Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

báo cáo thực tập tại nhà máy thủy điện hòa bình nhà máy điện gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.59 KB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian học tập trên ghế nhà trường, em được thầy cô truyền đạt
nhiều kiến thức về chuyên nghành hệ thống điện. Tuy nhiên, kiến thức thực tế
đối với em còn rất ít, chính vì vậy, qua buổi đi thực tập nhận thức tại nhà máy
Thủy điện Hòa Bình, và 1,5 tháng thực tập tại Công ty điện lực Gia Lâm, kiến
thức thực tế của em đã được bổ sung thêm nhiều. Em làm bản báo cáo này
gồm 2 phần, mỗi phần gồm những số liệu tổng hợp và những nhận thức của
em trong các đợt thực tập:
1- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
2- Công ty điện lực Gia Lâm

Với thời gian thực tập hạn chế, nhiều điều đối với em còn rất mới lạ, do đó
trong báo cáo thực tập của em chắc chắn còn nhiều thiếu xót, khuyết điểm, em
kính mong thầy cô chỉ bảo thêm và giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo này.
Qua đây, em xin cảm ơn các thầy, cô giáo, các bác, các anh chị trong nhà
máy Thủy điện Hòa Bình và Công ty điện lực Gia Lâm đã tận tình chỉ bảo
cho em trong đợt thực tập vừa qua.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên thực hiện

PHẦN I
1


SV: Phạm Thanh Huyền

1
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
1.1. Giới thiệu chung về nhà máy
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được khởi công xây dựng từ năm 1979, đến
năm 1988, tổ máy đầu tiên đi vào hoạt động và năm 1994, sau 15 năm xây
dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức hoàn thành, đưa toàn bộ
8 tổ máy vào vận hành. Mỗi máy phát công suất là 240 MW, tổng công suất
đặt là 1.920 MW, sản lượng điện bình quân 8.160 GWh/năm. Việc hoàn thành
và đưa vào vận hành nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình thể hiện bước phát triển
mới của nghành năng lượng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Công trình là niềm tự hào của đội ngũ cán bộ công nhân các ngành xây
dựng, thuỷ lợi, năng lượng; đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ
công nhân Việt Nam. Những điểm mốc có ý nghĩa lịch sử của nhà máy Thuỷ
điện Hòa Bình:
- Công trình Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà được khởi công
xây dựng ngày 06/11/1979.
- Ngăn sông Đà đợt 1: ngày 12/01/1983.
- Ngăn sông Đà đợt 2: ngày 09/01/1986.
- Thời điểm đưa tổ máy đầu tiên(máy1) hoà lưới điện quốc gia: ngày
30/12/1988.
- Thời điểm đưa tổ máy cuối cùng (máy 8) hoà lưới điện quốc gia: ngày

04/04/1994.
- Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý, vừa
vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, ngày 20/12/1994 Nhà máy Thuỷ
điện Hoà Bình đã được khánh thành.
- Tháng 6/1998, sau 10 năm vận hành, với những thành tích lao động sản
xuất đạt được, Nhà máy vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh
hiệu Tập thể Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, Nhà máy

2
SV: Phạm Thanh Huyền

2
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Thuỷ điện Hoà Bình đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng một số huân
chương:
- 01 huân chương lao động hạng nhất.
- 01 huân chương lao động hạng nhì.
- 02 huân chương lao động hạng ba.
- 24 huân chương lao động hạng nhì, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân.
- 05 cờ luân lưu của Chính phủ.
- 02 cờ luân lưu của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- 02 cúp bạc Chất lượng Việt Nam.
- Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình.
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có các nhiệm vụ chính là:

- Nhiệm vụ chống lũ
Sông Đà là một nhánh lớn của sông Hồng, theo thống kê 100 năm gần
đây đã xảy ra những trận lũ lớn trên sông Đà như sau:
+ Năm 1902, lưu lượng đỉnh lũ là 17.700 m3/s
+ Năm 1971, lưu lượng đỉnh lũ là 18.100 m3/s
Những năm đó, đã làm nhiều tuyến đê xung yếu trên diện rộng ở các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ như Sơn Tây, Hải Dương...bị hư hỏng và gây tổn thất nặng
nề về người và tài sản cho nhân dân mà nhiều năm sau mới khôi phục được.
Công trình Thuỷ điện Hoà Bình năm 1991 đưa vào tham gia chống lũ
cho hạ lưu sông Đà, sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Hàng năm đã cắt trung
bình từ 4-6 trận lũ lớn, với lưu lượng cắt từ 10.000-22.650 m 3/s. Điển hình là
trận lũ ngày 18/08/1996 có lưu lượng đỉnh lũ 22.650 m 3/s, tương ứng với tần
suất 0,5% (Xuất hiện trong vòng 50 năm trở lại đây). Với đỉnh lũ này công
trình đã cắt được 13.115m3 (giữ lại trên hồ) và chỉ xả xuống hạ lưu 9.535m 3/s
làm mực nước hạ lưu tại Hoà Bình là 2,20m, tại Hà Nội là 0,8m vào thời đỉêm
đỉnh lũ. Hiệu quả đìêu tiết chống lũ cho hạ lưu và cho Hà Nội là vô cùng to
lớn. Đặc biệt là với những trận lũ có lưu lượng lớn hơn 12.000m 3/s. Tác dụng

3
SV: Phạm Thanh Huyền

3
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

cắt lũ càng thể hiện rõ nét khi xảy ra lũ đồng thời trên các sông Đà, sông Lô,

sông Thao.
- Nhiệm vụ phát điện
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là công trình nguồn điện chủ lực của hệ
thống điện Việt Nam. Nhà máy có

