Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

211 Kiểm toán chu trình tiền lương - nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.49 KB, 55 trang )

Phần I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE
VIỆT NAM
I. Tổng quan về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte Việt
Nam
Gần một năm sau khi chính thức trở thành thành viên đầy đủ của một
trong bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Deloitte Touche Tohmatsu vào
tháng 5/2007, Deloitte Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa, phát triển trên nền
tảng và thành quả mà đơn vị tiền thân là Công ty kiểm toán Việt Nam
(VACO) đã xây dựng trong suốt hơn 16 năm hoạt động
Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) được thành lập năm 1991 theo
Quyết định số 165TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, tuy nhiên do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường công ty muốn
tham gia đấu thầu các dự án nước ngoài thì cần chuyển đổi loại hình hoạt
động của công ty vì vậy công ty đã thực hiện chuyển đổi thành công ty
TNHH 1 thành viên theo Quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm
2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
VACO là công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp
dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, và
các dịch vụ liên quan cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh
tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế.
1
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao, ban lãnh đạo VACO
đã mạnh dạn đưa một bộ phận của VACO liên doanh với hãng kiểm toán
quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu, một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất
thế giới từ năm 1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính
thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành


kiểm toán độc lập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO
với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công
nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu.
VACO – ISD là đại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt
Nam. Sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn kinh nghiệm của một hãng kế
toán, kiểm toán có bề dày và danh tiếng hàng trăm năm trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán với Công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam có
những hiểu biết toàn diện về môi trường kinh doanh, luật pháp Việt Nam
chính là chìa khóa cho sự thành công vượt bậc hơn hẳn các công ty kiểm
toán khác ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Đặc biệt tới ngày 7/5/2007 VACO đã chính thức công bố hoàn thành
việc chuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche
Tohmatsu -một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới. Nhân dịp này,
VACO cũng công bố chính thức đổi tên thành Deloitte Việt Nam, hiện diện
đầy đủ của hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới tại Việt Nam
Cùng trong chuỗi sự kiện này, Deloitte Vietnam cũng tuyên bố chính
thức gia nhập Deloitte Đông Nam Á. Deloitte Đông Nam Á được thành lập
từ tháng 6 năm 2006. Việc gia nhập của Deloitte Vietnam và trở thành thành
viên thứ 7 của Deloitte Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược
kinh doanh nhằm nhân đôi sức mạnh của Deloitte tại khu vực Đông Nam Á
trong vòng 5 năm tới. Như vậy, với sự kết hợp của bảy nước thành viên bao
gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Guam và sắp tới
2
là Việt Nam, Deloitte Đông Nam Á sẽ có hơn 170 đối tác, và gần 4.300
chuyên gia và nhân viên làm việc tại hơn 19 văn phòng trong khu vực.
2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty
3.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
3.1.1. Dịch vụ kiểm toán
Deloitte Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho
các tổng công ty nhà nước, các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100%

vốn đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các
tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán
độc lập theo các chuẩn mực kiểm toán việt Nam và Quốc tế và cung cấp giá
trị gia tăng cho khác hàng thong qua tư vấn bằng văn bản hàng năm về cánh
thức cải thiện các hệ thống hoạt động và kiểm soát nội bộ.
3.1.2. Dịch vụ tư vấn thuế
Các chuyên gia tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các
chuyên gia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam
và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm có thể tối đa hoá thu
nhập của khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diện về các luật
thuế và khả năng hoạch định sáng tạo làm giảm bớt thuế phải đóng một cách
hợp pháp. Công ty giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ cấu đầu tư của họ
tại Việt Nam,vàn hỗ trợ hoạt động quốc tế để đầu tư vốn vào những nơi hoặc
lĩnh vực có mức thuế suất thấp giữa các nơi thuộc các hệ thống pháp luật
khác nhau. Đối với khách hàng là cá nhân người Việt hay người nước ngoài
sinh sống tại Việt Nam công ty cung cấp các giải pháp về lương trọn gói có
tính hiệu quả cao về thuế và tư vấn về các giải pháp chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài. Deloitte Việt Nam còn giúp khách hàng làm việc với cơ quan
3
thuế, cung cấp thông tin cập nhật về thuế, và tổ chức các buổi đào tạo, hội
thảo về thuế.
3.1.3. Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
Dịch vụ này của Deloitte Việt Nam giúp khách hàng thực hiện được những
mục tiêu tài chính doanh nghiệp của mình bằng việc xây dựng các chiến
lược và kế hoạch hiệu quả với nhiều phương án như sáp nhập, mua lại, cổ
phần hoá, mở rộng, đầu tư mới, tái cơ cấu tài chính, phục hồi hoạt động kinh
doanh, giảm vốn hay bán lại công ty thông qua những dịch vụ tư vấn Tài
chính Doanh nghiệp đa dạng. Đồng thời các dịch vụ thiết kế cải thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, tư vấn về hệ thống kế toán và
kiểm soát nội bộ thích hợp… giúp cho khách hàng tiết kiệm được rất nhiều

