Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiềm năng du lịch hồ thủy điện hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.64 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là “Sứ giả của Hòa Bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc
gia các dân tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những
ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc
gia tham gia vì lợi ích kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Điều này càng thể
hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa.
Nhận thức được vị trí cũng như vai trò quan trọng của ngành du lịch
trong việc phát triển đất nước. Tại phiên họp ngày 30/12/2011, Thủ tướng
chính phủ đã ký quyết định số 2473/ QĐTTg phê duyệt chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đặt ra mục tiêu
“Năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao, đa
dạng, có thương hiệu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh
được với các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu năm 2030 Việt
Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.
Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong việc
phát triển kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng. Hòa
Bình là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, gắn liền
với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hòa Bình còn là quê
hương của nền văn hóa thời tiền sử - nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng thế
giới với hơn 70 di chỉ phân bố trong các thung lũng đá vôi của tỉnh, là
minh chứng cho sự hình thành và phát triển của loài người. Thiên nhiên
1


cũng ưu đãi ban tặng cho Hòa Bình nhiều danh lam thắng cảnh đẹp kỳ vĩ,
những hang động, những cánh rừng nguyên sinh và hồ nước đầy thơ
mộng, nơi đây có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với nền văn hóa
lâu đời là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.


Đến với Hòa Bình du khách sẽ được biết đến hồ thủy điện Hòa Bình là
một trong những khu có rất nhiều điểm du lịch. Với sức người và thiên nhiên
nơi đây đã tạo cho Hòa Bình một vùng lòng hồ và ven hồ thơ mộng với đầy
đủ các vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn.
Thấp thoáng các bản Mường, Dao, Thái, H’mông rải rác ven hồ, ven thung
lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Tuy nhiên, cho đến nay việc đầu tư, khai thác, phát triển các loại
hình du lịch ở hồ thủy điện Hòa Bình chưa mang đầy đủ những đặc trưng,
tiềm năng vốn có của nó. Do đó việc nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch
này là rất quan trọng bởi nó sẽ đánh giá đúng thực trạng nguồn tài nguyên
mà nó góp phần vào việc hoạch định khả năng khai thác du lịch ở hồ thủy
điện Hòa Bình.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài “Tiềm năng du lịch hồ
thủy điện Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn hiện có của
vùng lòng hồ và ven bờ của hồ thủy điện Hòa Bình.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình trong thời gian qua.

2


- Xác định tiềm năng, cơ hội thách thức cho phát triển du lịch hồ thủy
điện Hòa Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng du lịch, các hoạt động du lịch

tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình và một số địa điểm du lịch được chọn
nghiên cứu trên địa bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng lợi thế
và đánh giá thực trạng phát triển du lich ở hồ thủy điện Hòa Bình trong
một số năm gần đây.
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại vùng hồ thủy điện Hòa
Bình tỉnh Hòa Bình.
Về thời gian: số liệu được thu thập trong giai đoạn 2008 - 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giúp cho việc thực hiện khóa luận của mình được tốt hơn tôi có sử
dụng một số phương phát nghiên cứu như sau:
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp thu thập số liệu.
3


- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phục lục, bố cục khóa luận được chia thành
3 chương:
Chương 1: Khái quát về Hòa Bình và hồ thủy điện Hòa Bình.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lich ở hồ thủy điện Hòa Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch hồ thủy điện
Hòa Bình.

4



Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HÒA BÌNH VÀ HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
1.1.

Khái quát về tỉnh Hòa Bình

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 4.596,35 km², phía Bắc giáp
tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn
La và Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Hà Nam.
Tỉnh Hòa Bình gồm có 10 huyện và 1 thành phố: Lương Sơn, Kim
Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Mai Châu
và thành phố Hòa Bình. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thành phố Hòa Bình,
cách thủ đô Hà Nội 76 km theo quốc lộ 6. Tính đến năm 2008, toàn tỉnh
có 210 xã phường và thị trấn, dân số toàn tỉnh là: 832.543 người.
* Điều kiện tự nhiên
Hòa Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độc dốc lớn và theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm
về phía Tây Bắc và vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam.
Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt:
mùa khô và mùa mưa.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn phân bố tương đối đồng
đều với các sông lớn như: sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi...
1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội tỉnh
Hòa Bình
1.1.2.1. Lịch sử hình thành
Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị
định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi tỉnh Mường, tách phần đất có
người Mường cư trú của tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình.

Tỉnh lỵ đặt ở thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng gọi là tỉnh
5


Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc huyện
Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bây giờ). Tháng 4 năm 1886
được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do công sứ Pháp cai trị. Ban đầu
gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yêu Châu (tháng 7 năm 1888 cắt 3
châu này nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau nay thuộc Sơn La), cùng
với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng
10 năm 1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).
Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định
đổi tên tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ
Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu (châu Mai) và Đà Bắc.
Ngày 24 tháng 19 năm 1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà
Nam và đến ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của Lạc Thủy được
nhập vào phủ Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình.
Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành
châu Mai Đà.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình có 4 huyện:
Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà, riêng huyện Lạc Thủy vẫn thuộc
tỉnh Hà Nam, sau này mới trả về Hòa Bình. Ba huyện của Hòa Bình
(Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn) thuộc Liên khu 3, trong khi huyện Mai Đà
lại thuộc Liên khu Việt Bắc từ tháng 11 năm 1949 cho đến ngày 9 tháng 8
năm 1950 mới trả về Liên khu 3.
Ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía
bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà.
Ngày 15/10/1957 huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và
Tân Lạc.
Ngày 17/4/1959 huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và

