Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

tình đất, tình người tây nam bộ qua tập truyện hương rừng cà mau của nhà văn sơn nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.85 KB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

THẠCH HOÀNG CƢƠNG
MSSV: 6106379

TÌNH ĐẤT, TÌNH NGƢỜI TÂY NAM BỘ
QUA TẬP TRUYỆN HƢƠNG RỪNG CÀ MAU
CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. GV. BÙI THỊ THÚY MINH

Cần Thơ, năm 2013
1


ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nhà văn và tác phẩm


1.1.1. Nhà văn Sơn Nam
1.1.2. Tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau
1.2. Vài nét về bối cảnh lịch sử - xã hội Tây Nam Bộ
1.2.1. Lịch sử khai hoang lập ấp đất Tây Nam Bộ
1.2.2. Xã hội Tây Nam Bộ thời Pháp thuộc
Chƣơng 2. BỨC TRANH MẢNH ĐẤT TÂY NAM BỘ
QUA TẬP TRUYỆN HƢƠNG RỪNG CÀ MAU
2.1. Bức tranh thiên nhiên – Không gian Tây Nam Bộ
2.1.1. Những dòng sông chằng chịt
2.1.2. Những cánh rừng bát ngát
2.1.3. Những cánh đồng mùa nước nổi
2.2. Bức tranh cuộc sống – Hình tượng những con người Tây Nam Bộ
2.2.1. Dân dã trong cách ăn uống
2.2.2. Giản dị trong cách ở
2.2.3. Mộc mạc trong cách nói
2.2.4. Đa dạng trong cách làm

Chƣơng 3. TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM
ĐỐI VỚI MẢNH ĐẤT TÂY NAM BỘ
3.1. Hương rừng qua tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau
3.2. Vấn đề tình cảm trong Hƣơng rừng Cà Mau
2


3.2.1. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
3.2.2. Tình đoàn kết
3.2.3. Tình cảm gia đình
3.3. Tấm lòng yêu nước, yêu quê của nhà văn Sơn Nam
3.3.1. Nỗi lòng khắc khoải khi quê hương rơi vào tay giặc
3.3.2. Hình tượng những con người mạnh dạn đấu tranh

3.3.3. Hình tượng những con người mang nhiệm vụ giữ gìn truyền thống
3.3.4. Niềm tự hào về tài trí, bản lĩnh, lòng nhân nghĩa của con người
C. PHẦN KẾT LUẬN

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của Sơn Nam là những tác phẩm nằm
trong bộ phận văn học hợp pháp miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Sau khi đất nước
thống nhất, vì nhiều lý do khác nhau, dòng văn học này chưa thể có ngay sự quan tâm
thích đáng. Nằm trong bối cảnh đó, những nghiên cứu về sáng tác của Sơn Nam là
chưa nhiều, chưa thật sự tương xứng với sự đóng góp của ông.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta trân trọng gọi Sơn Nam là “Ông già Nam
Bộ”, “Pho từ điển sống về miền Nam” hay “Nhà Nam Bộ học”, mà bởi vì ông không
chỉ cống hiến trong văn chương, ông còn được xem là người có công khai phá, khảo
cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất Nam Bộ, trong đó có miền Tây Nam Bộ. Chính vì
thế, nghiên cứu về Sơn Nam cũng là nghiên cứu về những nét đặc trưng, tiếng nói tình
cảm của cả một vùng đất Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng.
Tìm về với mảnh đất Tây Nam Bộ qua những sáng tác của nhà văn, nhà biên
khảo Sơn Nam giúp ta có thể nhìn nhận toàn cảnh ở cả bề rộng lẫn bề sâu về tình
người và tình đất nơi đây. Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề qua lăng kính của một nhà
văn, qua cách nhìn nhận ghi chép của một nhà biên khảo. Vào những năm giữa thế kỷ
XX, “Ông già đi bộ” đã đi qua rất nhiều vùng đất khác nhau, gặp gỡ nhiều con người,
chứng kiến nhiều cảnh sinh hoạt khác nhau. Tất cả những điều đó cộng với tư chất của
một người cầm bút sáng tác, Sơn Nam đã đưa thiên nhiên và con người Tây Nam Bộ
vào văn học một cách tự nhiên như chính cuộc sống vốn có và vốn đã diễn ra. Còn
chúng ta là thế hệ đi sau sẽ tìm thấy trong chính những sáng tác của ông nhiều khía

cạnh về văn hóa - xã hội miền Tây một cách đáng tin cậy và trân trọng và một cái tình
miền Tây sông nước hiếm nơi nào có được.
Đối với bạn đọc nhiều thế hệ, nhà văn Sơn Nam được biết đến là tác giả của
nhiều cuốn tiểu thuyết, truyện vừa, truyện dài hấp dẫn, thú vị như Chim quyên xuống
đất, Xóm Bàu Láng, Bà Chúa Hòn, Hình bóng cũ, Ngôi nhà mặt tiền, Chuyện tình
một ngƣời thƣờng dân, Âm dƣơng cách trở… Chẳng những thế, ông cũng là một cây
bút truyện ngắn xuất sắc qua nhiều tác phẩm: Hƣơng rừng Cà Mau, Biển cỏ miền
4


Tây, Hai cõi U Minh, Vọc nƣớc giỡn trăng… Và những tác phẩm ấy là những tài liệu
chân thực nhất về đất và người Tây Nam Bộ qua nhiều biến động thăng trầm của lịch
sử một vùng đất quê hương.
Các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình như Viễn Phương, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần
Văn Giàu, Trần Hữu Tá đều đánh giá rất cao các tác phẩm của Sơn Nam, đặc biệt là
tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau. Và một số tác phẩm của ông đã được đưa vào
chương trình Văn lớp 12 như Bắt sấu rừng U Minh Hạ làm bài đọc tham khảo (Bộ
Giáo dục & Đào tạo). Từ đó ta cũng thấy vị trí của Sơn Nam trong nền văn học đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng và văn học cả nước nói chung là không hề nhỏ.
Ðồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất chưa được khám phá nhiều. Những
tiềm năng phong phú, đa dạng của vùng đất mới này bắt buộc mọi người phải ra sức
tìm hiểu nó một cách cặn kẽ. Càng đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về lịch sử, về địa
lý, về xã hội và đặc biệt là về con người miền Tây, người ta càng thấy việc tìm hiểu
này không chỉ là cần thiết, không thể thiếu được mà còn bổ ích và đầy hứng thú đối
với các nhà khoa học, các nhà văn hoá và nghệ thuật. Do đó, những đóng góp của nhà
văn Sơn Nam trong tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau đã phần nào góp thêm một tư
liệu quý trong việc tìm hiểu và tiếp cận vùng sông nước Tây Nam Bộ mới mẻ và hấp
dẫn này. Để rồi, người ta phải thừa nhận rằng người ở miền Tây mà không đọc Hƣơng
rừng Cà Mau là một sự thiếu sót và người biết đến miền Tây mà chưa đọc Hƣơng
rừng Cà Mau thì như là chưa hiểu miền Tây vậy.

Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nam Bộ thì việc tìm hiểu
và nghiên cứu về đất và người chính trên quê hương mình là một việc làm cần thiết.
Điều này không chỉ mở rộng thêm hiểu biết cá nhân mà còn giúp chúng ta rèn luyện,
nâng cao những phẩm chất đạo đức vốn có từ ngàn xưa, định hướng cho chúng ta một
cách ứng xử phù hợp với văn hóa xã hội. Đó cũng là cách để chúng ta thực hiện những
lời gửi gắm của cha ông và cũng để phát huy những truyền thống tốt đẹp, đáng được
gìn giữ của dân tộc.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về Sơn Nam và những vấn đề về đất và
người Nam Bộ, chỉ Nam Bộ. Với một phạm vi rộng là cả vùng Nam Bộ thì chưa thể
nói đầy đủ, cụ thể từng tấc đất con rạch phạm vi nhỏ như là Tây Nam Bộ. Chính vì
vậy, chúng tôi chỉ xin được nghiên cứu về mảnh đất Tây Nam Bộ để hiểu rõ hơn con
5


người và thiên nhiên vùng này như thế nào? Đồng thời cũng để nghe được tiếng lòng
của một nhà văn tâm huyết như Sơn Nam về mảnh đất quê hương mình.
Đấy là những lý do giải thích tại sao chúng tôi chọn đề tài Tình đất, tình ngƣời
Tây Nam Bộ qua tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam để nghiên
cứu trong luận văn này.