08 tổ máy với công suất lắp đặt

1.920MW, hàng năm cung cấp sản lượng điện bình quân khoảng 8.160
GWh/năm cho quốc gia. Năm 1994 cùng với việc khánh thành nhà máy,
đường dây 500kV Bắc - Nam đóng điện, hình thành nên hệ thống điện quốc
gia thống nhất, chuyển tải điện năng từ miền Bắc vào miền Trung và miền
Nam, trong đó nguồn điện chủ lực là của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình kết hợp với các nhà máy nhiệt điện Phả
Lại (5.731 GWh/năm), nhiệt điện Uông Bí (729 GWh/năm).. . còn có nhiệm
vụ điều phối điện năng cho phía Bắc.
- Nhiệm vụ tưới tiêu, chống hạn hán cho nông nghiệp.
Hàng năm khi bước vào mùa khô, Nhà máy đảm bảo duy trì xả xuống
hạ lưu với lượng trung bình không nhỏ hơn 600m 3/s, và vào thời kỳ đổ ải cho
nông nghiệp lên tới gần 1000m3/s. Nhờ vậy, các trạm bơm có đủ nước phục
vụ cho gieo cấy kịp thời. Điển hình như mùa khô 1993-1994 do hạn hán kéo
dài, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã phải xả hỗ trợ (qua công trình xả tràn)
hơn 128,5 triệu m3 nước xuống hạ lưu đảm bảo mực nước cho các trạm bơm
hoạt động chống hạn, đổ ải, gieo cấy cho 0,5 triệu ha đất canh tác nông
nghiệp vùng hạ lưu sông Đà, sông Hồng kịp thời vụ.
Ngoài việc điều tiết tăng lưu lượng nước về mùa kiệt cho hạ lưu phục
vụ tưới tiêu còn góp phần đẩy mặn ra xa cửa sông nên đã tăng cường diện tích
trồng trọt ở những vùng này.
- Giao thông đường thuỷ
Sự hiện diện của thuỷ điện Hoà Bình góp phần đáng kể việc đi lại, vận
chuyển bằng giao thông đường thuỷ ở cả thượng lưu và hạ lưu. Phía thượng

lưu với vùng hồ có chiều dài hơn 200km tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc
4
SV: Phạm Thanh Huyền

4
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc các tỉnh vùng Tây
Bắc của Tổ quốc.
Phía hạ lưu chỉ cần 2 tổ máy làm việc phát công suất định mức lưu lượng
mỗi máy 300m3/s sẽ đảm bảo cho tàu 1.000 tấn đi lại bình thường. Mặt khác,
do có sự điều tiết dòng chảy về mùa khô, đảm bảo lưu lượng nước xả trung
bình không nhỏ hơn 600m3/s đã làm tăng mực nước thêm từ 0,5 đến 1,5m. Vì
thế, việc đi lại của các phương tiện tàu thuyền an toàn, chấm dứt được tình
trạng mắc cạn trong mùa kiệt như khi chưa có công trình thuỷ điện Hoà Bình.
Ngoài những điểm nêu trên, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là nơi
được rất nhiều du khách tới tham quan như đi du lịch lòng hồ, hang động;
xem bảo tàng, thăm tượng đài Bác Hồ, viếng Đài tưởng niệm các công nhân,
chuyên gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã hy sinh trong khi làm
nhiệm vụ...
1.2. Các công trình chính tại Nhà máy
1.2.1. Hồ chứa
Hồ chứa nước nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có dung tích 9,4 tỷ m3, trong
đó, dung tích phòng lũ là 6 tỷ m 3, dung tích hữu ích để khai thác năng lượng là
5,65 tỷ m3, tổng lượng nước vào hồ trung bình hàng năm là 57,2 tỷ m3.

Mực nước dâng bình thường: 115m
Mực nước chết: 80m
1.2.2. Đập
Đập có khối lượng 22 triệu m3, cao 123m, dài 600m theo đỉnh đập,
được đắp trên hẻm sông dày 70m, dưới lõi đập bằng đất sét là một màn chống
thấm được tạo ra bằng khoan phun dày 30m.
Công trình xả nước vận hành là đập bê tông cao 70m, rộng 106m, khả
năng xả 35.400m3/s, có hai tầng tầng dưới có 12 cửa xả đáy kích thước 6,1m,
tầng trên có 6 cửa xả mặt kích thước 15,15m.

5
SV: Phạm Thanh Huyền

5
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.2.3. Gian máy và gian biến áp
Là công trình được xây dựng ngầm trong núi đá, có chiều cao 50,5m;
rộng 18,5m; dài 240m. Tại đây lắp đặt thiết bị chính gồm 8 tổ máy, công suất
mỗi tổ máy 240MW cùng hệ thống thiết bị phụ. Các phòng thiết bị điện và
điều khiển trung tâm bố trí ở đầu gian máy. Song song với gian máy là gian
máy biến áp khối gồm 24 máy loại một pha dùng để năng điện áp từ 15,75kV
lên 220kV. Mỗi pha có dung lượng 105MVA được đấu lại với nhau bằng 8 tổ
máy biến áp 3x105MVA. Điện năng được dẫn ra ngoài bằng đường cáp dầu
áp lực cao 220kV đặt trong các tuyến đưa ra trạm chuyển tiếp (phía trên nhà

hành chính sản xuất) và trạm phân phối ngoài trời 220/110/35kV.
1.2.4. Cửa nhận nước và tuyến ống năng lượng, xả lũ
Cửa nhận năng lượng kiểu tháp cao 70m, dài 190m, trên có bố trí các
lưới chắn rác và các cửa van sửa chữa. Nước từ cửa nhận nước được dẫn vào
tua bin bằng 8 tuyến chịu áp, mỗi tuyến dài 210m, đường kính 8m. Nước từ
các tổ máy được thoát ra ở hạ lưu: ở máy 1 và máy 2 là hai tuyến độc lập; các
tổ máy 3- 8, đường xả nước được ghép từng đôi (hai máy một).
1.2.5. Các công trình khác
Gồm Nhà điều hành sản xuất chính, trạm phân phối ngoài trời OPY220/110/35kV, các tuyến giao thông, thông gió và thông hơi …
1.2.6. Khối lượng xây lắp chủ yếu đã thực hiện tại công trình thuỷ điện
Hoà Bình:
- Đào đất đá: 20.256 x103 m3
- Đổ bê tông: 1.899 x103 m3
- Khoan phun: 205.000 m
- Lắp đặt thiết bị + kết cấu kim loại 46.721 tấn.
1.3. Tổng quan thực tế
1.3.1. Trong nhà máy
- Tại Phòng điều khiển trung tâm, các bảng điện tử hiển thị bao nhiêu
cửa nước đang xả (0), bao nhiêu máy phát đang làm việc (6). Tần số hiện
6
SV: Phạm Thanh Huyền

