Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ bắc hồ núi cốc thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 103 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THỊ THU HIỀN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỚI
MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU VỰC VEN BỜ BẮC HỒ NÚI CỐC
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP











Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THỊ THU HIỀN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỚI
MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU VỰC VEN BỜ BẮC HỒ NÚI CỐC
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành







Thái Nguyên – 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
khoa Sau đại học và thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi
trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc thành phố Thái Nguyên”.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Ban quản
lý khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc cùng toàn thể các công nhân viên trong khu du lịch
Hồ Núi Cốc.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dư Ngọc Thành-
thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Tài Nguyên
và Môi trường, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Ban quản lý khu du
lịch vùng Hồ Núi Cốc, toàn thể công nhân viên làm việc tại khu du lịch Hồ Núi
Cốc; các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên
khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành
luận văn.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể tránh
khỏi những thiết sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy

cô và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả



Nguyễn Thị Thu Hiền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Dư Ngọc Thành.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho
một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.


Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả



Nguyễn Thị Thu Hiền








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động du lịch 4
1.1.1. Khái niệm du lịch 4
1.1.2. Đc trưng củ a ngà nh du lịch 5
1.2. Khái quát về mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường 6
1.2.1. Phát triển du lịch biển bền vững bảo vệ môi trường sinh thái 6
1.2.2. Cải thiện hệ sinh thái ven biển 8
1.2.3. Điện mt trời hỗ trợ phát triển du lịch, môi trường 10
1.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái 11
1.3.1. Các tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường 12
1.3.2. Các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường 13
1.3.3. Các hoạt động du lịch tác động tới môi trường 15

1.3.4. Các tác động tiềm năng của dự án phát triển du lịch 16
1.4. Các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường nước Hồ Núi Cốc 17
1.4.1. Các yếu tố tác động do điều kiện tự nhiên 17
1.4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố thuỷ văn 17
1.4.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình 17
1.4.1.3. Ảnh hưởng của môi trường sinh học 18
1.4.1.4. Ảnh hưởng do sói mòn bồi lắng 18
1.4.2. Các yếu tố tác động do phát triển kinh tế xã hội khu vực 18
1.4.2.1. Hoạt động công nghiệp 18
1.4.2.2. Hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp 19
1.4.2.3. Hoạt động dịch vụ, sinh hoạt, du lịch 20
1.4.3. Ước tính thải lượng ô nhiễm đổ vào lưu vực Hồ Núi Cốc 21


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2.1. Địa điểm: 29
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 29
2.3. Các nội dung nghiên cứu 29
2.4. Các phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu hiện có 30
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 30
2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra 30
2.4.4. Các phương pháp lấy mẫu, phân tích, đo đạc 30
2.4.4.1. Vị trí thu mẫu và các thành phần đo đạc, phân tích 30
2.4.4.2. Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu 31

2.4.4.3. Phương pháp phân tích mẫu 31
2.4.5. Phương pháp chuyên gia 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Tiềm năng du lịch sinh thái khu du lịch Hồ Núi Cốc 32
3.1.1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 32
3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 32
3.1.1.2. Đc điểm khí hậu 33
3.1.1.3. Điều kiện thủy văn 36
3.1.1.4. Đc điểm thực vật 39
3.1.1.5. Đc điểm thổ nhưỡng 40
3.1.2. Đc điểm dân cư, phát triển kinh tế và tài nguyên du lịch nhân văn 40
3.1.2.1. Đc điểm dân cư và sản xuất 40
3.1.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 45
3.1.3. Cơ sở hạ tầng trong khu vực 46
3.1.3.1. Hệ thống giao thông 46
3.1.3.2. Hệ thống cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc 47
3.1.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước 47
3.1.3.5. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn 48
3.2. Hiện trạng phát triển du lịch và môi trường khu du lịch Hồ Núi Cốc 49
3.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.2.2. Đánh giá tổng quan môi trường khu du lịch phía Bắc Hồ Núi Cốc 52
3.2.2.1. Cơ sở lưu trú tại khu du lịch 52
3.2.2.2. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí 54
3.2.2.3. Cơ sở dịch vụ nhà hàng 57
3.3. Đánh giá chất lượng môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của khách tại
khu du lịch Hồ Núi Cốc 58

3.3.1. Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước mt hồ Núi Cốc 58
3.3.1.1. Hiện trạng và diễn biến các yếu tố thủy lý nước mt hồ Núi Cốc 58
3.3.1.2. Hiện trạng và diễn biến các yếu tố thủy hóa nước mt hồ Núi Cốc 61
3.3.1.3. Hiện trạng và diễn biến chỉ số sinh học Coliform nước mt hồ Núi Cốc 66
3.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải khu vực hồ Núi Cốc 67
3.3.2.1. Hiện trạng và diễn biến các yếu tố thủy lý trong nước thải 67
3.3.2.2. Hiện trạng và diễn biến các yếu tố thuỷ hóa trong nước thải 70
3.3.2.3. Hiện trạng và diễn biến chỉ số sinh học Coliform trong nước thải 73
3.3.3. Hiện trạng phát sinh rác thải trên khu vực hồ Núi Cốc 74
3.3.3.1. Nguồn phát sinh rác thải xuống hồ 74
3.3.3.2. Thành phần rác thải nổi trên mt hồ 75
3.3.4. Đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch 77
3.3.4.1. Kết quả điều tra đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch 77
3.3.4.2. Kết quả điều tra đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch 79
3.3.4.3. Kết quả phỏng vấn các nhân viên trong khu du lịch về ý thức bảo vệ
môi trường của khách du lịch 80
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước hồ Núi Cốc 81
3.4.2. Các biện pháp chung về quản lý môi trường nước vùng hồ 84
3.4.5. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 86
3.4.6. Giải pháp khoa học công nghệ 86
3.4.7. Chương trình quan trắc môi trường 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1. Kết luận 88
2. Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