2. Lịch sử vấn đề
Về vấn đề văn hóa, thiên nhiên, con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
thì đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu
sau đây:
Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Thanh Thủy viết về Văn hóa và con ngƣời Nam
Bộ trong truyện của Sơn Nam, thực hiện năm 2004. Tiếp theo, Võ Văn Thành cũng
thực hiện một luận văn thạc sĩ văn hóa học về Văn hóa Nam Bộ qua tác phẩm của
nhà văn Sơn Nam vào năm 2011, cũng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn TP. Hồ Chí Minh. Đóng góp chủ yếu về khoa học của hai luận văn này là bước
đầu hệ thống hóa những nội dung liên quan đến văn hóa Nam Bộ trong các công trình

biên khảo và sáng tác của Sơn Nam, làm sáng tỏ những khía cạnh có giá trị đóng góp
và những hạn chế tất yếu của Sơn Nam khi viết về văn hóa – lịch sử vùng đất Nam Bộ
với tư cách một nhà văn chuyên nghiệp và một nhà nghiên cứu không chuyên. Đóng
góp thứ yếu về khoa học của hai luận văn này là bước đầu thể nghiệm một cách tiếp
cận văn hóa học đối với các công trình biên khảo, sáng tác có nội dung phản ánh văn
hóa vùng miền. Luận văn chưa đề cập đến tấm lòng của nhà văn Sơn Nam đối với quê
hương mình thể hiện qua tác phẩm của ông.
Năm 2010, luận văn Hình tƣợng ngƣời nông dân khẩn hoang trong Hƣơng
rừng Cà Mau của Sơn Nam của tác giả Nguyễn Thị An trường Đại học Vinh được
báo cáo. Luận văn tìm hiểu về hình tượng người nông dân trong văn xuôi Nam Bộ nói
chung và hình tượng người nông dân khẩn hoang trong sáng tác của Sơn Nam nói
riêng, đồng thời tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông
dân khẩn hoang trong Hƣơng rừng Cà Mau. Luận văn này một phần nói được tình
cảm của nhà văn đối với mảnh đất Nam Bộ, nhưng cũng còn chưa được sâu sắc và đầy
đủ nhất.
6


Mới đây, năm 2013, nhân kỉ niệm 5 năm ngày mất của nhà văn Sơn Nam, nhà
xuất bản Trẻ đã cho xuất bản cuốn Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam dựa
theo luận văn thạc sĩ của Võ Văn Thành. Cuốn sách mang đến cho người đọc những
hiểu biết về văn hóa Nam Bộ, gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể qua cái nhìn
của Sơn Nam. Từ đó người đọc có thể đúc kết được những tình cảm của nhà văn dành
cho đất và người nơi đây. Đồng thời, ta có thể hiểu một cách sâu rộng văn hóa của
mảnh đất quê hương Nam Bộ.
Nói về Sơn Nam, giới văn chương đã có những nhận định ưu ái dành cho ông.
Nhà thơ Lê Minh Quốc cũng là một trong những người thích văn Sơn Nam. Lê Minh
Quốc nói rằng với Hƣơng rừng Cà Mau và các tác phẩm khảo cứu khác, nhà văn Sơn
Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình với văn học miền Nam. Ông chính là người đã
“đẻ” ra chữ “văn minh miệt vƣờn” – cụm từ đã được thừa nhận và đi vào văn học sử.

Còn nhà văn Nguyễn Đông Thức cho rằng “khoảng trống mà nhà văn Sơn Nam để lại
chƣa ai thay thế đƣợc”.
Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của
Sơn Nam, nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai ngƣời còn lại hiểu biết nhiều
về Nam Bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chƣơng và là ngƣời đứng đầu trong số
các nhà văn Nam Bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo
cứu và sƣu tập về văn hoá Nam Bộ. Ðặc biệt, ông là ngƣời hiểu biết quá trình hình
thành dải đất Nam Bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang
viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông"
[29]
Nhà văn Trần Bách Thụ đã nói về Sơn Nam như sau: “Không chỉ là một nhà văn,
nhà khảo cứu với hàng chục tác phẩm đƣợc yêu thích, nhà văn Sơn Nam còn là một
pho sử liệu sống về văn hoá, lịch sử, con ngƣời vùng đất phƣơng nam thời khẩn
hoang, mới đây một bức tƣợng chân dung của ông đƣợc đặt tại làng Bình Quới nhƣ
một sự ghi nhận những đóng góp của ông đối với văn hoá miền Nam” [29]
Về tính chiến đấu và vấn đề văn học gắn với hiện thực trong sáng tác của Sơn
Nam có những công trình sau:
Hồ Sĩ Hiệp trong bài viết Vài nét về văn xuôi kháng chiến Nam Bộ đăng trên
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 8-1986, khi đề cập đến thể loại truyện ngắn, cây bút
7


đầu tiên ông quan tâm là Phạm Minh Tài (tên thật của Sơn Nam). Ông cho rằng: “Đây
là một cây bút viết truyện ngắn đáng chú ý ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chín
năm” [10]. Hồ Sĩ Hiệp đánh giá rất cao hai truyện Bên rừng Cù lao Dung và Tây đầu
đỏ trong việc đề cập đến đấu tranh giai cấp và dân tộc của con người Nam Bộ. Bài viết
đã chỉ ra được một phần nào đó tiếng lòng của nhà văn Sơn Nam.
Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975 của tác giả Lê
Thị Thùy Trang, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003, trình
bày những đặc điểm của truyện ngắn Sơn Nam trên phương diện nội dung và nghệ

thuật như: cảm hứng chủ đạo của tác giả, những đặc điểm về nghệ thuật xây dựng
nhân vật, phương thức kết cấu, ngôn từ, vị trí của Sơn Nam trong văn học đô thị miền
Nam giai đoạn 1954 - 1975. Đây là luận văn nghiên cứu chủ yếu về phong cách nghệ
thuật sáng tác của Sơn Nam nhưng lại được giới hạn trong một thời kỳ, đó là cái thời
đấu tranh oanh liệt chống đế quốc thực dân của cả nước.
Về phong cách sáng tác và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm của Sơn Nam có
các công trình điển hình sau:
Luận văn Đặc trƣng truyện ngắn Sơn Nam của tác giả Trần Phỏng Diều,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004.
Thông qua việc khảo sát 84 truyện ngắn, tác giả đưa ra những nhận xét về cảm hứng
sáng tác, phân tích quan niệm nghệ thuật về con người, về không gian, thời gian nghệ
thuật, ý nghĩa của chúng trong khắc họa tính cách Nam Bộ, thiên nhiên, cảnh vật Nam
Bộ. Ngoài ra, luận văn còn trình bày những vấn đề về kết cấu, từ vựng, các biện pháp
tu từ, giọng điệu người kể chuyện, hình tượng... Nhìn chung, luận văn này nghiên cứu
một vấn đề khá rộng ở khía cạnh nghệ thuật.
Luận văn Đặc sắc truyện ngắn Sơn Nam năm 2010, của tác giả Lâm Tấn Đời,
Đại học Vinh trình bày đặc sắc truyện ngắn Sơn Nam trên các phương diện tìm hiểu
khảo sát Đất rừng phƣơng Nam để so sánh với truyện ngắn Sơn Nam. Từ đó, xây
dựng chân dung con người Nam Bộ, dựng lại miền đất một thời với những biến động
lịch sử, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, nghệ
thuật sử dụng ngôn từ… của nhà văn. Khác với những luận văn khác, luận văn này
nghiên cứu truyện Sơn Nam bằng cách đem so sánh với một tác phẩm có tầm cỡ của
miền Nam. Hiệu quả của việc làm này được đánh giá khá cao.
8


Luận văn cử nhân Ngữ Văn của Đinh Ngọc Quyên, Từ ngữ trong tập truyện
ngắn Hƣơng rừng Cà Mau của Sơn Nam (Đại học Cần Thơ, năm 2005) nghiên cứu
về việc sử dụng từ ngữ Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam trong tập truyện Hƣơng rừng
Cà Mau. Luận văn được đánh giá khá cao.

