Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 98 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là “Sứ giả của Hòa Bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia các
dân tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế
hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì lợi ích
kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn
cầu hóa và khu vực hóa.
Nhận thức được vị trí cũng như vai trò quan trọng của ngành du lịch trong
việc phát triển đất nước. Tại phiên họp ngày 30/12/2011, Thủ tướng chính phủ đã
ký quyết định số 2473/ QĐTTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đặt ra mục tiêu “Năm 2020 du lịch cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở đồng bộ,
hiện đại, chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu năm
2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.
Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong việc phát
triển kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng. Hòa Bình là một
vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, gắn liền với công cuộc dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Hòa Bình còn là quê hương của nền văn hóa thời
tiền sử - nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng thế giới với hơn 70 di chỉ phân bố trong
các thung lũng đá vôi của tỉnh, là minh chứng cho sự hình thành và phát triển của
loài người. Thiên nhiên cũng ưu đãi ban tặng cho Hòa Bình nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp kỳ vĩ, những hang động, những cánh rừng nguyên sinh và hồ nước đầy
thơ mộng, nơi đây có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với nền văn hóa lâu đời
là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Đến với Hòa Bình du khách sẽ được biết đến hồ thủy điện Hòa Bình là một
trong những khu có rất nhiều điểm du lịch. Với sức người và thiên nhiên nơi đây
đã tạo cho Hòa Bình một vùng lòng hồ và ven hồ thơ mộng với đầy đủ các vịnh,
1



đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các
bản Mường, Dao, Thái, H’mông rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh
sơn thủy hữu tình.
Tuy nhiên, cho đến nay việc đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du
lịch ở hồ thủy điện Hòa Bình chưa mang đầy đủ những đặc trưng, tiềm năng vốn
có của nó. Do đó việc nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch này là rất quan trọng
bởi nó sẽ đánh giá đúng thực trạng nguồn tài nguyên mà nó góp phần vào việc
hoạch định khả năng khai thác du lịch ở hồ thủy điện Hòa Bình.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài “Tiềm năng du lịch hồ thủy
điện Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn hiện có của vùng
lòng hồ và ven bờ của hồ thủy điện Hòa Bình.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du
lịch hồ thủy điện Hòa Bình trong thời gian qua.
- Xác định tiềm năng, cơ hội thách thức cho phát triển du lịch hồ thủy điện
Hòa Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng du lịch, các hoạt động du lịch tại vùng hồ
thủy điện Hòa Bình và một số địa điểm du lịch được chọn nghiên cứu trên địa bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng lợi thế và đánh
giá thực trạng phát triển du lich ở hồ thủy điện Hòa Bình trong một số năm gần
đây. Từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển du lịch ở hồ thủy điện Hòa
Bình trong những năm tới.
2



Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình
tỉnh Hòa Bình.
Về thời gian: số liệu được thu thập trong giai đoạn 2008 - 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giúp cho việc thực hiện khóa luận của mình được tốt hơn tôi có sử dụng
một số phương phát nghiên cứu như sau:
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Các điểm du lịch vùng hồ thủy điện
Hòa Bình nằm rải rác ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và thành
phố Hòa Bình. Để đạt được mục đích đề ra, trong các khu vực trên tôi đã chọn ra
một số điểm đặc thù để khảo sát và thu thập các đặc điểm của từng tài nguyên du
lịch đồng thời tiến hành điều tra du khách trong nước và quốc tế tại các địa điểm
du lịch. Cụ thể, tôi đã chọn các điểm phục vụ cho việc nghiên cứu là: Điểm du lịch
đền Chúa Thác Bờ, Động Thác Bờ, Vịnh Suối Hoa - Động Hoa Tiên, Bản dân tộc
Mường ở Giang Mỗ. Tôi chọn các khu du lịch này là điểm trọng tâm do tính chất
đặc thù của các tài nguyên hiện đang được khai thác phục vụ du lịch và được sự
quan tâm đặc biệt của ngành du lịch tỉnh cũng như sự quan tâm của các du khách
trong và ngoài nước.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Là phương pháp quan sát thực tế, phỏng
vấn nhằm xác nhận, kiểm tra các thông tin đã thu thập được từ trước và cập nhật
thông tin mới nhất.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo kinh tế, xã hội của
tỉnh, của các sở, ban ngành và của các huyện, các khu du lịch, niên giám thống kê
của tỉnh và của cả nước, các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố, các
chủ trương chính sách về khai thác tiềm năng du lịch của Đảng và Nhà nước.
+ Nguồn thông tin sơ cấp: Số liệu được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn
du khách về những vấn đề liên quan đến mục đích và nội dung nghiên cứu theo các
3



phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn.
- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: Phương pháp này sử
dụng để so sánh, đánh giá kết quả kinh doanh du lịch qua các năm, giữa các khu du
lịch trong cùng năm và giữa các loại hình du lịch khác nhau,…
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phục lục, bố cục khóa luận được chia thành 3
chương:
Chương 1: Khái quát về Hòa Bình và hồ thủy điện Hòa Bình.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lich ở hồ thủy điện Hòa Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình.

4


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HÒA BÌNH VÀ HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

1.1. Khái quát về tỉnh Hòa Bình
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc có
vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, điểm trung
chuyển sức hút ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một vùng trung
tâm lớn là thủ đô Hà Nội. Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 4.596,35 km²,
nằm trong giới hạn 20°19’ - 21°08’ vĩ bắc và 105°48’ - 105°40’ kinh độ đông, phía
Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn
La và Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Hà Nam 1.
Tỉnh Hòa Bình gồm có 10 huyện và 1 thành phố: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc
Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Mai Châu và thành phố

Hòa Bình. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76
km theo quốc lộ 6. Tính đến năm 2008, toàn tỉnh có 210 xã phường và thị trấn, dân
số toàn tỉnh là: 832.543 người 2.
* Điều kiện tự nhiên.
Hòa Bình với vị trí là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông
Hồng, Hòa Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độc dốc lớn và theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc
có độ dốc trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha,
chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích
262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, bị chia
cắt, độ dốc trung bình từ 20° - 25°, độ cao trung bình từ 100 – 200 m 3.
21,

Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du lịch, Du lịch văn hóa Hòa Bình, Thiết kế và in Công ty cổ phần truyền thông
Hoàng Kim, 2009, trang 5.
33,4

