Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Điều tra các cây làm thuốc của đồng bào dân tộc Thái ở xã Xá Lượng và Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.81 MB, 91 trang )

Bễ GIAO DUC VA AO TAO
TRNG AI HOC VINH

Lê Thị Tâm

Điều tra các cây làm thuốc của đồng bào dân tộc tháI ở xã
xá lợng và lu kiền, huyện tơng dơng, tỉnh nghệ an
Chuyên ngành: thực vật
Mã số: 60.42.20

LUN VN THAC SI SINH HOC

Vinh 2011


2

Lêi c¶m ¬n
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Anh Dũng đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy Cô giáo Tổ Thực vật, Khoa Sinh
học và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh, cán bộ công nhân viên
huyện, ban quản lý rừng phòng hộ và 2 xã Xá Lượng, Lưu Kiền, huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.
Vinh, tháng 12/ 2011
Tác giả

Lê Thị Tâm




Chữ viết tắt
tr.CN:

Trước công nguyên

BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

+ Dạng thân:
G:

Gỗ

B:

Bụi

Th:

Thảo

L:

Leo

+ Môi trường sống:
R:


Cây sống ở rừng rậm, rừng thưa, ven rừng

Đ:

Cây sống ở đồi núi, trảng cây bụi

N:

Cây sống ở ven đường đi, nương rẫy, vườn nhà

Kh:

Cây sống ở ven suối, khe

Hô:

Cây sống ở hồ

+ Bộ phận sử dụng:
T:

Thân

L:



R:


Rễ

Ho:

Hoa

Q:

Quả

Ha:

Hạt

Cu:

Củ

V:

Vỏ.


Danh mục bảng và biểu đồ
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 7
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................7
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................8
3. Nội dung chính của đề tài.............................................................................8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC....................10

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC TRÊN THẾ
GIỚI................................................................................................................. 10
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở VIỆT
NAM................................................................................................................. 13
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC Ở NGHỆ AN.....................20
1.4.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................23
1.4.1.2. Địa hình địa mạo..........................................................................24
1.4.1.4. Thảm thực vật...............................................................................26
1.4.1.5. Hệ động vật...................................................................................26
1.4.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG.....26
1.4.2.1. Đơn vị hành chính..........................................................................26
1.4.2.2. Dân số..............................................................................................26
1.4.2.3. Người Thái ở Tương Dương..........................................................27
1.4.2.4. Văn hóa xã hội................................................................................28
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................31
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..........................................31
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................31
2.3.1. Phỏng vấn và thu thập, xử lý mẫu vật..................................................31
2.3.2. Phương pháp xác định tên khoa học...............................................32
2.3.3. Phương pháp xây dựng danh lục.....................................................32
Các taxon của bậc họ, chi, loài được sắp xếp theo R.K. Brummitt, 1992
(sắp xếp các họ, chi, loài theo trình tự ABC) [57]....................................32
2.3.4. Đánh giá tính đa dạng sinh học cây thuốc......................................33
Chương 3......................................................................................................... 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................34
3.1. Đánh giá tính đa dạng các cây thuốc.......................................................34
3.1.1. Đa dạng các taxon bậc họ, chi, loài trong các ngành..........................34
3.1.2. Danh lục các loài cây thuốc đồng bào dân tộc thái xã Xá Lượng và
Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An........................................36

3.1.3. So sánh với thành phần cây thuốc ở huyện Con Cuông và Việt Nam
................................................................................................................... 54
3.1.3. Đa dạng mức độ họ.........................................................................55
3.1.4. Sự đa dạng ở mức độ chi.................................................................56


5

3.2. Đa dạng về dạng thân của các cây làm thuốc.....................................57
3.3. Đa dạng về bộ phân sử dụng...............................................................58
3.3.1. Sự đa dạng về số lượng bộ phận sử dụng........................................59
3.3.2. Sự đa dạng trong các bộ phận sử dụng...........................................60
3.4. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống......................................61
3.5. Đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị..........................................63
3.6. Đa dạng về phương pháp bào chế và sử dụng thuốc.........................64
3.7. Các bài thuốc chữa trị thông dụng và tình hình khai thác cây thuốc
....................................................................................................................... 66
KẾT LUẬN.................................................................................................. 67
ĐỀ NGHỊ......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69


6

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 7
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................7
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................8
3. Nội dung chính của đề tài.............................................................................8
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC....................10
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC TRÊN THẾ
GIỚI................................................................................................................. 10
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở VIỆT
NAM................................................................................................................. 13
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC Ở NGHỆ AN.....................20
1.4.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................23
1.4.1.2. Địa hình địa mạo..........................................................................24
1.4.1.4. Thảm thực vật...............................................................................26
1.4.1.5. Hệ động vật...................................................................................26
1.4.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG.....26
1.4.2.1. Đơn vị hành chính..........................................................................26
1.4.2.2. Dân số..............................................................................................26
1.4.2.3. Người Thái ở Tương Dương..........................................................27
1.4.2.4. Văn hóa xã hội................................................................................28
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................31
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..........................................31
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................31
2.3.1. Phỏng vấn và thu thập, xử lý mẫu vật..................................................31
2.3.2. Phương pháp xác định tên khoa học...............................................32
2.3.3. Phương pháp xây dựng danh lục.....................................................32
Các taxon của bậc họ, chi, loài được sắp xếp theo R.K. Brummitt, 1992
(sắp xếp các họ, chi, loài theo trình tự ABC) [57]....................................32
2.3.4. Đánh giá tính đa dạng sinh học cây thuốc......................................33
Chương 3......................................................................................................... 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................34
3.1. Đánh giá tính đa dạng các cây thuốc.......................................................34
3.1.1. Đa dạng các taxon bậc họ, chi, loài trong các ngành..........................34
3.1.2. Danh lục các loài cây thuốc đồng bào dân tộc thái xã Xá Lượng và

Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An........................................36
3.1.3. So sánh với thành phần cây thuốc ở huyện Con Cuông và Việt Nam
................................................................................................................... 54
3.1.3. Đa dạng mức độ họ.........................................................................55
3.1.4. Sự đa dạng ở mức độ chi.................................................................56
3.2. Đa dạng về dạng thân của các cây làm thuốc.....................................57


7

3.3. Đa dạng về bộ phân sử dụng...............................................................58
3.3.1. Sự đa dạng về số lượng bộ phận sử dụng........................................59
3.3.2. Sự đa dạng trong các bộ phận sử dụng...........................................60
3.4. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống......................................61
3.5. Đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị..........................................63
3.6. Đa dạng về phương pháp bào chế và sử dụng thuốc.........................64
3.7. Các bài thuốc chữa trị thông dụng và tình hình khai thác cây thuốc
....................................................................................................................... 66
KẾT LUẬN.................................................................................................. 67
ĐỀ NGHỊ......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận
lợi cho thực vật phát triển nhất là thực vật hạt kín, tạo nên nguồn tài nguyên
cây cỏ đa dạng, phong phú và quý giá. Ngay từ những ngày đầu, khi xã hội
loài người còn chưa phát triển, con người đã biết tận dụng các cây cỏ trong
tự nhiên để phục vụ vào cuộc sống hàng ngày như làm nhà ở, thực phẩm,

nước uống và đặc biệt là trong chữa bệnh. Chính vì vậy họ có rất nhiều kinh
nghiệm quý báu, nhất là kinh nghiệm sử dụng các cây cỏ làm thuốc.
Đối với các đồng bào dân tộc miền núi tại Nghệ An, các kinh nghiệm
sử dụng cây cỏ trong chữa bệnh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Những
kinh nghiệm đó được tích lũy qua nhiều thế hệ do các ông lang, bà mế trong
các thôn bản nắm bắt, lưu truyền. Cho đến nay, khoa học đã chứng minh
nhiều cây cỏ đã có tác dụng chữa trị bệnh rất hiệu quả. Có nhiều bài thuốc
dân tộc được sử dụng dưới nhiều hình thức kết hợp với nhau một cách hài
hòa như xoa, bóp, uống, đắp….Bên cạnh sử dụng thuốc đông y cổ truyền,


8

các nhà khoa học đã kiểm chứng khả năng trị bệnh của các bài thuốc, cây
thuốc qua phân tích thành phần hóa học, tác dụng kháng khuẩn, sát trùng…
để chứng minh hiệu quả trị bệnh của các bài thuốc.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hầu hết các loại bệnh tật đều có thể
chẩn đoán, điều trị bằng kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại. Nhưng những
người dân nghèo sống tại khu vực miền núi, xa nơi trung tâm thì việc tiếp
cận với các tây y và y học hiện đại rất hạn chế. Mặt khác, khi điều trị bằng
tây y vừa tốn kém, vừa có nhiều tác dụng phụ so với y học dân gian.
Tương Dương là một huyện miền núi, cách thành phố Vinh khoảng
200km về phía Tây. Nơi đây, có nhiều đồng bào dân tộc khác nhau sinh
sống như: Thái, Khơ Mú, Mông, Tày Pọong... Trong đó, người Thái chiếm
tỷ lệ cao nhất và họ xuất hiện sớm nhất nên còn lưu giữ được nhiều kinh
nghiệm quý trong cuộc sống và đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và
chữa bệnh. Trên cơ sở thực tiễn như vậy, với mục tiêu bảo tồn vốn kinh
nghiệm quý báu của đồng bào dân tộc Thái ở nơi đây, chúng tôi đã tiến hành
đề tài: Điều tra các cây làm thuốc của đồng bào dân tộc Thái ở xã Xá
Lượng và Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.


2. Mục tiêu của đề tài
Thu thập các cây làm thuốc của đồng bào dân tộc thái ở xã Xá Lượng
và xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Xây dựng danh lục
các loài cây thuốc và đánh sự đa dạng tài nguyên cây thuốc tại địa điểm
nghiên cứu, góp phần định hướng bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này.

3. Nội dung chính của đề tài
- Lập danh lục thành phần loài các cây được sử dụng làm thuốc tại địa điểm
nghiên cứu.
- Phân tích sự đa dạng của các loài cây làm thuốc tại địa điểm nghiên cứu về
các taxon (ở các bậc ngành, lớp, họ, chi, loài), dạng thân, môi trường sống,
bộ phận sử dụng, nhóm bệnh, cách bào chế và chữa bệnh.


9

- Điều tra các bài thuốc chữa bệnh của đồng bào dân tộc Thái tại địa điểm
nghiên cứu.


10

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC
TRÊN THẾ GIỚI
Từ khi con người xuất hiện, đối tượng tiếp xúc đầu tiên của họ là cây
cỏ, con người đã sử dụng các cây cỏ để phục vụ cho cuộc sống của mình

như làm thức ăn, nhà ở,…. đặc biệt là làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy họ đã có
nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là kinh nghiệm về cây cỏ làm thuốc. Tuy
nhiên, sự hiểu biết về các cây thuốc và bài thuốc dân gian còn tùy thuộc vào
mức độ phát triển cuả quốc gia đó.
Lịch sử nền y học Trung Quốc, Ấn Độ đều ghi nhận về việc sử dụng
các cây cỏ làm thuốc cách đây 3000 - 5000 năm, là những cái nôi của nền y
học nhân loại [58]. Từ thế kỷ thứ II, người Trung Quốc đã biết dùng nước
chè (Thea sinnensis) để rửa vết thương và tắm ghẻ, dùng rễ cây cốt khí củ
(Pollygonum cuspidatum), dùng rễ và vỏ cây táo tàu (Ziziphus zizyphus),
dùng các loại nhân sâm (Panax) để khôi phục ngũ quan, trấn tĩnh tinh thần,
chế ngự xúc cảm, chặn đứng kích động, giải trừ lo âu, sáng mắt khai sáng trí
tuệ, gia tăng sự thông thái, được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc [theo 24].
Thần Nông là một nhà dược học tài ba của Trung Quốc đã chú ý tìm
hiểu tác động của cây cỏ đến sức khỏe con người. Ông đã sưu tầm và ghi
chép nên 365 vị thuốc đông y trong cuốn “Mục lục thuốc thảo mộc”. Từ thời
xa xưa các chiến binh La Mã đã biết dùng cây Lô Hội (Aloe barbadensis) để
rửa viết thương vết loét …chóng liền sẹo mà ngày nay khoa học đã chứng
minh cây có tác dụng liền sẹo thông qua khả năng kích thích tổ chức hạt và
tăng nhanh quá trình biểu mô hóa [theo 41].


