Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.39 KB, 7 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12
Trần Thanh Tuấn
GV: Trường THPT Long Hiệp - Huyện Trà Cú - Tỉnh Trà Vinh

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuẩn bị bài là một yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ văn (Lẽ dĩ
nhiên đây là yêu cầu chung cho tất cả các môn học, tuy nhiên đối với môn Ngữ
văn đây lại là yêu cầu mang tính đặc thù). Có chuẩn bị bài tốt thì học sinh (HS)
mới có thể lĩnh hội tốt kiến thức trong quá trình Đọc - hiểu văn bản. Tuy nhiên
thực tế giảng dạy và học tập môn Ngữ văn hiện nay cho thấy, HS chuẩn bị bài trên
cơ sở câu hỏi Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa (SGK) chỉ để đối phó,
chiếu lệ, hợp thức hóa. Có nhiều nguyên nhân cho thực trạng này trong đó có
nguyên nhân xuất phát từ chính hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài trong SGK
([1])
. Xuất phát từ thực trạng ấy, chúng tôi đề xuất việc xây dựng một hệ thống câu
hỏi giúp HS chuẩn bị bài ở nhà. Hệ thống câu hỏi này được thiết kế trên cơ sở
năng lực của HS đang được GV trực tiếp giảng dạy.
2.

THỰC TRẠNG

Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn 12 có nhiều văn
bản có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên khá nhiều GV lúng
túng, thường phải chạy theo bài dạy nếu không muốn "cháy giáo án". Thế nên
nhiều tiết dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn.
Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với GV Ngữ văn, chúng tôi thiết
nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho HS tiếp nhận tác phẩm
một cách trọn vẹn. Và cũng chính bởi sự tâm huyết ấy mà nhiều GV đã cố gắng


cung cấp cho HS thật nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế
thì đã trễ lại càng trễ.
Trong không khí của công cuộc đổi mới trong công tác giảng dạy hiện nay, một
trong những điều mà mọi người đang quan tâm đó là làm thế nào để khơi dậy
tiềm lực nội tại trong mỗi HS trong quá trình học tập. Tạo điều kiện để HS có thể
tự học, tự tiếp cận tri thức. Đây là xu hướng giáo dục tích cực đang được đặc biệt
chú trọng. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu chuẩn bị bài một cách
nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự hữu ích cho quá trình học tập của
mỗi HS. Với môn Ngữ văn, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp
cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề
mặt văn bản trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con


chữ. Việc HS chuẩn bị tốt bài ở nhà là đã làm tốt công việc tiếp cận bề mặt văn
bản. Đây có thể nói là yếu tố "nền" để khi lên lớp kết hợp với những tri thức của
GV cung cấp, HS sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học được
học (ở mức độ phổ thông).
Nhưng thực tế cho thấy, hệ thống câu hỏi gợi ý ở một số bài trong SGK còn quá
chung, thậm chí ở một số văn bản hệ thống câu hỏi đã không đi theo sự lôgic của
văn bản vì vậy HS gặp nhiều khó khăn trong việc soạn bài tại nhà.
Sau đây là hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cho bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
(tr 108, SGK Ngữ văn 12 - nâng cao)

1.
Đọc lại phần Tiểu dẫn và cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh
nào ? Tâm trạng bao trùm trong đoạn trích bài thơ là gì ?
2.
Nhận xét về cách kết cấu của bài thơ (chú ý cảnh chia tay, lời hỏi và lời
đáp). Cách kết cấu ấy có gì gần gũi với ca dao, dân ca và có tác dụng như thế nào
đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm trong bài thơ ?

