Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

giáo án tin học lớp 6 biên soạn mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 170 trang )

Giáo án tin học 6

Tiết 1

THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: + Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
+ Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
- Kỹ năng: Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Thái độ: Nghiêm túc khi học.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
GV: Hằng ngày, con người không ngừng thu thập,
trao đổi thông tin với nhau. Và thông tin không chỉ
được trao đổi trong một phạm vi giới hạn mà còn có
thể trao đổi trên phạm vi rộng đó là trên toàn thế
giới. Để có thể trao đổi thông tin rộng rãi con người
cần phải có sự trợ giúp của máy tính điện tử, từ đó
ngành tin học phát triển rất mạnh mẽ. Vậy thông tin
là gì? Hoạt động thông tin của con người gồm
những quá trình nào? Chúng ta vào bài mới.

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin (10’)
1. Thông tin là gì?
GV: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn


tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
GV: Nêu ra một số ví dụ
+ Mỗi buổi tối các em luôn được theo dõi
chương trình thời sự trên Tivi giúp các em biết
được các tin tức thời sự trong nước và quốc tế.
+ Hay các bài báo, bản tin…
+ Thông tin về một nhân vật nào đó (họ tên,
ngày tháng năm sinh, quê quán…)
+ Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao
thông
HS: Lắng nghe.
GV: Vậy thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu
HS: Trả lời
biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự
kiện…) và về chính con người.
Ví dụ:
GV: Yêu cầu 1 Hs nhắc lại.
+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra
GV: Em hãy nêu 1 ví dụ cụ thể về thông tin.
chơi hay vào lớp.
HS: Trả lời.
+ Các bài báo viết về tệ nạn xã hội giúp các
em thấy được tác hại và hậu quả của các tệ
nạn đó đối với xã hội, cộng đồng.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người 2. Hoạt động thông tin của con người:
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

1



Giáo án tin học 6

(12’)
GV: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
HS: Đọc bài
GV: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong
cuộc sống của con người vì nó đem lại cho con
người sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về
chính con người.
HS: Lắng nghe
GV: Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn phải
lưu trữ , trao đổi và xử lí thông tin. Ta gọi chung là
hoạt động thông tin.
GV: Vậy hoạt động thông tin là gì?
HS: Trả lời.
GV: Lấy ví dụ:
+ Khi đi đường em gặp tín hiệu xanh đỏ của
đèn tín hiệu giao thông nhưng em không chấp
hành thì thông tin em tiếp nhận được không
được em xử lí rõ ràng, dẫn đến việc vi phạm an
toàn giao thông.
+ Khi được thầy cô giáo dặn dò tiết sau kiểm
tra 15phút, em tiếp nhận thông tin đó nếu em xử
lí tốt (cố gắng ôn tập) thì sẽ đạt kết quả cao.
Ngược lại, em xử lí không tốt (không ôn bài) thì
sẽ đạt kết quả thấp.
GV: Như vậy, theo em trong hoạt động tin học
(gồm tiếp nhận, lưu trữ , trao đổi và xử lí thông tin)
quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

HS: Trả lời
GV: Giới thiệu mô hình quá trình xử lí thông tin.
HS: Theo dõi

- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền
(trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt
động thông tin.

- Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin
đóng vai trò quan trọng nhất, nó đem lại sự
hiểu biết cho con người.
- Mô hình quá trình xử lí thông tin:

GV: Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin Thông tin
Thông tin
Xử

vào. Thông tin sau xử lí được gọi là thông tin ra.
vào
ra
GV: Lấy ví dụ giải thích rõ thông tin vào, thông
tin ra.
GV: Ngoài ra, lưu trữ và truyền thông tin làm cho
thông tin được tích luỹ và nhân rộng.
3. Hoạt động thông tin và tin học:
Hoạt động 3: Hoạt động thông tin và tin học (13’)
GV: Yêu cầu đọc phần 3/SGK
HS: Đọc bài
GV: Hoạt động thông tin của con người được tiến
hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não.