Kim Bôi.
Ngày 17/8/1964 huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và
Yên Thủy.
6


Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hòa Bình hợp nhất vởi tỉnh Hà Tây
thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp
thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách thành 2 tỉnh Hòa
Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697km², với dân số 670.000
người, gồm 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn,
Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.
Tháng 12 năm 2001 huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và
Cao Phong.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình
và Yên Trung đều nằm ở phía Bắc của huyện Lương Sơn, được tách ra và
sát nhập vào thành phố Hà Nội.
1.1.2.2. Điều kiện về Kinh tế - văn hóa
Kinh tế: Nền kinh tế Hòa Bình đang có những biến chuyển đáng kể
về mặt cơ cấu. Tỉ trọng của các khu công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
liên tục tăng nhanh.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh, cung cấp vật liệu xây dựng cho vùng và các tỉnh lân
cận. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản phát triển như đường, tinh bột, chè
khô, hoa quả đóng hộp.
Văn hóa: Hòa Bình là một tỉnh đa dân tộc. Các dân tộc vừa phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa hòa đồng trong cộng đồng. Người
Tày, Thái có nhiều nét giống nhau trong sinh hoạt và phong tục. Dân tộc Mường có nền văn học dân gian phong phú, hát ví Mường với nhạc trống
đồng, nhạc cồng chiêng, trường ca Đẻ Đất Đẻ Nước. Dân tộc Thái có làn
điệu dân ca Thái tinh tế (hát khắp Thái) giàu hình tượng. Múa xòe Thái là

điệu múa mang tính chất cộng đồng cao. Người H'mông có múa khèn, múa
ô. Đặc biệt uống rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được
trong các dịp lễ tết, hội hè, tiếp khách quý của người Mường và Thái. Các
dân tộc ở tỉnh Hòa Bình có rất nhiều lễ hội như lễ hội cầu mát, lễ hội cầu
7


phúc bản Mường, lễ cơm mới, lễ khẩn chiêm, hội xéc bùa, hội xên bản, xên
Mường, hội cầu mưa...
1.1.3. Những tiềm năng cơ bản du lịch tỉnh Hòa Bình
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với địa hình tương đối phức tạp có nhiều đồi núi xen kẽ nhau do đó
đã hình thành các thác nước, hang động đẹp có cả giá trị về khảo cổ học,
nhiều hồ nối tiếp nhau hết sức hùng vĩ và thơ mộng. Khu liên hồ Phú Lão
huyện Lạc Thuỷ; động Tiên Phi thành phố Hòa Bình; động Hoa Tiên, thác
Lũng Vân huyện Tân Lạc...
Tài nguyên rừng, động thực vật thảm che phủ thực vật ở Hòa Bình
cũng hết sức phong phú, cùng với nhiều khoáng sản quý, quặng màu đặc
biệt là nguồn nước khoáng Kim Bôi… phục vụ đắc lực cho du lịch địa
phương.
Những rừng có giá trị khai thác phục vụ cho du lịch có thể kể đến đó
là rừng lim, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ. Điều đặc biệt ở Hòa Bình
đó là hồ nước sông Đà mênh mông với hàng trăm hòn đảo nhỏ kết hợp với
đập thuỷ điện tạo thành một cảnh quan và mô hình kinh tế thuỷ năng - thuỷ
sản - lâm sản có đầy đủ thu hút khách du lịch trên mọi phương diện.
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nền văn hoá Hòa Bình nổi tiếng có nhiều di tích chỉ khảo cổ, có nhiều
truyền thuyết độc đáo, hấp dẫn như: Sử thi đẻ đất, đẻ nước; truyền thuyết ông
Đùng bà Đùng… và cả các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng được
xếp hạng tiêu biểu như :

- Di tích khảo cổ.
- Di tích lịch sử văn hoá.
- Di tích lịch sử cách mạng.
Hòa Bình còn là cái nôi của nhiều dân tộc sinh sống (Mường - Kinh –
Thái - Dao - H’mông…) chứa đựng đầy ắp nguồn gốc bản sắc văn hoá và
những làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan, thêu.. Ngoài ra, còn
8