6
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


trạng là bao nhiêu (50 Hz), điện áp đầu cực máy phát (15,75 kV), điện áp trên
đường dây 500kV, điện áp trên đường dây 220kV (242kV), sơ đồ một sợi với
các đèn báo phương thức hiện tại, bàn điều khiển đóng cắt các máy cắt, các
cửa nước, hệ thống máy tính theo dõi tổng quan về toàn nhà máy và các tỉnh
khác thông qua mạng…
- Tại buồng máy phát: Có 6 máy phát điện đang hoạt động, 2 máy đang
được tháo ra để bảo dưỡng.
1.3.2. Trạm biến áp 220kV, 500kV
- Các thiết bị trạm biến áp 220kV gồm có: máy cắt , TU, TI, chống sét
van, máy biến áp từ 220/ 110/35kV, máy biến áp tự ngẫu ba pha, rơle số có
nhiều chức năng, Tụ + cuộn cảm để truyền thông tin, thiết bị phân bố điện
trường, máy cắt SF6, đường dây cáp, thanh cái, máy nén khí. Các thanh cái
nhận điện trực tiếp từ các đường dây máy phát và đưa lên đường dây để
truyền tải đi xa (01 đường đi Thái Nguyên, 01 đường đi Chèm, 03 đường đi
Hà Đông I,II,III ).
- Các thiết bị trạm biến áp 500kV gồm có: Máy cắt, TU, TI, chống sét
van, có 6 máy biến áp một pha từ 220kV lên 500kV để truyền tải điện năng
vào miền Nam và 220kV xuống 35kV để nhà máy tự dùng. Hai máy biến áp
tự ngẫu 3 pha, tụ + cuộn cảm để truyền thông tin, thiết bị phân bố điện
trường, máy cắt SF6, đường dây, thanh cái được lấy điện từ máy biến áp và
đưa điện trực tiếp lên đường dây 500kV Bắc Nam.
- Phòng điêù khiển: Gồm các tủ điều khiển có màn hiển thị mọi thông
số vận hành của nhà máy.

7
SV: Phạm Thanh Huyền

7
MSV: XDHN10-3046



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

PHẦN II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC GIA LÂM
2.1. Tổng quan
2.1.1. Đặt vấn đề
- Điên năng là môt dạng năng lượng đặc biệt rất càn thiết trong đời sống
và trong phát triển nền kinh tế thị trường.Để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện
ngày càng gia tăng ,ngành điện Việt Nam đã đầu tư xây mới nâng cấp nhiều
hệ thong lưới điện ,tuy nhiên việc cung cấp còn tồn tại nhiều khuyết điểm cơ
bản nhát là lưới hạ áp :tồn tại lưới điện cũ ,tiết diện dây không đảm bảo ,hiện
tượng chắp va và cải tạo không có hệ thống.
Xuất phát từ thực tiễn ,chúng tôi thực hiện tiến hành đề tài :quy hoạch
cải tạo thiết kế cấp điện cho khu vực tổ dân phố An LẠC –Huyện Gia Lâm –
HÀ NỘI .
2.1.2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu lưới điện hiện tại từ đó có hướng cải tạo thiết kế lại lưới
điện nhằm đảm bảo chất lượng điện cũng như độ tin cậy cung cấp điện.
2.2. Nội dung
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển và đặc điểm tình hình:
2.2.1.1. Đặc điểm tình hình :
Điện lực Gia Lâm được thành lập lại theo quyết định số 72/ QĐ - EVN
– HĐQT ngày 08/3/2004 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Từ ngày đầu mới thành lập, Điện lực Gia Lâm có 56 CBCNV, với tổng
số khách hàng 10.000 khách hàng .
Đến nay, số lượng công nhân viên đã là 267 người, tổng số khách hàng
dùng điện lên đến hơn 81.000 khách hàng


8
SV: Phạm Thanh Huyền

8
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Ngày 14/4/2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định nâng cấp Điện
lực Gia Lâm thành Công ty Điện lực Gia Lâm.
Cơ cấu tổ chức gồm 7 phòng ban chức năng, làm việc tại 2 khu vực:
Cơ sở 1: Thuê trụ sở chính tại Công ty TNHH Song Ngân – Khu Công
nghiệp Phú Thị gồm các phòng: Giám đốc, phó Giám đốc kinh doanh, phó
Giám đốc sản xuất, phòng Tổng hợp, phòng Kế hoạch, phòng Tài chính kế
toán, phòng Kinh doanh, phòng Đầu tư xây dựng
Cơ sở 2: Tại Khu Công nghiệp vừa và nhỏ thuộc Xã Phú Thị – Huyện
Gia Lâm, gồm các phòng: Phó Giám đốc Kỹ thuật, phòng Kỹ thuật an toàn,
phòng Điều độ vận hành lưới điện, đội Kiểm tra giám sát mua bán điện, Đội
quản lý khách hàng chuyên dùng, kho vật tư của ngành điện.
Sau 10 năm phải đi thuê trụ sở làm việc, ngày 15/9/2014 Công ty đã xây
xong trụ sở mới, ngày 8/11 tiến hành chuyển ra trụ sở mới, ngày 10/11/2014
Công ty chính thức đi vào hoạt động tại trụ sở mới.
Điện lực Gia Lâm là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Thành phố
Hà Nội, hoạt động tại địa bàn Gia Lâm
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thủ đô, nhu cầu về điện phục
vụ cho sản xuất - kinh doanh cũng như sinh hoạt ngày càng tăng cao.Để có

thể cung cấp nguồn điện với chất lượng đảm bảo và ổn định, đồng thời bảo
toàn và Phát triển nguồn vốn do Nhà nước giao, cty Điện Lực Gia Lâm được
thành lập.
Bước đầu khi mới thành lập Điện Lực Gia Lâm gặp rất nhiều khó khăn
về mọi mặt như:
Số lượng cán bộ công nhân viên chỉ gồm có 57 người.Cơ cấu tổ chức
quản lý còn nhiều chỗ bất hợp lý.

