Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.95 MB, 49 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau với dải đất
liền hình chữ S có diện tích 33 vạn km
2
, nằm trọn trong khu vực Đông Nam châu Á.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi cộng đồng dân tộc nhìn chung đều mang bản
sắc văn hoá riêng. Trong đó, vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc chữa bệnh rất đa dạng và phong phú [31].
Với vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ở châu Á, đặc điểm địa
hình và khí hậu đa dạng tạo cho Việt Nam có tính đa dạng sinh học rất cao và được
công nhận là một trong 25 nước có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới [10].
Theo các số liệu điều tra và thống kê của Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam có khoảng
12.000 loài thực vật bậc cao có mạch [15]. Trong số đó, có khoảng 3.800 loài cây
dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài đã biết. Trên thế giới có
khoảng 35.000 loài thực vật làm thuốc (theo A. P. Van Seters, 1997) thì Việt Nam
chiếm 11% và theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 21.000 loài thì Việt
Nam chiếm khoảng 18% [33]. Tuy số lượng có lớn, nhưng cũng chưa thể khẳng
định được chính xác số lượng các loài thực vật dùng làm thuốc của tất cả các dân
tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam vì mỗi dân tộc có một cách sử dụng
cây thuốc riêng với từng loại cây khác nhau.
Bằng những kinh nghiệm dân gian của những người làm thuốc trong mỗi dân
tộc, những tri thứ về cây thuốc được truyền miệng và lưu truyền cho con cháu đời
sau, thế hệ nối tiếp thế hệ. Dần dần, các bài thuốc có tính độc đáo và trở nên thông
dụng trong phương tiện chăm sóc sức khỏe người dân cộng đồng dân tộc mình và
những dân tộc xung quanh. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và
bảo tồn cây thuốc cũng như bảo tồn các tri thức y học dân gian được tiến hành và
mang lại kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn cây thuốc còn gặp rất nhiều
khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chiến tranh, đô thị hóa, kinh tế thị
trường… và sự suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc là điều không thể tránh khỏi.
Mặt khác, những tri thức dân gian của các dân tộc dùng để chữa các bệnh cũng ngày


đang bị mất dần, những ông lang, bà mế đã già và mất đi, họ mang theo cả những
kiến thức về cây thuốc. Đồng thời, những thế hệ trẻ ít người tiếp thu những kiến
thức mang tính dân tộc bản địa mà học theo những cái mới, cái hiện đại đã khiến
cho những cây thuốc quý, bài thuốc hay bị quên lãng. Cho nên, cần phải có những
biện pháp và kế hoạch hành động cụ thể nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc
và bảo tồn những tri thức y học dân tộc.
1
Xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là một xã miền núi, có diện
tích rừng che phủ khá lớn, hệ động thực vật phong phú, nhất là hệ thực vật. Tuy
nhiên, diện tích rừng tự nhiên của xã hiện nay đã bị thu hẹp đáng kể, số lượng các
loài cây thuốc bị cạn kiệt dần do đốt rừng làm nương rẫy, làm kinh tế. Bên cạnh đó,
nơi đây còn có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có dân tộc Dao đỏ chiếm
số lượng lớn nhất. Từ xa xưa, người Dao đỏ ở Việt Nam nói chung và người Dao đỏ
ở HợpTiến nói riêng đã có một vốn tri thức bản địa về thực vật làm thuốc chữa bệnh
rất độc đáo, được nhiều người dân tin dùng. Để góp phần vào công tác bảo tồn vốn
tri thức dân gian và nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Hợp Tiến, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài: “Điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào
dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra những kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc và các bài thuốc
chữa bệnh của đồng bào dân tộc Dao xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.
- Tiến hành thu mẫu ở thực địa, xác định tên khoa học và xây dựng Danh lục
thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu.
- Phân tích và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Hợp
Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho công tác bảo tồn.
- Điều tra, phát hiện những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện
có ở khu vực nghiên cứu.
2
Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam của chúng ta đã trải
qua cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật.
Trong quá trình đó, tổ tiên ta đã sớm phát hiện ra những cây cỏ có thể sử dụng làm
thuốc, đồng thời trong cuộc sống lao động, đấu tranh với bệnh tật đã sáng tạo ra
những phương pháp chữa bệnh như: xoa bóp, châm cứu…[31].
Nhân dân ta còn biết sử dụng những cây cỏ rất đơn giản và biến chúng thành
những vị thuốc, gia vị dùng trong nấu nướng thường ngày như: Gừng, Riềng. Theo
Long Y Bí thư thì ở Giao Chỉ đến thế kỷ thứ II TCN đã có hàng trăm vị thuốc được
phát hiện như: quả Giun, Sắn dây, Sen, Quế, Thông, Thường sơn, Hương phụ…
[13].
Từ thời Hùng Vương, tổ tiên ta đã biết nấu rượu, biết dùng Thủy ngân để ướp
xác và đã có sử sách ghi chép về một lương y tên là Thôi Vỹ đã biết chữa lao hạch ở
thời An Dương Vương (257 – 207) [31].
Thời nhà Lý (1010 – 1221) đã có tổ chức Ty Thái Y chăm lo và bảo vệ sức
khỏe cho nhà Vua, có nhiều thầy thuốc chuyên lo việc chữa bệnh cho nhân dân và
phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp phát triển. Trong sử sách còn ghi lại
năm 1136, vua Lý Thần Tông bị điên được lương y Nguyễn Chí Thành người Gia
Viễn – Ninh Bình dùng tâm lý liệu pháp và tắm nước Bồ hòn chữa cho khỏi bệnh
[31]. Trong thời này, làng Đại Yên là một làng thuốc nổi tiếng, chuyên trồng và bán
các loại cây thuốc Nam phục vụ cho công tác chữa bệnh [35].
Đến đời nhà Trần, y học cũng khá phát triển, từ Ty Thái Y chuyển thành Viện
Thái Y phụ trách việc chăm nom sức khỏe cho Vua quan trong triều. Nổi bật ở thời
này là Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) – được nhân dân tôn trọng, gọi là “Ông thánh
thuốc Nam”. Tuệ Tĩnh đã xây dựng 74 ngôi chùa làm nơi chữa bệnh cho nhân dân,
ông đã thu thập các bài thuốc dân gian, các vị thuốc nam, viết sách truyền bá y học.
Đồng thời, ông đã xây dựng được phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam trong
nhân dân, chữa bệnh cho dân không lấy tiền [4]. Tác phẩm mà Tuệ Tĩnh để lại gồm
có: Bộ “Nam dược thần hiệu”; Bộ “Hồng Nghĩa Giác tư Y thư”. Tuệ Tĩnh đã đặt

