Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

NGHỊ LUẬN VỀ THƠ VÀ TRUYỆN (Ngữ văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473 KB, 71 trang )

Chuyện người con gái Nam Xương
Đề 1: Trong truyện “Người con gái Nam Xương”, nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói
ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương ruồng rẫy và đánh đuỗi nàng đi. Vũ
Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Em hãy đọc kĩ lại tác phẩm và tìm xem có những chi tiết nào trong truyện tác giả
muốn hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương.
Những nguyên nhân nào làm cho thảm kịch đó vẫn diễn ra dẫn đến cái chết đau
thương cũa người phụ nữ đức hạnh?
Em hãy bình luận về nguyên nhân cái chết đó.
HƯỚNG DẪN
1. Đọc kĩ tác phẩm, nắm vững chi tiết, độc lập suy nghĩ để tìm ra những chi tiết mà đề
yêu cầu. Tài thắt nút và mở nút là ở chỗ ấy. Mỗi em tìm tòi theo cách của mình miễn
là hợp lí.
2. Bình luân về nguyên nhân cái chết của Vũ Nương. Có nguyên nhân trực tiếp do
tính nết cá nhân của Trương Linh và nguyên nhân sâu xa của chế độ xã hội từ đó tìm
ra ý nghĩa tố cáo và nhân đạo của tác phẩm.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
“Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta thế kỉ XVI, một
tập truyện văn thơ đầu tiên bằng chữ Hán ở Việt Nam. Truyện “Người con gái Nam
Xương” là một truyện hay trong tác phẩm.
Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương, chồng là
Trương Linh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lai đa nghi. Triều đình bắt lính,
Trương Linh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được
mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết
thúc, Trương Linh trở về thì con đã biết nói, nhưng đứa trẻ nhất định không nhận
Trương Linh làm bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói,
chứ không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông đêm nào
cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản
cả.”
Tính Trương Linh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ
Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức đã nhảy xuống sông tự


vẫn.
Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng
tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi
lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ


đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe
như thật mà chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh
biết suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ
bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”.
Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ
Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Linh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô
tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ
mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành
chuyện, vả lại trên đơì làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.
Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời
con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình
nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm
phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng
mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Linh mới tỉnh ngô, thấu hiểu nỗi oan của
vợ thì mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.
Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen
tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường tình đầy tai hoạ này.
Vũ nương không may lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng
đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là
sự thực!cái chết oan uổng quá và người chồng độc đoán quá!
Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không
đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi
thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn
khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của

con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất
cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi rất lạ lùng không thể
lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong.
Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông đặc đầu óc
“nam quyền”, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá
nhân cộng với tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc
đoán đến kỳ cục, khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác.
Đứa trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin,
họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Hậu quả là cái chết
thảm thương của Vũ nương mà nguyên nhân sâu xa là chế độ phong kiến bất công
cùng chế độ “nam quyền” bất bình đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người
phụ nữ nói riêng và con người thời đó nói chung.

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Mở bài


“Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Tố Hữu – nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải – đã viết trong bài
“Một khúc ca xuân” những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha
thiết. Đó là “lặng lẽ dâng cho đời”. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ “Mùa
xuân nho nhỏ” trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm
mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho
mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.
Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt
hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên

quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể
hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và
khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn
ông. Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng
mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy
nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một
Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là
một Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.
Thân bài
Giới thiệu chung
Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân
hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một
cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời mình đã bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn
nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.
Phân tích
Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.


Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Một màu tím thật gợn
nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà
áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cảm xúc về mùa
xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi tắn hơn, trẻ
trung hơn, thánh thoát hơn:
“Ơi con chim chiền chiện

Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế
hơn nhờ dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc trưng xứ Huế. Một từ “Ơi” đặt ở
đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào,
thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ. Từ “giọt” được hiểu theo rất
nhiều nghĩa: có thể là “giọt nắng bên thềm”, giọt mưa xuân, giọt sương
sớm hay cả tiếng hót của những chú chim chiền chiện. Nhưng đối với
khung sắc trời xuân thì giọt xuân càng làm tăng thêm vẻ đẹp và sự quyến
rũ của nó. Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của nhà thơ đối với
vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện
cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa
xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng”
và “người ra đồng”, biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc
và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình
ảnh và mang tính gợi cảm:
“Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao…”
Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm
súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền
của tổ quốc thân yêu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc
một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn
thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm



cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ.
Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối
hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao
vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được
tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất
đẹp:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất và vào gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước,
dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng
người.
Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự
nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của
đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con
người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời
điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà
cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với
một khát vọng cân thành và tha thiết:
“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi
kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự
thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người.
Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập

vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất
tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì
tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước.
Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một
nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao
xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung
của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể
hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất
nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ,


chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và
chia sẻ cho nhau:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn
biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước
mến yêu của chính mình. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ
để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng
kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho
đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài
thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ”
cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới
cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh
mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó

sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm
thiết
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Đánh giá chung
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự,
luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng
chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình
những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn
vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng
nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
Kết bài
Tóm lại bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ
nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu
đã thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ
là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng “nhân sinh”, vấn đề ý
nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân
thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của


mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống
đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường;
là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc
đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân
nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả
và của cả chúng ta./.
Phân tích bài thơ: Viếng lăng Bác