11

Ở các nước Nga, Đức, Trung Quốc đã dùng cây Mã Đề (Plantago
major) sắc nước hoặc giã tươi đắp chữa trị viết thương, viêm tiết niệu, sỏi
thận . Đã từ lâu người Cuba dùng bột papain lấy từ cây Đu đủ (Carica
papaya) để kích thích tổ chức hạt ở các viết thương phát triển . Y học dân
tộc Bungary đã coi Hoa Hồng (Rosa sinensis) là một vị thuốc chữa được
nhiều bệnh, người ta dùng hoa, lá, rễ để làm tan huyết và chữa phù thũng.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được trong cánh hoa hồng có chứa một

lượng tanin, glucosit, tinh dầu đáng kể. Tinh dầu này không chỉ để điều chế
nước hoa mà còn được dùng để chữa bệnh [theo 27].
Ở Bắc Mỹ từ những thế kỷ trước, thổ dân da đỏ đã biết dùng củ cây
Echinacea angustifolia chữa bệnh nhiễm khuẩn và thuốc chế từ cây cỏ này
chữa trị viết thương bưng mủ và vết rắn cắn. Sau này Stoll (1950) và cộng
sự đã tách được một glucossit còn gọi là Echinacoit, kiềm chế được tụ cầu
gây hại [theo 44].
Nhân dân Ấn Độ dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium trianulare) sao vàng
sắc đặc để chữa trị kiết lỵ và tiêu chảy, cây Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa)
dùng vỏ cây sắc làm thuốc cầm máu, hoặc tán bột rắc lên mụn nhọt, vết lở
loét làm chúng chóng khỏi [theo 39].
Ở vùng Đông Nam Á, người Malaixia dùng cây Húng chanh (Cleus
amboinicus) lấy lá sắc cho phụ nữ sau khi sinh uống hoặc lá giả nhỏ vắt lấy
nước cho trẻ uống trị sổ mũi, đau họng, ho gà …., cây Hương nhu tía
(Ociumum sanctum) trị đau bụng, sốt rét, nước lá tươi trị long đờm hoặc lá
giã nát đắp trị bệnh ngoài da, khớp [17]. Trong chương trình điều tra cơ bản
nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á, Perry đã nghiên
cứu và ghi nhận nhiều cây thuốc của y học cổ truyền đã kiểm chứng thành
cuốn “Medicinal plans of East and Sontheast Asia” (1985) giới thiệu cây
thuốc vùng Đông Nam Á [60]. Trong đó ghi nhận người dân Campuchia


12

dùng củ khoai Sáp (Alocasi macrrhiza) chữa ghẻ, ngứa; người dân Lào
ngâm vỏ cây Đại (Plumeria rubra) với rượu để chữa ghẻ lở; dân Thái Lan
dùng nhựa mủ cây Đại (Plumeria rubra) trộn với dầu dừa bôi ngoài da trị
viêm khớp [theo 39].
Từ những kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học đã có nhiều công
trình nghiên cứu về các loài cây và các sản phẩm chiết từ cây cỏ để chữa trị

và đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Từ đời nhà Hán (168 tr.CN) của
Trung Quốc trong cuốn sách “Thủ hậu bị cấp phương” tác giả đã kê 52 đơn
thuốc chữa các bệnh từ các loài cây cỏ. Vào giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân
đã thống kê được 12.000 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục ”[53].
Gần đây theo thống kê của tổ chức y học thế giới (WHO) thì đến năm
1985 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong tổng số 250.000 loài đã biết)
được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc.
Trong đó Ấn Độ có khoảng 6000 loài, Trung Quốc 5.000 loài, vùng nhiệt
đới Châu Mỹ [60]. Cây thuốc là loại cây cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc
và thuốc hiện đại trong việc bảo vệ sức khỏe con người.
Tương truyền, người Ai Cập cổ đại khi xây dựng kim tử tháp vì không
cung cấp đầy đủ tỏi cho các bữa ăn nên họ đã bãi công, buộc Pharaon bỏ rất
nhiều tiền để mua tỏi phục vụ cho nhân công lao động. Tại Trung Quốc, Tỏi
(Đại đoán) đã được dùng trong chống bệnh đau màng óc, bệnh xơ cứng
động mạch, huyết áp cao, ung thư, hạn chế bệnh đái tháo đường, chữa bệnh
viêm đường ruột nhiễm khuẩn và trị giun sán [theo 17].
Trên thế giới có rất nhiều loài cây thuốc quý hiếm nhưng do con người
thác quá bừa bải nên rất dễ tuyệt chủng. Do các hoạt động nhất định của con
người mà nhiều loài động thực vật trên thế giới đã vĩnh viễn ra đi, hoặc đang
bị đe dọa gay gắt về khả năng sống của chúng. Theo Ranven (1987) và Ole
Harmann (1988) trong vòng hơn năm năm trở lại đây, có khoảng 1.000 thực