nền móng cho nền y dược học Việt Nam với đầy đủ tính dân tộc, khoa học và đại
chúng [31].
Thời nhà Hồ (1400 – 1406) có chủ trương mở rộng việc chữa bệnh cho nhân
dân bằng phương pháp châm cứu. Cụ Nguyễn Đại Năng là một nhà châm cứu nổi
3
tiếng. Ông đã biên soạn tập “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” bằng thơ để phổ biến cho
nhân dân [31].
Thời kỳ nhà Lê (1428 – 1876) đã có những chủ trương tiến bộ trong việc chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, tổ chức Thái Y Viện, có lương y chăm lo việc
chữa bệnh cho quân đội, hàng năm tổ chức các đợt phòng và chống dịch bệnh cho
nhân dân. Trong giai đoạn này có làng thuốc ở thôn Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm,
hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển [31]. Đặc biệt, Lê Hữu Trác hiệu là Hải
Thượng Lãn Ông (1720 – 1791) là một đại danh y của Việt Nam. Ông để lại bộ
sách thuốc rất có giá trị là “Tân hoa Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh dương an
toàn trạch” gọi tắt là “Lãn Ông y nghiệp” hay “Lãn Ông y tập” gồm 66 quyển [28].
Suốt 30 năm của cuộc đời mình, ông đã xây dựng được nền móng cho nền y học cổ
truyền Việt Nam toàn diện cả về lý luận, phương pháp điều trị và dược liệu.
Thời kỳ từ 1802 – 1883, nhà Nguyễn cũng tổ chức Thái Y Viện, tổ chức điều
trị bệnh phong tập trung, mở trường dạy thuốc ở Huế (1850) [31]. Nguyễn Quang
Lượng, Nguyễn Kinh là những danh y nổi tiếng thời này, đã góp phần phát triển
nền y học với tác phẩm như: “Nam dược tập nghiệm quốc âm” bằng chữ Nôm (của
Nguyễn Quang Lượng)…
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, YHCT nước ta có một số hoạt động như:
thành lập các hội y học ở Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, mở các lớp huấn luyện
YHCT, mở các phòng chữa bệnh, tổ chức triển lãm YHCT…[31]. Đến đầu thế kỷ
20, đã cho xuất bản một số sách Y học cổ truyền bằng chữ quốc ngữ như “Việt Nam
dược học” của Phó Đức Thành. Ở thời kỳ này, có một số nhà thực vật học người
Pháp đến Việt Nam để nghiên cứu như: Crévót, Pétélot. Pétélot đã cho xuất bản bộ
“Catalogue des produits de L’Indochine” (1928 – 1935), trong đó tập V (Produits
medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa.

Năm 1952, ông đã cho bổ sung và xây dựng thành bộ “Les plantes de médicinales
du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, gồm 4 tập và thống kê được 1.482 vị thuốc
thảo mộc ở ba nước Đông Dương [17].
Từ 1945 - 1954, là khoảng thời gian thuận lợi cho các nhà khoa học thực hiện
một số nghiên cứu về thực vật cũng như cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam. Tiêu biểu có
thể kể đến bộ sách “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập, do Đỗ Tất
Lợi biên soạn năm 1957 và đến năm 1961, cuốn sách này được tái bản in thành 2
tập. Trong đó, ông đã mô tả chi tiết và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam
[24]. Đỗ Tất Lợi đã tiếp tục dày công nghiên cứu và trong những năm từ 1962 –
1965, ông cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập,
năm 1969 tái bản trong 2 tập. Cuốn sách này của ông đã đề cập đến trên 500 vị
4
thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu,
bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình nghiên cứu của mình và
sách đã được tái bản nhiều lần vào các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999,
2001, 2003. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới
792 loài và gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 13 (2005) [17]. Bộ sách của ông đã
mang lại một giá trị khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp giữa
khoa học dân gian với khoa học hiện đại.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều công trình
nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1976, để phục vụ cho công tác
giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn
“Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” [17]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân
Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 519 loài cây thuốc,
trong đó có 150 loài mới được phát hiện [17]. Viện Dược liệu đã cho xuất bản cuốn
“Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc
trong nhiều năm, cuốn “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”; “Danh lục cây
thuốc Việt Nam”; “Atlas – Bản đồ cây thuốc”, đã thống kê và công bố một danh
sách về cây thuốc từ 1961 – 1972 ở miền Bắc là 1.114 loài, từ 1977 – 1985 ở miền
Nam là 1.119 loài [17]. Theo kết luận của Viện Dược liệu, trong quá trình thu thập

và nghiên cứu về cây thuốc cho thấy, các cây thuốc hiện nay ở Việt Nam biết đến
chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và trong số trên 2.000 loài và
dưới loài cây thuốc có tới gần 90% cây thuốc là các cây mọc tự nhiên và được phân
bố chủ yếu trong các quần thể rừng với trữ lượng lớn, khoảng 10% là cây thuốc
được đem về trồng ngay tại nhà [13].
Võ Văn Chi là một nhà thực vật lớn của Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam và ông đã biên soạn
cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó ông mô tả rất tỷ mỷ về các cây được
sử dụng làm thuốc ở Việt Nam bao gồm 3.200 cây (1996) [12]. Ngoài ra, cuốn
“Cây cỏ có ích ở Việt Nam” tập I, II, đề cập đến rất nhiều cây cỏ có ích như làm gỗ,
làm lương thực, làm thuốc [12].
Trong những năm này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã
được xuất bản thành các tập sách như: “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993)
của Viện Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc [35]; Trần Đình Lý với cuốn
“1900 loài cây có ích” (1995), đã thống kê ở Việt Nam có khoảng 76 loài cho nhựa
thơm, 260 loài cho dầu béo, 160 loài có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây
[17] .
5
Ngoài ra, trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài
liệu về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm
tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: ‘577 bài thuốc dân gian gia
truyền” của Âu Anh Khâm [20]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang
chữa bệnh” (2001) [6] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa” (2006) [7] của Tào
Duy Cần; “Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược” (2006) [11]; “Cây có vị thuốc ở
Việt Nam” do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu và tập hợp; “Cây thuốc, bài thuốc và
biệt dược” của Phạm Thiệp và cộng sự (2000) đề cập tới 327 cây thuốc phổ biến
[29]… Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc trên cả nước công
bố trên các tạp chí về cây thuốc như Tạp chí cây thuốc quý, tạp chí Dược liệu, tạp
chí Đông y…
Trong Hội thảo Tổng kết 12 năm thực hiện dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ

truyền tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế [48], do Viện Dược liệu tổ chức
tổng kết (10/04/2010) về các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ở
nhiều nhiều vùng trên cả nước: người Dao (khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì): 579
loài và 125 bài thuốc; người Mường (Cẩm Liên, Cẩm Thủy, Thanh Hóa): 136 loài
và 102 bài thuốc; người H'mông (Kỳ Sơn, Nghệ An): 206 loài và 32 bài thuốc;
người Tày: (Vị Xuyên, Hà Giang): 292 loài; người Tày - Nùng (Tràng Định, Lạng
Sơn): 126 loài và 51 bài thuốc; bản Mường (xã Vĩnh Lạc, Lục Yên, Yên Bái): 40
loài và 40 bài thuốc; 85 bài thuốc của cộng đồng người Dao; 72 bài thuốc của cộng
đồng người H'mông; 16 bài thuốc của cộng đồng người Thái và Khơ Mú; 11 bài
thuốc của cộng đồng Bru - Vân Kiều
Việc phát triển và bảo tồn dược liệu là mục tiêu phấn đấu của ngành y tế nước
ta. Vì vậy, nhà nước đã triển khai thành công nhiều dự án. Trong đó, hai dự án bảo
tồn và phát triển cây thuốc “Dự án bảo tồn cây thuốc tại Vườn Quốc gia Ba Vì”, do
Australia tài trợ, đa phần giúp cho các cộng đồng địa phương bảo vệ, quản lý vững
chắc một số loài dược thảo truyền thống. Đã thống kê các loài cây thuốc chữa bệnh
theo truyền thống, xác định các cây thuốc có tầm quan trọng nhất đối với địa
phương về tập quán sử dụng và giá trị kinh tế. “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc Nam”
tại xã Bình Dương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) được tiến hành năm 1999 do Quỹ Môi
trường toàn cầu tài trợ, đã hoàn thành sau 2 năm [47].
Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những công
trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, để lại cho con cháu mai sau một kho
tàng tri thức dân gian quý báu.
6
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao
Dân tộc Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có lẽ, sự di cư của họ
vào đất nước ta bắt đầu từ thế kỷ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX. Họ
phân bố rải rác ở khắp nơi nhưng chủ yếu là tại các vùng núi cao. Người Dao còn có
các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại
Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v, là một dân tộc thiểu số trong 54
dân tộc ở Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, ở Việt Nam có 751.067

người Dao phân bố ở 61 tỉnh thành trong cả nước [51].
Không biết từ bao đời nay, dù mùa đông hay mùa hè, theo truyền thống
những thế hệ con cháu của đồng bào dân tộc Dao đều sử dụng những loài cây cỏ
khác nhau để đun nước tắm chữa bệnh, mỗi nhà đều tự nấu cho mình một nồi nước
tắm mỗi ngày. Thuốc tắm đã trở thành phương tiện chăm sóc sức khỏe không thể
thay thế được những khi gia đình có người ốm đau, mệt mỏi. Khi người mẹ sinh
con, người chồng lại lên rừng hái lá thuốc nấu nước tắm cho vợ. Người Dao cho
rằng, sau khi sinh 3 ngày, chỉ cần người phụ nữ Dao tắm lá thuốc mỗi ngày một lần
trong 7 ngày thì sẽ khỏe mạnh trở lại và phòng được các chứng bệnh yếu mỏi khi về
già [47]. Bất kỳ khi nào làm việc nhiều, thấy cơ thể mỏi mệt, khi thời tiết thay đổi,
nhức đầu, khản cổ, đi đường xa, đau chân, đau tay… đều tắm lá thuốc. Đó là truyền
thống từ rất lâu đời của dân tộc Dao. Các cây thuốc tắm đã đi vào tiềm thức của
người dân tộc Dao từ người già đến con trẻ. Thuốc tắm giống như cái nhà, cả hai
đều không thể thiếu được trong cuộc sống người Dao. Vì vậy mà có những người
phụ nữ đã hơn 80 tuổi vẫn có thể đeo gùi lên núi hái lá thuốc. Thuốc tắm là văn hóa
dân tộc và cũng là bản sắc riêng của mỗi gia đình, dòng họ trong cộng đồng dân tộc
người Dao. Bài thuốc tắm được sử dụng nhiều loại thảo dược. Thường một lần tắm
ít cũng phải hơn 10 loại, còn nhiều phải hơn 120 loại thảo dược. Tùy từng loại thảo
dược mà cách chế biến khác nhau. Có loại được phơi hoặc sao khô, có loại phải để
tươi nguyên [47]. Những bài thuốc tắm của người dân tộc Dao, nhất là dân tộc Dao
đỏ tại Sapa, đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như một đặc sản dân
tộc. Chính vì vậy, để bảo tồn những bài thuốc quý này, đã có những tổ chức và cá
nhân tham gia nhằm bảo tồn nguồn gen quý và những bài thuốc quý. Được sự quan
tâm của quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP), UBND huyện Sa Pa cũng đang triển
khai dự án “Khai thác, sử dụng tri thức truyền thống trong bảo tồn đa dạng sinh học,
góp phần phát triển du lịch Sa Pa”, trong đó chú trọng bảo tồn nguồn gen quý của
các loài thảo dược, hướng dẫn kĩ thuật để bà con trồng cây ngay trong vườn nhà
[52].
7
Trong những năm qua, Bộ Y tế đã cùng Viện Dược liệu kết hợp thực hiện các

công trình nghiên cứu, điều tra, nhằm đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây
thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên khắp đất nước. Trong đó,
có các nghiên cứu về cây thuốc của dân tộc Dao như: “Điều tra các nhóm cây có
ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao Tiền tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu-
Sơn La)” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn
Thính, Trương Anh Thư, Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh (Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật) [34], [43]. Kết quả thu được: cộng đồng người Mường đã khai thác và sử
dụng 12 nhóm cây tài nguyên, nhóm cây thuốc là 198 loài. Người Dao đã khai thác
và sử dụng 12 nhóm cây tài nguyên, nhóm cây thuốc là 165 loài. Kết quả “Nghiên
cứu bảo tồn cây thuốc và y học dân tộc Dao, khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì” (Do bộ
môn Thực vật, Trường Đại học Dược, Hà Nội đảm nhiệm) [34], thống kê được 501
loài cây, thuộc 307 chi, 114 họ thực vật được cộng đồng người Dao, Ba Vì dùng
làm thuốc, trong đó có 50 loài thường xuyên được sử dụng và có 4 loài ghi trong
sách đỏ Việt Nam (Lá khôi, Củ dòm, Hoàng đằng, Gió đất). “Nghiên cứu bảo tồn
cây thuốc và y học dân tộc Dao và H’mông, huyện Sapa, Lào Cai” (Phòng Thực vật
dân tộc học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Trạm nghiên cứu cây thuốc
Sapa, Viện Dược liệu chủ trì) [34]. Kết quả thu được: 451 loài thuộc 108 họ được
cộng đồng dùng làm thuốc, trong đó có nhiều loài ghi trong sách của Đỗ Tất Lợi và
Võ Văn Chi, nhiều loài thuộc loại quý hiếm, đặc hữu của nước ta, nhiều loài đã bị
khai thác cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng. “Điều tra, đánh giá, về tài nguyên cây
thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật làm thuốc của một số dân tộc (Dao,
Tày, Hoa) tại Yên Tử - Quảng Ninh”, của Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự
(2001), kết quả thu được 326 loài thực vật làm thuốc [1]. Nghiên cứu “Cây thuốc
truyền thống của người Dao, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai” của tác giả Lưu Đàm Cư
(2005), kết quả xác định được 312 loài cây thuốc [1].
Như vậy, các công trình nghiên cứu nhằm bảo tồn nguồn cây thuốc, bảo tồn và
phát triển những tri thức dân gian của người dân tộc Dao đã đóng góp vào công tác
bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài thuốc hay.
1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc tại Thái Nguyên
Từ xa xưa, đất Thái Nguyên đã được chú ý bởi sự giàu có sản vật dùng làm

