóng cả 2 dung dịch
đến khoảng 50 – 600C rồi mới đổ vào nhau. Dùng đồng hồ xác định thời gian
xuất hiện kết tủa. So sánh với thời gian ở trường hợp không đun nóng.
IV.3. Ảnh hưởng của bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng
 Cân 2 mẫu đá vôi (CaCO3) có khối lượng bằng nhau: một mẫu có kích thước
hạt lớn hơn và một mẫu có kích thước hạt nhỏ.
 Dùng pipet hút 2 thể tích bằng nhau của dung dịch HCl 4M vào 2 ống nghiệm.
 Cho 2 mẫu đá vôi đã chuẩn bị vào 2 ống nghiệm trên. Cho mẫu hạt vào ống 1,
cho mẫu bột vào ống 2. Quan sát hiện tượng.
 Dùng đồng hồ xác định thời gian và so sánh thời gian CaCO3 của hai mẫu đá
phản ứng hết.
V. Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công

 Lấy dung dịch đúng thể tích, cẩn thận khi sử dụng pipet
 Cân điện tử không để dưới quạt gió
 Bấm đồng hồ kịp thời, đúng thời điểm
 Khi đun nóng dung dịch, cần quan sát nhiệt kế
 Ghi chép thời gian kịp thời.
VI. Phân tích kết quả thí nghiệm và Báo cáo
VI.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
 Hiện tượng xảy ra ở cả 2 cốc như thế nào?
 Viết phương trình hóa học để giải thích cho các hiện tượng đó.
 Căn cứ vào thời gian cho biết ở cốc nào hiện tượng xảy ra chậm hơn?
 Nêu kết luận về ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng đến tốc độ của phản ứng
IV.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
 So sánh về thời gian, thấy ở cốc không đun nóng xuất hiện kết tủa như thế nào
so với cốc được đun nóng?
 Nêu kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến tốc độ của phản ứng?
IV.3. Ảnh hưởng của bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng
 Hiện tượng xảy ra ở cả 2 ống nghiệm như thế nào?
 Viết phương trình hóa học để giải thích cho các hiện tượng đó.
 So sánh thời gian CaCO3 của hai mẫu đá phản ứng hết.
 Nêu kết luận ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn phản ứng đến tốc độ phản
ứng.
VII. Câu hỏi kiểm tra và mở rộng
1) Trong quy trình sản xuất NH3 người ta sử dụng những yếu tố nào để tăng tốc
độ phản ứng ?
2) Than tổ ong có những lỗ nhỏ để làm gì?
3) Giải thích việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
4) Khi tăng thể tích bình phản ứng lên 2 lần, tốc độ phản ứng:
2NO + O2 
→ 2NO2
A. giảm 4 lần

B. tăng 4 lần
C. giảm 8 lần
D. tăng 8 lần


5) Để lấy hóa chất lỏng từ lọ đựng hóa chất cho vào ống nghiệm, người ta sử
dụng cách nào trong các cách sau :
A. Dùng ống nhỏ giọt hút hóa chất từ lọ đựng sang ống nghiệm.
B. Đổ trực tiếp lọ đựng hóa chất cho vào ống nghiệm.
C. Đặt úp miệng ống nghiệm vừa khít vào miệng lọ đựng hóa chất, sau đó
dốc ngược lọ đựng hóa chất để hóa chất từ từ chảy sang ống nghiệm .
D. Dùng muỗng múc chất lỏng từ lọ sang ống nghiệm
Thí nghiệm 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học
I. Mục đích thí nghiệm
 Nghiên cứu thí nghiệm để chứng minh nhiệt độ thay đổi có thể làm chuyển dịch
cân bằng hóa học theo nguyên lý Lơ Sa-tơ-li-ê.
 Rèn luyện kỹ năng: lắp dụng cụ thí nghiệm theo hình vẽ, đun nóng ống nghiệm,
làm lạnh ống nghiệm, quan sát và nhận xét
II. Cơ sở lý thuyết
Hằng số cân bằng Kc của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, nên
khi nhiệt độ biến đổi, cân bằng sẽ chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới
ứng với giá trị mới của hằng số cân bằng. Thí dụ :


