Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa nhà đầu tư và chất lượng công ty kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.2 KB, 48 trang )

Lời cảm ơn
Đề tài nghiên cứu khoa học “Đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa nhà đầu tư
và chất lượng công ty kiểm toán” được hoàn thành vào tháng 5 năm 2015 tại trường
Đại học Kinh tế - luật, ĐHQG.HCM. Có được bài báo cáo tổng kết này, thay mặt nhóm
nghiên cứu em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Kinh tế - luật, khoa Kế toán –
kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhóm hoàn thành bài nghiên cứu này. Em
xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ths Hồng Dương Sơn và Ths Đào Vũ Hoài
Giang đã cùng đồng hành với nhóm trong thời gian qua, cho chúng em những hiểu biết
hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu đạt được kết quả.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa đã truyền đạt cho chúng em
những kiến thức chuyên ngành đã hỗ trợ đắc lực cho nhóm trong quá trình nghiên cứu.
Xin gửi tới các cơ quan, công ty chứng khoán, các kiểm toán viên, kế toán
trưởng và nhà đầu tư lời cảm tạ sâu sắc vì đã hợp tác với nhóm thu thập số liệu trong
quá trình khảo sát phục vụ cho đề tài.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng hỗ
trợ nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Nhóm rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy, cô trong hội đồng đánh giá.
Trân trọng.
TP.HCM, ngày 18 tháng 5 năm 2015
Nhóm trưởng


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa nhà đầu tư và chất lượng công ty
kiểm toán Việt Nam
- Nhóm trưởng : Nguyễn Lê Như Ngọc
- Lớp: Kiểm toán khóa 12

Khoa: Kế toán – kiểm toán

- Người hướng dẫn: Ths Hồng Dương Sơn
2. Mục tiêu đề tài:
− Cung cấp cho người đọc những thông tin về Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.
− Chỉ ra thực trạng khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán ở Việt Nam hiện nay
− So sánh khoảng cách kỳ vọng ở Việt Nam với một số quốc gia lân cận để nhìn nhận về

chất lượng của kiểm toán nước ta và việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng
như người sử dụng báo cáo kiểm toán.
− So sánh với các nghiên cứu đã có ở Việt Nam để đưa ra nhận xét về xu hướng của
khoảng cách kì vọng.
− Đề ra một số biện pháp rút ngắn khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán thông qua việc
nâng cao trách nhiệm và thực hành kiểm toán từ các kiểm toán viên và công ty kiểm
toán; nâng cao nhận thức của người sử dụng báo cáo tài chính.
3. Tính mới và sáng tạo:
− Đề tài lấy số liệu khảo sát trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2015
− Các bảng hỏi dùng cho việc khảo sát được lập dựa trên những hiểu biết của nhóm về

chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nhằm phục vụ cho mục tiêu thông tin của từng đối
tượng cụ thế
− Sử dụng thang đo với 3 mốc tương ứng với khoảng cách kỳ vọng được thiết kế phù hợp
với bảng hỏi



4. Kết quả nghiên cứu:
Trên thế giới, nghề kiểm toán nói chung và khái niệm về khoảng cách kì vọng đã
được hình thành và nghiên cứu từ sớm. Nghề kiểm toán đã xuất hiện từ thế kỉ thứ 3
trước công nguyên tại Ai Cập và La Mã cổ đại, và phát triển qua từng bước chuyển
mình của kinh tế thế giới. Đến nay, kiểm toán đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, hình
thành nên những công ty kiểm toán xuyên quốc gia, với khả năng làm việc chuyên
nghiệp đáp ứng được nhu cầu kiểm tra quản lý của nhà đầu tư. Khái niệm về “khoảng
cách kì vọng” đã được nghiên cứu trên thế giới từ thập niên 70 của thế kỉ 20, với những
cái tên như Liggio, ủy ban Cohen, Guy, Sullivan,... Các nghiên cứu này đề cập về bản
chất của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở các nước khác nhau trên thế giới. Các
nghiên cứu này chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm
toán
Tại Việt Nam, nghề kiểm toán xuất hiện khá muộn.Từ sau thời kì mở cửa (1989),
nghề kiểm toán mới thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu của đời sống kinh tế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khoảng cách kỳ vọng.Xuất phát từ phía kiểm
toán viên và công ty kiểm toán là chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu người
sử dụng báo cáo tài chính mà nguyên nhân sâu xa từ phía năng lực chuyên môn của
kiểm toán viên, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như đặc thù của công việc.Từ
phía người sử dụng báo cáo tài chính, những quan điểm chưa đúng đắn về công việc của
kiểm toán viên cũng như những hiểu biết chưa đầy đủ về báo cáo tài chính cũng là
nguyên nhân dẫn đến khoảng cách kì vọng.
Việc gửi bảng hỏi khảo sát dành cho các đối tượng: kiểm toán viên, kế toán
trưởng, nhà đầu tư, giúp nhóm có những cái nhìn cụ thể về quan điểm của kiểm toán
viên đối với trách nhiệm của mình, đánh giá của kế toán trưởng về công việc của kiểm
toán viên, cũng như hiểu biết của nhà đầu tư về báo cáo tài chính và công việc kiểm
toán. Thông qua kết quả khảo sát cùng với việc tham chiếu trên thang đo tương ứng,
nhóm đã đưa ra kết luận khoảng cách kì vọng đang nằm ở mức trung bình, và có một số
kiến nghị nhằm giảm thiểu khoảng cách này. Kiểm toán viên cần tuân chủ chuẩn mực
chuyên môn và đạo đức trong hành nghề, thông báo đầy đủ và chi tiết về bản chất cuộc

