Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong hương rừng cà mau của sơn nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.75 KB, 94 trang )

TRNG I HC VINH
KHOA NG VN

NGUYN TH AN

hình tợng ngời nông dân khẩn hoang
trong hơng rừng cà mau của sơn nam

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC

VINH - 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NGỮ VĂN

1


KHO LUN TT NGHIP I HC
hình tợng ngời nông dân khẩn hoang
trong hơng rừng cà mau của sơn nam

CHUYấN NGNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC

GV hướng dẫn :
SV thực hiện:
Lớp:

TS. PHAN HUY DŨNG

Ngun ThÞ An


47 A Ngữ Văn

VINH - 2010

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phan Huy Dũng cùng các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ Văn, trường đại học Vinh đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn
thành khóa luận này.

Vinh, tháng 5 năm 2010.

2


Sinh viên

Ngun ThÞ An

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU......................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………...1
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………...2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................10

3



4. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................11
6. Đóng góp của khố luận.........................................................................11
7. Cấu trúc của khố luận...........................................................................11
Chương 1.
Tổng quan về hình tượng người nơng dân trong văn xi Nam Bộ….12
1.1 Hình tượng người nơng dân trong văn xi Nam Bộ từ đầu thế kỉ đến
1945……………………………………………………………………

12

1.2. Hình tượng người nông dân trong văn xuôi Nam Bộ từ 1945 đến
nay…………………………………………………………………….......16
1.3. Người nông dân với tư cách là đối tượng thẩm mĩ đặc sắc trong sáng tác của
Sơn Nam..........................................................................................................22
Chương 2.
Người nông dân khẩn hoang dưới cái nhìn nghệ thuật của Sơn Nam trong
Hương rừng Cà Mau…………………………………………………….25
2.1. Những con người nghĩa khí......................................................................25
2.2. Những con người tha thiết với cội nguồn.................................................40
2.3. Những con người sống hồ đồng với mơi trường.....................................52
Chương 3.
Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người nơng dân khẩn
hoang trong Hương rừng CàMau……………………………… …… 62
3.1. Đặt nhân vật vào bối cảnh hoang dã đầy thử thách..................................62
3.2. Chú ý khắc hoạ ngơn ngữ mang đậm tính vùng miền của nhân vật.........71
3.3. Dùng ngôn ngữ tự nhiên dân dã để kể về nhân vật………………….......81

KẾT LUẬN.....................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................91


4


.

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sơn Nam (1926- 2008) là một nhà văn lớn trong văn học Nam Bộ, ông
đã để lại một sự nghiệp trước tác đồ sộ trên nhiều lĩnh vực: biên khảo, văn học
nghệ thuật… Với khoảng 20 tác phẩm biên khảo, Sơn Nam được tôn danh là nhà
“Nam Bộ học”, là “pho từ điển sống về Nam Bộ”, là “nhà phong tục học”…
Nhưng Sơn Nam vẫn nổi tiếng hơn cả với những truyện và ký. Sơn Nam đã bộ
hành trên mảnh đất Nam Bộ, nhặt những “bụi vàng” của cuộc đời làm nên những
tác phẩm mà hôm nay chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi khám phá chúng.

5


Ngồi các tiểu thuyết như: Bà chúa Hịn, xóm Bàu Láng…, các truyện vừa như:
Hình bóng cũ, Chuyện tình một người thường dân, Ngôi nhà mặt tiền…, Sơn
Nam đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn. Các tập truyện ngắn như Hương
rừng Cà Mau, Biển cỏ miền Tây… đã ghi dấu phong cách nghệ thuật của ông.
Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về Sơn Nam chưa thật xứng với
tầm vóc văn học của ơng. Đây là lí do đầu tiên thúc đẩy chúng tơi tìm tới Sơn
Nam, hi vọng làm được một điều gì đó bài bản hơn, công phu hơn về sáng tác
của nhà văn Nam Bộ này.
1.2. Trong những sáng tác nghệ thuật của Sơn Nam, hình tượng người nơng
dân khẩn hoang Nam Bộ là một hình tượng trung tâm, xuyên suốt, kết tinh tư

tưởng sáng tạo của nhà văn. Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là người mở đường
cho hình tượng người nơng dân Nam Bộ đi vào văn học, với Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc. Tiếp truyền thống đó là những Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Đoàn Giỏi,
Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy, Bình Nguyên Lộc,
Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Ngọc Tư… và dĩ nhiên cả Sơn Nam nữa. Với Sơn
Nam, người nơng dân Nam Bộ là cái đích theo đuổi suốt đời của ơng, bởi vì họ
là nhân vật chính trong “cuộc khẩn hoang trường kì và tự lực” ở miền Nam. Như
Sơn Nam từng tâm sự, “tôi định hướng ngay từ buổi đầu đến với nghề viết: viết
về cuộc khẩn hoang miền Nam. Cả đời tôi đi theo định hướng đó…” và “cuộc
khẩn hoang miền Nam là một cuộc khẩn hoang đặc biệt (…) những người đi
khẩn hoang là những người nơng dân chất phác ít chữ” [29]. Trung thành với tâm
niệm của mình, trong sáng tác của Sơn Nam, người nơng dân khẩn hoang ln
trở thành hình tượng trung tâm và nổi bật.
Tuy nhiên, như đã trình bày, Sơn Nam chưa được nghiên cứu nhiều, và vì
vậy, hình tượng người nơng dân khẩn hoang trong sáng tác của Sơn Nam dường
như vẫn chưa được chú ý. Tìm hiểu, lí giải hình tượng thẩm mĩ trung tâm này, ta
sẽ hiểu hơn về người nông dân Nam Bộ trong văn học nói chung và trong sáng
tác của Sơn Nam nói riêng, đồng thời thơng cảm hơn với những nhọc nhằn của
cha ơng thời kì mở đất, càng thêm u hơn mảnh đất Nam Bộ như một phần ruột
6