thời gian, do đó, sẽ có nhiều thời gian đóng góp vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp hơn
3.1.4. Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Dịch vụ đào tạo của Deloitte Việt Nam do những chuyên gia cao cấp
giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh
doanh thực hiện,chương trình này bao gồm nhiều lĩnh vực: kế toán, kiểm
toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng áp dụng
đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với khách
hàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ
chính sách của nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo
chắc chắn về việc lập báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và các quy định
hiện hành.Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soát
nội bộ có hiệu quả, Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ
năng kiểm toán nội bộ. Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn
4
mực kiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp
thực hành kiểm toán quốc tế.
3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Với bề dầy lịch sử trong ngành kiểm toán Việt Nam, Deloitte Việt
Nam đã không ngừng gặt hái được những thành công.Kết quả đó thể hiện ở
những chỉ tiêu sau:
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
(Tính
trong 8
tháng)

Năm
2007
1 Tổng doanh thu 64826 62752 98763
2 Lợi nhuận trước thuế 30107 28825 48946
3 Lợi nhuận sau thuế 21677 20754 35241
4 Nộp ngân sách Nhà nước 8430 8071 13705
5 Tổng số lao động (người) 409 345 293
Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Doanh thu của công ty liên tục tăng(năm 2006 doanh thu chỉ là 62,752
tỉ vì đó là do số liệu chỉ tổng hợp trong 8 tháng) chỉ trong vòng 2 năm doanh
thu của công ty đã tăng lên gấp 1,5lần từ 64,826 tỉ đồng năm 2005 lên đến
98,763 tỉ đồng năm 2007 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày
càng hiệu quả, công ty ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị
lớn, số lượng khách hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của công ty
ngày càng được khẳng định. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu
hàng năm đạt 20% - cao nhất trong số các công ty kiểm toán ở Việt Nam.
Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên trên 1,5 lần từ năm 2005 đến
năm 2007 điều này phù hợp với sự tăng lên của doanh thu và số lượng lao
động của công ty. Số tiền công ty nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên
không ngừng
5
Biểu đồ 3.3.1: Doanh thu theo loại hình khách hàng
Năm 2007
Biểu đồ 3.3.2: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năn 2007
6
3.3. Những thành tựu đạt được
Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạt
được Deloitte Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc
kế hoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành kiểm toán
Việt Nam. Với những thành tích đó Deloitte Việt Nam đã được Đảng và Nhà

nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý.
Những thành tích đã đạt được:
Năm 1999: đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ
Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt
Năm 2003: Giải thưởng Ngôi sao bạch kim về thương hiệu VACO do
tổ chức BDI có trụ sở tại Madrit, Tây Ba Nha bình chọn
Năm 2005: Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sở hữu công
nghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn
Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì
Và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Gần đây nhất vào tháng 1/2008 Deloitte Việt Nam vinh dự là một
trong mười doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống quản lí tốt nhất, nhận giải
thưởng Ngôi sao quản lí do Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng.
3.4. Chiến lược của công ty trong tương lai
Chiến lược phát tiển trong tương lai của công ty là vẫn tiếp tục đầu tư
phát triển nguồn nhân lực hiện đang là lợi thế của công ty, có chính sách thu
hút thêm nhiều nhân tài ở cấp bậc kiểm toán viên, mở rộng đào tạo nâng cao
kỹ thuật nghiệp vụ tư vấn, kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng
số lượng khách hàng ra cả trong và ngoài nước, từ đó trở thành công ty kiểm
toán hàng đầu về cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả ở Việt Nam, phấn
7
đấu đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín tại
Việt Nam và trong vung Châu Á Thái Bình Dương.
Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty:
• Đầu tư phát triển toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin và giải pháp
phần mềm phục vụ Deloitte Audit và mục đích kế toán quản trị. Thực hiện
mục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng ít rủi ro và hiệu quả như các khách
hàng FDI và ODA.
• Tập trung mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ vào các địa bàn trọng