kiểm toán báo cáo tài chính.Về phía nhà đầu tư, các lớp tập huấn những hiểu biết về


công việc kiểm toán cũng như các chương trình về kế toán, phân tích báo cáo tài chính
cần được mở thường xuyên để trang bị những kiến thức đầu tư đầy đủ hơn.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài giúp cung cấp những thông tin cơ bản về đề tài khoảng cách kì vọng trong kiểm
toán cho sinh viên chuyên ngành hoặc có những quan tâm về vấn đề này. Đề tài giúp
cho nhà đầu tư nói riêng và xã hội nói chung hiểu rõ công việc kiểm toán, cũng như
giúp những cá nhân, tập thể hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nhận thức rõ hơn về
trách nhiệm của mình trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu
(nếu có):
Ngày 18

tháng 5 năm 2015

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày
Xác nhận của đơn vị

tháng


năm

Người hướng dẫn


(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)


Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Chủ đề nghiên cứu: Đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa nhà đầu tư và chất lượng
công ty kiểm toán Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: đề tài nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin về
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, nêu lên thực trạng khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm toán ở Việt Nam, so sánh với một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế
giới và đề ra những biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách này.
Phương pháp nghiên cứu chính là tổng hợp và phân tích số liệu. Thu thập số liệu
sơ cấp và thứ cấp thông qua khảo sát, nghiên cứu đã có và nguồn khác. Phân tích số liệu
thông qua so sánh, mô hình hồi quy tuyến tính và phần mềm Excel 2010
Tóm lược kết quả nghiên cứu và nhận định: qua việc tham khảo các nghiên cứu
ở Việt Nam và trên thế giới, nhóm đã có những cái nhìn cơ bản về quá trình hình thành
và phát triển nghề kiểm toán nói chung, cũng như khái niệm về khoảng cách kỳ vọng.
Nhóm tiến hành khảo sát về khoảng cách hợp lý và khoảng cách hoạt động theo cơ sở
nghiên cứu của Porter (1993) trên các đối tượng: kiểm toán viên, kế toán trưởng và nhà
đầu tư, từ đó đưa ra kiến nghị về việc giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng này.
Từ kết quả khảo sát, nhóm đưa ra kết luận chủ quan về khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán đang ở mức trung bình. Nhóm cũng đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiểu
biết của nhà đầu tư về công việc kiểm toán và báo cáo tài chính, cũng như làm rõ trách
nhiệm, nâng cao trình độ kiểm toán viên, chất lượng công ty kiểm toán.



7

Mục lục


8

Danh sách bảng
Hình 1.1 Mô tả khoảng cách kì vọng .................................................................11
Hình 1.2 Mô hình khoảng cách kì vọng của Porter (1993).................................18
Hình 1.3 Thang đo khoảng cách kỳ vọng ...........................................................21
Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện kết quả soát xét chất lượng kiểm toán
qua các năm .........................................................................................26
Danh sách hình
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát chung .......................................................................20
Bảng 1.2 Kết quả khảo sát NĐT .........................................................................22
Bảng 1.3 Kết quả khảo sát KTV và KTT
(câu hỏi thông tin) ..............................................................................................24
Bảng 1.4 Kết quả khảo sát KTV và KTT............................................................24
Bảng 1.5 Thống kê kết quả soát xét chất lượng năm 2012 và 2013 ..................26
Danh mục từ viết tắt
BCTC- Báo cáo tài chính
KTV – kiểm toán viên
KSCL – Kiểm soát chất lượng
VSA – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
BTC – Bộ tài chính



