Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.65 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC su' PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁÒ DỤC TIEU HỌC

TRẦN THỊ YẾN

TÌM HIẺU THựC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
• • • •
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG “CHO TRẺ LÀM VỚI CÁC TÁC
PHẨM VĂN HỌC” Ở MỘT SÓ TRƯỜNG MẦM NON KHƯ vực THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • •
Chuyên ngành: Giáo dục học

Ngưòi hướng dẫn khoa học ThS. TRỊNH THỊ XINH

HÀ NỘI - 2015
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy (cô) trong Khoa Giáo dục Tiểu Học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo - Thạc sĩ Trịnh Thị Xỉnh đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với phương pháp
nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy (cô) trong Khoa Giáo dục Tiếu Học đế đề tài được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2015 Người thực hiện
LỜI CẢM

Trần Thị Yến
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khoá luận là
kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thạc sĩ Trịnh Thị Xinh kết quả nêu trong đây là hoàn toàn trung thực và


chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


MỤC LỤC

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẢU GIÁO
LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG “CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC
PHẨM VĂN HỌC” Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU Vực THỊ XÃ
PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC......................................................................31
2.1 Vài nét về trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Hùng

2.3.

Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt

2.4.
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẲU GIÁO LỚN
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG “CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC PHẨM
VĂN HỌC” TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU Vực THỊ XÃ PHÚC
YÊN - TỈNH
3.1
3.2

VĨNH PHÚC.....................48


3.3

PHẦN MỞ ĐÀU


1. Lí do chọn đề tài
3.4

về mặt lí luận: Các nhà tâm lí học, giáo dục học đều nhận định

3.5

K.D.U- Sinxki : “Tất cả những ai muốn trở thành công dân có ích

rằng:
truớc hết phải học cách làm người”. Học cách làm người ở đây chính là tu dưỡng
phẩm chất đạo đức của mình. Bởi như A-ri-xtot đã nói: “Thiên nhiên đã trao vào
vòng tay con người một vũ khí đó là sức mạnh và đạo đức, nhưng con người có
thể sử dụng vũ khí theo những hướng ngược lại. Vì thế con người thiếu những
nguyên tắc đạo đức sẽ là một con người bất lương và hoang dã, thấp hèn trong
những bản năng".
3.6

Những triết lí trên đã khẳng định định vai trò của đạo đức và giáo

dục đạo đức đối với việc quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người.
Vì vậy giáo dục đạo đức cho con người là việc làm có tầm quan trọng và rất cần
thiết. Đe giáo dục đạo đức có rất nhiều phương tiện, xong một phương tiện không
thể thiếu đó là cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua các tác phẩm
văn học để bồi dưỡng cho trẻ những giá trị đạo đức tốt đẹp. Văn chương quả là
một phương tiện xuất sắc bồi bổ tâm hồn trẻ thơ. Cho trẻ làm quen với các tác
phẩm văn học là một hoạt động quan trọng trong trường mầm non, được tổ chức
có hệ thống nhằm giáo dục đạo đức và phát triển toàn diện cho trẻ.
3.7


về cơ sở thực tiễn: Hiện nay ở các trường mầm non đã rất chú trọng

đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên giáo dục chưa có được kết
quả như mong muốn. Thực tế cho thấy việc giáo dục đạo đức đã được chú trọng
nhiều năm nay song mới chỉ ở phạm vi cuối tiết học, cô giáo chỉ dặn dò, áp đặt trẻ
một cách máy móc mà chưa gợi ở trẻ những xúc cảm một cách tự nhiên và tự
nguyện. Chính vì thế mà trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sự vật sự việc trong


câu truyện, bài thơ chưa đạt được kết quả cao. Vậy đế giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học đạt kết
quả cao thì phải tìm ra một số biện pháp, khai thác triệt để được các lợi ích của
các tác phẩm đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ.
3.8

Từ những lí do trên đây tôi đã chọn đề tài: "Tìm hiếu thực trạng

giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lởn thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen
với các tác phẩm văn học” ở một số trường mầm non khu vực thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc" để làm khóa luận của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu
3.9

Giáo dục đạo đức luôn được coi là vấn đề rất được quan tâm và chú

ý ở mọi quốc gia,mọi khu vực và của toàn xã hội. Bàn về vấn đề này có rất nhiều
tác giả đề cập đến.
3.10

Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Giáo dục mầm non những vấn đề lí


luận và thực tiễn” đã đưa ra vai trò của giáo dục đối với trẻ thơ.
3.11

Nguyễn Văn Tuân “Sự hình thành các giá trị đạo đức ở trẻ mẫu

giáo 5 - 6 tuổi” Đại học sư phạm Hà Nội năm 1997.
3.12

Đào Thị Mi “Văn học thiếu nhi với giáo dục đạo đức cho trẻ Mầm

Non” Đại học sư phạm Hà Nội năm 2000.
3.13

Môn Thị Xuyến “nghiên cún mức độ lĩnh hội một số kinh nghiệm

đạo đức quy tắc hành vi qua hình ảnh của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi” Đại học sư phạm
Hà Nội năm 1998.
3.14

Tạp chí (số 4-2008) có bài giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm

non của TS. Tạ Ngọc Thanh cũng có đề cập việc hình thành đạo đức cho trẻ,
những yếu tố tác động đến việc hình thành và một số cách thực hiện.
3.15

Còn rất nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này nhưng chưa tác giả

nào đề cập cụ thể đến thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực thị



xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Mục đích nghiên cún
3.16

Nghiên cứu đề tài này nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục đạo

đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở
một số trường mầm non khu vực thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyên nhân
dẫn đến thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục thực trạng
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học” ở một số trường
mầm non khu vực thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.