N2O4 (k)
2NO2 (k) ; ∆H = 58 kJ > 0
¬


(không màu)

(màu nâu đỏ)
Giá trị 58 kJ là nhiệt của phản ứng thuận, phản ứng thu nhiệt. Phản ứng
nghịch là phản ứng toả nhiệt với ∆H =  58 kJ < 0.
Khi hỗn hợp khí trên đang ở trạng thái cân bằng, nếu đun nóng hỗn hợp khí
màu nâu đỏ của hỗn hợp khí đậm lên, nghĩa là cân bằng chuyển dịch theo chiều
thuận, chiều của phản ứng thu nhiệt. Nếu làm lạnh hỗn hợp khí, màu của hỗn hợp
khí nhạt đi, nghĩa là cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, chiều của phản ứng
toả nhiệt.
Như vậy khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu
nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác dụng của việc tăng nhiệt độ và khi giảm nhiệt
độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng toả nhiệt, chiều làm giảm tác
dụng của việc giảm nhiệt độ.
III. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
DỤNG CỤ
 Ống nghiệm có nhánh, giá đỡ ống
nghiệm;
 Nút cao su;
 Ống dẫn cao su; khóa thủy tinh;
 Chậu thủy tinh; …

HÓA CHẤT
 NO2 (khí); (R20/22/25/26/39 –
S1/2/7/13/18/23/29/36)
 Nước đá



IV. Các bước tiến hành thí nghiệm
Lắp một dụng cụ gồm hai ống nghiệm
có nhánh (a) và (b), được nối với nhau

bằng một ống nhựa mềm, có khoá K mở
(hình 11).
Nạp đầy khí NO2 vào cả hai ống (a) và
(b) ở nhiệt độ thường. Nút kín cả hai ống,
màu của hỗn hợp khí trong cân bằng ở cả
hai ống (a) và (b) là như nhau.

Hình 11. Thí nghiệm để nhận biết sự
chuyển dịch cân bằng của phản ứng
2NO2 (k) €

N2O4 (k)

Đóng khoá K lại ngăn không cho khí ở hai ống khuếch tán vào nhau. Ngâm ống
(a) vào nước đá. Một lát sau lấy ra so sánh màu ở ống (a) với ống (b).
V. Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công
 Cẩn thận khi điều chế NO2 và nạp vào hai ống nghiệm (a) và (b). Khí NO2 độc
nên cần chú ý đến cảnh báo nguy hiểm và giữ an toàn khi thí nghiệm.
 Sử dụng nút cao su vừa khít với miệng ống nghiệm và kiểm tra nút thật chặt sau
khi nạp khí.
 Kiểm tra kỹ khóa thủy tinh và ống dẫn cao su sao cho thật kín.
 Có thể thay chậu nước đá bằng cách sử dụng đèn cồn đun nhẹ ống (b).
VI. Phân tích kết quả thí nghiệm và Báo cáo
 Sau khi ngâm ống (a) vào nước đá một thời gian ta thấy màu ở ống (a) như thế
nào?
 Trình bày cân bằng hóa học để giải thích hiện tượng trên?
 Nêu kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
VII. Câu hỏi kiểm tra và mở rộng
1) Nếu khi lắp dụng cụ mà nút cao su bị hở thì xảy ra hiện tượng gì?
2) Nếu ngâm ống (a) vào nước đá mà khóa K không đóng thì hiện tượng xảy ra

như thế nào? Giải thích.
3) Thay thế việc ngâm ống (a) vào nước đá bằng đun nóng nhẹ ống (b) có gì
khác không? Giải thích
4) Trong sản xuất ammoniac, yếu tố nhiệt độ được sử dụng như thế nào để
chuyển dịch cân bằng sang chiều thuận?
Thí nghiệm 7: Phản ứng este hóa
I. Mục đích thí nghiệm
 Nghiên cứu thí nghiệm phản ứng hóa este giữa axit axetic với ancol etylic để
chứng minh phản ứng hữu cơ thường xảy ra rất chậm ở điều kiện thường và

phản ứng thuận nghịch.
 Biết cách sử dụng các biện pháp để dịch chuyển cân bằng của phản ứng và làm
tăng hiệu suất phản ứng