IUIOTO
: Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế
WTM
: Tổ chức Du lịch Thế giới
WHO
: Tổ chức Y tế Thế giới
CTC
: Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ
US-EPA
: Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ
COD
: Nhu cầu oxy hóa học
BOD
5

: Nhu cầu oxy sinh hóa
DO
: Oxy hòa tan
TSS
: Hàm lượng chất rắn lơ lửng
ĐVT
: Đơn vị tính
Nxb
: Nhà xuất bản
NĐ-CP
: Nghị định Chính phủ

NQ-TW
: Nghị quyết/Trung ương
QĐ-BTNMT
: Quyết định/Bộ Tài nguyên và Môi trường
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
UNEP
: Chương trình môi trường Thế giới
GDP
: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện Đại Từ 19
Bảng 1.2: Phân loại các nguồn ô nhiễm 21
Bảng 1.3: Số liệu cơ bản và đơn vị thải lượng ô nhiễm (BOD) 22
Bảng 1.4: Kiểm kê nguồn ô nhiễm phát sinh trên lưu vực Hồ Núi Cốc (BOD) 23
Bảng 1.5: Thải lượng ô nhiễm phát sinh trên lưu vực Hồ Núi Cốc (BOD) 23
Bảng 3.1: Đc trưng địa hình lưu vực Hồ Núi Cốc 33
Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên 34
Bảng 3.3: Số giờ nắng tại Thái Nguyên 34
Bảng 3.4: Tổng lượng mưa các tháng trong năm 35
Bảng 3.5: Tổng lượng bốc hơi các tháng trong năm 35
Bảng 3.7: Các đc trưng địa lý thuỷ văn các nhánh cấp 1 của lưu vực Sông Công
phía thượng lưu đập Hồ Núi Cốc 37

Bảng 3.8: Dòng chảy năm ứng với tần suất P của Hồ Núi Cốc 38
Bảng 3.9: Phân phối dòng chảy trong năm của Hồ Núi Cốc 39
Bảng 3.10: Hiện trạng dân số và tăng trưởng dân số vùng Hồ Núi Cốc 41
Bảng 3.11: Hiện trạng lao động vùng Hồ Núi Cốc 42
Bảng 3.12: Hiện trạng cơ cấu lao động vùng Hồ Núi Cốc 42
Bảng 3.13: Hiện trạng dân số các dân tộc vùng Hồ Núi Cốc 43
Bảng 3.14: Hiện trạng các chỉ tiêu kinh tế vùng Hồ Núi Cốc 44
Bảng 3.15: Một số chỉ số phát triển ngành Du lịch Thái Nguyên giai đoạn
2005-2008 49
Bảng 3.16: Số lượng khách du lịch trong lưu vực giai đoạn 2000-2010 và ước
tính cho năm 2020 50
Bảng 3.17: Doanh thu Du lịch Hồ Núi Cốc 52
Bảng 3.18: Tổng hợp một số cơ sở lưu trú của khu du lịch Hồ Núi Cốc 53
Bảng 3.19: Số lượng tàu thuyền khu vực du lịch Hồ Núi Cốc 56
Bảng 3.20: Hệ thống nhà hàng trong khu du lịch Hồ Núi Cốc 57
Bảng 3.21: Kết quả phân tích các yếu tố thuỷ lý trong nước mt hồ Núi Cốc 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
Bảng 3.22: Diễn biến các yếu tố thuỷ lý qua các năm trong nước mt Hồ Núi Cốc 59
Bảng 3.23: Kết quả phân tích các yếu tố thuỷ hóa trong nước mt hồ Núi Cốc 61
Bảng 3.24: Diễn biến các yếu tố thủy hóa qua các năm nước trong mt hồ Núi Cốc 61
Bảng 3.25: Kết quả phân tích hàm lượng Coliform trong nước mt hồ Núi Cốc 66
Bàng 4.26: Diễn biến hàm lượng Coliform qua các năm trong mt nước hồ Núi Cốc 66
Bảng 3.27: Kết quả phân tích các yếu tố thuỷ lý trong nước thải 67
Bảng 3.28: Tổng hợp so sánh hàm lượng các chỉ tiêu hóa lý trung bình của các mẫu
nước thải sản xuất công nghiệp- dịch vụ trong lưu vực Hồ Núi Cốc 68
Bảng 3.29. Kết quả phân tích các yếu tố thuỷ hóa trong nước thải 70
Bảng 3.30: Kết quả phân tích hàm lượng Coliform trong nước thải 73

