Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

hướng dẫn ôn thi C3 của Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.04 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN TÂN KỲ
PHÒNG GD&ĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Kỳ, ngày 03 tháng 5 năm 2011

Số: 171 /PGD-THCS
V/v đánh giá và chỉ đạo việc D-H
học sinh lớp 9 năm học 2010-2011 .

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong toàn huyện
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT VÀ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN:
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011, trong tháng 4/2011, phòng GD&ĐT tổ chức
kỳ thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011-2012. Qua kết quả của kỳ thi đã
cho thấy thực trạng chất lượng của đối tượng học sinh lớp 9 là đáng báo động: Điểm trên
trung bình môn Ngữ văn của toàn huyện chỉ đạt 36,6%; Điểm trên trung bình môn Toán
của toàn huyện chỉ đạt 18,5%; Điểm trung bình môn tiếng Anh chỉ đạt 9.4%. Kết quả cụ
thể như sau:
MÔN

Kém

TSố
HS

Yếu

Dưới TB



Trung bình

Khá

Giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


VĂN

2345

410

17.5

1076

45.9

1486

63.4

606

25.8

219

9.3

34

1.4

TOÁN


2344

1249 53.3

661

28.2

1910

81.5

289

12.3

86

3.7

59

2.5

T.ANH

2344

1483 63.3


641

27.3

2124

90.6

158

6.7

43

1.8

19

0.8

CỘNG:

7033

3142 44.7

2378

33.8


5520

78.5

1053

15.0

348

4.9

112

1.6

Vì thế, trong thời gian tới Phòng yêu cầu các trường thực hiện tốt một số nội dung sau
đây:
1. Trên cơ sở kết quả của kỳ thi, yêu cầu các trường phân loại thật sát các đối tượng
theo từng lớp để có kế hoạch ôn luyện hợp lý, hiệu quả.
2. Tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp 9 để thông báo kết quả thi thử và cùng phối
hợp tìm giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong thời gian tới. Những em có học
lực quá yếu, kém thì các trường làm tốt công tác phân luồng sau TN THCS.
3. Tìm mọi biện pháp để vận động tất cả các học sinh đến trường học tập đầy đủ, đặc
biệt là các buổi học phụ đạo ngoài giờ học chính khoá.
4. Phân công đội ngũ giáo viên dạy lớp 9 phải có khả năng về kiến thức, nghiệp vụ sư
phạm và có tinh thần trách nhiệm thật sự đối với từng đối tượng học sinh. Giáo viên giảng
dạy học sinh lớp 9 phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng lớp mình phụ trách,
đồng thời đây là tiêu chí để xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

5. Trước mắt phải tập trung cho 02 môn Ngữ văn và Toán (nhất thiết phải tăng số
buổi phụ đạo cho học sinh) để thời gian tới có kế hoạch chủ động cho môn thi thứ 3 kỳ
thi TS vào lớp 10 THPT năm học 2011-2012 (sẽ được Sở GD&ĐT Nghệ An công bố
trong khoảng thời gian đầu tháng 05/2011).
Khi nắm bắt được tinh thần chỉ đạo này của Phòng, yêu cầu các trường lập kế hoạch
thật cụ thể cho việc dạy bồi dưỡng, phụ đạo học sinh lớp 9 để nhằm mục đích nâng cao
chất lượng tốt nhất có thể trong thời gian sắp tới. Nếu trường nào không tiến hành
hoặc tiến hành ôn luyện không có hiệu quả (không có tiến bộ vượt bậc so với kết quả
thi thử) đối với đối tượng học sinh lớp 9 thì Hiệu trưởng sẽ phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước Trưởng phòng GD&ĐT.
II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC CÁC MÔN THI TUYỂN
SINH VÀO LỚP 10 THPT.


1. Yêu cầu về hồ sơ đối với BGH và những giáo viên dạy các môn thi tuyển sinh
(kể các môn thi thứ 3):
1.1. Phải có Kế hoạch cụ thể về việc dạy học sinh lớp 9, gồm: Thời gian dạy, địa điểm,
GV dạy, nội dung dạy (kiến thức, kỹ năng), kinh phí… Nội dung này cả BGH và giáo viên
đều phải lập Kế hoạch (Đối với giáo viên cần phải lập kế hoạch chi tiết về dạy các nhóm
chuyên đề cụ thể trong những thời gian nào, thời gian bao lâu cho từng chuyên đề).
1.2. Giáo viên tham gia dạy đều phải có giáo án dạy bồi dưỡng đầy đủ. Trong thời gian tới
Phòng sữe tiến hành kiểm tra đột xuất nội dung này (Yêu cầu các loại hồ sơ nêu trên luôn
được lưu tại trường). Nếu trường nào thực hiện không đúng quy định sẽ phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm (Kết quả kiểm tra đột xuất Phòng sẽ đưa vào công tác thi đua).
1.3. BGH nhân bản công văn này và triển khai đến tận các tổ nhóm chuyên môn và
giáo viên trực tiếp dạy lớp 9.
2. Đối với môn Ngữ văn:
BGH và tổ, nhóm chuyên môn (ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thường
nhật) cần phải chỉ đạo giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 thực hiện đầy đủ và có
hiệu quả những nội dung sau đây:

a. Khi lên lớp giảng dạy chính khóa (dạy bồi dưỡng, phụ đạo) phải soạn bài đầy đủ và
đặc biệt chú trọng những vấn đề cơ bản sau:
+ Xác định đúng đối tượng mình dạy.
+ Xác định đúng trọng tâm bài dạy (Tập trung dạy những kiến thức cơ bản, không
dạy theo kiểu dàn trải, ôm đồm kiến thức).
+ Phát huy tối đa tinh thần học tập tích cực của học sinh (Tránh cách dạy áp đặt đối
với học sinh).
+ Chú ý dạy cách tư duy và phương pháp tiếp cận từng đơn vị kiến thức.
+ Quan tâm nhiều đến việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng viết thành một đoạn
văn, bài văn hoàn chỉnh.
b. Giáo viên chuẩn bị trong giáo án (dạy bồi dưỡng, phụ đạo) yêu cầu học sinh làm tốt
những nội dung sau:
+ Sau mỗi bài học, học sinh phải tóm tắt được tác phẩm và nắm bắt được những chi tiết
chính về nội dung, nghệ thuật (đối với các tác phẩm văn xuôi); học thuộc lòng và nắm được
cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (đối với các tác phẩm thơ trữ tình).
+ Phải tiến hành dạy và ôn luyện tốt chương trình địa phương Ngữ văn lớp 9.
+ Đối với phần tiếng Việt giáo viên cần chú trọng hướng dẫn cho học sinh nắm bắt tốt các
kiến thức về từ vựng và các biện pháp tu từ từ vựng (dạy làm sao để học sinh nắm được cái
bản chất, tránh hiện tượng khi gặp đề hỏi về vấn đề này học sinh chỉ phỏng đoán).
+ Cách làm một bài văn nghị luận (nghị luận văn học và nghị luận xã hội). Giáo viên
phải ra đề nhiều lần và yêu cầu học sinh thực hiện các dạng đề sau: xây dựng một đoạn
văn; viết mở bài hoặc thân bài hoặc kết bài cho một đề văn; rồi tiến đến viết trọn vẹn một
bài văn (trước khi cho học sinh luyện viết trọn vẹn một bài văn, giáo viên nhất thiết phải
hướng dẫn cho học sinh cách làm dàn bài (tức vạch ra những luận điểm chính, những
luận cứ và những luận chứng)).
+ Chú trọng rèn luyện thêm cho học sinh các dạng đề mở.
3. Đối với môn Toán.
Yêu cầu các giáo viên trực tiếp giảng dạy ôn thi bộ môn Toán lớp 9 thực hiện tốt một
số yêu cầu sau:



+ Chuẩn bị giáo án nghiêm túc, chất lượng tốt, nội dung giáo án phải đầy đủ các
bước: Mục tiêu, chuẩn bị; nội dung; củng cố; Hướng dẫn về nhà. (lưu ý phần hướng dẫn
về nhà phải cụ thể, chi tiết), làm thế nào để sau khi dạy học sinh phải nắm chắc nội dung
kiến thức trọng tâm của chương trình sách giáo khoa.
+ Tổ chức dạy ôn thi cho HS lớp 9 theo các mảng sau:
- Các bài toán tổng hợp về căn thức: Tìm điều kiện xác định, rút gọn biểu thức,
Tính giá trị của biểu thức, tìm điều kiện của biến để biểu thức thoả mãn một điều kiện
cho trước, tìm max, min…
- Các bài toán liên quan đến hàm số bậc nhất: Vẽ đồ thị hàm số, tính giá trị của
hàm số, tìm giá trị của biến, tìm điều kiện để hàm số đồng biến, nghịch biến, tìm điều
kiện các đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau…
- Các bài toán về phương trình bậc hai: Giải phương trình bậc hai, tìm điều kiện
của tham số để phương trình thoả mãn điều kiện cho trước, ứng dụng hệ thức Vi-et
- Giải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình:
Cần chia ra các dạng toán khác nhau để ôn luyện cho HS như: Dạng toán chuyển
động, dạng toán tìm số, dạng toán phần trăm, dạng toán làm chung 1 công việc …
- Toán hình học tổng hợp bao gồm: chứng minh (chứng minh tứ giác là hình chữ
nhật, hình bình hành, hình thoi, hình vuông, chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh
đẳng thức, hai tam giác đồng dạng, vuông góc…), tìm quỹ tích,…
Đây là 5 dạng cơ bản, ngoài ra tuỳ vào tình hình thực tế mà giáo viên có thể mở rộng
dạy các nội dung khác liên quan.
+ Về cách thức tổ chức lên lớp:
- Giáo viên trực tiếp dạy ôn thi phải xây dựng phân phối chương trình cụ thể (bao
gồm: Các chủ đề về nội dung kiến thức; thời gian dạy cho mỗi chủ đề và cho cả đợt dạy;
thời gian dành cho kiểm tra và giải đề thi của các năm trước), một bản nạp cho BGH
theo dõi, một bản ghim vào đầu giáo án.
- Khi xây dựng giáo án cần chuẩn bị chu đáo các kiến thức lý thuyết và bài tập, đặc
biệt hệ thống bài tập phải được chọn lựa cẩn thận phù hợp với đối tượng học sinh và phù
hợp với form đề thi của Sở. Sau mỗi buổi dạy phải ra bài tập cùng dạng cho học sinh về

nhà tự luyện.
- Nghiên cứu kĩ đề thi, đáp án môn Toán của Sở từ năm 2006 để từ đó hướng dẫn
cách trình bày lời giải cho học sinh được tốt nhất. (Nếu GV nào chưa có thì liên hệ với
đ/c Thịnh qua số điện thoại: 0984 404 432)
- Trong quá trình dạy cần dành thời gian để kiểm tra việc nắm các kiến thức mà giáo
viên đã dạy cho học sinh để bổ sung, điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
Đây là việc làm hết sức quan trọng và cấp bách, nhận được công văn, Phòng yêu cầu
các trường khẩn trương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT.

TRƯỞNG PHÒNG

(Đã ký)
Trịnh Hữu Thành



×