13

vật đã bị tiệt chủng, có tới 60.000 loài có thể bị gặp rủi ro hoặc sự tồn tại của
chúng là mỏng manh vào giữa thế kỷ tới, nếu chiều hướng đe dọa vẫn tiếp
diễn. Trong một số loài thực vật đã bị mất hoặc đang bị đe dọa gay gắt,
đương nhiên có nhiều loài cây thuốc. Như ở Banglađét, có loài Tylophora
indica dùng để chữa bệnh hen, loài Zannonia indica để tẩy xổ; trước kia có

khá nhiều nay có nguy cơ bị tuyệt chủng (Theo IsIam A.S, 1991) [59]. Cây
Ba gạc (Rauvolfia serpetin) hàng chục năm liền khai thác ở Ấn Độ, Silanka,
Bangladét, Thái Lan…với khối lượng từ 400-500 hoặc 1.000 tấn vỏ rễ/năm,
xuất sang thị trường Âu Mỹ hiện nay đã cạn kiệt. Thậm chí một số bang của
Ấn Độ, chính quyền địa phương đã chính thức đình chỉ khai thác loài cây
thuốc này. Tại hội nghị quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc họp vào tháng
3 năm 1983 tại Chieng Mai - Thái Lan, hàng loạt các công trình nghiên cứu
về cây thuốc đã được đặt ra và khẩn thiết tiến hành.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày được cải thiện,
nên vấn đề sức khỏe được con người chú ý nhiều hơn, đặc biệt là các
phương thuốc dân gian có giá trị, bởi vì nó ít có tác dụng phụ hơn so với
thuốc tổng hợp từ các hợp chất hóa học (còn gọi là thuốc Tây). Song bên
cạnh đó có một số bệnh nan y cần có sự kết hợp giữa Đông - Tây y. Vì
những căn bệnh này thường phải điều trị lâu dài, do vậy chỉ sử dụng một
loại thuốc điều trị sẽ không hiệu quả mà cần phải phối hợp giữa y học hiện
đại với y học cổ truyền của các dân tộc. Cho nên việc bảo tồn các bài thuốc
và cây thuốc dân tộc là cực kỳ cần thiết. Vì vậy, hiện nay các nước trên thế
giới đang hướng đến thực hiện chương trình quốc gia kết hợp sử dụng, bảo
tồn và phát triển cây thuốc và bài thuốc của các dân tộc khác nhau [46].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một đất nước nằm sát bên cái nôi của nền y học nhân loại,
nên chúng ta ít nhiều thừa kế được những kinh nghiệm về y học dân gian


14

của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc anh em
cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa riêng, kinh nghiệm chữa
bệnh riêng. Điều đó càng làm phong phú thêm kho tàng thuốc dân tộc của
chúng ta. Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc chữa các bệnh có

hiệu quả, qua quá trình phát triển của dân tộc, các kinh nghiệm dân gian đã
dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong
nhân dân. Viết về cây thuốc điển hình có các tác giả như Đỗ Huy Bích, Võ
Văn Chi, Nguyễn Hoàng Côi, Đỗ Tất Lợi [3], [4], [11], [12], [13], [14], [15],
[17], [18], [27], [28], [29], [39], [40].
Từ thời vua Hùng dựng nước (900 tr.CN) qua các văn tự Hán Nôm còn
sót lại (Đại việt sử ký ngoại ký Lĩnh nam chích quái liệt truyện, Long úy bí
thư ….) và qua các truyền thuyết tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị
kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh [theo 20], [theo [21], [theo22].
Cùng với sự phát triển của lịch sử, nền Y học cổ truyền Việt Nam cùng
vốn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của nhân dân cũng dần phát triển, đã
gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của các danh y nổi tiếng. Đời nhà Lý
(1010 - 1224), Nguyễn Minh Khổng (tức Nguyễn Chí Thành) đã dùng nhiều
cây cỏ chữa bệnh cho nhân dân và cho nhà Vua, nên được trấn phong là
“Quốc Sử” triều Lý. Đời nhà Trần (1225 - 1399) có sự kiện Phạm Ngũ Lão
thừa lệnh Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn thu thập trồng một vườn
thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sỹ, trên núi gọi là “Sơn Dược” hiện vẫn
còn di tích để lại tại quả đồi thuộc xã Hưng Đạo (Chí Linh - Hải Dương).
Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương mục toàn yếu ” là cuốn sách
đầu tiên của nước ta, xuất bản năm 1429 [theo 22].
Có hai danh y nổi tiếng thời đó là Phạm Công Bân và Tuệ Tĩnh ở thế kỷ
13 đã từng nêu quan điểm “Nam dược trị nam nhân” nghĩa là dùng thuốc
Nam chữa bệnh cho người Việt. Tuệ Tĩnh đã biên soạn bộ “Nam Dược Thần
Hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam trong đó có 241 vị có nguồn gốc


15

thực vật và 3932 vị thuốc đơn giản để trị 184 chứng bệnh của 10 khoa lâm
sàng. Ông còn viết cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư” tóm tắt công dụng của

130 loài cây thuốc dùng cùng 13 đơn thuốc và cách trị cho 37 chứng sốt
khác nhau. Ông đã khẳng định vai trò của thuốc nam trong đời sống. Trong
“Nam dược thần hiệu” có ghi: Tô mộc (Caesalpinia sappan) vị mặn, tính
bình không độc, trừ xấu huyết, trị đau bụng, thương phong sưng, Thanh hao
(Artemisia apiacea) chữa chứng sốt, lỵ,…Sầu đâu rừng (Brucea javanica) vị
đắng, tính hàn, có độc sát trùng, trị đau ruột non nhiệt trong bàng quang,
điên cuồng và ghẻ, Cây lá móng (Lawsonia inermis) chữa viêm đường hô
hấp, Bạc hà (Mentha arvensis) chữa sốt nhức đầu [51].
Tuệ Tĩnh được xem là một danh y tài ba trong lịch sử y học nước ta, là
“Vị thánh thuốc nam” ông đã đề ra chủ trương lấy “Nam dược trị nam
nhân”. Bộ sách quý của ông về sau bị quân Minh thu gần hết nay chỉ còn lại
“Nam dược thần hiệu” [51], “Tuệ tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia giảm”,
“Thương hàn tam thập thất trùng pháp” [theo 23].
Thời Lê Dụ Tông có Hải Thượng Lãn Ông, tên thực là Lê Hữu Trác
(1721 - 1792) ở thế kỷ 18 cũng là một danh y nổi tiếng. Ông đã kế thừa,
tổng kết và phát triển tư tưởng của Tuệ Tĩnh trong việc dùng thuốc nam
chữa bệnh. Ông là người am hiểu nhiều về y dược, sinh lý học, đọc nhiều
sách thuốc. Trong 10 năm tìm tòi và nghiên cứu, ông đã viết bộ sách về y
dược “Lãn ông tâm lĩnh” hay “Y tôn tâm lĩnh”, gồm 66 tập. Như “Y huấn
cách ngân”, “Y lý thân nhân”, “Lý ngôn phụ chính”, “Lý ngôn phụ chính ”,
“Y nghiệp thần chương” xuất bản năm 1772. Trong bộ sách này ngoài thừa
kế “Nam Dược Thần Hiệu” ông còn bổ sung thêm 329 vị thuốc mới. Trong
quyển “Lĩnh nam bản thảo” ông đã tổng hợp dược 2.854 bài thuốc chữa
bệnh bằng kinh nghiệm dân gian. Mặt khác, ông mở trường đào tạo y sinh,