9
SV: Phạm Thanh Huyền

9
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Đứng trước hoàn cảnh khó khăn đó, nhận được sự chỉ đạo sát sao của
cấp trên cùng với một quá trình phấn đấu nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể
cán bộ công nhân viên, Điện lực Gia Lâm đã vượt qua được những khó khăn
và đạt được những thành tích đáng kể.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô về mọi mặt, một thách thức to
lớn đặt ra với Điện lực Gia Lâm là làm sao khắc phục được những mặt còn
yếu,

từng bước cải tạo nâng cấp lưới điện song song với việc ngày càng

nâng cao trình độ quản lý, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, liên tục bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, đó là bài học quý báu rút ra
từ quá trình quản lý sản xuất - kinh doanh của Điện lực Gia Lâm
Hiện nay, với các công nghệ tiên tiến, các thành tựu khoa học kĩ thuật, khoa
học quản lý đang được áp dụng vào công tác quản lý, sản xuất - kinh doanh,
cùng với những biện pháp thiết thực của Ban lãnh đạo, Điện lực GIa lâm đang
cố gắng hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch trên giao, đặc biệt là quản lý tốt các
dự án lưới điện, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế Thủ đô.
2.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Điện lực Gia Lâm
a. Chức năng hoạt động
* Chức năng, nhiệm vụ:
Công ty Điện lực Gia Lâm có chức năng nhiệm vụ:
Cấp điện an toàn ổn định, phục vụ các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp,
trường học; các hoạt động chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, sản
xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn Huyện Gia Lâm.
Cung cấp các dịch vụ về Điện
Đội sản xuất gồm 9 Đội quản lý điện khu vực:
Đội QLĐiện 1: Quản lý các xã Yên Viên, TT Yên Viên.
Đội QLĐiện 2: Quản lý các xã Cổ Bi, TT Trâu Quỳ
10
SV: Phạm Thanh Huyền

10
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Đội QLĐiện 3: Quản lý các xã Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng

Đội QLĐiện 4: Quản lý các xã Đông Dư, Đa Tốn
Đội QLĐiện 5: Quản lý các xã Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu
Đội QLĐiện 6: Quản lý các xã Phú Thị, Dương xá, Dương Quang
Đội QLĐiện 7: Quản lý các xã Kim Sơn, Đặng Xá, Lệ Chi
Đội QLĐiện 8: Quản lý xã Yên Thường
Đội QLĐiện 9: Quản lý xã Kiêu Kỵ
Ngoài ra còn 1 Đội chuyên quản lý các khách hàng có trạm biến áp chuyên
dùng, sản lượng điện tiêu thụ lớn và 1 Đội Kiểm tra giám sát sử dụng điện
Do phải chia ra làm nhiều khu vực để phục vụ khách hàng được tốt, nên
công tác đảm bảo an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy được sự quan
tâm chỉ đạo, giúp đỡ, tạo điều kiện của Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ
ban nhân dân huyện và đặc biệt là cơ quan Công an huyện Gia Lâm; sự chỉ
đạo trực tiếp của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2014
đến nay, Công ty Điện lực Gia Lâm luôn đảm bảo cấp điện an toàn ổn định,
liên tục cho khách hàng dùng điện, phục vụ các ngày lễ lớn của Đất nước, các
sự kiện trọng đại của Thủ Đô, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn Huyện Gia Lâm.
 Chức năng hoạt động của Điện lực Tây Hồ là quản lý sản xuất - kinh

doanh điện phục vụ cho sản xuất - kinh doanh của các tổ chức và cho
sinh hoạt của dân cư tại địa bàn Quận.
 Căn cứ vào thực tế: chất lượng các trạm biến áp, vào khấu hao tài sản

cố định, vào tình hình tổn thất điện năng, lập thiết kế kĩ thuật trình lên
Công ty, thực hiện xây mới, cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện.
* Nhiệm vụ
 Tổ chức kinh doanh điện năng theo đúng mục đích, có biện pháp chống

thất thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng, đáp ứng nhu cầu sản xuất
11

SV: Phạm Thanh Huyền

11
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

cho các ngành công nghiệp khác và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn
nghĩa vụ quốc phòng.
 Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu thụ điện của dân cư trong

Quận để cải tiến, ứng dụng khoa học kĩ thuật nhằm đảm bảo cung cấp
điện với chất lượng tốt, độ ổn định cao.
 Không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chăm lo bồi

dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và đời sống
tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Điện lực.
 Tổ chức công tác quản lý, vận hành lưới điện theo kế hoach của công

ty, đại tu sửa chữa các trạm, các đường dây, gia công cơ khí .vải tạo
lưới điện nông thôn thuộc phạm vi quản lý.
 Tư vấn thiết kế, thi công nhận thầu thi công xây dựng trên đường dây

và từ trạm 35kv đổ xuống.Tham gia quy hoạch phát triển lưới điện địa
phương.
 Quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm


bảo an ninh, trật tự, an toàn cho nguồn điện và lưới điện.
 Quản lý chặt chẽ lực lượng lao động, tài sản, kho hàng, có kế hoạch sử

dụng khai thác bảo quản theo đúng chế độ hiện hành.
 Tổ chức báo cáo thống kê thường xuyên theo quy định hiện hành.
 Tổ chức thanh tra kiểm tra định kỳ, các đơn vị phụ thuộc tổ chức công

tác tiếp dân, chấp hành luật khiếu nại và tố cáo.

12
SV: Phạm Thanh Huyền

12
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Tổ chức các hoạt đốngản xuất và kinh doanh phục vụ theo giấy phép

hành nghề được công ty điện lực cho phép và hoạt động theo pháp luật
hiện hành.
b. Quyền hạn :
 Được sử dụng con dấu riêng để giao dịch ký kết hợp đồng kinh tế trong

chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn và sự phân cấp và ủy quyền của công
ty điện lực HÀ NỘI.

