Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEINVÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢSỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓACỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEIN
VÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓA
CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)
GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEIN
VÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓA
CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)
GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01


Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUANG HUY

NGHỆ AN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu về công trình khoa học
trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến Tiến sĩ Nguyễn Quang Huy, người thầy đã định hướng và tận tâm hướng dẫn để
tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tiếp đến tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Quản Lý dự án BCA – “Sử
dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở miền
Trung Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” (viết tắt là BCA), Ban Lãnh đạo

Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ, Ban giám hiệu, phòng
đào tạo sau đại học và khoa Nông Lâm Ngư trường đại học Vinh đã luôn tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tập thể cán bộ công nhân viên
Phân Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bắc Trung Bộ.
Con xin gửi lời cảm ơn đến bố, mẹ người đã có công sinh thành, giáo dưỡng
để con có được như ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn và đồng nghiệp, những người
đã luôn động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.

Nghệ An, tháng 10 năm 2014

Nguyễn Thị Huyền


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Diễn giải

ADC
ANOVA
Ash
CP
CTTN
DE
DM
DO

DP
E
E21
E23
E25
FCR
GE
HE
KL
LE
Max
ME
Mean
Min
NFE

Độ tiêu hóa biểu kiến
Phân tích phương sai
Tro
(Crude protein): Protein thô
Công thức thí nghiệm
(Digestible energy): Năng lượng tiêu hóa
(Dry Matter): Vật chất khô
Hàm lượng oxy hoà tan
(Digestible protein): Protein tiêu hóa
(Energy) Năng lượng
Năng lượng thô mức 21
Năng lượng thô mức 23
Năng lượng thô mức 25
Hệ số chuyển đổi thức ăn

(Gross energy): Năng lượng thô
High energy: mức năng lượng cao
Khối lượng (g)
Low energy: mức năng lượng thấp
Giá trị cực đại
Midle energy: mức năng lượng trung bình
Giá trị trung bình
Giá trị cực tiểu
(Nitrogen-free extract): dẫn xuất không đạm (phần lớn là

P40
P45
P50
PER
S‰
SD
SGRw (%/ngày)
SR (%)
Wcuối (g)
Wđầu (g)
Y

tinh bột và đường)
Protein thô mức 40%
Protein thô mức 45%
Protein thô mức 50%
Hiệu quả sủ dụng protein
Độ mặn
Độ lệch chuẩn
Tốc độ sinh trưởng tương đối theo ngày

Tỷ lệ sống của cá
Khối lượng cuối cùng của cá sau 63 ngày thí nghiệm
Khối lượng ban đầu của cá trong thí nghiệm
Yttrium


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................
MỞ ĐẦU...........................................................................................

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài...................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................

1.1. Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng...............................................4
1.1.1. Vị trí phân loại..............................................................................
1.1.2. Đặc điểm hình thái ngoài..............................................................
1.1.3. Sự phân bố.....................................................................................
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng....................................................................
1.1.5. Đặc điểm sinh sản.........................................................................
1.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn của cá chim vây vàng..........7
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.........................................................9
1.3.1. Nghiên cứu sản xuất giống............................................................

1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá chim trên thế giới................................
1.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam........................................................11
1.4.1. Nghiên cứu sản xuất giống..........................................................
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cá chim ở Việt Nam.................................
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................


v
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................
2.1.2. Dụng cụ nghiên cứu....................................................................
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................17
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein và năng lượng
tới tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây
vàng (Trachinotus falcatus)........................................................
2.3.3. Xác định độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn của
thí nghiệm...................................................................................
2.3.4. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm........................................................
2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm.....................................23
2.4.1. Theo dõi các yếu tố môi trường nước trong bể thí nghiệm.........
2.4.2. Phương pháp thu phân trực tiếp từ ống tiêu hóa của cá thí
nghiệm........................................................................................
2.4.3. Phương pháp xác định độ tiêu hóa thức ăn.................................
2.4.4. Xác định tốc độ tăng trưởng tương đối của cá............................
2.4.5. Theo dõi tỷ lệ sống của cá (SR)..................................................
2.4.6. Xác định hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) theo công thức.........
2.4.7. Hệ số hiệu quả sử dụng protein (PER: Protein Efficiency
Ratio)..........................................................................................
2.5. Phương pháp xác định lượng thức ăn thừa...........................................26
2.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................27

2.7. Thời gian, địa điểm nghiên cứu............................................................27
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................