16

truyền bá tưởng và hiểu biết của mình về y học. Do vậy, Lãn Ông được
mệnh danh là “ông tổ” sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam [ theo 20].

Cùng thời với Hải Thượng Lãn Ông còn có hai trạng nguyên Nguyễn
Nho và Ngô Văn Tĩnh đã soạn bộ “Vạn phương tập nghiêm” gồm 8 quyển
xuất bản năm 1763 [ theo 20].
Vào thời kỳ Tây Sơn nhà Nguyễn (1788-1883) có tập “Nam dược”,
“Nam dược chỉ danh truyền ”, “La khê phương dược”…của Nguyễn Quang
Tuân ghi chép 500 vị thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh hoặc
quyển “Nam dược tập nghiêm quốc âm” của Nguyễn Quang Lượng viết về
các bài thuốc nam đơn giản thường dùng [theo 21], [theo 22].
Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, với phương châm của
Đảng đề “tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp”, ngành y tế đã đưa thuốc nam
vào phát huy vai trò to lớn của nó, xây dựng nên các “Toa căn bản”, nêu các
phương pháp chữa bệnh bằng 10 vị thuốc thông thường [39], [46].
Từ ngày thống nhất Đất Nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ
lực, quan tâm đến công tác điều tra cây thuốc ở Việt Nam phục vụ cho vấn
đề sức khỏe toàn dân. Nhà nước đã tổ chức lại mạng lưới y học từ trung
ương đến địa phương, thành lập viện Y học dân tộc để đào tạo y, bác sĩ, các
bệnh viện Y học dân tộc, hội Đông y… sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc
nam, tổ chức điều tra, phân loại, tìm hiểu dược tính, thành phần hóa học, lập
bản đồ dược liệu, sản xuất các loại thuốc từ cây cỏ [33], [34], [35], [43].
Năm 1957, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn bộ “Dược liệu học và các vị thuốc
Việt Nam” gồm 3 tập, trong đó tác giả đã mô tả và nêu công dụng của hơn
100 cây thuốc Nam [46].
Từ 1962 - 1965, Đỗ Tất Lợi cho xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, dày 1.494 trang, đến 1995 tác giả đã cho tái bản
và bổ sung số cây thuốc mà ông nghiên cứu lên tới 792 loài. Trong đó, ông


17

đã mô tả chi tiết tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học, và

chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau. Năm 1983, tại
Triển lãm hội chợ sách quốc tế ở Mát-xcơ-va, Liên Xô, bộ sách được bình
chọn là một trong 7 viên ngọc quý của Triển lãm sách. Đây là bộ sách có giá
trị lớn về khoa học và thực tiễn, có sự phối hợp kinh nghiệm dân gian và
khoa học hiện đại [39].
Năm 1963, Phó Đức Thành và một số tác giả cho xuất bản cuốn “450
cây thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” [47]. Tiếp đó năm
1969 - 1976, Lê Khả Kế và cộng sự cho xuất bản cuốn “Cây cỏ thường thấy
ở Việt Nam” [31].
Liên quan tới cây thuốc, Viện dược liệu và các trạm nghiên cứu dược
liệu đã điều tra ở 2.795 xã phường thuộc 351 huyện, thị xã của 47 tỉnh thành
trong cả nước đã đóng góp đáng kể trong công tác điều tra sưu tầm nguồn
nguyên liệu cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong y học cổ
truyền. Kết quả nghiên cứu đã cho ra đời cuốn “Danh lục cây thuốc miền
Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt
Nam”, “Tập Atlas cây thuốc” đã thống kê và mô tả danh lục về cây thuốc từ
1961 - 1972 ở miền Bắc là 1.114 loài, từ 1972 - 1985 ở miền Nam là 1.119
loài. Tổng hợp cả nước đến năm 1985 là 1.863 loài, phân bố trong 1.033 chi,
236 họ, 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành được xếp theo hệ thống phân loại thực vật
học của Takhtajan [3].
Võ Văn Chi là người có nhiều tâm huyết đầu tư nghiên cứu cây thuốc ở
nước ta. Năm 1976, trong luận văn của mình, ông đã mô tả 1.360 loài cây
thuốc và trong báo cáo hội thảo Quốc gia về cây thuốc tác giả đã giới thiệu
2.280 loài của 254 họ có trong 8 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đây là
một trong những công trình lớn nhất giới thiệu về cây thuốc của Việt Nam.
Ông đã mô tả chi tiết về đặc điểm nhận biết cũng như công dụng của từng