 Được mở tài khoản ở ngân hàng.
 Được quyền sắp xếp lực lượng lao động theo chỉ tiêu lao động được

duyệt, đảm bảo thực hiện nhiêm vụ sản suất và kinh doanh có năng suất
và hiệu quả cao,
 Được chi tiêu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa

học theo kế hoạch được công ty điện lực Hà Nội duyệt.
c. Phương hướng phát triển kinh tế đến năm 2015
1- Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật do Tổng Công ty giao, đặc
biệt là chỉ tiêu tổn thất điện;
2- Triển khai theo chương trình tiết kiệm điện 2013 đã được duyệt.
3- Triển khai kế hoạch thi công các công trình XDCB và quyết toán SCL
đúng tiến độ. Đẩy nhanh các công trình đang triển khai năm 2013 và các công
trình năm 2014;
4- Thực hiện tổng kiểm kê lưới điện, hoàn thành thủ tục bàn giao chính
thức lưới điện nông thôn do UBND huyện bàn giao;
5- Nâng cao ý thức kỷ luật lao động, giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây
dựng văn hóa EVN HÀ NỘI trong toàn Công ty. Vận động CBCNV tránh xa
các tệ nạn xã hội.
13
SV: Phạm Thanh Huyền

13
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỤ THỂ NHƯ SAU:
1. Công tác quản lý kỹ thuật:
-

Phấn đấu chỉ tiêu suất sự cố do Tổng Công ty đề ra.

-

Đôn đốc khách hàng thực hiện công tác thí nghiệm định kỳ theo quy định.

-

Kết hợp lịch cắt điện kiểm tra công tác vệ sinh sứ, củng cố lưới điện.

-

Cập nhật và củng cố hồ sơ kỹ thuật theo quy định.

-

Đảm bảo công tác cấp mới của Công ty.

-

Tổ chức điều tra sự cố theo qui định, không để xảy ra sự cố chủ quan.

-

Nghiêm chỉnh chấp hành qui trình kỹ thuật an toàn và trang phục BHLĐ,

không để xảy ra tai nạn lao động.

-

Lập phương án cải tạo nâng cấp lưới điện hạ thế sau tiếp nhận.

-

Thực hiện kiểm tra định kỳ ngày, đêm các ĐDK, đo nhiệt độ tiếp xúc mối nối
theo quy định.

-

Giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện phương án chống quá tải hè 2013.

-

Triển khai thí nghiệm định kỳ các TBA theo quy định.

-

Lập các phương án, đôn đốc các đơn vị thực hiện chương trình quản lý kỹ
thuật năm 2013.

-

Trực điều hành, xử lý sự cố lưới điện theo quy định.

-


Giải quyết các công việc phát sinh khác.

14
SV: Phạm Thanh Huyền

14
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

* Công tác an toàn:
-

Tăng cường kiểm tra công tác vi phạm hành lang ATLĐCA.

-

Thực hiện quy chế báo cáo tháng, quý về AT-BHLĐ.

-

Tăng cường công tác kiểm tra an toàn lao động tại hiện trường và lập các biên
bản.

-

Thực hiện các công tác đột xuất.

2. Công tác kinh doanh:

-

Thực hiện kế hoạch Kinh doanh Tổng Công ty giao.

-

Lập chương trình và thực hiện chuơng trình giảm tổn thất điện năng theo kế
hoạch đã duyệt.

-

Giao kế hoạch tổn thất, thay định kỳ, giá bán bình quân, tỷ lệ thu nộp cho các
đội quản lý.

-

Thực hiện hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.

-

Ứng dụng công nghệ ghi chỉ số bằng camera vào công tác ghi chỉ số công tơ.

-

Khai thác dữ liệu đo đếm từ xa vào công tác ghi chỉ số và lập hóa đơn.

-


Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện đặc biệt là tại các khu vực tổn thất
cao.

-

Ký lại hợp đồng các khách hàng kinh tế.

-

Thay định kỳ công tơ, phấn đấu đạt kế hoạch đã được Tổng Công ty giao.

-

Triển khai dịch vu nhắn tin SMS thông báo tiền điện, mất điện .. cho các
khách hàng.
3. Công tác củng cố và phát triển lưới điện:
3.1. Công tác kế hoạch và quản lý vận hành

-

Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh các tháng cuối năm 2011.

-

Tổng kiểm kê lưới điện, đánh giá chất lượng tài sản, lập hồ sơ bàn giao chính
thức lưới điện nông thôn của UBND huyện bàn giao.

-

Thi công và quyết toán các công trình SCTX, đặc biệt là các công trình chống

quá tải MBA và đường trục hạ thế.

-

Thực hiện tiếp nhận xóa bán tổng theo kế hoạch Tổng Công ty giao.
15
SV: Phạm Thanh Huyền

15
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Thực hiện mua sắm vật tư thiết bị năm 2011, phục vụ công tác quản lý vận
hành, SCL, và kinh doanh bán điện.
3.2. Dự kiến công tác ĐTXD & SCL năm 2013:

-

Đôn đốc Nhà thầu hoàn thiện thi công và quyết toán các công trình XDCB năm
2012.

-

Hoàn thiện thi công và triển khai quyết toán các công trình SCL năm 2013.


-

Thi công, quyết toán các công trình XDCB đợt 1 năm 2013 và xây dựng
Trung tâm nhà điều hành sản xuất Điện lực Gia Lâm. Triển khai thi công và
quyết toán các công trình XDCB bổ sung đợt năm 2013.
4. Công tác tổ chức – lao động tiền lương và đào tạo:

-

Tiếp tục kiện toàn tổ chức SX, phân công lao động đúng người đúng việc.

-

Tham mưu cho Giám đốc về việc bố trí nhân sự hợp lý.