Trần Mạnh Hảo với bài Sơn Nam cây lục bình Nam Bộ cho rằng “...Văn của
Sơn Nam không ào ào nhƣ gió chƣớng, lại không trong veo nhƣ nƣớc cất trong phòng
thí nghiệm, mà nó là thứ chất lỏng hồng hào có tên là phù sa, chỉ cần vốc lên đã thấy
mỡ màu cả bàn tay. Dƣới ngòi bút của ông, những mảnh vụn bình thƣờng nhất của
thiên nhiên, những góc khuất nhất của hồn ngƣời chợt nhƣ đƣợc khoác lên một thứ
ánh sáng mới, đƣợc bƣớc ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng và cảm
động. Những cảnh, những đời, những tâm sự của ông dù tính cách hảo hớn, hào hùng
nhất, sảng khoái và chịu chơi nhất bao giờ cũng pha một giọng kể trầm buồn, u hoài,
xa vắng”. “…Với những tập truyện ngắn bút ký xuất sắc, với những tập biên khảo
uyên thâm, với những phát hiện mới mẻ về chân dung tinh thần của ngƣời Nam Bộ,
Sơn Nam quả rất xứng đáng với ý nghĩa của tên tuổi mình” [9].
Như vậy, có thể xếp các bài viết, phê bình, nghiên cứu vào hai mảng chính: Một
là nghiên cứu về hoàn cảnh sống, hoàn cảnh sáng tác, phong cách, lối sống, quan niệm
sáng tác của Sơn Nam. Hai là thông qua việc so sánh, đối chiếu với các tác giả khác để
đánh giá khái quát vị trí, những đóng góp của Sơn Nam cho nền văn học hiện đại nước
nhà. Nhìn chung các bài nghiên cứu đều có điểm chung nghiên cứu về đất và người
Nam Bộ còn khá rộng, chưa chia nhỏ nghiên cứu theo phạm vi nhỏ hơn.

3. Mục đích, yêu cầu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn được xác định như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu về nhà văn Sơn Nam và tập truyện ngắn Hƣơng rừng Cà
Mau. Song song đó, tìm hiểu những tiền đề lịch sử, địa lý, xã hội của vùng đất Tây
Nam Bộ tập trung ở hai thời kì khẩn hoang và Pháp thuộc, để làm nền tảng lý giải
những nét tính cách con người Tây Nam Bộ. Mục đích của hai việc làm này là để làm
cơ sở nhất định cho việc giải quyết vấn đề của luận văn đưa ra.
Thứ hai, khảo sát đặc điểm vùng đất Tây Nam Bộ trên hai khía cạnh thiên nhiên
và con người Tây Nam Bộ trong thời khai hoang lập ấp và giai đoạn Pháp thuộc trong
tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau của Sơn Nam. Từ đó, đối chiếu nhận ra những nét
9



đặc trưng của miền Tây Nam Bộ nhìn từ bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống
qua tập truyện.
Thứ ba, hiểu được tấm lòng của nhà văn Sơn Nam đối với quê hương qua những
vấn đề về đất và người Tây Nam Bộ trong tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau. Đồng
thời, rút ra bài học nhận thức qua việc tìm hiểu thiên nhiên và con người Tây Nam Bộ
qua tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau của Sơn Nam, để từ đó có thái độ sống đúng đắn.
Như vậy, mục đích chính luận văn không phải khảo sát tất cả các khía cạnh của
thiên nhiên và con người Tây Nam Bộ được biểu hiện qua truyện ngắn của Sơn Nam
mà chỉ đi vào những bình diện người viết nhận thấy đó là những nét đặc trưng cơ bản
về mảnh đất Tây Nam Bộ và chỉ gói gọn trong tập truyện ngắn Hƣơng rừng Cà Mau.
Có thể nói, chúng tôi nghiên cứu đề tài này để mở rộng hơn nữa những hiểu biết về
nhà văn Sơn Nam và những điều ông gửi gắm trong tác phẩm về những trăn trở,
những lời dạy quý báu của ông và nhấn mạnh phạm vi không gian nghệ thuật là miền
Tây Nam Bộ chứ không phải là Nam Bộ như rất nhiều bài đã nghiên cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu của luận văn là 65 truyện ngắn trong tập
truyện Hƣơng rừng Cà Mau (gồm 3 tập, Nhà xuất bản Trẻ, tái bản lần thứ nhất năm
2011 – 2012) của nhà văn Sơn Nam.
Những nhận định đánh giá về tác giả, tác phẩm, hay những bài nghiên cứu có
liên quan đến vấn đề cũng được chúng tôi sử dụng làm ngữ liệu nghiên cứu. Việc so
sánh với các tác phẩm gần hoặc có liên quan về Tây Nam Bộ cũng giúp chúng tôi có
thể rút ra những tương đồng và đặc trưng của Hƣơng rừng Cà Mau.
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu về con người cùng những nét tính cách
đặc thù Tây Nam Bộ, song song đó chúng tôi cũng tìm cách lý giải những nét tính
cách ấy qua việc nghiên cứu những vấn đề về tự nhiên, xã hội của vùng đất Tây Nam
Bộ đặt trong bối cảnh của tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau ở hai thời kỳ khai hoang
và thời kì Pháp thuộc.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài Tình đất, tình ngƣời Tây Nam Bộ qua tập truyện Hƣơng rừng Cà
Mau của nhà văn Sơn Nam, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
10


Phương pháp tiểu sử: là phương pháp tiếp cận văn học thông qua việc nghiên cứu
tiểu sử tác giả, tác phẩm văn học đó. Sử dụng phương pháp này chúng tôi hướng đến
mục đích lý giải những vấn đề có liên quan đến thiên nhiên và con người Tây Nam Bộ,
hay nói một cách khác là nhằm kiến giải nguồn gốc cũng như sự tác động từ thân thế
và cuộc đời của tác giả đến việc thể hiện những nét đặc thù về tình cảm vùng đất và
con người miền Tây Nam Bộ trên những trang viết của nhà văn. Từ đó, nhận ra tình
cảm của nhà văn dành cho mảnh đất quê hương mình là như thế nào?
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích là chia tách toàn thể thành từng bộ
phận để xâm nhập sâu vào sự vật, hiện tượng để xem xét nghiên cứu, từ đó rút ra kết
luận, quy luật. Còn tổng hợp là sự kết hợp, thống nhất cái bộ phận thành cái toàn thể,
tìm ra cái chung của cái bộ phận, tìm ra những mối liên hệ tất yếu, những mặt đặc thù,
tìm ra tính toàn vẹn quy luật và bản chất đối tượng. Sử dụng phương pháp này, chúng
tôi làm sáng tỏ cái riêng và cái chung của các truyện ngắn trong tập truyện Hƣơng
rừng Cà Mau, nhằm làm rõ thêm những hiểu biết về đất và người Tây Nam Bộ.
Phương pháp giải thích học (chú giải học): sử dụng phương pháp này, chúng tôi
nhằm giải thích, chú giải những vấn đề có liên quan đến đề tài, chú giải những dẫn
chứng cụ thể, giải thích những ảnh hưởng của lịch sử văn học thời đại trên cơ sở vận
dụng phương pháp tiểu sử. Cụ thể chúng tôi giải thích những nét tính cách Tây Nam
Bộ dựa trên lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên – xã hội vùng đất Tây Nam Bộ lúc
bấy giờ.
Thao tác thống kê: sử dụng thao tác này nhằm để thu thập những tư liệu chính
xác về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm và những công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài. Đồng thời, thao tác này cũng được sử dụng để thống kê những
câu văn nhằm chứng minh cho một luận điểm cụ thể được nêu ra.

Thao tác so sánh: được sử dụng nhằm để so sánh giữa các nhân vật, không gian
thiên nhiên giữa các truyện ngắn trong tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau để làm sáng
rõ các vấn đề cần nghiên cứu về tác phẩm này.