thuốc. Trong sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết: “Bạch Thông có quế, nhung, sâm
(Bạch Thông khi đó thuộc Thái Nguyên). Theo sách Đại Nam nhất thống chí của
Quốc sử triều Nguyễn thì ở Thái Nguyên cam vàng, quýt đỏ ở huyện Tư Nông (Phú
Bình) ; hậu phác, sa nhân ở các châu huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương đều
có ; nhung hươu, mật gấu, sáp ong, sơn phận các huyện đều có” [49]. Từ tháng 7
8
năm 1958, Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên và Hội Đông y Bắc Cạn đã được chính
thức thành lập và năm 1965, sát nhập thành Hội Đông y tỉnh Bắc Thái. Nhiều ông
lang, bà mế giỏi đã được kết nạp vào hội. Nhiều bài thuốc gia truyền của các dân
tộc trên địa bàn Thái Nguyên đã được sử dụng rộng rãi trong việc chăm lo bảo vệ
sức khỏe nhân dân với phương thức Đông - Tây y kết hợp [49]. Ngoài Hội Đông y
tỉnh Thái Nguyên được thành lập năm 1958, còn có Bệnh viện Y học cổ truyền
(1994) chuyên lo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo phương pháp cổ
truyền. Trường Đại học Y nay đổi thành Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên
và Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, là những nơi đào tạo các bác sĩ, các dược
sĩ. Trên khắp địa bàn tỉnh còn có các Phòng chẩn trị Y học cổ truyền với nhiều
lương y giỏi, đã chữa khỏi nhiều căn bệnh cho nhân dân toàn tỉnh và cả nhân dân
các tỉnh lân cận [49].
Hơn thế nữa, nơi đây lại có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc lại có những
kinh nghiệm sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh, mang tính dân tộc riêng. Để ghi
lại những kinh nghiệm quý báu của mỗi dân tộc, nhiều công tình nghiên cứu đánh
giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc gia truyền được tiến hành.
Các công trình có thể kể đến: công trình nghiên cứu của CREDEP về đa dạng sinh
vật, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa của
các dân tộc thiểu số ở huyện Phú Lương (1997 – 1998), huyện Phổ Yên (2006)
[17]; Công trình nghiên cứu “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên
cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày ở một số xã của huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên” (2007) của tác giả Lê Thị Thanh Hương [17], kết quả thống kê được 307
loài có khả năng làm thuốc chữa bệnh thuộc 244 chi, 102 họ của 5 ngành thực vật
bậc cao có mạch được đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hóa sử dụng. Công trình

nghiên cứu “Điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân
tộc Dao ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đệm Vườn
Quốc gia Tam Đảo phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững” (2009) của tác giả Đinh
Thị Bạch Yến (Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc
Gia Hà Nội) [37]. Theo kết quả điều tra đã thống kê được 130 loài cây thuốc, thuộc
109 chi, 62 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch và 21 bài thuốc được sử dụng
theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.Và đây cũng là tài liệu nghiên cứu đầu tiên về kinh nghiệm sử dụng
cây thuốc của dân tộc Dao tại Thái Nguyên. “Nghiên cứu sự đa dạng nhóm cây có
ích ở Phú Lương (Thái Nguyên)” của nhóm tác giả Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu,
Đinh Thị Phượng (2007), ghi nhận được 296 loài thuộc 90 họ nằm trong bốn ngành
thực vật bậc cao có mạch [17]. Công trình nghiên cứu “Điều tra và đánh giá tính đa
dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Bình Thuận huyện Đại Từ (2007) của
9
Nguyễn Quỳnh Nga [17]. Công trình nghiên cứu “Điều tra cây thuốc và kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Thuận
[18], kết quả đã thống kê được 136 loài cây thuốc thuộc 122 chi, 63 họ của 3 ngành
thực vật.
Xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là một trong số những xã
miền núi của tỉnh. Nơi đây có tất cả 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc
Dao là dân tộc có số lượng đông nhất trong toàn xã, chiếm 86,7% tổng dân số [23].
Khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, trạm Y tế chưa thể đáp ứng được nhu cầu chữa
bệnh của bà con, họ chủ yếu chữa bệnh bằng những cây thuốc vốn có nguồn gốc từ
thiên nhiên, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xã Hợp Tiến cũng đã tổ
chức phòng chẩn trị phối hợp với trạm y tế hàng năm khám bệnh, điều trị trên 3.000
lượt người bệnh chiếm tỷ lệ 50% tổng bệnh nhân trên địa bàn xã [49]. Hiện nay,
phòng chẩn trị đã tách ra làm tư nhân nhưng vẫn đảm bảo việc khám chữa bệnh cho
bà con trong xã và những bà con dân tộc khác trên địa bàn lân cận.
Đáng tự hào hơn, nơi đây đã sinh ra một người con của núi rừng, mà bà con

vẫn quen gọi là “thần y” – Y sỹ Đặng Đăng Lý là người đầu tiên đuổi "con ma rừng",
34 năm liền làm trạm trưởng trạm Y tế xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên [50]. Ông đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lao động thời kỳ đổi
mới năm 2000 cùng rất nhiều bằng khen, giấy khen của Đảng, Nhà nước và các cấp
bộ, ngành [46].
Trong quá trình điều tra và thu thập, dưới sự giúp đỡ của các ông lang, bà mế,
chúng tôi nhận thấy vốn tri thức bản địa về tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân
tộc Dao nơi đây rất phong phú và mang nhiều nét độc đáo. Tuy nhiên, những tri
thức về kinh nghệm sử dụng cây thuốc đó đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép
lại. Vì vậy, việc tiến hành điều tra vốn tri thức bản địa của dân tộc Dao xã Hợp
Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên mang ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
10
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các loài thực vật được bà con dân tộc Dao sử dụng
làm thuốc chữa bệnh; Các tiêu bản mẫu khô cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao
thu được; Kinh nghiệm sử dụng thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Điạ điểm nghiên cứu: 4 xóm Bãi Bông, Cao Phong, Đồn Trình, Bãi Vàng
của xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tập hợp các thông tin về nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như những kinh
nghiệm cổ truyền về cây thuốc và bài thuốc được những đồng bào dân tộc Dao ở
Hợp Tiến - Đồng Hỷ - Thái Nguyên sử dụng.
- Tiến hành điều tra và thu mẫu thực địa các cây thuốc của đồng bào dân tộc
Dao ở khu vực nghiên cứu.
- Xác định tên khoa học của các loài cây thuốc đã thu thập được và xây dựng
danh lục cây thuốc.
- Tiến hành phân tích và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của