-

Khách thể nghiên cún: quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
3.17

lớn.

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cún
-

Do thời gian có hạn đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức

cho trẻ mẫu giáo lớn ở 3 trường mầm non khu vực thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh
Phúc (trường mầm non Xuân Hòa - mầm non Hoa Hồng - mầm non Hùng
Vương).

6. Giả thuyết khoa học
-

Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua “cho trẻ làm quen
với các tác phẩm văn học” ở một số trường mầm non khu vực thị xã Phúc Yêntỉnh Vĩnh Phúc” là chưa tốt. Xuất phát từ một số nguyên nhân sau : Sự phối họp
giữa giáo dục của gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ. Trình độ giáo viên chưa
cao, giáo viên chưa khai thác hết được khả năng giáo dục đạo đức qua các tác
phẩm văn học, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
các tác phẩm văn học chưa họp lí.


7. Nhiệm vụ nghiên cún
-

Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.

-

Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động
“cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học” ở một số trường mầm non khu vực
thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

-

Phân tích thực trạng để chỉ ra ưu và nhược điểm giúp giáo viên trong việc giáo
dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.


-

Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ
thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.

8. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu lí luận.

-

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi (dành cho giáo viên), phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn giáo viên
và trẻ), phương pháp thống kê toán học.

9. Kế hoạch nghiên cứu
-

Tháng 11/2014 đến tháng 12/2014: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương.

-

Tháng 12/2014 đến tháng 1/2015: Tìm hiểu cơ sở lí luận.

-

Tháng 2/2015 đến tháng 4/2015: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học” ở

một số trường mầm non khu vực thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

-

Tháng 5/2015: Tổng kết, đề xuất một số giải pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông
qua các tác phẩm văn học. Hoàn thành đề tài nghiên cứu và bảo vệ.

10. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
-

Phần 1 : Mở đầu.
Phần 2 : Nội dung
3.18 + Chương 1 : Cơ sở lí luận về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua hoạt động « cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học » ở một số
trường mầm non khu vực thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.


3.19

+ Chương 2 : Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua

hoạt động « cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học » ở một số trường mầm
non khu vực thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
3.20

+ Chương 3 : Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với
các tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực thị xã Phúc Yên
-


Vĩnh Phúc.
3.21

Ket luận và kiến nghị
3.22 N01 DUNG
3.23 CHUÖNG 1

3.24 CO SÖ LI LU AN VE VIEC GIÄO DUC DAO DUC CHO TRE 
MÄU GIÄO LÖN THÖNG QUA HOAT DONG "CHO TRE LÄM QUEN 
VÖI CÄC TÄC PHÄM VAN HOC"
1.1.

Mot so khäi niem ve dao dirc vä giäo due dao dirc cho tre mäu giäo

1.1.1.

Khäi niem vegiäo due
3.25

Giäo due (theo nghla hep) lä bo phan cüa qua trinh su pham (quä

trinh giäo due) lä quä trinh hinh thänh niem tin, li tuong, dong co, tinh cäm, thäi
do, nhüng net tinh each, nhüng hänh vi vä thöi quen cu xü düng dän trong xä hoi
thuoc lrnh vue tu tuang chinh tri, dao due, lao dong vä hoc tap, thäm mi,ve sinh...
1.1.2.

Khäi niem ve dao dwe
3.26


Dao due lä mot to hop nhüng nguyen täc hay lä nhüng quy täc,

nhüng chuän sinh hoat chung trong xä hoi nhäm dieu chinh su üng xü cüa con
nguoi trong moi lrnh vue cüa doi söng, dam bäo cho xä hoi mot trat tu nhät dinh
cän thiet cho su tön tai vä phät trien cüa nö.
1.1.3.

Khäi niem ve giäo due dao dirc
3.27

Giäo due dao düc lä quä trinh täc dong cö muc dich, cö ke hoach


cho tre nhüng hieu biet ve cäc quy täc, chuän muc xä hoi dang söng. Tu dö hinh
thänh nhüng phäm chät dao düc, nhüng net tinh each cüa con nguö'i Viet Nam
moi.
1.1.4.

Khäi niem vegiäo due dao dwe cho tre mäu giäo l&n
3.28

Giäo due dao düc cho tre mäu giäo Ion lä quä trinh täc dong cö

muc dich, cö ke hoach cüa nhä giäo due nhäm giüp tre em cö nhüng net tinh cäch,
phäm chät dao düc vä böi duong cha cäc em nhüng tieu chuän vä quy täc hành vi
quy định thái độ của chúng đối với nhau, đối với gia đình, đối với người khác, đối
với Nhà nước và Tổ Quốc.
1.2.

Một số khái niệm về trẽ em mẫu giáo


1.2.1.

Khái niệm trẻ em
3.29

Tâm lí học duy vật biện chứng khẳng định: Trẻ em là đứa trẻ nó

vận động, phát triển theo quy luật riêng của trẻ em. Ngay từ khi ra đời là một con
người đã có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Sự khác biệt giữa trẻ và người lớn là
về chất.
1.2.2.

Khái niệm trẻ em mẫu giáo
3.30

Trẻ em mẫu giáo là trẻ em có độ tuổi từ 3-6 tuổi. Từ lúc lọt lòng

cho đến 6 tuổi nói chung và trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) nói riêng là một quãng đời có
tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em. L.N. Tônx tôi
đã nhận định nhấn mạnh ý nghĩa của thời kì đó rằng: “Tất cả những cái gì mà đứa
trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu.
Trong quãng đời còn lại nhũng cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm
những thứ đó mà thôi”.
3.31

Chính như vậy, các nhà giáo dục (các bậc cha mẹ, các cô giáo) cần

phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt và không để phạm
những sai lầm trong giáo dục. Đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.