điểm, có nhiều tiềm năng phát triển, bao gồm các trung tâm kinh tế lớn như:
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…. đồng thời đẩy mạnh công
tác Marketing, mở rộng hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn thuế đối với
khách hàng chiến lược, trong đó tập trung vào các thị trường như: Nhật, Hà
Quốc và các nước trong khu vực.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng phục vụ kiểm
toán và tư vấn tài chính, góp phân tăng uy tín của Công ty với khách hàng và
đa dạng hóa loại hình dịch vụ.
• Mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực có hiệu quả như:
dịch vụ ERS, tư vấn chia tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp.
Định hướng phát triển các loại hình cụ thể:
• Lĩnh vực kiểm toán: tập trung phát triển các khách hàng là các công
ty đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro. Nâng cao
sức mạng cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán chẩn đoán, kiểm toán dự án
và kiểm toán hoạt động, mở thêm dịch vụ phát triển rủi ro doanh nghiệp.
• Lĩnh vực tư vấn: Tăng cường, phát triển đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, mở rộng các loại hình dịch vụ phát sinh trong quá trình hội nhập như
tư vấn nghiên cứu thị trường, đánh giá môi trường đầu tư và các dịch vụ hỗ
8
trợ pháp lý; hạn chế rủi ro, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hiện
tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tập trung phát triển các
khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước
có quy mô lớn.
• Lĩnh vực tư vấn thuế: tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế
và kế hoạch thuế cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loại
hình doanh nghiệp khác; phấn đấu doanh thu tư vấn thuế đạt từ 15-18% tổng
doanh thu.
3.5. Những điều làm nên thành công của Deloitte Việt Nam hiện nay
Ngay từ khi mới thành lập Deloitte Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề
con người, vì mục đích đầu tư và phát triển lâu dài tại Việt Nam, hãng kiểm

toán Deloitte luôn duy trì một đội ngũ chuyên gia ở các cấp cao và trong các
lĩnh vực dịch vụ khác nhau làm việc tại Deloitte Việt Nam để vừa trợ giúp
cho Deloitte Việt Nam phục vụ khách hàng là các công ty đa quốc gia, các
dự án quốc tế lớn, vừa đào tạo trực tiếp cho các kiểm toán viên của mình.
Chính điều này giúp cho Deloitte Việt Nam có cơ hội chuyển giao “chất
xám” từ các chuyên gia tới cả ban lãnh đạo lẫn nhân viên của Công ty. “Nhờ
vậy, cho đến nay, ở nhiều vị trí , nhân viên của Deloitte Việt Nam còn giỏi
hơn cả chuyên gia nước ngoài, tạo cho Deloitte Việt Nam nhiều lợi thế cạnh
tranh cao so với các công ty kiểm toán nước ngoài đang có mặt tại Việt
Nam”, thành viên ban lãnh đạo Deloitte Việt Nam tự hào nói.
Trước xu thế hội nhập ban giám đốc Deloitte Việt Nam đã và đang tiếp
tục triển khai chương trình quốc tế hoá đội ngũ nhân viên Việt Nam, thông
qua việc liên tục cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo các chương trình ngắn
hạn và dài hạn về kiểm toán do Deloitte tổ chức. Đồng thời, Deloitte Việt
Nam cũng tập trung đầu tư đào tạo nhân viên theo các khoá học quốc tế về
kiểm toán, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính quốc tế trong nước.
9
Lợi thế thành viên của Deloitte càng được nhân mạnh hơn khi Deloitte
Việt Nam có một đội ngũ quản lý và kiểm toán viên là người Việt Nam
thông hiểu pháp luật và hệ thống kinh doanh trong nước và được đào tạo có
hệ thống tại nước ngoài. Trong hơn 300 nhân viên của Deloitte Việt Nam ở
3 văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, và TP.HCM có hơn 20% nhân viên đã
và đang được đào tạo theo các chương trình quốc tế về kế toán, kiểm toán,
tài chính, quản trị doanh nghiệp (DN) và gần 100 trong tổng số 800 kiểm
toán viên quốc gia đang hành nghề ở hơn 90 công ty kiểm toán độc lập đăng
ký hành nghề tại Việt Nam đang làm việc tại Deloitte Việt Nam. Điều này
thể hiện chất lượng quốc tế của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của
Deloitte Việt Nam mà không công ty kiểm toán của Việt Nam nào có được.
“Mạnh dạn đầu tư cho con người là hướng đi mà Deloitte Việt Nam đã chọn
trong thời gian qua và Ban giám đốc Deloitte Việt Nam xác định sẽ tiếp tục

