Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi HSG ngữ văn 8 năm 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.98 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN

Năm học 2010 - 2011
Môn : NGỮ VĂN 8
(Thời gian làm bài 120 phỳt)

Câu 1. (8 điểm)
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên
lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi-măng. Nó
dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua
vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến
lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình...
(Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Em cú suy nghĩ gỡ về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 2 (12điểm)
Nhận xét về thơ Vũ Đình Liên, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết:
Hai nguồn thi cảm chính của Vũ Đình Liên là lòng thương người và tình hoài
cổ. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một
bài thơ kiệt tác: “Ông đồ”.
Bằng cảm nhận của em về bài thơ “Ông đồ ” của Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng
tỏ nhận xét trên.

___________________________

Họ và tên thí sinh ...................................................... Số báo danh:...............



1


PHÒNG GD& ĐT
THÁI THỤY

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2010-2011

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
( Gồm 3 trang )

Câu 1. (8 điểm)
YÊU CẦU

1. Về nội dung:
Đây là kiểu bài nghị luận xã hội. Học sinh vận dụng kiến thức về văn nghị luận đã
học ở lớp 7 và lớp 8 để viết một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Học sinh có thể
trình bày quan điểm của mình bằng nhiều cách khác nhau song bài viết cần phải đạt
được những yêu cầu cơ bản sau:
a. Cảm nhận về câu chuyện để tìm ra bài học
- Chuyện kể về một con kiến đang mang một chiếc lá trên lưng. Trên hành trình tha
chiếc lá về tổ con kiến đã gặp một vết nứt lớn. Tưởng rằng nó sẽ quay lại hoặc tìm một
lối đi khác nhưng thật bất ngờ nó đã vượt qua vết nứt bằng cách lấy chính chiếc lá bắc
nên cây cầu đi qua vết nứt.
- Hãy tưởng tượng chúng ta là con kiến bé nhỏ, chiếc lá là gánh nặng cuộc sống. Ta
đang bước đi trên con đường một cách không dễ dàng và bất ngờ có một khó khăn đến
với ta ở phía trước giống như vết nứt trên nền xi măng. Hãy như con kiến kia, đừng bỏ
cuộc mà hãy tìm cách để vượt qua khó khăn đó. Tinh thần vượt khó, ý chí nghị lực

vươn lên trong cuộc sống chính là bài học mà ta nhận được từ câu chuyện “Vết nứt và
con kiến”.
b. Bàn luận vấn đề
- Khẳng định câu chuyện đã cho ta một bài học vô cùng đúng đắn và sâu sắc. Vì:
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp thuận lợi. Con đường đến
với thành công phải trải qua nhiều ngã rẽ quanh co, khúc khuỷu, gập ghềnh... Vì vậy
muốn đạt được thành công như mình mong muốn không có cách nào khác là phải có
tinh thần vượt khó, có ý chí nghị lực vươn lên mọi hoàn cảnh, biết biến khó khăn thành
thuận lợi.
+ Ngược lại nếu sợ khó, sợ khổ thì không bao giờ ta đạt được mong muốn và chỉ
biết nhìn thành công của người khác trong sự nuối tiếc.
+ Gian nan thử thách sẽ là môi trường tôi luyện con người. Vượt qua khó khăn,
chính ta sẽ tự tin hơn, dày dặn hơn với sóng gió cuộc đời, ta sẽ đứng vững trước những
thử thách sau đó.
c. Mở rông vấn đề bàn luận
- Thực tế cuộc sống đã cho ta biết có biết bao câu chuyện đạt được những thành công
nhờ có tinh thần vượt khó: (HS kể một số dẫn chứng).
 Đó là những tấm gương mỗi chúng ta cần học tập.
- Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít người gục ngã trước số phận, nản chí khi
đứng trước khó khăn: (Học sinh nêu một số biểu hiện) .
 Thái độ sống ấy chúng ta cần phê phán.
- Hãy biết rèn luyện tính kiên trì, tinh thần vượt khó, ý chí nghị lực vươn lên trong
cuộc sống như con kiến bé nhỏ trong câu chuyện “Vết nứt và con kiến” ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường và từ những công việc nhỏ nhất.
2.Về hình thức:
- Văn viết trôi chảy, bố cục rõ ràng, hợp lý, liên kết chặt chẽ.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết đẹp.
2