GV: Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ
não con người trong các hoạt động thông tin có giới
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

2


Giáo án tin học 6

hạn. Chẳng hạn, chúng ta không thể thấy được
những vật quá bé (vi khuẩn, vi trùng…), nhìn được
quá xa (các hành tinh ngoài vũ trụ, vì sao…). Vì
vậy, con người không ngừng sáng tạo ra các công
cụ, phương tiện giúp mình vượt qua giới hạn đó.
HS: Lắng nghe
GV: Em hãy nêu một số phương tiện và công cụ
giúp con người vượt qua khả năng của các giác
quan và bộ não?
HS: Trả lời.
GV: Em có thể tính nhẩm nhanh với những con số
lớn?
HS: Trả lời.
GV: Chúng ta không thể tính nhẩm nhanh với
những con số lớn.
Vì vậy, máy tính điện tử ra đời để hỗ trợ cho công
việc tính toán của con người. Ngoài ra, nó còn hỗ
trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc
sống như soạn thảo văn bản, trao đổi thông tin
(Internet)…
GV: Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học

ngày càng phát triển mạnh mẽ.
GV: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
HS: Trả lời.
GV: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
HS: Ghi bài.

- MTĐT là công cụ trợ giúp tính toán và hỗ
trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của cuộc sống.

- Một trong những nhiệm vụ chính của tin
học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động
thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của
máy tính điện tử.

Hoạt động 4: Củng cố (9’)
Câu 1: Thông tin là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Hoạt động thông tin gồm những quá trình
nào? Trong đó quá trình nào quan trọng nhất? Vì
sao?
Câu 3: Vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin?
Câu 1: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
Câu 2: Máy tính điện tử là gì?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

3



Giáo án tin học 6

Tiết 2

THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các dạng thông tin, thông tin có thể được biểu diễn bằng
nhiều hình thức khác nhau.
- Kỹ năng: Học sinh nắm được dữ liệu là gì? Dạng biểu diễn thông là dãy bit (dãy nhị phân).
- Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (13’)
- Câu 1: Thông tin là gì? Cho ví dụ?
Đáp án:
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết
về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về
chính con người.
Ví dụ:
+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi
hay vào lớp.
+ Các bài báo viết về tệ nạn xã hội giúp các em
thấy được tác hại và hậu quả của các tệ nạn đó
đối với xã hội, cộng đồng.

- Câu 2: Hoạt động thông tin gồm những quá
trình nào? Trong đó quá trình nào quan trọng nhất?
Vì sao?
Đáp án:
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao
đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông
tin.
- Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng
vai trò quan trọng nhất, nó đem lại sự hiểu biết
cho con người.
- Câu 3: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
Đáp án:
Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là
nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin
một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện
tử.
3. Bài mới: (2’)
GV: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về
thông tin, hoạt động thông tin của con người và biết
được máy tính điện tử hỗ trợ con người trong nhiều
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cũng như nhiệm
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

Nội dung ghi bảng

4


Giáo án tin học 6


vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện
các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở
sử dụng máy tính điện tử.
Hằng ngày, con người thường trao đổi thông tin
với nhau bằng ngôn ngữ hoặc có thể bằng ký hiệu…
đó chính là các cách mà con người dùng để biểu
diễn thông tin của mình. Vậy máy tính điện tử biểu
diễn thông tin như thế nào? Hôm nay chúng ta vào
bài học mới.
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản (8’)
1. Các dạng thông tin cơ bản:
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 1/SGK
Hs: Đọc bài.
Gv: Thông tin thì rất phong phú và đa dạng nhưng ở
đây chúng ta chỉ quan tâm đến 3 dạng thông tin cơ
bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Ba dạng thông tin trên cũng là ba dạng thông
tin chính trong tin học.
Ba dạng thông tin cơ bản:
Gv: Lấy ví dụ về từng dạng thông tin để Hs phân Dạng văn bản: chữ viết, ký hiệu trong
biệt được ba dạng thông tin chính ở trên.
sách vở, báo chí…
Gv: Hãy cho 1 ví dụ về thông tin dạng văn bản, Dạng hình ảnh: hình vẽ minh hoạ trong
hình ảnh, âm thanh?
sách báo, ảnh chụp…
Hs: Trả lời
Dạng âm thanh: tiếng đàn piano, tiếng
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
hát, tiếng chim hót…


Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin (12’)
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc
sống của con người vì nó đem lại cho con người sự
hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con
người. Nhưng chúng ta phải biết cách diễn đạt
thông tin mình cần truyền đến cho người khác đó
chính là sự biểu diễn thông tin.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Ngoài các cách thể hiện bằng văn bản, hình
ảnh, âm thanh thì thông tin còn có thể được biểu
diễn bằng nhiều cách khác. Ví dụ: những người
khiếm thính dùng nét mặt, cử chỉ hoặc ký hiệu để
thể hiện những điều mình muốn nói.
Gv: Hoạt động thông tin của con người gồm những
quá trình nào?
Hs: Trả lời
Gv: Theo em biểu diễn thông tin có vai trò như thế
nào?
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

2. Biểu diễn thông tin:
a, Biểu diễn thông tin:
- Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều
hình thức khác nhau.
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin
dưới dạng cụ thể nào đó.


b, Vai trò của biểu diễn thông tin:
5


Giáo án tin học 6

Hs: Trả lời
Gv: Gọi 1 Hs nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: Lấy ví dụ.
Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.

Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối
với mọi hoạt động thông tin của con người.

Gv: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối
với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình
xử lý thông tin nói riêng. Vì vậy, con người không
ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương
tiện biểu diễn thông tin mới. Máy tính điện tử là
công cụ con người sử dụng phổ biến và hiện đại
nhất hiện nay. Vậy thông tin trong máy tính được
biểu diễn như thế nào?
Hoạt động 4: Củng cố (9’)
- Nêu các dạng thông tin cơ bản? cho ví dụ?
- Biểu diễn thông tin là gì? Vai trò của biểu diễn
thông tin?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.


Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

6


Giáo án tin học 6

Tiết 3

THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt)

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các dạng thông tin, thông tin có thể được biểu diễn bằng
nhiều hình thức khác nhau.
- Kỹ năng: Học sinh nắm được dữ liệu là gì? Dạng biểu diễn thông là dãy bit (dãy nhị phân).
- Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
- Câu 1: Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ
minh họa?
- Câu 2: Biểu diễn thông tin là gì? Nêu vai trò của
biễu diễn thông tin?
Bài mới: (2’)
Gv: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối
với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình

xử lý thông tin nói riêng. Vì vậy, con người không
ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương
tiện biểu diễn thông tin mới. Máy tính điện tử là
công cụ con người sử dụng phổ biến và hiện đại
nhất hiện nay. Vậy thông tin trong máy tính được
biểu diễn như thế nào?
Hoạt động 2: Biễu diễn thông tin trong máy tính
(18’)
Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều
cách khác nhau nên việc lựa chọn dạng biểu diễn
thông tin tuỳ theo mục đích và đối tượng dùng tin
có vai trò rất quan trọng. Ví dụ: đối với người
khiếm thính thì ta không thể dùng âm thanh hoặc
đối với người khiếm thị thì ta không thể dùng hình
ảnh để biểu diễn thông tin.
Gv: Máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Dãy bit (dãy nhị phân) bao gồm mấy ký hiệu?
Đó là những ký hiệu nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Giải thích hai ký hiệu 1 và 0 tương ứng với hai
trạng thái cós hay không có tín hiệu hoặc đóng hay
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

Nội dung ghi bảng

3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:


- Để máy tính có thể xử lý, thông tin cần được
biểu diễn dưới dạng dãy bit (còn gọi là dãy nhị
phân) chỉ gồm hai ký hiệu 0 và 1.

7


Giáo án tin học 6

ngắt mạch điện.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy.
Gv: Dữ liệu là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Máy tính là công cụ trợ giúp con người trong
hoạt động thông tin chính vì vậy máy tính cần có
những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá
trình:
+ Biến đổi thông tin đưa vào máy thành dãy bit.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng bit thành
một trong các dạng quen thuộc với con người: văn
bản, âm thanh và hình ảnh.
Gv: Lấy ví dụ.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Hoạt động 3: Củng cố (13’)
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới
dạng gì?
- Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi trong
sách giáo khoa.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2’)
- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

8


Giáo án tin học 6

Tiết 4

EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH?