Sinh thời, Bác Hồ luôn luôn nghĩ đến miền Nam, ngày đêm thương nhớ
miền Nam. Với Bác, miền Nam là niềm vui, là hạnh phúc, là nỗi đau không
lúc nào nguôi: “Miền Nam trong trái tim tôi”. Niềm mong mỏi thiết tha của
Bác là miền Nam mau được giải phóng. Miền Nam cũng ngày đêm thương
nhớ Bác, mong ngày giải phóng để được gặp Bác kính yêu. Nhưng tiếc
thay, khi Bắc Nam sum họp một nhà thì Bác không còn nữa. Lòng thương
nhớ, nỗi niềm đau đớn của đồng bào và chiến sĩ miền Nam dồn nén bao
nhiêu năm đã được nhà thơ Viễn Phương thể hiện trong bài Viếng lăng Bác.
Bài thơ không những chỉ thể hiện dòng cảm xúc trào dâng của nhà thơ mà
còn thể hiện hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh bằng những hình ảnh vừa
quen thuộc, vừa giàu sức khái quát, vừa lung linh gợi cảm. Bằng cảm xúc
chân thực và ngôn ngữ thơ gợi cảm, Viễn Phương đã nói hộ chúng ta một
chân lý: Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong lòng nhân dân ta.
Bài thơ ra đời năm 1976, khi lần đầu tiên sau giải phóng miền Nam, Viễn
phương ra thăm Lăng Bác. Bài thơ rất ngắn gọn, súc tích nhưng có sức gợi
tạo nên sự xúc động cho người đọc. Ngôn ngữ thơ tuôn trào theo theo dòng
cảm xúc chân thành, tha thiết.
Mở đầu bài thơ, Viễn Phương đã bày tỏ ngay tình cảm sâu nặng, ruột thịt
của mình bằng câu thơ giản dị: Con ở miềm Nam ra thăm lăng Bác.
Tình cảm giữa miền Nam và Bác Hồ luôn luôn là tình cảm ruột thịt “Bác
nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà” (Tố Hữu) và tình cảm của miền Nam đối với
Bác cũng là tình cảm nhớ mong da diết “Miền Nam mong Bác nỗi mong
cha” (Tố Hữu). Tự đáy lòng của người con đến thăm cha, Viễn Phương nói
với Bác: Con ở miền Nam…. Câu thơ giản dị nhưng bao hàm một ý nghĩa
lớn. Trong tim Bác và trong tim miền Bắc, Miền Nam luôn luôn là nỗi đau
chia cắt, nỗi nhớ thương, là niềm tự hào, là biểu tượng anh hùng, bất
khuất, dũng cảm, kiên cường, là thành đồng Tổ Quốc… Giờ đây, nhà thơ
mang theo cả niềm tự hào đó của đồng bào miền Nam để đến với Bác.
Hình ảnh đầu tiên trong lăng làm nhà thơ xúc động là hình ảnh hàng tre:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát



Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Hàng tre bát ngát cuốn hút cảm xúc của nhà thơ. Qua hình ảnh hàng tre
quen thuộc tác giả gửi gắm một ý nghĩa tượng trưng nhằm ca ngợi Bác, ca
ngợi dân tộc. Chắc rằng, cũng như mọi người Việt Nam, trong tâm khảm
nhà thơ, cây tre là hình ảnh giản dị, thân thuộc, đời đời gắn bó với quê
hương làng xóm. Hàng tre xanh xanh trong vườn Bác gợi cho người đọc
nhiều liên tưởng. Hàng tre gợi hình ảnh mọi miền quê hương đất nước,
nhất là hình ảnh miền Nam yêu thương. Tre kiên cường trong bão táp mưa
sa như dân tộc ta vững vàng qua phong ba bão tố, như Bác Hồ suốt đời
sống giản dị nhưng kiên cường tranh đấu vì độc lập tự do của dân tộc.
Hoà vào dòng người thăm lăng, nhà thơ tiếp tục dòng suy tưởng. Lời thơ
bỗng dạt dào một cảm xúc tự hào, thành kính, thương nhớ Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Ai đã từng một lần đi viếng lăng Bác mới hiểu hết hàm ý trong câu thơ của
Viễn Phương. Ngày ngày, mặt trời - chúa tể của thiên nhiên - thán phục
một mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời rất đỏ, hình ảnh tượng trưng cho
Bác Hồ - là mặt trời cách mạng, là nguồn ánh sáng rực rỡ không bao giờ
tắt, mãi mãi chiếu rọi con đường đi tới của dân tộc Việt Nam. Nhiều nhà
thơ đã sử dụng hình ảnh mặt trời để thể hiện ánh sáng của lý tưởng cách
mạng, nhưng đối sánh hai hình ảnh mặt trời của Viễn Phương quả là rất
độc đáo. Đây là một sáng tạo nghệ thuật có tác dụng bộc lộ nội dung rất
hiệu quả. Không nhiều lời, chỉ một hình ảnh mặt trời rất đỏ, nhà thơ đã
khái quát được hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. Nhà thơ đã nói hộ chúng rằng: Bác
Hồ là mặt trời cách mạng đẹp nhất, rực rỡ nhất, chói lọi nhất luôn luôn toả

sáng trong tâm hồn người Việt Nam.
Cùng với mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương
nhớ. Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong
suy tưởng, bao trùm một một không khí thương nhớ Bác không nguôi,
thành kính kết tràng hoa tình yêu dâng bảy mươi chín mùa xuân của
Người. “Người ta là hoa của đất”, nhà thơ thật sâu sắc và tinh tế khi tôn quí
nhân dân. Mỗi người dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương
nhớ chính là tràng hoa dâng lên Bác.
Ngày ngày… ngày ngày …, thời gian không ngừng trôi và lòng người Việt
Nam không bao giờ nguôi tình cảm nhớ thương, yêu quí, kính trọng đối với