18


loài rất chi tiết. Trong tổng số 2.000 loài và dưới loài cây làm thuốc, có tới
90% cây mọc tự nhiên.
Năm 1996, trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi đã
giới thiệu 3.200 loài cây thuốc, mô tả tỉ mỉ về hình thái và bộ phận sử dụng,
cách chế biến, các đơn thuốc đi kèm. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu một số
cây thuốc ở địa phương khác như “Cây thuốc của Lâm Đồng” (1982), “Hệ
cây thuốc Tây nguyên” (1985), “Cây thuốc Đồng Tháp Mười” (1987), “Cây
thuốc An Giang” (1991) [11], “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1996) [13],
“Cây rau làm thuốc” (1998) [12]. Năm 2000, ông tiếp tục bổ sung rà soát,
sửa chữa và sưu tầm nghiên cứu thêm một số cây mới, vị thuốc mới và hoàn
chỉnh bản thảo vào “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [15].
Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và cộng sự đã cho ra cuốn “Sổ tay cây
thuốc Việt Nam” (1980) và “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) đã
thống kê hàng năm có khoảng 300 loài cây thuốc được khai thác và sử dụng
ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc [3], [4].
Năm 1994, Trần Đình Lý và cộng sự cho xuất bản cuốn “1900 loài cây
có ích” [40]. Trong số các loài cây thực vật bậc cao hiện biết ở Việt Nam, có
76 loài cây có nhựa thơm, 160 loài cây có tinh dầu, 260 loài có dầu béo, 600
loài có tanin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa, 40 loài song
mây. Năm 1990, Viện Dược liệu – Bộ Y tế cho xuất bản cuốn “Cây thuốc
Việt Nam” [55]. Tiếp đó có Vương Thừa Ân cho xuất bản cuốn “Thuốc quý
quanh ta” vào năm 1995 [1]; “Cây thuốc trong trường học” của Ngô Trực
Nhã (1985) [42].
Như vậy cây cỏ sử dụng làm thuốc rất phong phú, nhưng việc khai thác
và sử dụng các cây cỏ dùng làm thuốc chữa bệnh và các bài thuốc của đồng
bào dân tộc Việt Nam chưa được quan tâm nhiều.
Năm 1994, trong công trình nghiên cứu cây thuốc Lâm Sơn - Lương
Sơn -Hà Sơn Bình, Nguyễn Nghĩa Thìn đã giới thiệu 112 loài thuộc 50 họ.
Năm 1990 - 1995 trong hội thảo quốc tế lần thứ 2 về dân tộc sinh học tại
Côn Minh - Trung Quốc tác giả cũng đã giới thiệu về lược sử nghiên cứu



19

vấn đề Dân tộc dược học và đã giới thiệu 2.300 loài thuộc 1.136 chi, 234 họ,
thuộc 6 ngành thực vật có mạch bậc cao ở Việt Nam được sử dụng làm
thuốc, đồng thời ông cũng giới thiệu hơn 1.000 bài thuốc được thu thập ở
Việt Nam [58].
Như vậy nguồn cây cỏ sử dụng làm thuốc rất phong phú, rất khó có thể
thống kê một cách đầy đủ khối lượng dược liệu tự nhiên được khai thác
hàng năm. Vì ngoài cơ sở sản xuất của nhà nước còn có cơ sở của tư nhân,
của những ông lang bà mế và nhân dân địa phương tự thu hái về chữa bệnh.
Theo Nguyễn Khang và Vũ Quang Chương trong vòng vài chục năm gần
đây nước ta đã xuất khẩu một lượng dược liệu khá lớn. Cây thuốc Việt Nam
đã và đang là nguồn dược liệu quan trọng cho công nghiệp dược, chiết xuất
các hợp chất tự nhiên để làm thuốc. Chỉ tính vòng trong 20 năm trở lại đây
đã có 701 loài cây thuốc được điều tra tính kháng khuẩn và một số loài cây
thuốc chính thức được đưa vào sản xuất đại trà như: Thanh cao (Artemisia
annua), Ba Gạc (Rauvonlfia verticilata) [32].
Việc tìm kiếm vị thuốc mới từ cây cỏ Việt Nam cũng đầy triển vọng.
Theo Trần Ngọc Ninh (1994), Lê Trần Đức (1995), hiện nay nước ta dùng
cây cỏ làm thuốc đã vượt quá 3.800 loài, 1.200 chi và trên 300 họ. Trong đó
chủ yếu là thực vật có hoa với 25.000 loài thuộc 1.050 chi, trên 320 họ.
Ngành hóa dược Việt Nam bước đầu cũng đã chiết được các hợp chất từ loài
Thông Đỏ (Taxus) có tác dụng chống bệnh ung thư [22].
Đặc biệt là dân tộc Thái, với số lượng dân cư khá đông, tập trung chủ
yếu ở phía Bắc và Bắc miền Trung. Là một dân tộc có đời sống khá ổn định,
nhưng do vị trí sống trong vùng xa xôi hẻo lánh do đó việc nghiên cứu tình
hình sử dụng cây thuốc của đồng bào Thái gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ có
một số đề tài nghiên cứu, đề cập đến phong tục tập quán và kinh nghiệm dân

gian trong chữa bệnh của đồng bào dân tộc Thái như: Cầm Trọng (1978),
Lâm Bá Nam (1985), Thi Nhị (1977) [54]. Mới đây nhất là 2 tập “Cây thuốc
và động vật làm thuốc Việt Nam” (2004) của Đỗ Huy Bích và cộng sự [4].


20

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC Ở NGHỆ AN
Nghệ An là một tỉnh nằm ở Bắc miền Trung, với địa hình phức tạp, đồi
núi chiếm 3/4 diện. Có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, do vậy phong
tục tập quán cũng như kinh nghiệm dân gian rất phong phú. Đặc biệt là kinh
nghiệm trong dùng cây cỏ để chữa bệnh cho người và động vật. Tuy nhiên,
vốn kinh nghiệm đó chưa được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, một phần
là do người dân muốn giữa bí quyết riêng của từng gia đình để làm ăn sinh
sống, mặt khác là do điều kiện kinh phí chưa đủ để đi sâu nghiên cứu và bảo
tồn kho tàng kinh nghiệm dân gian này. Cho đến nay đã có một số tác giả
nghiên cứu về cây thuốc và những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng
bào các dân tộc thiểu số tại Nghệ An. Tiêu biểu như “Những phương thuốc”
hay “Rau cỏ trị bệnh” của Tạ Duy Chân (1989) đã sưu tầm và giới thiệu 48
loài thực vật làm rau kèm với phương thức trị bệnh cho người lớn và trẻ em
[7]. “Nghiên cứu các cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái huyện Con
Cuông - Nghệ An” năm 1999 (luận án tiến sỹ) của Nguyễn Thị Hạnh đã
công bố 554 loài cây thuộc 363 chi của 121 họ thực vật, chiếm 17% tổng số
loài cây dùng làm thuốc ở Việt Nam, trong đó bộ phận sử dụng nhiều nhất là
lá có 398 loài (chiếm 73%), sau đó là rễ (chiếm 58%). Ngoài ra tác giả còn
thu thập được 554 bài thuốc thuộc 16 nhóm bệnh khác nhau, trong đó nhóm
bệnh đường ruột là lớn nhất (158 loài chiếm 28,9%), kế đến là bệnh viêm
nhiễm và bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, tác giả đã thử tính kháng khuẩn của
50 loài cây thuốc trên 11 chủng vi khuẩn và một chủng nấm đã chứng minh
được tính kháng khuẩn của cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái ở huyện