11


B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Nhà văn và tác phẩm
1.1.1. Nhà văn Sơn Nam (1926 - 2008)
Nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng Sơn Nam sinh ngày
11 tháng 12 năm 1926, có tên thật là Phạm Minh Tài. Bút danh khác: Phạm Anh Tài.
Quê gốc ở huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang).
Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở quê nhà, rồi học trung học ở Cần Thơ. Từ năm
1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, liên tục tham gia hoạt động cách mạng và
hoạt động văn nghệ trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1954, ông
sống, làm báo và viết văn ở Sài Gòn, ông đã từng cộng tác với các báo: Nhân loại,
Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống... Từ sau 1975, ông tiếp tục hoạt động văn
học. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, thành viên trong Ban chấp hành Hội liên
hiệp văn học nghệ thuật và Ban chấp hành Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Tây đầu đỏ, Bên rừng cù lao Dung
(Giải thưởng văn nghệ Cửu Long). Thời kỳ 1954 – 1975, có các tập truyện: Hƣơng
rừng Cà Mau, Hai cõi U Minh, Vọc nƣớc giỡn trăng; Các tiểu thuyết: Bà chúa Hòn,
Chim quyên xuống đất; Các tập khảo cứu: Tìm hiểu đất Hậu Giang và Lịch sử đất
An Giang, Văn minh miệt vƣờn; các tập biên khảo (sau 1975): Bến Nghé xƣa, Đất
Gia Định xƣa, Đồng bằng sông Cửu Long, Nét sinh hoạt xƣa, Văn minh miệt vƣờn.
Trong Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trƣờng viết:
“Sơn Nam là nhà văn, nhà khảo cứu giàu tâm huyết. Suốt cả cuộc đời, bên cạnh việc

viết văn, ông đã chuyên tâm, bền bỉ với những công trình khảo cứu, biên khảo công
phu về địa dƣ, phong tục tập quán ở miền đất cực Nam của tổ quốc. Chính việc khảo
cứu đó giúp ông hiểu đến ngọn ngành địa lý, phong tục tập quán và đặc biệt là tính
cách con ngƣời vùng Nam Bộ, từ đó có đƣợc những trang viết với sắc thái riêng không
lẫn với ai và rất hấp dẫn về cuộc sống và con ngƣời vùng đất này” [14; tr. 628]. Đúng
vậy, những trang viết của Sơn Nam mang sắc thái rất riêng, không lẫn vào đâu được.
12


Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm để lại dấu ấn của riêng ông, ông
được nhiều người gọi yêu là “Ông già Nam Bộ”, “Ông già Ba Tri”, “Ông già đi bộ”,
“Pho từ điển sống về miền Nam” hay là “Nhà Nam Bộ học”. Toàn bộ các sáng tác của
ông được ông trao lại cho Nhà xuất bản Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà không
nhận tiền nhuận bút. Ông qua đời ngày 13 tháng 8 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí
Minh, nhưng tên tuổi và tấm lòng của ông dành cho văn chương và sự nghiệp viết văn
của ông vẫn luôn là niềm cảm hứng cháy mãi cho những thế hệ sau này.

1.1.2. Tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau
Tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau, xuất bản lần đầu năm 1962, kể lại những câu
chuyện về vùng đất đặc thù ở bán đảo Cà Mau. Đây là tập truyện được xếp ở vị trí cao
trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam Bộ. Từ ấn bản Hƣơng Rừng
Cà Mau năm 1962, đến nay, nhờ công sưu tầm tư liệu của nhà thơ Lê Minh Quốc và
nhiều bạn đọc mến mộ Sơn Nam, tuyển tập truyện ngắn của ông với tên chung
là Hƣơng rừng Cà Mau ngày càng dày dặn hơn lúc đầu. Bản mới nhất của tập truyện
gồm bộ 3 tập (bản quyền của Nhà xuất bản Trẻ, tái bản lần thứ nhất) gồm 65 truyện
ngắn được sắp xếp theo thứ tự A, B, C… tên truyện (Tập 1 gồm 21 truyện được tái bản
vào năm 2011, Tập 2 gồm 23 truyện và Tập 3 gồm 21 truyện được tái bản vào năm
2012), đã dựng nên một bối cảnh làng quê đầy sống động, thấm đẫm hồn cốt con
người, phong cảnh nhiều vùng đất Nam Bộ nói chung.
Hƣơng rừng Cà Mau đưa người đọc vào một thế giới kỳ thú của vùng đất với

những kênh rạch chằng chịt, những rừng tràm đầy hương sắc, những đồng nước mênh
mông, những mùa nước nổi và một thế giới chim chóc, muôn thú, tôm cá đặc trưng
của một vùng đất “rừng vàng biển bạc”. Nhưng nơi ấy cũng là nơi con người phải vật
lộn với thiên nhiên, một thiên nhiên tuy giàu có đấy, nhưng cũng hết sức dữ dằn, nhiều
khi phải đánh đỗi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí xương máu để giành lấy miếng
cơm manh áo… Hƣơng rừng Cà Mau đã tái hiện đậm nét đất Tây Nam Bộ những
ngày mới khẩn hoang và cả thời gian nằm trong vòng cai trị của Pháp. Tất cả in đậm
trong tính cách đặc trưng của con người Tây Nam Bộ gân guốc, mãnh liệt, đầy tài ba
và trí dũng, vừa hào phóng, trọng nghĩa khinh tài, cởi mở, hồn nhiên, bộc trực vừa có
một cái gì đấy ngang tàng của kẻ anh hùng hảo hán, và hơn hết có lẽ là cái tinh thần
đoàn kết kéo theo cái lòng yêu quê hương đất nước.
13


Tấm lòng yêu nước thiết tha của nhà văn thấm đượm trên từng trang viết. Cách
dựng truyện ly kỳ, hấp dẫn, nhân vật giàu sức sống và giàu cá tính, ngôn ngữ đậm đà
màu sắc Tây Nam Bộ, được chọn lọc kỹ lưỡng, vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu,
bản lĩnh. Tất cả đã tạo nên một sắc thái độc đáo, đầy sức hấp dẫn của văn Sơn Nam.
Đó chính là đóng góp quý giá nhất của ông vào nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Vì
thế, Hƣơng rừng Cà Mau là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác
phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam Bộ nói chung. Đấy không đơn giản là một cuốn
sách dạy người ta cách viết văn mà còn dạy cả về cách ứng xử của người viết
văn Nam Bộ.

1.2. Vài nét về bối cảnh lịch sử - xã hội Tây Nam Bộ
1.2.1. Lịch sử khai hoang lập ấp đất Tây Nam Bộ
Tiến trình lịch sử của Tây Nam Bộ khác với những vùng đất khác, nó không phát
triển liên tục mà bị đứt quãng. Điển hình là trên vùng đất này đã từng có vương quốc
Phù Nam cổ xưa với nền văn hóa Óc Eo một thời phát triển rực rỡ. Những gì mà người
ta nói về Tây Nam Bộ ngày nay thường chỉ giới hạn trong phạm vi trên dưới ba trăm

năm. Người Việt di dân vào Nam có thể nói bắt đầu khi cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn nổ ra và sau đó là cuộc di dân thực sự vào thời nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVIII
khi nhà Nguyễn nắm được chính quyền Đàng Trong và kêu gọi những người giàu có
vào khai khẩn. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Tây Nam Bộ đã tạo nên
cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và
một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác. Có thể nói, để có được những thành
quả tốt đẹp ấy là nhờ sự lao động miệt mài và cái óc sáng tạo của con người nơi đây.
Ngược dòng thời gian, trở về những ngày đầu khai khẩn vùng đất mới, những
người nông dân đến “lập nghiệp” trên vùng đất Tây Nam Bộ chủ yếu là từ các miền
ngoài vào. Họ là những người nông dân bần cùng lưu tán có óc mạo hiểm muốn thoát
khỏi cảnh đói nghèo, sưu cao thuế nặng của địa chủ phong kiến đặt ra, tránh khỏi
chiến tranh liên miên Trịnh - Nguyễn đã kéo nhau vào đây mưu sống; hoặc một số
người có tiền mộ dân nghèo đi khẩn đất, hoặc là lớp người tội đồ đi tránh sự trừng phạt
của vua quan đã trốn tránh lặn lội vào đây ẩn náu, hoặc là những người lính cứng đầu
bị đẩy vào đây để trấn miền biên ải hay khai phá lập đồn điền và khẩn hoang vùng
14


biên giới hải đảo… Đến đây họ đã vượt lên hoàn cảnh của chính mình mà đổi đời,
trưởng thành, khai hoang lập ấp và xây dựng quê mới ngày càng giàu đẹp.
Mục đích khát vọng của những con người vô miền Nam thời đó là tự do và giải
phóng. Thứ nhất là giải phóng ra khỏi cái đói cái nghèo. Thứ hai là giải phóng ra khỏi
ách áp bức bóc lột của nhà nước phong kiến. Với khát vọng ấy, con người muốn biến
đầm lầy thành đồng ruộng, rừng hoang thành vườn xanh không phải dễ dàng mà họ
phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn vất vả và cực nhọc, cho nên họ không thể không
rèn luyện ý chí kiên cường bất khuất, vượt qua khó khăn dần trở nên hiên ngang cứng
cỏi, mới có thể chế ngự, khai thác được thiên nhiên đầy ác liệt ấy. Chính công cuộc
khai phá vùng đất mới, con người đã bền bỉ đấu tranh với thiên nhiên, kiên cường
trong lao động sản xuất để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình, và đấu tranh chống lại
áp bức, bất công của triều đình phong kiến, chống thù trong giặc ngoài đã sáng tạo ra
cuộc sống của các cư dân Tây Nam Bộ; tạo ra cho họ tính cách kiên nhẫn, cần cù, chịu

khó, kiên cường, hiên ngang, không chịu bó tay trước những khó khăn thử thách, dám
làm, dám đương đầu và mạo hiểm. Tất cả đã được Sơn Nam ghi lại một cách chân
thực trong Hƣơng rừng Cà Mau.