Bác.
Đặc biệt xúc động là khi vào trong lăng, thấy Bác nằm nghỉ, nhà thơ sững
sờ, nghẹn ngào, đau đớn:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền,
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi ,
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ bình yên sau bảy mươi chín mùa
xuân không hề nghỉ. Từ ánh điện mờ ở trong lăng, nhà thơ liên tưởng đến
một hình ảnh rất đẹp: vầng trăng sáng dịu hiền. Hình ảnh đó đã đưa người
đọc vào một thế giới huyền diệu, trong sáng và thanh khiết; càng gợi ta
nghĩ đến tình yêu thiên nhiên, yêu trăng nồng nàn của Bác. Vầng trăng kia
đã bao lần sáng lên trong thơ Người. Cả khi trong ngục: “Người ngắm trăng
soi qua cửa sổ, trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cả những khi bận rộn
việc nước việc quân, Bác vẫn thấy “trung thu trăng sáng như gương”, “rằm
xuân lồng lộng trăng soi”, “trăng ngân đầy thuyền”, “trăng vào cửa sổ đòi
thơ”, “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa…” Giờ đây, Bác nằm đó, trong giấc
ngủ bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Vẫn biết rằng Bác như trời

xanh, mãi mãi sống trong sự nghiệp của chúng ta. Nhưng con tim nhà thơ
đau đớn vô cùng khi đứng trước Người. Mà sao nghe nhói ở trong tim, chỉ
một chữ nhói cũng đủ nói lên nỗi quặn đau, thương nhớ không gì bù đắp
được vì mất Bác, vì nỗi thiếu vắng Bác.
Và nỗi đau không còn kìm ném được nữa, nó trào lên dữ dội khi nhà thơ
chia tay với Bác:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Thương Bác, thương đến trào nước mắt, một tình cảm yêu quý mãnh liệt,
trọn vẹn như tình cảm của người con đối với người cha ruột thịt. Nhà thơ
chia tay Bác trong tiếng khóc nấc nở nghẹn ngào. Làm sao ngăn được dòng
nước mắt thương nhớ Bác-một con người vừa vĩ đại, thanh cao, vừa gần
gũi thân thiết với chúng ta, một con người suốt đời hy sinh, cống hiến cho
dân tộc nay vĩnh viễn nằm lại trong lăng? Nhà thơ lưu lưyến không muốn
rời xa Bác, chỉ ước muốn biến thành con chim, bông hoa, cây tre, góp tiếng
hót, làn hương quanh nơi Bác nghỉ cho trọn niềm trung hiếu với Người.
Đoạn thơ dạt dào tình cảm, nhịp điệu thiết tha, cùng với hình ảnh cây tre
trung hiếu một lần nữa truyền đến người đọc sự xúc động nghẹn ngào.


Bài thơ ngắn, nhưng tác giả đã thành công khi sử dụng hàng loạt hình ảnh
ẩn dụ mang tính tượng trưng sâu sắc. Các hình ảnh hàng tre xanh xanh,
giữa bão táp mưa sa, đến các hình ảnh mặt trời rất đỏ, tràng hoa, bảy
mươi chín mùa xuân, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh là mãi mãi đã gợi
cho người đọc thấy trọn vẹn hình tượng Bác Hồ gần gũi, cao quý, thanh
khiết, vĩ đại biết bao. Ngoài ra, nó còn gợi đến hình ảnh quê hương, đất
nước, nhân dân. Nhà thơ đã có nhiều dụng ý khi sử dụng các hình ảnh rất
đẹp, rất lớn lao của vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Những hình ảnh