Con Cuông là rất cao [23], [49].
Ở Tây Bắc Nghệ An, từ năm 2001- 2003, Đặng Quang Châu và cộng sự
đã thực hiện đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản cấp nhà nước “Đa
dạng cây thuốc các huyện Tây Bắc tỉnh Nghệ An” với nội dung cơ bản là điều
tra thành phần cây thuốc, các bài thuốc và tình hình khai thác, sử dụng chúng
của đồng bào dân tộc thuộc 4 huyện miền núi vùng Tây bắc Nghệ An [9].
Tiếp đó, hàng loạt các đề tài nghiên cứu theo hướng này đã được thực hiện:


21

Nguyễn Thị Kim Chi (2002) “Điều tra cây thuốc của dân tộc Thổ ở 3 xã
Nghĩa Hồng, Nghĩa Yên, Nghĩa Lâm thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”;
Bùi Hồng Hải (2004), “Điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Thổ ở 3 xã
Châu Lộc, Thọ Hợp, Văn Lợi thuộc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”; Lê Thị
Kim Quy (2006), “Điều tra cây thuốc trong vườn nhà ở phường Bến Thủy,
thành phố Vinh và xã Nghi lộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”; Năm 2007,
Nguyễn Thị Thúy Hằng với đề tài “Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng của
đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”;
Đoàn Thị Thu Hương (2010), “Điều tra thành phần các loài rau ăn làm thuốc
của một số dân tộc thiểu số thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”; Nguyễn
Thị Thanh Hoài (2010), “Điều tra cây thuốc vườn nhà và vườn đồi ở ba xã
Nam Trung, Khánh Sơn, Nam Kim thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Năm 2008, Ngô Đức Phương và cộng sự thuộc Viện Dược liệu - Bộ y
tế với đề tài “Nguồn cây thuốc tự nhiên và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc
của đồng bào dân tộc thái ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù
Huống, tỉnh Nghệ An” đã tiến hành điều tra khảo sát nguồn cây thuốc cũng
như kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Thái sinh sống tại
các vùng đệm của Khu BTTN này. Kết quả đã ghi nhận được ở Khu BTTN
Pù Huống 374 loài thực vật bậc cao có mạch và nấm lớn có công dụng làm

thuốc, thuộc 289 chi và 127 họ đều là những cây thuốc mọc tự nhiên. Trong
đó, nhóm nấm làm thuốc có 3 loài; ngành Cỏ tháp bút có 1 loài; ngành
Thông đất có 2 loài; ngành Dương xỉ có 15 loài; ngành Thông có 6 loài và
ngành Mộc lan có 347 loài. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có 16 loài
cây thuốc quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, thuộc 16 chi, 12 họ
của 3 ngành thực vật bậc cao. Kết quả điều tra thu thập thông tin tại các địa
phương trên, đã thu thập được khoảng 20 bài thuốc thường được sử dụng
rộng rãi trong nhân dân như: thuốc chữa rắn cắn; thuốc cho phụ nữ sau sinh;
thuốc chữa đau nhức xương; thuốc chữa sốt cho trẻ em; thuốc cảm hàn;
thuốc về đại tràng… [45].


22

Năn 2009, Viện Dược liệu (Bộ y tế) - Sở Y tế Nghệ An đã cho xuất bản
cuốn “Cây thuốc Nghệ An”. Trong đó đã miêu tả tỉ mỉ về hình thái, nơi phân
bố, công dụng và cách dùng của các cây thuốc được các đồng bào dân tộc
sinh sống ở Nghệ An sử dụng [56].
Nghiên cứu gần đây nhất về cây thuốc truyền thống của đồng bào dân
tộc Thái ở xã Thạch Giám, Tương Dương, Nghệ An của Nguyễn Nghĩa Thìn
(2009), đã thống kê được số cây thuốc đồng bào Thái xã Thạch Giám là 231
loài thuộc 192 chi, 88 họ thực vật, chiếm 5,97% tổng số loài thực vật làm
thuốc của cả nước. Thực vật làm thuốc ở Thạch Giám rất đa dạng về dạng
sống: cây thân thảo có 72 loài, chiếm 31,16%, tiếp đến là cây thân gỗ có 64
loài, chiếm 27,7%, cây bụi có số lượng 55 loài, chiếm 23,8% và ít nhất là
dây leo có 40 loài, chiếm 17,31%. Môi trường sống của thực vật làm thuốc
chủ yếu là ở núi có 108 loài, chiếm 46,75% và ở gần nước có số lượng loài
ít nhất có 34 loài, chiếm 14,72% tổng số loài của khu hệ. Có 15 nhóm bệnh
khác nhau được chữa trị bằng các bài thuốc dân tộc ở nơi đây [50].
Nói tóm lại, trong nhân dân có rất nhiều bài thuốc hay, những cây thuốc

quý, nhiều kinh nghiệm chữa bệnh có hiệu quả ở Nghệ An nói riêng và cả
nước nói chung. Nhưng việc khai thác và sử dụng nhiều loài cây thuốc quý
chưa phù hợp, đang chạy theo lợi ích kinh tế dẫn đến nhiều cây thuốc quý
hiếm dang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Những kinh nghiệm chữa
bệnh đang được truyền bá thoe tính chất gia truyền không được phổ biến. Vì
thế cần được gấp rút sưu tầm, kế thừa và phát huy, phát triển để phục vụ cho
công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhà nước cần có những chính sách
đãi ngộ và kêu gọi hợp lý để mọi người đều có ý thức bảo vệ kho tàng kinh
nghiệm quý báu này. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được
nâng cao nên mọi người càng chú trọng đến sức khỏe của bản thân. Do vậy,
cần có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để bổ sung cho
nhau phục vụ sức khỏe cho mọi người ngày một tốt hơn.
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


