Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

BÀI TẬP THỰC TIẾN HÓA HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 72 trang )

Bài tập hóa học thực tiễn

Chương 1

Kim loại và hợp chất
Nhóm I

1.

Vỡ sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?

Giải:
Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi
khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu , muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi
khuẩn tăng cao, và có quá trỡnh chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi
khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.
Phõn tớch:
Để làm được bài tập này học sinh cần phải vận dụng cả lý thuyết về húa học: chất
khuyếch tỏn từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn, và cả những kiến thức
về tế bào của sinh học. Nói chung đây là một hiện tượng rất hay được ứng dụng trong
thực tế, nhưng nếu không kết hợp được những kiến thức ở 2 lĩnh vực trên thỡ học sinh
khú mà trả lời được. Bù lại nếu học sinh trả lời được thỡ sẽ gõy hứng thỳ cho học sinh
trong học tập húa học, vỡ giỳp cho học sinh hiểu được những điều gặp trong cuộc sống.
2.
Tại sao người ta có thể sử dụng dung dịch muối ăn NaCl để chuẩn đoán bệnh ung
thư ?
Giải:
Dung dịch muối ăn ở đây không phải là dung dịch muối ăn thông thường, mà là
muối ăn trong đó có chứa đồng vị phóng xạ Na * , NaCl thỡ khụng cú hại gỡ cho cơ thể,
khi đưa nó vào trong cơ thể, Na* sẽ theo máu đi khắp trong cơ thể, nếu gặp tế bào mang
bệnh, Na* sẽ tác dụng và tiêu diệt tế bào đó. Dựa vào việc phân tích hàm lượng Na* người


ta sẽ chuẩn đoán được bệnh.
Trong y học, một trong các phương pháp phổ biến chữa bệnh ung thư là sử dụng
các đồng vị phóng xạ (ví dụ Co-60) , đó là phương pháp xạ trị.
Phõn tớch:
Để giải được bài tập này học sinh cần nắm được kiến thực về các đồng vị phóng
xạ : mang năng lượng lớn, có thể tác dụng mạnh lên các tế bào ung thư.

1


Bài tập hóa học thực tiễn
3.
Tại sao khi bún phõn chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn thêm
tro bếp?
Giải
Về phương diện hóa học, khi bón phân chuồng hoặc phân bắc thỡ người nông dân
thường trộn thêm tro bếp vỡ:
Trong tro bếp có chứa kali, lân, vôi và một số nguyên tố vi lượng nên khi bón
phân chuông hoặc phõn bắc thỡ trong đó có chứa đạm rồi thỡ khi trộn thờm tro bếp sẽ
giỳp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Hơn nữa khi bón cùng với tro, tro sẽ làm cho phân trở nên xốp, cây cối dễ hấp thụ
hơn.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này , học sinh cần nắm được thành phần hóa học của tro bếp, và
những nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây trồng.
4.
Mùa xuân năm 327 trCN , một danh tướng Hi Lạp là A-lêch-xan-đơ Mac-xê-đôn
(Alecxander) đó xâm nhập vào biên giới Ấn Độ . Nhưng ở đây ngoài sự kháng cự mạnh
mẽ của người dân nơi đấy , mà cũn bị một kẻ thù đáng sợ của tự nhiên là bệnh đường
ruột. Quân lính bị mệt mỏi đến cực độ và kiệt sức vỡ bệnh tật khụng chịu đựng được nữa

và buộc ông phải rút quân .
Theo những tài liệu cũn lưu truyền lại của các nhà sử học thỡ rừ ràng cỏc cấp chỉ
huy trong đạo quân bị mắc bệnh ít hơn rất nhiều so với quan sĩ khác tuy rằng họ cũng
phải chịu cảnh sống tương tự .
Nguyên nhân của hiện tượng bí ẩn này chỉ được phát hiện sau đó 2250 năm . Đó
là vỡ binh lớnh uống nước bằng cốc bằng thiếc cũn sĩ quan uống bằng cốc bằng bạc .
Tai sao khi dựng cốc bạc , cỏc cấp chỉ huy của quõn đội lại ít bị mắc bệnh đường ruột
hơn các binh lính trong cuộc hành quân ấy .
Giải
Bạc hoà tan vào nước mặc dù rất ít .Dd của Ag+ trong nước có tính chất kỡ lạ là
diệt được các vi khuẩn có hại có sẵn trong nước gây nên căn bệnh đường ruột .
Vỡ cỏc cấp sĩ quan trong đội quân đó dựng cốc Ag để uống nước nên một phần vi khuẩn
có hại đó bị tiờu diệt.
Chớnh vỡ thế mà ở Ai Cập, người ta áp miếng bạc lên vết thương để sát trùng,
hay người Mông Cổ đựng thức ăn trong đồ bạc. Ag cú tớnh sỏt khuẩn rất mạnh. Tuy bạc
chỉ tan vào nước thành Ag+ với lượng rất nhỏ nhưng cũng đủ làm sạch chỗ nước đó.

2


Bài tập hóa học thực tiễn
5.
Tại sao khi cho một sợi dây Cu đó cạo sạch vào bỡnh cắm hoa thỡ hoa sẽ tươi lâu
hơn?
Giải
Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ion Cu2+ tan vào trong nước sẽ có tác dụng diệt
khuẩn . Làm cho các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các mao quản dẫn
nước lên cánh hoa nên hoa tươi hơn. Các muối của Cu2+ cú tớnh diệt khuẩn rất tốt người
ta thường dùng CuSO4 để sát khuẩn trong bể bơi. Nếu không dùng đoạn dây đồng thỡ
nờn cắt bỏ phần thối mỗi ngày, hoa mới tuơi lâu.

Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính tan của một chất nói chung, khi ta
nói rằng một chất không tan trong nước thỡ ý để chỉ rằng độ tan của nó trong nước là rất
nhỏ, tuy vậy đôi khi có những chất ở nồng độ rất nhỏ cũng đó thể hiện những tớnh chất
quan trọng. Ngoải ra học sinh cũn phải nắm được tác dụng diệt khuẩn của ion Ag+ và
Cu2+.
6.
Tại sao khi cho thanh Cu tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc thỡ trờn bề mặt
thanh đồng bị đen lại. Đó có phải là do sự tạo thành CuS, CuS2 hay khụng?
Giải
Trong đỡều kiện phản ứng thỡ khụng thể tạo thành CuS hay CuS2 được.
Màu sắc và tớnh ỏnh kim của cỏc kim loại là do cỏc electron tự do (electron húa
trị) trong kim loại gõy ra. Đầu tiên H2SO4 tỏc dụng với Cu làm mất lớp electron bên
ngoài để chuyển Cu → Cu2+ nhưng Cu2+ chưa kịp chuyển vào dung dịch. Electron hóa trị
không cũn nờn Cu mất tớnh ỏnh kim.Vỡ thế bề mặt thanh đồng bị đen lại.
Phõn tớch
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được màu và tính ánh kim của kim loại là
do các electron ở lớp vỏ hóa trị.
7.
Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực dương và
cực âm của một ắc quy?
Giải
Có thể nối 2 đầu dây với 2 cực của ăcquy rồi cắm 2 đầu dây cũn lại vào củ khoai
tõy.Sau một thời gian ngắn,chỗ khoai tõy nào tiếp xúc với đồng trở nên có màu xanh (da
trời) thỡ chỗ đó nối với cực dương của acquy vỡ ở đó H2O bị điện phân (mà dung dịch
điện phân là các muối khoáng hoà tan trong nước của củ khoai tõy) giải phúng O2 ,biến
Cu  CuO  Cu2+ (do axit sinh ra trong quỏ trỡnh điện phân) có màu xanh.
Phõn tớch:
3



Bài tập hóa học thực tiễn
Để làm được bài tập này học sinh phải nắm được các kiến thức về điện phân và
tớnh chất của Cu và ion Cu2+
8.

Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh ?