Bảng 3.31: Lượng chất thải ngành du lịch qua các năm 75
Bảng 3.32: Thành phần rác thải nổi ven bờ 76
Bảng 3.33: Ý thức để rác của khách du lịch 80


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ khu vực Hồ Núi Cốc 33
Hình 3.2: Bản đồ lưu vực Hồ Núi Cốc 38
Hình 3.3: Độ dẫn điện trong các mẫu nước mt 60
Hình 3.4: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong các mẫu nước mt 60
Hình 3.5: Diễn biến độ dẫn điện qua các năm 60
Hình 3.6: Diễn biến hàm lượng TSS qua các năm 60
Hình 3.7: Hàm lượng NO
3
và NH
4
trong các mẫu nước mt 62
Hình 3.8: Hàm lượng N tổng số và P tổng số trong các mẫu nước mt 62
Hình 3.9: Diễn biến hàm lượng NO
3
qua các năm 62
Hình 3.10: Diễn biến hàm lượng N tổng số và P tổng số qua các năm 62
Hình 3.11: Hàm lượng BO
5
tại các vị trí lấy mẫu nước mt 63
Hình 3.12: Hàm lượng COD tại các vị trí lấy mẫu nước mt 63

Hình 3.13: Diễn biến hàm lượng BO
5
qua các năm 63
Hình 3.14: Diễn biến hàm lượng COD qua các năm 63
Hình 3.15: Hàm lượng DO trong các mẫu nước mt 65
Hình 3.16: Diễn biến hàm lượng DO qua các năm 65
Hình 3.17: Hàm lượng dầu mỡ tổng số tại các vị trí lấy mẫu nước mt 65
Hình 3.18: Hàm lượng coliform trong các mẫu nước mt 67
Hình 3.19: Diễn biến hàm lượng Coliform qua các năm 67
Hình 3.20: Một số chỉ tiêu hóa lý trung bình của các mẫu nước thải sản xuất
công nghiệp- dịch vụ 69
Hình 3.21: Hàm lượng NO
3
và NH
4
trong các mẫu nước thải 71
Hình 3.22: Hàm lượng các chất dinh dưỡng của mẫu nước thải ngành dịch vụ
du lịch so với các ngành sản xuất khác 71
Hình 3.23: Hàm lượng BOD
5
trong các mẫu nước thải 72
Hình 3.24: Hàm lượng COD trong các mẫu nước thải 72
Hình 3.25: Hàm lượng COD và BOD
5
của ngành dịch vụ du lịch so với các
ngành sản xuất khác 73
Hình 3.26: Hàm lượng Coliform trong các mẫu nước thải 73
Hình 3.27: Nguồn phát sinh rác thải trên mt hồ 74
Hình 3.28: So sánh lượng rác phát sinh giữa các vị trí vớt rác 77



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 1 -
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử của loài, chưa bao giờ vấn đề môi trường cần được quan tâm
như hiện nay. Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu thành
không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát triển kinh tế
phải kết hợp hài hoà với phát triển các mt xã hội và bảo vệ môi trường sống, đó
cũng chính là phát triển một cách bền vững và lâu dài.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường là hai vấn đề có liên quan cht chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại tới
nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển
cũng tác động đến môi trường cả trên hai mt tích cực và tiêu cực. Sự phát triển của
du lịch ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn
hoá cộng đồng thì nó còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng
thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia và cộng đồng địa phương, nhất là
đối với vùng sâu, vùng xa- nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên
nhiên, văn hoá hấp dẫn. Bên cạ nh nhữ ng nguồ n lợ i do phá t triể n du lịch mang lạ i thì
sự phá t triể n nhanh chó ng củ a du lịch ẩ n chứ a nhiề u nguyên nhân dẫ n đế n sự suy
thoái môi trường ở các vùng du lịch : ô nhiễ m không khí và ô nhiễ m nguồ n nướ c do
xả thải quá khả năng tự làm sạch của môi trường ; thay đổ i cả nh quan để xây dự ng
cơ sở hạ tầ ng, ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học; mấ t giá đồ ng tiề n và xung độ t xã
hộ i và o mù a d u lịch; tệ nạ n xã hộ i bù ng phá t ; xói mòn văn hoá của cộng đồng bản
địa, v.v Với những tác động xấu ngày càng gia tăng khiến cho các nhà môi trường
phải tìm kiếm một cách thức, một chiến lược mới nhằm đảm bảo hài hoà giữa sự
phát triển du lịch với bảo vệ môi trường.