9

Chương 1. Phần mở đầu
1. Tính thời sự của đề tài

Trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường cũng như sự hội
nhập với nền kinh tế thế giới, mỗi công ty đều luôn mong muốn thu hút được nhiều
vốn từ các nhà đầu tư và nhà đầu tư ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho quyết định của
mình. Tuy nhiên, họ cần phải biết được chích xác đáp án cho câu hỏi : “ Liệu đưa vốn
vào công ty đó có đạt được lợi nhuận hay không?”. Do đó, sự quan trọng của việc xác
minh thông tin mà các công ty đưa ra để thu hút nhà đầu tư cần phải được xác thực và
đảm bảo từ một bên thứ ba độc lập. Vì vậy , Kiểm toán độc lập ra đời với nhiệm vụ cao
cả là xác định tính trung thực, hợp lí của báo cáo tài chính - nguồn tài liệu thiết yếu cho
nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình. Kiểm toán dần trở thành hoạt động quan trọng,
nó vừa là cầu nối cho nhà đầu tư và doanh nghiệp vừa giúp cho các hoạt động kinh tế
trở nên minh bạch hơn.
Trong cuộc kiểm toán, bản thân kiểm toán viên luôn mong muốn rủi ro kiểm
toán là thấp nhất để đạt được chất lượng cao nhất nhằm nâng cao niềm tin của công
chúng đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài
chính đòi hỏi kiểm toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán ít sai sót nhất, phản ánh trung
thực về hoạt động kinh doanh của công ty được kiểm toán. Cùng có một đích đến là có
được một báo cáo tài chính sau khi kiểm toán hạn chế được tối thiểu những sai sót và
mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. . Tuy nhiên, những mong đợi của nhà đầu tư và kết
quả thực tế của cuộc kiểm toán đạt được không như mong đợi, điều này đã tạo nên
khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.
Sự xuất hiện của khoảng cách này có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nghề
nghiệp kiểm toán, khoảng cách kỳ vọng quá lớn sẽ làm giảm độ tin cậy của nhà đầu tư
dẫn đến hình ảnh của kiểm toán viên trong mắt công chúng trở nên xấu hơn. Khoảng
cách kỳ vọng trong kiểm toán có quan hệ tỉ lệ thuận với sự phát triển của nghề kiểm
toán. Nghiên cứu lí thuyết này có giá trị rất lớn trong việc cải thiện hình ảnh của kiểm

toán viên nhờ việc chỉ ra những yêu cầu thực tế mà xã hội đòi hỏi đối với ngành kiểm


10

toán, đòi hỏi kiểm toán viên phải nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm bản thân
trong cuộc kiểm toán. Mặt khác, cũng chỉ ra các nhà đầu tư cần phải có những nhận
thức thực tế hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của kiểm toán viên, hoạt động kiểm toán
viên.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán giúp sinh
viên có cái nhìn thực tế hơn về vai trò và trách nhiệm của bản thân. Từ đó, sinh viên sẽ
trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn trước khi ra trường.Đặc biệt là trong
thời gian này, khi mà Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối
năm 2015 cho phép 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di
chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, trong đó có nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán. Đây là cơ hội cho những người có chứng chỉ hành nghề kế
toán, kiểm toán tiêu chuẩn ASEAN và tiêu chuẩn quốc tế có thể dễ dàng làm việc tại
các nước trong khu vực. Đồng thời, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước sẽ
cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các kiểm toán viên phải nâng cao hơn nữa tính chuyên
nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp để tạo cho ngành kế toán – kiểm toán của nước
ta có được niềm tin của khách hàng nếu không sẽ bị các kế toán viên, kiểm toán viên
của khu vực và quốc tế thay thế.
Vấn đề “khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán” đã có quá trình nghiên cứu và
phát triển lâu dài tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, nhóm quyết định
nghiên cứu đề tài: “Đo lường Khoảng cách kì vọng giữa nhà đầu tư với chất lượng công
ty kiểm toán ở Việt Nam ” nhằm chỉ ra thực trạng khoảng cách kỳ vọng và tìm ra một
số biện pháp thiết thực để giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Cung cấp cho người đọc những thông tin về Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.
− Chỉ ra thực trạng khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán ở Việt Nam hiện nay

− So sánh khoảng cách kỳ vọng ở Việt Nam với một số quốc gia lân cận để nhìn nhận
về chất lượng của kiểm toán nước ta và việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng


cũng như người sử dụng báo cáo kiểm toán.
So sánh với các nghiên cứu đã có ở Việt Nam để đưa ra nhận xét về xu hướng của
khoảng cách kì vọng.


11


Đề ra một số biện pháp rút ngắn khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán thông qua
việc nâng cao trách nhiệm và thực hành kiểm toán từ các kiểm toán viên và công ty

kiểm toán; nâng cao nhận thức của người sử dụng báo cáo tài chính.
3. Phương pháp nghiên cứu
− Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
− Thu thập số liệu
o Số liệu sơ cấp: thu thập ý kiến từ sinh viên chyên ngành kế toán – kiểm toán từ
các trường đại học, từ kiểm toán viên ở các công ty kiểm toán , từ công ty có
thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, từ nhà đầu tư thông qua bảng hỏi.
o Số liệu thứ cấp: từ các nguồn như báo, tạp chí, thông tin từ internet; Các công
trình nghiên cứu số liệu thống kê từ Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
− Phân tích số liệu
o Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, mô hình hồi quy tuyến tính đểtiến
hành nghiên cứu, phân tích.
o Các số liệu được xử lí bằng phần mềm Excel 2010
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Kiểm toán viên, nhà đầu tư, doanh nghiệp được kiểm toán

− Phạm vi nghiên cứu
o Địa điểm nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến việc khảo sát thực tế được
thực hiện tại TP Hồ Chí Minh, các Sàn Giao dịch Chứng khoán, ngân hàng và
một số doanh nghiệp
o Thời gian nghiên cứu: Nhóm thực hiện đề tài trong vòng 5 tháng, từ tháng
12/2014 đến tháng 4/2015.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được nghiên cứu và chứng minh ở nhiều nước
trên thế giới. Tiêu biểu như:
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán: Những bằng chứng quốc tế (Audit
expectation gap: international evidences) M.Salehi, V.Rostami với nội dung chủ yếu
như: trình bày quá trình hình thành và phát triển của lí thuyết khoảng cách kỳ vọng
trong kiểm toán. Tổng hợp các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ
vọng trong kiểm toán tại các quốc gia khác nhau.
Gian lận trong doanh nghiệp và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
(corporate fraud and the audit expectation gap: a study among business managers)
Harold F.D. Hassink, Laury H.Bollen, Roger H.G. Meuwissen, Meinderd J. de Vries,