đó tượng trưng cho cái vĩ đại, lớn lao của Bác Hồ. Bác như vầng mặt trời
rực rỡ, như vầng trăng sáng dịu hiền, như bầu trời xanh. Ở Bác toả ra ánh
sáng của trí tuệ thiên tài và lấp lánh ánh sáng của một tâm hồn cao đẹp.
Còn hình ảnh hàng tre xanh xanh lại tượng trưng cho cái bình dị, gần gũi
của Người. Và hơn thế nữa, tất cả các hình ảnh ấy đều gợi cho ta thấy sự
bất tử của Bác Hồ. Người sống mãi trong lòng nhân dân ta, trong sự nghiệp
của chúng ta. Mãi mãi là vị cha già thân thiết, yêu quý của chúng ta.
Viếng lăng Bác không những là tiếng khóc đau đớn, nghẹn ngào trước sự ra
đi của Bác, là lòng thương nhớ không nguôi, lòng kính phục vô hạn của nhà
thơ Viễn Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ mà bài thơ còn diễn tả
thành công hình tượng Bác Hồ vĩ đại bằng những hình ảnh đẹp, nhịp điệu
tha thiết, cảm xúc nồng nàn chân thực. Âm hưởng của bài thơ ngân vang
mãi trong lòng người đọc. Bài thơ được phổ nhạc càng trở nên truyền cảm
sâu xa, làm xúc động hàng triệu trái tim Việt Nam từ 1976 đến nay.
Trong hai cuộc kháng chiến, nhà thơ Viễn Phương hoạt động ở Nam Bộ, và
đã sáng tác nhiều bài thơ về Bác Hồ. Có bài tác giả viết khi bị địch giam
cầm ở các trại giam Phú Lợi, Lê Văn Duyệt, không có giấy bút, Viễn Phương
sáng tác thầm trong đầu và đọc cho các đồng chí cùng khám nghe. Kỳ diệu
thay, Viễn Phương chỉ đọc một vài lần, mọi người đều thuộc, rồi những khi
bị địch bắt đi lao động, họ lại đọc cho bạn tù ở khám khác nghe, cứ vậy thơ
Viễn Phương được lan truyền trong nhà tù. Phải đến bài thơ Viếng Lăng
Bác, Viễn Phương mới thực sự có một bài thơ hay về Bác. Dưới đây là cuộc
trò chuyện giữa ông và phóng viên VNQĐ
PV: Thưa nhà thơ Viễn Phương, trong một lần nào đó, tôi được đọc một bài
viết của anh Lê Quang Vịnh trên báo Sài Gòn Giải phóng, kể rằng: “Lúc tôi
25 tuổi, bị bọn Mỹ – Diệm kết án tử hình rồi chuyển thành trung thân khổ
sai và đày ra Côn Đảo. Trong chuồng cọp, địa ngục trần gian của nhà tù
ấy, tôi bị bắt buộc phải nằm dưới hầm suốt ngày...". Trên vách chuồng
cọp, tôi thấy chi chít những chữ ghi bằng nhiều cách khác nhau. Có những
dòng được khắc trên vôi bằng cái xương cá mắm. Có những chữ bằng máu,

có những ghi bằng than. Tôi đọc được bài thơ dài, chỗ này ghi một đoạn,
chỗ khác ghi một khúc ráp lại rất vần với nhau.


Hôm nay mười chín tháng năm:
Lòng con sáng tựa đêm rằm trung thu
Con đang chúc thọ dưới mồ
Con đang dựng một rừng cờ trong tim
Đêm nay mộng hóa thành chim
Bay qua lưới sắt con tìm đến cha
Sau này mới biết là thơ Viễn Phương, bài Chúc thọ dưới mồ. Tôi nghĩ rằng
đó cũng là hạnh phúc lớn của nhà thơ: Góp phần mình vào công cuộc giải
phóng đất nước.
Nhà thơ Viễn Phương: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ta là
nguồn cảm hứng vô tận của người sáng tạo văn, thơ, nhac, họa. Trong
kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các nhà thơ sống ở Nam Bộ đều có những
tác phẩm viết về Bác. Trong nhà tù của giặc, tôi luôn luôn nghĩ về Bác. Bác
là nguồn động viên, cổ các chiến sĩ trong nhà tù. Tôi đã viết bài thơ Chúc
thọ dưới mồ, được các đồng chí trong tù thuộc, truyền cho nhau. Tuy lời
thơ còn mộc mạc nhưng là tấm lòng thành kính của tôi đối với Người.
PV: Phải đến khi đất nước thống nhất, ra thăm miền Bắc, anh mới có Viếng
Lăng Bác, đầy đủ độ chín và ngôn từ. Anh có thể cho biết bài thơ ra đời
trong hoàn cảnh nào?
Nhà thơ Viễn Phương: Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn
đất nước giải phóng để đón Bác vào thăm. Nhưng rồi, ước mơ ấy không
được toại nguyện. Khi miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm
miền Bắc, viếng lăng Bác. Năm 1976, tôi ra Hà Nội, được đến viếng Bác.
Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối vào
dòng người vào lăng Bác. Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột. Sương toả
mênh mông, những hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa đỏ rực… Tất cả

đều thiêng liêng. Đến bên Bác, ai cũng muốn dừng thật lâu. Bác nằm đó,
thanh thản, giản dị, hiền từ như đang ngủ. Anh sáng dịu dàng toả xuống
như giữa một đêm trăng thanh miền thôn dã. Tôi không cầm nổi nước mắt.
Ra khỏi làng, tôi đi như người mộng du và tứ thơ bật ra:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Lời thơ thật giản dị. Tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn giản dị, Người ghét sự
cầu kỳ, làm dáng. Giản dị, trong sáng, sâu sắc cũng là bao quát trong thơ
Bác. Tôi viết như là ý nghĩ của mình. Và, đó cũng là tâm tư của nhân dân
và chiến sỹ ở Nam Bộ với Bác.


Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Mặt trời của vũ trụ đối với mặt trời trong lăng. Đó cũng là hàm chứa sự
vĩnh cửu của sự nghiệp Bác Hồ tạo dựng và nhân dân ta, Đảng ta đã thực
hiện: xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh như di chúc của Bác.
Hoa tươi là nét đẹp của thiên nhiên, hàng ngày dâng lên Bác rất nhiều
nhưng tôi nghĩ đến:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng Bảy mươi chín mùa xuân
Dòng người vây quanh Bác trở thành hoa. Và dâng cho Bảy mươi chín màu
xuân, là hoa tươi của cuộc sống.
Toàn bài Viếng Lăng Bác mang một không khí trang nghiêm, thành kính.
Đoạn kết, tôi muốn nói lên tình cảm của nhân dân, chiến sỹ miền Nam hứa
với Bác:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
(sưu tầm)
Sang thu (Hữu Thỉnh)
Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút
theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo
những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn
chương…
Nói về đề tài mùa thu, một tác giả đã nhận định: “Đề tài "Mùa Thu" bao giờ
cũng có vẻ là dễ viết. Mùa thu dường như luôn luôn nấp sẵn trong ngòi bút
của chúng ta, nhất là những ngòi bút thơ: hễ động bút là mùa thu cứ chực
đổ ùa ra trên mặt giấy. Tưởng như với đề tài thơ mộng muôn thuở này có
thể dễ dàng chắp bút. Chỉ đến khi bắt đầu cầm bút ngồi trước mặt giấy, tôi
mới thấy đề tài này thật là khó” Tại sao lại có nghịch lí trong kinh nghiệm
của người sáng tác như vậy? Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn


có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền
thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước
đó là đến tử lộ của văn chương…
Sang thu của Hữu Thỉnh xuất hiện khi trước nó đã có rất nhiều bài thơ nổi
tiếng đông tây kim cổ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Chùm thơ thu (Nguyễn
Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)… Nhưng nó vẫn có cái hay, cái độc
đáo riêng của một hồn thơ sâu lắng, nhạy cảm khi mùa thu tới.
Ngay từ tiêu đề, tác giả đã tự xác định một thời điểm miêu tả: thời điểm
giao mùa. Đó không phải là chính thu, khi bầu trời xanh ngắt lơ lửng những
tầng cao, không phải cuối thu, khi nắng trời đã nhuộm đỏ lá bàng, hay khi
cái rét mùa đông đã lẩn vào trong gió…Sang thu nghĩa là mới chớm thu
thôi, cái tứ kết buộc hệ thống hình ảnh trong bài cũng chỉ gói gọn trong
chút “chớm” mỏng manh đó.
Đặc biệt ở góc độ miêu tả tạo vật. Không hề có một từ định tính để miêu tả

thế giới thu. Có hương ổi, mùi hương vừa đặc trưng cho mùa vừa đặc trưng
cho làng thôn ngõ xóm. Nhưng hương ổi “thơm” như thế nào thì thi sĩ hoàn
toàn không miêu tả. Có gió, nhưng gió se chứ không phải là gió lạnh. Se
gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác. Làn sương giăng phủ ngõ thôn
chẳng được đặc tả ở mức độ (mù mịt) hay màu sắc (trắng mờ)... Dòng
sông, cánh chim, hay đám mây cũng không tô điểm cho phong cảnh thu
bằng những gam màu đặc trưng của nó. Truyền thống thơ thường kiến trúc
ngôi nhà thu bằng những chất liệu quen thuộc như cúc, liễu, ngô đồng hay
màu trời, sắc nước…Hữu Thỉnh hầu như khơi gợi cảm giác về mùa trong
trạng thái mơ hồ của tạo vật. Thành công nổi bật nhất của bài cũng là ở
một hệ thống những động từ miêu tả rất giàu cảm giác: “phả”, “se”,
“chùng chình” “dềnh dàng” “bắt đầu vội vã” “vắt nửa mình”… “Chùng
chình” trước hết gợi tả chính xác những làn sương như ngưng lại và nhẹ
nhàng tỏa lan ngõ xóm. Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm
người ta khó mà thấy rõ được sự chuyển động nó nên cảm giác sông lững
lờ trôi cũng rất hiện thực. Đám mây như tấm khoăn voan của người thiếu
nữ, duyên dáng nối hai mùa là một liên tưởng thực sự độc đáo. Song trên
hết, hệ thống động từ toàn bài còn đặc sắc ở chỗ, nó không chỉ miêu tả
chính xác trạng thái của tạo vật mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác
rất người. Tinh tế và sống động sao một buổi sáng chớm thu, sương như
người khách ngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm,
những cánh chim vội vã tìm về phương ấm áp…
Song thời điểm chớm thu không phải chỉ hiển hiện ở những dấu hiệu mơ hồ
trong trạng thái biến chuyển của cảnh vật, mà ở cả chút ngỡ ngàng bâng
khuâng của lòng người: “Bỗng nhận ra hương ổi”; “Hình như thu đã về”…


Tiếp tục thể hiện những dấu hiệu mùa thu rõ rệt hơn nhưng ý nghĩa của
khổ cuối không chỉ dừng lại ở đó:
Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Con người cảm thấy biết bao biểu hiện khác biệt của thời tiết khi mùa thu
tới: mưa và sấm thưa dần, không còn dữ dội nữa. Sang thu, tất cả các dấu
hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần mức độ, cường độ… Hàng cây
như đã quá quen với nắng lửa mưa giông, được gọi một cách hình ảnh là
“hàng cây đứng tuổi”. Chính các từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến ý nghĩa
của câu thơ không dừng lại ở nét nghĩa tả thực mà có chiều sâu hơn. Nắng,
mưa, sấm chớp… hay là những vang động của cuộc đời? Trong tương quan
ấy, hàng cây tượng trưng cho con người từng trải mà bao dâu bể biến đổi
không còn đáng ngạc nhiên. Cảnh như sâu lắng hơn bởi liên tưởng suy tư
về mùa thu đời người.
Không hiểu sao, khi đọc bài thơ này, tôi chợt thấy nhớ rất nhiều những
năm tháng đã qua của mình. Miền kí ức tuổi thơ được đánh thức bởi mùi
hương ổi, bởi ngõ xóm thân quen ấy. Và có lẽ cũng nhờ giọng điệu êm nhẹ
dễ cuốn người đọc vào dòng cảm xúc, suy nghĩ tự nhiên của tác giả. Nét
độc đáo nhất của bài là những hình ảnh chính xác và giàu sức gợi tạo nên
một bức tranh thu giản dị mà sống động. Đây xứng đáng là một bài thơ thu
hay trong thế giới thi ca!
( Sưu tầm đó)
Người ta nói mùa thu là mùa của thi nhận,của tình yêu,của những
bài thơ dịu dàng.Hương thu thấm đẫm ngọt nào trong vạn vật như
đc in dấu lung linh ,huyền ảo qua mỗi vần thơ ở bài Sang Thu của
nhà thơ HỮU THỈNH
"Bỗng nhận ra...
..đã về "
Ngọn jó se ở đây ta có thể hiểu là ngọn gió heo may se se lạnh ban
phát cái hương vị còn sót lại của làng quê.Hình ảnh giọt sương thu
gợi ta và gợi cảm :"giọt sương chùng chình" gợi tả 1 ngõ nhỏ yên