3.
Nhận xét về cách sử dụng hai từ "mình" và "ta" trong bài thơ ("mình", "ta"
là ai ?). Sự thống nhất và chuyển hoá của hai "nhân vật" ấy. "Mình", "ta" trong
bài Việt Bắc giống và khác như thế nào với "mình", "ta" trong ca dao ?
4.
Trong đoạn thơ từ dòng 25 đến dòng 52, những hình ảnh nào của thiên
nhiên và con người Việt Bắc đã được tái hiện ? Trong không gian và thời gian
nào ? Giữa cảnh và người có sự gắn bó như thế nào ? Nêu cảm nhận của anh
(chị) về tình cảm của người cán bộ miền xuôi với Việt Bắc qua những hình ảnh ấy.
Nhận xét về bút pháp miêu tả và giọng điệu của đoạn thơ này.
5.
Trong đoạn thơ từ dòng 53 đến dòng 88, khí thế hào hùng của cuộc kháng
chiến đã được tái hiện qua những hình ảnh, sự việc nào ? Bút pháp và giọng điệu
trong đoạn thơ này có gì khác với đoạn thơ trước (từ dòng 25 đến dòng 52) ?
6.
Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ
Việt Bắc (ở bức tranh đời sống và nội dung tình cảm ; ở các hình thức nghệ thuật
nổi bật như thể thơ, lối kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu).
Rõ ràng hệ thống câu hỏi trên còn quá chung, chưa thể hiện được ý đồ tiếp cận
tác phẩm theo hệ thống. Trong khi ở câu 1, câu 2, câu 3 thì yêu cầu HS tiếp cận
đoạn trích theo lối "bổ dọc" đến câu 4, câu 5 thì lại tiếp cận theo lối "bổ ngang".
Hơn thế nữa nhiều câu hỏi quá khó so với trình độ của HS ở vùng sâu: "Nhận xét
về cách kết cấu của bài thơ". Sau đó lại yêu cầu so sánh với kết cấu của ca dao
([2])
. Hoặc nhận xét về cách sử dụng hai từ "mình" và "ta" trong bài thơ ("mình",
"ta" là ai ?). Sự thống nhất và chuyển hoá của hai "nhân vật" ấy. "Mình", "ta"


trong bài Việt Bắc giống và khác như thế nào với "mình", "ta" trong ca dao. Đây
là một câu hỏi rất khó, HS phải có một sự am hiểu rất sâu về đặc điểm sử dụng

đại từ nhân xưng trong ca dao mới có thế giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên
qua khảo sát hệ thống văn bản ca dao mà HS được học trong chương trình Ngữ
văn 10 (nâng cao) chúng tôi nhận thấy không có văn bản nào có xuất hiện hai từ
"mình", "ta". Như vậy HS lấy kiến thức ở đâu để hoàn thành được câu hỏi này.
Tình hình này cũng không khác lắm ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 (chương trình
chuẩn). Sau đây là hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài cho bài Nguyễn Đình
Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng (Ngữ văn
12, tr 53 - 54).

1.
Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh chị thấy cách sắp xếp các luận
điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
2.
Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như:
"những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt của chúng ta phải chăm chú
nhì thì mới thấy"?
3.
Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những "ánh sáng khác thường" nào của
ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam, qua:
- Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ;
- Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ
quốc;
- Truyện Lục Vân Tiên
4. Vì sao tác giả cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng hơn nữa
không chỉ trong thời ấy, mà cả trong thời đại hiện nay?
5. Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại có sức hấp dẫn,
lôi cuốn. Vì sao?
Bài viết là một áng văn nghị luận mẫu mực có cấu hết sức chặt chẽ theo ba phần
với luận đề và hệ thống luận điểm lôgic liên kết chặt chẽ. Như vậy hệ thống câu
hỏi nên tiếp cận văn bản theo hướng ấy. Thế nhưng ở đây, tác giả lại không khai

thác theo hướng này. Bên cạnh đó, ngay ở câu 1, SGK hỏi: Anh chị thấy cách sắp
xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường? Đây là yêu cầu HS rất
khó trả lời vì HS chưa tiếp cận được một cách toàn diện kết cấu của văn bản để
nhận diện được mục đích của Phạm Văn Đồng khi triển khai trật tự các luận điểm
trong văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc


Tất cả những điều đã trình bày ở trên chính là nguyên nhân khiến HS soạn bài
"đối phó" với GV bằng loại sách "Học tốt" được bày bán trên thị trường. Điều này
đã triệt tiêu khả năng tư duy cũng như khả năng độc lập trong việc tiếp cận văn
bản của HS từ đó đã làm giảm sự hứng thú trong những giờ học Ngữ văn của các
em.
Xuất phát từ thực tế ấy, chúng tôi thiết nghĩ trên nền tảng gợi ý của hệ thống câu
hỏi trong SGK, GV giảng dạy Ngữ văn có thể biên soạn một hệ thống câu hỏi khác
cụ thể hơn, gắn liền với bài giảng của GV hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để
HS có thể chuẩn bị bài tốt hơn và GV có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trên
lớp. Như vậy nếu thực hiện tốt công việc này, chúng tôi thiết nghĩ bài toán "cháy
giáo án" trong giảng dạy Ngữ văn sẽ phần nào được giải. Đồng thời từ hệ thống
những câu hỏi ấy GV sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tự tiếp cận tác phẩm,
thoát li dần và không còn phụ thuộc một cách thụ động với những sách "học tốt".
Vậy nên từ những điều đã trình bày trên chúng tôi tiến hành Xây dựng hệ thống
câu hỏi cho bài soạn Ngữ văn 12 (Cả hai chương trình Nâng cao và Chuẩn).
3.

GIẢI PHÁP

3.1 Việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài soạn ngữ văn 12
Chúng tôi sẽ tổ chức soạn thảo hệ thống câu hỏi dựa trên nền tảng gợi ý trong
sách giáo khoa (SGK) tuy nhiên chúng tôi chú trọng phương thức quy nạp khi xây
dựng hệ thống câu hỏi đồng thời cố gắng đi theo trình tự lôgíc của kết cấu văn

bản. Hệ thống câu hỏi mới sẽ cụ thể hơn, chi tiết hơn, mức độ gợi ý sẽ tuỳ thuộc
vào năng lực chung của HS trong lớp học đang được GV trực tiếp giảng dạy. Đồng
thời GV có thể yêu câu Nhóm học tập có thể thảo luận trước một số câu hỏi cần
phải thảo luận nhóm.
3.2 Cách thức sử dụng Hệ thống câu hỏi cho bài soạn ngữ văn 12:
HS được GV cung cấp Hệ thống câu hỏi cho bài học mới sau mỗi tiết dạy. Cũng
trong hệ thống câu hỏi ấy GV giảng dạy cũng lưu ý với HS những câu hỏi nào sẽ
được sử dụng cho hoạt động thảo luận Nhóm để các Nhóm chuẩn bị trước. Trong
quá trình tìm hiểu, nếu gặp khó khăn HS có thể trình bày với cán sự học tập
chuyên trách mãng Ngữ văn của lớp hoặc gặp trực tiếp GV giảng dạy Ngữ văn.
Ví dụ sau đây là hệ thống câu hỏi cho một bài cụ thể, bài Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh.
Tuyên ngôn Độc lập
Hồ Chí Minh
1. Bản Tuyên ngôn Độc lập được sáng tác trong hoàn cảnh nào?


2. Đối tượng mà bản Tuyên ngôn hướng tới?
3. Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn nhằn những mục đích gì?
4. Phần 1: "Hỡi đồng bào cả nước.... có thể chối cải được", Nội dung khái quát
của phần 1?
Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) nhằm mục đích gì?
Tuy nhiên trong cuộc đối thoại này, tác giả đã "suy rộng ra": " Tất cả
các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" điều đó đã chứng minh được tầm
vóc tư tưởng của Bác. Điều mới mẻ được thể hiện trong câu nói ấy là gì?
1.
Phần 2 " Thế mà hơn 80 năm nay...dân tộc đó phải được độc lập" Nội dung
khái quát của phần 2? (Thảo luận nhóm)

-

Pháp kể công "khai hoá" thì bản Tuyên ngôn đã

-

Pháp kể công "bảo hộ", thì bản Tuyên ngôn đã

Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản tuyên
ngôn đã
Chúng nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, vậy
chúng có quyền lấy lại Đông Dương, thì bản Tuyên ngôn đã
Ø Tất cả những lí lẽ bằng chứng trên dẫn đến kết luận không ai có thể phủ nhận
được:
2.