1.3.

Một số khái niệm về tác phẩm văn học


1.3.1.

Khái niệm về tác phẩm văn học
3.32

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của

tiến trình lao động nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá nhân, nhà văn hoặc kết
quả của sự lỗ lực sáng tác tập thể.
1.3.2.

Khái niệm về tác phẫm văn học cho trẻ mẫu giáo lởn
3.33

Qua tìm hiểu các tài liệu tôi đưa ra khái niệm tác phẩm văn học cho

trẻ mẫu giáo lớn như sau:
3.34

Tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn là các tác phẩm văn học có

giá trị nhân văn và ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
Các tác phẩm văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên
nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi
trường sống của trẻ như: làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lóp học, khu

phố... Qua tác phẩm văn học trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ,
những tình cảm gia đình, bạn bè, tình cô cháu... Trẻ cũng dần nhận ra có một xã
hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình
làng nghĩa xóm. Tác phẩm văn học còn đề cập đến những lực lượng siêu nhiên
như: thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả nhũng phép màu còn tồn
đọng trong tâm thức dân tộc.
1.4.

Một số đặc điếm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn

1.4.1.

Đặc điểm sinh lí
3.35

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn sự phát triển diễn ra chậm hơn so với giai

đoạn trước. Cụ thể như: về số lượng cân nặng tăng khoảng 15,7kg; về chất lượng
thì có sự thay đổi rõ rệt.
3.36

về hệ thần kinh, trẻ mẫu giáo lớn có cường độ và tính linh hoạt của

các quá trình thần kinh tăng rõ rệt. Trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối tượng
nhất định trong thời gian 15-20 phút. Cùng với đó là vai trò của hệ thống tín hiệu
ngày càng tăng, tư duy ngày càng phát triển, ngôn ngữ bên trong xuất hiện. Chức


năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt gần như ở người lớn, ở chỗ sự khái
quá hóa được thể hiện theo hoạt động với đồ vật. Vì vậy mà tư duy trực quan hành

động vẫn giữ vai trò quan trọng trong thần kinh cấp cao của trẻ. Trẻ lứa tuổi này
đã có thể học đọc và học viết. Ngoài ra, số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ
của trẻ giảm còn 11 giò' trên một ngày.
3.37

về hệ vận động, trẻ 5-6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều

nhóm cơ như người lớn. Còn việc tiếp thu những thói quen vận động còn phụ
thuộc vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là luyện tập phù họp.
3.38

về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ 5-6 tuổi cũng tăng lên và

biến đổi về chất: huyết sắc tố: 80-90%, hồng cầu 4,5-5 triệu đơn vị, bạch cầu: 7-10
nghìn, tiều cầu 200- 300 nghìn. Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tăng lên từ
80-110 lần trên phút.
3.39

về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ

phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.4.2.

Đặc điếm tâm lí
3.40

Trẻ lứa tuổi này sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp

sinh hoạt hằng ngày. Trẻ nắm vững được ngữ âm và ngữ điệu một cách phù hợp
với nội dung giao tiếp. Trẻ thường sử dụng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm

yêu thương trìu mến đối với người thân và nhũng người xung quanh. Ngược lại
khi giận giữ trẻ lại sử dụng ngữ điệu thô và mạnh.
3.41

Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp.vốn từ của trẻ mẫu giáo tích

lũy được khá phong phú.
3.42

Vì vậy trẻ mẫu giáo lớn đã có thể hiểu được phần lớn nội dung câu

chuyện mà trẻ được nghe và thế hiện chúng khá sinh động khi tham gia các tiết kể
lại chuyện hay đóng kịch.Trẻ hiểu được nội dung nên dễ dàng tiếp nhận các bài
học nít ra từ câu truyện cũng như tự mình hiểu được trong câu truyện nhân vật nào
đáng khen, nhân vật nào đáng chê. Đáng khen, đáng chê ở điểm nào, cần học tập


ai, phê bình ai.
3.43

Khi mới bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ chưa biết gì nhiều về bản thân

mình. Nhưng đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ mới hiếu được mình là người như thế
nào, có những phẩm chất gì, nhũng người xung quanh đối xử với mình ra sao, và
tại sao mình có hành động này hay hành động khác... Ý thức bản ngã hay sự tự ý
thức được thể hiện rõ nhất trong sự tự đáng giá về thành công hay thất bại của
mình, về nhũng ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân, về nhũng khả năng và cả
sự bất lực.
3.44


Đe đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học

cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá về mình như
thế nào.
3.45

Thoạt đầu sự đánh giá của trẻ về người khác (cử chỉ, phẩm chất)

còn phụ thuộc nhiều vào tình cảm của nó đối với người này. Trẻ mẫu giáo thường
lĩnh hội những chuẩn mực và quy tắc hành vi như thước để đánh giá người khác
và đánh giá bản thân. Nhung do tình cảm còn chi phối mạnh nên không cho phép
nó dùng thước đo ấy để đánh giá hành vi của những người khác cũng như của
chính mình một cách khách quan. Đen tuổi mẫu giáo lớn, trẻ nắm được kĩ năng so
sánh mình với người khác, điều này là cơ sở đế tự đánh giá một cách đúng đắn
hon và cũng là cơ sở để mọi trẻ noi gương những người tốt, việc tốt.
3.46

Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn thể hiện rõ trong sự phát triển

giới tính của trẻ. Ở tuổi này trẻ không những nhận biết được mình là trai hay gái
mà còn biết rõ ràng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện như thế nào
cho phù hợp với giới tính của mình. Ớ đây tấm gương của người lớn tác động rất
mạnh đến trẻ.
3.47