thịt của Tổ Quốc. Qua tìm hiểu những tác phẩm nghệ thuật ngơn từ Nam Bộ, ta
có thêm tình u đối với văn học Nam Bộ như một mảng hương sắc và dư vị
riêng của văn học Việt Nam.
1.3. Sơn Nam là tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương
trình Ngữ Văn THPT (Lớp 12) với truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh hạ. Đây là
truyện ngắn rút từ tập truyện Hương rừng Cà Mau, một trong những truyện ngắn
tiêu biểu, ở đó nổi bật lên hình tượng người nơng dân đầy nghĩa khí trong cơng
cuộc khẩn hoang tạo lập và phát triển cuộc sống ở vùng đất Nam Bộ. Chúng tơi,

với việc đi sâu tìm hiểu, lí giải hình tượng nghệ thuật này khi khảo sát các truyện
ngắn tiêu biểu trong bộ sách Hương Rừng Cà Mau, hi vọng sẽ góp phần hữu ích
vào việc tiếp cận một tác phẩm cụ thể trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Khái niệm “khẩn hoang” được chính Sơn Nam dùng trong một cơng
trình biên khảo nổi tiếng của ơng, đó là cuốn Lịch sử khẩn hoang miền Nam.
Trong cuốn biên khảo đó, Sơn Nam có giải thích rằng, “khẩn hoang ở đồng bằng
sông Cửu Long là cuộc vận động lớn, toàn diện về quân sự, kinh tế, văn hoá.”
[31]. Nghĩa là khái niệm khẩn hoang ở đây không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, là sự
khẩn đất, khai hoang, nó được hiểu rộng hơn. Quán triệt điều đó chính là cơ sở để
chúng tơi dùng thuật ngữ này khi đi vào tìm hiểu hình tượng trung tâm trong sáng
tác nghệ thuật của Sơn Nam -hình tượng người nơng dân khẩn hoang.
2.2. Sơn Nam là nhà văn tắm mình suốt cuộc đời trong hương sắc Cà Mau,
trong miền sông nước Cửu Long. Năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, Sơn Nam ở
lại với mảnh đất quê nhà Nam Bộ chứ khơng tập kết ra Bắc. Đó là một may mắn
đối với văn học miền Nam. Cả một cuộc đời gắn bó trên mảnh đất này, người con
đất Nam Bộ ấy, lặng lẽ dùng văn chương, làm một công việc “thấm thía ngàn
năm” [42] như Sơn Nam từng nói, đó là đưa Nam Bộ vào nghệ thuật.
Những nghiên cứu về Sơn Nam chủ yếu xoay quanh các mặt như: tiểu sử, cá
tính, nhân cách nhà văn, quan niệm sống và viết của nhà văn, phong cách nghệ
7


thuật của nhà văn,… Đặc biệt là việc nhấn mạnh chất Nam Bộ trong con người
và văn chương Sơn Nam.
Theo tài liệu chúng tơi tìm được trên các trang báo điện tử, đã có khá nhiều
bài viết về Sơn Nam được đăng tải, song nhìn chung chúng cịn đầy tính tản mạn,
khơng đi sâu vào những khía cạnh văn học cụ thể ở sáng tác của Sơn Nam.
Những bài tiêu biểu, đáng chú ý nhất là:
1. Nhà văn Sơn Nam, nhà Nam bộ học (Huỳnh Cơng Tín).

2. Sơn Nam người của nhiều thời (N.A. Đ).
3. Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Sơn Nam (M.T ghi).
4. Sơn Nam,Việt Nam (Đặng Tiến).
5. Sơn Nam, nhà văn, nhà khảo cứu văn hoá (Ngô Hà).
6. Vĩnh biệt nhà văn Sơn Nam (Chu Văn Sơn).
(…)
Nhìn nhận và khám phá một nhà văn dưới góc độ văn hố là một xu hướng
tiếp cận hợp lí, đầy triển vọng. Trong sáng tác của mỗi nhà văn, vốn văn hoá của
anh ta sẽ thể hiện rõ trên trang viết. Văn hố của nhà văn chính là tiềm năng tạo
nên sự lịch lãm, tạo nên một chiều sâu trong sáng tác nghệ thuật của họ. Các
nghiên cứu đều khẳng định rằng, chính sự am hiểu đời sống văn hố Nam Bộ
giúp Sơn Nam có những trang viết đậm đà, thấm thía về cuộc sống con người nơi
đây. Đọc Sơn Nam, độc giả thấy được những nét độc đáo của văn hố Nam Bộ,
xúc động cao đẹp trước tình người ấm áp trong cuộc khẩn hoang gian khổ… Tất
cả những điều này đều được lí giải một phần từ vốn văn hoá địa phương trong
nghệ sĩ Sơn Nam.
Văn hoá Nam Bộ trong sáng tác của Sơn Nam theo ông là gì? Chính Sơn
Nam đã khẳng định “tơi vẫn cho rằng nơng dân là ngưới sáng tạo ra văn hố, một
nền văn hoá truyền thống phong phú đa dạng” [17]. Đó chính là nguồn văn hóa
giàu sức sống nhất, bền bỉ âm thầm nhưng mãnh liệt. Davin Hunt, một nhà sử
học tâm niệm “cuộc sống hằng ngày của những người nơng dân chính là văn hố.
Khơng có cuộc chiến tranh nào huỷ diệt được văn hoá. Và văn hoá tồn tại trong
8