có các nguồn ẩm thực với các món ăn phong phú dân tộc như cơm Lam, rượu Cần, rượu sữa…
Lễ hội ở Hòa Bình cũng đa dạng và mang đậm bản sắc văn hoá của
các dân tộc. Lễ hội Cồng chiêng cầu phúc của bản Mường, lễ hội Chá
Chiêng cầu mưa của dân tộc Tày, Thái…
Ngoài những tài nguyên nhân văn thuộc nền văn hoá Hòa Bình còn có
tài nguyên là các công trình kiến trúc do con người xây dựng và đặc biệt
đó là thuỷ điện Hòa Bình - công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á với
các đường hầm, tổ máy, mặt đập và tượng Bác Hồ.
1.2. Hồ thủy điện Hòa Bình
1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Hồ thủy điện Hòa Bình hay thường gọi là hồ Hòa Bình nằm trên dòng
sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình nằm trong địa giới của 17 xã, thuộc 5 huyện
với tổng chiều dài 70 km. Phía Bắc thuộc huyện Đà Bắc, phía Nam thuộc
huyện Tân Lạc, phía Đông Bắc thuộc thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam
thuộc huyện Cao Phong, phía Tây và Tây Nam thuộc huyện Mai Châu. Hồ
thủy điện Hòa Bình là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam có chiều dài
trên 230 km từ Hòa Bình lên Sơn La. Hồ được hình thành từ việc đắp đập
ngăn sông, chinh phục thiên nhiên của nhân dân Việt Nam ở thế kỷ XX.
1.2.2. Những tiềm năng phát triển du lịch trên khu vực Hồ thủy điện
Hòa Bình
* Vịnh Suối Hoa – Động Hoa Tiên

Vịnh Suối Hoa: là hồ nước rộng (Khoảng 1000 ha), nước trong hồ
quanh năm trong xanh, núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng
trăm hòn đảo lớn nhỏ, hai bên bờ ẩn hiện những bản dân tộc đã tạo nên
một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Động Hoa Tiên: Là sản phẩm của tự nhiên với không gian thoáng
rộng, những nhũ đá hình thù phong phú, với vô vàn khối nhũ lớn nhỏ, tạo
nên một cảnh sắc hang động kì thú, đẹp mắt, mà đặc sắc đa dạng, luôn thu
9


hút được tính thích khám phá, nghiên cứu và chiêm ngưỡng những nét đẹp
của thiên nhiên.
* Động Thác Bờ
Động Thác Bờ nằm trong dãy núi Chúa bên bờ hồ thủy điện Hòa Bình
thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Động có chiều sâu tới hơn 100 m, lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ
rộng, chỗ hẹp nơi rộng nhất tới 20 m. Động được chia là 3 cung phòng lớn.
Động Thác Bờ đã được bộ văn hóa xếp hạng là di tích thắng cảnh cấp
quốc gia năm 2007.
* Đền Chúa Thác Bờ
Đền Bờ là điểm du lịch tín ngưỡng từ hàng trăm năm nay của dân tộc
Kinh, Mường. Nơi đây được đánh giá là hạt nhân quan trọng của khu du
lịch hồ thủy điện Hòa Bình.
Lễ hội thường được mở vào ngày mồng 7 tháng giêng hàng năm. Ngôi đền
có 38 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 2 pho tượng đồng là tượng thờ chính.
* Bản làng dân tộc Mường – Giang Mỗ
- Bản cách trung tâm thành phố Hòa Bình 12 km dọc theo đường quốc
lộ 6 cũ.
- Nằm ở xã Bình Thanh, ngay dưới chân núi Mỗ, nơi đây vẫn còn giữ
nguyên bản từ nhà của đến nếp sinh hoạt, hệ thống dẫn nước, cối giã gạo…

Kiến trúc nhà ở: Sàn nhà làm bằng gỗ, luông tre và các loại vật liệu
địa phương. Nhà được dựng trên các chân đá đẽo lõm, chôn cách mặt đất
5 – 7 cm. Cột nhà làm bằng những thân gỗ tròn có đường kính từ 20 –
30 cm. Xà, kèo cũng được làm bằng gỗ. Mái nhà sàn được lập bằng cỏ
tranh. Sàn nhà được lát bằng những tấm gỗ hoặc những phiên luồng,
bương, nứa.
Trang phục: Trang phục nam giới là những bộ cánh màu chàm, xẻ
ngực cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Trong
lễ hội dùng áo lụa màu tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác
10


áo choàng đen dài tới gối, cài cúc nách ở sườn phải. Phụ nữ Mường thường đội khăn trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn có xẻ ngực
(có nơi sẻ vai ít cài cúc). Váy của phụ nữ Mường khá dài so với những
chiếc cặp váy được dệt bằng tơ nhuộm màu, tạo những hoa văn với những
họa tiết rất đẹp.
* Lễ hội truyền thống
Hội Phường Sắc Bùa. (xéc bùa) của người Mường
Theo người Mường, sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa, có nghĩa là xách
cồng, là một hội vui có tính chất giải trí diễn ra vào dịp đầu năm mới ở
những bản Mường để người ta cầu chúc nhau may mắn, mạnh khỏe. Ngoài
ra, những dịp vui khác người ta cũng sắc bùa như đón khách quý từ xa
đến, dựng nhà mới, đón dâu hoặc những dịp vui khác.
Lễ cơm mới của người Mường
Lễ hội này mang tính chất gia đình nhiều hơn là cộng đồng, được tổ
chức sau mùa thu hoạch vào tháng 10 âm lịch. Người Mường chọn những
mẻ lúa đầu tiên, sắm xôi, thịt cúng tổ tiên, Thành Hoàng và các vị thần đã
phù hộ cho họ một mùa màng thắng lợi. Vào ngày này, người Mường cũng
trả công cho trâu, cho chó.
Hội ném còn của người Mường