ắng,1 không gian sương khói lãng đãng lúc thu về.Giợt sương thu là
hình ảnh mang tâm trạng ngập ngừng ,bịn rịn,bâng khuâng đang
đợi chờ 1 nguời nào đó.


Cảm xúc của nhà thơ :"Bỗng","hình như" là 2 tâm trạng của nhà
thơ:bất ngờ và bối rối,bâng khuâng.Có phải nhà thơ đang thầm hỏi
lòng :thu về từ bao giờ?theo gió hay theo huơng?Thu đến mà ko
báo trước để lòng người xao xuyến bâng khuâng
Khi cả đất trời vào thu
"Sông đựoc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu "
Nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh vật để cho dòng sông đc dịp mà
thanh thản,mà trầm ngâm suy nghĩ.Tuơng phản với hình ảnh dòng
sông à lũ chim :"chim bắt đầu vội vã".Ta cảm nhận lũ chim như
hình dung đc cái lạnh của thu đã về và cuộc hành trình về phương
Nam của chúng bắt đầu với những tiếng gọi nhau ,những âm
thanh,những tiếng đập cánh vội vã,gấp gáp hơn.Nhà thơ Xuân Diệu
khi cảm nhận về mùa thu cũng nói tới cánh chim : "Chim nghe trời
rộng giang thêm cánh"
Đặc sắc nhất là 2 câu thơ :
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Trong đám mây của mùa thu vẫn còn vương chút nắng hạ nên từ
"vắt" đc nhà thơ dùng thật sống động,gợi hình,tạo dáng.Đám mây
như 1 dãi lụa mềm tạo thành chiếc cầu nối cho nhịp thời gian .Liên
tưởng của nhà thơ làm bầu trời xanh kia trờ nên kì diệu .Chút nắng
còn sót lại của mùa hạ vàng ,thu êm đềm vừa chợt đến đám mây

vừa ngỡ ngàng như bước qua bờ bên kia .cám giác như vừa là
thực ,vừa là ảo,vừa rõ ràng mà lung linh.
Nếu như ở khổ 1 là cảm nhận về sự kì diệu của mùa thu ,khổ 2 là
những biến đổi của cảnh vật thì khổ 3 là tình thu chan chứa.Trời đã
bớt đi những cơn mưa ,chỉ còn lại những giọt nắng và vì vậy sự suy
nẫm triết lí của nhà thơ đc thể hiện thật đúng lúc."Vẫn còn bao
nhiêu nắng...cây đứng tuổi"
Có thể nhận ra biện pháp tu từ nhân hoá làm câu thơ mang chiều
sâu triết lí .Hàng cây đứng tuổi hay đó chính là những nguời đã
từng trải qua nhiều khó khăn gian nan của cuộc đời.
Các hình ảnh nắg,mưa ,sấm chớp ..tượng trưng cho những bến
đổi,vang động bất thường trong cuộc sống.Thế nhưng tất cả lắng
xuống ,đi vào chừng mực rồi ổn định .Chỉ còn kết lại bài thơ hình
ảnh hàng cây đứng tuổi gợi bao suy nghĩ sâu xa .Hàng cây đứng
tuổi vững vàng trước sấm sét ,phải chăng cũng là sự điềm tĩnh bình
thản của con người khi đã đi qua bao mưa nắng ,thử thách của cuộc
đời .Con nguời đứng tuổi ko còn sôi nổi như 1 thời trẻ dại mà tâm
trạng của họ trờ nên chín chắn ,đằm thắm hơn.hình như ko mong
đợi mà thu vẫn về.Bốn mùa luân chuyển như đời nguời vội vã,lo


toan.Lúc ngoảnh lại mới thấy mái tóc pha sương và mình đã ko còn
trẻ.Đời người đã sang thu từ khi nào.
Thiên nhiên sang thu,con nguời cũng sang thu.Cảnh thu,tình thu
vào nhau thắm thiết.Con người lưu luyến chưa muốn chia tay với
mùa hạ,còn khi bước sang thu,họ trờ nên nghiêm trang,chững chạc
mang vẻ đẹp sâu lắng kín đáo nhưng kiêu hãnh tự hào.
Bài thơ là bức tranh mùa thu đẹp để ta yêu mến,tự hào về cảnh sắc
quê hương đất trời.Những suy ngẫm trong thơ cho ta ý thức sâu
hơn về trách nhiệm của con người cuộc đời.