3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường...............................................28


vi
3.2. Độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng theo các thức ăn thí nghiệm của cá
chim vây vàng.............................................................................................29
3.2.1. Độ tiêu hóa vật chất khô..............................................................
3.2.2. Độ tiêu hóa Protein......................................................................
3.2.3. Độ tiêu hóa lipid..........................................................................
3.2.4. Độ tiêu hóa năng lượng...............................................................
Bảng 3.6. Độ tiêu hóa năng lượng của cá ở các CTTN khác nhau.......
3.2.5. Protein tiêu hóa và năng lượng tiêu hóa......................................
3.3. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng.......39
3.3.1. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn
đến tăng trưởng theo khối lượng của cá chim vây vàng.............
3.3.2. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn
đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng..................
3.3.4. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn
đến tỷ lệ sống của cá chim..........................................................
3.3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng tiêu hóa
lên tốc độ tăng trưởng theo khối lượng của cá thí nghiệm.........
3.3.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng tiêu hóa
lên hệ số chuyển đổi thức ăn của cá thí nghiêm.........................
3.3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng tiêu hóa
lên hiệu quả sử dụng protein PER của cá thí nghiêm.................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................


1. Kết luận...................................................................................................52
2. Kiến nghị.................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................
PHỤ LỤC.........................................................................................


vii
PHỤ LỤC.....................................................................................................................


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus,
1758)...............................................................................................
.........................................................................................................
Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng..............................
+) Phân bố theo nhiệt độ và độ mặn:...............................................
Hình 2.1. Cá Chim thí nghiệm........................................................
Bảng 2.1. Các dụng cụ nghiên cứu trong thí nghiệm của đề tài
.......................................................................................................
Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm..................................................
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn các công thức thí
nghiệm...........................................................................................
Hình 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của thí nghiệm..............
Hình 2.4. Thu phân trực tiếp từ ống tiêu hóa..................................
Hình 2.5. Xác định trọng lượng toàn thân cá..................................
Hình 2.6. Thu thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn....................................
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường nước trong hệ thống bể thí

nghiệm...........................................................................................
Bảng 3.2. Kết quả phân tích dinh dưỡng đối với 9 loại thức ăn
thí nghiệm và phân của cá thí nghiệm theo từng loại thức ăn........
Bảng 3.3. Độ tiêu hóa vật chất khô của cá ở các công thức thí
nghiệm...........................................................................................
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn độ tiêu hóa vật chất khô của cá ở các
CTTN..............................................................................................
Bảng 3.4. Độ tiêu hóa protein của cá ở các công thức thí
nghiệm...........................................................................................
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn độ tiêu hóa protein của cá trong các
CTTN..............................................................................................
Bảng 3.5. Độ tiêu hóa lipid của cá ở các công thức thí nghiệm......


ix
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn độ tiêu hóa chất béo của cá trong các
CTTN..............................................................................................
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn độ tiêu hóa năng lượng của cá trong
các CTTN........................................................................................
Bảng 3.7. Tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng tiêu hóa của cá
.......................................................................................................
ở các CTTN khác nhau....................................................................
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức
ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá chim vây vàng ở
các CTTN khác nhau.......................................................................
Hình 3.5. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng lên tốc độ
.......................................................................................................
tăng trưởng khối lượng của cá chim vây vàng trong các CTTN
khác nhau......................................................................................
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức

ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng trong
các CTTN........................................................................................
Hình 3.6. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức
ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng trong
các CTTN........................................................................................
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong
thức ăn đến hiệu qủa sử dụng protein của cá chim vây vàng
trong các công thức thí nghiệm......................................................
Hình 3.7. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức
ăn đến hiệu quả sử dụng protein của cá chim vây vàng trong
các công thức thí nghiệm...............................................................
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong
thức ăn đến tỷ lệ sống cá chim trong các công thức thí nghiệm
.......................................................................................................


x
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng
tiêu hóa lên tốc độ tăng trưởng theo khối lượng của cá chim vây
vàng...............................................................................................
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa
và năng lượng tiêu hóa lên tốc độ tăng trưởng của cá chim...........
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng
tiêu hóa lên hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng.........
Hình 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng
tiêu hóa lên hệ số chuyển đổi thức ăn của cá ở các công thức
thí nghiêm......................................................................................
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng
tiêu hóa lên hiệu quả sử dụng protein của cá chim........................
Hình 3.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng

tiêu hóa lên hiệu quả sử dụng protein của cá chim giống..............