Ném Còn xa còn gọi là đánh Còn (đánh đu, đánh đáo) đây là một trò
chơi dân đặc biệt của những vùng Mường và một số dân tộc khác. Trò chơi
này được lưu truyền từ thời Hùng Vương nghĩa là từ khi còn các quan lang
và các cô Mị Nương. Còn là một trò chơi quý phái của các tiểu thư con của
các lạc hầu lạc trường.
Còn là một trái cầu to bằng quả cam lớn được khâu bằng vải trong nhồi
bông, hoặc có mềm, hoặc vải vụn, bề ngoài bọc vải mềm có tua ngũ sắc
trông sặc sỡ và rất đẹp
Tổ chức ném Còn thường chọn trên một khoảng đất rộng người ta
trồng một cây tre cao, trên thường treo một lá cờ ngũ sắc tiếp dưới có buộc
11


một vòng tre đường kính ước độ hơn một gang tay có cuốn giấy xanh đỏ
xung quanh vòng.
Sân chơi kéo dài nhiều ngày và chính nơi đây cũng là những điểm hò
hẹn gửi trao những ánh mắt để tạo mối nhân duyên.
Lễ hội Chá Chiêng của người Thái
Lễ hội Chá Chiêng là lễ hội tín ngưỡng do ông mùn lớn tổ chức. Ông
mùn là người có uy tín trong cộng đồng người Thái qua việc chăm sóc
phần hồn cho người dân. Cứ ba năm, ông mùm lại tổ chức lễ tạ ơn Then
Luông và các then khác trên Mường Trời. Lễ vật dùng cho việc này đều do
các con nuôi, con ruồng (lục liểng, lục nà) đóng góp. Lục liểng, lục nà là
những người đau ốm được ông trùm cúng khỏi trở thành người con phụ
thuộc vào thầy mùn.
Lễ hội Chá Chiêng được tổ chức vào dịp tháng giêng, tháng hai âm
lịch. Ngày làm lễ do ông mùn chọn, tránh những ngày xấu (thường là ngày
5, 14, 23).
Địa điểm tiến hành lễ là ngôi nhà sàn của chính ông mùn.
Hội chùa Kè

Hội chùa Kè tổ chức vào ngày 16 tháng 2 âm lịch hàng năm với sự
tham gia của cả người Kinh và Mường trong vùng Mường Bi đến dự. Đây
là một hội chùa khá lớn của vùng Mường Bi.
Lễ hội đền Bờ
Là lễ hội có sự tham gia nhiều nhất và lớn nhất của người Kinh trên
đất Hòa Bình. Song, điều thú vị hơn nữa là lễ hội này lại là biểu tượng của
sự đoàn kết ba dân tộc Kinh - Mường - Dao sống trên dải đất Hòa Bình.
Đền Bờ hay còn gọi đền Thác Bờ là một di tích lịch sử nổi tiếng. Ở
đây không những có đền, có thác mà còn có cả một cái chợ nổi tiếng của
Hòa Bình, thậm chí là một thời gian cái tên Chợ Bờ đã từng là tên của tỉnh
lỵ. Trước khi có đập thủy điện Hòa Bình, đền Thác Bờ được dựng ở đoạn
ngang giữa của thác Bờ. Sau này, khi xây dựng đập, nhân dân phải chuyển
12


đền lên cao để khỏi bị ngập trong lòng hồ thủy điện sông Đà. Hiện nay,
đền Bờ được dựng ở hai nơi: Trên đỉnh đồi hang Thầu thuộc xã Vầy Nưa
bên bờ trái sông Đà, và trên đồi thuộc xã Thung Nai, bên bờ phải sông Đà.
Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng tháng giêng, những năm
gần đây di tích và lễ hội này thu hút rất đông khách thập phương từ xuôi
lên nên ngoài ngày chính hội người đi lễ kéo dài suốt cả tháng.
1.3 Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 đánh giá những tiềm năng du lịch hồ thủy điện Hòa
Bình gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó chỉ ra những khó khăn và
thuận lợi để có những chính sách và phương hướng khắc phục làm cho
hoạt động kinh doanh du lịch ở hồ thủy điện Hòa Bình đạt được những kết
quả tốt nhất.
Thuận lợi:
Hồ có vị trí thuận lợi nằm trong khu du lịch trung tâm phía Bắc của
đất nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủ đô Hà Nội. Là tập hợp của

những khu vực có nền văn hóa riêng biệt rất đặc sắc như văn hóa Mường,
Thái, Dao, H’mông là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa.
Không những thế vùng lòng hồ có hệ thống đảo, vịnh với hệ động thực vật
phong phú, cùng với vị trí đẹp là điều kiện tuyệt vời cho phát triển các loại
hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi cao cấp và nghỉ cuối tuần.
Khó khăn:
Việc quản lý khai thác tài nguyên du lịch còn chưa được quan tâm
đúng mức, thiếu tính chuyên nghiệp. Công tác tuyên truyền quảng bá xúc
tiến du lịch còn hạn chế, du lịch của khu vực chưa chiếm lĩnh được thị
trường du lịch. Mặt khác các cơ chế chính sách áp dụng ở đây cũng còn rất
nhiều hạn chế (Chính sách khuyến khích cho đầu tư du lịch). Ngoài ra còn
một số bất lợi như: Mặt nước hồ có thuận lợi về mùa khô nước trong, sạch
nhưng đến mùa mưa nước lại có nhược điểm bẩn và đục. Mực nước hồ
chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Nhiều nơi địa hình quá phức
tạp, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.
13