Giải
Cu(OH)2 cú màu xanh ngọc. Phản ứng do H2O và O2 hoặc O3 trong khụng khí oxi
hoá Cu. Thường thỡ phản ứng này khó xảy ra hơn phản ứng oxi hoá Cu thành CuO (màu
đen) hoặc từ CuO sau mới trở thành Cu(OH)2 cho nên ban đầu đồ đồng thường bị đen đi.
Chỉ có đồ đồng cổ mới có màu xanh...
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được màu sắc của các hợp chất của Cu, và
phải xét được các chất có trong môi trường tác động lên.
9.
Tại sao khi ta có thể đánh cảm bằng dây bạc , và khi đó dây bạc bị hóa đen. Để
dây bạc sáng trắng trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu. Giải thích tại sao?
Giải:
Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua (vô
cơ, hữu cơ) có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên
xẩy ra phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể.
2Ag

+

-S-




Ag2S (đen)

Trong nước tiểu có NH3, khi ngõm dõy bạc vào xẩy ra phản ứng
Ag2S +

4NH3 

2[Ag(NH3)2]+ +

S2-.

Ag2S bị hũa tan , bề mặt Ag lại trở nờn sỏng trở lại.
Phõn tớch:
Đây là một hiện tượng rất hay gặp trong thực tế, mọi người hay áp dụng theo kinh
nghiệm nhưng không phải ai cũng hiểu đươc bản chất hóa học của nó.
Để giải thích được hiện tượng này, học sinh cần phải vận dụng những kiến thức
về hóa học và sinh học, kết hợp với suy đoán . Học sinh phải suy đoán được chất màu
đen trên dây bạc là Ag2S, do đó suy đoán ra phản ứng kết hợp giữa Ag và S trong hợp
chất.
Khi đó giải thớch được hiện tượng đầu , học sinh sẽ dễ dàng giải thích được hiện
tượng sau, đồng thời dữ kiện sau cũng chính là một gợi ý để học sinh dự đoán ra Ag sS.

4


Bài tập hóa học thực tiễn
10.
Chắc các bạn đó biết 1g vàng cú thể kộo thành sợi dài 3 km , lỏ vàng cú thể dỏt
mỏng tới 0,0001mm, nghĩa là mảnh hơn sợi tóc người 500 lần.Một số kim loại chuyển

tiếp như Cu, Ag, Cr cũng có tính dẻo cao. Chúng có đặc điểm gỡ chung? Đố các bạn biết
tại sao chúng lại có tính chất đặc biệt mềm dẻo như vậy ?
Giải
Chắc các bạn đó biết ở Mianma có các ngôi chùa mà mái của nó được dát toàn
bằng vàng . Chắc là phải tốn vàng lắm nhỉ. Thực sự thỡ cũng khụng tốn lắm bởi tớnh đặc
biệt mềm dẻo của vàng. Một gam vàng có thể kéo thành sợi dài 3km.!!!!
Tính dẻo dai có một không hai của vàng kim loại là kết quả của cấu tạo electron đặc biệt
của vàng. Có lẽ trong kim loại tồn tại đồng thời cả hai cấu hỡnh electron của nguyờn tử :
5d106s1 và 5d96s2 ,chúng có năng lượng rất gần nhau , electron có thể nhảy dễ dàng từ
obitan này sang obitan khác làm cho hệ electron trong kim loại trở nên linh động, Đây là
nguyên nhân của sự " bôi trơn tốt electron " gây ra tính dẻo dai đặc biệt của vàng.
Một số kim loại chuyển tiếp như Cu, Cr, Ag cũng vậy, tính mềm dẻo của đồng chỉ
kém vàng mà thôi. Cũn Cr cú cấu tạo [Ar]3d54s1 tuy việc chuyển của electron có khó
hơn một chút nhưng nó cũng khá mềm dẻo. Nhưng khi có lẫn một chút tạp chất thỡ nú trở
nờn cứng và giũn.
Phõn tớch:
Kiến thức để giải được bài tập này học sinh không được làm rừ trong chương
trỡnh, tuy nhiờn học sinh có thể suy luận dựa trên những sự dẫn dắt trong cách ra đề. Để
giải bài tập này, học sinh cần nắm vững cấu hỡnh electron của cỏc kim loại trờn.

Nhóm II
11
Khi nhóm bếp than ta có thể nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi khô trước
khi đun, làm như vậy thỡ được lợi gỡ khi Nhóm bếp?

5


Bài tập hóa học thực tiễn
Giải

Một kinh nghiệm Nhóm bếp than là hóy nhỳng than vào nước vôi trong rồi phơi
khô trước khi đun, làm như vậy Ca(OH)2 sẽ hấp thụ được CO2 sinh ra, khi nhóm sẽ bớt
khói hơn.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần biết được khí tạo thành khi nhóm bếp than là
CO2, từ đó vận dụng kiến thức về phản ứng giữa CO2 và Ca(OH)2 để giải.
12
Như ta đó biết , khi đi qua các lũ vụi ta thấy rất núng .Thế theo cỏc bạn thỡ phản
ứng sau thu nhiệt hay toả nhiệt:
CaCO3

CaO +
CO2
Giải:
Phản ứng nhiệt phõn CaCO3 là một phản ứng thuận nghịch, chiều thuận là một
phản ứng thu nhiệt. Phản ứng xẩy ra ở nhiệt độ cao, nên cần phải cung cấp một lượng
nhiệt rất lớn để phản ứng xẩy ra. Nhiệt đó được lấy từ quá trỡnh đốt cháy các nguyên
liệu, và ngoài lượng nhiệt cung cấp cho phản ứng xảy ra, nhiệt cũn tỏa ra ngoài mụi
trường nên khi đi qua các lũ vụi ta thấy rất núng.
Phõn tớch
Phản ứng nhiệt phõn CaCO3 là phản ứng thu nhiệt, điều này đó được nói rừ trong
chương trỡnh húa học phổ thụng, vỡ vậy để giải được bài tập này, học sinh cần nắm chắc
kiến thức và phải làm rừ được nhiệt tỏa ra trong các lũ vụi là do đâu.
13
Tại sao khi trước khi điện phân muối ăn, ta phải tinh chế muối ăn. Nếu không tinh
chế muối ăn trước thỡ khi điện phân ta sẽ thấy cú hiện tượng gỡ?
( tại sao khi điện phân dung dịch muối ăn chưa tinh chế, sau một thời gian ta thấy trong
dung dịch xuất hiện những vẫn đục màu trắng?)
Giải:


Trong muối ăn không tinh khiết có lẫn 1 lượng nhỏ muối Mg2+. Khi điện phân:
2NaCl +
H2O 
Cl2 +
H2 +
2NaOH.
Mg2+ +
2OH- 
Mg(OH)2  (trắng)
Vỡ vậy khi điện phân dung dịch muối ăn , người ta phải tinh chế muối ăn thật tinh

khiết.
Phõn tớch:
Tùy mức độ học sinh ta có thể đưa câu hỏi trực tiếp hay là có gợi ý, dẫn dắt trong
câu hỏi. Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các chất có thể có trong muối ăn
chưa tinh chế, và phải suy luận được chất kết tủa trong môi trường kiềm khi điện phân là
Mg(OH)2.
14
Ở một số vùng dùng nước giếng khoan để sinh hoạt, khi đun sôi nước rồi để nguội
thấy xuất hiện 1 lớp cặn trắng lắng xuống đáy nồi đun. Giải thích hiện tượng?

6


Bài tập hóa học thực tiễn

Giải:
Trong nước giếng khoan ở một số vùng có độ cứng tạm thời cao, trong dung dịch
chứa nhiều muối hiđrocacbonat của Mg2+ và Ca2+. Khi đun nước, muối hiđrocacbonat bị
phân hủy tạo thành MgCO3 và CaCO3 tạo thành lớp cặn bám dưới đáy nồi.