chính mỗi con người bình dị nhất”. Đó là lí do khiến Sơn Nam đi tìm văn hố
trong đời sống tâm hồn của những con người bình dị trong bối cảnh cuộc khẩn
hoang miền Nam đầy thử thách. Sức sống của tác phẩm Sơn Nam bén rễ từ đó.
Nhìn chung, những bài viết về về Sơn Nam đã đề cập đến nhiều khía cạnh
xung quanh tác giả này như: cuộc đời, phong cách, vốn văn hoá, nhân cách, tác

phẩm…tuy nhiên đang ở mức độ tư liệu, liệt kê, cảm thụ, chưa có một cái nhìn
cơng phu và bài bản. Chúng tôi, nghiên cứu Sơn Nam với tư cách là một nhà văn,
người nghệ sĩ ngôn từ đã khắc chạm nên một hình tượng văn học lớn và độc đáo:
hình tượng những người nông dân khẩn hoang Nam Bộ. Và như đã nói những bài
viết, những hướng nghiên cứu trên là tư liệu cần thiết để chúng tơi có một cái
nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu .
2.3. Hương rừng Cà Mau là tập truyện ngắn xuất sắc nhất của Sơn Nam, và
như ơng từng tâm sự, đó chính là sáng tạo tâm đắc nhất của ông [33]. Tập truyện
được viết trong khoảng thời gian từ năm 1954-1959, khi nhà văn từ chiến khu trở
về Sài Gòn, và được in vào năm 1962 do NXB Phù Sa ấn hành. Tập truyện được
viết ra từ “kí ức q nhà mãi mãi khơng bao giờ phai nhạt” [55] trong tâm thức
Sơn Nam. Tập truyện ra đời trong lịng đơ thị dưới chế độ Sài Gịn đang kiểm
duyệt rất gắt gao, vì thế Sơn Nam đã dùng đề tài lịch sử “gợi lên trong lịng người
hào khí của thời khai hoang, mở đất, chống Pháp” [17], để gửi gắm tư tưởng. Lúc
đầu, tập truyện Hương rừng Cà Mau gồm 18 truyện ngắn, hiện nay, NXB Trẻ
TP. HCM đã xuất bản bộ sách mang tên Hương rừng Cà Mau với 3 tập, tập hợp
những sáng tác truyện ngắn xuất sắc của Sơn Nam ra đời trong thời kì này (gồm
cả 18 truyện ngắn trong tập Hương rừng Cà Mau trước đó). Những truyện ngắn
này hầu hết lấy đề tài về cuộc khẩn hoang Nam Bộ những năm 1939- 1940, là sự
thể hiện cô đọng lịch sử một miền đất bằng nghệ thuật. Đây là phạm vi khảo sát
của chúng tơi trong cơng trình này.
Nhiều nghiên cứu về Hương rừng Cà Mau (18 truyện nói riêng và bộ sách
nói chung) đã được đăng rải rác trên các báo điện tử:
1. Tạ Tỵ, Sơn Nam hơi thở của miền Nam nước Việt
9


2. Trần Phỏng Diều, Hình tượng sơng rạch trong truyện ngắn Sơn Nam
3. Đinh Từ Bích Thuý, Sơn Nam xuyên bờ: “Tình nghĩa giáo khoa thư”
4. Phan Hồng, Mãi mãi sừng sững một ngọn núi của văn học phương Nam