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) thuộc họ
Carangidae, phân bố tự nhiên ở tây Đại Tây Dương từ Massachusetts đến Đông
Nam Brazil và xuất hiện nhiều ở nam Florida. Cá chim vây vàng là loài cá ăn động
vật, thức ăn của chúng bao gồm các loài giáp xác, nhuyễn thể và cá nhỏ. Chúng
thường sống ở các vùng biển gần bờ có đáy cát, bùn, rong biển hoặc ở các rạn san
hô, nơi chúng thường xuất hiện theo từng đàn lớn [28].
Cá chim vây vàng được di nhập vào Đài Loan và đã được sản xuất giống
thành công từ năm 1989 [15]. Từ Đài Loan, cá chim vây vàng tiếp tục được di
nhập vào Singapore [29]. Việt Nam và đã được nuôi ở biển Vũng Tàu từ đầu những
năm 2000. Thông qua dự án NORAD, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1 đã di
nhập, thuần dưỡng và cho sản xuất giống thành công loài cá này từ năm 2007 tại
Phân viện nghiên cứu thủy sản Bắc Trung Bộ. Tiếp đó, loài cá này cũng được sản
xuất giống thành công ở Đại học Nha Trang năm 2010, từ nguồn cá giống nhập từ
Phân viện nghiên cứu Thủy sản Bắc Trung Bộ. Với sự chủ động nguồn giống nhân
tạo trong nước nghề nuôi cá chim biển (T.falcatus- cá chim vây ngắn và T. blochiicá chim vây dài) ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Cá chim vây vàng trở thành
đối tượng nuôi phổ biển biến ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa,
Vũng Tàu. Cá có thể được nuôi ao nước lợ hoặc nuôi lồng trên biển. Loài cá này có
thị trường tiêu thụ rộng, ở cả trong nước (phổ biến ở các hệ thống siêu thị như Big
C và Metro), và có thể xuất khẩu sang các nước châu Á và Mỹ. Sản lượng nuôi cá
chim biển của thế giới ước khoảng 125.000 tấn, chủ yếu được nuôi ở châu Á [19].
Tuy nhiên một trong những cản trở phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng
hiện nay là chưa có loại thức ăn chuyên dùng cho loài cá này dựa trên những hiểu
biết về nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Hiện tại ở Việt Nam, cá tạp hoặc thức ăn
công nghiệp của các loài cá biển khác như thức ăn cá vược, cá song đang được sử

dụng để nuôi cá chim vây vàng.


2
Để phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng, việc nghiên cứu nhu cầu dinh
dưỡng của cá là rất cần thiết, làm tiền đề cho việc sản xuất thức ăn công nghiệp cho
nuôi thương phẩm, góp phần chủ động cung cấp thức ăn, hạn chế ô nhiễm môi
trường và nguy cơ lây lan mầm bệnh. Tuy nhiên, do là đối tượng nuôi mới, các
nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá chim vây vàng, đặc biệt là giai đoạn
giống còn rất hạn chế. Protein và năng lượng là hai yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng
quan trọng đến sinh trưởng cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mức
protein và năng lượng tới tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và độ tiêu hóa của
cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) giai đoạn giống”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định được mức protein, năng lượng và tỷ lệ
protein/năng lượng trong thức ăn phù hợp cho sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử
dụng thức ăn của cá chim vây vàng, góp phần nâng cao hiểu biết về nhu cầu dinh
dưỡng, làm tiền đề cho việc sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi thương phẩm
đối với đối tượng này.
3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein và năng lượng đến độ tiêu hóa thành
phần dinh dưỡng trong thức ăn của của cá chim vây vàng
2. Nghiên cứu ảnh hưởng các mức protein và năng lượng trong thức ăn viên
đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng các mức protein và năng lượng trong thức ăn đến tỉ lệ
sống của cá chim vây vàng
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài
1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đóng góp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu
nhu cầu dinh dưỡng đối với cá chim vây vàng (trachinotus falcatus) giai

đoạn giống
2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Tạo tiền đề cho việc hoàn thiện quy trình sản
xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi thương phẩm cá chim vây vàng, góp
phần chủ động cung cấp thức ăn, hạn chế ô nhiễm môi trường và nguy cơ


3
lây lan mầm bệnh, giúp thúc đẩy cho nghề nuôi cá lồng và cá ao phát triển
bề vững ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học, bổ sung lý luận và kiến thức thực tiễn cho bản thân
tác giả.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.1.1. Vị trí phân loại
Cá chim vây vàng được phân loại như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthys
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidea
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus falcatus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Việt: cá chim vây vàng, cá sòng mũi hếch
Tên tiếng Anh: golden pompano hoặc permit fish

Hình 1.1. Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758)

1.1.2. Đặc điểm hình thái ngoài
Cá chim vây vàng có thân hình trứng, hơi dẹp, chính giữa lưng hình cung, cơ
thể có màu sắc sáng bạc, nhưng thông thường được phủ lớp vàng cam, đặc biệt đối
với những cá thể có kích thước lớn hơn; vây hậu môn màu cam tối và mép thùy


