Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi HSG ngữ văn 6 năm 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN

Năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ Văn 6
(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1. ( 2,0 điểm)
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng,
đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để
bảo vệ con người.”
Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.
Trích Cây tre Việt Nam - Thép Mới
Sách Ngữ văn 6 - Tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục
Câu 2. (6,0 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một bài viết ngắn gọn (không
quá 15 dòng tờ giấy thi):
“ Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu


Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
Trích bài thơ Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa
(Năm 1969)
Câu 3. (12,0 điểm):
Dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn
6 - Tập hai), em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một
đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Họ và tên học sinh:........................................................... Số báo danh:....................


PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học 2010– 2011

Môn: NGỮ VĂN 6
Câu 1.
2 điểm
+ Phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên là: Phép nhân hóa.
1,0 điểm
+ Tác dụng: ca ngợi vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu của cây tre, đồng
thời khẳng định: cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
1,0 điểm
Câu 2
6,0 điểm

* Yêu cầu:
Học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ bằng một bài viết ngắn gọn, không yêu
cầu phân tích đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
cần nêu được các ý cơ bản như sau:
+ Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra điều kì diệu trong hạt gạo nhỏ bé bình dị.
Hạt gạo là hình ảnh của sự vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, một nắng hai sương để nuôi
sống con người. Hạt gạo cũng là món quà thơm thảo của quê hương đất nước nhiều
nắng mưa, bão bùng nhưng thấm đẫm hương thơm, vị ngọt, thấm đẫm tình quê hương
gia đình trong lời hát, lời ru của mẹ…
2 điểm
+ Nét đặc sắc nhất của đoạn thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả:
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Đây là một hình ảnh thơ đẹp, xúc động về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ, rộng
ra là người nông dân Việt Nam để làm ra hạt gạo-hạt vàng làng ta.
2 điểm
+ Những câu thơ như những lời ca, không chỉ là lời ca về hạt gạo mà còn là lời ca về
đất nước, về con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau ... Đoạn thơ còn đặc
sắc ở nghệ thuật( thể thơ 4 chữ như câu hát đồng dao; ở những hình ảnh bình dị nhưng
ám ảnh; ở ngôn ngữ mộc mạc; ở biện pháp nghệ thuật điệp từ, so sánh, tương phản
đối lập…)
2 điểm
* Cách cho điểm:
Điểm 5-6: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có
sáng tạo trong cách trình bày cảm thụ, bố cục tốt, chữ viết đẹp, đúng chính tả.
Điểm 3-4: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên; hiểu nội dung đoạn thơ,
diễn đạt khá , còn đôi chỗ kể lể hoặc diễn xuôi ý đoạn thơ.

Điểm 1-2: Tỏ ra hiểu nội dung đoạn thơ nhưng lúng túng trong diễn đạt, nhiều
chỗ diễn xuôi ý thơ, bài viết còn sơ sài, lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt ...
Điểm 0: Bài để giấy trắng.


Câu 3

12 điểm
1) Yêu cầu:
- Học sinh dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách
Ngữ văn 6 - Tập hai), để viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm
một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
- Yêu cầu hs phải thuộc và nhớ được nội dung bài thơ, dùng ngôi thứ nhất (nhân vật
tôi – anh đội viên để kể lại câu chuyện). Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một
câu chuyện từ văn bản thơ, có kết hợp yếu tố miêu tả, kể chuyện với bộc lộ cảm xúc,
tâm trạng ...
- Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự
việc và diễn biến câu chuyện ...
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng chuyện kể phải
theo diễn biến sự việc như trình tự bài thơ và nêu được các ý cơ bản như sau:
* Mở bài:
2,0 điểm
Giới thiệu câu chuyện:
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện...
1,0 điểm
- Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong
mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch ... 1,0điểm
(Khuyến khích sự sáng tạo trong cách giới thiệu câu chuyện của hs).
* Thân bài:
7,0 điểm

Kể lại diễn biến câu chuyện, trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và
bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa
là người chứng kiến, vừa là người tham gia vào câu chuyện).
- Lần đầu thức giấc, tôi ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm
ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi tôi hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt
lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ. Niềm xúc động càng lớn khi được tôi chứng kiến cảnh
Bác đi “dém chăn” cho từng chiến sĩ với bước chân nhẹ nhàng…
1,0 điểm
- Hình ảnh Bác Hồ hiện ra với tôi trong tâm trạng mơ màng : Bác vừa lớn lao, vĩ đại,
vừa gần gũi, thân thương như một người Cha đối với chúng tôi-những người chiến
sĩ... Trong sự xúc động cao độ, thầm thì, tôi hỏi nhỏ:
“Bác ơi ! Bác chưa ngủ ?
Bác có lạnh lắm không ?”
Bác ân cần trả lời: “- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc”
(anh đội viên tự bội lộ tâm trạng …)
2,0 điểm
- Lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng, tôi “hốt hoảng giật mình” vì vẫn thấy Bác vẫn
“ngôi đinh ninh – chòm râu im phăng phắc”.
- Anh đội viên kể lại diễn biến câu chuyện qua lời đối thoại giữa anh với Bác Hồ,
đồng thời tự bộc lộ diễn biến tâm trạng … qua đó nêu bật được hình tượng Bác Hồ:
giản dị, gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại, lớn lao…
2,0 điểm


- Được tiếp cận, được thấu hiểu tình thương yêu của Bác với bộ đội và nhân dân ta,
tôi như lớn thêm lên về tâm hồn, như được hưởng một niềm hạnh phúc lớn lao, bởi
thế nên:
“Lòng vui sướng mênh mông” , tôi “thức luôn cùng Bác”
2,0 điểm

* Kết bài:
3,0 điểm
- Cảm nhận của người chiến sĩ: đêm không ngủ được kể lại trên đây chỉ là một trong
vô vàn đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ
đội, dân công là một “lẽ thường tình” vì “Bác là Hồ Chí Minh” …
1,5 điểm
- Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, thể
hiện rõ tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng
thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân ta đối với
Bác Hồ…
1,5 điểm

2) Cách cho điểm:
Điểm 10-12: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và
phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện. Trình bày và diễn đạt
tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
Điểm 7-9: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể
chuyện để kể lại câu chuyện. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm
có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ diễn xuôi ý bài thơ …
Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 4-6 : Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được một số yêu cầu về nội dung và phương pháp.
Vận dụng văn kể chuyện chưa tốt, nhiều chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ. Còn mắc lỗi về
chính tả và ngữ pháp.
Điểm 1-3: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại
một câu chuyện, có nhiều đoạn lạc sang diễn xuôi ý bài thơ, kể lể lan man, lủng củng

Điểm 0: Bài để giấy trắng.
Chú ý: Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu, không làm tròn.




×