1.2.2. Xã hội Tây Nam Bộ thời Pháp thuộc
Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Nam Bộ hay vùng đồng bằng sông Cửu Long là
vùng đất mới được khai phá; với tính hoang dã, thoáng rộng của đồng bằng mênh
mông, sông nước và kênh rạch chằng chịt, núi non trùng điệp ở An Giang hoặc hải đảo
như vùng Kiên Giang, và những cánh rừng tràm U Minh ngập mặn. Đây chính là vùng
đất giàu có tài nguyên thiên nhiên, dễ dàng khai thác, nhưng cũng đầy hiểm nguy.
Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ nằm ở trời Nam Tổ quốc và
nằm trong lưu vực hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, và có nhiều con sông đổ ra biển.
Chính vì điều kiện tự nhiên khá đặc biệt như thế nên vùng Tây Nam Bộ được biết đến
là một vùng đất trù phú với bao huyền thoại một thời mở cõi và cả một thời đại chiến
đấu anh hùng với thực dân Pháp bạo tàn.
Dân cư Tây Nam Bộ gồm người Việt, Khơme, Hoa, Chăm,… trong đó có người
theo đạo Phật, đạo Hòa Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Hồi,… và cả những
người không tôn giáo. Do đó, văn hoá Tây Nam bộ là đa màu đa sắc và mang dấu ấn
15


nhiều sắc thái dân tộc hết sức đa dạng từ cội nguồn, nhưng lại kết cấu trên cơ sở tinh
thần bao dung, hoà hợp, đồng nguyên. Có thể nói, văn hoá Tây Nam bộ là vùng văn
hoá đạo Phật, văn hoá Khơme, văn hoá Ấn Độ, văn hoá Hoa kiều, nhưng văn hoá Việt
là cái nền cho mọi sự phát triển. Chính sự đa văn hóa ấy đã làm cho Pháp phải đau đầu
khi phải suy nghĩ ra rất nhiều những chính sách cai trị, đồng hóa khác nhau.
Về phương diện tâm lý học xã hội, tính cách con người được hình thành dưới ảnh
hưởng và tác động của các điều kiện xã hội do kết quả của hoạt động cá nhân. Tính
cách con người được hình thành, xác định và phát triển không đơn thuần chỉ phụ thuộc
vào hoàn cảnh, vào điều kiện khách quan, mà còn do cả những nỗ lực bền bỉ và mạnh

mẽ của cá nhân để vượt qua và thắng được sự trói buộc của hoàn cảnh, do sự điều hoà
các nguồn ảnh hưởng khác nhau và ngược chiều.
Theo Nguyễn Đăng Duy, con người Tây Nam Bộ lúc mới xuất hiện trên vùng đất
mới và đến về sau cũng là: ““Ba họ mƣời làng”, thân tộc máu mủ đơn côi, đứng trƣớc
cái thiên nhiên xa lạ, không ít ác liệt ấy, con ngƣời không thể không dựa vào nhau, tin
vào nhau, thực lòng với nhau để cùng nhau tồn tại mƣu sinh, trật tự trị an không đặt
ra gay gắt. Bởi thế, tình thƣơng thân tƣơng ái, thực lòng giúp đỡ lẫn nhau, trọng
nghĩa khinh tài, thấy sự bất bình chẳng tha, trọng quan hệ đối xử bạn bè làng xóm, lân
gia, lân ấp đã nhanh chóng nẩy nở ở những lƣu dân đầu tiên vào khai phá miền đất
Nam bộ. Mặt khác, buổi đầu vào đây, các chúa Nguyễn chƣa đủ thời giờ, điều kiện để
vƣơn khắp, chế ngự. Bởi thế, con ngƣời nông dân Nam bộ buổi đầu ấy cảm thấy thực
sự đƣợc tự do, giải phóng về ý thức, con ngƣời tha hồ hăm hở vùng vẫy, làm ăn. Sự tự
do khoáng đạt trong nếp nghĩ, nếp sống cũng đã nhanh chóng góp vào tính cách ngƣời
nông dân Nam bộ” [6; tr.42]. Họ là những người không thích bị gò bó, ràng buộc bởi
những quy chế chặt chẽ, những kỷ luật khắt khe. Thế nên, người Pháp muốn đồng hóa
dân ta, muốn dân ta nghe theo lời chúng là một việc làm không hề dễ dàng.
Như vậy, đức tính cần cù, sự chịu thương chịu khó, tính bất khuất kiên cường, sự
cứng cỏi trước thiên nhiên, trọng nghĩa khinh tài, thấy sự bất bình chẳng tha, trọng
quan hệ bạn bè, tự do khoáng đạt trong nếp nghĩ, nếp sống... tất cả đã hình thành nên
những nét tính cách rất đặc trưng của người nông dân Tây Nam Bộ. Và, để thay đổi
những tính cách ấy không phải là chuyện của một sớm một chiều.

16


Có thể nói, trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, “80% đất đai Nam bộ nằm
trong tay các điền chủ (chiếm 1% dân số) trong khi đó khoảng 76% nông dân không
có một thƣớc đất trong tay” [5; tr.53]. “Hầu hết nông dân Nam Bộ đều phải làm cả
năm mà không đủ ăn, không đủ mặc, ngay đến con gái cũng không có yếm, có áo che
thân” [5; tr. 69]. Do đó tính cách “chiều ai chẳng chiều” ở họ đã nhanh chóng làm

bùng lên khởi nghĩa để dành cuộc sống no đủ, tự do. Từ giữa thế kỷ XVIII, những
người nông dân Việt ở Long Hồ (nay là Vĩnh Long) đã cùng với người Khơme ở Trà
Vinh nổi lên chống lại cường hào ác bá để dành lấy ruộng đất do chính tay mình khai
phá. “Tức nƣớc thì vỡ bờ” là vậy.
Tính cách kiên cường bất khuất trước bạo lực kẻ thù được thể hiện rõ ở nhiều
tấm gương như: Người anh hùng Nguyễn Trung Trực, và sau này là chị Võ Thị Sáu,…
Lời đáp hiên ngang của anh hùng Nguyễn Trung Trực khi ấy trước tên thống đốc Nam
kỳ Olier là:“Bao giờ đất này hết cỏ, dân Nam mới hết ngƣời đánh Tây” đã được dân
gian hoá thành câu ca dao Nam Bộ bất hủ:
“Bao giờ hết cỏ Tháp Mƣời
Thì dân ta mới hết ngƣời đánh Tây”. [20; tr. 39]
Cũng theo Nguyễn Đăng Duy, tính cách người Tây Nam Bộ còn được thể hiện ở
tinh thần đoàn kết và lối sống có nghĩa có tình. Người Tây Nam Bộ có tính cách đó,
ông giải thích, đó là vì trong môi trường nóng ấm quanh năm, nước nhiều, ít giông
bão, đất đai phì nhiêu, sản vật tự nhiên trong rừng, dưới nước phong phú, con người ít
phải lo “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn, ăn bữa nay lo bữa mai. Đó là vì trên
miền đất lạ mƣu sống, con ngƣời từ bốn phƣơng hội tụ, họ là những ngƣời đơn côi họ
mạc máu mủ, nhu cầu đời sống rất cần đến tình ngƣời, tình bạn, tình cảm nhân văn”
[6; tr.43]. Theo chúng tôi, hai lý do trên là bằng chứng hết sức xác thực để chứng minh
cho sự hình thành tính đoàn kết và sống có nghĩa có tình của người Tây Nam Bộ.
Chính cái tính đoàn kết ấy đã làm nên sức mạnh để đương đầu với những áp bức của
thực dân Pháp thời bấy giờ.
Con người và xã hội Tây Nam Bộ thời Pháp thuộc có mấy vấn đề để chúng ta
chú ý là như vậy.