/>
5


Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng,
mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23°C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất
trong năm, trung bình 27° - 29°C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5°C
– 16,5°C 4.
Khí hậu Hòa Bình được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
- Mùa mưa (nóng ẩm, mưa nhiều): Thường bắt đầu vào tháng 5 tới cuối tháng
10. Lượng mưa trung bình năm trong mùa mưa đạt 1.700 – 2.500 mm, chiếm trên
90% tổng lượng mưa cả năm, riêng vùng núi cao Mai Châu và đồng bằng mùa mưa
thường đến muộn từ 15 – 20 ngày. Đặc biệt trong 3 khu vực là Kim Bôi, Chi Nê và

Yên Thủy có tổng lượng mưa mùa cũng như có tổng lượng mưa năm và mùa mưa
nhỏ hơn cả.
- Mùa khô (lạnh, khô): Thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm
sau, với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm đạt 150 – 250 mm, chỉ chiếm
khoảng 10% tổng lượng mưa năm, đặc biệt vào các tháng chính đông (tháng 12, 1,
2) tổng lượng mưa tháng phổ biến ở các nơi chỉ đạt xấp xỉ 30 mm.
Nhìn chung khí hậu Hòa Bình mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong
cảnh thiên nhiên hữu tình nên thích hợp cho việc nghỉ ngơi du lịch.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn phân bố tương đối đồng đều với
các sông lớn như: sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi....
1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội tỉnh
Hòa Bình
1.1.2.1. Lịch sử hình thành
Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của
Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú
của tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt ở thị trấn Chợ Bờ
(thuộc châu Đà Bắc) nên cũng gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển
về xã Phương Lâm (thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bây giờ).
Tháng 4 năm 1886 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do công sứ Pháp cai trị.
4

6


Ban đầu gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yêu Châu (tháng 7 năm 1888 cắt 3
châu này nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau nay thuộc Sơn La), cùng với vùng
có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888 cắt
2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).
Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên
tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn,

Lạc Thủy, Mai Châu (châu Mai) và Đà Bắc.
Ngày 24 tháng 19 năm 1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam và
đến ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho
Quan thuộc tỉnh Ninh Bình.
Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành châu
Mai Đà.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình có 4 huyện: Lương Sơn,
Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà, riêng huyện Lạc Thủy vẫn thuộc tỉnh Hà Nam, sau này
mới trả về Hòa Bình. Ba huyện của Hòa Bình (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn) thuộc
Liên khu 3, trong khi huyện Mai Đà lại thuộc Liên khu Việt Bắc từ tháng 11 năm
1949 cho đến ngày 9 tháng 8 năm 1950 mới trả về Liên khu 3 5.
Ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông
Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà.
Ngày 15/10/1957 huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.
Ngày 17/4/1959 huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi.
Ngày 17/8/1964 huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hòa Bình hợp nhất vởi tỉnh Hà Tây thành
tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12
tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi
đó tỉnh có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm 1 thị xã Hòa Bình
5

/>
7


và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi,
Tân Lạc, Yên Thủy.
Tháng 12 năm 2001 huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và

Yên Trung đều nằm ở phía Bắc của huyện Lương Sơn, được tách ra và sát nhập
vào thành phố Hà Nội.
1.1.2.2. Điều kiện về Kinh tế - văn hóa
Kinh tế: Do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà
Nội, có điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá đa
dạng và phong phú đã tạo điều kiện cho tỉnh Hòa Bình phát triển mạnh một số lĩnh
vực kinh tế lợi thế.
Nền kinh tế Hòa Bình đang có những biến chuyển đáng kể về mặt cơ cấu. Tỉ
trọng của các khu công nghiệp - xây dựng và dịch vụ liên tục tăng nhanh. Sự phân
bố các cơ sở sản xuất trong tỉnh ngày càng hợp lý. Các vùng chuyên canh đang
được hình thành, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các chương trình kinh tế.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh, cung cấp vật liệu xây dựng cho vùng và các tỉnh lân cận.
Công nghiệp chế biến nông - lâm sản phát triển như đường, tinh bột, chè khô, hoa
quả đóng hộp.
Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 55%, diện tích rừng đã
phủ xanh 41% với nhiều vạt rừng kinh tế được phép trồng và khai thác phục vụ
công nghiệp chế biến lâm sản. Dựa trên địa thế tiếp giáp với trung tâm công nghiệp
lớn là Hà Nội và tiềm năng lao động dồi dào, cộng thêm số lao động ở nông thôn
chiếm 84%, trong khi thời gian sử dụng chỉ đạt 74%, do đó Hòa Bình có thể thuận
lợi phát triển công nghiệp cơ khí điện tử, may mặc, giày da 6.
Nhìn chung, kinh tế Hòa Bình vẫn là nền kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp nhưng vai trò của công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
6

/>
8


Văn hóa: Hòa Bình là một trong những vùng đất mà các nhà khảo cổ học
chứng minh đã có người Việt cổ sinh sống cách đây hàng vạn năm. Nơi đây còn

đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa Hòa Bình rực rỡ qua việc tìm thấy 47
chiếc trống đồng cổ trong đó có trống đồng Đông Sơn và Miếu Môn thuộc loại đẹp
và cổ.
Hòa Bình là một tỉnh đa dân tộc. Các dân tộc vừa phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc mình, vừa hòa đồng trong cộng đồng. Người Tày, Thái có nhiều nét
giống nhau trong sinh hoạt và phong tục. Dân tộc Mường có nền văn học dân gian
phong phú, hát ví Mường với nhạc trống đồng, nhạc cồng chiêng, trường ca Đẻ
Đất Đẻ Nước. Dân tộc Thái có làn điệu dân ca Thái tinh tế (hát khắp Thái) giàu
hình tượng. Múa xòe Thái là điệu múa mang tính chất cộng đồng cao. Người
H'mông có múa khèn, múa ô. Đặc biệt uống rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa
không thể thiếu được trong các dịp lễ tết, hội hè, tiếp khách quý của người Mường
và Thái. Các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình có rất nhiều lễ hội như lễ hội cầu mát, lễ hội
cầu phúc bản Mường, lễ cơm mới, lễ khẩn chiêm, hội xéc bùa, hội xên bản, xên
Mường, hội cầu mưa...
1.1.3. Những tiềm năng cơ bản du lịch tỉnh Hòa Bình
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Có vị trí địa lý thuận lợi, vùng khí hậu phong phú đã tạo cho Hòa Bình những
tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và đặc thù phục vụ cho du lịch.
Với địa hình tương đối phức tạp có nhiều đồi núi xen kẽ nhau do đó đã hình
thành các thác nước, hang động đẹp có cả giá trị về khảo cổ học, nhiều hồ nối tiếp
nhau hết sức hùng vĩ và thơ mộng. Khu liên hồ Phú Lão huyện Lạc Thuỷ; động
Tiên Phi thành phố Hòa Bình; động Hoa Tiên, thác Lũng Vân huyện Tân Lạc...
Tài nguyên rừng, động thực vật thảm che phủ thực vật ở Hòa Bình cũng hết
sức phong phú, cùng với nhiều khoáng sản quý, quặng màu đặc biệt là nguồn nước
khoáng Kim Bôi … phục vụ đắc lực cho du lịch địa phương.