thực hiện điều này trong tương lai. Đây là cách đầu tư đúng đắn để đảm bảo
sự phát triển bền vững của Công ty”, thành viên ban lãnh đạo Deloitte Việt
Nam phát biểu.
3. Tổ chức bộ máy quản lí của Deloitte Việt Nam
Tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam được thiết kế và thực
hiện theo mô hình tập trung. Deloitte Việt Nam có trụ sở chính ở Hà nội và
các chi nhánh ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh ( trước công ty có 1 chi
nhánh tại đà nẵng, nhưng đến nay chi nhánh này đã ngừng hoạt động )
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty
10
Với mô hình như trên, Ban lãnh đạo công ty có quyền chỉ đạo, điều hành
trực tiếp các hoạt động của công ty ở cả trụ sở chính và các chi nhánh. Trong
đó trụ sở chính ở Hà nội sẽ tiến hành kiểm toán cho các khách hàng ở phía
bắc, các tổng công ty do nhà nước bổ nhiệm cũng như các dự án quốc tế lớn
khác. Mô hình tổ chức trên không có nghĩa là chi nhánh nào thì chỉ thực hiện
kiểm toán cho các khách hàng ở khu vực đó mà thường xuyên có sự di
chuyển nhân viên từ trụ sở chính cũng như giữa các chi nhánh với nhau. Các
khách hàng của công ty nằm trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nên sự
di chuyển nhân viên của công ty là hợp lý. Các chi nhánh cũng thường
xuyên nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và về nhân lực. Trụ sở chính của
công ty cũng trực tiếp thực hiện việc hợp tác với Deloitte toàn cầu trong việc
đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận phương pháp kỹ thuật.
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy tại Deloitte Việt Nam
Trụ sở chính của
công ty tại Hà Nội
Chi nhánh Hải
Phòng
Chi nhánh Tp Hồ
Chí Minh
11

Chủ tịch công ty
Đội ngũ chuyên gia nước ngoài Ban giám đốc
o
Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Chức năng nhiệm vụ:
• Chủ tịch công ty: là người đứng đầu công ty, có toàn quyền quyết
định các chiến lược hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả các
vấn đề liên quan đến công ty.
• Đội ngũ chuyên gia nước ngoài: thực hiện sự hỗ trợ về mặt nghiệp
vụ đối với các phòng ban và các hợp đồng kiểm toán của công ty.
• Ban giám đốc: có trách nhiệm lập các định hướng chung như chiến
lược kinh doanh, chính sách tuyển dụng và đào tạo…Giám đốc là đại diện
toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính và công ty
Deloitte Touche Tohmatsu về mọi hoạt động của công ty, có quyền điều
hành, quyết định mọi hoạt động của công ty và các văn phòng đại diện. Phó
giám đốc là người phụ trách soát xét kỹ thuật kiểm toán và nghiên cứu khoa
học tại các bộ phận mình phụ trách, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh
vực, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc uỷ quyền
và phân công thực hiện.
• Các phòng nghiệp vụ:
12
Các phòng nghiệp vụ Các phòng tư vấn Khối hành chính Các chi
nhánh:
TP Hồ
Chí
Minh,
Hải
Phòng
Phòng
kiểm

toán
1
Phòng
kiểm
toán
2
Phòng
IT và
dịch
vụ
quản
lý rủi
ro
Phòng
tư vấn
tài
chính
và giải
pháp
Phòng
tư vấn
thuế
Phòng
kế
toán
Phòng
hành
chính
Phòng
quản

trị
nhân
sự
- Phòng kiểm toán 1: thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế.
- Phòng kiểm toán 2: thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp Nhà nước.
Hiện nay thì không có sự phân biệt rõ ràng về khách hàng giữa hai
phòng kiểm toán mà hai phòng này luôn hỗ trợ nhau trong công việc để đạt
mục tiêu chung của công ty.
- Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro: thực hiện hỗ trợ khách hàng
các phần mềm, đánh giá, quản lý rủi ro, tăng cường độ tin cậy của hệ thống
cũng như chu trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
• Các phòng tư vấn
- Phòng tư vấn tài chính và giải pháp: thực hiện tư vấn tài chính,
giải pháp quản lý, tư vấn kế toán và các dịch vụ hỗ trợ dự án.
- Phòng tư vấn thuế: hoạt động trên các lĩnh vực: hoạch định chiến
lược thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế, soát xét tính
tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế
thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam, thuế nhà thầu nước ngoài, tư vấn và trợ giúp doanh
nghiệp khi gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế, tổ
chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế.
• Khối hành chính
- Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về
tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng.
- Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn
thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, cập nhật thông tin,
văn bản mới….