17


 Tiểu kết:
Qua tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau, Sơn Nam đã đưa người đọc ngược dòng

thời gian về với vùng đất Tây Nam Bộ thời khai hoang lập ấp và sau đó là những năm
tháng thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta. Không gian bối cảnh chính của tác phẩm
là vùng sông nước, rừng tràm miền Tây Nam Bộ. Dù vậy, khi tìm hiểu cụ thể từng
truyện, chúng tôi nhận thấy tác giả đã có sự xáo trộn về mặt thời gian cuộc sống của
con người miền Tây trong quá khứ và hiện tại đan cài vào nhau, những nét văn hóa
bền vững và cả sự biến đổi, tiếp nhận văn hóa đều được phản ánh khá đầy đủ. Mảnh
đất Tây Nam Bộ, con người Tây Nam Bộ đã đi vào truyện ngắn Sơn Nam qua những
câu chuyện mang tính chất lịch sử, đời thường mà vẫn thấm đẫm tình người. Có những
truyện nhà văn nêu rõ thời điểm và hoàn cảnh xảy ra còn lại đa phần là những sáng
tác không rõ về mặt thời gian cụ thể, thường là những truyện khẩn hoang trong buổi
đầu lịch sử.
Có thể chia hoàn cảnh sống của con người Tây Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn
Nam ra làm hai thời điểm: thời khẩn hoang và giai đoạn Pháp thuộc. Ở những truyện
ngắn nằm trong đề tài khẩn hoang, yếu tố thời gian cụ thể được tác giả cố ý làm mờ đi.
Những truyện còn lại, mốc thời gian cụ thể được xác định vào khoảng những năm
1930 – 1940. Khi lựa chọn các mốc thời gian như vậy, nhà văn Sơn Nam đã mang đến
cái nhìn toàn cảnh về quê hương ông qua nhiều giai đoạn lịch sử. Truyện ngắn Sơn
Nam trong giai đoạn này đã từng bước phản ánh những thay đổi trong cuộc sống của
con người Tây Nam Bộ: từ những thử thách ban đầu của vùng đất mới cho đến bối
cảnh khó khăn chung của cả nước khi Pháp xâm lược. Tất cả những điều đó đều tác
động không nhỏ đến nếp ăn, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của con người nơi đây. Đó là
một cơ hội để người đọc hiểu rõ hơn về người dân miền Tây Nam Bộ. Sau bao biến
đổi của thời cuộc, họ vẫn sống một cuộc sống bình dị nơi quê nhà, tiếng hò câu hát vẫn
vang lên trên sông nước, tiếng nói cười hân hoan vẫn vọng về từ những rừng tràm.
Trong hoàn cảnh ra đời của Hƣơng rừng Cà Mau, chính quyền Sài Gòn kiểm tra
gắt gao những sáng tác của các nhà văn từng ở chiến khu, những nhà văn yêu nước.
Hiểu được điều đó, trong nhiều truyện ngắn, Sơn Nam đã lựa chọn mốc thời gian khi
mảnh đất Tây Nam Bộ mới hình thành. Nhờ vậy, truyện của Sơn Nam đã tránh được
sự kiểm duyệt của kẻ thù, đồng thời gửi gắm một tâm sự về đất nước và tình người của
nhà văn nói riêng và con người miền Tây nói chung.

18


Chƣơng 2. BỨC TRANH MẢNH ĐẤT TÂY NAM BỘ
QUA TẬP TRUYỆN HƢƠNG RỪNG CÀ MAU

2.1. Bức tranh thiên nhiên – Không gian Tây Nam Bộ
Sơn Nam là nhà văn sinh ra và lớn lên ở miền cực Nam của Tổ quốc. Tuổi thơ
của ông trải dài cùng những cánh rừng bạt ngàn của vùng U Minh Hạ, tắm mình trong
những dòng nước bao la với lượng phù sa bồi đắp quanh năm của vùng sông nước Tây
Nam Bộ và cả những ngày nước nổi đầy đồng. Quê hương ông là quê hương của
những con rạch chằng chịt, chim trên bờ, cá dưới sông, cây trái bốn mùa tươi tốt, với
cảnh sắc hoang sơ nhưng hùng vĩ của những cánh rừng tràm. Chính những bức tranh
thiên nhiên Tây Nam Bộ từ buổi đầu tiếp xúc này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông.
Vì vậy mà hầu hết trong các truyện ngắn của ông đều đầy ắp khung cảnh của thiên
nhiên Tây Nam Bộ. Thiên nhiên Tây Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam thường
đa dạng sắc màu với cảnh trời nước mênh mông, cảnh trăng sáng vằng vặc, có màu
xanh của tràm, màu vàng của lúa chín, có mùi hương của tràm, mùi hương mật ong,
mùi rơm rạ của cánh đồng mùa gặt… Mỗi một câu chuyện trong sáng tác của ông là
một bức tranh tả thực về cuộc sống của con người và làng quê miền Tây trong cái
khung cảnh thiên nhiên hòa bình. Đấy là vẻ đẹp nên thơ, bình dị của vùng sông nước,
là vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng hoang sơ.
Dòng hoài niệm trôi về nơi những địa danh mà nghe như tưởng của thế giới xa
xăm nào. Những tên Hòn Cổ Tron, sông Gành Hào, rừng U Minh, sông Ông Đốc,
rạch Cái Tàu... hiện ra cứ như chỉ có trong truyện cổ tích đời xưa. Nhưng, việc gọi
những tên đất, tên làng cũng là cách để mọi người nhắc nhở với nhau về sự hoang dã,
dữ dội của vùng đất mới. Những cái tên nghe qua đã có ấn tượng như Đầm Sấu, Lung
Sấu, Bàu Sấu, rừng U Minh, Cà Bây Ngọp, Cái Nƣớc, Cái Răng, Cái Vồn, Cổ Tron,
Gò Quao, Cù Lao Dung, Lung Tràm, Xẽo Bần, Xẽo Rô, xóm Thuồng Luồng,… Không
phải ngẫu nhiên mà ngày xưa cha ông đi mở đất đặt những tên đất, tên làng như vậy.

Mỗi cái tên đều gắn với đặc điểm tự nhiên của vùng đất đó. Điều đó càng làm sinh
động thêm sự hoang sơ và những hiểm nguy của thiên nhiên vùng đất mới chực chờ
con người. Tất cả những điều ấy đang chờ con người khám phá.
19


2.1.1. Những dòng sông chằng chịt
“Nƣớc sông lững đững lờ đờ
Thƣơng ngƣời nói vậy biết chờ hay không” [20; tr. 27]
Câu ca dao gợi nhớ những dòng sông luôn hiện diện trong tâm trí bao con người
miền Tây sông nước.
Đến với Hƣơng rừng Cà Mau, nhà văn Sơn Nam đã giúp cho chúng ta cảm nhận
và thấy được vùng đất mới khai phá được ưu đãi nhiều sản vật, là một nơi giàu có và
phong phú của thiên nhiên. Nó mang đặc điểm vùng miền còn hoang sơ nhưng trù
phú, một vùng lắm kênh nhiều rạch. Thầy phái viên của báo Chim Trời (Tình nghĩa
giáo khoa thƣ) đi tới ấp Cà Bây Ngọp xa xôi của anh Tư Có. Ở xa mới đến, thầy phái
viên mới thấy rõ cảnh nghèo khó của vùng đất xa xôi. Nhưng sản vật thiên nhiên thì
nhiều vô số kể: cá lóc, rùa, mật ong,… lúc nào cũng có. Thầy phái viên được chiêu đãi
bữa cơm chiều ngon lành với “cá lóc nƣớng trui”. Còn anh Tư Có thì ngậm ngùi thú
thật: “Thầy hiểu cảnh tôi. Không lẽ gởi cá lóc, rùa, mật ong… nhờ thầy đem về Sài
Gòn gọi là tiền của tôi trả cho nhà báo.” [19; tr. 196]. Tiền thì không có nhưng những
sản vật thiên nhiên thì lúc nào cũng có sẵn. Và, chính những dòng sông đã làm phong
phú thêm những thứ ấy. Đó chẳng phải là sự giàu có của thiên nhiên đó sao?
Trong truyện Ngƣời mù giăng câu, ông già Vân Tiên dù mù đôi mắt nhưng vẫn
có thể sống được nhờ nghề giăng câu. Chuyện tưởng như đùa, hơi khó tin nhưng lại là
sự thật. Chính vì nguồn lợi thiên nhiên to tát quá nên một người mù cũng có thể sống
được nơi đầy hoang dã, khắc nghiệt như thế. Hình ảnh dòng sông mang trong mình
những bầy cá lội đã được Sơn Nam viết như sau: “Ở Rộc Lá này, cá tôm nhiều so với
mấy nơi khác. Từ tháng Mƣời đến tháng Giêng, cá lội từng bầy trở về sông Cái, suốt
ngày suốt đêm không ngừng. Ban ngày, cá đi đớp bọt, trắng bờ rạch. Ban đêm thức

giấc vào bất cứ lúc nào, ta cũng nghe cá lóc đớp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà.
Nguồn lợi to tát vô cùng!” [19; tr. 97]. Rồi những dòng sông mang nước về những ao,
những vuông: “Trong vuông, chú Tƣ Liệt thấy nào chim, cò, trích, cúm núm. Hàng
trăm con le le bay lên từng chặp, từ mấy cái lung đầy sen bạch, nở muộn. Gió chƣớng
thổi hiu hiu. Mấy giề rong đuôi chồn tan rã, chìm xuống. Mặt nƣớc lềnh bềnh, đầy