-

Thanh toán chế độ cho CBCNV theo đúng thời hạn và quy định.
5. Công tác tài chính kế toán:
- Thực hiện báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quí theo quy định.
-

Tăng cường công tác quản lý kinh tế của đơn vị trong năm 2013.

6. Công tác thanh tra, bảo vệ:
-

Tổ chức tốt công tác bảo vệ 2 khu vực làm việc và hệ thống kho tàng của Công
ty Điện lực.

- Tiếp tục tăng cường hợp tác với Công an xã Phú Thị, Công an huyện
Gia Lâm trong công tác bảo vệ an toàn kho tàng trong phạm vi Công ty và tại
các đội QLKH, đặc biệt trong các dịp đảm bảo điện ngày Lễ, tết, thi tốt
nghiệp…

16
SV: Phạm Thanh Huyền

16
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

7. Công tác thi đua, tuyên truyền:
-

Tiếp tục duy trì các phong trào thi đua của Công ty Điện lực, hưởng ứng các
phong trào do Tổng Công ty phát động.

-

Tăng cường tuyên truyền việc tiết kiệm điện, tiết kiệm các loại chi phí: VPP,
xăng xe, nước uống…
8. Công tác vận hành lưới điện:

-


Tiếp tục thực hiện theo chương trình QLKT năm 2013.

-

Thực hiện đảm bảo điện giải phóng Thủ đô ngày 10/10.

-

Tăng cường trực, sẵn sàng xử lý sự cố trong các ngày mưa giông.

-

Thực hiện kế hoạch vệ sinh công nghiệp củng cố các lộ đường dây của năm
2014.
Kết luận
Trên đây là những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà Công ty Điện lực Gia
Lâm đã thực hiện được trong năm 2013 và phương hướng thực hiện năm
2014. Công ty Điện lực Gia Lâm kính mong Sở Công thương Thành phố Hà
Nội, HĐND, UBND Huyện, Huyện Ủy và lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực
thành phố Hà Nội, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để Công ty Điện lực Gia Lâm
hoàn thành nhiệm vụ SXKD năm 2013 cũng như kế hoạch năm 2014.

PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MẠNG ĐIỆN TỔ DÂN PHỐ AN
LẠC VÀ TÌM HIỂU VỀ SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG
DÂY HẠ ÁP GIA LÂM

17
SV: Phạm Thanh Huyền


17
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Đường dây tải điện trên không dùng để truyền tải hay phân phối điện năng
từ nguồn điện đến nơi tiêu thụ theo các dây dẫn đặt trong các khoảng không gian
thoáng. Đường dây tải điện trên không thường bao gồm: Dây dẫn dùng để
truyền tải điện năng đặt trong không gian thoáng, chúng được liên kết, cố định
bằng các chi tiết khác như xà, sứ, cột, và những thiết bị phụ khác. Nói chung
đường dây tải điện trên không bao gồm ba bộ phận cơ bản sau:
-

Dây dẫn và dây chống sét

-

Xà và sứ cách điện

-

Cột và móng

3.1. Yêu cầu của mạng điện
3.1.1. Yêu cầu đối với cột và xa
-


Cột không được nghiêng quá 1/200 chiều cao của cột.
Xà không được nghiêng quá 1\100 của xà
Cột kim loại, các phần kim loại của cột bê tông cốt thép hở ra ngoài
không khí và tất cả các chi tiết bằng kim loại lắp trên cột phải được

mạ kẽm hoặc sơn phủ chống ăn mòn.
- Ở vùng đường dây đi gần biển, không khí có hóa chất ăn mòn phần
sắt của cột và xà của đường dây phải được mạ kẽm nhúng nóng đảm
bảo theo tiêu chuẩn 18TCL-0492
- Không được để cột kim loại, các phần kim loại của cột bê tong cốt
thép hở ra ngoài không khí và tất cả các chi tiết bằng kim loại lắp
trên cột bị rỉ:
- Trường hợp bị rỉ lỗ chỗ phải cọa rỉ và sơn lại ngay.
- Trường hợp bị rỉ toàn phần hàng loạt phải đưa vào đại tu. Nếu xà
trên cột bê tông và các chi tiết bằng kim loại lắp trên cột bị rỉ toàn
phần hang loại cho phép dùng xà và các chi tiết dự phòng thay thế
để đưa về xưởng mạ kẽm lại hoặc sơn phủ cho đảm bảo chất lượng.
- Trường hợp bị rỉ, bị ăn mòn quá 20% tiết diện ngay phải được thay
thế.

18
SV: Phạm Thanh Huyền

18
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Các chân cột kim loại khuyên sắt ở đầu trụ móng néo bê tông và dây
néo ở các vùng thường bị ngập lụt phải đc quét 1 lớp bi tum hoặc

êbôxi.
- Cao hơn mức nước ngập lớn nhất 0,5m.
Trên cột đường dây phải có dấu hiệu cố định sau:
-

Số thứ tự trên cột
Kí hiệu hoặc số hiệu tuyến dây, kí hiệu số mạch và vị trí từng mạch

3.1.2. Yêu cầu đối với cách điện:
-

Khi kiểm tra bề ngoài nếu thấy than hoặc bề mặt cách điện bị rạn
nứt, mem sứ bị cháy xém, mặt cách điện có vết bẩn rửa không

sạch,chóp bát cách điện bị.
- nứt hoặc bị lỏng, bị vết đánh lửa, ti bị rỉ mọt đến 10% tiết diện
ngang, trục tâm bát cách điện bị vẹo thì phải thay bát cách điện
khác.
- Ở những nơi nhiều bụi bẩn, ven biển phải dung oại bát cách điện
đặc biệt chịu được bụi và ăn mòn hoặc tăng cường thêm cách
điện.
- Phải vệ sinh bát cách điện ít nhất 1 lần trong 1 năm khi đường
dây đi qua những nơi có nhiều bụi vào thời kỳ ẩm ướt.
- Ở nhũng nơi gần khu vực nhà máy hóa chất nhà máy xi măng,

vùng ven biển…Ngoài việc kiểm tra như đường dây bình thường,
hàng năm cần cắt điện đường dây 1 lần để tra ty, phụ kiện móc
nối, khóa néo, khóa đỡ…
- Độ lệch chuỗi cách điện đỡ hoặc sứ đứng, so với phương thẳng
đứng không quá 15o.
- Bát cách điện sứ bị sứt mẻ 1cm2 trở xuống và không có vết nứt
có thể tiếp tục vận hành nhưng phải thường xuyên kiểm tra.
- Phải thay ngay chuỗi cách điện khi số bát sứ vỡ quá 2/3 số bát.
3.1.3. Yêu cầu đối với dây dẫn