5
đuôi có màu hơi nâu; đầu tròn ở phía trước, miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi ra,
hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ hình lông, răng phía sau dần thoái hóa; vây lưng
đầu tiên có 6 gai, vây thứ 2 có 1 gai và 18 ÷ 20 tia vây; vây hậu môn chia ra làm 2
bên, mỗi bên 1 gai và 16 ÷ 18 tia vây; vây đuôi phân thùy rất sâu [17].
1.1.3. Sự phân bố
+) Phân bố theo vùng địa lý:
Cá chim vây vàng phân bố tự nhiên ở bờ tây Đại Tây Dương từ
Massachusetts đến đông nam Brazil (Hình 1.2). Chúng xuất hiện từ quần đảo West
Indies đến vịnh Mexico, và ít khi xuất hiện ở Bermuda. Loài cá này cũng thấy xuất
hiện ở bờ đông Đại Tây Dương nhưng không nhiều. Chúng phân bố tự nhiên nhiều
nhất ở nam Florida.
Giai đoạn nhỏ, chúng sống tập trung thành nhóm ở các dải cát ven bờ hoặc
các vịnh đáy bùn gần cửa sông. Khi trưởng thành, cá chim vây vàng thường sống
đơn độc và di chuyển tới các rạn đá hoặc san hô [16].

Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng


6
+) Phân bố theo nhiệt độ và độ mặn:
Cá chim vây vàng thuộc loài cá rộng muối, chúng có thể sống ở mức độ mặn
từ 2 ‰ đến 45 ‰. Ở dưới mức độ mặn 20 ‰, cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện
độ mặn cao, tốc độ sinh trưởng của cá chậm hơn [7]. Ở giai đoạn trưởng thành, cá

chim thường bắt gặp ở vùng nước có độ mặn trong khoảng 30 ‰ đến 37 ‰. Nhưng
ở giai đoạn nhỏ, chúng xuất hiện ở những vùng có khoảng dao động độ mặn rộng
hơn, từ 9 ‰ đến 50 ‰.
Cá chim là loài phân bố ở vùng nước ấm, thông thường chúng được bắt gặp
ở vùng nước có nhiệt độ dao động từ 25 đến 320C, một số ít loài cá chim tìm thấy ở
vùng nước có nhiệt độ dưới 17 0C [25]. Ở mức nhiệt độ từ 16 đến 36 0C cá vẫn phát
triển bình thường, nhưng sinh trưởng tốt nhất trong khoảng 220C đến 280C [10].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng và thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của cá
và loại thức ăn sẵn có ở nơi mà chúng phân bố. Ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá
chim vây vàng phân bố ở vùng nước cạn ven bờ, nên thức ăn tự nhiên là các loài
động vật phù du và động vật đáy, bao gồm giun nhiều tơ, nhuyễn thể nhỏ, ấu trùng
giáp xác. Đến giai đoạn trưởng thành, cá di chuyển dần ra vùng nước sâu, xa bờ,
sinh sống ở các vùng rạn đá, san hô, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật
đáy như nhuyễn thể, giun và loài động vật không xương sống. Các loại nhuyễn thể,
giáp xác và cá nhỏ là thức ăn được lựa chọn đối với cá chim trưởng thành.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Giống với các loài cá phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới khác, cá
chim vây vàng sinh sản bắt đầu mùa vụ sinh sản vào đầu mùa hè và duy trì tới cuối
mùa thu. Trong tự nhiên, cá bắt đầu tham gia sinh sản lần đầu tiên từ 3 đến 4 năm
tuổi và chỉ sinh sản 1 lần trong năm. Cá chim vây vàng sinh sản ở độ mặn cao (33 ÷
35 ‰), sức sinh sản tuyệt đối từ 40 đến 60 vạn trứng/cá thể. Trứng sau khi phóng
thích ra môi trường ngoài, được thụ tinh và nổi theo dòng nước và nở thành ấu trùng
[2]. Cá chim vây vàng đẻ không theo tuần trăng. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá không
sinh sản tự nhiên mà phải sử dụng hormon sinh dục để kích thích sinh sản [20].


7
Theo Ngô Vĩnh Hạnh cá chim vây vàng được nuôi vỗ trong điều kiện: ôxy
hoà tan dao động từ 5 ÷ 7 mg/l, pH từ 7,6 ÷ 8,4, độ mặn từ 27 ÷ 30‰, nhiệt độ