20


bông súng” [18; tr. 82 – 83]. Cảnh tượng ấy vừa vui mắt lại vừa thích mắt, thấy vậy
mà không thương không quý quê mình sao được.
Còn trong Tình nghĩa giáo khoa thƣ, đường đi đến ấp Cà Bây Ngọp là dòng
sông xinh đẹp: “… Nắng chang chang rắc vàng trên thảm cỏ hoang xanh ngắt. Vài
nhánh bình bát gie ra, quất vào bụi sột soạt. Xế chiều, cò trắng điểm lấm tấm trên dãy
rừng tràm đằng xa. Lau sậy phất cờ nhƣ đón ngƣời khách lạ. Trích, cúm núm kêu ré
lên” [19; tr. 260]. Bức tranh thiên nhiên có sắc màu, âm thanh đầy đủ tuyệt vời như
vậy thì kiếm đâu cái thứ hai sánh bằng. Và, từ lâu, những dòng sông chảy tràn con
nước đã trở thành những niềm vui trong mỗi tâm hồn người dân quê.
Nhưng cũng có những dòng sông là nỗi buồn của bao người. Ai cũng biết cá sấu
là giống hung hăng, dữ dằn nhất sống ở vùng sông nước. Nhưng quả không mấy người
biết là chúng thích nơi “yên tịnh chật hẹp”. Khi ở sông lớn, sấu có thể cản mũi đoàn
ghe rước dâu, rồi khi đoàn ghe hoảng loạn thì sấu quay lại đập đuôi ngay ghe chở cô
dâu, chú rể và bắt chết cô dâu ngay trong ngày cưới. Chúng lại sống có bầy. Sấu cái
sinh trứng, canh chừng trứng nở để chăm con rất kỹ càng, sấu đực thì nhớ ngày trứng
nở để quay trở lại tìm ăn thịt bầy con mới nở cho dù sấu cái canh chừng nghiêm ngặt.
Sấu đực, nếu bị đánh thua thì có thể bị sấu cái và cả bầy sấu đực khác quây lấy, phanh
thây xé xác và ăn thịt (Con sấu cuối cùng). Ở sông Gành Hào sấu nhiều và dữ tợn
hơn, có lần “nó đập đuôi nhận chiếc xuồng trên đó có hai mẹ con. Mẹ mất xác, đứa
con gái bị táp cụt chƣn” [19; tr. 191], có lần sấu táp một cô gái “ngồi rửa chén dƣới
bến, bị sấu táp, rinh luôn cái cầu thang” [19; tr. 192], nhờ vậy, cô gái mới thoát chết

(Sông Gành Hào). Nỗi ai oán, đau đớn, căm phẫn của người dân bị sấu ăn mất người
thân không dứt.
“Chèo ghe sợ sấu cắn chƣn
Xuống bƣng sợ đĩa, lên rừng sợ ma” [20; tr. 17]
Thiên nhiên dù còn khắc nghiệt, dữ tợn, hoang dã như những ngày đầu của công
cuộc mở đất nhưng bây giờ nó vẫn giữ được nét bình dị, nên thơ bình yên và mang nét
đặc trưng của một vùng sông nước rất gần gũi và rất đẹp trong tâm trí con người.
“Dƣới sông, từng giề lục bình trôi theo ngọn nƣớc ròng” [18; tr. 138]. Bấy lâu nay, ở
vùng sông nước chằng chịt với chợ làng, chợ nổi ven sông, đêm thanh vắng nghe
những câu hò, câu lý xen nhau dài theo con rạch, con kinh dường như vô tận, qua khúc
21


loi, khúc vịnh, về đêm, trên nhánh bần gie có đóm đậu sáng ngời. Những hình ảnh
chân phương ấy chính là nhựa sống, là niềm tin của những con người miền Tây.

2.1.2. Những cánh rừng bát ngát
Rừng là một hình ảnh khá đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ. Đấy là những cánh
rừng ngập mặn dồi dào nguồn lợi sản vật Trời phú. Khi người dân ở Xẽo Bần nấu xà
bông đem bán nhờ vào cách hướng dẫn của dượng Hai bác vật thì cũng không cần phải
tìm nguồn nguyên liệu ở đâu xa xôi: “Mình cần dùng có hai món: dầu dừa với nƣớc
tro. Dầu dừa đã sẵn sàng: ra Hòn Tre mua dừa khô về thắng lại. Nƣớc tro thì nào là
tro than đƣớc, tro bẹ dừa, tro cây mắm. Nhứt là cây mắm, mọc đầy bãi biển, tro nó
mặn hơn hết và rẻ vốn hơn hết” [17; tr. 77]. Nguồn lợi thiên nhiên phong phú ở vùng
đất mới cũng là nguồn sống của người dân. Thiên nhiên đã mang lại cho con người
bao lợi ích thiết thực là vậy!
Còn ở truyện Hƣơng rừng, theo chân chú Tư Lập và thằng Kìm, người đọc được
chứng kiến cảnh rừng tuyệt đẹp với hương thơm bất tận – thứ hương làm say lòng
người. Phải là người tinh tế, sống nhiều với thiên nhiên, hòa mình, gắn bó với thiên
nhiên, Sơn Nam mới có thể “quay” được những “thƣớc phim” hay như vậy: “Khách

đi đƣờng ngỡ mình lạc lối trong hang, thứ hang thiên nhiên, bất tận. Có tiếng vƣợn hú.
Từ bên này, con vƣợn bồng con, nắm sợi dây rau câu, lấy trớn đu mình sang nhánh ở
bờ bên kia để hái trái rừng. Trái quá chát, vỏ quá dày, vƣợn nhăn mặt, bực tức ném
mạnh. Trái vừng sa vào giữa lƣới nhện giăng hờ, lơ lửng. Lƣới rung rinh không đứt
hẳn; con nhện hoảng hốt, thả sợi tơ dài, sa xuống. Chợt thấy mặt nƣớc, nó toan rút
lên. Nhƣng trễ quá rồi! Con cá bông phóng mỏ theo, táp mạnh. Thằng Kìm ngỡ đó là
con trăn. Cá lớn bằng cột nhà vảy xanh vảy trắng thêu từng vòng ngời lên khắp thân
mình. No mồi, cá lặn sát đáy, lội nhanh. Bầy cá con hối hả di chuyển theo mẹ, hàng
trăm con lấm tấm nhƣ rắc cƣờm đầy mặt nƣớc, mất dạng trong bóng mát đằng kia. Bờ
sông im lìm, mặt nƣớc thẫn thờ trả lại bóng dáng hiền hòa của cây chồi mọc sát mé
bãi: bông vừng buông thõng xuống từng xâu chuỗi hƣờng, chen lấn, nối tiếp nhau nhƣ
bức mành mành. Nhánh vừng khó cắn, lá vàng rụng mất hẳn. Ðôi đọt non nhú lên,
mỏng mịn, chƣa nhuốm đƣợc màu xanh vì thiếu nắng; ở xa, trông nhƣ những cánh
bƣớm khổng lồ đang phập phồng, ngứa ngáy, chƣa đậu yên chỗ là đã chớm bay” [18;
tr. 271 - 272]. Và, hương của rừng – một thứ hương làm say đắm lòng người:“ Hƣơng
22