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các công dụng của máy tính đối với đời sống con người.
- Kỹ năng: Học sinh nắm được sức mạnh của máy tính là phụ thuộc vào sự hiểu biết của con
người.
- Thái độ: HS nghiêm túc khi học.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Câu 1: Nêu ba dạng thông tin chính trong tin
học?
Đáp án:
Ba dạng thông tin cơ bản:
Dạng văn bản: chữ viết, ký hiệu trong sách
vở, báo chí…

Dạng hình ảnh: hình vẽ minh hoạ trong sách
báo, ảnh chụp…
Dạng âm thanh: tiếng đàn piano, tiếng hát,
tiếng chim hót…
- Câu 2: Cách biểu diễn thông tin trong máy tính?
Đáp án:
Để máy tính có thể xử lý, thông tin cần được biểu
diễn dưới dạng dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ
gồm hai ký hiệu 0 và 1.
3. Bài mới:
GV: Như chúng ta đã biết máy tính là công cụ
giúp con người giải quyết được rất nhiều vấn đề khó
khăn trong cuộc sống.
Vậy nhờ vào máy tính chúng ta có thể làm được
những gì? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khả
năng của máy tính và ta có thể dùng máy tính vào
những việc gì cũng như những việc mà máy tính
chưa thể làm được.

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số khả năng của máy
1. Một số khả năng của máy tính:
tính
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 1/SGK
Hs: Đọc bài.
Gv: Hãy kể các khả năng của máy tính hỗ trợ con
người trong cuộc sống?
Hs: Trả lời.
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên


9


Giáo án tin học 6

Gv: Giải thích và cho ví dụ về từng khả năng của
máy tính.
Hs: Lắng nghe
Máy tính là một công cụ đa dụng và có
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
những khả năng to lớn:
- Khả năng tính toán nhanh.
- Tính toán với tốc độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn.
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
Hoạt động 3: Có thể dùng máy tính điện tử vào
những việc gì?
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Ta có thể dùng máy tính vào những công việc
gì?
Hs: Trả lời
Gv: Tóm lại và lấy ví dụ cho từng công việc .
Hs: Lắng nghe
Gv: Cho Hs ghi ý chính.
Hs: Ghi bài.

2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những
việc gì?


-

Thực hiện các tính toán
Tự động hoá các công việc văn phòng.
Ví dụ: soạn thảo văn bản, dùng để thuyết
trình.
Hỗ trợ các công tác quản lý. Ví dụ: quản
lý thông tin các học sinh trong trường.
Công cụ học tập và giải trí. Ví dụ: có thể
dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán,
nghe nhạc, xem phim, vẽ tranh…
Điều khiển tự động và robot
Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
Ví dụ: Khi máy tính kết nối Internet ta có thể
gửi thư điện tử, trao đổi trực tuyến (chat)…

Hoạt động 4: Củng cố:
Câu 1: Hãy kể các khả năng to lớn của máy tính?
Câu 2: Em có thể dùng máy tính điện tử vào
những việc gì?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

10



Giáo án tin học 6

Tiết 5

EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH? (tt)

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các công dụng của máy tính đối với đời sống con người.
- Kỹ năng: Học sinh nắm được sức mạnh của máy tính là phụ thuộc vào sự hiểu biết của con
người.
- Thái độ: HS nghiêm túc khi học.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Câu 1: Nêu một số khả năng của máy tính?
Đáp án:
- Khả năng tính toán nhanh.
- Tính toán với tốc độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn.
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
- Câu 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những
việc gì?
Đáp án:
Thực hiện các tính toán
Tự động hoá các công việc văn phòng. Ví dụ:
soạn thảo văn bản, dùng để thuyết trình.
Hỗ trợ các công tác quản lý. Ví dụ: quản lý

thông tin các học sinh trong trường.
Công cụ học tập và giải trí. Ví dụ: có thể dùng
máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, nghe nhạc,
xem phim, vẽ tranh…
Điều khiển tự động và robot
Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. Ví
dụ: Khi máy tính kết nối Internet ta có thể gửi thư
điện tử, trao đổi trực tuyến (chat)…
3. Bài mới:
GV: Như chúng ta đã biết máy tính là công cụ
giúp con người giải quyết được rất nhiều vấn đề khó
khăn trong cuộc sống.
Vậy nhờ vào máy tính chúng ta có thể làm được
những gì? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khả
năng của máy tính và ta có thể dùng máy tính vào
những việc gì cũng như những việc mà máy tính
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