nước 27 ÷ 330C. Thức ăn là tôm, mực, cá tạp và bổ sung vitamine E với lượng
100 ÷ 150 mg/kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, với khẩu phần ăn từ 8 đến 10% khối
lượng quần thể cá. Kết quả cho thấy cá thành thục đạt tỷ lệ trung bình 84,7%. Cá
chim vây vàng có thể nuôi tái phát dục được trong điều kiện nhân tạo, nếu chúng
được chăm sóc và quản lý tốt [2]. Điều này khác với kết luận của Lê Tổ Phúc khi
cho rằng cá chim vây vàng chỉ sinh sản 1 lần trong năm [5].
1.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn của cá chim vây vàng
Các nghiên cứu về dinh dưỡng của cá chim mới chỉ tập trung đối với cá chim
Florida. Lazo đã tiến hành thí nghiệm xác định hàm lượng protein tối thiểu cho cá
chim Florida (Trachinotus carolinus) ở 3 mức khác nhau: 30, 35 và 45%, đã kết
luận rằng hàm lượng protein thích hợp cho cá chim là 45% [14]. Kết quả này cũng
tương tự với kết quả nghiên cứu của Pin khi tác giả này cho rằng hàm lượng protein
tối thiểu cho cá chim Trachinotus ovatus sinh trưởng tốt nhất là 45% [21].
Sử dụng thức ăn trong những thử nghiệm nuôi cá chim thương phẩm. Thời
gian đầu thức ăn chủ yếu gồm cá tạp nghiền nhỏ, thức ăn viên cá da trơn, cá hồi
hoặc một hỗn hợp gồm cả hai. Thức ăn cá hồi có 40 % protein bổ sung thêm cá tạp
được chứng minh là có hiệu quả hơn so với thức ăn là cá tạp trộn với bột đậu nành.
Tuy nhiên, những nghiên cứu khởi đầu đều chưa đạt được kết quả như mong nuốn
về cả sinh trưởng của cá và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Có thể những loại thức
ăn trên không đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho loài cá biển này [21].
Các nghiên cứu khác nhằm xác định thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
đối với các giai đoạn sinh trưởng của cá chim cũng đã được tiến hành. Cá chim
Florida giai đoạn giống được cho ăn thức ăn chứa 34% protein có thể tiêu hóa và
các mức lipid 4 hoặc 8%, có tốc độ sinh trưởng tốt hơn so với cá được cho ăn bằng
thức ăn có các mức lipid cao hơn hoặc thấp hơn [26]. Cá chim giai đoạn giống ăn
thức ăn chứa 8% lipid có tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn cao hơn
đối với cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein tăng [14].


8

Nuôi cá chim giai đoạn giống bằng thức ăn viên nổi chứa 47% protein thô và
15% chất béo thô từ cá cỡ 5 g tới cá cỡ 25 g. Khi cá chim đạt cỡ 25 g, chúng được
chuyển sang thức ăn có hàm lượng protein thô chiếm 43% và 12% chất béo thô. Cá
chim sau 144 ngày nuôi từ 5 g đạt khối lượng 207,5 g, hệ số chuyển đổi thức ăn
1,92 : 1; tỷ lệ sống đạt 65,8%. Năng suất trung bình đạt 34 kg/m3 [18].
Năm 2007, Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm hai loại thức ăn
viên để nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Một loại thức ăn chứa 45% protein
được cung cấp từ bột cá, một loại thức ăn khác (ASA-IM 43/12) có giá trị dinh
dưỡng tương đương nhưng bột đậu nành và protein đậu nành là thành phần protein
chính, bột cá chỉ cung cấp 16% protein. Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự
sai khác có ý nghĩa thống kê (p≥0,05) về sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây
vàng cho ăn bằng 2 loại thức ăn trên. Cá cho ăn bằng thức ăn ASA-IM 43/12 tăng
từ 19 g tới 608 g trong 146 ngày với tỷ lệ sống trên 99%, trong khi cá ăn thức ăn
đậu nành tăng từ 26 g tới 610 g trong 146 ngày với tỷ lệ sống cao hơn 99%. FCR
tương ứng là 2,51 : 1 và 2,59 : 1.
Các công trình nghiên cứu trong nước đã có về nhu cầu dinh dưỡng của cá
chim vây vàng liên quan mật thiết đến đề tài là: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm
lượng protein và lipid lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (
Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giai đoạn giống” của các tác giả Lại Văn Hùng,
Huỳnh Thư Thư, Trần Thị Lê Trang, báo Khoa học Công nghệ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, hàm lượng protein trong thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng
và hệ số thức ăn(FCR) của cá Chim vây vàng giai đoạn giống. Trong đó, cá được cho
ăn thức ăn có hàm lượng protein 46, 49 và 52% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về
chiều dài, khối lượng,khối lượng cuối cao hơn và hệ số thức ăn thấp hơn so với hàm
lượng protein 40 và 43% (p< 0,05). Nhìn chung, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn giữa cá được cho ăn ở
mức protein 46, 49 và 52% hay 40 và 43% (p ˃ 0,05). Hàm lượng protein trong thức
ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (94 – 98%) (p ˃ 0,05). Từ nghiên cứu này
có thể nhận thấy rằng, hàm lượng protein 46% trongthức ăn là tốt nhất cho sinh