9


Những rừng có giá trị khai thác phục vụ cho du lịch có thể kể đến đó là rừng

lim, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ.
Điều đặc biệt ở Hòa Bình đó là hồ nước sông Đà mênh mông với hàng trăm hòn
đảo nhỏ kết hợp với đập thuỷ điện tạo thành một cảnh quan và mô hình kinh tế thuỷ
năng - thuỷ sản - lâm sản có đầy đủ thu hút khách du lịch trên mọi phương diện.
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nền văn hoá Hòa Bình nổi tiếng có nhiều di tích di chỉ khảo cổ, có nhiều
truyền thuyết độc đáo, hấp dẫn như: Sử thi đẻ đất, đẻ nước; truyền thuyết ông
Đùng bà Đùng… và cả các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng được xếp
hạng tiêu biểu như :
- Di tích khảo cổ: Động Phú Lão huyện Lạc Thuỷ thuộc niên đại tầng văn
hoá cách đây 10 vạn năm có nhiều xương răng động vật đã hoá thạch nằm trong
trầm tích. Hang Muối huyện Tân Lạc là nơi cư trú của người nguyên thuỷ vào thời
đại đá giữa thuộc nền văn hoá Hòa Bình có niên đại cách đây 7 nghìn đến 10 nghìn
năm. Hang Khoài thuộc huyện Mai Châu là di tích chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá
giữa cách đây 11.000 đến 14.000 năm và các khu mộ cổ ở Kim Bôi, Mai Châu như
khu mộ cổ Đống Thếch, Kim Truy 7.
- Di tích lịch sử văn hoá: Đền, miếu Trung Báo huyện Kim Bôi thờ các danh
thần thiên tướng Đại Vương Tản Viên Sơn Thư Vương, Hiền Thánh Khuông Quốc
Hiểu Ứng Vương, Mẫu Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa, Chùa Hang (Yên Thuỷ)
trong hang đá các tượng phật tạc từ thế kỷ XVIII là di sản độc đáo thể hiện nhân
bản hiếm khi của dân tộc Mường, cũng ở huyện này có hang Chùa là nơi cư trú của
người nguyên thuỷ - thuộc nền văn hoá Hòa Bình. Động Mường Chiềng thuộc
huyện Tân Lạc có chính, tả, hữu, hậu cung với nhiều nhũ đá, măng đá, cột đá kỳ
thú. Ngoài ra còn động Tiên Phi (thành phố Hòa Bình); động Đá Bạc, Mãn Nguyện

77,8

/>
10



(Lương Sơn); hang Nước, động Thiên Tôn (Yên Thuỷ): hang Mỏ Luông (Mai
Châu)… là những hang động mang nhiều dấu ấn thần tiên kỳ thù 8.
- Di tích lịch sử cách mạng: nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nhất tề đứng
lên làm cách mạng đã góp phần cùng cả nước đánh đổ thực dân đế quốc và phong kiến
các di tích lịch sử âm vang mãi với những chiến công như:
+ Chiến khu Mường Khói - thuộc huyện Lạc Sơn đã kéo cờ khởi nghĩa
8/1945 giành chính quyền ở châu Lạc Sơn.
+ Khu căn cứ Hiền Lương huyện Đà Bắc nơi phong trào cách mạng huấn
luyện cán bộ quân sự. Ngày 22/8/1945 lực lượng tự vệ đã phối hợp với quân chính
quy giành chính quyền.
+ Di tích Dốc Tra xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc nơi lưu giữ chiến công của đội
du kích Toàn Sơn và anh hùng liệt sĩ Triệu Phúc Lịch 9.
Ngoài ra khu căn cứ cách mạng Mường Diềm (Đà Bắc), khu căn cứ cách
mạng Cao Phong, đài tượng niệm anh hùng liệt sĩ Cù Chính Lan ở Giang Mỗ Bình
Thanh và nhà tù Hòa Bình.
Hòa Bình còn là cái nôi của nhiều dân tộc sinh sống (Mường - Kinh - Thái Dao - H’mông…) chứa đựng đầy ắp nguồn gốc bản sắc văn hoá và những làng
nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan, thêu.. cùng với trang phục hấp dẫn của
người Mường, người Thái, người H’mông vẫn giữ được nét đặc sắc riêng, được
phân biệt rõ nhất là trang phục của người phụ nữ từ kiểu dáng, màu sắc, họa tiết
hoa văn. Ngoài ra, còn có các nguồn ẩm thực với các món ăn phong phú dân tộc
như cơm Lam, rượu Cần, rượu sữa…
Lễ hội ở Hòa Bình cũng đa dạng và mang đậm bản sắc văn hoá của các dân
tộc. Lễ hội Cồng chiêng cầu phúc của bản Mường, lễ hội Chá Chiêng cầu mưa của
dân tộc Tày, Thái…

8

9


/>
11


Âm nhạc và múa ở Hòa Bình tiềm ẩn một khả năng lớn để phát triển về múa
người Mường đặc trưng với múa xéc bùa, múa chuông, múa đắm đuống. Người
Thái múa xòe, nhảy sạp. Người H’mông múa khèn bè, múa ô. Về âm nhạc, người
Mường có hát mời trầu, hát vè. Người Thái còn hát gọi bạn, gọi người yêu. Người
H’mông thể hiện qua khèn, đàn môi. Ngoài ra, còn có nhiều điệu hát ru, hát giao
duyên của người H’mông và các dân tộc khác. Còn nhiều những nhạc cụ, đạo cụ
khác nếu biết khi khai thác và phát triển thì chắc chắn sẽ hấp dẫn đối với khách du
lịch đến với Hòa Bình.
Ngoài những tài nguyên nhân văn thuộc nền văn hoá Hòa Bình còn có tài
nguyên là các công trình kiến trúc do con người xây dựng và đặc biệt đó là thuỷ
điện Hòa Bình - công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á với các đường hầm, tổ
máy, mặt đập và tượng Bác Hồ. Đây là công trình không những mang lại lợi ích về
thuỷ điện mà còn có lợi ích về thuỷ lợi và điều hòa mưa lũ và là một trong những
điểm thu hút khách đến Hòa Bình, đặc biệt là khách đi với mục đích nghiên cứu.
Hòa Bình có tài nguyên phong phú để phát triển du lịch và sản phẩm du lịch
sẽ có đặc thù cao là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch.
1.2. Hồ thủy điện Hòa Bình
1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Hồ thủy điện Hòa Bình hay thường gọi là hồ Hòa Bình nằm trên dòng sông
Đà thuộc tỉnh Hòa Bình nằm trong địa giới của 17 xã, thuộc 5 huyện với tổng
chiều dài 70 km. Phía Bắc thuộc huyện Đà Bắc, phía Nam thuộc huyện Tân Lạc,
phía Đông Bắc thuộc thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam thuộc huyện Cao
Phong, phía Tây và Tây Nam thuộc huyện Mai Châu. Hồ thủy điện Hòa Bình là hồ
nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam có chiều dài trên 230 km từ Hòa Bình lên Sơn
La10. Hồ được hình thành từ việc đắp đập ngăn sông, chinh phục thiên nhiên của
nhân dân Việt Nam ở thế kỷ XX.


