Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài 12 dac diem tu nhien khu vuc dong a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.32 KB, 4 trang )

Tuần CM: 14
Tiết CT : 14

ND :

Bài 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á.
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
− Đông á : lãnh thổ gồm hai bộ phận (đất liền và hải đảo) có đặc điểm tự nhiên
khác nhau ; đông dân
2. Kĩ năng :
− Đọc và khai thác kiến thức từ các bản đồ : tự nhiên Đông Á
− Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên Đông Á
3. Thái độ :
− .
II.TRỌNG TÂM :
− Đặc điểm tự nhiên Đông Á
III. CHUẨN BỊ :
– GV : Bản đồ tự nhiên Đông Á.
– HS : Tập bản đồ.
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
3.Bài mới :
Hoạt động của GV - HS
3.1/Khám phá:3.2/Kết nối:
Hoạt động 1
GV:xác định vị trí của khu vực Đông Á trên bản đồ.
?) Đông Á tiếp giáp với khu vực nào các biển nào?
HS: Phía B:Bắc Á.Tây: Nam Á+ Tây nam Á;Nam:
Đông nam Á.Đông :Biển Nhật bản+ H.Hải+ Hoa


Đông+Biển Đông( Thái Bình Dương).
?) Dựa H12.1 cho biết khu vực ĐÁ bao gồm những
quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
HS:Gọi 1 HS xác định và 1 HS nêu tên quốc gia(4
quốc gia+1 vùng lãnh thổ).
GV:kết luận
?) Về mặt tự nhiên Đông Á gồm có mấy khu vực bộ
phận?
HS: 2 bộ phận

Nội dung bài học
1/ Vị trí địa lí và phạm khu vực Đông
Á:

- Khu vực có các quốc gia và vùng lãnh
thổ:Trung Quốc, Nhật bản, CHDCND
Triều Tiên, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài
Loan.


?) Phần đất liền và hải đảo bao gồm những khu vực
nào?
HS: Đất liền:Trung Quốc+ Bán đảo Triều Tiên.
Hải đảo: Quần đảo Nhật bản, Đảo Đài Loan,
Đảo Hải Nam.
Hoạt động 2:
GV: lưu ý HS:Khu vực Đông Á về mặt tự nhiên phức
tạp không theo quy luật đồng nhất.Vì có 2 bộ phận
khác biệt.Phần đất liền lại có sự khác biệt giữa phía
đông và phía tây. Để thấy rõ sự khác biệt này các em

hãy thảo luận câu hỏi sau:
(Mỗi nhóm 1 câu hỏi, thời gian 5 phút)
Nhóm 1:Phía Đông và phía Tây phần đất liền có
những dạng địa hình gì?Nêu tên cụ thể.
Nhóm 2: Phần hải đảo có dạng địa hình gì? Vì sao có
dạng địa hình đó?
Nhóm 3:
+Xác định các con sông lớn Đông Á?
+ Nêu điểm giống nhau của hai con sông Hoàng Hà,
Trường Giang ?
HS:Bắt nguồn:Sơn nguyên Tây Tạng.Hướng
chảy:phía Đông  Thái bình Dương.Nguồn cung
cấp nước :băng tuyết tan, mưa.Hạ lưu: bồi đắp đồng
bằng.
Nhóm 4: Nêu điểm khác nhau giữa 2 con sông này?
HS: chế độ nước.
Đại diện nhóm trình bày , Gv chuẩn xác.
: Phía Tây phần đất liền(phía tây Trung quốc) có khí
hậu và cảnh quan gì? Vì sao.(kênh chữ SGK+
H2.1+H3.1)
Nhóm 4: Phía đông và phần hải đảo có khí hậu và
cảnh quan gì?Vì sao? (kênh chữ SGK+ H2.1+H3.1)
HS báo cáo kết quả thảo luận vào bảng phụ +nhóm
khác bổ sung.
GV giải thích khái niệm “ vòng đai lửa Thái Bình
Dương “
?) Quan sát H12.3 điển hình nhất ngọn núi lửa nào?
HS: Núi Phú Sĩ.
?) Khu vực này thường xuyên xảy ra hiện tượng gì?
HS: động đất.

GV: HS quan sát một bức ảnh về động đất, nêu hậu
quả?
HS: trả lời.

- Lãnh thổ gồm hai bộ phận: Đất liền,
hải đảo.

2.Đặc điểm tự nhiên:
a/ Địa hình và sông ngòi

*Địa hình:
Phần đất liền:
+ Phía tây: Núi và sơn nguyên cao(Côn
Luân, Thiên sơn…), bồn địa rộng (Tarim, Tứ Xuyên …)
+ Phía Đông:vùng đồi, núi thấp, đồng bằng
rộng(Hoa Bắc, Hoa Trung …)
Phần hải đảo: núi trẻ, núi lửa.
*Sông ngòi:
-Có 3 con sông lớn :Amua, Hoàng Hà,
Trường Giang.
- Trường Giang là con sông dài nhất châu
Á, đứng thứ 3 thế giới.
-Các sông lớn bồi đắp lượng phù sa màu
mở cho các đồng bằng ven biển.
b/ Khí hậu và cảnh quan:
- Phía Tây: khí hậu cận nhiệt lục địa khô
hạn.Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang
mạc.
Phía Đông:
+ Hải đảo:Khí hậu gió mùa ẩm.Cảnh

quan rừng.


?: Dựa vào H4.1 và 4.2 nhắc lại các hướng gió chính ở
Đông Á về mùa đông và mùa hạ?
-HSTL
?: Khu vực Đông Á nằm trong đới khí hậu nào?
?) Vì sao có kiểu khí hậu này?
HS: Do nằm sâu trong lục địa, gió mùa từ biển không
xâm nhập vào .
.? :Khí hậu có ảnh hưởng tới cảnh quan các khu vực
như thế nào?
-HSTL
? Đông Á có các đới cảnh quan nào chủ yếu ?
HS: rừng hỗn hợp rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới.
3.3/ Thực hành- luyện tập:
Trình bày 1 phút :
Câu1: Đặc điểm khác nhau giữa địa hình nửa phía tây, nửa phía đông của
phần đất liền của Đông Á?
Đáp án: Nửa phía Tây: miền núi và sơn nguyên cao,hiểm trở(dãy Côn Luân,
Thiên sơn, Tây Tạng ….
Phía Đông:vùng đồi, núi thấp xen lẫn đồng bằng rộng bằng phẳng: Hoa Trung,
Hoa Bắc …
Câu 2: Sông Hoàng Hà và Trường Giang giống khác nhau như thế nào?
Đáp án:Giống:nơi bắt nguồn, hướng chảy, nguồn nước cung cấp, bồi đắp nên
đồng bằng.
Câu3: Các quốc và lãnh thổ Đông Á thuộc phần hải đảo là:
A/ Trung Quốc
B/ Hàn quốc, CHDC Triều Tiên
C/Đài Loan, Nhật Bản.

3.4/Vận dụng:
- Hoàn chỉnh bài tâp bản đồ, học bài.
- Chuẩn bị bài 13:Tình hình phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Á
+ Đặc điểm dân cư xã hội của Đông Á
+ Đặc điểm phát triển kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản.
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp , công nghiệp
của Nhật Bản, Trung Quốc trên sách báo.
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



×