Mg2+ +
Ca2+ +

2HCO32HCO3-




MgCO3
CaCO3 

+
+

CO2 +
CO2 +

H2O
H2O

Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được kiến thức về nước cứng, đây đơn
thuần chỉ là một bài tập vận dụng kiến thức đó học, học sinh hoàn toàn cú thể làm được.
15
sao?

Những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng. Hóy giải thớch tại

Giải
Quỏ trỡnh hỡnh thành men răng:

2Ca2+ +
PO43- +
OHCa2(PO4)OH 
2+
Trong vụi cú Ca và OH nên cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo
men răng.
Tương tự như vậy khi ta đánh răng, trong thành phần kem đánh răng có CaF2 nên
cũng góp phần tạo thành men răng. Ở đây F- thay thế vai trũ của OH2Ca2+ +
PO43- +
FCa2(PO4)F 
Phõn tớch:
Bài tập này chỉ nhằm cung cấp thờm kiến thức cho học sinh .
16.

Giải thớch quỏ trỡnh hỡnh thành thạch nhũ trong cỏc hang động?
Tại sao càng đi sâu vào trong hang động ta càng thấy khó thở?

Giải
Trong hang động, dưới tác dụng của CO2 và H2O, đá vôi ở phía trên hang bị tan
dần thành Ca(HCO3)2 tan được trong nước.
CaCO3 + H2O + CO2 

Ca(HCO3)2

Khi tiếp xỳc với khụng khớ, Ca(HCO3)2 dễ bị phõn hủy theo phản ứng :
Ca(HCO3)2



CaCO3 + H2O + CO2


Quỏ trỡnh này sảy ra rất chậm, làm thạch nhũ dần hỡnh thành từ trờn hang đá
xuống, Mặt khác, dung dịch Ca(HCO3)2 cũn cú thể rơi xuống phía dưới rồi mới phân hủy,
nên hỡnh thành thạch nhũ nhỳ lờn từ phớa dưới lên.

7


Bài tập hóa học thực tiễn
Khi đi sâu vào trong hang thỡ sự lưu thông khí kém, do có các phản ứng làm hàm
lượng CO2 lớn, nên càng làm giảm sự lưu thông O2, hơn nữa CO2 lại là khí nặng hơn
không khí . Vỡ vậy nờn ta cảm thấy khú thở.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tớnh chất húa học của muối cacbonat
canxi.
17
Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi, dựa vào kiến thức hóa học, hóy dự
đoán các dạng vôi có thể bón để làm giảm tính chua của đất.
Giải thích tại sao đất có xu hướng bị chua hóa, dù có bón vôi thỡ sau một số vụ
thỡ đất cũng sẽ lại bị chua.
Giải:
Đất chua là đất có chứa nhiều ion H+ dạng tự do và dạng tiềm tàng ( cú thể sinh ra
do cỏc ion kim loại Al3+, Fe3+, Fe2+,... thủy phõn tạo thành). Khi bún vụi sẽ trung hũa H+
và làm kết tủa cỏc ion kim loại đó, vỡ vậy làm giảm độ chua của đất.
Trong thực tế cú thể dựng bún vụi cho ruộng bằng CaCO3, CaO, Ca(OH)2, quặng
đolomit CaCO3.MgCO3.
Đất có thể bị chua do nhiều nguyên nhân, có thể là do mưa axit, hay do ta bón lân,
đạm. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng chua hóa của đất là do quá trỡnh
dễ cõy hấp thụ cỏc chất dinh dưỡng trong đất (dưới dạng dễ tan và khó tan). Đối với các
chất khó tan, rễ cây tiết ra dung dịch có tính axit để hũa tan chỳng. Qỳa trỡnh cõy hấp thụ

cỏc ion kim loại (như K+, Ca2+, ....) là quỏ trỡnh trao đổi ion với ion H+. Do đó đất bị
chua.
Phõn tớch:
Nông nghiệp là một trong những ngành được ứng dụng nhiều nhất của hóa học,
bài tập này giúp học sinh giải thích và giải quyết được những vấn đề thường xuyên đặt ra
trong cải tạo đất trồng. Để giải bài tập này, học sinh cần vận dụng kiến thức tổng hợp, từ
việc xác định nguyên nhân gây ra độ chua của đất (có thể có theo suy luận từ những kiến
thức đó học) và quỏ trỡnh hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.
Bài tập này nhằm cung cấp thêm một số kiến thức cơ bản về đất cho học sinh .
18.
Tại sao khi phun nước rửa sạch đường phố người ta thường cho thêm CaCl2 (rắn)
xuống đường?
Giải
CaCl2 rắn có khả năng hút ẩm rất tốt, vỡ vậy người ta cho CaCl2 để giữ hơi nước
lâu hơn trên mặt đường.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được khả năng hút ẩm rất tốt của CaCl2.
19.
Người nông dân thường dùng vôi để bón ruộng nhưng tại sao không nên trộn vôi
chung với phân ure để bón ruộng?

8


Bài tập hóa học thực tiễn

Giải
Khi trộn vụi với urờ cú phản ứng:
CO(NH2)2


+

2H2O



(NH4)2CO3

Ca(OH)2

+

(NH4)2CO3



CaCO3 + 2NH3 + 2H2O

Phản ứng làm mất tác dụng của đạm urê (tạo ra NH3 thoát ra) và làm rắn đất lại
(do tạo CaCO3). Vỡ thế khụng nờn trộn vụi với urờ để bón ruộng.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính chất của phân urê.
20.
Tại sao khi sản xuất vôi người ta phải đập nhỏ đá vôi tới 1 kích thước nhất định
tùy theo từng loại lũ?
Giải:
Phản ứng nung vụi:
CaO + CO2

CaCO3


Do phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên để tăng hiệu suất của phản ứng ta
phải đập đá có kích thước vừa phải tăng diện tớch bề mặt được cung cấp nhiệt trực tiếp.
Mặt khác nó sẽ tạo ra những lố hở để thoát CO2 ra ngoài làm hạn chế phản ứng nghịch.
Ngược lại nếu đá vôi bị đập tới kích thước nhỏ quá thỡ dưới tác dụng của nhiệt,
đá vôi bị tơi nhỏ ra và bít kín lũ, CO2 không lưu thông được với bên ngoài và do đó cũng
làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các kiến thức về quá trỡnh sản xuất
vụi đó được học trong chương trỡnh phổ thụng.
21.
Tại sao vỏ tàu bằng thép bị ăn mũn ở khu vực mạn tàu tiếp xúc với nước biển và
không khí? Vỡ sao để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mũn ta thường gắn tấm kẽm vào vỏ tàu?
Giải:
Khi tiếp xúc với nước biển (dung dịch chất điện li), vỏ tàu (Fe- Fe3C) tạo thành
nhiều cặp pin volta trong đó sắt hoạt động hơn là cực âm, Fe3C là cực dương ,nước biển
là chất điện li. Khi pin hoạt động:
Fe – 2e  Fe2+

9


Bài tập hóa học thực tiễn
Fe nhường electron tạo ra Fe2+ để lại trên mặt Fe những electron tự do và ion H+
trong dung dịch chất điện li sẽ thu electron giải phóng ra H2 và do đó tạo ra dũng điện.
2H+ + 2e  H2
Fe2+ sẽ tỏc dụng với OH- trong chất điện li :
Fe2+ + 2OH-  Fe(OH)2
Sau đó ngoài không khí Fe(OH)2 bị oxihúa :
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4 Fe(OH)3

Và chuyển thành gỉ xFeO.yFe2O3.zH2O.
Khi cú Zn thỡ Zn-Fe –dung dịch điện li tạo thành pin volta. Zn hoạt động mạnh
hơn nên nó là cực âm và Zn – 2e  Zn2+.Như vậy Zn bị ăn mũn cũn Fe được bảo vệ.
Phõn tớch:
Đây là một hiện tượng có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn.Bài tập này cú thể
được đưa ra trong phần ăn mũn điện hóa hoặc để dùng trong ôn tập. Để làm được bài tập
này vận dụng những kiến thức về ăn mũn điện hóa và dóy hoạt động hóa học của kim
loại.
22.
Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân, không được dùng chổi quét mà lại rắc
bột S lờn chỗ cú Hg?
Giải:
Hg là một chất lỏng linh động, vỡ vậy khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân ta không
thể dùng chổi để quét Hg được, vỡ làm như vậy thủy ngân sẽ càng bị phân tán nhỏ, và
càng gây khó khăn cho quá trỡnh thu gom. Ta phải dựng bột S rắc lên chỗ có Hg rơi vỡ S
cú thể kết hợp với Hg dễ dàng tạo thành HgS rắn. Việc thu gom HgS trở nờn thuận tiện
hơn.
Hg

+

S



HgS.

Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được phản ứng giữa Hg và S.


Nhóm III

10


Bài tập hóa học thực tiễn
Tại sao phốn chua lại cú khả năng làm trong nước?
Vỡ sao ngày xưa ông cha ta thường ngâm quần áo xuống bùn để giữ quần áo
không bị phai?
23

Giải
Phèn chua làm trong nước vỡ trong thành phần của phốn chua cú Al2(SO4)3 . Khi
vào trong nước thỡ cú phản ứng thuỷ phõn thuận nghịch :
Al3+ +
3H2O
Al(OH)3
+
3H+
Trong đó Al(OH)3 dạng keo có bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở
trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.
Trong cụng nghiệp giấy, nhôm sunfat hay phèn nhôm được cho vào giấy cùng với
muối ăn, nhôm clorua tạo nên do phản ứng trao đổi bị thủy phân mạnh hơn, tạo nên
hiđroxit, hiđroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulozơ lại với nhau làm cho giấy khụng bị
nhũe mực khi viết.
Khi nhuộm vải, hiđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trờn sợi sẽ kết hợp
với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nờn cú tỏc dụng làm chất cắn màu.
Chớnh vỡ vậy nờn ta cú thể ngõm quần ỏo dễ phai màu vào nước phèn, hay ngày
xưa thường ngâm quần áo xuống bùn để giữ quần áo không bị phai màu.
Phõn tớch:

Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được công thức hóa học của phèn chua, sự
thủy phân của Al3+ trong dung dịch nước và dạng kết tủa keo của Al(OH)3
24
Nhụm oxit (Al2O3) là một oxit lưỡng tính tan được cả trong dd axit và dd bazơ
kiềm, nhưng tại sao khi nung đến 1000 độ C, Al 2O3 trở nên trơ đối với cả dd axit và
kiềm?
Tại sao hồng ngọc có màu đỏ , cũn bớch ngọc lại cú màu xanh ?
Giải:
Al2O3 tồn tại ở một số đa hỡnh, nhưng bền hơn hết là dạng Al2O3 -  và dạng

Al2O3-  (là dạng ta thường gặp). Khi nung Al2O3-  (hay Al(OH)3 ) đến 10000C , thỡ nú
sẽ chuyển sang dạng Al2O3 -  có độ bền hóa học và cơ học rất cao. Chính vỡ vậy nú trở
nờn trơ đối với cả dung dịch axit và kiềm
Al2O3-  cũng tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng vật corunđum, chứa trên
90% oxit. Corunđum nóng chảy ở 20720C, sụi ở xấp xỉ 35000C và rất cứng, chỉ thua kim
cương, bo trinitrua BN, và cacborunđum. Nhờ có độ cứng cao, corunđum được dùng làm
đá mài hoặc bột mài kim loại.

11


Bài tập hóa học thực tiễn
Hồng ngọc (đá quí rubi) hay bích ngọc (đá quí xaphia) đều là corunđum tinh khiết
(Al2O3-  ). Hồng ngọc có màu đỏ là do corunđum tinh khiết có lẫn vết Cr3+, cũn bớch
ngọc cú màu xanh là corunđum chứa những vết Fe2+, Fe3+, Ti4+.
Phõn tớch:
Bài tập trên chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm kiến thức cho học sinh .
25
Tại sao thực tế người ta không dùng các đồ bằng nhôm để đựng những chất, dung
dịch cú tớnh kiềm?

Giải:
Bởi trong dung kiềm lớp oxit bảo vệ bên ngoài của các đồ bằng Al sẽ bị phá hủy.
Do đó Al sẽ phản ứng với nước
2Al +2H2O  2Al(OH)3 +3H2
Hơn nữa Al(OH)3 sinh ra được hũa tan trong kiềm vỡ thế Al tiếp tục bị phá hủy, cho nên
ta không dùng các đồ bằng nhôm để đựng dung dịch kiềm.
26
Tại sao nhiệt độ nóng chảy của Ga rất thấp(29,760C) nhưng nhiệt độ sôi của nó
lại rất cao (22040C) ?
Giải:
Do Ga tồn tại ở mạng tinh thể phân tử tại các mắt của mạng lưới là các phân tử
Ga2. Liờn kết giữa cỏc phõn tử Ga2 trong tinh thể là tương tác Van đec Van. Để chuyển
sang trạng thái lỏng chỉ cần cung cấp một lượng nhiệt nhỏ, do đó nhiệt độ nóng chảy của
Ga thấp. Cũn nhiệt độ sôi của Ga rất cao là vỡ trước tiên cũn cần cung cấp nhiệt để phõn
tử Ga2 (vẫn tồn tại trong trạng thỏi lỏng) phân hủy thành nguyên tử, sau đó mới đưa các
nguyên tử Ga(lỏng) lên trạng thái hơi.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính chất mạng tinh thể, cấu trỳc nỳt
mạng tinh thể Ga, thế nào là nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.

Nhóm IV
27
Hóy giải thớch tại sao đồ dùng đĩa, thỡa, … bằng thiếc để trong kho qua mùa
đông lạnh thỡ biến mất, chỉ cũn lại bột tro.

12


Bài tập hóa học thực tiễn
Giải:

Thiếc cú 3 dạng thự hỡnh cú thể biến đổi lẫn nhau:
13.20C

1610C
Sn- 

Sn- 

Sn- 

Sn-  ở dạng bột, màu xỏm nờn gọi là thiếc xỏm, nú khụng cú ỏnh kim và bền ở
nhiệt độ dưới 13.20C. Trên nhiệt độ đó, nú chuyến sang dạng Sn-  . Thiếc  là kim loại
màu trắng bạc nên gọi là thiếc trắng, nó bền trong khoảng nhiệt độ từ 13.20C – 1610C.
Thiếc ở điều kiện thường tồn tại ở dạng Sn-  , khi nhiệt độ xuống thấp dưới
13.2 C nú chuyển sang dạng Sn-  , vỡ vậy cú hiện tượng trên. Hiện tượng này cũn được
gọi là bệnh dịch thiếc.
0

Phõn tớch
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các dạng thù hỡnh của Sn, vỡ thiếc là
một nguyờn tố không được học trong chương trỡnh, nờn bài tập này chỉ nhằm mục đích
cung cấp thêm kiến thức cho học sinh .
28
Hóy giải thớch tại sao những bức tranh cổ ( vẽ bằng bột chỡ, thành phần chính là
muối bazơ 2PbCO3.Pb(OH)2) thường có màu đen? Tại sao có thể dùng H2O2 để phục
hồi bức tranh cổ này?
Giải:
Những bức tranh cổ vẽ bằng bột chỡ ( thành phần chính là muối bazơ
2PbCO3.Pb(OH)2 ). Khi để lâu bột chỡ tỏc dụng với H2S trong không khí tạo thành PbS
màu đen.