10

UBND tỉnh Hòa Bình, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hồ sông Đà Hòa Bình thời kỳ 2006
- 2020, 2006, trang 12.

12


Trước đây khi chưa có Nhà máy thủy điện Hòa Bình vùng lòng hồ bây giờ là
dòng sông nhỏ và chảy siết có nhiều thác ghềnh rất nguy hiểm. Hàng năm mỗi khi
mùa lũ đến nước sông Đà, sông Hồng đổ vào nhau tạo thành một lưu lượng lớn
gây ứng lụt, tàn phá nặng nề vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chinh phục sông Đà đã trở
thành niềm mơ ước của nhân dân Việt Nam. Ngay từ cuối năm 1970, khi đất nước
còn trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, Đảng cộng sản Việt
Nam đã quyết định xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Đà, chọn tuyến Hòa
Bình làm đầu mối của công cuộc trị thủy, khai thác sông Đà, sông Hồng coi đây là
công trình trọng điểm có tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã
hội của nước ta Ban chấp hành trung ương Đảng khẳng định: “Việc xây dựng công
trình thủy điện Hòa Bình có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn đối với chế độ chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với tác dụng chống lũ lụt, công trình đảm bảo một phần
quan trọng cho nhân dân, đồng thời tạo ra những khả năng lớn cho việc phát triển
kinh tế quốc dân. Đây là công trình xây dựng cơ bản lớn nhất miền Bắc, có vị trí
ưu tiên số một”. (Trích thông báo số 10 – TB/VPTU ngày 24/6/1972 quyết định
của Bộ chính trị về việc xây dựng công trình thủy điện trên sông Đà). Nhận thức
được tầm quan trọng trong việc trị thủy mang ánh sáng tới mọi miền của đất nước.
Con cháu thời đại Hồ Chí Minh đã bắt tay vào công cuộc chinh phục sông Đà.
Sau nhiều năm khẩn trương chuẩn bị ngày 6 tháng 11 năm 1979, lễ khởi công
xây dựng công trình thủy điện sông Đà được tổ chức trọng thể trong không khí thi
đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm lần thứ 62 cách mạng xã hội chủ

nghĩa tháng mười Nga vĩ đại.
Ngày 12 tháng 1 năm 1983 hoàn thành việc ngăn sông đợt một. Lễ ngăn sông
đợt hai được Bộ xây dựng, Bộ điện lực và Uỷ ban nhân tỉnh Hà Sơn Bình tiến hành
trọng thể trong ngày 6 tháng 1 năm 1986. Đứng 13 giờ 30 phút, hai con đập khép
lại liền hai dẫy núi ông Tượng và núi 206, lái dòng chảy của đường hầm xả lũ số 2
để chạy về xuôi, buộc thiên nhiên phải theo sự điền khiển của con người.
Dòng sông hung dữ đã bị ngăn lại nước dâng lên ngập cả một vùng rộng lớn,
những ngọn núi cao vời vợi trước kia bỗng chốc trở thành những hòn đảo bồng
13


bềnh, nhấp nhô trên mặt nước và hình thành nên các vịnh. Cư dân sống trong khu
vực bị ngập nước được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc trong tỉnh đã di chuyển lên chỗ ở mới. Trong đó một bộ phận được
chuyển đi vùng kinh tế mới miền Nam, số còn lại ổn định tại chỗ và di chuyển đến
một số điểm trong xã, trong huyện, trong tỉnh, hình thành nên vùng chuyển dân
sông Đà tỉnh Hòa Bình. Theo thống kê từ những năm 1978, 1979 đến 1989 tổng số
dân vùng lòng hồ phải di chuyển để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng và vùng
ngập nước là 4.483 hộ dân, trong đó vùng ngập lòng hồ sông Đà là 4.023 hộ riêng
Đà Bắc là 2.930 hộ, 7.987 mồ mả và một di tích lịch sử (bia Lê Lợi)... 11 Tại nơi ở
mới, người dân khai hoang đất đai, tăng ra sản xuất, xây dựng đường giao thông và
các công trình công cộng. Các công ty xí nghiệp được tạo điều kiện xây dựng lại
nhà xưởng, cơ quan chính quyền cũng sớm ổn định đi vào làm việc phục vụ nhu
cầu của nhân dân. Sau gần một phần tư thế kỷ chuẩn bị và thi công ngày 20 tháng
12 năm 1994 công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà đã hoàn thành.
Hiện nay vùng lòng hồ có chiều rộng 1 – 2 km, sâu từ 80 – 100 m, chiều dài
trên 230 km từ Hòa Bình lên Sơn La, có dung tích trên 9 tỷ m³ nước12. Từ ngày có
đập thủy điện Hòa Bình nạn lũ lụt khủng kiếp vẫn thường xuyên xảy ra ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ đã được khắc phục hiệu quả. Việc điều tiết dòng chảy của sông
Đà đã giải quyết được vấn đề tưới tiêu chủ động khoa học trên một diện tích hàng

ngàn héc – ta. Giao thông đường thủy cũng được cải thiện tốt hơn, thuận tiện cho
việc đi lại của cư dân giao lưu thông thông thương với các tỉnh khác mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Ngoài những chức năng trên với sức người và thiên nhiện nơi đây
đã tạo cho Hòa Bình một vùng lòng hồ và ven hồ thơ mộng với đầy đủ các vịnh
đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các
bản Mường, Dao, Thái, H’mông sống rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức
tranh sơn thủy hữu tình.
11

Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hòa Bình, Hòa Bình phục vụ công trình thủy điện sông Đà, Xưởng in Tổng cục CNQP,
2005, trang 285.
12

UBND tỉnh Hòa Bình, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hồ sông Đà Hòa Bình thời kỳ 2006
- 2020, 2006, trang 12.