Hồ Núi Cốc được khởi công xây dựng năm 1972 và đưa vào khai thác năm
1978 với mục đích ban đầu là cung cấp nước cho hệ thống thuỷ nông và nước cho
sinh hoạt của người dân thành phố Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Hồ có một đập
chính dài 480 m và 6 đập phụ. Diện tích mt nước hồ rộng trên 2.500 ha, dung tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 2 -
chứa nước khoảng 175 triệu m
3
rất thuận tiện cho việc phát triển các ngành kinh tế
đc biệt là ngành du lịch.
Hồ Núi Cốc có vai trò ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Thái Nguyên: Cung cấp nước cho hoạt động phát triển công nghiệp và sinh hoạt của
thành phố Thái Nguyên với lưu lượng 7,2 m
3
/s; Phục vụ cấp nước cho 12.000 ha đất
nông nghiệp thuộc thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình; Cắt lũ
cho hạ lưu Sông Công; Tạo khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, góp phần bảo tồn và
phát triển đa dang sinh học; Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, vận tải đường thuỷ.
Tuy nhiên môi trường nước Hồ Núi Cốc đang có dấu hiệu bị ô nhiễm do
nguồn thải từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu vực và phía thượng
lưu của Hồ gây nên, việc bảo vệ tổng thể môi trường vùng Hồ Núi Cốc nói chung
và bảo vệ môi trường nước vùng Hồ Núi Cốc nói riêng là hết sức cần thiết. Từ đó
giúp cho Ban quản lý khu du lịch và các nhà môi trường nắm rõ các tác động,
nguyên nhân của những tác động này và đưa ra được các giải pháp khắc phục tình
trạng ngày càng gia tăng ô nhiễm của khu du lịch hồ Núi Cốc.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của TS. Dƣ Ngọc Thành, tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi
trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc thành phố Thái Nguyên".

2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá chất lượng môi trường nước Hồ Núi Cốc, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới môi trường nước hồ để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nước hồ,
giảm nguy cơ ô nhiễm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định rõ các tác động của hoạt động du lịch tới môi trường nước khu
vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước của hồ Núi Cốc.
- Đề ra các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của hoạt động du
lịch tới môi trường nước hồ Núi Cốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 3 -
3. Ý nghĩa của đề tài
- Qua khảo sát tìm hiểu thực tế giúp cho chúng ta có thể hiểu hơn về hiện
trạng môi trường nước hồ Núi Cốc và những khó khăn trong công tác bảo vệ môi
trường khu du lịch.
- Từ những đánh giá đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng
nước hồ Núi Cốc, nhằm đưa môi trường hồ thành một môi trường sinh thái bền vững
phục vụ cho ngành du lịch, các ngành công nông nghiệp, thuỷ sản của thành phố.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 4 -
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Có thể nói du lịch là một trong những ngành kinh tế cổ xưa nhất trong lịch sử
nhân loại, ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những hành vi "du lịch" đầu tiên: như
cuộc hành trình của các nhà hiền triết quanh khu vực Địa Trung Hải để xác định ra
bảy kì quan của thế giới cổ đại, hay các cuộc "vi hành" nhằm tìm hiểu nhân tình thế
thái và thưởng ngoạn những thắng cảnh tự nhiên của các vị Hoàng đế Trung Hoa cổ
đại đã được ghi chép trong lịch sử. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội
loài người, các hành vi du lịch ngày càng trở nên phổ biến và du lịch dần trở thành
một ngành kinh tế quan trọng của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, người ta nhận thấy yếu tố kinh tế là
không thể thiếu trong khái niệm du lịch. Theo xu hướng đó, khái niệm du lịch đã có
những thay đổi phù hợp hơn bao hàm các nội dung liên quan đến sự chuyển cư,
những hoạt động tại nơi đến cũng như các vấn đề kinh tế xã hội liên quan. Gắn kết
cả hai cách nhìn nhận về du lịch từ phía người đi du lịch và người kinh doanh du
lịch, hai học giả Hoa Kỳ Mathieson Wall đã khái quát như sau: "Du lịch là sự di
chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt
động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng
những nhu cầu của họ".
Định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới WTM (World Travel Organization)
đã xác định rõ "Du lịch là hành động rời khỏi nơi thường trú để đi đến một nơi
khác, một môi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám
phá, vui chơi, giải trí nghỉ dưỡng".
Trong Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam, khái niệm du lịch được xác định
chính thức như sau: "Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


- 5 -
1.1.2. Đc trƣng của ngà nh du lịch
Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị
của tài nguyên du lịch tự nhiên , văn hoá , lịch sử cùng với các cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ kèm theo . Kế t quả củ a quá trì nh khai thá c đó là việ c hình thà nh cá c sả n
phẩ m du lịch từ cá c tiề m năng về tà i nguyên, đem lạ i nhiề u lợ i ích cho xã hộ i.
Trướ c tiên đó là cá c lợ i ích về kinh tế xã hộ i , tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm
việ c là m, nâng cao đờ i số ng kinh tế cộ ng đồ ng đị a phương thông qua cá c dịch vụ du
lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá , lịch sử và sự đa dạng của
thiên nhiên nơi có cá c hoạ t độ ng phá t triể n du lịch . Sau nữ a là nhữ ng lợ i ích đem lạ i
cho du khá ch trong việ c hưở ng thụ cá c cả nh quan thiên nhiên lạ , các truyền thống
văn hoá lịch sử .
Nhữ ng đặ c trưng cơ bả n củ a ngà nh du lịch bao gồ m:
- Tính đa ngành
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thá c phụ c vụ du lịch (sự hấ p
dẫ n về cả nh quan tự nhiên , các giá trị lịch sử, văn hoá , cơ sở hạ tầ ng và cá c dị ch vụ
kèm theo ). Thu nhậ p xã hộ i từ du lịch cũ ng mang lạ i nguồ n thu cho nhiề u ngà nh
kinh tế khá c nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch
(điệ n, nướ c, nông sả n, hàng hoá ).
- Tính đa thành phần
Biể u hiệ n ở tí nh đa dạ ng trong thà nh phầ n du khá ch , nhữ ng ngườ i phụ c vụ du
lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lị ch, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu
Biể u hiệ n ở nhữ ng lợ i ích đa dạ ng về bả o tồ n thiên nhiên , cảnh quan lịch sử
văn hoá , nâng cao chấ t lượ ng cuộ c số ng củ a du khá ch và ngườ i tham gia hoạ t độ ng
dịch vụ, mở rộ ng sự giao lưu văn hoá , kinh tế và nâng cao ý thứ c tố t đẹ p củ a mọ i
thành viên trong xã hội.
- Tính liên vng