dân tộc Dao ở khu vực nghiên cứu.
- Tiến hành đánh giá mức độ quý hiếm của các loài cây thuốc thu được ở khu
vực nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nội dung mà đề tài đã đề ra, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các ông lang, bà mế người
dân tộc Dao và các công trình nghiên cứu khoa học trước đây về cây thuốc, các tài
liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có chọn lọc và phê phán.
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
11
Phỏng vấn người dân, đặc biệt là các ông lang, bà mế người dân tộc Dao về
những kinh nghiệm sử dụng các loài cây làm thuốc và các bài thuốc gia truyền theo
các tiêu chí trong “Phiếu điều tra cây thuốc dân tộc cổ truyền” của Bảo tàng thực
vật - Đại học Quốc gia Hà Nội – HNU (phụ lục 1).
2.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật
* Phương pháp thu mẫu: tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và
phương pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn [25], [27].
* Dụng cụ thu và xử lý mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt
cây, giấy báo, dây buộc, etyket, bút chì, bút chữ A, sổ ghi chép, cồn, máy ảnh [25].
Hình 2.1. Các dụng cụ xử lý mẫu cây thuốc
* Nguyên tắc thu mẫu: trong quá trình đi thực địa để điều tra và thu thập mẫu
cây thuốc, chúng tôi đã thu thập đầy đủ các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc,
bao gồm: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt. Mỗi cây thu từ 3 đến 10 mẫu, các mẫu cùng cây
đánh cùng một số hiệu mẫu, đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của
cây ngoài thiên nhiên mà sau khi khô có thể bị mất đi [25]. Đồng thời, chúng tôi
cũng tiến hành thu mẫu thực vật chứa đựng giá trị tri thức dân tộc như bộ phận
dùng, các bộ phận có đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có
nguồn gốc từ thực vật.

* Thời gian thu mẫu: đợt 1 (tháng 8/2010), đợt 2 (tháng 9/ 2010), đợt 3 (tháng
10/2010) và đợt 4 (tháng 11/2010), đợt 5 (tháng 2/2011).
12
* Xử lý và bảo quản mẫu: các mẫu cây thuốc thu được ở thực địa sẽ xử lý theo
phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [25], theo các bước như sau:
- Tại thực địa: sau mỗi ngày thu, mẫu mang về nơi ở và được xử lý ngay:
+ Bước 1: xếp mẫu ngay ngắn vào một tờ báo cỡ lớn ( 28 x 42 cm), để mẫu ở
trạng thái tự nhiên, có lá sấp, lá ngửa, vuốt cho phẳng mẫu và đeo nhãn cho mẫu.
+ Bước 2: xếp khoảng 15 – 20 mẫu thành một chồng, dùng dây dứa buộc lại.
+ Bước 3: cho mẫu vào túi nilon và tẩm cồn cho chồng mẫu để bảo quản.
- Tại phòng thí nghiệm:
+ Bước 1: xếp từng mẫu ra một tờ báo khác, vuốt cho phẳng mẫu.
+ Bước 2: dùng kẹp gỗ để ép mẫu sau đó dùng dây đay buộc bản gỗ ép mẫu.
+ Bước 3: đưa mẫu vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ thích hợp (90
0
C – 120
0
C).
+ Bước 4: kiểm tra mẫu thường xuyên và đảo mẫu cho mẫu khô nhanh và đều.
2.3.4. Phương pháp phân tích và phân loại mẫu
* Phân tích mẫu: phân tích tổng thể từ bên ngoài đến chi tiết bên trong; dựa
vào hệ gân, cấu tạo và hình dạng lá (lá đơn, lá kép, có bẹ chìa, có lá kèm, có lông
hay không có…và một số đặc điểm khác). Lấy hoa khô cho vào ống nghiệm và đun
cùng với nước trên ngọn lửa đèn cồn để hoa trở lại trạng thái tự nhiên, sau đó dựa
vào hình thái để phân loại.
* Phân loại mẫu: để tiến hành xác định tên khoa học và lập danh lục cây
thuốc, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hình thái truyền thống, kết hợp với kinh
nghiệm của các chuyên gia về thực vật và các bộ thực vật chí chuyên ngành như:
+ Thực vật chí Việt Nam [2], [21].
+ Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ) [15]

+ Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) [9].
+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) [24].
+ Iconographia Cormophytorum Sinicorum – ICS [42].
+ 450 cây thuốc nam có tên trong bảng dược thảo Trung Quốc [38]
+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam [32]…
2.3.5. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
13
Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc
Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi dựa theo phương
pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn [25], đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.
- Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.
- Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối.
- Đa dạng về bộ phận sử làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây.
- Đa dạng về cách chế biến cây thuốc: khô và tươi.
- Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về xương, khớp, thần kinh
2.3.6. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp
Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc
thuộc diện bảo tồn đã thu thập được dựa trên: Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật
(2007); Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở
Việt Nam của Nguyễn Tập (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ – CP.
14
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Hợp Tiến là một xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ. Xã
Hợp Tiến nằm trên quốc lộ 259 đi huyện Yên Thế - Bắc Giang, cách trung tâm
huyện Đồng Hỷ 30 km về phía Đông Nam [23].
Ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau: phía Bắc: giáp huyện Võ

Nhai; phía Nam: giáp xã Tân Thành huyện Phú Bình; phía Đông: giáp xã Lương
Sơn, huyện Yên Thế - Bắc Giang; phía Tây: giáp xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
15
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Hợp Tiến là một xã miền núi nên địa hình khá phức tạp, phân bố trên toàn xã
chủ yếu là đồi núi, xen kẽ giữa những dãy núi là các đồi bát úp, những thung lũng
nhỏ hẹp và các ruộng bậc thang nằm ở độ cao từ 120 – 130 m so với mặt nước biển
[23]. Địa hình của xã Hợp Tiến có tính chất chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi
nên có thể chia thành các tiểu vùng sinh thái như sau:
Tiểu vùng núi trung bình, núi thấp: tiểu vùng này phân bố chủ yếu ở phía Tây.
Tiểu vùng đồi cao: tiểu vùng này phân bố ở phía Bắc, giáp với huyện Võ Nhai.
Vùng này chủ yếu là núi đất, thích hợp với việc trồng cây Phấn.
Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng: tiểu vùng này phân bố chủ yếu ở trung tâm
của xã, có điều kiện thuận lợi để trồng lúa nước.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Xã Hợp Tiến có tổng diện tích đất tự nhiên theo bản đồ địa giới hành chính là
5447,39 ha, trong đó, đất nông nghiệp là chủ yếu chiếm 94,87%; đất phi nông
nghiệp chiếm 4,54%; đất chưa sử dụng chiếm 0,59% tổng diện tích tự nhiên (bảng
3.1).
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Hợp Tiến là 3747,5 ha chiếm 68,60 %
diện tích đất nông nghiệp. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là do các hộ gia đình,
các cá nhân quản lý [23].
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Hợp Tiến
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 5447,39 100
1. Nhóm đất nông nghiệp 5167,91 94,87
- Đất sản xuất nông nghiệp 1404,24 25,78
- Đất trồng cây hàng năm 651,32 11,96
- Đất trồng lúa 577,21 10,60