13
- Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều
kiện cho nhân viên đi công tác…
• Các chi nhánh: đại diện cho công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực kiểm toán, tư vấn và thuế theo khu vực.
4. Khái quát về hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán Deloitte Việt
Nam
4.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Deloitte Việt Nam
Ở Deloitte Việt Nam kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện
trong suốt cuộc kiểm toán, đó là một yêu cầu bắt buộc. Theo hướng dẫn
kiểm toán của Deloitte Việt Nam, việc kiểm tra, soát xét lại công việc cấp
dưới đã làm được thực hiện một cách nghiêm ngặt và gắn với trách nhiệm
của kiểm toán viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng
kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên chính thức có ít nhất 2 năm
kinh nghiệm nghề nghiệp cho đến các manager (chủ nhiệm kiểm toán, giám
đốc kiểm toán). Để hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất, trong mỗi cuộc
kiểm toán sẽ có một manager và một chuyên gia người nước ngoài phụ
trách. Và trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành thì giám đốc công ty
sẽ là người soát xét cuối cùng để đảm bảo rằng báo cáo kiểm toán không có
bất cứ một sai sót đáng kể nào. Chính vì cuộc kiểm toán được sự kiểm soát
chặt chẽ như vậy mà chất lượng các cuộc kiểm toán của công ty không
ngừng đựơc nâng cao.
4.2. Sơ lược về phương pháp kiểm toán của Deloitte (AS/2)
Hệ thống kiểm toán AS/2 được DTT chuyển giao cho tất cả các thành
viên của DTT trên toàn cầu trong đó có cả Deloitte Việt Nam. AS/2 là một
hệ thống kiểm toán tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn của DTT toàn cầu. Hệ
thống AS/2 bao gồm 2 bộ phận là:
 Quy trình kiểm toán
14
 Hệ thống hồ sơ kiểm toán

 Phần mềm kiểm toán ứng dụng
Quy trình kiểm toán theo AS/2: được DTT thiết kế và áp dụng tại tất cả
các thành viên của mình. Đây là một quy trình phức tạp và chặt chẽ được thể
hiện qua 6 bước như sau:
- Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán. Bước này sẽ
được thực hiện bởi các partner và cũng có thể có sự hỗ trợ của các chủ
nhiệm kiểm toán, nội dung công việc của bước này sẽ gồm:
 Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của các cuộc kiểm toán
 Lựa chọn nhóm kiểm toán
 Lập và lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
- Bước 2: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Công việc của bước này bao
gồm:
 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
 Tìm hiểu môi trường kiểm soát
 Tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng
 Thực hiện các bước phân tích tổng quát
 Xác định mức độ trọng yếu
 Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Công việc của bước này bao
gồm:
 Xác định mức độ rủi ro tiềm tàng
 Lập kế hoạch cho các thủ tục khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ
 Lập kế hoạch cho các kiểm tra chi tiết
 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
- Bước 4: Thực hiện kiểm toán. Công việc của bước này bao gồm;
15
 Thực hiện các thủ tục kiểm soát để đánh giá tính hiệu lực và hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá kết quả
 Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết. Trong bước này gồm 2