5. Nguyễn Mạnh Trinh, Sơn Nam, “ông già Ba Tri” của đồng bằng Nam Bộ
6. Minh Nguyệt, Vùng đất Nam Bộ trong văn xuôi Sơn Nam
(…)
Đặc điểm chung của những bài viết trên về Hương rừng Cà Mau là ít đi sâu
vào một vấn đề cụ thể nào. Hầu hết những bài viết này đều lấy Hương rừng Cà
Mau như một đỉnh cao để đánh giá phong cách nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam.
Bài nghiên cứu về Sơn Nam và Hương rừng Cà Mau của Tạ Tỵ (1970) đã đề cập
các vấn đề như hình tượng nhân vật trong truyện ngắn, giọng văn, cảm hứng hoài
cổ, tinh thần khẩn hoang trong các tác phẩm của Sơn Nam… Tuy nhiên bài viết
chỉ dừng lại ở những đánh giá ban đầu, chưa có hệ thống và sự lí giải thấu đáo.
Bài viết của Nguyễn Mạnh Trinh đã đề cập phong vị độc đáo của Hương
rừng Cà Mau ở khơng gian hồi niệm, huyền thoại, phong vị cổ tích, nhân vật là
những “dị nhân” trong đời thường, đến cái tình người khẩn hoang trong câu hị
của con Bảy đưa đị…
Có thể thấy rằng, bằng cách này hay cách khác, hai bài viết trên đã đề cập
hình tượng những nhân vật khẩn hoang Nam Bộ. “Sơn Nam dẫn dắt chúng ta qua
tác phẩm để tìm lại sức sống, một sức sống tiềm tàng, phong phú của những con
người coi nhẹ gian lao, cực khổ, khinh cái chết, trọng tiết tháo và giàu lòng nhân
từ trong buổi đầu đi tìm đất mới” [58]
Trần Phỏng Diều tiếp cận tác phẩm của Sơn Nam ở một vấn đề cụ thể, đó là
khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam - không gian sông rạch.
Không gian sông rạch trở thành bối cảnh để con người khẩn hoang thể hiện sự
ứng xử của mình với tự nhiên. Đây là một cách nhìn có cơ sở. Theo tác giả, trong
khơng gian đó, con người hồ mình với thiên nhiên, để am hiểu thiên nhiên, để
tồn tại, sinh nhai trong buổi đầu khai hoang đầy gian khó. Bên cạnh khơng gian
sống, sơng nước cịn là khơng gian văn hố, những điệu hò, những đêm hát bội,
10


từ đó giúp ta hiểu thêm tâm hồn của cha ông trong những ngày đầu tìm đường

sống. Mặc dù người viết chưa đi đến khái qt, khơng gian này chính là một bối
cảnh được tạo ra nhằm khắc hoạ cuộc sống của những người dân khẩn hoang
nhưng bài viết đã nhìn thấy khơng gian sinh tồn, khơng gian văn hố vốn rất đặc
trưng trong Hương rừng Cà Mau. Đây là một gợi ý cho chúng tôi khi đi vào khai
thác nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo trong truyện ngắn Sơn Nam.
Các bài viết khác có những cách tiếp cận riêng về Hương rừng Cà Mau dưới
các góc độ như văn hố, ngơn ngữ …
Nhìn chung, các bài viết, dưới hình thức này hay hình thức khác đều có đề
cập đến hình tượng những người dân khẩn hoang, một hình tượng trung tâm
khơng thể khơng nói đến trong sáng tác của Sơn Nam. Mặc dù hạn chế của
những bài viết là đang ở dạng tản mạn, chưa tập trung xốy sâu vào vấn đề cụ thể
nào song đó là những tư liệu cần thiết. Cơng trình của chúng tơi đi thẳng vào vấn
đề hình tượng người nơng dân khẩn hoang trong Hương rừng Cà Mau, và cố
gắng xác lập một cái nhìn hệ thồng và bài bản hơn về hình tượng nghệ thuật này.
2.4. Như chúng tơi đã trình bày ở trên, hình tượng người nơng dân nói chung
và người nơng dân Nam Bộ nói riêng trở thành một hình tượng nghệ thuật lớn
trong văn học. Người nơng dân Nam Bộ trong văn học ln mang trong mình vẻ
đẹp riêng, vẻ đẹp của những con người sống bên dòng phù sa của sông nước Cửu
Long. Từ các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, đến Phi Vân,
Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, đến Bình Nguyên Lộc, Trang Thế
Hy, Sơn Nam… người nông dân Nam Bộ luôn trở thành một hình tượng thẫm
mĩ đầy cảm hứng.
Vì lẽ đó, những nghiên cứu về hình tượng người nơng dân Nam Bộ xuất
hiện khá nhiều. Chẳng hạn Tính cách người nông dân Nam Bộ trong sáng tác Hồ
Biểu Chánh (Tạp chí khoa học ĐH Cần Thơ, 2009), Cái nhìn của Hồ Biểu
Chánh về người nông dân Nam Bộ (Huỳnh Thị Lan Phương)… Ngoài ra những
nghiên cứu về Phi Vân, Trang Thế Hy…, đều hướng tới khám phá hình tượng
người nơng dân Nam Bộ. Trần Hữu Dũng trong bài viết Phi Vân – nhà văn đồng
11