- Đất lâm nghiệp 3747,75 68,60
- Đất rừng sản xuất 3747,75 68,80
2. Đất phi nông nghiệp 247,56 4,54
3. Đất chưa sử dụng 31,92 0,59
- Đất bằng chưa sử dụng 21,24 0,39
- Đất đồi núi chưa sử dụng 10,68 0,20
(Theo thống kê của phòng địa chính xã Hợp Tiến năm 2010)
16
Đất đai của xã được hình thành từ đá mẹ như: phiến thạch sét, đá mácma axit,
một số ít là đá mácma trung tính và đá biến chất. Do đó có thể chia thành các loại
đất chủ yếu sau: đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ; đất đỏ vàng biến đổi do trồng
lúa; đất nâu đỏ phát triển trên đá mácma bazơ và trung tính; đất đỏ vàng phát triển
trên đá phiến sa thạch; đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất [23].
Nhìn chung, với diện tích rừng vẫn còn khá nhiều, điều kiện về địa chất, thổ
nhưỡng, chúng tôi nhận thấy đây là nơi có điều kiện thuận lợi cho thực vật phát
triển, nhất là các loài cây thuốc.
3.1.4. Đặc điểm khí hậu
Hợp Tiến mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Đó là
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô.
- Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm mùa này là mưa
nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, lượng
mưa trung bình mỗi tháng là 207,15 mm. Nhiệt độ trung bình ngày mùa này là
28,5
0
C, số giờ nắng trung bình là 7,4 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 5752,5
0
C
[23].
- Mùa khô: bắt đầu tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, mùa này có

nhiệt độ trung bình ngày là 17,36
0
C, lượng mưa ít, số giờ nắng trung bình là 3,8
giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 2873,3
0
C [23].
Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.
Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đồng đều nên vào mùa mưa hiện tượng
xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ, ngược lại vào mùa khô lại thiếu nước phục vụ
cho sản xuất, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng.
3.1.5. Chế độ thủy văn
Mạng lưới thủy văn của xã có sông suối cùng hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ với
tổng diện tích mặt nước chuyên dùng là 26,5 ha [23]. Đây là những nguồn nước quý
giá phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Trên địa bàn xã có 3 con suối là suối Khách, suối Hố chuối và suối Bãi Vàng.
Độ che phủ ở khu vực này còn cao nên lưu lượng nước ở các con suối này có thể
đáp ứng đủ cho việc tưới tiêu trong địa bàn [23].
Nguồn nước mặt: toàn xã có 17,5 ha đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng và
sông suối là 26,5 ha [23]. Nguồn nước ngầm: mực nước ngầm của xã ở độ sâu trung
bình từ 8 đến 20 m là nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt của
dân trong toàn xã, chủ yếu là khai thác từ các giếng khơi, giếng khoan [23].
17
Công trình thủy lợi đáng kể của xã là hồ Cặp Kè với tổng diện tích thiết kế là
13,5 ha. Tổng chiều dài các kênh mương hiện là 5,5 km chia thành 4 nhánh chính,
cung cấp nước cho 4 xóm là: Mỏ Sắt, Hữu Nghị, Bãi Bông, Cao Phong. Mặc dù xã
có hồ Cặp Kè nhưng do địa hình dốc nên việc sử dụng nguồn nước này để phục vụ
cho tưới tiêu là rất khó khăn. Chính vì vậy mà nguồn nước cho sản xuất của nhân
dân là việc đắp hồ đập giữ nước nhỏ, do vậy vẫn chưa đủ nước tưới tiêu cho sản
xuất nông nghiệp [23].
3.1.6. Hiện trạng thảm thực vật

Do điều kiện sinh thái và địa hình của xã, thảm thực vật ở xã Hợp Tiến khá đa
dạng và phong phú và được thể hiện như sau:
Rừng trên núi đất: rừng trên núi đất bao gồm rừng thứ sinh sau khai thác,
rừng thứ sinh phục hồi và rừng tre nứa.
- Rừng thứ sinh sau khai thác: loại rừng này chiếm diện tích chủ yếu ở xã. Ở
đây, những loài cây quý, cây to bị suy giảm, tầng rừng bị phá hoại.
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: rừng thứ sinh phục hồi sau nương
rẫy và sau khi bị chặt phá thường nằm sát khu vực nơi dân cư sinh sống. Sau khi bị
khai thác, UBND xã đã thực hiện kế hoạch giao đất giao rừng cho các hộ gia đình
nên hiện nay, một số diện tích đất rừng loại này chủ yếu được dùng để trồng Lim,
Bạch đàn…
- Rừng tre nứa: rừng tre nứa có nguồn gốc tự nhiên nhưng được người dân
quản lý bảo vệ, phân bố rải rác ở các xóm trong toàn xã. Đây là nguồn nguyên liệu
cho xây dựng, đồng thời giúp bảo vệ môi trường.
Rừng trồng: rừng trồng trong khu vực chủ yếu được trồng từ nguồn vốn của
chương trình 327, 661 và một phần nhỏ do người dân tự bỏ vốn trồng. Các loại rừng
trồng thường gặp là rừng Bạch đàn, Keo và cây bản địa chủ yếu là cây Phấn. Loại
rừng này đã đem lại thu nhập nhanh chóng và đáng kể cho người dân trong vùng.
Trảng cây bụi: Ở xã Hợp Tiến chủ yếu là rừng trên núi đất nên trảng cây bụi
cũng chủ yếu là kiểu trảng cây bụi trên núi đất. Kiểu này gặp phổ biến trong toàn
xã, đây là hậu quả của quá trình phá hủy rừng nhiệt đới vùng núi phía Bắc.
Trảng cỏ: Trảng cỏ thứ sinh sau nương rẫy là hậu quả của quá trình đốt
nương, làm rẫy, rồi chăn thả trâu bò hay cháy rừng nhiều lần, đất bị thoái hóa, các
loài cây gỗ không còn khả năng tái sinh tự nhiên.
18
3.2. Điều kiện xã hội
3.2.1. Dân cư, dân tộc
Thái Nguyên là một tỉnh giàu tài nguyên. Vì thế ngay từ thời xa xưa đã thu hút
dân cư ở nhiều vùng đồng bằng và các vùng lân cận đến khai hoang, làm ăn sinh
sống. Thái Nguyên cũng là mảnh đất giàu truyền thống, có nhiều dân tộc cư trú