12

Tạp chí Kế toán – Kiểm toán và Thuế quốc tế (Journal of International Accouting,
Auditing and Taxation) với nội dung chủ yếu như: trình bày và giải thích lí thuyết
khoảng cách kỳ vọng, xây dựng phương pháp đo lường và tiến hành đo lường khoảng
cách kỳ vọng tại Hà Lan.
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán: Sự tồn tại khách quan? (Tạp chí
nghiên cứu khoa học kiểm toán số 70) với nội dung chủ yếu: Bàn chất khoảng cách kỳ
vọng trong kiểm toán và tập trung tổng hợp các công trình nghiên cứu về khoảng cách
kỳ vọng trên toàn thế giới.

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của Tiến sĩ Trần Mạnh Dũng, Đại học
KTQD, thạc sĩ Lại Thị Thu Thủy, Đại học Thương Mại trên tạp chí Kế toán- Kiểm toán
số 5/2013. Với nội dung chủ yếu là: bản chất và nguyên nhân hình thành khoảng cách
kỳ vọng trên thế giới và Việt Nam, giảm bớt khoảng cách kỳ vọng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu



Khái niệm và một số vấn đề về Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
Khảo sát và đưa ra tình hình thực tế về nhận thức và trách nhiệm kiểm toán viên
đồng thời tìm hiểu về những kỳ vọng nhà đầu tư từ đó đưa ra nhận xét về thực trạng

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Việt Nam
− Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán hiện


nay: ở kiểm toán viên, người sử dụng báo cáo tài chính
Đưa ra biện pháp từ thực tế nghiên cứu nhằm rút ngắn khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm toán ở Việt Nam
Chương 2. Nội dung chính của đề tài
1. Giải quyết vấn đề
1.1 Giới thiệu chung về khoảng cách kì vọng
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trên thế giới
 Nghề kiểm toán

Từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, công việc kiểm toán lần đầu xuất hiện ở nền
văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại theo hình thức đọc lại những số liệu cho bên thứ 3
nghe và sau đó chứng thực. Cùng với sự phát triển về Kinh tế - xã hội, của cải dư thừa,



13

việc quản lý kế toán ngày càng phức tạp, các hình thức kinh doanh ngày một đa dạng
phong phú. Đi kèm với đó là nhu cầu quản lý ngày càng tăng nên việc kiểm tra, kiểm
soát về kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn.
Cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Châu Âu vào cuối thế kỷ 18 làm xuất hiện
các loại hình doanh nghiệp mới, đòi hỏi những người chủ phải có sự kiểm soát, kiểm tra
chuyên nghiệp hơn. Từ đây, công việc kiểm toán đòi hỏi sự chuyên nghiệp bởi những
kiểm toán viên bên ngoài. Việc kiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến
tuân thủ quy định của pháp luật và mãi đến những thập niên 80, kiểm toán hoạt động
bắt đầu được hình thành và phát triển, nhưng hiện nay đã trở thành lĩnh vực trung tâm
của kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài
chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm tra
kế toán, sự kiểm tra trên cùng một hệ thống. Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc
phải được chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã
được đặt ra. Năm 1934, sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, SEC (Ủy ban chứng khoán
Mỹ) đã xây dựng và ban hành quy chế về kiểm toán viên độc lập. Đồng thời, trường đào
tạo kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo
cáo kiểm toán tài khoản của các công ty. Cũng trong giai đoạn này, ở các tổ chức kinh
doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cách
độc lập trong nội bộ với tên gọi kiểm toán nội bộ. Năm 1942 Viện kiểm toán nội bộ
Hoa Kỳ (IIA) được thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạo các kiểm toán viên nội bộ.
Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Hoa
Kỳ vào năm 1978.
Ở Pháp, năm 1965 Hội kiểm toán viên nội bộ của Pháp được thành lập và sau
này phát triển thành Viện kiểm toán viên nội bộ của Pháp vào năm 1973.
Những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế bắt đầu đi vào giai đoạn dư thừa về
vốn và nhân lực. Sự di chuyển vốn và nguồn lực giữa các quốc gia hình thành. Đòi hỏi

có sự kiểm soát xuyên suốt giữa các công ty con ở những quốc gia. Do đó, nhu cầu về
kiểm toán độc lập ngày càng cao trong việc đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính.
Ở giai đoạn đầu, việc cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập được thực hiện bởi một
hoặc một nhóm kiểm toán viên chuyên cung cấp dịch vụ. Nhưng đến nay, kiểm toán đã
ngày càng phát triển mạnh mẽ, hình thành nên những công ty kiểm toán xuyên quốc