Vì thế, giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn đã dễ dàng hơn

nhiều vì trẻ đã lớn hơn, hiểu biết hơn, ý thức và tự ý thức cũng phát triến. Trẻ
không còn phụ thuộc nhiều vào người khác nữa, trẻ đã biết tự suy nghĩ về hành



động của bản thân cũng như của người khác và đánh giá chúng một cách chính
xác.
3.48

Ớ tuổi mẫu giáo lớn việc đặt mục đích cho hành động và lập kế

hoạch để thực hiện hành động thường được thể hiện rất rõ nét. Điều đó thúc đẩy
các hành động định hướng bên trong (tức là quá trình tâm lí) phát triển mang tính
chủ định rõ ràng.
3.49

Trẻ mẫu giáo lớn là thời kì trẻ đang phát triển vào bước ngoặt với

sự biến đổi của hành động chủ đạo.
3.50

Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu

giáo, nay những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí
chủ đạo ở giai đoạn sau bước ngoặt 6 tuổi.
3.51

Bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục

cần phải quan tâm, một mặt để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm
lí trong suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác là tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều
kiện đế làm quan dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trong trường phổ
thông.
3.52


Một mặt quan trọng của trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí

cho việc học tập là làm sao cho trình độ phát triển ý trí của trẻ đủ sức để có thể
điều chỉnh hành vi của mình tuân theo nội quy của nhà trường và thực hiện những
yêu cầu của giáo viên hay tập thế lớp đề ra, tự giác tuân theo quy định nơi công
cộng.
3.53

Những hoạt động như quan sát, trí nhớ, tư duy...cần phải đạt tới

mức độ nhất định để có thể lĩnh hội các tri thức khoa học một cách dễ dàng.
3.54

Cuối cùng, trình độ chuẩn bị sẵn sàng về tâm lí cho việc học tập ở

trường phổ thông bao gồm những phẩm chất của nhân cách giúp trẻ nhanh chóng
gia nhập vào tập thể lớp, tìm được vị trí của mình trong tập thể đó, có ý thức trách
nhiệm khi tham gia vào hoạt động chung. Đó là những động cơ xã hội hành vi, là


cách ứng xử với người xung quanh, là kĩ năng xác lập và duy trì những mối quan
hệ qua lại lẫn nhau với bạn cùng lứa tuổi.
3.55

Chính vì thế khi giáo dục đạo đức trẻ mẫu giáo lớn người ta đã chú

ý để giáo dục trẻ các quy tắc, lễ nghi, phép lịch sự cần có cũng như trang bị cho
trẻ một số kĩ năng cần thiết... Đe trẻ tự tin bước vào một môi trường mới với hoạt
động chủ đạo mới.

1.5.

Ý nghĩa các tác phẩm văn học đối vói việc giáo dục đạo đửc cho trẻ mẫu
giáo lóìi
3.56

Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tác phẩm văn học

có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ
em.
3.57

Từ xa xưa ông cha ta đã từng tâm niệm: “Văn dĩ tải đạo”, với chức

năng này trong các phương pháp tạo ra ý niệm, tình cảm, đạo đức văn học có một
vị thế đặc biệt.
3.58

Bác Hồ của chúng ta khi sinh thời đã rất quan tâm đến việc giáo

dục đạo đức cho trẻ thơ, Bác đã dạy các cháu thiếu nhi, nhi đồng: “Yêu Tổ Quốc,
yêu đồng bào,... Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây chính là nội dung, nền tảng
đạo đức chân chính của con người ở mỗi thời đại, nó đòi hỏi sự nghiệp “trồng
người” của chúng ta phải hướng tới.
3.59

Những quan niệm đạo đức truyền thống ấy được đưa vào những tác

phẩm văn học và được trẻ em rất yêu thích. Vì vậy, chúng ta cần đọc và kể cho trẻ
nghe nhũng tác phẩm văn chương có giá trị đích thực, chứa đựng những nội dung

giáo dục đạo đức cao cả, phù hợp với lứa tuổi mà tâm hồn tình cảm đang trong
như suối tận nguồn. Ớ trường mẫu giáo, khi tiếp xúc với tác phẩm văn học qua
nghe, đọc, kể diễn cảm và sự dẫn dắt của cô giáo, những ấn tượng nghệ thuật mà
trẻ thu nhận được sẽ hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức bền vững.
Không ai có thể phủ nhận vai trò của cái đẹp trong giáo dục đạo đức bởi “thông


qua cái đẹp vươn tới nhân tính” - (V.G.Bbielinxki, nhà nghiên cún văn học Nga
thế kỉ XIX). Vì vậy cái đẹp phải được coi là phương pháp cơ bản nhằm khơi gợi
nhũng tình cảm đạo đức cho trẻ.
3.60

Ngôn ngữ thể hiện cái tinh hoa của dân tộc, của Tổ Quốc. Từ ngôn

ngữ toàn dân, bằng sức sáng tạo của người nghệ sĩ, vẻ đẹp lóng lánh của ngôn ngữ
nghệ thuật đã truyền đến cho các em tình yêu Tổ Quốc, yêu tiếng mẹ đẻ.
3.61

Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước những hành động tình cảm

cao quý của con người thể hiện trong các tác phẩm giáo dục trẻ tình yêu Tổ Quốc,
yêu nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ cây xanh, có cách đối xử hiền từ với mọi sinh
vật trên trái đất, xác lập hành vi, thái độ của con người đối với các hiện tượng của
đời sống. Bảo vệ thiên nhiên, chinh phục tự nhiên là một trong những vấn đề sống
còn thời đại chúng ta và mai sau, nó trở thành đạo đức của ngày hôm nay. về
những vấn đề này, chúng ta có thể thấy rất nhiều trong những áng ca dao, những
bài thơ, nhũng đoạn văn, những câu chuyện dành cho trẻ em.
3.62