như: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Cao Lan [31].
Dân tộc Dao ở Thái Nguyên thuộc ba nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần
Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ
cư trú phân tán ở huyện Phú Lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện
Võ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hóa, Phổ Yên…Tuy thuộc
ba nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói
phương ngữ Kiềm Miền (hoặc Miền Vả). Vì thế sự thống nhất trong văn hóa cổ
truyền của họ rất lớn, các khác biệt mang tính địa phương tương đối ít [30].
Huyện Đồng Hỷ, tính đến tháng 12 năm 2006 có số dân là 124.722 người,
gồm 28.741 hộ, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm 63,3%, Nùng 13,2%, Dao 4,4%,
Tày 2,5%, H’mông khoảng 1,6%, còn lại các dân tộc khác 4,74%. Dân số nông thôn
56,29%, đô thị 13,71%, số người trong độ tuổi lao động 42%, trong đó lao động
nông nghiệp 73,5% [30].
Xã Hợp Tiến gồm có 7 dân tộc cùng sinh sống với tổng số dân là 5.715 người.
Các dân tộc bao gồm: Kinh, Dao, Sán Dìu, Tày, Nùng, Cao Lan, Kh.mer, trong đó
dân tộc Dao chiếm số lượng lớn nhất. Theo thống kê toàn xã năm 2002, dân tộc
Dao chiếm 86,7% dân số toàn xã. Hợp Tiến có 10 thôn là Đèo Hanh, Cao Phong,
Mỏ Sắt, Suối Khách, Hữu Nghị, Đồn Trình, Đoàn Kết, Đèo Bụt, Bãi Bông [23].
3.2.2. Kinh tế, văn hóa xã hội
Sản xuất kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp và một số
ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Sản xuất nông nghiệp: tổng sản lượng lương thực quy thóc đến năm 2004
của toàn xã là 2.021 tấn, hàng năm tăng từ 3 đến 4% [23].
+ Sản xuất lâm nghiệp: chủ yếu là quỹ rừng trồng sản xuất do các hộ gia đình
quản lý, một phần còn lại do lâm trường quản lý [23].
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: ngành tiểu thủ công nghiệp của xã tuy có
nhưng phát triển rất chậm, chủ yếu để tự phục vụ.
+ Dịch vụ thương mại: các dịch vụ chế biến nông sản thủ công, may mặc, xay
sát, sửa chữa, mộc…đang dần được mở rộng và phát huy [23].
19

Giao thông: nhìn chung hệ thống giao thông của xã hiện nay đã có bước phát
triển đáng kế, tuyến đường đi Yên Thế - Bắc Giang đã được nâng cấp thành đường
nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.
Hệ thống đường làng đã có một số xóm có đường bê tông. Tuy nhiên, đường đất
vẫn là chủ yếu [23].
Hệ thống lưới điện: hiện tại xã Hợp Tiến chỉ có một trạm biến áp 160 KVA
với hệ thống đường cao thế và hạ thế đang cung cấp điện cho 10 thôn với tổng số hộ
dùng điện là 1.040 hộ [23].
Giáo dục đào tạo: hiện trên địa bàn xã có 81 giáo viên với tổng số học sinh là
1410. Trong đó cụ thể có 1 trường cấp I với số lượng học sinh là 740 em, tỷ lệ tốt
nghiệp cao đạt 99%, một trường cấp II với tổng số học sinh là 510 em, tỷ lệ tốt
nghiệp hàng năm đạt 98%. Tại các thôn đều có lớp mẫu giáo [23].
Y tế: xã có một trạm y tế được xây dựng nhà cấp 4, 1 phòng khám đông y, 1
phòng tây y và 14 giường bệnh, y dụng cụ, tủ thuốc khá đầy đủ, có đội ngũ cán bộ y
tế khá nhiệt tình và có trách nhiệm với 1 bác sỹ, 5 y sỹ, dược tá và 13 y tá thôn bản.
Năm 2008 phòng chẩn trị đông y xã Hợp Tiến được coi là phòng chẩn trị điển hình
tiên tiến [16]. Ngoài ra còn có một số phòng khám đông y được mở để phục vụ
công tác chăm sóc sức khỏe của bà con trong địa bàn xã và một số xã, huyện lân
cận.
20
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc
Quá trình điều tra, nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của
đồng bào dân tộc Dao tại xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chúng
tôi đã tiến hành thu thập và xử lý, giám định tên khoa học và tổng hợp trong bảng
sau:
Bảng 4.1. Số loài cây thuốc đã phát hiện ở khu vực nghiên cứu
TT Nhóm Nấm và Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài
1 Nấm (Fungi) 1 1 1

2 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 1 2 2
3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 4 4
4 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 75 149 180
Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) 58 122 147
Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) 17 27 33
Tổng số 81 156 187
Kết quả đã ghi nhận được ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
có 187 loài thực vật bậc cao có mạch và nấm lớn có công dụng làm thuốc, thuộc
156 chi, 81 họ.
Thuộc nhóm Nấm lớn làm thuốc, hiện tại mới thu thập được 1 loài có công
dụng làm thuốc là Nấm linh chi (Ganoderma lucidum (Curtis: Fr.) P. Karst.). Nếu
được điều tra vào thời điểm khác, có thể phát hiện được thêm nhiều loài mới có
công dụng làm thuốc.
Thuộc nhóm thực vật bậc cao có mạch đã ghi nhận được 3 ngành có các loài
cây thuốc. Trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín
(Angiospermae) đã phát hiện được 180 loài (chiếm 92,60% tổng số loài), thuộc 149
chi (chiếm 95,52% tổng số chi) và 75 họ (chiếm 96,26% tổng số họ). Ngành Thông
đất (Lycopodiophyta) có 1 họ với 2 loài, chiếm 1,07% tổng số loài; Ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta) có 4 họ với 4 chi và 4 loài chiếm 2,14%. Điều này có thể giải
thích là hệ thực vật ở xã Hợp Tiến bao gồm phần lớn các đại diện nằm trong ngành
Mộc lan. Chúng là những cây mọc phổ biến quanh làng bản, trên nương rẫy, ở đồi
và ở rừng. Vì vậy, đây cũng là những đối tượng mà người dân thường gặp, nên đã
lựa chọn để làm thuốc nhiều hơn các loài thực vật khác.
21
Rõ ràng là các loài trong ngành Mộc lan chiếm vai trò đặc biệt quan trọng
trong số các loài được sử dụng làm thuốc và để phân tích sâu hơn về thành phần các
bậc taxon trong 2 lớp của ngành Mộc lan là: lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và
lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc 2 lớp trong ngành Mộc lan
Magnoliophyta

(Ngành Mộc Lan)
Họ Chi Loài
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Dicotyledoneae
(Lớp Hai lá mầm)
58 77,33 122 81,88 147 81,67
Monocotyledoneae
(Lớp Một lá mầm)
17 22,67 27 18,12 33 18,33
Tổng 75 100 149 100 180 100
Trong hai lớp của ngành Mộc lan thì lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có số
họ, chi, loài được dùng làm thuốc ưu thế hơn hẳn lớp Một lá mầm. Lớp Hai lá mầm
có 147 loài, chiếm tỷ lệ là 81,67%; 122 chi, chiếm tỷ lệ 81,88% và 58 họ, chiếm tỷ
lệ 77,33% so với tổng số loài, chi, họ trong ngành. Trong số này có những loài có
giá trị như: Reynoutria japonica Houtt. (Cốt khí củ - Hùng lìn đòi) chữa ung thư dạ
con, Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum (Đìa đụn - Đìa chủn) giúp hồi phục sức khỏe
sau khi sinh…
Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) chỉ có 33 loài, chiếm tỷ lệ 18,33%; 27
chi, chiếm tỷ lệ 18,12% và 17 họ, chiếm tỷ lệ 22,67% so với tổng số loài, chi, họ
trong ngành Mộc lan. Tuy chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng lớp này cũng có một số cây
có giá trị như: Eleutherine bulbosa (Mill.) Urban.(Sâm đại hành – Sâm hành) chữa
suy tim, Acorus calamus L. (Thủy xương bồ - Sìn bầu đú) giúp hồi phục sức khỏe
sau khi sinh, Disporopsis longifolia Craib (Hoàng tinh hoa trắng – Mục cù lì xỉng)
bổ máu…
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Bạch Yến khi điều tra về kinh nghiệm
sử dụng một số cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại xã Quân Chu, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên thu được 130 loài cây thuốc thuộc 62 họ, 109 chi của 4 ngành
thực vật. Trong đó, ngành Mộc lan chiếm số lượng chủ yếu với 124 loài, 103 chi và
56 họ thực vật. Qua đó, ta thấy số lượng các loài cây thuốc được sử dụng nhiều nhất
vẫn nằm trong ngành Mộc lan với tỷ lệ 95,38% (theo Đinh Thị Bạch Yến) và