14


Thăm hồ thủy điện Hòa Bình, du khách được ngả lưng trên con tàu lướt nhẹ
trên sóng nước, nghe hướng dẫn viên nhắc lại đôi nét về âm vang của những dòng
sông, ngọn thác đã đi vào lịch sử và văn thơ của đất nước. Cũng ở khu vực này còn
mang nhiều di tích của các triều đại phong kiến trong lịch sử. Vào thế kỷ XV,
người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã trừ bọn phản nghịch ở gần đây, sau khi dẹp
xong loạn đã dừng chân ngắm cảnh Thác Bờ rồi hạ lệnh cho quân sĩ đào rộng lòng
sông cho nước chảy đỡ xiết, nhân dịp này một tấm bia đã được dựng ở đây trên
mặt khắc một bài minh và một bài thơ của Lê Lợi. Với tấm bia này, Lê Lợi đã căn
dặn hậu thế cách bảo toàn bờ cõi thống nhất giang sơn và khả năng chinh phục
giang sơn của con người. Hiện nay tấm bia này đã được di chuyển nguyên vẹn đặt
tại Bảo tàng Hòa Bình, trở thành một dấu tích văn hóa – lịch sử đặc sắc thu hút

đông đảo du khách.13
Du khách cũng có thể ngủ lại trên tàu để ngắm trăng trên một vùng sông nước
hữu tình hay trên các nhà sàn để nghe hát dân ca, thưởng thức rượu cần, các món
đặc sản dân tộc và nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái miền sơn cước. Đó là
những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
1.2.2. Những tiềm năng phát triển du lịch trên khu vực Hồ thủy điện Hòa Bình
Tài nguyên du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình tương đối đa dạng và phong
phú với nhiều cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá và
nhiều giá trị nhân văn khác, có sức thu hút lớn đối với du khách trong nước và
quốc tế. Trong bài khóa luận này tôi xin giới thiệu một số điểm du lịch trọng tâm
mang tính chất đặc thù của các tài nguyên hiện đang được khai thác phục vụ du
lịch và được sự quan tâm đặc biệt của ngành du lịch và du khách.
* Vịnh Suối Hoa – Động Hoa Tiên.
Từ đập thủy điện Hòa Bình, khách tham quan đi bằng thuyền máy hoặc tàu
thủy du lịch khoảng 3 giờ đến địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc.
Đến đây du khách sẽ được tham quan một quần thể tự nhiên: Vịnh Suối Hoa –
Động Hoa Tiên.
13

Dương Văn Sáu, Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam, Giáo trình, trang 391.

15


Vịnh Suối Hoa là khu vực có điều kiện tự nhiên tốt nhất trong toàn khu du
lịch của hồ thủy điện Hòa Bình. Nơi đây từng được ví như một Vịnh Hạ Long thứ
2. Là một hồ nước rộng (khoảng 1000 ha), nước trong hồ quanh năm trong xanh,
núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, hai bên bờ
ẩn hiện những bản dân tộc còn nguyên bản sắc đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ
hữu tình.14 Du khách có thể nghỉ lại trên thuyền để ngắm trăng trên một vùng sông

nước mênh mông, hay trên các nhà sàn để nghe hát dân ca, thưởng thức rượu cần,
các món đặc sản dân tộc và nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái miền sơn cước.
Động Hoa Tiên: Là sản phẩm của tự nhiên, với không gian thoáng rộng. Động
nằm ở lưng chừng núi Ba Dâm. Từ chân núi, du khách đi theo các bậc đá chừng
100m tới cửa động thứ nhất. Đứng ở cửa động nhìn xuống theo lối cầu thang bằng
sắt vững chắc, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một tòa động nguy nga. Vòm động
cao 20 m, rộng chừng 50 m với vô vàn khối nhũ lớn nhỏ. Có khối nhũ khổng lồ
“mọc” từ dưới lên như “Phật tọa hoa sen”15. Lại có những nhóm tượng nhỏ nhấp
nhô bên cạnh. Cột nhũ động Hoa Tiên quả là to lớn và đẹp hiếm có, với cột chống
tận vòm động cao tới 20m. Đi sâu vào bên trong là những hồ nước trong vắt, có hồ
sâu tới 1m, có hồ phẳng lặng, nước chỉ dừng gang tay. Các dải nhũ mềm mại
buông xuống trông thật đẹp mắt, khi có ai đó gõ vào thì cả thế giới âm thanh như
tiếng cồng chiêng từ thủa hồng hoang vọng lại. Bên cạnh hồ nước là cả một dải các
hòn đá cuội xinh xắn, trơn bóng, màu nâu, màu đen, màu trắng, tròn trịa, lấp lánh
dưới ánh đèn, trải vào tận vách hang. Địa điểm này đã được bộ văn hóa công nhận
và xếp hạng.
* Động Thác Bờ.
Từ trung tâm thành phố Hòa Bình, theo đường đến bến cảng đập thủy điện
khoảng 7 km, sau đó thuyền sẽ đưa quý khách vãn cảnh ngược dòng sông Đà chừng
17 km ta sẽ tới chân núi Chùa nằm ngay cạnh mép nước. Vào mùa nước cạn thì du
khách sẽ phải leo bộ gần 100 bậc từ chân núi đến của động. Nhưng nếu vào mùa nước
14