23

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Bản đồ 1.1. Vị trí địa lý huyện Tương Dương
1.4.1.1. Địa lý
Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam
tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200 km và cách cửa khẩu Nậm Cắn
90 km, có quốc lộ 7A và sông Lam đi qua.
Tương Dương có đường biên giới dài 58 km tiếp giáp với nước Lào.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp với 3 huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp;
phía Nam và Tây Nam giáp Lào; phía Đông và Đông Nam giáp với huyện
Con Cuông; phía Tây giáp với huyện Kỳ Sơn.
Tương Dương nằm ở kinh độ 104 03’đến 104055’ về phía Đông và từ
18058’ đến 19059’ vĩ độ Bắc.

+ Tổng diện tích (ha): 281.130
+ Diện tích đất nông nghiệp (ha): 7.996,540
+ Diện tích đất lâm nghiệp (ha): 155.746


24

+ Diện tích đất chưa khai thác (ha): 113.396
1.4.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình Tương Dương khá phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt bởi sông
Lam thành hai vùng tả ngạn và hữu ngạn, thấp dần theo hướng Tây Bắc.
Toàn bộ Tương Dương nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình 65 75m so với mặt nước biển. Vùng hữu ngạn cao dốc, hiểm trở, có nhiều núi
cao tạo thành một dãy hoặc một đỉnh riêng biệt nằm ngay trên biên giới Việt
Lào. Độ cao trung bình 600 - 700m, có nhiều đỉnh cao trên 1.500m, độ dốc
chủ yếu là 350 và trên 350. Vùng tả ngạn sông Lam địa hình ít phức tạp hơn,
độ cao trung bình là 5.00m, đỉnh cao nhất 1.100m, độ dốc trung bình 250 300. Nơi đây, núi đồi bị chia cắt bởi các khe suối dày đặc và độ dốc lớn.
Tiếp cận sông là các khu thung lũng nhỏ hoặc các khu đất bằng phẳng được
nông dân trồng trọt thâm canh.

1.4.1.3. Khí hậu, thủy văn
1.4.1.3.1. Khí hậu
Cũng như cả miền núi Nghệ An, khí hậu ở Tương Dương có nhiều biến
động. Do lam sơn chướng khí, người dân thưa thớt sự thay đổi thời tiết khá
mạnh và nhiều đột ngột, do đời sống thiếu thốn nên người dân ở Tương
Dương trước đây thường bị sốt rét, bệnh kiết lỵ, bệnh đi đái ra máu, bệnh
đau gan….
Khí hậu mang đặc điểm gió mùa, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của
gió Lào Tây Nam khô nóng và gió lạnh ẩm Đông Bắc. Kết quả đã tạo nên
vùng vi sinh thái không đồng nhất và đa dạng, hình thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa nóng: Từ tháng cuối tháng 4 đến đầu tháng 10, mùa này mưa

nắng theo giai đoạn phụ thuộc vào tính chất khí hậu, thường có gió Tây
Nam cực đại vào tháng 8 và tháng 9, gây khô nóng, nhiệt độ trung bình là


25

30oC, có khi nhiệt độ lên đến 40 oC, bão tố và mưa lớn thường xuất hiện vào
những tháng nóng nực này.
- Mùa lạnh: Từ tháng đầu 11 đến cuối tháng 3 năm sau. Nhiệt độ mùa
này trung bình 20 - 30oC, ngày lạnh nhất dưới 40C. Mùa này thường có gió
mùa đông Bắc, gây mưa phùn, hanh và sương muối.
1.4.1.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 20 0C, cao nhất tuyệt đối là 42,7 0C,
thấp nhất tuyệt đối là 3,1 0C. Tháng nóng nhất là 5 - 6, tháng lạnh nhất là
12 - 1. Nhiệt độ ở các tháng có sự chênh lệch nhau, nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất là 17,9 0C (Tháng 1), nhiệt độ trung bình cao nhất là
28,80C (Tháng 6). Tương Dương có số giờ nắng khoảng 1.760giờ/năm,
ngày nắng nhất là 13 giời, thường xuyên xuất hiện sương muối do đó
mùa khô thiếu nước trầm trọng. Hơn nữa do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc mang theo không khí lạnh từ phương Bắc tràn về nên mùa
đông ở đây thường lạnh hơn ở đồng bằng.
1.4.1.3.3. Lượng mưa
Lượng mưa bình quân hàng năm ở Tương Dương vào khoảng
1.410mm, cao nhất là 2.767,2mm, thấp nhất là 820mm. Mùa mưa có thể đạt
85 - 90 ngày với 1.059mm, chiếm 75% lượng mưa cả năm, càng lên cao
lượng mưa ngày càng giảm. Mùa khô lượng mưa chỉ đạt khoảng 40 ngày
với 209mm, chiếm 14,9%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô
và nóng nên lượng mưa vào tháng 6 có thể giảm song lại tăng nhanh vào
tháng 7, 8, 9. Độ ẩm nói chung của Tương Dương là 81%. Nhìn chung, ở
Tương Dương lượng mưa tập trung không đều, độ ẩm không khí khá cao,

khả năng bốc hơi tương đối thấp đã hình thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 (Theo
số liệu phòng Địa chính huyện Tương Dương).


×