q rặt rịng Nam Bộ đã nhìn thấy hình tượng người nông dân trong “cuộc vật
lộn quyết liệt và dũng cảm của họ với thiên nhiên”, nổi bật trong phóng sự Đồng
quê… Trần Hữu Tá trong bài viết Đọc Trang Thế Hy cũng đã chỉ ra một đặc
trưng của hình tượng người nơng dân Nam Bộ trong văn ơng, đó là những con
người thô mộc nhưng cương trực, thẳng ngay, nghĩa khí, “đang quay cuồng rỉ
máu ngày ngày dưới tội ác của thế lực ngoại xâm”… Nguyễn Mạnh Trinh so
sánh Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam… Những bài viết về hình tượng người nơng
dân Nam Bộ đã có những phát hiện đáng kể. Nhưng cũng từ đó để thấy trong
cảm nhận và tâm thức của từng nhà văn, con người hiện lên không giống nhau,
người nông dân Nam Bộ sống dậy bằng những trải nghiệm và cách thể hiện riêng
của mỗi nhà văn. Đó cũng là lí do mà chúng tơi đi vào tiếp cận hình tượng thẩm
mĩ này trong sáng tác của Sơn Nam, mục đích nhận thức và lí giải những độc đáo
trong cảm nhận và cách thể hiện của Sơn Nam về con người Nam Bộ.
Trong bài viết của Tạ Tỵ, người viết có nói đến hình tượng những con người
của quá khứ, của dĩ vãng mà chúng ta “viết tên họ trong cuộc đấu tranh của dân
tộc”, Sơn Nam đã đưa họ “sống lại trong văn chương”.Thực chất, họ là những
bậc tiền nhân trong cuộc đấu tranh giữ đất, mở đất, tạo dựng nên miền Nam ngày
hôm nay. Bài viết tiếp cận những con người khẩn hoang trong tác phẩm của Sơn
Nam từ những phẩm chất tính cách nổi bật của họ, đó là tình thương đồng loại
“trong cảnh sống cơ cực của bước đầu khai phá, những con người thương mến
nhau qua hoạn nạn, cùng cảm thông với nỗi cơ cực bần hàn”, những con người
nhiều khi phải dùng luật sống để dành lấy miếng cơm manh áo, những người xa
xứ tha thiết với cố hương “Sơn Nam đã dùng văn chương để gửi gắm nỗi khắc
khoải, nỗi nhớ quê cha đất mẹ”, những con người căm thù giặc Pháp, sống sòng
phẳng ơn trả nghĩa đền… Đây là nghiên cứu vào loại đầu tiên về Sơn Nam, dưới
cách này hay cách khác, hình tượng con người trong tác phẩm Sơn Nam được Tạ
Tỵ tiếp cận đúng mạch chủ lưu đó là hình tượng những con người khẩn hoang
Nam Bộ. Tuy nhiên hạn chế của bài viết là thiếu sự lí giải và hệ thống cần thiết,
bài viết vì thế vẫn đang ở dạng tản mạn khi tiếp cận tác phẩm của Sơn Nam.

12


Những bài viết khác, từ những góc độ khác nhau đều hướng đến khám phá
hình tượng con người trong sáng tác của Sơn Nam. Huỳnh Cơng Tín, trong việc
tiếp cận Sơn Nam với tư cách nhà văn, nhà văn hoá Nam Bộ đã đưa ra một luận
điểm hình tượng con người được khắc hoạ trong tác phẩm Sơn Nam. Đó là
những con người mộc mạc, bộc trực chân thành hào hiệp, những con người khẩn
hoang hiên ngang đẹp đẽ. Người viết đã đi vào ngôn ngữ của nhân vật để khám
phá tính cách Nam Bộ “ngơn ngữ nhân vật trong truyện Sơn Nam là ngôn ngữ
thường nhật của người Nam Bộ, nó thể hiện tính cách và tâm lí ứng xử của người
Nam Bộ”, đây cũng là một khám phá hợp lí, nhất là đối với nhân vật của Sơn
Nam. Một hướng tiếp cận khác đó là đi vào hình tượng không gian nghệ thuật không gian sông nước - để khắc hoạ tính cách của nhân vật trong bài viết của tác
giả Trần Phỏng Diều (chúng tơi đã trình bày ở trên). Qua khơng gian đó, con
người khẩn hoang nổi bật lên với tâm thế sống và ứng xử với thiên nhiên, thể
hiện bản lĩnh của con người trong những buổi đầu lập ấp khai hoang để sinh
sống. Mỗi bài viết tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau, tuy chưa đầy đủ, nhưng
đó là những hướng đi mà chúng tơi có thể tham khảo và gợi ra những ý tưởng.
Bài viết của tác giả Phan Hoàng “Mãi mãi sừng sững một ngọn núi văn học
phương Nam” đã khẳng định Sơn Nam là nhà văn luôn hướng về người nơng
dân, bởi vì đó là cách Sơn Nam “giữ gìn và bảo lưu văn hố truyền thống”. Điều
đó cho thấy, hình tượng người nơng dân khẩn hoang trở thành một hình tượng
nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Bộ này. Và trong bài phát biểu trả lời
phỏng vấn, Sơn Nam cũng đã khẳng định, “Hương rừng Cà Mau (…) gợi lên
trong lịng người hào khí thời khai hoang mở đất, chống Pháp”, điều này được
thể hiện sinh động và cảm động trong hình tượng những người nơng dân khẩn
hoang.
Gần đây nhất, bài viết của tác giả Phan Huy Dũng trích trong “Tác phẩm văn
học trong nhà trường, một góc nhìn, một cách đọc” với tựa đề : “Bắt sấu rừng U
Minh hạ - câu chuyện về những con người khẩn hoang giàu nghĩa khí” đã tập