Phần còn lại: Nội dung chính của Phần còn lại ?

3.
Phong cách chính luận Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong bản
Tuyên ngôn độc lập?
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Nghệ thuật viết văn chính luận đặc sắc của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc
lập


Trong hệ thống câu hỏi này chúng tôi đã cố gắng thể hiện kết cấu của bài học để
HS có thể giải quyết từ phần trên cơ sở các em đọc kĩ văn bản. Đồng thời ở Phần
2: Thế mà hơn 80 năm nay...dân tộc đó phải được độc lập". nội dung chính của
đoạn này là: Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp. Đây là phần

kiến thức có thể xây dựng bằng phương pháp Thảo luận nhóm. Do vậy chúng tôi
cũng ghi nhận trước để các em có thể chuẩn ngay từ ở nhà sau đó đến lớp thảo
luận trước với các bạn trong nhóm.
Bên cạnh đó chúng tôi có thiết kế thêm bài tập về nhà để các em có thể thực hành
thêm nhằm khắc sâu kiến thức. Ví dụ trong bài soạn trên chúng tôi xây dựng bài
tập và yêu cầu các em làm ở nhà sau khi đã học xong bài Tuyên ngôn độc lập:
Nghệ thuật viết văn chính luận đặc sắc của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc
lập
3.2 Tác dụng của hệ thống câu hỏi trong Bài soạn Ngữ văn 12
v

Đối với GV

Tiết giảm được nhiều thời gian trên lớp, kể cả với những câu hỏi yêu cầu HS
thảo luận nhóm. Vì những kiến thức ấy đã có câu hỏi trước, HS có thể tự thảo luận
trước ở nhà cùng các thành viên trong nhóm.
Trên cơ sở sự chuẩn bị của HS trên hệ thống câu hỏi, GV thuận lợi trong
việc hệ thống hoá kiến thức nhằm giúp HS khắc sâu hơn kiến thức thông qua việc
điều chỉnh những cách tiếp cận chưa hợp lí của HS đối với văn bản.
Tăng cường được khả năng thực hành cho HS thông qua hệ thống bài tập
được chuẩn bị trước (đối với phân môn tiếng Việt và Làm văn).
v

Đối với HS

Có thể chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp trên cơ sở hệ thống câu hỏi chi
tiết, cụ thể.
-

Có điều kiện thực hành, rèn luyện trên những ngữ liệu mới ngoài SGK.


Hình thành dần khả năng tự học- một kĩ năng hết sức quan trọng trong
việc thâm nhập cuộc sống trong tương lai của mỗi HS
KẾT LUẬN
Với những điều đã trình bày trên chúng tôi những mong có thể đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT
Long Hiệp. Đặc biệt trong thời gian này, những năm đầu của việc thực hiện đại trà


chương trình SGK mới. Mặc dù rất cố gắng nhưng ắt hẳn không thể tránh khỏi
những sai sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài viết
được hoàn thiện hơn trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức hợp tác trong dạy học Ngữ văn, Cần
Thơ, 2006.
2.

Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12, NXB GD 2007

3.
Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 12, NXB GD
2007
4.
Phan Trọng Luận - Trần Đình Sử, Hướng dẫn thực hiện chương trình
sách giáo khoa 12, môn Ngữ văn, NXB GD 2007
5.
Bùi Văn Sơn, Hướng dẫn cán bộ quản lí trường học và giáo viên viết
sáng kiến kinh nghiệm, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
6.


Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 (Nâng cao), NXB GD 2007

7.
Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 12 (Nâng cao),
NXB GD 2007.



×