9
trưởng và hệ số thức ăn của cá Chim vây vàng, đồng thời, giúp tiết kiệm chi phí thức
ăn cũng như hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường bể nuôi
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá chim vây vàng là một trong những đối tượng nuôi quan trọng ở các nước
như Singapore, đài Loan, Trung Quốc, Malaysia [23]. Thời gian gần đây, chúng là
đối tượng được lựa chọn nuôi thương phẩm tại Indonesia. Thị trường tiêu thụ sản
phẩm chủ yếu là Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, đài Loan, với giá bán cá phi
lê dao động từ 25 – 35 USD/kg [23].
1.3.1. Nghiên cứu sản xuất giống
Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng đã được nghiên cứu
hoàn thiện bởi một trại sản xuất giống tư nhân tại Trung Quốc năm 1989. Qua đó,
cá chim giống được sinh sản nhân tạo đại trà trong ao trong thời gian từ mùa xuân
đến mùa hè. Con giống sản xuất trong mùa thu được ương nuôi trong trại sản xuất
qua mùa đông cho vụ nuôi năm sau. Thức ăn ban đầu cho ấu trùng là luân trùng
(rôtifer), copepoda và thức ăn tổng hợp ([10], [9]. Năm 1993, nước này đã có 20
trại sản xuất giống cá chim vây vàng, sản xuất được 38 triệu con giống, giá bán tại
thời điểm đó dao động từ 0,04 – 0,09 USD/con [9].
Nghiên cứu nhịp điệu ăn hàng ngày để xác định nhu cầu tiêu thụ thức ăn và
ảnh hưởng của các bữa ăn tới sinh trưởng của cá chim Florida đã chỉ ra rằng cá cho
ăn vào buổi sáng, thời điểm chúng thích ăn nhất, có khối lượng, kích thước cơ thể
và hiệu quả chuyển đổi thức ăn thấp hơn, khác nhau so với cá được cho ăn vào buổi
chiều tối. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời điểm cho ăn thuận
lợi cho nhịp điệu có thể làm tăng sinh trưởng của cá và thời gian ưa thích không
nhất thiết là thời gian tốt cho cá ăn.
Cá chim giai đoạn giống cho ăn đến no sinh trưởng tốt hơn cho ăn với tỷ lệ
5% khối lượng cơ thể/ngày. Cá cho ăn đến no ước tỷ lệ thức ăn khoảng 8 – 9%
khối lượng cơ thể cá/ngày. Cá chim cho ăn tới no thường tốt hơn về sinh trưởng với
sự gia tăng về số lần cho ăn trong ngày. Tuy nhiên, để có một tần suất cho cá chim

ăn phù hợp cho cá sinh trưởng, lại không được tác giả xác định được. Như vậy, cho


10
cá ăn với lượng cố định 5% khối lượng cơ thể/ngày với tần suất 2 lần/ngày được
xác định là phù hợp đối với sản xuất giống cá chim [13].
Cá chim vây vàng bắt đầu sinh sản khi kích thước cơ thể đạt tối thiểu 2,5 kg
đối với con đực và 1,5 kg đối với con cái. Sức sinh sản của chúng dao động khoảng
500.000 – 700.000 trứng/cá thể. Trứng thụ tinh được ấp ở mật độ 10 – 20 tế bào/l.
Ấu trùng sau đó được ương trong bể 12 m 3. Thức ăn cho cá bột, cá hương thường
được sử dụng trong ương nuôi là luân trùng (Brachionus sp.), ấu trùng artemia
(Artemia salina) và thức ăn chế biến. Mật độ luân trùng được duy trì 10 con/l, kéo
dài đến ngày thứ 30. Bổ sung artemia vào ngày 15, cho ăn thức ăn chế biến từ ngày
20. Trong quá trình ương, nước được thay từ 10 đến 30% sau ngày 12 đến ngày 30.
Sau 30 ngày tiến hành thay 100% nước. Cá hương ở ngày thứ 30 nên được lọc
phân cỡ đồng đều, để chúng sinh trưởng tốt. Khi ăn thành thạo thức ăn chế biến, cá
được chuyển qua hệ thống ương có sục khí và nước chảy để ương thành cá giống
kích thước 7 – 8 cm trong thời gian 60 ngày [24].
Cá chim vây vàng ở giai đoạn bột, cá được ương ở mật độ 20 con/l, đến thời
điểm cuối của quá trình ương (35 ngày) mật độ cá giảm còn 0,5 con/l, kích cỡ cá
thu được 3,4 đến 3,5 cm có thể chuyển đến vùng nuôi. Tỷ lệ sống của cá từ giai
đoạn trứng thụ tinh đến 3,4 cm đạt 21%. Năm 2008, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và
sinh sản nhân tạo giống cá chim vây vàng cũng đã nghiên cứu thành công tại
Indonesia. Thành công này đã góp phần giảm áp lực nhập khẩu nguồn giống từ
nước ngoài vào nước này [20].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá chim trên thế giới
Cá chim vây vàng là đối tượng được nuôi chính ở Singapore. Cá bột được
nhập từ Đài Loan, thức ăn cho cá chim vây vàng chủ yếu vẫn là cá tạp [11]. Thí
nghiệm nuôi cá chim Trachinotus goodie ở Pháp bằng thức ăn công nghiệp và cá
tạp trong lồng. Cỡ cá thả 15 g, ăn thức cho cá là thức ăn công nghiệp với hàm lượng