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HỒ THỦY ĐIỆN HÒA
BÌNH
2.1. Cơ sở hạ tầng du lịch ở Hồ thủy điện Hòa Bình
2.1.1. Hệ thống đường giao thông thủy bộ và các phương tiện, trang
thiết bị phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông trong khu vực hồ thủy điện Hòa Bình là một hệ
thống đa dạng cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Đây chính là một ưu thế cho
phát triển du lịch.
2.1.2. Hệ thống điện nước và Bưu chính viễn thông
2.1.2.1. Hệ thống cung cấp điện
Hiện nay khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình sử dụng hệ thống cấp

điện quốc gia, nguồn cung cấp điện chủ yếu là Nhà máy thủy điện Hòa
Bình. Nguồn điện đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân cho sinh
hoạt cũng như các hoạt động sản xuất trong khu vực.
2.1.2.2. Hệ thống Bưu chính viễn thông
Thông tin liên lạc là phương tiện quan trọng trong việc nâng cao
trình độ dân trí và đưa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước tới người dân góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc ở hồ thủy điện Hòa Bình khá
hoàn chỉnh.
2.1.2.3. Cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường
Cấp nước
Thành phố Hòa Bình có hệ thống nước sạch tập trung, các huyện cấp
nước cục bộ (giếng, suối…). Một số nơi đang tiến hành xây dựng nhà máy
nước và hệ thống cấp nước tập trung, chất lượng nước nhìn chung còn thấp.
Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
14


Hệ thống thoát nước: Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước
(nước vẫn được để thoát tự nhiên, nước thải chưa được xử lý).
Vệ sinh môi trường: Thành phố Hòa Bình đã có ý thức được vấn đề
môi trường, vì vậy vấn đề này đang dần được bảo vệ.
2.1.3. Hệ thống các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch
* Cơ sở lưu trú
Hồ thủy điện Hòa Bình có vị trí thuận lợi ngay trung tâm thành phố
Hòa Bình nên hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, điểm vui chơi giải
trí khá thuận tiện cho du khách.
* Cơ sở ăn uống, bán hàng
Hiện tại chưa có một con số thống kê nào về số lượng hệ thống cơ sở
ăn uống bán hàng tại khu du lịch hồ thủy điện Hòa Bình nhưng theo điều

tra một số người dân địa phương sống ở gần điểm du lịch lâu năm và từ
phòng du lịch sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch thì trong năm qua hệ
thống này luôn được cải thiện về số lượng và chất lượng.
2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Hồ thủy điện
Hòa Bình
Cơ quan quản lý trực tiếp lòng hồ thủy điện Hòa Bình là Nhà máy
thủy điện Hòa Bình. Tuy nhiên công ty không đứng ra tổ chức các tour du
lịch, hiện tại các tour du lịch đến với lòng hồ thông qua Công ty cổ phần
Du Lịch Hòa Bình và các tổ chức du lịch khác ngoài tỉnh.
Số lao động trong ngành du lịch hồ thủy điện Hòa Bình hầu như chưa
có nhiều chưa phân ngành rõ rệt, tập trung phần lớn ở thành phố, thị trấn.
Do đó chưa có con số cụ thể tôi xin lấy lực lượng lao động trong ngành du
lịch toàn tỉnh Hòa Bình để tham khảo từ đó đưa ra những nhận định khách
quan số lượng cũng như chất lượng toàn tỉnh Hòa Bình (trong đó có hồ
thủy điện Hòa Bình).

15


Nhìn chung số lượng lao động ngành du lịch tăng dần dần qua các
năm. Năm 2008 số lượng phục vụ cho ngành du lịch 1.400 người, năm
2009 đạt 1.500 người, năm 2010 là 1.680 người tới năm 2011 con số này
lên tới 1.830 người. Tốc độ phát triển bình quân qua bốn năm là 109,38%.
Bên cạnh việc tăng lên về số lượng lao động, chất lượng lao động
ngành du lịch cũng tăng lên song chưa thực sự tương xứng với nhu cầu
thực tế, còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Điều này thể hiện rõ qua
tỷ lệ số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên so với tổng lượng lao
động trong ngành du lịch chiếm tỷ lệ chưa cao và tuy có sự gia tăng qua
các năm về số lượng. Trong khi đó số lượng chưa qua đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ lại chiếm số lượng khá đông. Năm 2008 là 995/1.400 người