/>
15

/>
16



đầy thì du khách có thể dập dềnh từ thuyền sang nhà nổi, đi cầu phao được kết bằng
những thân cây bương chạy dài khoảng 50 m cho tới bậc đá lên động.
Động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc của dãy núi Chùa nhìn ra mặt sông.
Cửa động cao tới 25 m, rộng 20 m, thuộc xã Ngòi Hoa. Dãy núi đá vôi này kéo dài
khoảng 8 km. Trải dài nằm sát và bao bọc một phần lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Từ xã Ngòi Hoa nhìn lại, dãy núi Chùa trông uy nghi, hùng vĩ, sừng sững
giữa trời, dòng sông Đà vào mùa khô trong xanh, dịu dàng uốn lượn ven chân núi.
Động có chiều sâu tới 100 m. Lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ
hẹp, nơi rộng tới 20 m. Động chia làm 3 cung phòng lớn. Cung phong thứ nhất
rộng rãi thoáng đãng, vòm trần cao. Cung này được bố trí như một phong chờ hay
một phòng khách lớn. Các khối nhũ 2 bên vách không nhiều nhưng rất đặc sắc.
Chúng không phân bố riêng rẽ mà tạo thành từng cụm lớn khiến ta liên tượng tới
những bức tranh của trường phái trừ tượng hay ấn tượng.
Đặc biệt trên vách phía Tây, với dấu ấn của thời gian trôi qua đã để lại cho
chúng ta một khối nhũ lớn mang hình tượng cá chép đang hóa rồng. Từ ngoài đi
vào bên trong ta phải qua một cây cầu nhỏ dài 30m bắc qua hồ nước. Vào mùa khô
hồ không có nước, chỉ khi nước sông Đà dâng cao tràn qua của động thì hồ lại ăm
ắp nước. Nước không sâu, nhưng trong vắt, du khách có thể thưởng ngoạn hàng
đàn cá đang bơi lội (đó là cá từ sông theo nước đầy vào hang).
Dọc đường đi, du khách sẽ bắt gặp một khối tượng rất kỳ lạ mọc từ nền
động và cao tới gần 2 m. Từ xa nhìn lại ta cứ ngỡ đây là một hướng dẫn viên của
động đang chỉ đường cho du khách.
Băng qua hồ nước, du khách sẽ được sững sờ khi chiêm ngưỡng cá tiên cảnh
bên trong. Có thể nói đây là nơi đặc sắc nhất, là trung tâm, là linh hồn của động
Thác Bờ. Ba sự ly kỳ, diễm lệ của động đều ẩn chứ bên trong, bước chân vào tới
đây, cảm giác đầu tiên của du khách sẽ là sững sờ và choáng ngợp: Cả rừng nhũ đá
đua nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù thật kỳ lạ hấp dẫn cho du
khách. Giữa động có một cột đá khá lớn, xung quanh là tầng tầng lớp lớp các cột
đá mộc lên như rừng bụt mọc...
17



Ngẩng đầu nhìn lên ta bắt gặp một vòm trần lô nhô căng chật hàng trăm, hàng
nghìn khối nhũ đá rủ xuống, chỗ thì trắng xóa, lóng lánh bầu thon như những viên
ngọc, chỗ thì vàng óng tỏa ra như một rừng hoa, chỗ thì rực rỡ như một phòng đèn
trang trí, chỗ thì sắc cạnh như lớp lớp san hô hay những bụi xương rồng. Các khối
nhũ đá được chạm chổ tinh tế những hình thù kỳ lạ bí ẩn, đường nét uyển chuyển,
mềm mại...
Hữu cung nằm cao hơn chính cung tới 10 m, đường lên cheo leo, ngoằn
nghèo hơi khó đi, khiến cho du khách có cái háo hức như đang tham gia vào một
cuộc tìm kiếm, khám phá những điều bí ẩn. Là một cung phòng khá lớn có chiều
dài tới 30 m, chiều rộng tới 15 m, vòm trần cao, không khí thoáng đãng mát lành,
được xem là nơi thờ phật: Các cột đá mọc lên từ những nền hang như những tượng
phật. Bàn thờ phật được trang trí khá ngăn nắp, các tượng phật được tọa lạc từ thấp
tới cao.
Hệ thống hang động là bảo tàng sống chứa những bằng chứng của quá khứ về
điều kiện khí hậu, địa chất, động thực vật và thậm chí cả dấu vết, các hoạt động
của con người.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế, về mặt địa chất, địa mạo động Thác Bờ
thuộc loại hình hang động Karst có giá trị về địa chất địa mạo và du lịch.
Động Thác Bờ đã được bộ văn hóa xếp hạng là di tích thắng cảnh cấp quốc
gia năm 2007.

18


* Đền Chúa Thác Bờ.
Đền Bờ là điểm du lịch tín ngưỡng từ hàng trăm năm nay của dân tộc Kinh,
Mường. Nơi đây được đánh giá là hạt nhân quan trọng của khu du lịch hồ thủy
điện Hòa Bình.

Để tới được Đền Bờ du khách phải đi tàu, thuyền khoảng gần 2 giờ đồng hồ.
Khi mặt trời lên đỉnh núi, mặt nước như dát bạc, lấp lóa theo gợn sóng lăn tăn. Từ
trên thuyền, du khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên đẹp huyền
diệu, cảm thấy lòng thư thái, nhẹ nhàng. Hai bên bờ hồ là những khu rừng phòng
hộ xanh mát. Làng, bản bà con dân tộc Mường, Dao thấp thoáng trong nắng mai.
Vào tháng giêng, nước hồ trong xanh. Mùa này, mực nước thấp để lộ ra những
vách đá với những hình thù kỳ lạ. Những hòn đảo nhỏ lô nhô tô điểm cho cảnh sắc
tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Tương truyền rằng, Đền Bờ gắn liền với chuyến đi dẹp giặc phản loạn đèo
Cát Hãn của vua Lê Lợi vào năm 1431. Bà Đinh Thị Vân, người Mường ở Hào
Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa đã đứng ra lo liệu quân lương, thuyền
mảng giúp vua vượt qua con thác dữ. Khi hai bà mất, vua truy phong công trạng,
ban chiếu cho dân lập đền thờ trên núi đá đoạn ngang giữa Thác Bờ xưa. Khi công
trình thuỷ điện Hòa Bình được xây dựng, chính quyền và nhân dân địa phương đã
dựng lại ngôi đền tại hai địa điểm mới thuộc xã Vầy Nưa, Đà Bắc và xã Thung
Nai, Cao Phong. Nhân dân địa phương thường gọi là đền “Chúa Thác Bờ”. Dân
trong vùng thường xuyên hương khói và mở hội vào ngày mồng 7 tháng giêng
hàng năm. Ngôi đền có 38 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 2 pho tượng đồng là tượng thờ chính.
Gần khu Thác Bờ tại xã Hào Tráng trước đây còn có bài thơ chữ Hán của Lê
Lợi khắc trên vách đá. Du khách hãy tưởng tượng giữa mênh mông nước, trước khi
nước dâng do đập chắn, từng hiển hiện trên một núi đá. Vách núi nghiêng bên hồ đã
lưu giữ bài thơ lịch sử, bài thơ với giọng văn hào sảng, chan chứa tình vua - dân:

19


Gập ghềnh đường hiểm chẳng e xa
Dạ sắt khăng khăng mãi đến già
Lẽ phải quét quang mây phủ tối
Lòng son san phẳng núi bao la