 Rèn các kĩ năng thí nghiệm: Tẩy rửa ống nghiệm, thêm chất lỏng vào chất lỏng,

nhỏ chất lỏng bằng ống hút nhỏ giọt vào chất lỏng theo thành ống nghiệm,
đun nóng chất lỏng, quan sát.
II. Cơ sở lý thuyết:
Phản ứng của ancol với axit cacboxylic, có axit vô cơ mạnh làm xúc tác
(thường là H2SO4 đậm đặc) thu được este được gọi là phản ứng este hóa
CH3 − C − OH + H − OC H 
→ CH3 − C − O − C 2 H 5 + H 2 O
2 5 ¬

||

||


OEtyl axetat Nước
AxitOaxetic
Ancol etylic
Phản ứng este hóa là rất chậm ở điều kiện thường và là phản ứng thuận
nghịch.
Nếu ta trộn một mol CH3COOH với một mol C2H5OH thì dần dần sẽ sinh ra
CH3COOC2H5 và H2O, đồng thời lượng CH3COOH và C2H5OH sẽ giảm đi. Sau
một thời gian dài (khoảng một năm ở nhiệt độ phòng) hỗn hợp có thành phần
không đổi, gồm 1/3 mol axit axetic, 1/3 mol ancol etylic, 2/3 mol este và 2/3
mol nước. Ta gọi đó là trạng thái cân bằng hóa học. Hằng số cân bằng K cb của
phản ứng được tính như sau :
[CH3COOC 2 H 5 ][H 2O] 2/3.2/3
K cb =
=
=4
[CH3COOH][C 2 H 5OH] 1/3.1/3
Muốn cho phản ứng mau đạt tới trạng thái cân bằng, tức là tăng tốc độ
phản ứng, người ta dùng chất xúc tác axit (H 2SO4 đđ, HCl khan v.v...) và đun
nóng. Muốn chuyển dịch cân bằng về phía tạo ra este ta có thể tăng nồng độ của
một trong hai chất đầu (ancol hoặc axit cacboxylic) và chưng cất dần este ra
khỏi môi trường phản ứng.
Cơ chế của phản ứng este hóa gồm hai giai đoạn cơ bản là cộng nucleophin
ancol vào nhóm cacboxyl đã được hoạt động hóa bằng H+ và tách nước từ sản
phẩm cộng để được este ở dạng proton hóa ; dạng này bị tách proton sẽ cho este.
Thí dụ :

Để nâng cao hiệu suất phản ứng (cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận,
tạo thành este) có thể lấy dư một trong hai chất tham gia phản ứng hoặc làm
giảm nồng độ các chất sản phẩm. Axit H2SO4 đậm đặc vừa làm xúc tác, vừa có
tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất este.

III. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm


DỤNG CỤ
 Ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm,
 Nút cao su có lỗ cắm dẫn khí
hình thước thợ
 Đèn cồn.
 Cốc thủy tinh 100 ml
 Bông, đá bọt...

HÓA CHẤT
 CH3COOH 20%; (R36/37/38-S23/26/ 45)
 Etanol; (R11-S7/16)
 H2SO4 đặc 96%; (R21/22/27/34/35/41/S1/2/5/7/18/23/25/27/29)
....

IV. Các bước tiến hành thí nghiệm
Rót vào ống nghiệm 2,5 ml C2H5OH 960, rót tiếp vào 2,5ml axit axetic, cho
thêm vào hỗn hợp phản ứng 1ml H 2SO4 đậm đặc, lắc nhẹ hỗn hợp phản ứng cho
các chất trộn đều vào nhau; thêm vào hỗn hợp phản ứng vài viên đá bọt. Đậy
ống nghiệm bằng nút cao su có cắm ống dẫn khí hình thước thợ, đưa đầu ống
dẫn khí vào ống nghiệm có chứa sẵn ½ ống nghiệm nước lạnh, đầu ống dẫn khí
gần sát tới đáy của ống nghiệm đựng nước, toàn bộ ống nghiệm này được ngâm
trong cốc đựng nước đá.
Đun nóng toàn bộ hỗn hợp phản ứng. Chú ý đun đuổi từ đáy ống nghiệm
lên phía miệng ống nghiệm để este sinh ra bay sang ống nghiệm thu sản phẩm
được nhúng trong cốc nước lạnh; este thu được có mùi thơm đặc trưng.
V. Một số lưu ý để thí nghiệm thực hiện thành công
Khi ngừng thí nghiệm, tháo nút ống dẫn khí, tắt đèn cồn, bỏ ống dẫn khí