phần việc đó là thủ tục phân tích chi tiết và kiểm tra chi tiết. Và
đánh giá kết quả
 Đánh giá toàn diện những sai sót và phạm vi của cuộc kiểm toán
 Soát xét lại báo cáo tài chính
- Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm toán và báo cáo. Công việc của bước
này bao gồm:
 Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo
 Thu thập thư giải trình của giám đốc
 Tổng hợp toàn bộ các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến
 Lập báo cáo kiểm toán
- Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán. Công việc cuả bước này
bao gồm:
 Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán
 Giữ mối quan hệ với khách hàng
Thêm vào đó đối với công việc cụ thể trong từng bước trong quy trình
kiểm toán theo AS/2 đều có các hướng dẫn cụ thể và chi tiết.
Mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán đều được phân công phân nhiệm rõ
ràng. Trước hết, những công việc đánh giá, xử lý các rủi ro của cuộc kiểm
toán và thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà
ban giám đốc có sự cố vấn của các chuyên gia thực hiện trước khi kiểm toán.
Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân công của các
giám đốc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán có thể là các kiểm toán viên
cao cấp sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết. Trưởng
nhóm kiểm toán sẽ giao cho các thành viên trong nhóm kiểm toán những
16
phần việc phải thực hiện. Và trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả
làm việc của các thành viên trong nhóm vào file kiểm toán. Cuối cùng là đưa
ra báo cáo kiểm toán.
Hệ thống Hồ sơ kiểm toán theo AS/2: Phụ lục
Phần mềm kiểm toán ứng dụng: Ngoài việc cung cấp cho

Deloitte Việt Nam một phương pháp kiểm toán và hệ thống hồ sơ, giấy tờ
làm việc tiên tiến, AS/2 còn cung cấp một phần mềm máy tính để trợ giúp
kiểm toán viên trong công việc. Như vậy có thể thấy AS/2 là một hệ thống
phương pháp kiểm toán tiên tiến với rất nhiều hữu ích đã giúp cho các kiểm
toán viên của Deloitte hoàn thành tốt công việc cũng như góp phần tạo nên
những thành công của Deloitte như ngày hôm nay.

Phần II
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TR ÌNH TIỀN LƯƠNG -
NH ÂN VI ÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VIỆT NAM
THỰC HIỆN
I. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo
tài chính
17
1. Vai trò, mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong
kiểm toán báo cáo tài chính
1.1. Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm
toán BCTC
Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đóng một vai trò quan trọng
trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp vì một số lí do sau đây:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí
lớn trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức
- Chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi đánh giá
giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất hay xây dựng vì nếu việc phân
loại và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượng
chịu chi phí thì sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và
giá trị hàng tồn kho và tất nhiên ảnh hưởng tới lợi tức
- Tiền lương là một lĩnh vực có thể xảy ra các hình thức gian lận của
nhân viên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quả

hoặc bị thất thoát
Do đó, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên thường được kiểm
toán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán.
1.2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên
Mục tiêu chung đối với chu trình này là kiểm toán viên phải thu thập
các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ
về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liên
quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc và chế độ
kế toán hiện hành
18
Mục tiêu về sự hiện hữu hay có thực: nghĩa là các nghiệp vụ tiền lương
đã được ghi chép thì thực sự đã xảy ra và số dư tài khoản tiền lương và các
khoản trích theo lương phải thực sự tồn tại.
Mục tiêu trọn vẹn: mục tiêu về sự trọn vẹn đối với các nghiệp tiền
lương có ý nghĩa rằng tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra thì đều được
ghi chép đầy đủ.
Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: mục tiêu quyền và nghĩa vụ đối với chu
trình này có nghĩa rằng đơn vị phải có nghĩa vị thanh toán tiền lương và các
khoản trích trên tiền lương theo dung chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Mục tiêu đo lường và tính giá: mục tiêu về sự đo lường và tính giá đối
với các nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nghĩa là những giá trị
đã được ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng.
Mục tiêu về sự đo lường và sự phân loại đối với các nghiệp vụ tiền
lương còn có ý nghĩa quan trọng trong công việc lập các bản báo cáo các
khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác có liên quan tới tiền lương.
Để tránh rủi ro về sai phạm trong việc tính toán các khoản thuế và các khoản
phải nộp liên quan tới tiền lương thì các tổ chức thường phân công một nhân
viên thực hiện rà soát một cách độc lập về vấn đề tính toán và lập các báo
cáo.
Mục tiêu phân loại và trình bày: mục tiêu phân loại và trình bày đối với