CHO ĐIỂM
Trên cơ sở xem xét việc đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức, có thể cho
điểm theo khung điểm sau:
Điểm 7-8: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên.
Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên, không mắc lỗi.
Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, mắc một số lỗi nhỏ.
Điểm 1-2: Không rõ ý, còn lan man, mắc nhiều lỗi.
Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào.
Câu 2 (12 điểm)
YÊU CẦU
1. Về nội dung:
- Yêu cầu học sinh biết viết một bài nghị luận văn học, phân tích dẫn chứng một
cách phù hợp, chuyển ý linh hoạt, diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc, có chất văn.
- Thông qua việc hiểu nhận xét của nhà phê bình văn học Hoài Thanh, học sinh chọn
lọc dẫn chứng để phân tích, bình giá, bài viết cần đạt được một số yêu cầu sau:
a. Giới thiệu chung
Bài thơ “Ông đồ” ra đời trong phong trào thơ mới. Trong lúc các nhà thơ lãng mạn
đắm chìm trong cái Tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong
ảo mộng thì Vũ Đình Liên – một nhà trí thức Tây học lại thảng thốt giật mình xót xa
cho ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn
năm phong kiến. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người
và tình hoài cổ – hai nguồn thi cảm chủ đạo trong thơ của Vũ Đình Liên như nhà phê
bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét. Lòng thương người khiến mỗi lời thơ trĩu nặng
nỗi thương xót trước những cảnh “thân tàn ma dại”. Còn tình hoài cổ khiến thơ ông có
cái bâng khuâng tiếc nuối những truyền thống văn hóa mờ nhạt dần, những bi kịch
“biết tìm đâu”, “cảnh xưa rực rỡ trăm màu” (Hồn xưa). Đọc “Ông đồ”- một trong
những bài thơ nổi tiếng của Vũ Đình Liên ta sẽ thấy sự thăng hoa của hai nguồn cảm
hứng này.
b. Chứng minh nhận xét
Học sinh biết triển khai vấn đề nghị luận thành hai luận điểm:

* Luận điểm 1: Lòng thương người trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Lên thể
hiện qua nỗi lòng thương cảm của nhà thơ với ông đồ – một lớp nhà nho cuối mùa.
HS tập trung phân tích hai bức tranh đối lập về hình ảnh ông đồ ở khổ 1+2 và khổ
3+4 để thấy được nỗi xót xa, lòng thương cảm của nhà thơ.
+ Khổ 1+2:
- Dù các khoa thi Hán học đã chấm dứt nhưng chữ Hán vẫn được coi là một nét đẹp
văn hoá tinh thần nên mỗi dịp tết đến, xuân về người ta vẫn trọng thú chơi chữ. Vì thế
mà như đã hẹn với mùa xuân, khi nụ đào trên cành hé nở cũng là lúc ông đồ bày mực
tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố viết chữ thuê cho mọi người.
- Nhiều người tìm đến ông giành cho ông những lời ngợi khen tỏ sự thán phục khi
chứng kiến tài năng viết chữ của ông.
 Hai khổ thơ là hình ảnh ông đồ khi còn công chúng nhưng lời thơ vẫn cho ta cảm
nhận được lòng buồn thương, nỗi xót xa của nhà thơ gửi gắm trong từng câu chữ bởi
ông đồ không còn ngồi ở trường học dạy chữ thánh hiền mà phải chấp nhận ngồi bên
hè phố nhọc nhằn mưu sinh. Là người gắn bó với chữ Nho giờ phải đem bán chữ giữa
chợ đời, trước cảnh tượng ấy lòng nào lòng chẳng xót xa?
+ Khổ 3+4
- Lớp người hiện đại không hiểu chữ thánh hiền nên người mua vắng dần theo thời
gian, để rồi đến lúc không còn ai mua nữa. Ông đồ còm cõi rũ vai gầy mỏi mòn chờ
3