Nội dung ghi bảng

11


Giáo án tin học 6

chưa thể làm được.
Hoạt động 2: Máy tính và điều chưa thể
Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Với tất cả những việc mà máy tính làm được

như ở trên thì ta thấy máy tính là một công cụ tuyệt
vời. Tuy nhiên, tất cả sức mạnh của máy tính đều
phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của
con người quyết định.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Theo em máy tính đóng vai trò quyết định hay
con người?
Hs: Trả lời
Gv: Thực tế thì có nhiều việc mà máy tính vẫn chưa
thể làm được, chẳng hạn như phân biệt mùi vị, cảm
giác…Vì vậy máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn
con người.
Gv: Con người có khả năng tư duy còn máy tính thì
không, máy tính chỉ làm được những gì mà con
người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Đó là hạn chế
lớn nhất của máy tính.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài.

3. Máy tính và điều chưa thể:

-

Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào
con người và do những hiểu biết của con
người quyết định.
- Máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con
người đặc biệt là chưa thể có năng lực tư duy
như con người.


Hoạt động 3: Củng cố
Câu 1: Hãy kể các khả năng to lớn của máy tính?
Câu 2: Em có thể dùng máy tính điện tử vào
những việc gì? Đâu là hạn chế lớn nhất của máy
tính?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

12


Giáo án tin học 6

Tiết 6

MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng
nhất của máy tính cá nhân.
- Kỹ năng: Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
- Thái độ: Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học,
chuẩn xác.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.

III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
- Câu 1: Nêu một số khả năng của máy tính?
- Câu 2: Máy tính điện tử có thể dùng vào những
việc gì?
- Câu 3: Nêu một số hạn chế lớn nhất hiện nay
của máy tính?
Bài mới: (3’)
GV: Ở các bài trước các em đã đựơc biết một số
khái niệm về tin học, về tầm quan trọng của máy
tính điện tử trong cuộc sống hằng ngày cũng như là
các chức năng mà máy tính điện tử có thể thực hiện
được. Vậy có em nào đã thắc mắc là chiếc máy tính
điện tử được cấu tạo như thế nào và nó có những
thành phần gì không? Hôm nay chúng ta cùng đi
vào bài mới và cùng tìm hiểu. Chúng ta vào bài
mới: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH.
HĐ 2: Mô hình quá trình ba bước (10’)
GV: Gọi một HS lên bảng vẽ lại mô hình quá
trình xử lí thông tin.
GV: Vậy từ mô hình trên em có thể cho biết quá
trình xử lí thông tin bao gồm mấy bước?
HS: Trả lời.
GV: Trong thực tế, bất kì quá trình xử lý thông tin
nào cũng gồm ba bước. Vậy mô hình quá trình ba
bước được biểu diễn như thế nào? Vào phần 1. Mô
hình quá trình ba bước.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần 1/ SGK trang
14 Và lên bảng vẽ mô hình quá trình ba bước.

HS: Đọc và nhận xét.
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ.
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

Nội dung ghi bảng

1. Mô hình quá trình ba bước:

13


Giáo án tin học 6

HS: Trả lời.
GV: Tóm lại và cho HS ghi bài.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
GV: Trong thực tế, bất kì quá trình xử lý thông tin
nào cũng gồm ba bước. Do vậy, để trở thành công
cụ trợ giúp xử lý thông tin, thì máy tính cần có các
bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù
hợp với mô hình quá trình ba bước. Vậy máy tính
được cấu trúc như thế nào? Chúng ta vào phần 2.
Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
HĐ 3: Cấu trúc chung của máy tính điện tử (13’)
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần 2/ SGK trang
15.
HS: Đọc bài.
GV: Nêu cấu trúc chung của máy tính điện tử cho
HS biết. Cấu trúc đó gồm các khối chức năng : Bộ
xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra (thường

được gọi chung là thiết bị vào/ ra). Ngoài ra, còn
một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ dùng
để lưu trữ thông tin trong quá trình xử lý. Và các
khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn
của các chương trình máy tính (gọi tắt là chương
trình) do con người lập ra.
?: Chương trình là gì?
HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
GV: Tóm lại và cho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.