khỏi ống thu sản phẩm.
Thử sản phẩm bằng cách: Lấy ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm chứa
etylaxetat, dốc ngược ống, để etylaxetat tiếp xúc với ngón tay khoảng ½ phút, hé
mở ngón tay nước phun ra thành tia.
VI. Phân tích kết quả thí nghiệm và Báo cáo
H ,t
CH3COOH + C2H5OH ←
→ CH3COOC2H5 + H2O
Sản phẩm thu được là etylaxetat là chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi thơm đặc trưng.
Este etylaxetat sinh ra bay sang ống nghiệm thu sản phẩm được nhúng
trong cốc nước lạnh, este chuyển sang dạng lỏng không tan trong nước. Chất
lỏng thu được gồm nước (ở phía dưới) và etylaxetat không tan, nhẹ hơn nước (ở
phía trên) có mùi thơm đặc.
VII. Câu hỏi kiểm tra và mở rộng
1) Hãy cho biết vai trò của H2SO4 đậm đặc trong quá trình thí nghiệm. Muốn tạo
ra nhiều sản phẩm este cần phải chú ý những vấn đề gì?
2) Cho C6H5-CO-Z (Z = OH, Cl, OOC 6H5) tác dụng với C2H5OH.
a- Viết các phương trình phản ứng.
b- Phản ứng nào xảy ra nhanh nhất ? Tại sao ?
c- Phản ứng nào xảy ra chậm nhất ? Nêu điều kiện phản ứng và cơ chế của
phản ứng đó.
3) Hãy nêu cách phân biệt các dung dịch axit axetic, anđehit axetic và etanol
chứa trong ba lọ không dán nhãn.
+

o


Thí nghiệm 8 : Sự thủy phân của tinh bột
I. Mục đích thí nghiệm

 Nghiên cứu thí nghiệm phản ứng thủy phân tinh bột, thử phản ứng kết thúc
bằng thuôc thử dung dịch I2 và thử sản phẩm thủy phân với thuốc thử tollens,
thuốc thử Fehling, suy ra thành phần cấu tạo nên tinh bột.
 Biết cách nhận ra tinh bột bằng Iot và phân biệt glucozơ với tinh bột.
 Rèn các kĩ năng thí nghiệm: Tẩy rửa ống nghiệm, thêm chất lỏng vào chất lỏng,
nhỏ chất lỏng bằng ống hút nhỏ giọt vào chất lỏng theo thành ống nghiệm,
đun nóng chất lỏng, quan sát.
II. Cơ sở lý thuyết
Tinh bột có phân tử khối rất lớn. Khi đem thuỷ phân đến cùng, tinh bột cho
ta glucozơ. Vậy có thể coi tinh bột là polime do nhiều mắt xích glucozơ liên kết
với nhau và có công thức (C6H10O5)n, n = từ 1000 đến 6000. Thực chất tinh bột
là một hỗn hợp của hai loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
Amilozơ là polime có mạch không phân nhánh, Trong phân tử amilozơ các
mắt xích α-glucozơ nối với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tức là liên kết C1
của mắt xích này với oxi ở C4 của mắt xích khác tương tự như ở phân tử
mantozơ

Phân tử amilopectin cũng do các mắt xích α-glucozơ nối với nhau chủ yếu
bằng liên kết α-1,4 glicozit. Song amilopectin có mạch nhánh, ở chỗ phân
nhánh đó có thêm liên kết α-1,6-glicozit nối liền nguyên tử C 1 ở đầu của đoạn
mạch này với nguyên tử oxi ở C 6 của một mắt xích phía trong của đoạn mạch
khác :


×