19
SV: Phạm Thanh Huyền

19
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Khi dây dẫn hoặc dây chống sét bị đứt #17% tổng số sợt thì có
thể quấn bảo dưỡng. Nếu vợt quá 17% thì phải cắt đi hoặc phải

dùng ống nối để nối lại.
- Trường hợp dây nhôm lõi thép mà lõi thép bị tổn thương thì
không kể số sợi nhôm hoặc thép bị đứt hoặc bị tổn thương là bao
nhiêu phải cắt đi và dung ống nối để nối lại. Lõi thép của dây

chống sét loại lưỡng kim nếu bị tổn thương phải cắt đi nối lại.
- Trong 1 khoảng cột cho phép tối đa 1 mối nối trên 1 dây dẫn
nhưng khoảng cách nhỏ nhất từ mối nối đến khóa đỡ kiểu trượt
phải không nhỏ hơn 25m.
- Không được có mối nối trên những khoảng vượt đường ô tô,
đường sắt, đường phố, vượt sông vượt các đường dây khác hoặc
qua nơi đông người tụ tập cho các loại dây dẫn có tiết diện nhỏ
hơn 240mm2.
- Các mối nối phải được ép nối đúng quy trình, các hàm ép phần
nhôm và thép phải đúng kích thước quy định của nhà chế tạo, mặt
ngoài của ống nối không được có vết nứt, ống nối phải thẳng.

20
SV: Phạm Thanh Huyền

20
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Khi nghiệm thu đi vào vận hành: các mối nối phải đảm bảo:
o Trị số điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,2 lần so

với đoạn dây không nối có cùng chiều dài và tiết diện.
o Độ bền cơ học chịu kéo đứt của mối nối không nhỏ hơn 90% độ bền của
dây dẫn.
Trong vận hành:

-

Khi độ chênh lệch nhiệt dộ mối nối hay tiết xúc lèo với dây dẫn
lớn hơn 15oC thì phải đo 3 tháng/lần và có kế hoạch bảo dưỡng
nhưng nếu đường dây đang quá tải thì phải sửa chữa ngay không

cho phép kéo dài.
- Khi độ chênh lệch nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn
lớn hơn 75oC thì phải sửa chữa ngay.
- Các trường hợp vận hành không bình thường nêu trên phải tăng
cường kiểm tra để kịp thời xử lý.
3.1.4. Yêu cầu đối với dây tiếp địa:
• Dây tiếp địa phải chon đúng thiết kế và được bắt chặt vào bu lông, chỗ

bắt bu lông phải được mạ kẽm và không được sơn tại chỗ tiếp xúc.
Phần ngầm của dây tiếp địa (bao gồm cả cọc tiếp địa) nằm trong đất
phải mạ kẽm và nối bằng phương pháp hàn, không được sơn và quét
bitum.
• Khi đo điện trở tiếp địa của cột phải tách dây tiếp địa ra khỏi cột (đối
với những cột có đặt dây chống sét). Trường hợp sự cố do sét đánh làm
vỡ sứ tại một vài cột hoặc vỡ chống sét, thì khi xử lý sự cố đồng thời
phải đo lại trị số tiếp địa của cột này.
• Những cột có đặt thiết bị (máy biến áp, dao cách ly, chống sét, mỏ
phóng…) và những cột mắc dây chống sét phải được tiếp địa.
• Điện trở tiếp địa của cột không được lớn hơn trị số quy định theo bảng
sau:

21
SV: Phạm Thanh Huyền


21
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Điện trở suất của đất ρ (Ω.m)

Điện trở tiếp đất cột Ω

Đến 100

10

Trên 100 đến 500

15

Trên 500 đến 1000

20

Trên 1000 đến 5000

30

> 5000


6 x 10-3 x ρ

Để đảm bảo chống sét đoạn đầu đường dây, trong khoảng 2km tới trạm

-

biến áp, điện trở tiếp địa của cột phải nhỏ hơn 10Ω.
- Không dùng chống sét ống trong những công trình mới xây dựng.
3.2. Các quy chuẩn vận hành đường dây
- Phải có biện pháp bảo vệ khi cột đường dây đặt ở các chỗ: sát đường
giaothông , bờ song , vùng bị ngập nước, nơi sườn núi có thể bị nước mưa xói
mòn.
Trên cột đường dây phải có dấu hiệu cố định sau:
Số thứ tự chân cột (hướng về phía đường giao thông) , số hiệu tuyến
dây , kí hiệu từng mạch để thao tác đúng vị trí mạch theo thực tế.
Cột kim loại các phần kim loại của cột bê tông cốt thép hở ra ngoài
không khí phải được mạ kẽm hoặc sơn phủ chống ăn mòn theo quy định.
Các chân cột kim loại ở vùng thường bị ngập lụt phải được quét một lớp
bitum hoặc êpoxy cao hơn mức nước ngập lớn nhất 0,5mm.
Hành lang bảo vệ đường dây được giới hạn như sau
Chiều dài : tính từ cột xuất tuyến của trạm này đến cột xuất tuyến của
trạm kế tiếp kể cả các đoạn dường dây từ cột đến hàng rào trạm.
Chiều rộng : được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của
đường dây , song song với đường dây, có khaongr cách từ dây ngoài cùng về
mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh .
Đối với cây cối trong phạm vi bảo vệ an toàn của dường dây ( gồm phần
công trình đường dây và hành lang bảo vệ đường dây ) là
22
SV: Phạm Thanh Huyền