^__^
Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự
nhiên ,nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta
như giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một
Xuân Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một Hữu Thỉnh
tinh tế ,sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang Thu” .
Bài thơ là những cảm nhận ,những rung động man mác, bâng
khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên
nhiên trong buổi giao mùa .Không phải là sắc “mơ phai” hay hình
ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn
mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ
.Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi
hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không
gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” -một sự
bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà
còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm , hương thơm lựng , vị giòn,
ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .Và không chỉ có
thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng
chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ
bước đi chầm chậm của mùa thu . Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ
“bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm
nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì
như tự hỏi :Hình như thu đã về!? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những
biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao

mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa
thu .
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn ,cái bỡ
ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh


liệt trước không gian thu vời vợi :
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm
lại ,những đàn chim vội vã bay về phương nam …Không gian thu
thư thái , hữu tình và chứa chan thi vị , đặc biệt là hình ảnh :
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu .
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ ,trắng xốp ,kéo
dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi ,
nhẹ nhàng “ vắt nửa mình sang thu”.Câu thơ có tính tạo hình không
gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian : thu
bắt đầu sang , hạ chưa qua hết , mùa thu vừa chớm , rất nhẹ , rất
dịu , rất êm , mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới …
Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và
cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi .
Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây , song
chỉ là “vẫn còn” , “đã vơi dần”, “ cũng bớt bất ngờ” bởi mùa thu đã
đến .Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng
trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người

ta bất ngờ, bị động .Những suy tư đó của tác giả có lẽ đã góp phần
làm cho “Sang thu” trở nên giàu ý nghĩa .
Hình ảnh thơ đẹp , ngôn từ tinh tế , giọng thơ êm đềm và những
rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa
đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả .
Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy
yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .
Phân tích bài thơ Sang Thu
Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như
Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », «
Thu ẩm » ; Xuân Diệu có « Đây mùa thu tới » ; Lưu Trọng Lư có « Tiếng
thu », tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một
chớm « Thu sang » rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay
ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se


Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa
cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với
hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm
dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi
thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng
quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt

xốn xang trong lòng. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái
gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi
thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ
chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se
mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo
may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn
độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến
chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa!
Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang
theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như
sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là
những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn.
Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai,
sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta
cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu
mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:
“Hình như thu đã về”
Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ
hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng
để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!
Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi!
Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang
dâng trào:


“Sông được nước dềnh dàng,
Chim bắt đầu vội vã”.
Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập

mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh
dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán
lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi
vị và lãng mạn. Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng
phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình,
đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải
“Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa
nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu
lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến
mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng
viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” –
có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương
vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng
lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ
ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm
quê nhà như thế.
Trong làng thơ dân tộc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ
chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh - một
mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà
sao lại đằm thắm khó quên đến thế!
(sưu tầm)
Thuyết minh về chiếc nón lá của người Việt
Chiếc nón lá là người bạn thủy chung, gần gũi của người phụ nữ Việt Nam .
Chiếc nón đã được chạm khắc trên những cổ vật như trống đồng Ngọc Lũ,
trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500-3000 năm về trước.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi
về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón
được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự
ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt
(khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên).

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được
một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang để lợp, dùng
một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi


chỉ nilon) để khâu và tre làm vành. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh
nhăn nheo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt đốt nóng, đặt lá
lên dùng nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị
giòn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại nhăn như cũ.
Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi
mốc.
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt,
dùng làm vòng nón. Nón Chuông (làng nón nổi tiếng Việt Nam ở làng
Chuông, huyện Thanh Oai - Hà Nội) có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả
của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một
nguyên tắc không thay đổi. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào
đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Những mũi kim khâu được ước
lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài,
ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi
kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu
kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn
màng.
Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là
vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của
lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo.
Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay
những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng
mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên
dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt

Nam .
Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao... chiếc nón
được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam . Nón có
nhiều loại, nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón
thúng nhưng mảnh mai hơn... tất cả đều để che chắn cho những con người
sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Ngoài chức năng che nắng, che
mưa, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp
với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo.
Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, má lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái
gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín
đáo mà không kém phần quyến rũ... Người ta đội nón làm đồng, đi chợ,
chơi hội.
Con người Việt Nam có tình cảm sâu sắc và gắn bó với chiếc nón lá giản dị


dù gặp nó ở bất cứ đâu trên trái đất này.
(Sưu tầm)

CHIẾC LƯỢC NGÀ
( Trích )
I.Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng
chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trrường Nam Bộ. Từ sau năm 1954
ông tập kết ra Bắc, công tác tại phòng văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và bắt đầu viết văn. Từ
năm 1958 ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ của Hội
nhà văn. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác.
Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim
và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như
sau hoà bình. Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc đậm đà chất

Nam Bộ.
2.Tác phẩm
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường
Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
II. Truyện ngắn Chiếc lược ngà
1.Tóm tắt truyện
Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi anh mới có dịp về thăm nhà. Bé
Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong bức ảnh
chụp với má mà em được biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc thu nhận ra cha, tình
cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người
cha dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi
để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, anh hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp
trao cây lược cho người bạn với lời nhắn gửi không nói lên lời.
2.Tình huống truyện
Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con anh Sáu trong hai tình huống:
- Cuộc gặp gỡ của hai cha con anh Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu
không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì anh Sáu lại phải ra đi.
Đây là tình huống cơ bản của truyện
- Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm một
chiếc lược bằng ngà để tặng con gái bé bỏng. Nhưng ông đã hi sinh khi chưa thể gửi món quà