Biể u hiệ n thông qua cá c tuyế n du lịch vớ i mộ t quầ n thể cá c điể m du lị ch
trong mộ t khu vự c, trong mộ t quố c gia hay giữ a cá c quố c gia khá c nhau .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 6 -
- Tính ma vụ
Biể u hiệ n ở thờ i gian diễ n ra hoạ t độ ng du lịch tậ p trung vớ i cườ ng độ cao
trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du l ịch nghỉ biển, thể thao
theo mù a (theo tính chấ t củ a khí hậ u) hoặ c loạ i hình du lịch nghỉ cuố i tuầ n, vui chơi
giải trí (theo tính chấ t công việ c củ a nhữ ng ngườ i hưở ng thụ sả n phẩ m du lịch).
- Tính chi phí
Biể u hiệ n ở chỗ m ục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ sản
phẩ m du lịch chứ không phả i vớ i mụ c tiêu kiế m tiề n.
1.2. Khái quát về mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trƣờng
Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển
kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh
hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái
Do đó, du lịch và môi trường là 2 bộ phận không thể tách rời nhau, môi
trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân
của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Xây dựng, thiết kế các
điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững, gắn bó với thiên
nhiên, thân thiện với thiên nhiên.
1.2.1. Phát triển du lịch biển bền vững bảo vệ môi trƣờng sinh thái
Việt Nam có chiều dài hơn 3.260 km đường biển, với 125 bãi tắm lớn, nhỏ.
Khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng
ngập mn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc chí Nam. Do vậy, du lịch biển Việt
Nam được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh.
Thời gian qua, du lịch biển ở nước ta đã phát triển khá mạnh với lượng khách
và doanh thu tăng hàng năm, năm 2010 tăng 7-7,5 triệu lượt khách và trên 2 tỷ

USD. Trong đó, du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và
chiếm khoảng trên 70% doanh thu so với cá nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế
với chính sách kinh tế mới, thì du khách quốc tế và nội địa sẽ tiếp tục tăng, tạo
thuận lợi cho du lịch biển và du lịch sinh thái phát triển. Điều này đồng nghĩa với
tăng nhu cầu phát triển du lịch biển bền vững với phương châm: sạch môi trường,
đẹp văn hóa, hiện đại, dân tộc và độc đáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 7 -
Như đã nói, môi trường biển và các hệ sinh thái (HST) của nó đã tạo ra yếu
tố đầu vào cơ bản (vốn sinh thái) đối với phát triển du lịch biển. Do vậy, tính bền
vững trong phát triển phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và mức độ bảo toàn nguồn
vốn này. Trên thực tế, các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng
ven biển được đưa ra biển nước ta ngày càng nhiều, kéo theo các chất có thể gây ô
nhiễm biển, như: chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nng và nhiều chất độc hại
khác. Đến năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở vùng nước ven bờ,
trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ 26-52 tấn/ ngày và amonia 15-30
tấn/ngày Sự tăng nhanh về số lượng tầu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp,
cũ kỹ và lạc hậu đã đóng góp khoảng 70% lượng dầu thải trong biển. Sự cố tràn dầu
và thải dầu cn cũng đã xảy ra, từ năm 1994 - 2006 đã xác định được trên 50 vụ tràn
dầu với số lượng dầu tràn hàng nghìn tấn. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật tích
lũy trong cơ thể các loài sinh vật thân mềm ngày càng cao đã tạo mối nguy hiểm
cho sức khỏe cộng đồng và du khách. Hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện từ
tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung bộ, đc biệt là tại
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, mà người dân địa phương gọi là “mùa bột
báng”. Có nơi nước biển ven bờ nhầy nhụa bột báng mầu xám đen dầy cả tấc, trộn
với xác chết của sinh vật tạo nên hàm lượng phù sa lơ lửng, nên chất lượng môi
trường biển và vùng ven bờ biển tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu và đã
không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên du lịch biển (nước, bãi tắm ), mà