chiếm 71,07%, năm 2009 là 1.070/1.500 chiếm 71,33%, năm 2010 là
1.210/1.680 chiếm 72,02%, năm 2011 là 1.325/1.830 chiếm 72,40%.
2.3. Các sản phẩm du lịch chủ yếu
- Du lịch ngắm cảnh.
Vui chơi giải trí trên mặt nước: như câu cá, trượt nước, thả diều, bơi
lội, lăn... thể thao mạo hiểm: leo núi, khám phá rừng, tìm hiểu hang động.
- Du lịch nghỉ dưỡng với các hệ thống khách sạn, các khu nhà nghỉ
cao cấp.
- Du lịch tín ngưỡng, lễ hội.
- Du lịch thăm quan tìm hiểu sản vật, cây trồng địa phương. Tìm hiểu
con người, văn hóa Mường thưởng thức các món ăn dân gian.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Hồ thủy điện Hòa Bình
2.4.1. Về công tác marketing và xúc tiến du lịch
Với lợi thế là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch là điều kiện thuận lợi
để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên,
hoạt động quảng cáo xúc tiến phát triển du lịch của hồ thủy điện Hòa Bình
chưa mạnh mẽ, các hình thức quảng bá còn đơn điệu nên chất lượng chưa
cao, chưa nhiều và chưa có chiến lược quảng cáo xúc tiến phát triển du
lịch chuyên nghiệp để chiếm lĩnh thị trường.
16


2.4.2. Số lượng khách du lịch
a. Khách nội địa
Khách du lịch nội địa là thị trường chính của du lịch hồ thủy điện Hòa
Bình, năm 2008 với 155.045 lượt người chiếm 90% thị trường khách du
lịch, năm 2009 có 185.000 lượt khách chiếm 90,2% và tăng 19,3% so với
năm 2008. Năm 2010 với 250.000 lượt khách chiếm 91% tăng 35% so với
năm 2009. Năm 2011 thị trường khách du lịch này lên tới 326.500 lượt
khách chiếm 90%, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2010.

b. Khách quốc tế
Thị trường khách quốc tế cũng có xu hướng tăng dần qua các năm
xong tỷ lệ này chiếm tỷ lệ chưa cao. Cụ thể năm 2008 số lượng khách
quốc tế chỉ có 17.228/172.273 lượt khách chiếm 10%. Năm 2009 tăng
thêm 2.772 người tức đạt 20.000 người và chiếm 9.8% so với tổng lượng
khách. Năm 2010 tăng thêm 5.000 người tức đạt 25.000 người và chiếm
9% so với tổng lượng khách. Năm 2011 tăng thêm 11.000 người tức đạt
36.000 người và chiếm 9,93 % so với tổng lượng khách. Khách quốc tế
đến với du lịch hồ thủy điện Hòa Bình hầu như vào tất cả các mùa và
không chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ.
2.4.3. Doanh thu du lịch
2.4.3.1. Doanh thu bán hàng
Du khách đến với hồ thủy điện chưa nhiều và chỉ đến một vài điểm du
lịch đã biết tiếng. Chính vì thế mà nhu cầu mua bán hàng hóa, vật lưu niệm
vẫn chưa được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chú trọng, quan tâm đến.
2.4.3.2. Doanh thu dịch vụ
Là nguồn thu phản ánh mức độ chi tiêu của du khách, nó bao gồm
các khoản khách phải chi trả trong thời gian lưu lại tại điểm du lịch. Bao
gồm các khoản chi về lưu trú, vận chuyển, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải
trí, cũng như các dịch vụ khác…
Cũng như thực trạng lượng khách du lịch, nên việc thống kê tổng
doanh thu du lịch cho hồ thủy điện Hòa Bình là chưa có con số cụ thể.
17


2.5. Tiểu kết chương 2
Qua việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa
Bình ta nhận thấy: Hồ thủy điện Hòa Bình có quang cảnh thiên nhiên thơ
mộng với đầy đủ các vịnh, đảo, hệ thống đảo trên lòng hồ có hệ động thực
vật phong phú. Là tập hợp của những khu vực có nền văn hóa riêng biệt rất

đặc sắc như văn hóa Mường, Thái, Dao, H’mông là điều kiện thuận lợi để
phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên những năm qua du lịch Hòa
Bình còn rất nhiều mặt hạn chế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
và thế mạnh của khu du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Cơ sở vật chất
kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chương trình du lịch văn hóa chưa được triển
khai mạnh mẽ, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, sức cạnh tranh chưa cao,
nguồn nhân lực du lịch nhận thức về công tác xã hội văn hóa còn nhiều
mặt hạn chế, hoạt động doanh du lịch chưa được đề cao. Do vậy, thị
trường nguồn khách chưa ổn định, tỷ trọng doanh thu cơ cấu phát triển còn
khiêm tốn. Nguyên nhân từ nhiều mặt nhưng có thể xác định nguyên nhân
cơ bản là nhận thức và phối hợp của một số cấp ủy, chính quyền ngành
chưa đủ, chính sách khuyến kích đầu tư nguồn vốn dành cho du lịch còn
hạn hẹp nguồn nhân lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đều, chưa
chuyên nghiệp, khă năng nghề nghiệp còn thấp, phong cách trách nhiệm
chưa cao.
Tóm lại, tình hình khai thác các tài nguyên du lịch ở hồ thủy điện
Hòa Bình trong thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, tồn tại thiếu tính định
hướng phát triển, khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả. Để khắc phục
những tình trạng này nhằm đưa hoạt động kinh doanh du lịch ở hồ thủy
điện Hòa Bình phát triển bền vững ngày thu hút được nhiều khách ngành
du lịch đòi hỏi các ngành các cấp đặc biệt bản thân các daonh nghiệp phải
có hoạt động chương trình tổng hợp nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư
thích đáng vào việc khai thác và tôn tạo các tài nguyên du lịch ở hồ thủy
điện Hòa Bình.