Tinh yêu thiên nhiên vốn là khởi điểm của tình yêu đất nước. Trong


kí ức của người bình dân, tình yêu Tổ Quốc gắn với quê hương, gắn với một làng
quê và cảnh vật gần gũi, thân thương. Đất nước - Tổ Quốc - Quê hương là những
cánh cò bay trên đồng lúa mênh mông.
3.63

Dạy trẻ yêu quê hương, đất nước là yêu mái nhà dân tộc giản dị,

đậm hồn quê, có ấn tượng về ngôi nhà truyền thống dân tộc, có ý thức về truyền
thống thơ ca dân gian.
3.64

Giáo dục tình cảm cho con người là một trong những vấn đề quan

trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện với sự phong phú về
mặt tinh thần.vẻ đẹp trong tính cách con người được biểu hiện dưới nhiều khía
cạnh trong tác phẩm.
3.65

Chính vì vậy các tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo có vai

trò và ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.


1.6.

Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

1.6.1.
3.66


Những nét đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu
giáo
3.67

Văn học thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tạo văn học nói

chung, vì thế nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ.
Nhung do đối tượng phục vụ chủ yếu là trẻ em nên nó có những đặc điểm được
nhấn mạnh.
3.68

Trước hết tính giáo dục được coi là một trong nhũng đặc trung cơ

bản nhất của văn học dành cho thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to
lớn trong việc giáo dục toàn bộ nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ, thấm mĩ.
Nhà văn Tô Hoài người có kinh nghiệm trong sáng tác cho các em đã khẳng định
tầm quan trọng của chức năng này: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho
thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì
thừa cân nhắc lại giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là
một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”.
3.69

Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, tác phẩm văn học phải thực

sự là người bạn đồng hành, đối thoại đối với trẻ em. Nhà văn không thể nói các
em bằng những lời thuyết giáo khô khan mà phải bằng hình tượng nghệ thuật,
bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng để khơi gợi, dẫn dắt các em tìm hiểu và khám
phá thế giới. Các em cần phải biết phân biệt cái hay cái dở, cái cao quý, cái thấp
hèn trong cuộc sống. Văn học phải mang lại cho trẻ thơ cái đẹp, cái cao quý, cái

chân thiện. Tuy nhiên, cũng không nên cực đoan chức năng giáo dục dành cho
thiếu nhi. Không nên nghĩ rằng sau khi đọc xong là ngay lập tức các em đã có thể
trở thành người tốt hay xấu. Nhũng ảnh hưởng của văn học tới các em là một quá
trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác động một cách từ từ nhưng giá trị nhân văn của nó
thì có thể tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành phát triển của
con người.


3.70

Neu tính giáo dục là một đặc trung có tính chất sống còn của văn

học thiếu nhi thì khả năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ
cũng là một đặc điểm không thế thiếu trong văn học viết cho các em. Hơn bất cứ
loại hình nghệ thuật nào, sáng tác văn học thiếu nhi phải đặc biệt quan tâm tới đặc
điểm tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi. Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa
văn học thiếu nhi và văn học người lớn. Tuổi thơ hồn nhiên ngây thơ, tâm hồn
trong sáng, dạt dào cảm xúc và trí tưởng tượng phong phú. Các em cảm nhận bằng
cái nhìn “vật ngã đồng nghĩa” bầu bạn với hết thảy vạn vật thiếu nhi. Chính vì vậy
mà tưởng tượng là một yếu tố không thế thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho
các em. Muốn vậy, nhà văn viết cho các em phải thực sự hòa nhập với cuộc sống
của trẻ thơ, hiểu và sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng
hưởng với trẻ thơ trong các sáng tác.
3.71

Văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non do đối tượng phục vụ

chủ yếu là những “bạn đọc” còn chưa biết đọc, biết viết nên ngoài những tiêu chí
chung của văn học nó còn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với tâm
sinh lí đặc thù của lứa tuổi này. Có thể kể ra một số đặc trưng cơ bản sau: Hằn

nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ thơ và những sáng tác của các em thực
sự cuốn hút người đọc chính bởi sụ hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo của các em. Ví
dụ:
3.72

Hôm nay trời nắng chang

chang Mèo con đi học chẳng mang
cái gì Chỉ mang một cái bút chì Và
mang một mẩu bánh mì con con.
3.73
3.74

(Phan Thị Vàng Anh)

Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây

thơ ấy thì tác phẩm mới hi vọng đem lại sự thành công. Tất nhiên không phải sự
hồn nhiên theo kiếu “cưa sừng làm nghé”, kiếu cố tình làm ra vẻ ngây ngô (trở


thành ngây ngô) mà phải thực sự hiểu để có thể hóa thân sống cùng con trẻ. Ngắn
gọn và rõ ràng
3.75

Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng của tác phẩm mà còn

thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Văn xuôi thường thể hiện bằng câu đơn, ngắn,
ít khi dùng câu phức hợp. Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc
kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc có một câu hỏi mang

tính định hướng. Ví dụ: Xe cần cẩu, Ai đáng khen nhiều hơn, Cây dây leo,...
Truyện thường có kết cấu theo kiểu đối lập, tương phản rất rõ ràng, giúp trẻ nắm
được cốt truyện, dễ hiếu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một
cách dễ dàng. Ví dụ: Đôi bạn tốt, Bác Gấu đen và hai chú Thỏ, Tích Chu...
3.76