96,26% (tại xã Hợp Tiến). Như vậy, trong việc sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc
của dân tộc Dao rất phong phú và đa dạng. Thể hiện qua việc số loài cây thuốc phân
bố trong các ngành, họ chi và loài là rất lớn.
22
Đìa chủn – Đìa đụn
– Heliciopsis lobata
Đụ chảu sung – Gùng một lá
- Zingiber monophyllum
Chù tảy huây – Liên đằng hoa nhỏ
– Illigera parviflora
Chù dày khăng huây – Mộc thông
– Iodes cirhosa
Pho mia – Ráng bông giun
– Helminthostachys zeylanica
Gió danh – Rễ gió
– Aristolochia contorta
23
Hình 4.1. Một số cây thuốc ở khu vực nghiên cứu
4.1.1. Đa dạng ở bậc họ
Số lượng họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu bao gồm 81 họ. Sự
phân bố các họ trong các ngành như sau:
Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ
Nhóm Nấm và
Ngành thực vật
1
loài
2
loài
3
loài

4
loài
5
loài
6
loài
7
loài
8
loài
9
loài
Trên
10 loài

dưới
15 loài
Fungi 1 0
Lycopodiophyta 0 1
Polypodiophyta 4 0
Magnoliophyta 38 16 7 3 4 2 1 2 1 1
Dicotyledoneae 30 9 7 2 4 2 0 2 1 1
Monocotyledoneae 8 7 0 1 0 0 1 0 0 0
Tổng số họ 43 17 7 3 4 2 1 2 1 1
Tỷ lệ số họ / tổng
số họ (%)
53,09 20,99 8,64 3,70 4,94 2,47 1,23 2,47 1,23 1,23
Số loài 43 34 21 12 20 12 7 16 9 13
Tỷ lệ số loài / tổng
số loài (%)

22,99 18,18 11,23 6,42 10,70 6,42 3,74 8,56 4,81 6,95
Dựa vào bảng số liệu trên, những ngành có số loài tham gia trong các họ với
số lượng trên 10 loài và dưới 15 loài chỉ có 1 họ là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
với 13 loài, chiếm 6,95% số loài so với tổng số loài và 1,23% số họ so với tổng số
họ. Chỉ có 1 họ có 9 loài là họ Đậu (Fabaceae), chiếm 1,23% số họ so với tổng số
họ. Có 2 họ có 8 loài, chiếm 2,47%, được phân bố trong lớp Hai lá mầm của ngành
Mộc lan. Có 1 họ có 7 loài là họ Gừng (Zingiberaceae) chiếm 1,23% số họ so với
tổng số họ. Có 9 họ thuộc ngành Mộc lan có số loài từ 4 đến 6 loài, chiếm 11,11%.
Hai ngành Thông đất và Dương xỉ đều không có số họ từ 3 loài trở lên. Ngành Mộc
lan có 7 họ có số lượng là 3 loài chiếm 8,64 %. Tuy nhiên, số họ có số lượng là 1
loài chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,09%. Trong đó, chủ yếu tập trung ở ngành Mộc lan
và trong lớp Hai lá mầm với 30 họ cây thuốc.
Điều này thể hiện sự đa dạng về các họ thực vật làm thuốc, nhưng số cá thể
trong họ thì lại rất nghèo nàn.
Trong quá trình điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây, chúng tôi đã thu
được những loài cây thuốc nằm trong những họ có nhiều loài nhất ở Việt Nam. Số
lượng thống kê và so sánh được thực hiện ở bảng 4.4:
24
Bảng 4.4. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1)
với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2)
TT Họ có nhiều loài (1) (2) Tỷ lệ (%) giữa (1) và (2)
1 Euphorbiaceae ( Họ Thầu dầu) 13 425 3,06
2 Fabaceae (Họ Đậu) 9 470 1,91
3 Asteraceae (Họ Cúc) 8 336 2,38
4 Rubiaceae (Họ Cà phê) 8 400 2,00
5 Zingiberaceae (Họ Gừng) 7 109 6,42
6 Myrsinaceae (Họ Đơn nem) 6 139 4,32
7 Verbenaceae (Họ Cỏ roi ngựa) 6 131 4,58
Theo thống kê ở bảng 4.4 ta thấy, các cây thuốc được đồng bào dân tộc Dao
xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sử dụng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với hệ thực vật

Việt Nam. Có những họ nhiều loài như: Euphorbiaceae (13 loài) chiếm 3,06%,
Fabaceae (9 loài) chiếm 1,91%, Rubiaceae (8 loài) chiếm 2%, Asteraceae (8 loài)
chiếm 2,38%, Zingiberaceae (7 loài) chiếm 6,42%, Myrsinaceae (6 loài) chiếm
4,32%, Verbenaceae (6 loài) chiếm 4,58% so với số loài trong từng họ của cả
nước Đây cũng là những họ có số loài lớn trong hệ cây thuốc Việt Nam. Chúng ta
có thể dự đoán về khả năng phát hiện thêm những loài cây làm thuốc mới trong các
họ lớn đó ở Việt Nam.
4.1.2. Đa dạng ở bậc chi
Sự đa dạng và phong phú về thực vật làm thuốc ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên không chỉ thể hiện trong sự đa dạng ở bậc họ mà sự phong
phú về các chi cũng khá rõ. Điều này được thể hiện trong bảng 4.5:
Bảng 4.5. Thống kê các chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc
TT Tên chi Thuộc họ Số lượng
1 Ardisia Myrsinaceae ( Họ Đơn nem) 4
2 Clerodendrum Verbenaceae ( Họ Cỏ roi ngựa) 3
3 Piper Piperaceae ( Họ Hồ tiêu) 3
4 Rubus Rosaceae ( Họ Hoa hồng) 3
Tổng 13
Theo bảng 4.5 ở khu vực nghiên cứu có 4 chi nhiều loài nhất là Ardisia (4
loài) , Clerodendrum, Piper, Rubus (3loài). Một số loài cây thuốc có giá trị sử dụng
phổ biến trong các chi này như: chi Ardisia có Lá khôi – Đìa sàng phản (Ardisia
gigantifolia Stapf.) giúp hồi phục sức khỏe sau khi sinh, Trọng đũa – Tồng lồng xi
25

×