14

gia. Khả năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu kiểm tra quản lý của nhà
đầu tư.
 Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán” đang
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bởi lẽ lý thuyết này giúp xác định trách nhiệm
của kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng, cũng như những quan niệm
đang tồn tại của người sử dụng báo cáo tài chính về nhiệm vụ của kiểm toán trong một
xã hội cụ thể.
Theo Liggio (1974), khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt giữa mức độ
dự định thực hiện theo nhận thức của KTV và của những người sử dụng BCTC. Ủy ban
Cohen (1978) về trách nhiệm của KTV mở rộng khái niệm này bằng việc xem xét xem
có khoảng cách nào tồn tại giữa những gì mà công chúng kỳ vọng và những gì mà KTV
có thể và nên dự định thực hiện.
Theo Guy và Sullivan (1988), có sự khác biệt giữa những gì mà công chúng và
những người sử dụng BCTC tin tưởng KTV chịu trách nhiệm và những gì mà KTV tin
tưởng họ chịu trách nhiệm. Godsel (1992) mô tả khoảng cách kỳ vọng là khoảng cách
mà công chúng tin tưởng về nhiệm vụ và trách nhiệm của KTV và thông điệp thể hiện
trong Báo cáo kiểm toán.
Monroe và Woodliff (1003) cho rằng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác
biệt về niềm tin giữa KTV và công chúng về nhiệm vụ và trách nhiệm mà KTV đảm

nhận và thông điệp trình bày trong báo cáo kiểm toán. Theo Viện Kế toán viên Công
chứng Hoa Kỳ (1993), khoảng cách kỳ vọng đề cập đến sự khác biệt giữa những gì mà
công chúng và người sử dụng BCTC tin rằng trách nhiệm của KTV phải làm và những
gì mà KTV tin rằng trách nhiệm họ phải làm. Viện Kế toán viên Công chúng Úc (1994)
cho rằng khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt về kỳ vọng của người sử dụng BCTC và
chất lượng lập BCTC & chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng mặc dù các khái niệm với các từ ngữ khác nhau
nhưng các khái niệm trên đều đề cập đến khoảng cách về sự nhận thức hoạt động thực
tế của KTV và kỳ vọng mà KTV phải thực hiện; và tồn tại sự khác biệt về nhận
thức giữa KTV, người sử dụng BCTC và xã hội.


15

Trên thực tế, lúc nào cũng có sự khác biệt về nhận thức giữa KTV và công ty
kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm toán, với sự nhận thức của những người sử dụng
BCTC và xã hội đối với hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, khi hoạt động kiểm toán ngày
càng trở nên phổ biến thì khoảng cách này lại có xu hướng thu hẹp qua thời gian. Chính
do xuất hiện khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán mà sự mâu thuẫn và hiểu lầm giữa
KTV và Công ty kiểm toán, với những người sử dụng BCTC thường xuyên xảy ra. Sự
xuất hiện khoảng cách kỳ vọng kiểm toán này, xét một cách khách quan, được hình
thành từ cả phía KTV và Công ty kiểm toán; và chính từ phía những người sử dụng
BCTC.

Hình 1.1: Mô tả khoảng cách kì vọng

 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đề cập về bản chất của
khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở các nước khác nhau trên thế giới.Các nghiên cứu này

chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Cơ sở cho
các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán nằm trong các công trình chuyên đề
của Lee (1970) và Beck (1974), những người đã nghiên cứu các công việc mà kiểm
toán viên dự kiến sẽ thực hiện. Hầu hết các nghiên cứu khẳng định rằng kiểm toán viên
và quan điểm của công chúng về vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên có thể thu
được thông qua bảng câu hỏi. Liggio (1974a) đã hình dung được sự thay đổi trong vai


16

trò của kiểm toán viên ở giai đoạn đầu. Sau đó, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm
về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (Liggio, 1974 b).
Ở Mỹ, Baron và các cộng sự (1977) đã kiểm tra mức độ trách nhiệm phát hiện
của kiểm toán viên đối với các sai sót trọng yếu, gian lận và các hành vi bất hợp pháp.
Họ cố gắng xác định xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào trong nhận thức liên quan đến
việc phát hiện và trách nhiệm công bố giữa kiểm toán viên và những người sử dụng
BCTC. Họ phát hiện ra rằng kiểm toán viên và những người sử dụng BCTC có niềm tin
khác nhau về việc phát hiện và trình bày các sai phạm và các hành vi bất hợp pháp. Đặc
biệt, những người sử dụng BCTC yêu cầu kiểm toán viên có trách nhiệm nhiều hơn
trong việc phát hiện, báo cáo gian lận và các hành vi không tuân thủ pháp luật hơn là
những gì mà kiểm toán viên cho rằng mình phải làm.
Low (1980) đã kiểm tra khoảng cách kỳ vọng trên tại Úc. Mức độ phát hiện và
trách nhiệm công bố sai sót, gian lận và các hành vi bất hợp pháp theo nhận thức của
kiểm toán viên và những người sử dụng BCTC được nghiên cứu. Kết quả là cả hai
nhóm có nhận thức hoàn toàn khác nhau.Nghiên cứu này cũng nhất quán với nghiên
cứu của Beck (1974) và Beck cho rằng những bên liên quan có kỳ vọng cao hơn về hoạt
động kiểm toán hơn là những gì mà kiểm toán viên đang thực hiện.
Low và các cộng sự (1988) đã kiểm tra mức độ của khoảng cách kỳ vọng giữa
kiểm toán viên và các nhà phân tích tài chính về mục tiêu kiểm toán trong môi trường
Công ty khách hàng tại Singapore. Kết quả chỉ ra rằng mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm

toán là đưa ra ý kiến về BCTC.Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc kiểm toán
như là sự bảo đảm về tính chính xác về BCTC của một đơn vị.Hơn nữa, nhận thức của
các nhà phân tích trong việc ngăn chặn và phát hiện sai phạm trọng yếu từ phía kiểm
toán viên khắt khe hơn là những gì mà kiểm toán viên phải thực hiện.
Humphrey và các cộng sự (1992) thực hiện cuộc điều tra để thu thập bằng chứng
về ý kiến và nhận thức về kiểm toán từ nhiều nhóm người khác nhau. Kết quả chỉ ra
không có sự khác biệt đáng kể về nhận thức rằng BCTC phải tuân thủ theo luật định và


17

chuẩn mực, nhưng có sự khác biệt đáng kể về vai trò của kiểm toán viên. Nói chung,
kiểm toán viên cho rằng họ có trách nhiệm và vai trò ít hơn so với những người sử dụng
BCTC kỳ vọng về công việc của họ. Một điều thú vị là 71% kiểm toán viên không cho
rằng Bảng cân đối kế toán trình bày trung thực về tình hình tài chính, trong khi đó 51%
Giám đốc tài chính và 81% những người sử dụng kết quả kiểm toán lại có ý kiến ngược
lại.
Gloeck và De Jager (1993) đo lường khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Cộng
hòa Nam Phi. Kết quả chỉ ra rằng có khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và có 3 vấn đề
chính cần quan tâm (i) thiếu tính độc lập của kiểm toán viên; (ii) vai trò không rõ ràng
của kiểm toán viên, đặc biệt liên quan đến gian lận và tính liên tục hoạt động; (iii) sự
không thỏa mãn về kiểm toán bắt buộc đối với các công ty có quy mô nhỏ. Hơn 60%
người trả lời cho rằng kiểm toán viên bị ảnh hưởng đáng kể từ phía các nhà quản lý của
công ty khách hàng.
Epstein và Geiger (1995) nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa các
nhà đầu tư và kiểm toán viên, và kết luận rằng (i) các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn về
mức độ bảo đảm liên quan đến gian lận và sai sót; (ii) thiếu sự hiểu biết liên quan đến
sự khác biệt về khả năng của kiểm toán viên phát hiện sai phạm do gian lận và sai sót
gây ra; (iii) các nhà đầu tư không hiểu được sự khó khăn trong việc phát hiện các sai
phạm trọng yếu do gian lận và sai sót như kiểm toán báo cáo tài chính.

Dựa trên các phát hiện này, Epstein và Geiger cho rằng kiểm toán viên cần thông
báo cho công chúng về những khó khăn trong việc phát hiện gian lận và kiểm toán viên
cần tăng cả về chất lượng và số lượng các dịch vụ kiểm toán để cung cấp cho các nhà
đầu tư mức độ bảo đảm cao hơn.
Best và các cộng sự (2001) thu thập bằng chứng về khoảng cách kỳ vọng kiểm
toán tại Singapore. Nghiên cứu này cung cấp chi tiết hơn về bản chất và phạm vi của
khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Có sự khác biệt đáng kể về trách nhiệm của kiểm toán
viên trong việc phát hiện tất cả các gian lận và sai sót; trong khi đó kiểm toán viên lại


18

cho rằng không có trách nhiệm trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận và sai
sót.Ngoài ra, các nhà đầu tư còn cho rằng kiểm toán viên có trách nhiệm về hoạt động
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng.
Còn rất nhiều các nghiên cứu khác về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại các
nước khác nhau như nghiên cứu của Vinten (2005) tại Anh và New Zealand; nghiên
cứu của Swamy (2007) tại Ấn Độ … Các nghiên cứu này cũng chỉ ra có sự khác biệt
trong cách nhìn nhận và hiểu biết giữa những người sử dụng kết quả kiểm toán và kiểm
toán viên thực hiện cuộc kiểm toán về các khía cạnh khác nhau như mục tiêu kiểm toán,
vai trò của kiểm toán viên, ý kiến kiểm toán, trách nhiệm phát hiện và báo cáo gian lận
và sai sót, công bố và trình bày thông tin …
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam
 Nghề kiểm toán độc lập