Dạng phổ biến viết cho các em là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất

gần với đồng dao, một thể loại văn học dân gian phù họp với trẻ thơ, câu thơ ngắn
vui nhộn; các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ.
3.77
Giàu hình ảnh. vần điêu và
nhac điêu ' • • •
3.78

Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui

tươi làm cho tác phẩm thêm sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của
các em. Có thể nói vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em
(điều này rất khác với thơ viết cho người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố
quan trọng). Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với
sự tiếp nhận của các em. Ví dụ: Bắp cải xanh - Phạm Hổ.
3.79

Chữ cuối của câu thứ nhất (Xanh) được lặp lại trong chữ đầu của

câu thứ hai; chữ cuối của câu thứ ba (Sắp) được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư
gợi lên dáng của cây cải bắp với những lá xanh xen kẽ, cuộn tròn...
3.80


Bài thơ “Mời vào” của Võ Quảng như một hoạt cảnh vì không chỉ

vì sự xuất hiện ngộ nghĩnh của nhân vật cùng với các sự kiện mà còn bởi sự kết
họp của các thanh trắc, thanh bằng tạo nên nhạc tính của bài.
3.81

Sử dụng tù’ ngũ’ chọn lọc, trong sáng, dễ hiểu


3.82

Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính

từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc... tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích
trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động nhấn mạnh đến nhận thức, tư
tưởng, tình cảm của trẻ. Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái” - Thu Hà.
3.83

Nhờ hàng loạt tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các

từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh...) và các từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng,
đỏ, trắng tinh), bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động và mảnh vườn, giúp
trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng cụ thể.
3.84

Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện

3.85

Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa


tuổi mầm non. Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao gồm
những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng... thơ cho các em có thể “kể lại được”. Ngoài
những truyện như: Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan... những bài thơ
ngắn cùng đều kể lại một sự kiện, một hiện tượng, ví dụ: Chú bò tìm bạn, Dán hoa
tặng mẹ, Chiếc cầu mới, Bướm em hỏi chị, Mời vào, Chiếc xe chữa cháy... Như
bài thơ: Chú bò tìm bạn - Phạm Hổ.
3.86

Bài thơ là một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện kể rằng một chú bò khi

ra sông uống nước và thấy mình dưới dòng nước trong xanh đã nhầm tưởng là có
anh chàng bò nào khác cũng ra sông uống nước như mình. Bò cất tiếng chào, mặt
nước rung rinh xao động làm bóng của bò tan biến. Bò ngạc nhên không hiểu bạn
kia đã đi đâu nên cứ “ậm ò” gọi mãi.
3.87

Neu yếu tố truyện trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm

bắt được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên
nhiên và cuộc sống, thì yếu tố thơ truyện lại như một chất xúc tác làm cho câu
chuyện có thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ. Mỗi câu truyện viết cho các em là
những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chất thơ của truyện sẽ làm cho bài học ấy
không bị khô khan, cứng nhắc. Những truyện như: Hoa Mào gà, Chú đỗ con,


Giọng hót chim Sơn Ca, Giọt nước Tí Xíu, Bồ Nông có hiếu, ...chẳng khác gì
nhũng bài thơ bằng văn xuôi, nhũng bài thơ ca ngợi cuộc sống, ca ngợi vẻ đẹp của
thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con người. Cùng với chất thơ
bay bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo các em mãi trong cuộc đời.

3.88

Ỷ nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng

3.89

Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo

dục. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ đến
tâm hồn và nhận thức của con người. Nhất là lứa tuổi mầm non, văn học đặc biệt
là thơ ca càng có sự tác động nhanh nhạy. Tuy nhiên, lứa tuổi này chỉ có thể “đọc”
tác phẩm văn học một cách gián tiếp, tư duy logic lại chưa phát triển nên hầu hết
chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi tác phẩm văn học phải
đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng.
1.6.2.

Vai trò của các tác phẩm văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu

giáo lớn
3.90

Văn học có vai trò to lớn không gì có thể thay thế được trong việc

hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với
các tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương tiện vô
cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ.
3.91

Tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành


những tri thức và chuẩn mực đạo đức cho trẻ.
3.92

Những nhân vật, hành động của nhân vật trong truyện tác động vào

tâm hồn trẻ. Từ đó hình thành ở trẻ những khái niệm đạo đức, những quy tắc phải
thực hiện cho đúng khi tiếp xúc với người khác, nhất là với người lớn tuổi. Ví dụ :
Gặp người lớn phải biết chào hỏi lễ phép, biết nói lời cảm ơn khi nhận được quà,
biết nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác... Ví dụ: Tích Chu, Ba cô gái, Bác
Gấu đen và hai chú Thỏ...
3.93

Tác phẩm văn học góp phần hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức


cho
3.94

trẻ.
3.95

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có đời sống tình cảm phát triển mạnh mẽ. Trẻ

rất giàu xúc cảm và tình cảm mà các tác phẩm văn học lứa tuổi này lại có đủ các
yếu tố đó là chứa chan lòng nhân ái của người viết muốn gửi gắm vào tác phẩm.
Lòng nhân ái được thể hiện trong tác phẩm đó không phải là quá cao siêu mà
được biểu hiện cụ thể, rất đời thường, gần gũi với trẻ thơ. Đó là tình yêu thương
giữa con người với con người, là sự gắn bó chia sẻ trong gia đình khi hạnh phúc
cũng như sự quan tâm khi ông bà cha mẹ bị ốm, hay gặp hoạn nạn, là sự cảm
thông giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn...