còn ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe của du khách.
Ngoài ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải
khách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu
cầu làm hàng lưu niệm cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới. Hậu
quả là các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mt với nguy cơ ô nhiễm môi
trường nước biển nghiêm trọng.
Ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không
theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái
biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp
vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 8 -
Tại các khu vực ven bờ biển vịnh Hạ Long đã có những biểu hiện ô nhiễm
cục bộ do tăng lượng chất rắn lơ lửng, giảm lượng ô xy hoà tan, nitơrit và vi khuẩn
gây bệnh coliform
Theo thống kê của Ban quản lý vịnh Hạ Long, hiện nay khu vực Hạ Long-
Cẩm Phả có 21 dự án lấn biển và 17 dự án đổ bùn thải làm đe doạ trực tiếp nghiêm
trọng đến vùng di sản. Thống kê của Ban quả lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang,
mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của cư dân
đổ xuống biển.
Các hoạt động dịch vụ du lịch trên bờ không được quản lý cht chẽ. Nhà vệ
sinh trên tàu du lịch xả thải trực tiếp xuống biển. Theo kết quả giám sát môi trường
hàng năm về hiện trạng môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chất lượng nước biển ở
các bãi tắm, như: Long Hải, Hồ Cóc, Bãi sau, Bãi Trước, Bãi Dâu đều đã có dấu
hiệu ô nhiễm môi trường.
Để giúp tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch, cần tổ chức thu thập điều tra thông tin về môi trường du lịch
trong hệ thống các doanh nghiệp du lịch làm cơ sở xây dựng, và triển khai thực hiện

các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Cần xây dựng quy chế xử phạt đối với các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi
trường. Điều tra thống kê các nguồn thải, nước thải và áp dụng công nghệ xử lý chất
thải trong ngành du lịch. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất thải, quy trình kiểm
soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
Nghiên cứu, đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn trong hoạt động kinh doanh
du lịch, sử dụng hợp lý tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Lập kế hoạch xử lý triệt
để các cơ sở kinh doanh du lịch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo Quyết
định 64 của Chính phủ.
1.2.2. Cải thiện hệ sinh thái ven biển
Du lịch, đc biệt là du lịch ven biển đã đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt
Nam. Ngành du lịch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ủng hộ công nghiệp
địa phương và tạo ra nhiều việc làm cho cư dân vùng ven biển và đảo. Với kế hoạch
kinh tế và ven biển sẽ đóng góp hơn 50% tổng thu nhập quốc dân vào năm 2020,
ngành du lịch thậm chí còn phát triển rộng hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 9 -
Trong khi đó, có nhiều vùng môi trường tự nhiên với tính đa dạng sinh học
nổi bật cho du khách đến tham quan như: biển cát, rừng đước, sông và rạn san hô
lại đang chịu sức ép lớn bởi sự ô nhiễm và phá huỷ do con người tạo ra, đã tác động
tới môi trường tự nhiên và hệ sinh thái.
Những rạn san hô ở Việt Nam có nguy cơ ô nhiễm ở cấp cao, gấp 8 lần so với
mức trung bình ở các nước châu Á khác. Sự xói mòn bờ biển cũng đang tăng lên và
sự ô nhiễm hoá chất do công nghiệp, nông nghiệp, nước thải của con người đang
ngày càng tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo mỗi năm Việt
Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch, do những cơ sở có
hệ thống xử lý vệ sinh nghèo nàn. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu

hút khách của ngành du lịch. Sự thay đổi đa dạng sinh học tự nhiên và việc số lượng
chất thải rắn, đc biệt là chất dẻo, ngày càng tăng đã làm cho các bãi biển và vùng
duyên hải ngày càng ít khách du lịch đến tham quan.
Thiệt hại tài chính do chất lượng môi trường thấp ở Việt Nam được ước tính
vào khoảng 2,5 tỷ USD vào 2004. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du
lịch và khách sạn là tác nhân tác động đến chất lượng môi trường, họ cũng là người
chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm và phát triển của các lĩnh vực khác nhau.
Chất lượng môi trường cũng làm giảm đi sức cạnh tranh quốc tế của ngành
du lịch Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2007 và năm 2008 đã tụt hạng Việt Nam từ vị
trí thứ 93 xuống 122 trong số 133 nước được xếp hạng về mt chất lượng môi
trường, quản lý và kinh doanh du lịch. Do những thách thức lớn này, doanh nghiệp
và Chính phủ phải hợp tác để giải quyết, đc biệt là trong lĩnh vực du lịch - nơi mà
đầu tư tư nhân chiếm phần lớn.
Việc các khách sạn và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch,
hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững, và sử dụng chuỗi cung cấp
“Xanh” cũng rất đáng quý. Những việc này sẽ tác động tích cực và lan toả đến các
doanh nghiệp khác. Những hành động này cần phải dựa trên thông tin chính xác về
môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 10 -
Đồng thời, những hành động có trách nhiệm cần phải được thực thi như sử
dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” để ngăn cản sự phá huỷ môi
trường, và việc này cần phải được thực hiện liên tục.
Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch và các doanh nghiệp du lịch-khách
sạn tại Việt Nam chúng ta cần đồng thời chú trọng đến những tác động của du lịch
đến môi trường, và sử dụng tài nguyên môi trường quốc gia một cách có trách
nhiệm. Những gì chúng ta làm hôm nay không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà

còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tiếp theo.
Trong chiến dịch này, sự quản lý của doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể
mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi trường.
1.2.3. Điện mt trời hỗ trợ phát triển du lịch, môi trƣờng
Nhu cầu điện năng của Việt Nam đến 2010 phải từ 150 tỉ KWh trở lên. Theo
số liệu thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng
30 triệu tấn than, 20 triệu tấn dầu thô và 35 tỉ KWh điện, gấp 10 lần so với sản
lượng điện năm 1985.
Việt Nam là nước có số giờ nắng trung bình khá cao, rất thích hợp phát triển
điện mt trời. Ở các tỉnh phía Nam số giờ nắng trung bình khoảng 6,5 giờ/ngày, ở
các tỉnh phía Bắc, số giờ nắng trung bình chỉ đạt 4,1 giờ/ngày, và cường độ bức xạ
trung bình khoảng 4 KWh/m
2
ngày.
Các tỉnh phía Nam và Tp.HCM mt trời chiếu quanh năm, ổn định định kể cả
vào mùa mưa. Bức xạ mt trời là nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền Trung,
miền Nam và Tp.HCM trong quá trình phát triển mạng điện mt trời.
Mạng điện mt trời cục bộ (Madicub) mở ra khả năng cạnh tranh lớn cho
điện mt trời và đc biệt tạo dấu ấn trong lãnh vực hỗ trợ phát triển du lịch, du lịch
sinh thái bảo vệ môi trường. Ưu điểm nổi bật của mạng Madicub là tận dụng mọi
nguồn năng lượng sẵn có tại chỗ để thiết lập một mạng điện cục bộ ở “mọi lúc, mọi
nơi” và phục vụ tốt cho mọi nhu cầu.
Cuối tháng 11/2000, thuyền du lịch văn hoá điện mt trời đầu tiên ở Việt
Nam và Đông Nam Á được lắp đt tại thị xã Hội An. Đề tài này do SIDA Thụy
Điển tài trợ trong khuôn khổ “Chương trình công nghệ năng lượng mới ở châu Á”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 11 -
Nguồn điện mt trời trên du thuyền còn phục vụ cho bơm nước, thoát nước dưới

hầm tàu, đc biệt là giải pháp bơm áp lực cấp nước sinh hoạt cho du khách trên
boong tàu, một nhu cầu cấp thiết thường xuyên trên mỗi chuyến hải trình. Hoạt
động từ tháng 11/2000, tính đến nay hệ thống điện mt trời đã phát được 12.800
KWh điện giảm được 11,520 tấn CO2 phát xạ vào khí quyển.
Khu Resort điện mt trời Sao Việt-Núi Thơm 5 sao ở tỉnh Phú Yên, trở thành
khu nghỉ dưỡng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ điện mt trời hỗ trợ phát
triển du lịch.
Điện mt trời hỗ trợ phát triển du lịch, bảo vệ môi trường bước đầu đã được triển
khai ở Việt Nam, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và còn quá nhỏ
bé so với tiềm năng. Trước thảm hoạ về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu mà Việt
Nam sẽ chịu nhiều hậu quả nng nề, chúng ta cần phải triển khai mạnh mẽ việc sử
dụng năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ”.
“Sinh thái” và “xanh” là những từ được nói đến nhiều nhất ở Việt Nam trong
những năm gần đây. Đáng tiếc là những nỗ lực trong lĩnh vực này chỉ mới đạt được
kết quả bề nổi. Khi đến Việt Nam lần đầu tiên, tôi thấy rất ít bọc nylon, nhưng ngày
nay Việt Nam là một trong số ít quốc gia mỗi một quả táo, quả chuối đều được
đựng trong một túi nylon riêng và tất cả những túi đó bỏ chung vào một túi lớn.
Rõ ràng là chúng ta đang sống trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ có cả
nhà máy nước và nhà máy xử lý rác, nhiều nguồn năng lượng khác nhau để chạy
máy, các nhân viên và nhà chức trách cam kết với việc bảo vệ môi trường.
Rất nhiều biện pháp mà chúng ta có thể thực hiện hầu như không hoc chỉ
tốn rất ít tiền và sức lực. Tất cả chỉ đòi hỏi chúng ta phải xem xét một chương trình
để giúp môi trường đang bị lạm dụng của chúng ta. Để cỏ mọc dài hơn một chút là
miễn phí nhưng lại tiết kiệm một lượng nước đáng kể. Cấm tất cả các túi nylon tại
hầu hết các khách sạn cũng chẳng tốn kém gì, ngược lại còn tiết kiệm tiền
1.3. Ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng sinh thái
Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát
triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng
như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn. Tác động của du lịch lên các yếu tố
sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 12 -
1.3.1. Các tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trƣờng
- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào
việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn
Quốc gia.
- Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng
kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước,
đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương
trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình
kiến trúc.
- Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể
đề cao giá trị các cảnh quan.
- Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay,
đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải
thiện thông qua hoạt động du lịch.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua
việc trao đổi và học tập với du khách.
- Tăng hiệ u quả sử dụ ng đấ t nhờ nhữ ng dự á n nơi cá c hoạ t độ ng phá t triể n du
lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hoc sử dụng không đạt hiệu quả;
- Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh
kinh tế trong nhữ ng dự á n phá t triể n du lịch tạ i cá c khu vự c nhạ y cả m (Vườ n quố c
gia, khu bả o tồ n thiên nhiên ) vớ i cá c ranh giớ i đã đượ c xá c đị nh cụ thể và quy mô
khai thá c hợ p lý ;
- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du
lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng . Việ c thiế t
kế hợ p lý hệ thố ng cấ p thoá t nướ c củ a cá c khu du lịch sẽ là m giả m sứ c é p gây ô
nhiễ m môi trườ ng nướ c nhờ việ c củ ng cố về mặ t hạ tầ ng . Đc biệt trong những