Năm 1957, Nhà nước lần đầu tiên ban hành chế độ sổ sách kế toán dành cho các
đơn vị kinh tế và sở hữu nhà nước: yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý và kiểm tra
hoạt động tài chính.
Tuy nhiên, sau thời kì thống nhất đất nước, Việt Nam thực hiện chế độ kế hoạch
hóa tập trung: nhà nước là chủ sở hữu nắm trong tay toàn bộ công tác kế toán và kiểm

tra kế toán. Do đó, KTVchưa có vai trò quan trọng trong thời kì này.
Năm 1989, bước vào thời kì mở cửa, Việt Nam đã chuyển qua cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ kế toán mới được ban hành thay cho chế độ
kế toán hiện hành. Tuy nhiên, chế độ mới vẫn có những điểm chưa bắt kịp với cơ chế
thị trường. Với việc thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành
phần kinh tế được mở rộng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của
doanh nghiệp (DN) không chỉ để báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước, để kiểm tra và
xét duyệt, mà còn cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, sử dụng nhằm
đưa ra các quyết định kinh tế. Các thông tin này được yêu cầu có độ chính xác cao,
đáng tin cậy và trung thực. Nhờ đó, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và trở thành bộ
phận không thể thiếu trong đời sống hoạt động kinh tế.


19

Năm 1991, BTC thành lập 2 doanh nghiệp kiểm toán nhà nước là Công ty Kiểm
toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
(AASC).
Tháng 10/1994, lần đầu tiên BCT tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ đặc cách
cho 49 người đạt đủ điều kiện, tiêu chuẩn KTV chuyên nghiệp.
Năm 2011, Quốc hội công bố Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực từ ngày
01/01/2012 gồm 2 nghị định và 7 thông tư.
Theo số liệu gần nhất, năm 2012 Việt Nam có 155 công ty kiểm toán với số
lượng nhân viên bình quân là 65 người/công ty. Năm 2013, số lượng này giảm mạnh
chỉ còn 143 công ty (giảm 14%) nhưng số lượng nhân viên bình quân 78 người/công ty
(tăng 20%).
 Những khái niệm chung được sử dụng

Theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP, “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác

nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu,
số liệu kế toán và BCTC của doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm
toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”.
Báo cáo tài chính: là báo cáo phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng
cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố
của báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm
toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc
việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được
kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp
kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra
ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính
của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Theo TS Phan Thanh Hải, “Sự khác biệt về kỳ vọng chỉ ra một giới hạn, một
khoảng cách giữa kỳ vọng và trông đợi của công chúng về trách nhiệm phát hiện gian
lận, sai sót của kiểm toán viên và những gì được coi là trách nhiệm của kiểm toán viên
trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán”.


20

Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám
đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất
chính hoặc bất hợp pháp.
Nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.
1.2.

Trong các nghiên cứu của Guy và Sullivan (1988), Godsel (1992), Monroe và Woodliff

(1993) và các nghiên cứu khác khẳng định rằng sự hình thành khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán xuất phát phổ biến từ phía KTV và công ty kiểm toán và từ phía những người
sử dụng BCTC.
Thứ nhất, từ phía KTV và công ty kiểm toán. Cụ thể, các dịch vụ kiểm toán
do KTV và công ty kiểm toán cung cấp chưa thực sự hoàn hảo và chưa thỏa mãn nhu
cầu và kỳ vọng của những người sử dụng BCTC. Dịch vụ kiểm toán chưa hoàn hảo có


thể do:
Năng lực nghề nghiệp của KTV thực hiện cuộc kiểm toán chưa cao, do vậy chưa phát



hiện được các sai phạm trọng yếu vẫn còn tồn tại trong BCTC đã được kiểm toán;
Tính độc lập của KTV bị vi phạm như KTV chưa độc lập đầy đủ về quan hệ xã hội và
quan hệ kinh tế với đơn vị được kiểm toán và chưa độc lập trong việc thu thập và đánh



giá các bằng chứng kiểm toán;
Không phải lúc nào KTV cũng kiểm tra 100% các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho nên




hoạt động kiểm toán lúc nào cũng tồn tại rủi ro;
Môi trường luật pháp về kiểm toán chưa thực sự đồng bộ và đầy đủ.
Việc cung cấp dịch vụ kiểm toán còn chịu tác động của quy luật cung – cầu, cạnh tranh.
Do vậy, giá phí kiểm toán thấp, đặc biệt là những công ty kiểm toán nhỏ, đã ảnh hưởng
rất lớn đến việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ các công việc kiểm toán theo chuẩn mực.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán bao gồm cả cuộc kiểm
toán BCTC, các KTV và Công ty kiểm toán chưa thông báo và giải thích hoặc có thông
báo và giải thích không đầy đủ cho những người sử dụng BCTC như Ban Giám đốc
công ty khách hàng và các bộ phận có liên quan trong đơn vị được kiểm toán như phòng
Kế toán … về bản chất của cuộc kiểm toán. Cụ thể, người sử dụng BCTC vẫn chưa hiểu
thấu đáo cơ sở tiến hành kiểm toán; đối tượng kiểm toán; phạm vi kiểm toán; ý kiến
kiểm toán, mức trọng yếu, các loại rủi ro có liên quan …