3.96

Ví dụ: Trong truyện “Đôi bạn tốt” chính tình bạn chân thành và sự

yêu quý của bạn Vịt, Vịt đã không sợ nguy hiểm lao đến cún bạn Gà con giúp bạn
Gà thoát chết và không bị Cáo ăn thịt. Bạn Vịt như một tấm gương tốt về đạo đức
và tác động đến các bạn nhỏ về tình bạn.
3.97

Tác phẩm văn học còn giúp hình thành hành vi, thói quen hành vi

đạo đức cho trẻ.
3.98

Trong bài thơ: “Cô dạy” - Phạm Hổ. Bài thơ là những lời cô dạy trẻ

những hành vi, thói quen tốt trong lớp học, phải được thực hiện thường xuyên,
mọi lúc mọi nơi. Bài thơ dạy trẻ biết giữ sạch đôi tay, không cãi nhau hay đánh
nhau với các bạn trong lóp.
1.6.3.

Hình thức tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với các tác phẩm văn học
3.99

Trẻ mẫu giáo chưa đọc và chưa viết được. Trẻ đến lớp với tâm hồn

đón đợi hướng về cô giáo. Cô là cầu nối trẻ với các tác phẩm. Phương pháp đọc và
kể lại tác phẩm có nghệ thuật được coi là phương pháp chủ đạo. Đọc có sự sáng
tạo của cá nhận làm cho tác phẩm văn học vốn là những kí hiệu thẩm mĩ sống dạy,
cất tiếng nói. Cô giáo cần sử dụng mọi sắc thái của giọng mình cùng với các hình

thức biểu hiện khác tạo cho tác phẩm một bức tranh âm thanh tương ứng. Đòi hỏi


sự trung thành với tác phẩm, truyền đạt thông tin đầy đủ, chính xác. Ớ đây đòi hỏi
sự hiểu biết mọi thành tố nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Phải đọc
đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Phương pháp đọc, kể tác phẩm có nghệ thuật đòi hỏi
mức độ cao hơn đọc diễn cảm vì đã đi vào bản chất nghệ thuật của tác phẩm,
người kế có thế pha trộn ngôn ngữ tác phẩm và ngôn ngữ của mình bằng sự cảm
thụ riêng có thể tô đậm ý chính, tình tiết hay, hình ảnh đẹp với nhũng cách trình
bày khác nhau nên kể bằng giọng thủ thỉ, chậm hơn đọc, truyền cảm cùng với việc
trình bày tác pẩm một cách khéo léo để cho trẻ cảm thụ tác phẩm một cách hiệu
quả nhất.
3.100 Khi trình bày một tác phẩm nghệ thuật, giáo viên phải chuẩn bị kĩ
lưỡng tác phẩm nghĩa là phải hiếu nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, phải
xâm nhập vào tác phẩm, truyền đạt được những suy nghĩ và tình cảm của tác giả
tới trẻ thơ. Nhiệm vụ của người đọc, người kể là giúp cho người nghe nhìn thấy
cái đã nghe làm cho nhũng bức tranh và hình ảnh tương ứng nối lên chân thực và
đẹp mắt, gợi lên những tình cảm và xúc cảm chân thực.
3.101 Trong giờ kể chuyện hay đọc thơ cho trẻ cô giáo có thể sử dụng các
phương tiện khác nhau để hỗ trợ cho bài giảng của mình: tranh ảnh, rối tay, các
hình cắt trên bìa, loa... Đe trẻ tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Với câu chuyện
để tập cho trẻ kể lại thì cô kể nhiều lần sau đó cô dùng tranh minh họa cho truyện
đế tập cho trẻ kế lại truyện được chính xác hơn, với các bài thơ thường trình bày
bằng giọng đọc của cô, cô và trẻ đàm thoại ngắn gọn hoặc cô dùng tranh ảnh có
liên quan đến nội dung bài thơ để dẫn dắt trẻ vào nội dung bài thơ. Thường là cô
đọc trước, trẻ đọc theo cô đến khi khi thuộc bài thơ. Nhìn chung, dù đọc hay kể
tác phẩm giáo viên cũng phải nắm vững tác phẩm, tốt nhất là thuộc tác phẩm.
Những bài thơ, văn viết cho các em trước tuổi đi học thường không dài và cũng
dễ nhớ nên việc truyền đạt đúng từ ngữ khi kể sẽ giữ được phong cách và tính
toàn vẹn của bài. Vì vậy, phương pháp cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học



đã có những bước cải tiến đáng kể vượt qua giai đoạn kinh nghiệm thuần túy để
xây dựng một cơ sở lý thuyết khoa học của tâm lí học và giáo dục học hiện đại.
1.6.4.

Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động cho

3.102 trẻ làm quan với cấc tắc phẩm văn học
1.6.4.1.

Yêu câu khi lựa chọn các tác phấm vẫn học
3.103

Các tác phẩm văn học giành cho trẻ phải có nội dung lành mạnh,

phù họp với chủ đề giáo dục.
3.104

Các tác phẩm thơ, truyện cần súc tích, cô đọng, phân biệt rõ cái gì

tốt cái gì xấu, đâu là thiện đâu là ác, dễ hiểu dễ nhớ, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
3.105

Các bài thơ câu chuyện phải kích thích phát triển tình cảm ở trẻ.

3.106 Ị.6.4.2. Yêu cầu khi khai thác nội dung giáo dục cho trẻ từ các tác phắm
văn học
3.107


Khi khai thác nội dung giáo dục đạo đức trong các tác phẩm văn

học cần bám sát vào nội dung tác phẩm. Phân tích kĩ các tác phẩm văn học cho trẻ
hiểu sau đó rút ra bài học giáo dục đạo đức nhẹ nhàng, rồi định hướng trẻ đến
nhũng hành vi đạo đức, việc làm cụ thể.
3.108

Khi phân tích nội dung các tác phẩm văn học người lớn cần sử

dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu trong sáng, mang sắc thái biểu cảm để trẻ dễ tiếp
nhận.
1.7.