2PbCO3.Pb(OH)2

+

3H2S 

3PbS +

2CO2 +

4H2O

Cú thể dựng H2O2 để phục hồi những bức tranh này, vỡ PbS (màu đen) biến thành
PbSO4 màu trắng theo phản ứng :
PbS

+

4H2O2



PbSO4

+

4H2O

Phõn tớch
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được phản ứng tạo thành PbS từ muối của

Pb2+ và H2S, cũng như tính oxihóa mạnh của H2O2 và tớnh khử của PbS.
29
Tại sao khi nhiễm độc chỡ người ta có thể giải độc bằng dung dịch phức của Ca2+
với EDTA (CaY2-) ?

13


Bài tập hóa học thực tiễn
Giải:
EDTA là một chất có khả năng tạo phức mạnh với nhiều ion kim loại , trong đó
có ion Pb2+ .Vỡ Pb2+ có khả năng tạo phức chelat mạnh với EDTA nờn Pb2+ thế chỗ của
Ca2+ trong phức chelat và kết quả là phức chelat của Pb2+ với EDTA được tách ra nhanh
ở nước tiểu. Do đó giải độc được chỡ. Vai trũ tạo phức ở đây cũng tương tự như vai trũ
của axit lactic được đề cập đến trong bài nhiễm độc As trong nhóm V.
Phõn tớch:
Bài tập này chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm kiến thức cho học sinh . Có lẽ bài
tập này phự hợp cho học sinh trường chuyên hơn.
30.
Khi phân tích hàm lượng các nguyên tố nói chung được trồng ven đường quốc lộ,
người ta thấy rằng hàm lượng Pb trong cây cao hơn hẳn so với hàm lượng Pb cũng của
loại cây đó nhưng trồng ở chỗ khác. Hóy giải thớch?
Giải
Hàm lượng Pb cao đột biến trong các cây xanh trồng bên đường quốc lộ đó là do
cây đó hấp thụ Pb trong khúi xăng dầu do các phương tiện cơ giới thải ra. Như ta đó biết
rằng trước đây trong xăng dầu người ta thường pha một lượng tetraetyl chỡ Pb(C2H5)4 để
tăng chỉ số octan, do đó khi xăng cháy thải ra ngoài môi trường một lượng lớn chỡ.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần phải liên hệ với thành phần của xăng có một hàm
lượng Pb đáng kể


Nhóm VIIIB – Sắt

31.

Tại sao máu màu đỏ, cỏ màu xanh?

Giải
14


Bài tập hóa học thực tiễn
Trong diệp lục tố (clorophin) cú mặt của ion Mg2+ tạo phức với vũng Pophirin. Sự
tạo phức giữa Mg2+ xảy ra qua 4 nguyờn tử N trong 4 vũng pyrrol của Pophirin. Phức
chất cú màu xanh, vỡ vậy nờn lỏ cõy (chất diệp lục) cú màu xanh.
Porofin cũng có thể tạo phức với những ion kim loại khác như Fe2+. Fe3+, Zn2+, Cu2+,…
Porofin tạo phức với ion sắt trong hợp chất hemoglobin có màu đỏ.

Cũn loài động vật ở sâu dưới đáy biển có máu màu xanh là do sự tạo phức của
chất này với ion V3+.
Ở loài người và một số động vật khác có màu màu khác là do sự có mặt của ion
Cu . Ngày xưa, ở Ai Cập, Hi Lạp,...những người đàn ông có máu xanh được coi là anh
hùng. Lí do một phần là do sự có mặt ion Cu2+ làm cho khi chộm trỳng ụng ta thỡ vết
thương màu lành, không chảy máu nhiều .
2+

Phõn tớch
Đây là một bài chỉ nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh.
32.. Một nhà khoa học dọn nhà và tỡnh cờ phỏt hiện ra trong ngăn kéo của cái tủ cũ
có 1 lọ đựng 1 dung dịch trong có 1 con chuột chết (kinh quá!). thỡ ra đó là lọ dung dịch

cũ mà đó lõu ụng khụng dựng và bỏ quờn, và con chuột đó chui vào trong đó lúc nào
không biết. Điều đáng ngạc nhiên là khi quan sát kỹ ông thấy đó thực chất là 1 phiên bản
của con chuột bằng 1 chất rắn màu trắng ngà, trong đó mọi đường nét của nó đều hiện
rất rừ, như chuột thật. Hỏi đó là dung dịch gỡ và giải thớch hiện tượng.
Cái lọ đó hoàn toàn chứa chất lỏng và con chuột, tức là hầu như không có không khí.
Giải
Dung dịch đó là dung dịch FeSO4. Dung dịch FeSO4 ngấm dần vào mô cơ của di
thể đang bị thối rữa trong điều kiện thiếu không khớ, tỏc dụng H2S (tạo thành do kết quả
hoạt động của vi khuẩn) chuyển thành FeS2. Cỏc tinh thể FeS2 rất nhỏ lấp đầy dần từng tế
bào cơ thể, chuyển thi thể thành 1 khối hoá thạch. Hầu như toàn bộ thân hỡnh cơ thể con
chuột được lưu trữ nguyên trạng 1 cách hoàn hảo. Cũn nhà hoỏ học đó là Tenan người
Anh.
Phõn tớch
Đây chỉ là một bài tập vui, nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh .
33
Thuốc trừ sâu Boocđo được pha chế bằng cách trộn CuSO4 với vôi. Để thử
thuốc trừ sâu, người ta dùng một đinh sắt (đó được đánh sáng bóng). Hóy giải thớch
cỏch làm trờn?
Giải:

15


Bài tập hóa học thực tiễn
Phốn xanh là tờn gọi thụng dụng của CuSO4, dựng phốn xanh hũa vào nước rồi
trộn với vôi ta sẽ thu được nước thuốc Boocđo. Chất lỏng Boocđo gồm những hạt rất
nhỏ muối bazơ sunfat đồng không tan và Canxi sunfat:
4CuSO4

+


3Ca(OH)2



CuSO4.3Cu(OH)2 

+

3CaSO4

Cỏc muối này khụng thể thấm vào mụ thực vật vỡ vậy khụng cú hại đối với cây
cối, nhưng đối với những nấm thỡ nú là những chất độc mạnh. Vỡ vậy nú là một loại
thuốc trừ nấm để bảo vệ cây trồng.
Khi pha dung dịch Boocđo nếu lấy lượng vôi để pha ít hơn lượng cần thiết thỡ
phần CuSO4 không tham gia phản ứng sẽ thấm vào mô thực vật và có hại lớn cho cây
trồng. Trong trường hợp này người ta dùng đinh sắt để kiểm tra xem CuSO4 có dư hay
không, bằng cách nhúng đinh sắt vào, nếu đinh sắt có màu đỏ chứng tỏ CuSO4 cũn dư:
CuSO4
+
Fe

Cu(đỏ)
+
FeSO4
Chú ý rằng đinh sắt phải đảm bảo được đánh sạch, vỡ bề mặt đinh sắt bị phủ lớp oxit, sẽ
không phản ứng với dung dịch CuSO4.
Phõn tớch
Để giải chính xác bài tập này, học sinh cần nắm được phản ứng giữa muối CuSO4
và Ca(OH)2 tạo muối bazơ, và phản ứng giữa CuSO4 và Fe

34.
Vỡ sao khi luyện gang từ 1 loại quặng sắt cú tạp chất là đolomit, người ta phải
thêm đất sét vào lũ?
Giải:
Công thức của Đôlômit là CaCO3.MgCO3 là tạp chất có tính bazơ nên phải thêm
chất cháy có tính axit thường là đất sét có thành phần chính là SiO2.
CaCO3  CaO + CO2
MgCO3  MgO+ CO2
CaO + SiO2  CaSiO3
MgO + SiO2  MgSiO3
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được kiến thức về quá trỡnh luyện gang đó
được học trong chương trỡnh phổ thụng.
35.
Trong công nghiệp các nhà máy thường được xây gần nhau tạo thành một hệ
thống liên hợp, sản phẩm của ngành này lại là nguyên liệu cho ngành khác. Nếu khi ta
sản xuất gang từ quặng pirit thỡ sẽ sinh ra một lượng lớn SO2, có thể thu lượng SO2 này