21

Thứ hai, từ phía chính những người sử dụng BCTC. Vẫn còn nhiều quan
niệm cho rằng
− Trách nhiệm của KTV là bảo đảm BCTC được kiểm toán là chính xác tuyệt đối và
không có bất cứ sai sót nào tồn tại; và
− KTV cần phải kiểm tra 100% các nghiệp vụ kinh tế và phát hiện tất cả các sai sót và
gian lận qua đó cảnh báo tất cả các rủi ro có thể xảy ra đến doanh nghiệp; và
− BCTC phải trình bày tất cả các thông tin có liên quan đến mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
Nhiều người sử dụng BCTC cho rằng BCTC đã được kiểm toán là sự bảo đảm
tuyệt đối các thông tin phản ánh trên BCTC của doanh nghiệp. Nhiều người sử dụng
BCTC đã được kiểm toán cũng kỳ vọng rằng số liệu mà KTV xác nhận trên BCTC phải
giống như số liệu mà các cơ quan khác thanh quyết toán BCTC của đơn vị như số liệu
về thuế phải nộp, chi phí hợp lý hợp lệ … Cũng còn nhiều người sử dụng BCTC chưa
phân biệt được sự khác biệt giữa loại ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến không chấp
nhận toàn phần (ý kiến ngoại trừ, ý kiến từ chối và ý kiến trái ngược). Do vậy, họ không
quan tâm nhiều đến ý kiến KTV và khi quyết định kinh tế của họ có sai lầm thì dẫn đến
mâu thuẫn và tranh chấp kiện tụng với KTV và công ty kiểm toán.
1.3.
Vấn đề cần quan tâm

Công việc kiểm toán đã và đang có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.
Những người sử dụng BCTC ngày càng quan tâm và có nhiều hiểu biết hơn. Họ hy
vọng KTV bảo vệ lợi ích cho họ và họ kỳ vọng BCTC được kiểm toán có chất lượng
bởi lẽ KTV sẽ giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Bên cạnh đó, khoảng
cách kì vọng giữa NĐT và chất lượng dịch vụ kiểm toán được xem là một vấn đề đã tồn
tại từ lâu. Điều này đòi hỏi phải có một cái nhìn cụ thể hơn về khoảng cách giữa kì vọng
của nhà đầu tư với chất lượng công ty kiểm toán, từ đó có những giải pháp đồng bộ và
lâu dài nhằm đưa khoảng cách này về mức hợp lý hơn.
1.4.
Khảo sát và kết quả khảo sát
1.4.1 Kế hoạch khảo sát
Theo nghiên cứu của Porter (1993), khoảng cách kì vọng trong kiểm toán gồm 2
yếu tố là khoảng cách hợp lý và khoảng cách hoạt động
Hình 1.2 Mô hình khoảng cách kì vọng của Porter (1993)


22

Khoảng cách hợp lý: là khoảng cách giữa sự kì vọng mang tính chủ quan của
người sử dụng BCTC với kiểm toán viên được công nhận có đầy đủ phẩm chất, năng
lực.
Khoảng cách hoạt động:là khoảng cách giữa sự kì vọng mang tính khách quan
của người sử dụng BCTC về việc KTV hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở
mức độ có thể chấp nhận được, với những gì mà KTV nhận thức được về trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình.Dựa vào cơ sở lý luận của Porter, nhóm đưa ra bảng hỏi cho các
đối tượng là NĐT, kiểm toán viên và kế toán trưởng nhằm làm rõ khoảng cách hoạt
động và khoảng cách hợp lý.
 Bảng hỏi NĐT



s

Nội dung

l
í
l
u

n


23

VS
A
5
4
0

Báo cáo tài chính có những khoản mục được tính dựa
trên ước tính kế toán

v
à
2
4
0
đ
o


n
3
2
.
VS
A

Báo cáo kiểm toán được lập dành cho một nhóm đối
tượng sử dụng nhất định

Tình hình tài chính của khách hàng kiểm toán có thể
được xem là tốt khi ý kiến trên báo cáo kiểm toán là
chấp nhận toàn phần

3
2
0
v
à
8
0
0
.
VS
A
2
0
0
v

à
7
0
0


24

VS
A

Kiểm toán viên làm công việc kiểm tra tất cả các nghiệp
vụ phát sinh trong kỳ kế toán của khách hàng

3
2
0
v
à
5
3
0
Chu

n
m

c
đ


o

Kiểm toán viên công khai hết tất cả những sai sót phát
hiện được trong quá trình kiểm toán

Kiểm toán viên luôn có một mức rủi ro được chấp nhận
khi họ đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp về báo
cáo tài chính

đ

c
n
g
h

n
g
h
i

p
VS
A
3
2
0
v
à



25

5
3
0
VS
A

Khi báo cáo tài chính có sai sót gây thiệt hại cho nhà đầu
tư thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về kiểm toán viên

2
4
0
VS
A

Kiểm toán viên phải tìm ra tất cả các sai sót của báo cáo
tài chính

2
4
0

 Bảng hỏi kiểm toán viên


S


L
Í
L
U

N

NỘI DUNG

Kiểm Toán Viên có đưa ra ý kiến hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng

VS
A
3
1
5

Kiểm Toán Viên có nên thừa nhận tính xác thực của các
chứng từ và sổ kế toán khi không có nghi ngờ phải
điều tra thêm (ngay cả khi chuẩn mực cho phép)?

VS
A
2
4
0



×