Nội dung giáo dục đạo đức thông qua tác phấm văn học cho trẻ mẫu giáo
3.109

Giáo dục đạo đức cho trẻ là một công việc khó khăn và vô cùng

quan trọng việc lựa chọn nội dung giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm lí của
trẻ thì mới xây dựng cho trẻ những nét tính cách, nhũng phẩm chất đạo đức tốt
đẹp. Sau đây là một số nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ:
-

Giáo dục lòng nhân ái (tình thương) và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu nước:
3.110

Được sống trong tình yêu thương (được mọi người yêu mến và yêu

mến mọi người) là hạnh phúc của trẻ thơ. Giáo dục tình yêu thương cũng như



đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Tình yêu cũng chính là gốc đạo đức của
con người. Chính vì vậy, giáo dục lòng nhân ái cần được coi là nhiệm vụ trung
tâm của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ.
-

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
3.111

+ Giáo dục tình yêu gia đình: trẻ biết yêu quý nhũng người thân

trong gia đình như: Ông bà, bố mẹ, anh chị em. cần giúp cho trẻ hiểu mọi người
trong gia đình đều gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, cần thường xuyên sống hòa
thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình ai cũng làm việc và học
hành đó là những việc làm nghiêm túc có ích cho gia đình và xã hội, cần được tôn
trọng và không được quấy rầy, vòi vĩnh khi bố mẹ đang làm việc, anh chị đang
học.
3.112

+ Giáo dục tình yêu thương và thái độ quan tâm đối với mọi người

gần gũi xung quanh.
3.113

Yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ cô giáo và các bạn trong lóp, kính

trọng và quan tâm giúp đỡ người già yếu, yêu mến nhường nhịn và chăm sóc các
em nhỏ, niềm nở với mọi người.
3.114


+ Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống... yêu cây cỏ, chim

muông, các loài súc vật ... có ý thức bảo vệ thiên nhiên không giết các loài sinh
vật.
-

Cùng với việc giáo dục lòng nhân ái, cần chú ý từng bước nhẹ nhàng hình thành
những nhân tố sơ đẳng tạo nền tảng ban đầu cho việc giáo dục lòng yêu nước, có ý
thức sau này khi trưởng thành. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ mẫu
giáo, nghĩa là giáo dục trẻ biết gia đình, làng xóm, khu phố mình ở, yêu cảnh vật
cây cối hoa lá, biết các lễ hội ở quê hương và một số lễ hội lớn của quê hương.
3.115

+ Trẻ mẫu giáo cần giáo dục trẻ tình yêu đối với Bác Hồ, biết lá cờ

Tổ Quốc, có hiểu biết sơ đẳng về quốc kì, quốc ca, về thủ đô, về các miền của Tổ
3.116 Quốc, quan tâm đến những ngày hội, ngày lễ lớn hoặc những sự kiện quan


trọng trong nước hay ở địa phương, những danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
của địa phương... Tuy nhiên sự hiểu biết của trẻ ở đây còn hạn chế, nhung sự đồng
cảm mang ý nghĩa xã hội đó của trẻ dù còn non nót và chưa thực sự hình thành,
cũng có những tác dụng tiềm năng, tích cực đối với sự phát triển tình cảm đạo đức
của trẻ.
3.117

+ Giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng lóp đoàn kết thân ái.

3.118


Ở lứa tuổi nhà trẻ thì trẻ thường hay chơi một mình nhưng sang

đến mẫu giáo lớn thì trẻ đã bắt đầu chơi với nhau. Lue này mối quan hệ giữa các
trẻ bắt đầu phát triển, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành tính
cách, đến bộ mặt đạo đức của từng trẻ. Đó là quan hệ bạn bè. Vì vậy cần chú ý
giáo dục tình cảm bạn bè, thương yêu, đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè...
3.119

Song tùy theo lứa tuổi mà có nội dung giáo dục phù họp. Đối với

trẻ mẫu giáo lớn cần giáo dục trẻ kĩ năng hoạt động chung, phối hợp với nhau
trong các nhóm chơi, mở rộng nhóm chơi, cần kịp thời biểu dương những hành vi
tốt, uốn nắn ngăn chặn những hành vi không tốt đế hình thành ở trẻ tình cảm bạn
bè. Trẻ mẫu giáo lớn nhận ra và biết các quy tắc ứng xử trong quan hệ bạn bè. Vì
vậy, giáo dục quan hệ bạn bè lúc này cần quan tâm mở rộng vốn kinh nghiệm về
tình bạn bè tốt, cách cư xử, cụ thể như: Đoàn kết quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ và
học tập lẫn nhau. Từ đó mà dần dần trẻ mẫu giáo có được tình cảm yêu thương
gắn bó với nhau về tình cảm bạn bè.
3.120

Giáo dục tình cảm bạn bè cho lứa tuổi mẫu giáo lớn vừa là một

nhiệm vụ đức dục quan trọng, vừa là công việc phức tạp, tế nhị, đòi hỏi cô giáo
cần nắm vững nội dung cơ bản theo từng độ tuổi đế tác động kịp thời đúng đắn.
-

Giáo dục những quy tắc lễ phép văn hóa, những đức tính tốt.
3.121

Trong cuộc sống hằng ngày, cần giáo dục cho trẻ những quy tắc lễ


phép trong quan hệ với mọi người như: Biết chào hỏi khi gặp người lớn, biết cảm
ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, biết đoàn kết với bạn bè, nhường


×