trườ ng hợ p cá c khu vự c phá t triể n du lịch nằ m ở thượ ng nguồ n cá c lưu vự c sông ,
vấ n đề gìn giữ nguồ n nướ c sẽ đạ t hiệ u quả tố t hơn nế u như cá c hoạ t độ ng phá t triể n
tại đây đượ c quy hoạ ch và xử lý kỹ thuậ t hợ p lý ;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 13 -
- Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu
cầ u tạ o thêm cá c vườ n cây, công viên cả nh quan, hồ nướ c thá c nướ c nhân tạ o;
- Góp phần làm tăng thê m mứ c độ đa dạ ng sinh họ c tạ i nhữ ng điể m du lịch
nhờ nhữ ng dự á n có phá t triể n cá c công viên cây xanh cả nh quan , khu nuôi chim
thú hoặ c bả o tồ n đa dạ ng sinh họ c thông qua cá c hoạ t độ ng nuôi trồ ng nhân tạ o
phục vụ du lịch;
- Bổ sung vẻ đẹ p cả nh quan cho khu vự c phá t triể n du lịch nế u như cá c công
trình được phối hợp hài hoà;
- Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực nếu như các giải pháp
kỹ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lý (ví dụ như đối với các làng chài ven biển
trong khu vự c đượ c xá định phá t triể n thà nh khu du lịch biể n ).
1.3.2. Các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trƣờng
- Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt , xử lý nướ c thả i không tương
xứ ng vớ i khả năng đồ ng hoá ô nhiễ m củ a môi trườ ng nướ c tạ i chỗ , các vấn đề nảy
sinh trong việ c giả i quyế t loạ i trừ chấ t thả i rắ n . Trong mọ i trườ ng hợ p cầ n nhậ n
thấ y rằ ng khá ch du lịch, đặ c biệ t khá ch từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều
nướ c và nhữ ng tà i nguyên khá c , đồ ng thờ i lượ ng chấ t thả i tính theo đầ u ngườ i
thườ ng lớ n hơn vớ i ngườ i dân địa phương;
- Tăng thêm sứ c é p lên quỹ đấ t tạ i cá c vù ng ven biể n vố n đã rấ t hạ n chế do
việ c khai thá c sử dụ ng cho mụ c đích xây dự ng cá c bế n bã i , hải cảng , nuôi trồ ng
thuỷ sản và phát triển đô thị . Các ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học theo mùa
du lịch có thể có nhữ ng tá c độ ng ả nh hưở ng xấ u tớ i môi trườ ng ven biể n;
- Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức

ép của phát triển du lịch . ở đây thường có hệ động thực vật đc sắc có thể bị thay
thế bở i cá c loà i mớ i từ nơ i khá c đế n trong quá trình phá t triể n , tạo mới. Tài nguyên
thiên nhiên như cá c rạ n san hô , các vùng rong biển , các khu rừng ngập mn ; nghề
cá và nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi
do phá t triể n du lịch không hợ p lý ;
- Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với
nhiề u loạ i độ ng vậ t quý hiế m, các thác nước, các hang động, cảnh quan và các vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 14 -
địa nhiệ t thườ ng rấ t hấ p dẫ n đố i vớ i du khá ch, nhưng cũ ng dễ bị tổ n thương do phá t
triể n du lịch, đặ c biệ t khi phá t triể n du lịch đế n mứ c quá tả i;
- Cuộ c số ng và cá c tậ p quá n quầ n cư củ a cá c độ ng vậ t hoang dã có thể bị ả nh
hưở ng do lượ ng lớ n khá ch du lịch đế n và o cá c thờ i điể m quan trọ ng trong chu trình
số ng (di trú , kiế m ăn, sinh sả n, làm tổ ).
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp
tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước
sinh hoạt của địa phương.
- Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoc các thuỷ vực lân cận
(sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh
ngoài da, bệnh mắt hoc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi
trồng thủy sản.
- Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
và nảy sinh xung đột xã hội.
- Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và
tàu thuyền, đc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây

cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
- Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả
và lãng phí.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể
gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.
- Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn
nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch
vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương
tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây
dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những
hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.

×