đạm 50 % sau 5 tháng nuôi cá đạt 300 g. Cá ăn thức ăn cá tạp đạt 260 g, tỷ lệ sống
từ 83 đến 90 %. So sánh sự sinh trưởng của cá chim nuôi trong lồng ở Trung Quốc
bằng bột cá với hàm lượng đạm là 45% và thức ăn là đậu tương phối trộn với bột
cá trong đó đậu tương đóng góp 28% protein cho thấy không có sự khác nhau giữa


11
hai loại thức ăn này. Cá chim nuôi trong lồng với cỡ cá thả là 20 g, mật độ 9,6
con/m3 [21].
Sau 146 ngày nuôi cá đạt cỡ trung bình 610 g và tỷ lệ sống là 99%, hệ số
thức ăn từ 2,51 đến 2,59. Trong những năm qua nghề nuôi tôm ở Đài Loan gặp
nhiền khó khăn do dịch bệnh bùng phát, người dân nuôi tôm đã chuyển sang nuôi
cá chim vây vàng trong ao có nồng độ muối thấp và đạt hiệu quả cao. Hàng năm
nước này sản xuất hơn 10 triệu con giống để phục vụ cho việc nuôi thâm canh trong
ao đất (Marine Fish Seed Industry In Taiwan, Shinn-Pyng Yeh 1997). Cũng như các
loài cá biển nuôi khác cá chim vây vàng có thể bị nhiễm bệnh do virus VNN gây ra.
Hiện nay chưa có vaccine để phòng chống bệnh này nên việc kiểm tra bệnh cá
giống trước khi nuôi là rất cần thiết [21]. Nghiên cứu bệnh trên cá chim vây vàng
trong suốt quá trình nuôi, bắt đầu từ giai đoạn cá giống sản xuất tại Đài Loan. Tác
nhân gây bệnh thường xuất hiện vào giữa tháng 6 giai đoạn đưa vào nuôi lớn, sự
xuất hiện và gây bệnh thường nặng và rất đa dạng bao gồm các ký sinh trùng bên
ngoài như Paratrichodina obliqua, Trichodina sp, Cryptocaryon irrtans,
Paratrichodina là ký sinh trùng gây bệnh cho cá chim vây vàng lớn nhất đầu tiên
chúng ký sinh vào mang cá. Tiếp theo là vi khuẩn cỡ hội gây bệnh như
Steptococcus sp dễ nhận biết khi cá chim vây vàng bơi bất thường, cá gầy. Chẩn
đoán phát hiện bệnh bằng phương pháp các bộ test kits [14].
1.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.4.1. Nghiên cứu sản xuất giống
Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng bắt đầu được đề cập từ
năm 2003 đến năm 2004 bằng việc nhập đàn cá hậu bị từ Đài Loan về nuôi tại Cát Bà

và Nghệ An của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I. Tuy nhiên, cá chim vây
vàng mới được sinh sản nhân tạo thành công tại Việt Nam năm 2006, thông qua dự
án tiếp nhận công nghệ với sự phối hợp giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Trường Cao đẳng Thủy sản. đơn vị chuyển giao
công nghệ là Trung tâm chuyển giao công nghệ Trường đại học Trung Sơn Trung
Quốc [27]. Cá chim vây vàng giai đoạn bột được tiến hành ương trong các bể xi


12
măng 12 m3, 30 m3 và bể composite 2 m3. Bể được bố trí từ 1 đến 2 đá khí, duy trì sục
khí 24/24 giờ. Mật độ cá ương khác nhau giữa các đợt sản xuất, dao động từ 12 đến
27 con/lít. Nước biển được lọc sạch, cấp vào bể ương cá bột khoảng 60 cm ở những
ngày đầu. Tảo Chlorella và nước mới được cấp bổ sung trong qúa trình ương. Thức
ăn cho cá bột là tảo Chlorella (từ 2 đến 4 x 105 tế bào/ml), luân trùng (từ 6 đến 8
con/ml), copepda (từ 8 đến10 con/ml), artemia (từ 1 đến 2 con/ml), cho ăn 2 lần/ngày.
Một số yếu tố môi trường được theo dõi trong quá trình ương là: ôxy hoà tan dao
động từ 5 đến 7 mg/l, pH dao động trong khoảng 7,6 đến 8,8, độ mặn dao động từ 20
đến 32 ‰, nhiệt độ nước dao động từ 26 đến 330C. Kết quả cho thấy, sau 28 ngày
ương nuôi, cá bột sinh trưởng từ 2,40 đến 0,04 lên 26,03 ± 1,51 mm. Tỷ lệ sống từ
giai đoạn bột lên hương đạt từ 30,1 đến 35% [2].
Giai đoạn từ cá hương lên cá giống, dự án cũng đã triển khai ương trong bể
xi măng và trong ao đất, đối với trong bể xi măng (8 và 30 m 3), mật độ ương dao
động từ 0,3 đến 0,8 con/lít. Các thông số môi trường được theo dõi là ôxy hoà tan
dao động từ 5 đến 7 mg/l, pH dao động từ 7,5 đến 8,6, độ mặn dao động từ 18 đến
30 ‰, nhiệt độ nước dao động từ 20 đến 34 0C. Thức ăn cho cá là cá tạp nghiền nhỏ,
thức ăn công nghiệp dạng nổi, cho ăn 2 lần/ngày. Nước trong bể ương được thay
100 đến 200%/ngày. Sau 30 ngày ương nuôi, kết quả qua các đợt ương cho thấy,
tỷ lệ sống trung bình đạt 61,5%, kích thước trung bình của cá qua các đợt ương sau
30 ngày (58 ngày tuổi) dao động đạt từ 43,90 ± 4,63 đến 53,03 ± 5,08 mm. đối với
cá hương ương trong ao đáy cát (5000 m2), mật độ dao động từ 16 đến 17 con/m2.