16


Bài tập hóa học thực tiễn
để đưa sang sản xuất axit sunfuric. Vậy tại sao thực tế sản xuất gang người ta ít dùng
quặng pirit?
Giải
Người ta ít dùng quặng pirit để luyện gang vỡ hàm lượng lưu huỳnh cũn lại trong
gang vượt quá mức cho phép, làm giảm chất lượng của gang, và nhất là chất lượng của
thép được luyện từ gang này.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được S là một nguyên tố có hại cho chất

lượng của gang.
36
Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thỡ thấy nước
trong, nhưng để lâu lại thấy nước đục, có màu nâu, vàng?
Giải:

Trong nước giếng khoan của những vùng này có chứa Fe2+, ở dưới giếng, điều
kiện thiếu O2 nờn Fe2+ có thể được hỡnh thành và tồn tại được. Khi múc nước giếng lên,
nước tiếp xúc với O2 khụng khớ làm Fe2+ bị oxihoa thành Fe3+ và Fe3+ tỏc dụng với H2O
chuyển thành hiđroxit là một chất rất ít tan.
4Fe2+ +

O2

+

10H2O 

4Fe(OH)3 

+

8H+

37
Nhà máy nước thuờng khai thác và xử lý nước ngầm để cung cấp nước sạch cho
thành phố. Giai đoạn đầu người ta thường tiến hành: Bơm nước ngầm cho chảy qua giàn
mưa. Hóy giải thớch cỏch làm trờn?
Giải:


Trong nước ngầm thường có chứa nhiều Fe2+, cần phải xử lý sắt vỡ nú cú hại cho
sức khỏe. Khi bơm nước cho chảy qua giàn mưa, Fe2+ tiếp xỳc với Oxi khụng khớ và bị
oxihúa thành Fe3+ , Fe3+ bị kết tủa dưới dạng hiđroxit ( là một chất rất ít tan)
Fe(OH)3 là một chất rất ớt tan, dung dịch Fe3+ 1M bắt đầu xuất hiện kết tủa
Fe(OH)3 tại pH  2. Vỡ vậy khi Fe2+ bị oxihúa lờn Fe3+ nó dễ dàng bị kết tủa ngay do pH
của nước chỉ khoảng 5-6.
Phõn tớch:
Để giải 2 bài tập này, học sinh cần nắm được phản ứng oxihóa Fe2+ thành Fe3+ bởi
O2 khụng khớ, Fe2+ là một chất khử mạnh dễ dàng bị oxihúa.

Chương 2

Phi kim và hợp chất

17


Bài tập hóa học thực tiễn

Nhóm III (Bo)

38.
Hàn the là muối Natri borac, cú cụng thức phõn tử Na2B4O7.10H2O. Hàn the là
một không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Hàn the trước đây
được sử dụng để bảo quản thực phẩm nhưng hiện nay đó bị cấm, tuy vậy vẫn cú khụng ớt
người lén lút sử dụng hàn the.
Khi muốn kiểm tra xem các cơ sở buôn bán thực phẩm (giũ, chả) cú sử dụng hàn
the khụng, người ta sử dụng một con dao sạch, cắt một miếng giũ (chả) ra, sau đó dùng
một “mẩu giấy vạn năng” để đưa vào miếng giũ (chả), nếu mẩu giấy đó chuyển sang
màu xanh thỡ chứng tỏ trong đó có hàn the. Hóy giải thớch cỏch phỏt hiện hàn the trờn.

Mẩu giấy vạn năng đó là gỡ?
Giải:
Muối borac là một muối của axit yếu, vỡ vậy nú bị thủy phõn mạnh tạo thành môi
trường kiềm:
Na2B4O7
+
7H2O
4H3BO3
+
2NaOH
Vỡ vậy chỉ cần cắt miếng giũ chả ra, đưa giấy quỡ (hoặc giấy chỉ thị pH) vào
phần sạch, nếu giấy chuyển sang màu xanh thỡ chứng tỏ trong giũ chả cú hàn the.
Hàn the khi vào cơ thể chỉ đào thải khoảng chừng 80% cũn lại sẽ tớch tụ trong
người vĩnh viễn, vỡ vậy nếu sử dụng hàn the ớt trong một thời gian dài cũng nguy hiểm
như dùng nhiều hàn the trong một lần. Triệu chứng dễ nhận biết là: rối loạn tiêu hóa,
chán ăn, mệt mỏi khó chịu. Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng chậm phát triển trí nóo.
Ngoài ra hàn the cũn làm tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một trong những
tác nhân gây ung thư.
Phõn tớch:
Trong chương trỡnh húa học phổ thụng khụng học đến Bo và hợp chất của nó, tuy
vậy hàn the là một trong những vấn đề được đài báo và các phương tiện thông tin khác
nói đến nhiều, muốn giải được bài tập này học sinh cần phải nắm được công thức của hàn
the và tính bazơ của nó.

Nhóm IV
39.
Một người chưa bao giờ được lên mỏ than, nhưng trong tưởng tượng của người
đó, mỏ than là nơi có những núi than khổng lồ, cao hàng chục mét, đen sỡ......
Người đó tưởng tượng có đúng không? Tại sao?


18


Bài tập hóa học thực tiễn
Giải
Ở nhiệt độ thường than đó đó bị oxihoỏ chậm bởi oxi khụng khớ và cú toả nhiệt.
Ở những đống than nhỏ, nhiệt toả ra và bị không khí cuốn đi và phát tán ra khoảng khụng
gian ở xung quanh.Vỡ vậy nhiệt độ ở đây không tăng lên một cách rừ rệt. Mật độ than
dày đặc ở những đống than lớn làm giảm đáng kể sự thoát nhiệt ra ngoài, vỡ thế mà nhiệt
độ ở đây tăng lên không ngừng. Khi nhiệt độ bên trong của đống than đó khỏ cao thỡ sự
oxi hoỏ chậm của đống than có thể biến thành sự cháy và than tự bùng lên.
Để tránh cho than khỏi tự bốc cháy,người ta phải đổ nó thành những đống nhỏ hoặc thành
những đụn có chiều rộng và chiều cao và khoảng 1,5 đến 2m.
Tương tự như vậy ở các xưởng cơ khí, người ta cũng cấm không được vứt các dẻ
lau dính xăng, dầu lại một chỗ.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được khả năng bị oxihóa chậm của C.
40.

Tại sao than hoạt tính có khả năng hấp phụ rất tốt, nêu một số ứng dụng?
Tại sao khi cơm khê, thường cho một cục than củi vào nồi?

Giải:
Than hoạt tớnh cú bề mặt rất xốp, cú nhiều khoảng trống trong than hoạt tớnh, vỡ
vậy nờn than hoạt tớnh cú khả năng hấp phụ rất tốt.
Than hoạt tính được sử dụng rộng rói làm mặt nạ phũng độc, hay để làm thiết bị
lọc nước. Khi cơm khê, người ta cho than củi vào nồi để than củi hấp phụ các chất khí
gây nên mùi khê.
Chuyện về chiếc mặt nạ phũng độc ra đời sau sự kiện khủng khiếp vào thời kỡ
Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Mùa xuân năm 1915, chiều ngày 22/4 trên sông Iprơ, lần

đầu tiên bọn phát xít Đức sử dụng hơi ngạt clo vào cuộc chiến.Khoảng 15000 quân lính
Canada và Pháp bị nhiễm độc nặng và khoảng 5000 người đó chết vào đêm hôm đó.
Chính vào thời gian đó, nhà bác học Nga Nhicôlai, Đimitriêvich Zêlinxki đó sỏng chế ra
chiếc mặt nạ phũng hơi độc.Nó được trang bị một chiếc hộp đặc biệt để cho không khí đi
qua trước khi vào cơ thể người.Trong chiếc hộp nhỏ này người ta nạp đầy chất có khả
năng giữ lại các chất độc. Đáy bỡnh cú màng lọc khúi làm bằng giấy lọc ộp cú tỏc dụng
giữ cơ học các hạt bụi và khói.Lớp tiếp theo là than hoạt tính.Trên nữa là lớp chất hấp
phụ hoá học, tại đây các phân tử khí bị giữ lại không chỉ do sự hấp phụ mà cũn do phản
ứng hoá học thông thường…..
Ngày nay con người sử dụng các thiết bị lọc hơi độc dưới những dạng khác
nhau…