22
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Lúa và hoa màu phải được trông cach móng cột điện, móng néo ít nhất là
0,5m.
Đối với đường dây đi trong thành phố, cây phải được chặt tỉa để đảm bảo
khoảng cách từ dây dẫn đến điểm gần nhất của cây không nhỏ nhơn khoảng
cách cho phép.
Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ phải được chặt tỉa để đảm bảo nếu
cây bị đổ thì khoảng cách từ bộ phaanh bất kì của cây đến bộ phận bắt kì của
đường dây lớn hơn 1m.
Đối với nhà và công trình trong hành lang bảo vệ
Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây không phải di
chyển ra khỏi hành lang bảo vệ nếu đản bảo các điều kiện sau:
Làm chất liệu không cháy.
Kết cấu kim loại phải nối đất theo tiêu chuẩn hiện hành.
Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn đến bắt kì bộ phận nào của nhà và
công trình phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách an toàn thẳng đứng phải đúng
theo quy định.
Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây được sửa chữa ,
cải tạo phải được sự thỏa thuận của đơn vị quản lí đường dây và phải áp dụng
các biện pháp an toàn .
Nhà và công trình được xây dựng mới hoặc nhà và công trình đã có
trước khi xây dựng đường dây được cơi nới phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy
định và được sự thỏa thuận bằng văn bản của dơn vị quản lí đường dây.

Cấm tự động tiến hành , bất cứ cong việc gì trong hành lang bảo vệ
đường dây nếu dùng đến thiết bị , dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm
khoảng cách an toàn quy định ở mục 4.
Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây với đường bộ và đường sắt cho
phép những phương tiện vận tải có chiều cao đến 4,5m ( kể cả hàng hóa chất
lên xe)so với mặt đường vượt qua. Trường hợp vận chuyển hàng hóa có kích

23
SV: Phạm Thanh Huyền

23
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

thước cao hơn 4,5m chủ phương tiện phải liên hệ trước với đơn vị quản kí
đường dây để thực hiện các biện pháp an toàn ần thiết.
Các trường hợp sau đây phải được sơn màu báo hiệu trắng , đỏ và treo
đèn tín hiệu cảm ứng ở dây dẫn trên cùng.
Cột cao từ 80m trở lên.
Cột có chiều cao từ 50-80m ở vị trí có yêu cầu đặc biệt cần thiết.
Trường hợp đường dây đi gần sân bay nằm trong giới hạn 8000m tính từ
đường hạ , cất cánh gần nhất của sân bay , việc sơn cột đặt đèn tín hiệu báo
hiệu theo quy định của ngành hàng không .
Khi số sợi dây nhôm của dây dẫn bị đút hoặc bị tổn thương trên 17% thì
phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại
Còn sợi tổn thương nhỏ hơn 17% thì phải tiến hành quấn dây bảo dưỡng

chỗ sợi bị đứt hoặc dùng ống và ép.
Trong 1 khoảng cột chỉ cho phép mỗi dây có 1 mối nối , mối nối không
được đặt ở chỗ độ vỗng thấp nhất . những khoảng vượt đường ô tô, đường sắt
đường phố vượt sông , vượt các đường dây khác … không được có mối nối.
Dây tiếp địa phải chon đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bằng bu
lông , chỗ bắt bu lông phải được cạo sạch rỉ và không được sơn tại chỗ tiếp
xúc. Phần ngầm của dây tiếp địa và cọc tiếp địa nằm trong đất phải nối bằng
phương pháp hàn và không được sơn.
Phải thường xuyên dữ cho các dây néo căng đều nhau.
Khi kiểm tra đường dây trường hợp cần thiết trèo lên cột phải đảm bảo
khoảng cách an toàn giữa người và dây dẫn không được nhỏ hơn 1m đói với
điện áp 110kv và 2m đối với diện áp 220kv đồng thời không được trạm vào
tiếp địa cột.
Khi phát hiện thấy hiện tương hư hỏng bất thường của bộ phận công
trình đường dây có nguy cơ gây ra sự cố mất điện đường dây howacj vi phạm
an toàn thì phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị quản lí đường dây biết để kịp
thời có hướng sử lí.
24
SV: Phạm Thanh Huyền

24
MSV: XDHN10-3046


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

3.3. Nội dung kiểm tra bảo dưỡng đường dây
3.3.1. Kiểm tra tuyến dọc dây

- Tình hình chặt cây cối ở hành lang bảo vệ.
- Tình hình thân cột và móng cột.
- Những công trình kiến trúc mới xây.
- Những công trình sây dựng có thể cháy nổ cạnh khu vực bảo vệ.
- Đường dây cáp ngầm chôn trong khu vực bảo vệ , các ống nước trên
dọc khu bảo vệ.
- Những đường đang sủa chữa gần dường dây , trường bắn , bến đò gần
đường dây
3.3.2. Kiểm tra tình hình cột
- Cột bị nghiêng, các bộ phận khác ( xà, giá đỡ.. ) bị cong vênh, biến
dạng.
- Móng cột bị lún, chân móng bị vỡ hoặc nứt rạn để trơ lõi sắt.
- Các mối hàn bị hở , định tán bị long
- Các dây né bị chùng
- Các biển treo bị sai hoặc mất , các bẳng niên yết ở các cột vượt sông,
đê đập kênh mương bị mất hoặc bị hỏng.
3.3.3. Kiểm tra tình hình dây dẫn và dây chống sét
- Dây bị đứt một số sợi , bị sây sát , dây chống sét bị han rỉ.
- Độ võng của dây dẫn không bình thường , khoảng cách dây dẫn với các
dây vượt qua hoặc với các vật khác không đúng quy định , khoảng cách đối
với các mặt đất không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Tạ chống rung trượt ra khỏi vịt trí.
- Dây dẫn bị tuột ra khỏi khóa đỡ dây hoặc dây dẫn trong khóa đỡ dây bị
hỏng nên bị di động
- Các mối nối và chỗ tiếp xúc đồng nhôm có hiện tượng quá nhiệt han rỉ
nên phóng điện.

25
SV: Phạm Thanh Huyền


25
MSV: XDHN10-3046


×