ấy cho con gái.
- Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai
lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.
3. Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi
ông Sáu được về phép
a.Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi
vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người

cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực lảng tránh, và ông Sáu càng muốn gần con thì đứacon lại càng tỏ
ra lạnh nhạt, xa cách. Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện qua hàng loạt chi tiết mà
người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu
thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất
định không chịu nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi; hất cái trứng cá mà ông đã gắp cho ra
khỏi bát; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống
xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng rổn rảng thật to.
- Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở
của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của
đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó những khả năng bất thường, nên nó
không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó được
biết. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ,
tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái cứng
đầu của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác-người
trong tấm hình chụp chung với má em.
b.Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha
- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé
Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba và tiếng kêu của nó như
xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay
ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết
thẹo dài trên má của ba nó nữa”, “ hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể
giữ được ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”
- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt
ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận
nuối tiếc: “ Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế
trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén
bấy lâu, nay nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt có xen lẫn cả sự hối hận.
Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có
người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy



trái tim mình.
c.Một số nét tính cách của Thu biểu hiện qua tâm lí và hành động
- Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi. Ở Thu còn có nét
cá tính là cứng cỏi tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn
nhiên, ngây thơ của con trẻ.
- Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả tỏ ra rất am
hiểu tâm lí trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng những tình cảm
trẻ thơ.
4. Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở anh Sáu
- Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà,
nhưng được biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng tại
khu căn cứ.
- Nỗi day dứt ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi ông chia tay với gia đình là việc ông đã đánh
con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “ Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba” đã
thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con.
- Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui mừng, sung sướng, rồi ông dành hết tâm
trí, công sức vào việc làm một cây lược: “ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận
trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “ Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ
mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Chiếc lược ngà
đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao
nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mog đợi của người cha đối với đứa con xa cách. Nhưng
rồi một tình cảnh đau thương lại đến với ông Sáu: Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa
con gái chiếc lược ngà.
- Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con
ông Sáu, mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le
mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
5. Nghệ thuật trần thuật của truyện
- Tác giả đã xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí:
bé Thu không nhận cha khi ông Sáu về thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng

nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ càng gây được hứng thú cho
người đọc khi ở phần sau của truyện tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ
tình cờ của nhân vật người kể chuyện với bé Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm,
trong một lần ông cùng đoàn cán bộ theo đường dây giao liên, vượt qua một quãng nguy hiểm
ở Đồng Tháp Mười.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết


của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm,
chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi
tiết và sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm
sức thuyết phục.
*Những điểm cần lưu ý
1.Truyện Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ
trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Điều đáng chú ý là truyện ngắn
này viết trong hoàn cảnh chiến tranh cá liệt nhưng lại tập trung nói về tình người-cụ thể ở đây
là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng chí của những người cán bộ
cách mạng. Tình cha con được miêu tả cảm động ở cả hai phía: người cha cán bộ cách mạng và
đứa con gái nhỏ. Đó không chỉ là tình cảm muôn thủa, có tính nhân bản bền vững, mà còn
được được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo và éo le của chiến tranh và trong cuộc sống
nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng. Vì thế, tình cảm ấy càng đáng trân trọng
và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống bình thường
của mọi người.
2. Truyện Chiếc lược ngà khá tiêu biểu cho cho những đặc điểm trong nghệ thuật truyện ngắn
của Nguyễn Quang Sáng. Là một nhà văn Nam Bộ, rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất ấy,
Nguyễn Quang Sáng hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và
sau hòa bình. Truyện của ông thường có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá
bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Nghệ thuật kể chuyện, dẫn truyện của tác giả thường thoải mái,
tự nhiên với giọng thân mật dân dã. Ngôn ngữ trong truyện của ông gần với khẩu ngữ và đậm
màu sắc Nam Bộ.

Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’
1. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu với tài năng miêu tả
tâm lý nhân vật.
- Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu.
2. Thân bài:
Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn
trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh
nhưng yêu thương ba sâu sắc.
- Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh,
cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba
được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm
ảnh ba chụp chung cùng má.
- Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:
+ Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã
thái độ xúc động, nôn nóng của cha…Thu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ
chạy….những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp


với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ
lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.
+ Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy
yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những
cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái
trứng cá trong bữa cơm…Từ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ….nó căm
ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã
bỏ đi một cách bất cần…. đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một
đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ… Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của
Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá
nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng

sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba,sự kiêu hãnh của
trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba.
- Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba:
+ Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn
rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện
sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.
+ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói
“Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong
những hành động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba
nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nở…Đó là
cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến
bác Ba, mọi người …
+ Sự lý giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bé Thu đựợc tác giả thể hiện
thật khéo léo đó là do vết thẹo trên mặt người ba khi hiểu ra sự thực Thu
“nằm im lăn lộn thở dài như người lớn”. Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau
về thể xác mà còn hằn nên nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa cách hiểu lầm
giữa cha con bé Thu. Nhưng chiến tranh dù có tàn khốc bao nhiêu thì tình
cảm cha con anh Sáu càng trở lên thiêng liêng sâu lặng.
- Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân
vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ
cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và
sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu
sắc.
- Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm,
nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công
nhân vật bé Thu.


×