19


Bài tập hóa học thực tiễn
Phõn tớch
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được khả năng hấp phụ của than hoạt tính
và ứng dụng của nó.
41
Tại sao người trực tiếp hút thuốc lá lại không bị hại bằng người bờn cạnh hớt
phải khúi thuốc lỏ. So sỏnh với việc dựng than hoạt tớnh làm chất hấp phụ trong mặt nạ
phũng độc?
Giải
Vỡ người hút thuốc lá hút thuốc thông qua đầu lọc, đầu lọc thuốc lá có tác dụng
giữ lại một phần các khí độc trong khói thuốc lá, làm giảm bớt độc tính. Cũn tất nhiờn
người bên cạnh hít phải khói thuốc thỡ sẽ hớt toàn bộ khớ độc từ khói thuốc lá, nên bị
ảnh hưởng lớn hơn.
Cái đầu lọc trong điếu thuốc lá cũng giống như than hoạt tính trong mặt nạ phũng
độc vậy.

Phõn tớch:
Đây là một bài tập khá đơn giản, tuy nhiên nó lại có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt
cộng đồng, giúp cho học sinh hiểu được hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến sức
khỏe của bản thân mà cũn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
42.
Tại sao trước khi dùng bỡnh cứu hoả thỡ trước hết ta phải dốc ngược bỡnh (lắc
vài cỏi) rồi mới mở vũi ? Bỡnh cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bỡnh đó
dùng được trong mọi vụ cháy không?
Giải
Trong bỡnh chữa chỏy người ta thường để H2SO4 và muối cacbonat của natri. Khi cần
dựng thỡ phải dốc ngược để hai chất tiếp xúc với nhau và phản ứng tạo CO2
NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
Do CO2 là khớ khụng duy trỡ sự chỏy và nặng hơn không khí sẽ làm tắt lửa.
Nhưng không phải đám chỏy nào cũng dựng CO2 để dập được ví dụ các vụ cháy kim loại
có ái lực mạnh với Oxi như Mg , Al , K. Vỡ cỏc kim loại đó sẽ kết hợp với Oxi trong
CO2 và chỏy rất mạnh trong CO2.
4Al
+
3 CO2

2Al2O3
+
3C
Trong trường hợp này dùng cát thỡ tốt hơn.
43
Kết qủa phân tích không khí ở trong khí quyển và trong đất cho thấy hàm lượng
(% thể tích) của O2 và CO2 như sau:
Trong khí quyển
Trong đất
O2

20.95 %
18%

20


Bài tập hóa học thực tiễn
CO2
3,5.10-2 %
0,3-3% (có nơi lên đến 15%)
Hóy giải thớch về sự biến đổi hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển và trong đất?
Giải:
Trong đất có sự hoạt động mạnh của các sinh vật và vi sinh vật, do đó O2 bị tiêu
thụ một lượng lớn, và CO2 được thải ra (do quá trỡnh hụ hấp, phõn hủy chất hữu cơ). Vỡ
vậy hàm lượng O2 giảm cũn hàm lượng CO2 tăng mạnh khi đi từ khí quyển vào trong đất.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần phải kết hợp kiến thức hóa học và kiến thức sinh
học.
44.
Ở các nước lạnh , trong trồng trọt người ta thường trồng trong nhà kính với mục
đích để giữ cho nhiệt độ trong nhà kính ổn định.
Ngày nay trái đất đang bị nóng dần lên do hàm lượng CO2 của cỏc ngành cụng
nghiệp thải ra quỏ nhiều gõy nờn hiệu ứng nhà kớnh. Cú thể hiểu hiệu ứng nhà kớnh ở
đây như thế nào? Hóy giải thớch nguyờn nhõn gõy nờn hiệu ứng nhà kớnh của CO2?
Giải:
Hiệu ứng nhà kớnh:
Trong bầu khí quyển bao quanh trái đất, ngoài O2, N2 cũn cú CO2, CH4, hơi nước.
Bầu khí quyển giống như một nhà kính khổng lồ. Những tia bức xạ xuyên qua khí
quyển, có tác dụng sưởi ấm trái đất. Một phần chúng phản xạ trở lại nhưng có một phần
không thoát ra ngoài vũ trụ được do khí CO2, CH4 hấp thụ.

Vậy tại sao ban đầu CO2 trong khí quyển lại không ngăn các tia bức xạ vào khí quyển mà
chúng lại ngăn các tia bức xạ thoát ra ngoài vũ trụ. Đó là do những tia bức xạ ban đầu là những
tia sóng ngắn, CO2 không hấp thụ được, sau khi vào trong khí quyển, nó va chạm và bị hấp thụ
một phần năng lượng và chuyển thành sóng dài (tia hồng ngoại), những tia này cú CO2 cú thể
hấp thụ được. Nếu lượng CO2 trong khớ quyển càng lớn thỡ khả năng nó giữ các tia hồng ngoại
lại càng cao, và do đó nhiệt độ trái đất càng tăng cao.
Đó là mặt tiêu cực của hiệu ứng nhà kính, nhưng ngoài ra hiệu ứng nhà kính cũng mang
lại ích lợi cho con người, đó là ban đêm, các tia bức xạ không thoát ra ngoài vũ trụ góp phần
sưởi ấm trái đất, làm cho nhiệt độ trái đất lúc nào cũng khoảng 100C, nếu không nhiệt độ sẽ là
-180C, nước sẽ đóng băng , không có sự sống trên trái đất.

Phõn tớch:
Bài tập này chỉ nhằm cung cấp thờm kiến thức cho học sinh, hiểu được hiệu ứng
nhà kính là một điều rất quan trọng, vỡ đây là một vấn đề mang tính toàn cầu. Đồng thời
nó góp phần giáo dục ý thức bảo vệ mụi trường cho học sinh .
45

Tại sao nước cất để ngoài không khí hoặc nước mưa lại có pH<7?

Giải:

21


Bài tập hóa học thực tiễn
Vỡ nước ngoài khụng khớ hay nước mưa cú hũa tan một lượng CO2 và trong
dung dịch cú cỏc cõn bằng sau :
CO2 + 2H2O 

HCO3 - + H3O+


CO2 + 3H2O 

CO32- + 2H3O+

CO2 đóng vai trũ là axit, phõn ly tạo ion H3O+ chớnh vỡ thế mà pH của nước cất
để ngoài không khí nhỏ hơn 7.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính tan của CO2 trong nước và các
quá trỡnh điện li xảy ra.
46.
Khí CO thông thường được hỡnh thành từ đâu? Giải thích cơ chế gây độc của
CO. Tại sao người bị ngộ độc CO người ta phải đưa ra chỗ thoáng khí, hay thở không
khí có giàu O2.
Giải:
CO được hỡnh thành từ qỳa trỡnh đốt nhiên liệu hóa thạch (than, xăng , dầu,...)
trong điều kiện thiếu O2. Khớ thải chứa nhiều CO thường là xe máy.
CO không độc với cây xanh nhưng rất độc với con người và động vật,CO không màu,
không mùi, không vị nên rất khó phát hiện khi bị ngộ độc. CO ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử
vong cho người. Trong chiến tranh thế giới I, Phát xít Đức đó xả khớ CO để giết tù nhân, và
dùng xác người để nấu xà phũng!