Biên cương cần tính mưu phòng thủ
Xã tắc sao cho vững thái Hòa
Ghềnh thác ba trăm lời cổ ngữ
Từ nay xem chẳng nổi phong ba 16.
Tấm bia khắc bài thơ của vua Lê Lợi nay đã được di chuyển về Bảo tàng Hòa
Bình để lưu giữ.
Đến trẩy hội Đền Bờ, du khách không chỉ được tượng nhớ bà Chúa Thác Bờ,
cầu an khang, thịnh vượng, thưởng thức cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình mà còn được
tìm hiểu những sản vật của địa phương như: măng đắng, lặc lày, chuột hun khói...
và thưởng thức món cá nướng thơm phức. Nhiều loại cá đặc sản như: cá dầm xanh,
cá lăng, trắm, chép... đã làm hài lòng những du khách sành điệu.
* Bản dân tộc Mường - Giang Mỗ.
Cách trung tâm thành phố Hòa Bình 12 km theo đường quốc lộ 6 cũ. Du
khách sẽ đến được với một khu du lịch mang đậm văn hóa sắc.
Nằm ở xã Bình Thanh ngay dưới chân núi Mỗ. Bản dân tộc Mường hiện ra
với hơn 100 ngôi nhà sàn còn giữ nguyên bản từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt, hệ
thống dẫn nước, cối giã gạo, cung nỏ săn bắn, phương thức làm ruộng cùng các
lễ hội, phong tục tập quán Mường. Nơi đây đã thu hút hàng trăm khách du lịch
từ Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh... đến tham mỗi ngày.
Nhà ở của dân tộc Mường có kiến trúc độc đáo: Sàn nhà làm bằng gỗ,
luông tre và các loại vật liệu địa phương. Nhà được dựng trên các chân đá đẽo
16

Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Hòa Bình, Địa chí Hòa Bình, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005,
trang 606.

20


lõm, chôn cách mặt đất 5 – 7 cm. Cột nhà làm bằng những thân gỗ tròn có

đường kính từ 20 – 30 cm. Xà, kèo cũng được làm bằng gỗ. Mái nhà sàn được
lập bằng cỏ tranh. Sàn nhà được lát bằng những tấm gỗ hoặc những phiên luồng,
bương, nứa. Bên trong nhà, nếu quan sát kỹ du khách sẽ thấy trên các cánh cửa sổ
thường được trang trí rất đẹp mắt, đặc biệt là vẽ hoặc chạm trổ hình dáng hai chiếc
sừng trâu hoặc hình trăng lưỡi liềm 17.
Trang phục của người Mường cũng rất đặc sắc: Trang phục nam giới là những
bộ cánh màu chàm, xẻ ngực cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên
ngực trái. Trong lễ hội dùng áo lụa màu tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than,
ngoài khoác áo choàng đen dài tới gối, cài cúc nách ở sườn phải. Phụ nữ Mường
thường đội khăn trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn có xẻ ngực (có nơi
sẻ vai ít cài cúc). Váy của phụ nữ Mường khá dài so với những chiếc cặp váy được
dệt bằng tơ nhuộm màu, tạo những hoa văn với những họa tiết rất đẹp 18.
Các bản làng dân tộc Mường thường quần tụ bên các nguồn nước, các dòng
suối. Khuôn viên nhà Mường được trồng tự do, trồng cây ăn quả: mít, bưởi, đu đủ,
chanh… và đặc biệt hơn khi đến tham quan du khách sẽ thấy tính chất cộng đồng
được thể hiện rất cao và rõ nét bởi việc không tạo ra hàng rào ngăn chia giữa các
hộ gia đình trong làng xóm.
Đến đây, bạn có thể ghé tham bất cứ nhà nào mà bạn muốn. Trong các khung
nhà sàn ấm cúng du khách sẽ được đón tiếp nồng nhiệt, xem các chương trình văn
hóa văn nghệ dân gian, mua quà lưu niệm do chính tay người Mường làm nên. Thú
vị hơn, bên bếp lửa hồng, những ly rượu sắn, rượu gạo, rượu chuối hoặc có thể là
một bình rượu cần thơm nức, chủ gia thổi sáo ôi, chơi đàn bầu, cùng nhâm nhi,
cùng hát và kể cho bạn nghe những câu chuyện, truyền thuyết đầy huyền bí của xứ
Mường.
1717

Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hòa Bình, Địa chí Hòa Bình, Nxb Chính trị Quốc Gia, 2005, trang
652.
18


Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hòa Bình, Địa chí Hòa Bình, Nxb Chính trị Quốc Gia, 2005, trang 620, 621.

18

21


* Các lễ hội diễn ra hàng năm
Du khách tới lòng hồ thủy điện Hòa Bình không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh
đẹp thiên nhiên mà còn có dịp được tham gia vào các lễ hội diễn ra hàng năm của
các đồng bào dân tộc sống xung quanh khu vực lòng hồ.
Hội Phường Sắc Bùa. (xéc bùa) của người Mường
Theo người Mường, sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa, có nghĩa là xách cồng, là
một hội vui có tính chất giải trí diễn ra vào dịp đầu năm mới ở những bản Mường
để người ta cầu chúc nhau may mắn, mạnh khỏe. Ngoài ra, những dịp vui khác
người ta cũng sắc bùa như đón khách quý từ xa đến, dựng nhà mới, đón dâu hoặc
những dịp vui khác.
Sắc bùa bao giờ cũng do người biết hát, biết đánh cồng và biết đối lập thành
một phường. Phường bùa bao giờ cũng có một ông chủ, là người biết hát giỏi, biết
đánh cồng, ứng phó tốt và là người lựa chọn những con hát cho phường bùa của
mình. Để có một phường bùa tốt, chủ phường phải lựa chọn kỹ các con hát cho
phường. Vào phường bùa không phân biệt giới tính và tuổi tác song để cho vui vẻ
và sinh động, thường các ông trùm lựa chọn những cô gái trẻ, xinh xắn, biết múa
hát tốt. Ngoài ra, cũng có những phường bùa mà ông trùm phường là một phụ nữ,
có những thanh niên, trung niên và các cô gái tham gia. Thường một phường bùa
như vậy có khoảng 12 người đánh chiêng, 2 người khiêng thúng đựng đồ tặng
phẩm đi cuối, tất nhiên còn có ông trùm.
Từ sau ngày mồng 2 tết, phường bùa tiến hành đi sắc bùa các gia đình trong
bản, những ngày sau đó họ có thể đi sắc bùa ở những làng bên.
Trang phục của những người sắc bùa phải đẹp. Nam mặc áo dài chít khăn đầu

rìu. Nữ mặc áo khoác màu vàng, màu hồng, đội nón bằng.... Đoàn sắc bùa đi theo
thứ tự cụ thể, ngoài trùm phường là đến chiêng boong beng, rồi đến chiêng đủm,
tiếp theo là đến chiêng khô, cuối cùng là đến chiêng dàm.
Đoàn sắc bùa đi đến dâu rộn vang tiếng chiêng đến đó. Chiêng là loại nhạc cụ
âm nhạc độc đáo, có giá trị cả về vật chất và tinh thần của người Mường. Những
22