trung đi sâu vào hình tượng trung tâm là những người nơng dân khẩn hoang Nam
13


Bộ. Bài viết tuy chỉ dừng lại ở một truyện ngắn cụ thể nhưng với việc tiếp cận
trên văn bản tác phẩm và việc khai thác từ hình tượng thẩm mĩ trung tâm, bài viết
đã kết dính được chỉnh thể các yếu tố xung quanh tác phẩm, tạo nên một cái nhìn
thuyết phục. Bài viết đã gợi ra những ý tưởng và hướng đi cho chúng tôi khi khảo
sát tiếp cận hình tượng trên tồn bộ tập Hương rừng Cà Mau.
Điểm qua những bài viết có liên quan đến Sơn Nam, Hương rừng Cà Mau
và cụ thể hơn là hình tượng người nông dân khẩn hoang trong truyện ngắn của
nhà văn Nam Bộ này, có những điều phát hiện, những điều chưa làm được. Nhìn
chung là thiếu sự kháo sát thực tế tác phẩm, thiếu cái nhìn tồn diện, chủ yếu
đang ở dạng giới thiệu, tản mạn, bình tán… Tuy nhiên, đó cũng là những gợi ý,
những tư liệu để chúng tơi có những cơ sở lí giải và tiếp cận, hi vọng bài bản,
công phu hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hình tượng người nông dân khẩn hoang
trong bộ sách Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày cái nhìn bao qt về về hình tượng người nơng dân trong văn
xi Nam Bộ.
- Phân tích những đặc điểm của hình tượng người nơng dân khẩn hoang
Nam Bộ được nhận thức, thể hiện trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam.
- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong khẩn
hoang trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp như: phương pháp phân loại, phân tích, tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống…


14


6. Đóng góp của khố luận
- Xác lập một cách nhìn tồn diện và có hệ thống về hình tượng người nơng
dân khẩn hoang trong truyện ngắn Sơn Nam.
- Góp một cách nhìn, một hướng tiếp cận những giá trị của các tác phẩm
nghệ thuật của Sơn Nam, từ đó, đưa tác giả đến gần hơn với bạn đọc.
7. Cấu trúc của khố luận
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khố luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về hình tượng người nơng dân trong văn xi Nam
Bộ.
Chương 2. Người nơng dân khẩn hoang dưới cái nhìn nghệ thuật của Sơn
Nam trong Hương rừng Cà Mau.
Chương 3. Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông
dân khẩn hoang ở Hương rừng Cà Mau.

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NƠNG DÂN
TRONG VĂN XI NAM BỘ
Người nông dân Nam Bộ đã đi vào văn học trở thành những hình tượng
nghệ thuật sinh động từ văn học dân gian, văn học trung đại. Tuy nhiên trong giới

15


hạn khảo sát văn xuôi hiện đại, chúng tôi chỉ điểm qua về hình tượng người nơng
dân xuất hiện trong văn xi từ đầu thế kỉ XX.
1.1. Hình tượng người nông dân trong văn xuôi Nam Bộ từ đầu thế

kỉ XX- 1945
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- 1945 là một giai đoạn văn học đặc
biệt gắn với những thành tựu của hiện đại hoá văn học, kế thừa những thành tựu
của văn học trung đại và chuyển giao sang một thời kì văn học mới gắn với thi
pháp mới, gọi là thi pháp hiện đại. Đó là bước đi tất yếu đáp ứng nhu cầu xã hội
và thực tế văn học. Văn học giai đoạn này đạt được nhiều thành tựu, hiện đại hoá
trên nhiều phương diện trong đó phải kể đến sự hiện đại hố thể loại. Các thể loại
văn xuôi được xem là đột phá. “ Trên văn đàn truyện ngắn và tiểu thuyết đã gây
ra một khơng khí nhộn nhịp” [11, 219]. Đó là hai thể loại văn xi đóng vai trị là
nhân vật chính trên văn đàn hiện đại.
Tiếp nhận hiện thực mới sớm hơn, văn xuôi Nam Bộ mở đầu cho sự đổi
mới, hiện đại hoá thể loại. Những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ mở đầu, đánh dấu
sự ra đời của văn xi hiện đại đó là : Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (Trương
Vĩnh Kí), Thầy Lazaro Phiền (Nguyễn Trọng Quản). Đó là những bước đáng trân
trọng của văn xuôi Nam Bộ thời kỳ đầu. Vượt qua sự khởi đầu non nớt, Hồ Biểu
Chánh đã lấp khoảng chân không của văn xuôi Nam Bộ bằng một loạt thành tựu
trên các thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết… Và đến những năm 40, cùng sự
xuất hiện của tác giả Phi Vân với thể loại phóng sự, văn xi Nam Bộ đã có sự
phong phú nhất định về mặt thể loại..
Người nơng dân Nam Bộ đi vào văn học, được nhìn nhận với tư cách là
những đối tượng thẩm mĩ trong văn học, bởi vậy, từ những con người xã hội
bước vào nghệ thuật qua sự nhận thức của nhà văn, trở thành những hình tượng
sinh động, chân thực, ám ảnh. Trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh, bên cạnh đề
tài thành thị, ơng cịn được coi là “nhà văn của nông dân Nam Bộ” (Trần Hữu
Tá).
16