18


Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ THỦY

ĐIỆN HÒA BÌNH
3.1. Đánh giá chung về sự phát triển du lịch trên địa bàn Hồ thủy điện
Hòa Bình
3.1.1. Nguyên nhân kết quả đạt được của việc phát triển du lịch Hồ thủy điện
Hòa Bình
- Chính sách phát triển nhà nước về phát triển du lịch.
- Tỉnh ủy Hòa Bình cũng có nghị quyết riêng về du lịch.
- Cùng với những văn bản này, UBND đã phối hợp với các sở Văn
Hóa - Thể Thao và Du Lịch đã lập và hình thành quy hoạch phát triển du
lịch hồ thủy điện Hòa Bình thời kỳ 2006 - 2020.
- Nhận thức đúng đắn của các cấp, ban ngành cũng như của những
người dân địa phương về giá trị, vị trí, vai trò của phát triển du lịch trong
chiến lược phát triển kinh tế.
3.1.2. Ảnh hưởng của việc phát triển khu du lịch Hồ thủy điện Hòa
Bình tới môi trường - xã hội
- Đối với đời sống dân cư.
- Đối với đời sống sinh hoạt văn hóa.
- Đối với môi trường sinh thái cảnh quan khu vực.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển du lịch ở Hồ
thủy điện Hòa Bình
3.1.3.1. Những thuận lợi cơ bản
3.1.3.2. Những khó khăn trước mắt
- Về cơ sở hạ tầng.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Con người.
19


3.1.4. Vị trí hồ thủy điện Hòa Bình trong chiến lược phát triển của tỉnh và
của cả nước

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn
2001 - 2012, thì du lịch hồ thủy điện Hòa Bình thuộc khu du lịch trọng
điểm. Vì vậy nó có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của
tỉnh và của nhà nước.
3.2. Định hướng phát triển du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình
3.2.1. Những quan điểm về phát triển du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình
Phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình trong thời gian trước mắt
cũng như lâu dài, phải dựa trên những nguyên tắc phát triển sau:
- Phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình phải phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
giai đoạn 2001 - 2012 của tỉnh và phải được đặt trong mối quan hệ chặt
chẽ với du lịch đặc biệt của Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững.
- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành
và mang tính xã hôi hóa cao.
- Phát triển du lịch phải thấu suốt nguyên tắc.
- Phát triển du lịch phải đi đôi và gắn liền với đảm bảo an ninh, quốc
phòng.
- Phát triển du lịch trên cơ sở từng bước đa dạng, song có chọn lọc,
phù hợp với tiềm năng và đặc thù của khu vực, đặc biệt phải phát huy hai
thế mạnh nổi trội:
+ Du lịch sinh thái bền vững trên cơ sở tài nguyên tự nhiên dồi dào,
sẵn có.
+ Du lịch sinh thái bền vững trên nền văn hóa bản địa, khai thác nét
truyền thống dân gian đặc sắc và đa dạng riêng có ở từng địa phương.

20


3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình

Về kinh tế: Phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình nhằm khai thác
có hiệu quả tiềm năng du lịch.
Về văn hóa xã hội: mục tiêu phát triển du lịch là một trong những mục
tiêu đưa khu vực phát triển mạnh mẽ về mặt văn hóa xã hội. Cụ thể: Xóa
hoàn toàn nạn mù chữ, ổn định cuộc sống, không còn cuộc sống du cư, có
cơ sở phục vụ về văn hóa xã hội phong phú, tạo điều kiện cho lớp thanh
niên trong khu vực học ngoại ngữ, phát huy sức mạnh của nền văn hóa các
dân tộc, có đầy đủ kiến thức về văn hóa và xã hội để tiếp thu những sự tiến
bộ của văn hóa thế giới.
Mục tiêu về môi trường: Phát triển du lịch gắn bó với việc tôn tạo và
giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm tốt đẹp hơn khung cảnh Đền
Bờ, Động Hoa Tiên. Các khu dịch vụ khách sạn không phá vỡ cảnh quan
mà làm đẹp thêm cho cảnh quan.
Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình
góp phần cung cấp thông tin, tư liệu, định hướng chiến lược cơ bản để hỗ
trợ cho việc xúc tiến, lập kế hoạch, phối hợp nghiên cứu thống kê cho sự
phát triển của ngành ở tỉnh và trung ương trong thời kỳ tới.
3.3. Những giải pháp cơ bản cho phát triển du lịch tại Hồ thủy điện
Hòa Bình
3.3.1. Công tác quy hoạch
3.3.2. Giải phát về cơ chế chính sách và kiện toàn bộ hệ thống quản lý nhà
nước về du lịch
3.3.3. Giải pháp về vốn, thu hút đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn trong du
lịch
3.3.4. Giải phát đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong du lịch
3.3.5. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật
3.3.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ
21