bài chiêng truyền thống của phường sắc bùa đánh trên đường phù hợp với hoàn
cảnh đường đi: Khi đi đường thì đánh bài “Đi đường”, lúc lên dốc có bài “Leo dốc”.
Từ xa, các gia đình đã biết phường bùa đang sắp xếp nhà mình để chuẩn bị nghênh
tiếp, thường là được hẹn trước như lối hẹn người phúc hậu đến xông nhà đầu năm
của người Kinh.
Do chuẩn bị trước, các gia đình tập trung đầy đủ bà con họ hàng ở trong nhà
để đón phường bùa, song theo lệ, cổng nhà vẫn đóng. Vì thế, khi đến nơi, phường
bùa đứng ngoài ngõ đánh cồng, hát bài “Khóa rác”. Hát xong, cổng được mở ra
phường bùa tiến vào sàn nhà, vừa đi vừa đánh cồng, sau đó là những bài hát gồm
những lời chúc tụng, ngợi ca gia đình sang năm mới sức khỏe, hạnh phúc, phát đạt:
“Anh em phường bùa chúng tôi bước vào
Ở ngoài trông thấy rào chung quanh cắm rợ
Cột cửa kén chạm đuôi con cá
Xà cửa cả chạm đuôi con muông...”
Hoặc:
“ Đất ông chào ông
Đất chúa chào chúa
Lúa nhà ông cấy từ trong năm
Đã mọc xanh xanh rười rượi
Con dưới vườn ngọn lên
Con trên rủ ngọn xuống...”.
Cứ như vậy người hát cà cồng say xưa hát, còn những người trong gia đình

đón nhận một cách nồng nhiệt món ăn tinh thấn này. Sau khi các bài hát chúc đã
hết, người trùm phường theo lệ cất tiếng hát mời:

23


Thương thiết hỡi lai thương nồng
Thương công ở đây rồng bở vắng
Núi cái Tản Viên, Ba Vì
Chúng tôi dậy đi
Chưa kịp chào hết cây vu (mục)
Chưa kịp chào hết tổ kiến bống
Con trai đến nhà này chẳng muốn lại
Con gái đến nhà này chẳng muốn về
Chúng tôi bước chân đi lòng còn luyến tiếc...
Đó là lúc phường bùa kết thúc và gợi ý, nếu gia chủ là những người giỏi thường
rang, bọ mẹng những bài hát dân ca đối đáp, thì có thể cất lời hát để giữ chân phường
bùa. Nếu không, gia chủ đem tặng gạo, tặng quà cho phường bùa thì phường bùa sẽ đi
sang nhà khác và tiếp tục cuộc hát vui vẻ của mình trong không khí ngày xuân ấm áp.
Đó là diễn biến cơ bản của một cuộc hội xéc bùa của người Mường.
Lễ cơm mới của người Mường
Lễ hội này mang tính chất gia đình nhiều hơn là cộng đồng, được tổ chức sau
mùa thu hoạch vào tháng 10 âm lịch. Người Mường chọn những mẻ lúa đầu tiên,
sắm xôi, thịt cúng tổ tiên, Thành Hoàng và các vị thần đã phù hộ cho họ một mùa
màng thắng lợi. Vào ngày này, người Mường cũng trả công cho trâu, con vật đã
giúp họ làm lụng cày bừa để có vụ mùa tốt. Người ta cho trâu ăn một nắm xôi,
miếng thịt. Họ cũng cho chó con vật trung thành, gần gũi, coi nhà cho chủ quanh
năm ăn những thức ăn của lễ cơm mới cùng người.
Đối với các nhà lang xưa ở một số nơi như Mường Bi, lễ cơm mới được tổ
chức khá to, có làm bánh chưng và bắt cá về để cúng vía lúa.

Việc lựa chọn một số bông lúa nhiều hạt và hạt chắc tập hợp lại thành bó để
trên gác (róng) để giữ vía lúa là một tục lệ được người Mường coi trọng, biểu hiện
của sự “giàu cơm lắm lúa”.
24


Hội ném còn của người Mường
Ném Còn xa còn gọi là đánh Còn (đánh đu, đánh đáo) đây là một trò chơi dân
đặc biệt của những vùng Mường và một số dân tộc khác. Trò chơi này được lưu
truyền từ thời Hùng Vương nghĩa là từ khi còn các quan lang và các cô Mị Nương.
Còn là một trò chơi quý phái của các tiểu thư con của các lạc hầu lạc trường.
Còn là một trái cầu to bằng quả cam lớn được khâu bằng vải trong nhồi bông,
hoặc có mềm, hoặc vải vụn, bề ngoài bọc vải mềm có tua ngũ sắc trông sặc sỡ và
rất đẹp. Mỗi quả Còn thể hiện phong cách riêng của từng thiếu nữ tết Còn. Những
cô gái trầm tính thường thể hiện cá tính của mình qua quả còn màu xanh, màu của
cây cỏ, núi rừng. Những cô gái có cá tính mạnh mẽ biểu hiện qua quả Còn màu đỏ,
màu của sức mạnh tình yêu.
Tổ chức ném Còn thường chọn trên một khoảng đất rộng người ta trồng một
cây tre cao, trên thường treo một lá cờ ngũ sắc phấp phới bay biểu hiện cho cuộc
vui chơi ngày xuân, tiếp dưới có buộc một vòng tre đường kính ước độ hơn một
gang tay có cuốn giấy xanh đỏ xung quanh vòng.
Ngày nay người ta thường dán giấy trắng mỏng, các thiếu nữ chơi Còn đứng
ra hai phía sân để lần lượt thi ném để Còn lọt qua vòng tre. Khám giả phần lớn là
các thanh niên đứng vây quanh sân. Mỗi lần trái Còn đi trúng qua giữa vòng, khán
giả hò reo khen ngợi, khích lệ. Trái Còn văng đi trái Còn đánh lại, những con mắt
ngước theo và có những con tim hồi hộp khi trái Còn từ từ lớt tới vòng Còn. Nhiều
cô gái ném trái Còn để bói nhân duyên của mình, nếu trái Còn trúng đích thì người
đó tin rằng sẽ được may mắn trong nhân duyên.
Sân chơi kéo dài nhiều ngày và chính nơi đây cũng là những điểm hò hẹn gửi
trao những ánh mắt để tạo mối nhân duyên.

Lễ hội Chá Chiêng của người Thái
Lễ hội Chá Chiêng là lễ hội tín ngưỡng do ông mùn lớn tổ chức. Ông mùn là
người có uy tín trong cộng đồng người Thái qua việc chăm sóc phần hồn cho
người dân. Cứ ba năm, ông mùm lại tổ chức lễ tạ ơn Then Luông và các then khác
25


×