GV: Bộ xử lý trung tâm có chức năng gì?
HS: CPU thực hiện chức năng tính toán, điều
khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo
sự chỉ dẫn của chương trình.
GV: Nhận xét, tóm tắt và cho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử.

- Cấu trúc chung của máy tính điện tử: bộ
xử lý trung tâm, bộ nhớ, thiết bị vào và thiết bị
ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ ra).
- Các khối chức năng trên hoạt động dưới
sự hướng dẫn của các chương trình máy tính
gọi tắt là chương trình.
- Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi
câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần

thực hiện.

* Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Bộ xử lý trung tâm là bộ não của máy
14


Giáo án tin học 6

tính. CPU thực hiện chức năng tính toán, điều
khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính
theo sự chỉ dẫn của chương trình.
GV: Chức năng của bộ nhớ?
HS: Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ
liệu.
GV: Nhận xét, tóm tắt và cho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.

GV: Chức năng của thiết bị vào/ ra?
HS: Thiết bị vào/ ra giúp máy tính trao đổi thông
tin với bên ngoài.
GV: Nhận xét, tóm tắt và cho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.

HĐ 4: Củng cố (8’)
Câu 1: Vẽ mô hình quá trình ba bước?
Câu 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử và
chức năng của các thành phần đó?

* Bộ nhớ:

- Là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.
- Bộ nhớ chia thành 2 loại: bộ nhớ trong
(RAM) và bộ nhớ ngoài (đĩa cứng, đĩa mềm,
USB, đĩa CD/ VCD/ DVD,...). Khi tắt máy,
toàn bộ thông tin trong RAM sẽ mất đi, còn
thông tin trên bộ nhớ ngoài thì không bị mất đi.
* Thiết bị vào/ra (Input/Output – I/O)
- Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên
ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử
dụng.
- Thiết bị vào/ra được chia thành 2 loại: Thiết
bị nhập dữ liệu (bàn phím, chuột,...) và thiết bị
xuất dữ liệu (màn hình, loa,...).

HĐ 5: Hướng dẫn về nhà (2’)
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị phần 3,4/SGK

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

15


Giáo án tin học 6

Tiết 7

MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)

I. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng
nhất của máy tính cá nhân.
- Kỹ năng: Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
- Thái độ: Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học,
chuẩn xác.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
- Câu 1: Vẽ mô hình quá trình ba bước và diễn
giải mô hình đó?
- Câu 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử và
chức năng của các thành phần đó?
HĐ 2: Máy tính là một công cụ xử lý thông tin
(14’)
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần 3/ SGK trang
17.
HS: Đọc bài.
GV: Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên
máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin
hữu hiệu. GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô
hình hoạt động ba bước của máy tính điện tử và
diễn giải.
INPUT
(Thông tin,
các chương
trình)


Xử lý và
lưu trữ

HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS ghi bài.
HS: Ghi bài.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

Nội dung ghi bảng

3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin

OUTPUT (Văn
bản, hình ảnh)

- Mô hình hoạt động ba bước của máy tính
(Quan sát SGK/ trang 17).
- Quá trình xử lý thông tin trong máy tính
16


Giáo án tin học 6

được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ
dẫn của các chương trình.
GV: Quá trình xử lý thông tin trong máy tính
được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn
của các chương trình. Các chương trình này được
gọi là các phần mềm. Vậy phần mềm là gì và có

mấy loại phần mềm chúng ta vào phần 4. Phần
mềm và phân loại phần mềm.
HĐ 3: Phần mềm và phân loại phần mềm (15’)
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần 4/ SGK trang
17, 18.
HS: Đọc bài.
GV: Phần mềm là gì?
HS: Chương trình máy tính là phần mềm máy tính
hay ngắn gọn là phần mềm.
GV: Nhận xét và diễn giải.
HS: Lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS ghi bài.
HS: Ghi bài.