Đi vào tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, người đọc thường bắt gặp cuộc
sống của những người nông dân Nam Bộ nghèo khổ dưới sự bóc lột của thực dân

phong kiến mà cụ thể là bọn nhà giàu ở nông thôn... Tuy nhiên, từ trong cuộc
sống nghèo khổ tủi nhục của người nông dân Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đã nhìn
thấy vẻ đẹp tính cách tâm hồn của họ, của những con người trong cuộc sống đó
ln bằng mọi cách dành lấy sự sống.
Tính cách nổi bật của người nơng dân Nam Bộ trong tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh đó là trọng nghĩa khinh tài. Ông đã xây dựng thế giới những con
người Nam Bộ ngày nay phảng phất những Lục Vân Tiên “ kiến nghĩa bất vi vô
dõng giả”. Tính cách của người nơng dân Nam Bộ hiện lên qua những nhân vật
như Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa), Ba Thời (Cay đắng mùi đời), hưong sư Cu
(Con nhà nghèo).… Họ vì nghĩa mà khơng màng lợi lộc khơng địi hỏi đền đáp,
thậm chí chấp nhận những thiệt thịi sống hết mình vì nghĩa “qua rửa nhục cho
em mà qua ở tù thì qua vui lịng lắm” (Con nhà nghèo). Cái nghĩa của người
nông dân Nam Bộ trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh không chỉ thể hiện đúng
bản chất của con người miền Nam mà còn thể hiện rõ quan niệm của ơng “nếu
sống vì nghĩa vì tình con người có thể làm được tất cả” (Vì nghĩa vì tình). Tinh
thần đạo nghĩa trong tác phẩm của ông thoát khỏi khái niệm trừu tượng của Nho
giáo, đi vào đời sống của con người chân thực và cảm động. Cái nghĩa ở đây
không chỉ dừng lại trong mỗi con người mà ở Hồ Biểu Chánh bắt đầu hé lộ một
phương diện mới, nghĩa với tất cả những gì gắn bó trong cuộc sống của họ.
Người nơng dân Nam Bộ trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh còn được
khắc hoạ thơng qua lối sống cịn đầy hoang dã chất phác trên sơng nước kênh
rạch với sự hồ hợp với thiên nhiên. Từ cách sinh hoạt nói năng…. đều đơn giản
tựa như thủa con người mới bắt đầu bước ra cuộc sống. Người ta sống bằng tình
cảm thật tự nhiên ít toan tính, cần cù nhẫn nại mưu toan sự sống, dường như, nhà
văn đã “lọc họ ra khỏi những ảnh hưỏng xơ bồ của cuộc sống mà văn hố
phương Tây đang ồ ạt tràn vào khiến con người bị choáng ngợp trước cái mới”
[18]. Qua giọng văn “trơn tuột như lời nói thường” [1, 107] Hồ Biểu Chánh đã
17



thể hiện được cái giản dị, chân thật, tự nhiên trong đời sống của người nông dân
Nam Bộ.
Viết về người nông dân Nam Bộ, nhà văn Hồ Biểu Chánh thể hiện một
cái nhìn thơng cảm, u thương đối với cuộc sống nghèo khổ nhiều sự áp bức, và
trân trọng những phẩm chất cao đẹp đáng quý của họ. Bằng lối văn chương đạo
lý, nhà văn ln tìm ra cho nhân vật u thương của mình một lối thốt “ở hiền
gặp lành”. Điều này đã giúp tác phẩm của ông gần với con người, gần với người
nông dân “ hiền lành ít chữ ”, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho người đọc. Hình
tượng người nơng dân Nam Bộ và văn xuôi Hồ Biểu Chánh xứng đáng là thành
tựu lớn nhất của văn xi Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Với hình tượng nghệ thuật đó, Hồ Biểu Chánh được coi là “ nhà văn của
người nơng dân Nam Bộ, của lịng mong muốn xác lập mặt bằng nhân ái cho
cuộc sống hàng ngày” [40]. Hồ Biểu Chánh đứng ở vị trí tiếp sức cho truyền
thống văn xuôi Nam Bộ, “tránh bước vào thế chân không”, đặc biệt, tạo bước
chuyển tiếp đáng ghi nhận cho văn xi Nam Bộ ở thể loại tiểu thuyết.
Có thể nói, sự xuất hiện của người nơng dân Nam Bộ trong sáng tác của
Hồ Biểu Chánh là một cơ may đáng quý khi văn học Nam Bộ giai đoạn này ít
thành tựu và người nông dân ít đi vào văn học. Mãi đến những năm 40, người
nông dân Nam Bộ mới thực sự một lần nữa bước vào văn học với các sáng tác
của nhà văn Phi Vân. Qua các tác phẩm như Đồng q, Dân q, Tình q, Cơ
gái quê…. cảnh sắc và con người Nam Bộ được hiện lên sắc nét, chân thực. Hiện
thực cuộc sống Nam Bộ với những người “nông dân chất phác, cục mịch sống
với tập tục cổ hủ, lạc hậu, cuộc sống cực nhọc tối tăm miệt Hậu Giang, rừng U
Minh khiến người đọc chạnh lịng thương xót “[8]. Ta thương xót trước cảnh
sống “miên man”, “thui thủi với bóng tối” [8] của số phận những người nơng dân
như Sáu Bội (Đồng q) vì bị bóc lột bởi các thế lực phong kiến, ta càng tri ân
công lao của cha ông trong những ngày khai phá, dành giật sự sống cho hôm
nay. Với thành cơng đặc biệt ở thể loại phóng sự, phóng sự tiểu thuyết, tác phẩm
của Phi Vân đem lại một dấu hỏi khẩn thiết về số phận của những người nông
18