Vỡ CO cú khả năng kết hợp mạnh với hemoglobin trong máu, ngăn cản quá trỡnh
vận chuyển O2 trong mỏu nờn CO rất độc.
HbO2
+
CO
HbCO +
O2
(Hb : Hemoglobin)

Quỏ trỡnh trờn là một cõn bằng, nhưng vỡ HbCO bền hơn nhiều so với HbO2 nên
cân bằng trên sẽ lệch theo chiều thuận. Khi bị ngộ độc CO, phải lập tức đưa ra chỗ thoáng
khí, hay thở không khí giàu O2 , điều này giúp cách xa với nguồn gây ra CO, nồng độ CO
giảm, đồng thời nồng độ O2 tăng, do đó cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần biết được sự kết hợp mạnh giữa hemoglobin và
CO, và nắm được kiến thức về sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
47.

Tại sao người ta dùng NaHCO3 làm thuốc chữa đau dạ dày?

Giải

22


Bài tập hóa học thực tiễn
Trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit khá cao (pH vào khoảng 1,5-2,5). Đối với
những người đau dạ dày pH trong dạ dày thường rất thấp, vỡ vậy cú thể dựng NaHCO3
làm thuốc chữa đau dạ dày, vỡ nú trung hũa bớt axit.
HCl +
NaHCO3  NaCl +
CO2  +
H2O.
Thực ra nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày là do một loại vi khuẩn trong dạ
dày gõy ra, bỡnh thường ở pH 1,5 - 2,5 trong dạ dày, vi khuẩn này không hoạt động,
nhưng khi pH trong dạ dày xuống rất thấp thỡ nú được kích thích hoạt động trở lại.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được nguyên nhân gây ra đau dạ dày, là do
nồng độ axit trong dạ dày quỏ cao

48.
Trong phũng thớ nghiệm, một học sinh đun dung dịch NaOH trong một cốc thuỷ
tinh để bốc hơi nước đi . Dần dần thấy xuất hiện một loại tinh thể . Nó có thể hoà tan
trong nước . Thử bằng giấy chỉ thị thỡ thấy nú cú tớnh kiềm . Tinh thể đó là chất gỡ, cú
phải là NaOH khụng? (cho rằng lượng CO2 khụng khớ bị hấp thụ tạo ra Na2CO3 chỉ là
nguyờn nhõn thứ yếu)
Giải
Khi đun xút trong cốc thủy tinh để nước bay hơi thỡ nồng độ xút tăng lên. Mà
chúng ta đó biết xỳt đặc thỡ cú thể hũa tan thủy tinh vỡ thành phần thủy tinh là SiO2 ,
phản ứng tạo ra muối Na2SiO3 , lượng H2O giảm dần nờn Na2SiO3 kết tinh dần tạo thành
tinh thể.
Khi thu tinh thể đó hũa tan vào nước, SiO32- bị thủy phân mạnh tạo ra môi trường
bazơ làm xanh giấy chỉ thị.
SiO32- +
H2O 
HSiO3 +
OHSiO32- +
2H2O 
H2SiO3
+
2OHPhõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được thành phần của thủy tinh và khả năng
phản ứng của dung dịch xút đặc với SiO2.
49.

Thuỷ tinh hoà tan là gỡ và nú được ứng dụng ở đâu?

Giải
Thuỷ tinh hoà tan thực chất là muối của natri và kali của axit silicic (Na2SiO3 và
K2SiO3 ).Chỳng là chất rắn kết tinh, dễ hoà tan trong nước.Thuỷ tinh lỏng được dùng làm

hồ dán(keo silicat),để chế biến các chất màu và vải không cháy,trong công nghiệp xà
phũng và trong nhiều ngành sản xuất khỏc.
Nếu bạn cần bảo quản trứng, bạn có thể bỏ trứng vào dung dịch thuỷ tinh nước
sau đó lấy ra để khô trên bề mặt của vỏ trứng sẽ bọc một lớp keo bảo hộ natri silicat kín
ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trứng , do đó có thể bảo quản trứng từ 1 đến 2

23


Bài tập hóa học thực tiễn
tháng. Trong công việc gia đỡnh khụng những người ta chỉ dùng nó làm hồ dán mà cũn
dựng để giặt quần ỏo lút nữa!
Phõn tớch:
Đây là bài chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm cho học sinh một số ứng dụng của
thủy tinh hũa tan trong cuộc sống.
50.
Khi cho chất khớ phổ biến A vào bỡnh thủy tinh chứa khớ B cú cựng tỷ trọng với
A thỡ thấy trong bỡnh cũn lại cỏt ẩm . Bạn hóy cho biết tờn hai khớ này?
Giải
Trong bỡnh cũn lại cỏt ẩm  đó là SiO2. Như vậy khí A là SiH4 (xilan) cũn khớ B
là O2
SiH4

+



O2

SiO2


+

H2O

Phõn tớch:
Đây là một bài đố vui. Từ công thức SiO2, học sinh suy đoán ra 2 khí đó là O2 và
khớ cũn lại là SiH4.
51.
Cát biển có 3000 vnđ / khối , trong khi cát sông 30.000 vnđ/ khối . Tại sao không
lấy cát biển để xây nhà mà lại lấy cát sông ?
Giải:
Cỏt biển bị súng làm di chuyển nờn bị mài mũn , hạt cỏt biển mịn, cú hỡnh cầu ,
ớt cú gúc cạnh như cát sông . Trong khi đó , cát sông có nhiều góc cạnh, nên bám chắc
vào xi măng, làm cấu trúc bê tông , tường bền .
Phõn tớch:
Đây là một bài tập, câu hỏi đặt ra dưới dạng đố vui. Để giải bài tập này, học sinh
cần tổng hợp nhiều yếu tố.

Nhóm V

52.

Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn

24


Bài tập hóa học thực tiễn
Giải

Khi trời mưa, mưa sẽ kéo những hạt bụi trong không khí và làm giảm lượng bụi
trong không khí.
Quan trọng hơn, khi trời có sấm sét (nhiệt độ ở đấy rất cao) O3 được tạo thành từ
O2 khụng khớ. Ozon với hàm lượng nhỏ có tác dụng diệt khuẩn nên làm cho không khí
trong lành hơn.
Phõn tớch:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được phản ứng hỡnh thành Ozon trong khớ
quyển và tỏc dụng diệt khuẩn của Ozon.
53.

Vỡ sao khi ăn phải bả , chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ?

Giải
Thành phần chớnh của thuốc chuột là Zn3P2 . Khi chuột uống nước vào thỡ Zn3P2
bị thuỷ phân theo phưong trỡnh:
Zn3P2 +

6H2O 

3Zn(OH)2

+

2PH3

PH3 hay cũn gọi là phốt phin rất độc sẽ giết chết chuột, do đó chuột ăn phải bả
thường chết gần nguồn nước. Có thể thay Zn3P2 bằng Ca3P2 .
Hiện nay thuốc diệt chuột dạng này bị cấm dựng vỡ nú rất độc không chỉ với
chuột mà cũn với người và động vật khác.
Phõn tớch:

Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được công thức hóa học của thuốc chuột,
tính chất hóa học và tính độc của PH3.
54
Tại sao cây họ đậu có khả năng chuyển được N2 trong không khí chuyển thành
chất đạm?
Giải
Một cách đơn giản, ta có thể giải thích rằng đó là trong các loài cây họ đậu đó có
chứa các vi khuẩn có khả năng cố định Nitơ ở trong không khí,
Xỳc tỏc cho quỏ trỡnh cố định N2 là enzim nitrogenaza. Thực chất của quỏ trỡnh này là
sự tạo phức của N2 (như là một phối tử) với hợp chất chứa kim loại chuyển tiếp (Mo và V) có
trong thành phần của vi khuẩn.Sau khi Nitơ được giữ lại trong vi sinh vật , nó sẽ tiếp tục bị
chuyển hóa thành các dạng đạm khác nhau dưới tác dụng của các enzim

25


×