3.3.7. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch có tính
đặc thù
3.3.8. Tăng cường quảng bá xúc tiến thương mại
3.3.9. Giải pháp xã hội hóa phát triển du lịch
3.4. Giới thiệu một số tour du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình là điểm đến
chính
3.5. Tiểu kết chương 3
Hồ thủy điện Hòa Bình là khu vực có tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy
nhiên, trong thời gian qua thực trạng phát triển du lịch của khu vực lòng hồ
thủy điện Hòa Bình còn thấp, phần nào mang tính tự phát, chưa được quy
hoạch một cách khoa học, việc khai thác tài nguyên vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng tỉnh, cũng như tiềm năng du lịch du lịch vô
cùng to lớn mang tầm vóc quốc gia của địa điểm này. Vì vậy, cần có
những định hướng và giải pháp cụ thể để đưa du lịch khu vực hồ thủy điện
Hòa Bình phát triển một cách bền vững. Những định hướng và giải phát
được trình bày trên đây là những kiến nghị của tôi nêu ra dựa trên thực tế
đã đi và tìm hiểu. Nhưng trong nhận thực của một sinh viên tôi chỉ có thể
đưa ra một góc nhỏ của cả mảng vấn đề về du lịch hồ thủy điện Hòa Bình.
Song đó là những định hướng và giải pháp theo tôi là cần thiết để đưa du
lịch vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ngày một phát triển để hòa chung
vào xu thế phát triển của tỉnh cũng như của cả nước.

22


KẾT LUẬN
Với môi trường tự nhiên trong lành, khí hậu ôn hòa, núi cao, từng
rậm non nước hữu tình hồ thủy điện Hòa Bình được ví như một “Vịnh Hạ
Long thu nhỏ”. Hơn nữa nơi đây là tập hợp của những khu vực có nền văn
hóa rất riêng biệt rất đặc sắc và văn hóa lâu đời như văn hóa Mường, Thái,

Dao, H’mông. Đứng trên bình diện văn hóa quốc gia thì nơi đây là khu
vực có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và có hàm lượng văn hóa cao. Đây
thực sự là một điểm đến lý tưởng của khách du lịch, thăm quan, tìm hiểu
nét văn hóa dân tộc cũng như nghỉ dưỡng cuối tuần.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra hướng chỉ đạo sở Văn Hóa – Thể Thao và
Du Lịch phối với các cơ quan chức năng nghiên cứu và xây dựng quy
hoạch chi tiết khu du lịch hồ thủy điện Hòa Bình trong tương lai trở thành
khu du lịch quốc gia và là khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Một số dự án
đầu tư đã và đang được kêu gọi, triển khai trên địa bàn. Trong những năm
qua, mặc dù việc khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch mới chỉ ở
những bước đầu nhưng du lịch hồ thủy điện Hòa Bình đã thực sự có nhiều
khởi sắc đáng mừng, đã phần nào góp phần vào xây dựng kinh tế xã hội,
xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng ngân sách cho địa phương, cho
toàn tỉnh và cho cả đất nước.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình còn
thấp trong thời gian qua, phần nào mang tính tự phát, còn chưa được quy
hoạch một cách khoa học, việc khai thác nguồn tài nguyên chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh, cũng như tiềm năng du lịch vô cùng to
lớn mang tầm vóc quốc gia của địa điểm này. Các hoạt động du lịch chủ
yếu được đầu tư mang tính nhỏ lẻ, các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp
dẫn du khách. Nguồn nhân công dồi dào không ngừng tăng qua các năm
nhưng lại ẩn chứa trong mình sự kém hiểu biết, kém trình độ chuyên môn
23


và ngoại ngữ, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị
trường du lịch.
Để thúc đẩy sự phát triển của du lịch hồ thủy điện Hòa Bình ngày
một cao hơn, hướng tới sự phát triển bền vững thì tỉnh Hoà Bình, ngành du
lịch tỉnh cần có những biện pháp cụ thể, hướng đi đúng và có sự phối hợp

chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể với cộng đồng dân cư. Trước hết cần
phải hoàn thành quy hoạch tổng thể cũng như triển khai quy hoạch chi tiết
các điểm du lịch trong khu vực. Có chiến lược, chính sách kêu gọi thu hút
đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm bớt thủ tục hành chính
rườm rà và có những khuyến khích cụ thể để các nhà đầu tư cảm thấy họ
thực sự có lợi. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để giới
thiệu tới bạn bè bốn phương biết đến và đến với hồ thủy điện Hòa Bình.
Chú tâm đạo tạo nguồn nhân lực và thu hút lao động mới, đầu tư và nâng
cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Không ngừng
phát triển các sản phẩm du lịch vừa mang nét đặc trưng vừa hấp dẫn du
khách. Kết hợp với các huyện cũng như với các tỉnh bạn, các công ty du
lịch lữ hành trong và ngoài nước để tạo thêm nhiều các tour, tuyến du lịch.
Một số kiến nghị
* Đối với Tổng cục du lịch
* Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh
* Đối với khu du lịch hồ thủy điện Hoà Bình

24



×