khách đến mà càng chờ càng vô vọng. Ông buồn nên mọi sự vật gắn liền với ông lâu
nay cũng rất buồn: giấy như bầm lại không tươi rói màu son, nghiên mực không còn
sóng sánh, đen đặc. Sự thờ ơ của người đời đã trở thành tấm bi kịch cho ông đồ nhưng
ông vẫn ngồi đấy như cố níu giữ một nét văn hoá cổ truyền của dân tộc mà đâu có
người đồng cảm, sẻ chia. Quanh ông lá vàng hờ hững rơi, trời lất phất làn mưa lạnh
lẽo, cái gì cũng tàn tạ, thê lương. Lúc này ông đồ đã trở thành “cái di tích tiều tụy, đáng
thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên).
 Hai khổ thơ không chỉ gợi lên tình cảnh đáng thương của ông đồ mà còn thể hiện

niềm thương cảm sâu sắc của nhà thơ với ông và cũng là với một lớp nhà nho cuối mùa
khi ấy. Đọc thơ mà ta có cảm giác như Vũ Đình Liên cũng đang tê tái, lặng buồn như
chính ông đồ bên hè phố kia.
* Luận điểm 2: Niềm hoài cổ của nhà thơ được thể hiện qua sự nuối tiếc cái xưa
cũ mà ở đây là nuối tiếc một nét đẹp văn hoá tình thần đã trở thành quốc hồn, quốc
tuý của dân tộc đã lụi tàn.
- Tâm sự này được thể hiện phần nào qua đề tài, chủ đề của bài thơ; qua nỗi lòng
ngậm ngùi, xót xa của tác giả khi miêu tả hình ảnh ông đồ ở những khổ thơ trên nhưng
sâu sắc nhất là ở khổ thơ cuối cùng.
- Thời gian trôi chảy theo một vòng tuần hoàn nhất định: năm xưa “hoa đào nở”, năm
nay “đào lại nở” nhưng giờ đây ông đồ hoàn toàn vắng bóng trong cuộc đời này. Khi
sự hiện diện của ông không còn nữa nhà thơ cũng như đám đông từng có lúc vô tình
mới giật mình nhận thấy một khoảng trống vắng.
- Hai câu thơ cuối thể hiện rõ nhất nỗi niềm hoài cổ của Vũ Đình Liên. Nhà thơ nuối
tiếc một nét đẹp văn hoá tinh thần được cha ông xây dựng và giữ gìn hàng ngàn năm đã
lụi tàn.
c. Khái quát chung
- Bài thơ như một thước phim ghi lại hình ảnh ông đồ khi nền Nho học nước nhà đã
đi vào quên lãng. Qua đó chúng ta không chỉ thấy được hiện thực cuộc sống mà còn
cảm nhận được trái tim nhân đạo cao cả, tinh thần dân tộc sâu sắc của Vũ Đình Liên.
- Bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của Vũ Đình Liên: lòng thương
người và tình hoài cổ như Hoài Thanh đã nhận xét. Hai cảm hứng đó có khi được bộc
lộ kín đáo qua những chi tiết miêu tả, có khi được nhà thơ trực tiếp phát biểu, có khi
chỉ toát qua giọng điệu ngậm ngùi của bài thơ.
- Hai nguồn thi cảm này chúng ta còn bắt gặp ở tất cả các sáng tác của Vũ Đình Liên,
tiêu biểu như: “Văn miếu hoài cổ”, “Lòng ta là những thành quách cũ”, “Thân tàn ma
dại”...
2. Về hình thức
- Trình bày bố cục bài nghị luận rõ ràng, liên kết lôgíc, mạch lạc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết đẹp.

CHO ĐIỂM

Trên cơ sở xem xét việc đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức, có thể cho
điểm theo khung điểm sau
Điểm 11-12: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên.
Điểm 9- 10: Đáp ứng 3/4 yêu cầu trên, không mắc lỗi
Điểm 7-8: Đáp ứng 3/4 yêu cầu trên, mắc một số lỗi
Điểm 5-6: Đáp ứng 2/4 yêu cầu trên
Điểm 3-4: Đáp ứng 1/4 yêu cầu trên, mắc một số lỗi
Điểm 1-2: Sơ sài, không liên kết, mắc nhiều chính tả.
Điểm 0: Bài không viết gì.
4



×