nghiệp vụ tiền lương là việc tất cả các chi phí tiền lương và các khoản phải
thanh toán cho công nhân viên phải được trình bày vào các tài khoản thích
hợp. Có nhiều khi chi phí nhân công trực tiếp lại được phản ánh vào tài
khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lí doanh nghiệp hay chi phí bán
hàng. Những sai phạm như vậy sẽ dẫn đến những sai lệch trong các khoản
chi phí và ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như những tài sản có liên
quan khác trên báo cáo tài chính.
19
1.3. Các loại hình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương
Các loại hình kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viên
được thiết lập nhằm thực hiện các chức năng của chu trình
Nghiệp vụ phê duyệt: Các cần được tuyển dụng dựa trên các tiêu chuẩn
do ban quản lí phê duyệt để phòng nhân sự có thể tuyển chọn được đúng
người, đúng việc thì doanh nghiệp cần có các tiêu chí tuyển dụng lao động
rõ ràng. Nếu không, sẽ chỉ tuyển chọn, thuê mướn được những lao động kém
về năng lực và phẩm chất dẫn tới việc tăng chi phí đào tạo, phải bỏ ra những
chi phí không đáng có.
Ghi sổ kế toán về tiền lương: các khoản chi liên quan tới lương, thưởng,
các khoản trích theo lương, khoản khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghi
chép chính xác về số học, nếu không sẽ dẫn tới việc chi phí và nợ sau đó bị
trình bày sai, và việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác.
Thực chi: thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần phải tuân
thủ theo sự phê chuẩn của ban quản lí, tất cả các khoản chi tiền lương phải
căn cứ váo các khoản nợ đã được ghi nhận.
Tiếp cận hệ thống sổ sách: nhằm kiểm soát đối với các khoản chi
không đúng chỗ và những chi phí nhân công không được thông qua thì ban
quản lí doanh nghiệp cần đưa ra chính sách nhằm hạn chế việc tiếp cận hệ
thống báo cáo sổ sách nhân sự và kế toán tiền lương ở một số người có thẩm
quyền. Chẳng hạn, ban quản lí có thể tạo ra các hàng rào cản trở những nhân
viên không có phận sự tiếp cận tới tài liệu của bộ phận nhân sự và bộ phận

tiền lương, và phân chia trách nhiệm tách bạch giữa các quyền phê duyệt,
quyền ghi chép sổ sách, và quyền thanh toán tiền lương để hạn chế các hành
vi gian lận
Phân chia trách nhiệm: để đảm bảo một cánh thoả đáng về việc phân
chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự cần phải tách bạch khỏi
20
trách nhiệm tính toán lương, thưởng; lập bảng lương, thưởng; chi lương,
thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành.
Nếu không chức năng phê duyệt của bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với chức
năng thanh toán tiền lương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương, bậc lương
một cách cố ý vì mục đích tư lợi hoặc tạo ra nhân viên khống.
2. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm
toán báo cáo tài chính
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần
thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng
như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam số 300 về “lập kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ kiểm toán viên
và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng
cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm
toán bao gồm các bước công việc
Chuẩn bị kiểm toán: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ đánh giá
khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội
ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở: Kiểm toán viên sẽ thu thập hiểu biết về ngành
nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ
thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế
hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá khả năng có
những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện
các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện cuộc kiểm

toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác.
Đối với kiểm toán tiền lương, kiểm toán viên tìm hiểu về chính sách
tiền lương của đơn vị, các phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương,
21
thưởng, các khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứt
hợp đồng lao động …cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban
đặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán tại đơn vị khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: bao gồm các loại
sau: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, báo cáo
kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm
trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc,
các hợp đồng và cam kết quan trọng. Công việc này giúp cho kiểm toán viên
nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt
hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập
trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro
kiểm soát:
Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét đến các nhân tố
có thể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính. Đánh
giá của kiểm toán viên về mức trọng yếu liên quan đến số dư cuối kỳ của các
khoản mục sẽ giúp kiểm toán viên lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp.
- Đánh giá tính trọng yếu: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót
của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được. Công việc này sẽ giúp cho
kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập một
cách hợp lí. Trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu là thấp
nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được phải thấp thì số lượng bằng
chứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ nhiều hơn trong trường hợp kiểm toán
viên xác định mức trọng yếu cao hơn.
- Đánh giá rủi ro: có ba loại rủi ro mà kiểm toán viên cần đánh giá

trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
22
Rủi ro cố hữu: để đánh giá loại rủi ro này kiểm toán viên cần xem
xét đến bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của Ban giám
đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường
xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái…
Rủi ro kiểm soát: thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách hàng mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay
thấp. Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở
mức thấp và ngược lại.
Rủi ro phát hiện: đó là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà
hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát
hiện được. Trình độ của kiểm toán viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc phát sinh loại rủi ro này.
Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán, kiểm toán
viên phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận. Phân bổ
ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là cần thiết vì bằng chứng thường được
thu thập theo các bộ phận hơn là theo toàn bộ các báo cáo tài chính nói
chung.
2.2. Thực hiện kiểm toán
2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát

Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên
Bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiền
lương, ghi chét vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương, do đó nó
thường là điểm xuất phát trong các cuộc khảo sát về kiểm toán tiền lương và
nhân viên. Đầu tiên KTV chọn ra bảng tính lương của một kì nào đó để kiểm
tra độ chính xác số học của việc tính toán, và việc phân bổ vào các tài khoản
23
hợp lí. Sau đó KTV chọn ngẫu nhiên một số nhân viên kiểm tra sự hoàn hảo

của các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự về sự phê duyệt
xem có hợp lí không đồng thời KTV so sánh các mức lương, bậc lương và
các khoản khấu trừ trên các sổ nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng
tính lương để xác sdịnh xem chúng có giống nhau hay không.
Các khảo sát tiền lương khống:
Trong lĩnh vực tiền lương và nhân viên có nhiều cách khác nhau để nhân
viên có thể thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất vẫn
là “lương khống”. Lương khống có thể biểu biểu hiện dưới hình thái là số
nhân viên khống hoặc số giờ lao động hoặc số lượng sản phẩm hoàn thành
khống.
- Số nhân viên khống: đó là việc tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên đã
thôi việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng hoặc không có thực. Hành động gian
lận này rất dễ xảy ra ở những đơn vị mà nguyên tắc phân công phân nhiệm,
nguyên tắc bất kiêm nhiệm không được tuân thủ.
Để kiểm soát nghiệp vụ này KTV có thể so sánh tên trên các phiếu chi
hoặc sec chi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và các giấy tờ liên
quan khác về chữ kí phê chuẩn và tính hợp lí của chữ kí tắt mặt sau.
Một thủ tục khác nữa là KTV có thể chọn ra một số hồ sơ nhân viên từ
sổ nhân sự nhằm tìm các nhân viên đã thôi việc đã mãn hạn hợp đồng lao
động trong năm hiện hành để xác định xem các khoản thanh toán mãn hạn
hợp đồng cho nhân viên này có phù hợp với chính sách của công ty hay
không.
Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảm bảo việc chấm dứt
thanh toán cho những nhân viên đã kết thúc hợp đồng lao động. Một nhược
điểm của thủ tục này là nếu phòng nhân sự không được báo cáo về việc mãn
hạn hợp đồng thì thủ tục này sẽ không còn hiệu lực.
24
Một biện pháp khác mà KTV cũng có thể tiến hành nhằm kiểm soát số
nhân viên khống bằng cách là yêu cầu trả lương đột xuất, mọi nhân viên đều
phải trực tiếp kí vào phiếu chi hoặc séc chi của mình dưới sự giám sát của

KTV. Đây là hình thức rất tốn thời gian và công sức của cả hai phía nên ít
khi được thực hiện.
- Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành khống:
hình thức này dễ xảy ra trong những trường hợp do việc theo dõi thời gian,
giám sát và quản lí không chặt chẽ hoặc do sự móc nối giữa người giám sát
với nhân viên của họ.
Để khảo sát hình thức gian lận này KTV có thể cân đối tổng số giờ
công, ngày công hoặc khối lượng công việc hay lao vụ được thanh toán theo
số lương với số liệu ghi chép độc lập và được kiểm tra thường xuyên của
KTVNB tại từng bộ phận hoạt động. Hoặc KTV có thể tiếp cận với quản đốc
nhằm theo dõi việc chấm công của quản đốc và phỏng vấn nhân viên về việc
kiểm soát giờ giấc của quẩn đốc.
Các khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao
động:
Việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động
không đúng sẽ dẫn tới việc đánh giá sai lệch các tài sản trên bảng cân đối kế
toán, sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh chẳng hạn như sẽ
làm sai lệch giá trị của các chỉ tiêu như: sản phẩm dở dang, thành phẩm,
hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp…
Do vậy việc thực hiện khảo sát về các thủ tục kiểm soát nội bộ trong
việc phân bổ chi phí tiền lương vào đối tượng sử dụng lao động đóng vai trò
quan trọng. Trong việc khảo sát KTV cần chú ý tới tính nhất quán trong việc
hạch toán chi phí giữa các kì kế toán đối với việc phân loại các bộ phận ( bộ
25

×