GV: Phần mềm có máy loại?
HS: Phần mềm máy tính có thể được chia làm hai
loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng
dụng.
GV: Thế nào là phần mềm hệ thống?
HS: Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ
chức việc quản lý, điều phối các bộ phận chức năng
của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách
nhịp nhàng và chính xác.
GV: Thế nào là phần mềm ứng dụng?
HS: Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng
những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
GV: Nhận xét, tóm tắt và cho HS ghi bài.
HS: Lắng nghe và ghi bài.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên


4. Phần mềm và phân loại phần mềm

* Phần mềm là gì?
Để phân biệt với phần cứng là chính máy
tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo,
người ta gọi các chương trình máy tính là phần
mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.

* Phân loại phần mềm
Phần mềm máy tính có thể được chia thành
hai loại chính: Phần mềm hệ thống và phần
mềm ứng dụng.
- Phần mềm hệ thống: Là các chương
trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ
phân chức năng của máy tính. Phần mềm hệ
17


Giáo án tin học 6

thống quan trọng nhất hệ điều hành.
VD: DOS, WINDOWS 98, WINDOWS
XP.
- Phần mềm ứng dụng: Là chương trình
đáp ứng những yêu cầu cụ thể.
VD: Phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm
đồ hoạ dùng để vẽ…
HĐ 4: Củng cố (10’)
Câu 1: Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm?

Câu 2: Vẽ mô hình hoạt động ba bước của máy
tính?
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài thực hành 1: Làm quen với một số thiết bị máy tính.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

18


Giáo án tin học 6

Tiết 8

Bài thực hành 1:
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: - Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân (loại máy
tính thông dụng nhất hiện nay).
- Kỹ năng: + Biết cách bật/tắt máy tính.
+ Làm quen với bàn phím và chuột.
- Thái độ: Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học,
chuẩn xác.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò

HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
- Câu 1: Cấu trúc chung của máy tính điện tử và
chức năng của các thành phần đó?
- Câu 2: Phần mềm máy tính là gì? Phân loại
phần mềm máy tính?
HĐ 2: Bài mới (29’)
GV: Để hiểu rõ hơn vế máy tính điện tử thì ngày
hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số thiết bị
của máy tính. Chúng ta vào bài thực hành 1. LÀM
QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH.
GV: Giới thiệu cho HS biết một số thiết bị phần
cứng cơ bản của một máy tính cá nhân.
* Thiết bị nhập dữ liệu

Nội dung ghi bảng

1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá
nhân

- Thiết bị nhập dữ liệu chính: Chuột, bàn
phím.

Bàn phím
Chuột

Thiết bị nhập
dữ liệu cơ bản

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên


19


Giáo án tin học 6

- Thân máy chứa nhiều thiết bị phức tạp gồm
bộ vi xử lý, bộ nhớ RAM, nguồn điện,... được
gắn trên một bảng mạch chủ.

Thân máy
tính

Thân máy chứa nhiều thiết bị phức tạp gồm bộ vi
xử lý, bộ nhớ RAM, nguồn điện,... được gắn trên
một bảng mạch chủ.
Bảng mạch chủ
nơi gắn RAM,
CPU

Nơi gắn CPU
(bộ vi xử lý)

Khe cắm
RAM
Khe cắm nguồn điện

CPU (bộ vi xử
lý)

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên


20


Giáo án tin học 6

Thanh RAM

Hộp nguồn điện

* Thiết bị xuất dữ liệu:

Màn hình

- Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, loa, máy
in,...

Loa vi
tính

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

21


Giáo án tin học 6

Máy in

Là những thiết bị xuất cơ bản.

* Thiết bị lưu trữ:

Đĩa cứng

Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu trong
máy tính (Không thể thiếu).
Ngoài ra, còn nhiều loại thiết bị lưu trữ khác như
đĩa CD/DVD, đĩa mềm, usb,…
Đĩa CD

Đĩa mềm

- Thiết bị lưu trữ chính là đĩa cứng. Ngoài
ra, còn một số thiết bị khác như: đĩa CD/DVD,
USB,...