rừng ngào ngạt, mùi hƣơng xa lạ nhƣng rất quen thuộc. Thằng Kìm hít mạnh để hửi
cho kỹ, để nhớ cho rõ nhƣng nhớ mãi không ra. Chợt ngẩng đầu lên, nó trố mắt. Rừng
cơ hồ không còn chiếc lá nào cả! Trên hàng vạn nhánh to nhánh nhỏ, bàn tay thần
nào rắc lấm tấm hằng hà sa số đợt bông gòn, không phải riêng trƣớc mặt mà khắp các
tứ phía. Rừng sáng lạng, ai dám nói rừng là âm u? Bông kết oằn sai, mịn màng, trắng
tuyết; đài, cánh đâu không thấy chỉ thấy toàn là nhụy ngọt” [18; tr. 274 - 275]. Thiên
nhiên được miêu tả tỉ mỉ tuyệt vời và là cả bức tranh có đầy đủ hương sắc thu hút lòng
người đến thế đấy!
Tuy nhiên, cũng có hình ảnh những cánh rừng hoang dã. Cảnh quan thiên nhiên
trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ là cảnh quan thiên nhiên thời khẩn hoang Tây Nam
Bộ. Kể từ những bước chân đầu tiên của lưu dân miền Trung vào khai khẩn vùng đất
hoang Tây Nam Bộ thì vùng đất này lúc bấy giờ còn hoang hóa, thiên nhiên còn lắm

khắc nhiệt, thú dữ hoành hành:
“Cà Mau khỉ khọt trên bƣng,
Dƣới sông sấu lội, trên rừng cọp um” [20; tr. 16].
Hoặc:
“Tới đây xứ sở lạ lùng,
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê” [20; tr. 17].
Chính vẻ hoang vu này đã là môi trường lí tưởng cho các loài thú dữ trú ngụ và
hoành hành như: cọp, sấu, muỗi mòng, rắn, rết… Hơn nữa, cuộc sống của con người ở
đây chủ yếu dựa vào nguồn lợi của núi rừng và nguồn lợi từ các dòng sông, mà lên
rừng thì đầy cọp, xuống sông thì sấu nằm chi chít, nên cuộc sống của con người lúc
bấy giờ rất mong manh: “Sấu ở giữa rừng nhiều nhƣ trái mù u chín rụng! So sánh nhƣ
vậy không phải là quá đáng! Dân làng xúm nhau lên rừng để nhìn tận nơi. Cái ao lớn
ƣớc chừng một công đất, bên bờ, dƣới nƣớc, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên,
chen vào bức tranh màu xám ấy những vệt đen chi chít: con thì nằm dài nhƣ chiếc
xuồng lƣờng, con thì dùng hai chân trƣớc mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời nhƣ
họng súng thần công, đại bác” [17; tr. 86].
“Rừng thiêng nƣớc độc thú bầy,
Muỗi kêu nhƣ sáo thổi, đỉa lội đầy nhƣ bánh canh” [20; tr. 16]
23


Đó là một thực tại. Nét hoang sợ, dữ dội của những cánh rừng Tây Nam Bộ
những ngày đầu khi con người mới đặt chân đến là vậy. Đọc Bắt sấu rừng U Minh
Hạ, người đọc có thể hình dung được vùng đất Tây Nam Bộ cách đây khoảng ba trăm
năm, với rừng hoang cỏ rậm, thú dữ tràn đầy, và biết bao tiền nhân đã phải bỏ lại biết
bao máu xương mình để tạo lập cho vùng đất Tây Nam Bộ được trù phú như ngày
hôm nay. Bởi cái khắc nghiệt của nó ở chỗ đó là nơi rừng thiêng nước độc, chướng khí
giăng đầy, thú dữ rình rập như trong lời của Năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh Hạ)
cũng thấy sự hoang dã, hiểm nguy của vùng đất này:
“Hồn ở đâu đây?

Hồn ơi!Hồn hỡi!
Xa cây xa cối,
Đầu bãi cuối gành,
Hùm tha, sấu bắt,
Bởi vì thắt ngặt,
Manh áo chén cơm,
U Minh đỏ ngòm
Rừng tràm xanh biếc!
Ta thƣơng ta tiếc,
Lập đàn giải oan...” [17; tr. 87]
Câu hát ấy phần nào diễn tả được cái khắc nghiệt của những cánh rừng tràm và
cả cuộc vật lộn, lẫn những bi kịch của con người ở buổi đầu khai phá là vậy. Nó trở
thành nỗi ám ảnh sâu sắc trong tâm trí con người, đến thời nay, đọc lại còn thấy rùng
mình. Đó là rừng U Minh.

2.1.3. Những cánh đồng mùa nƣớc nổi
Những cánh đồng mênh mông mùa nước nổi là hình ảnh đặc trưng của miền Tây
Nam Bộ. Hình ảnh ấy được thể hiện qua tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau một cách
sống động như chính những gì đang diễn ra trong cuộc đời thực.
Trong Mùa “len” trâu, Sơn Nam miêu tả: “Nƣớc tràn bờ sông Hậu chảy qua.
Nƣớc trên trời tuôn xuống. Gió biển triền miên thổi lộng về. Từ sáng tới chiều, mặt
24


trời biến dạng sau lớp mƣa: ánh nắng pha loãng đều đều không làm chói mắt kẻ ƣu tƣ
đang ngồi hút thuốc mà ngắm mấy lƣợn sóng chạy dài tiếp lƣng trời. Núi Ba Thê bên
này, núi Cấm trƣớc mặt, hòn Sóc, hòn Đất bên kia bình thƣờng xem hùng vĩ, thơ mộng
thì nay trở thành lè tè, bé bỏng trong cảnh bao la trời nƣớc” [19; tr. 37]; “Mƣa vài
đám nữa thì có môn leo lên nóc nhà mà ở. Ba cái lu, cái hũ trôi lểnh nghểnh trong nhà
rồi,…” [19; tr. 38]. Nhưng trong cái không gian đâu cũng toàn là nước ấy, con người

chấp nhận cái lẽ của tự nhiên “hết mùa hạn thì phải tới mùa lụt” như thừa nhận cái
cuộc sống còn khó khăn gian khổ của mình. Nhưng không phải vì vậy mà đầu hàng,
trái lại sức sống vẫn tồn tại trong họ: “Giờ này, dƣới đáy nƣớc, sát mặt ruộng, mớ đất
cày mềm nhũn, trở mình dậy men thành bùn non, mớm hơi sức cho rễ lúa trắng phau.
Gió thổi mạnh, trôi nhà trôi cửa nhƣng lúa còn gan lì đứng chịu. Cứ qua ngày đêm,
nƣớc ngập lên một tấc; thân lúa đuối sức cố nằm dài trên mặt nƣớc vừa hấp hối ngột
thở là nhánh non nứt ra trong nháy mắt để chào đón cuộc sống” [19; tr. 38].
Ở những vùng đất khó khai phá như vùng đất lụt mà quan Tây, điền chủ Việt đều
chê vì kém huê lợi, không thèm đầu tư, người Tây Nam Bộ lại có một cách làm ruộng
khác, gọi là “ruộng Lò Bom”. “Tƣ Cồ đứng trên mặt đất – tức là đáy nƣớc. Nƣớc cao
ngang cổ. Hai tay Tƣ Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc cỏ dƣới nƣớc. Cỏ nổi lên từng
giề, vàng lƣờm màu phèn, trông giống nhƣ mấy giề rau câu, hải thảo ngoài biển” [19;
tr. 177]. Đến khi “… nƣớc giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên
mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng
Tƣ Cồ sẽ trở lại đó đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc
trổ bông là bốn tháng”. “Mình phát cỏ một buổi, mình gieo giống một buổi. Hai buổi
cộng lại là một ngày. Rồi nƣớc mƣa dâng lên, lúa trổ, lúa chín. Mình trở lại đó gặt,
một buổi nữa. Tổng cộng làm ruộng tốn có một ngày rƣỡi mà có lúa ăn. Một năm ba
trăm sáu mƣơi lăm ngày, mình rảnh rang đến ba trăm sáu mƣơi ba ngày rƣỡi!” [19;
tr. 178].
“Mênh mông trời nƣớc một màu
Nhóc nhen kêu rộ bắt xàu ruột gan” [20; tr. 21]
Trời nước cứ mênh mông, con người cứ lênh đênh trên sóng nước, phiêu dạt
ngày này tháng nọ qua từng cánh đồng mùa nước nổi. Nhưng, gian nan, cực khổ bao
nhiêu, dù là chết chóc trước thiên nhiên dữ dội, còn hơn là chết trước kẻ thù, địa chủ,
25


×