dân, về “những vấn nạn lớn cần phải gấp rút giải quyết cho nơng thơn miền
Nam” [8]. Bên cạnh đó, nhiều người cịn đặt Phi Vân bên cạnh Tơ Hồi để nhìn
nhận những sáng tác hướng về phong tục của nhà văn Nam Bộ này. Điều đó hồn
tồn có cơ sở, đến với tác phẩm của Phi Vân, ta còn có thêm hiểu biết về tập
quán, phong tục của người dân thôn quê bên hàng dừa nứoc âm u văng vẳng
giọng hị trầm bổng…
Mỗi nhà văn một cách nhìn và một thế giới nghệ thuật riêng, song nhìn
chung, người nơng dân Nam bộ trong văn xuôi trước 1945 hiện lên trong cuộc
sống lam lũ, trong sự vật lộn sinh tồn, vẫn ln tốt lên vẻ đẹp rất riêng, rất Nam
Bộ. Những người nghệ sĩ đó đã có cơng đưa vào văn học hình tượng những con
người nhỏ bé, thủa hoang sơ lạc hậu và tìm thấy vẻ đẹp, sức hấp dẫn riêng của
nó. Thời gian này, ở văn xi miền Bắc ta nghe tiếng kêu thương đau đớn của
Chí Phèo, khơng khí ngột ngạt căng thẳng của xã hội Việt Nam trước 1945 trong
tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất Tố… Có thể thấy người nơng dân trở thành một
hình tượng độc đáo và thành công của nhiều nhà văn miền Bắc. Cũng có thể nói
như thế với văn xi miền Nam. Cũng trong bối cảnh chung của xã hội Việt
Nam, tuy nhiên, theo một dòng chảy khác, Hồ Biểu Chánh đặt và giải quyết số
phận của người nông dân trong đạo lý dân gian “ở hiền gặp lành”, và Phi Vân
hướng nhiều hơn về phong tục. Đó cũng là một đặc thù của văn học miền Nam.
1.2. Hình tượng người nông dân trong văn xuôi Nam Bộ từ 1945 đến
nay
1.2.1. Giai đoạn 1945- 1975
Văn học Việt Nam 1945 – 1975 phát triển trong bối cảnh đất nước bị cắt
chia. Trong tiến trình văn học đặc biệt này, văn học miền Nam phát triển đa dạng
và phức tạp hơn. Văn học miền Nam bao gồm hai bộ phận: văn học của các chiến
sĩ giải phóng, các nhà văn đồng thời là những chiến sĩ cách mạng chẳng hạn :
Nguyễn Văn Bổng, Anh Đức, Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, .…,


19


thứ hai là dịng văn học trong lịng đơ thị miền Nam với những tác giả nổi lên
như: Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Sơn Nam, …
Trong văn xuôi giải phóng, người nơng dân được nhìn nhận là những anh
hùng, vô danh, nhưng sục sôi tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng. Trần Hiếu
Minh trong tập bút ký nổi tiếng Cửu Long cuộn sóng đã mơ tả hình ảnh những
người nông dân quật khởi, từ những đứa trẻ đến những người phụ nữ. Nhà văn
không chỉ xây dựng nên hình tượng người nơng dân Nam Bộ bất khuất kiên
cường, dũng cảm hy sinh, mà còn phản ánh mảng hiện thực rộng lớn, phức tạp
của cuộc sống của họ dưới ách kìm kẹp của địch. Trong thực tiễn ác liệt đó,
những Chín Kiên, ơng Sáu Già, má Tám, út Hảo… đã bộc lộ một lòng yêu nước
mãnh liệt. Điều này được Nguyễn Văn Bổng khắc chạm trong hình tượng nghệ
thuật về người nông dân Nam Bộ qua tiểu thuyết Rừng U Minh. Cũng hướng đến
đối tượng này, nhà văn Anh Đức đã đi sâu vào số phận của họ trong mối quan hệ
với số phận đất nước những năm tháng cách mạng ác liệt. Họ hiện lên với những
mất mát, đau khổ, nhưng điều toát lên ở họ lại là một tinh thần yêu nước, tận tuỵ
với cách mạng. Từ những người đầu tiên “đi khai phá rừng tràm đầy chim chóc
này để sinh sống” [2, 317] như ơng Tư - ông lão vườn chim, đến các thế hệ con
trai, con dâu…, tất cả những người trong gia đình ông đều đi theo cách mạng.
Nhà văn đã xây dựng nên một hình tượng nghệ thuật cảm động về người nơng
dân Nam Bộ qua hình tượng ơng lão vườn chim. Trong khơng gian vườn chim
đặc trưng đó, có một ơng lão chở che cho cách mạng, một người cha chứng kiến
sự hi sinh của những đứa con ông, và một tấm lịng trong giấc mơ bình dị và
thanh thản. Trong giấc mơ của người nông dân già này, hạnh phúc gia đình và
đất nước hồ quyện một cách cao đẹp, “người ta thấy hiện rõ những nét mặt
thanh thản đang cười” [2, 317]. Không chỉ trong Giấc mơ của ông lão vườn chim,
nhiều tác phẩm khác của Anh Đức đã thể hiện sinh động người nơng dân Nam
Bộ, đó là anh thợ lị Năm Căn, “hồ máu trên dịng kênh bình thường của sự

sống” (Bức thư Cà Mau), là người phụ nữ dũng cảm như chị Sứ, má Sáu, út
Quyên… yêu nước theo lối bộc trực thẳng thắn của người Nam Bộ. Với nhà văn
20



×