Thức ăn là cá tạp xay nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày, cá ăn đến no. Các yếu tố môi trường
trong ao đo được là: ôxy hoà tan dao động từ 4 đến 6 mg/l, độ mặn từ 18 đến 26 ‰,
pH từ 7,8 đến 8,6 và nhiệt độ 18 đến 350C. Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy tỷ lệ
sống trung bình của cá đạt 51,3%. Kích thước cá đo được tại thời điểm thu hoạch
dao động từ 58,33 ± 5,87 đến 61,50 ± 6,50 mm. Như vậy, kích thước cá ương trong
ao lớn hơn cá ương trong bể, sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [2].
Sau 2 năm thực hiện, dự án đã hoàn thành với kết quả cao, đáp ứng với yêu
cầu đề ra, cụ thể: tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ đạt 84,7%; tỷ lệ rụng trứng đạt


13
86,58%; tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh đạt 83,46%; tỷ lệ sống từ cá bột lên các hương
(cỡ 2cm) đạt 32,42%; tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống từ 50 đến 62,5%. Sản
lượng cá hương đạt 310.660 con, sản lượng cá giống đạt 165.040 con [2].
Từ năm 2008 đến nay, Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc
Trung Bộ, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I cũng đã nghiên cứu sinh
sản nhân tạo thành công đối với cá chim vây vàng, trên đàn cá hậu bị nuôi từ năm
2004. Kết quả thu được tương đương với kết quả tiếp nhận công nghệ của Trường
Cao đẳng Thuỷ sản, năm 2008 sản xuất được 10.000 con, tỷ lệ sống ước đạt 20%;
năm 2009, sản lượng giống sản xuất được 150.000 con giống, tỷ lệ sống đạt khoảng
25%; năm 2010, sản lượng giống đạt khoảng 150.000 con, tỷ lệ sống đạt 35%. Công
nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng cũng đang được hoàn thiện và ổn định tại
Nghệ An. Thực tế sản xuất cho thấy, cá chim vây vàng sinh sản tại Nghệ An vào
đầu mùa hè, khi nhiệt độ nước đạt khoảng 28 0C, nhưng chúng thường chỉ sinh sản
từ 2 đến 3 đợt, kéo dài khoảng 3 tháng (tháng 5 đến 7).
Hiện nay, công nghệ sản xuất giống đang tiếp tục được nghiên cứu hoàn
thiện cho phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên tại một số nơi như Khánh Hòa,
Nam định, Nghệ An...
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cá chim ở Việt Nam
Cá chim vây vàng có phân bố tự nhiên ở vùng biển Việt Nam nhưng rất ít

khi bắt gặp. Nhận thức được giá trị kinh tế của loài cá này, năm 2003 Viện nghiên
cứu thủy sản đã tiến hành nhập cá hương chim vây vàng từ Đài Loan nuôi thành cá
giống. Năm 2005 Viện đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật
nuôi thương phẩm và tạo đàn cá hậu bị của 5 loài cá biển kinh tế” trong đó có cá
chim vây vàng. Kết quả của đề tài cho thấy sau 6 tháng nuôi cá chim vây bằng thức
ăn Proconco và cá tạp, với cỡ cá thả là 22g cá đạt 450 g. Sau khi cá đạt 120 g cá ăn
thức ăn tổng hợp Proconco có xu thế sinh trưởng chậm hơn so với cá ăn thức ăn cá
tạp [6].
Năm 2008, được sự hỗ trợ của Dự án Hợp phần Hỗ trợ Phát triển nuôi trồng
thủy sản bền vững (SUDA), Trường Cao đẳng Thủy sản thực hiện đề tài “Nghiên


×