USB

* Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn
chỉnh:
Màn hình, bàn phím, chuột, thân máy.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

22


Giáo án tin học 6

HS: Quan sát và lắng nghe.

GV: Yêu cầu HS ghi bài.
HS: Ghi bài.
GV: Hướng dẫn HS bật máy tính, làm quen với
bàn phím và chuột, cách tắt máy tính.
HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Thực hành mẫu.
HS: Quan sát.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy của mình.
HĐ 3: Củng cố (5’)
Câu 1: Cách bật máy tính?
Câu 2: Cách tắt máy tính?

2. Thực hành:
HS thực hành trên máy.

HĐ 4: Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà học bài, thực hành lại trên máy.
- Chuẩn bị bài 5. Luyện tập chuột.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

23


Giáo án tin học 6

Chương II
Tiết 9

PHẦN MỀM HỌC TẬP

LUYỆN TẬP CHUỘT

I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: - Biết các nút chuột và cầm chuột đúng cách.
- Kỹ năng: + Nhận biết được con trỏ chuột và vị trí của nó trên màn hình.
+ Biết các thao tác chính với chuột.
- Thái độ: Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học,
chuẩn xác.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Phần lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
- Câu 1: Phần mềm máy tính là gì? Phân loại
phần mềm máy tính? Cho ví dụ?
- Câu 2: Nêu các thiết bị nhập dữ liệu, lưu trữ dữ
liệu và xuất dữ liệu?
Bài mới: (3’)
GV: Ớ tiết trước các em đã được làm quen với
một số thiết bị của máy tính và biết được thế nào là
phần mềm máy tính. Sang chương 2 này chúng ta sẽ
đi sâu vào tìm hiểu cách sử dụng của một số thiết bị
thường gặp của máy tính thông qua các phần mềm.
Chúng ta vào Chương 2: Phần mềm học tập. Và
thiết bị mà chúng ta sẽ làm quen trong buổi học
ngày hôm nay đó là chuột và làm quen với phần
mềm luyện tập chuột sẽ giúp ta sử dụng chuột tốt
hơn. Chúng ta vào Bài 5: Luyện tập chuột.
HS: Ghi bài.


Nội dung ghi bảng

HĐ 2: Các thao tác chính với chuột (20’)
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần 1/SGK trang
23.
HS: Đọc bài.
GV: Giới thiệu về chuột và tác dụng của chuột đối
với máy tính cho HS nắm được tầm quan trọng của
chuột.
GV: Yêu cầu HS nêu lại tác dụng của chuột.
HS: Chuột là công cụ quan trọng đi kèm với máy
tính, thông qua nó ta thực hiện các lệnh điều khiển
hoặc nhập dữ liệu vào máy tính nhanh và thuận tiện.
GV: Yêu cầu HS ghi bài.

1. Các thao tác chính với chuột

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

- Chuột là công cụ quan trọng đi kèm với
máy tính, thông qua nó ta thực hiện các lệnh
điều khiển hoặc nhập dữ liệu vào máy tính
nhanh và thuận tiện.
24


Giáo án tin học 6

GV: Cho HS quan sát thiết bị chuột và chỉ cho HS

- Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên
các nút chuột và cách cầm chuột đúng cách.
nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.

HS: Lắng nghe và quan sát.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách cầm chuột.
HS: Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên
nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
GV: Ở tiết thực hành trước các em đã được làm
quen với chuột, vậy hãy nêu cho cô biết một số thao
tác với chuột mà em biết?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung hoặc yêu cầu HS khác
bổ sung. Sau đó hướng dẫn cho HS một số thao tác
chính với chuột.
Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút
trái chuột.

Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di
chuyển chuột đến vị trí đích và tảh tay để kết thúc
thao tác.

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Diên

- Các thao tác chính với chuột gồm:
+ Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột
trên mặt phẳng (không nhấn bất cứ nút chuột
nào).
+ Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột
và thả tay.

+ Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút
phải chuột và thả tay.
+ Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh hai lần liên
tiếp nút trái chuột.
+ Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di
chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay để kết
thúc thao tác.

25


×