Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy học địa lý tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 15 trang )

1

I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ TIỂU HỌC
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới nội dung, chương trình sách
giáo khoa được thực hiện đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình khi
thay sách đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Và một trong những công cụ hiệu quả cung cấp cho giáo viên phương tiện
làm việc hiện đại đó là công nghệ thông tin.
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã trở nên đại trà, phổ
biến. Một trong những môn học thích hợp nhất với việc dùng bài giảng điện
tử đó chính là môn địa lý. Việc dùng những bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, đoạn
phim trình chiếu lên màn hình chính là kênh hình trực quan, sinh động nhất,
đánh mạnh vào sự chú ý của các em học sinh nhất là học sinh tiểu học, giúp
học sinh tiếp thu bài một cách nhanh chóng và thực sự hiệu quả.
Ở trường tiểu học Lê Văn Tám, những năm gần đây, nhà trường đã đầu
tư mua sắm máy chiếu, máy tính xách tay, bố trí cho giáo viên học ứng dụng
phần mềm power point, violet… vào soạn giảng, bản thân giáo viên hầu hết là
giáo viên trẻ nên chủ động tự trang bị cho mình máy tính xách tay. Vì vậy hầu
như thầy cô giáo nào cũng có thể tự thiết kế cho mình một bài giảng điện tử
để đưa vào giảng dạy.Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy mỗi khi dùng bài
giảng điện tử thì các em vô cùng hứng thú, hoạt động sôi nổi, tiếp thu bài tốt,
nhất là với môn địa lý vốn là môn học khô khan thì bây giờ các em đã có niềm
đam mê với môn này. Vì vậy, tôi viết SKKN này nhằm tập hợp những kinh
nghiệm của bản thân mình trong quá trình soạn giảng môn địa lý bằng công
nghệ thông tin để chia sẻ với các thầy cô. Đề tài này gồm 2 phần :
+ Phần 1 : Vài kinh nghiệm trong soạn giảng bài giảng điện tử nói
chung.
+ Phần 2: Một số bài giảng (hoặc phần bài giảng) địa lí tiểu học ứng


dụng CNTT .
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Khi dạy bài giảng điện tử, máy tính được sử dụng trong việc cung cấp
thông tin bằng hình ảnh,âm thanh, truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy,
hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng, kiểm tra, đánh giá..., tạo hứng thú
cho học sinh trong học tập Địa lí nói riêng và trong học tập nói chung.
Với kho tư liệu phong phú sẵn có trên Internet, giáo viên dễ dàng tìm
cho mình nhiều hình ảnh đặc sắc minh họa cho bài học, sinh động hơn nữa là
các đoạn phim mô tả. Những điều này sách giáo khoa khó có thể đáp ứng
được. Bên cạnh đó, trong môn địa lý cần rất nhiều bản đồ, lược đồ mà thư
viện trường không thể cung cấp hết được. Giờ đây, giáo viên chỉ cần một cú


2

nhấp chuột là loại bản đồ, lược đồ nào cũng có. Việc thiết kế biểu đồ trên
Powerpoint cũng được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng.
Trong việc cung cấp thông tin, những thông tin hiện lên màn hình với
các hiệu ứng gây chú ý cũng là một cách trực quan rất hiệu quả thu hút sự chú
ý tập trung của các em. Các em cũng dễ nhớ bài hơn. Bên cạnh đó, giáo viên
cũng có thể tóm lược được những ý chính của bài hiện lên màn hình cho các
em dễ nắm bài hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức.
Ở phần củng cố bài, chúng ta có thể thiết kế trò chơi ô chữ hoặc một số
trò chơi trắc nghiệm với Violet… sẽ giúp cho giờ học được kết thúc một cách
thú vị, hấp dẫn mà lại khắc sâu vào tâm trí các em
Đối với giáo viên, việc soạn giảng một bài giảng điện tử là con đường
giúp giáo viên chúng ta tiếp cận với công nghệ thông tin nhanh nhất. Thông
qua việc soạn giảng, những kĩ năng sử dụng phần mềm Word, Excel,
Powerpoint, violet… được nhuần nhuyễn và ngày càng tiến bộ. Đồng thời
kiến thức cuộc sống của mỗi người cũng sẽ được nâng cao. Giáo viên thấy

yêu nghề hơn, sáng tạo hơn. Hơn nữa, theo tôi, việc dạy bằng bài giảng điện
tử giáo viên đỡ vất vả hơn mà học sinh thích thú hơn nhất là với môn địa lý.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn Địa lý không
phải là vấn đề mới mẻ. Trước đây đã có một số đề tài viết về vấn đề này. Tuy
nhiên đi chuyên biệt vào địa lý tiểu học (lớp 4 , 5) thì tôi chưa thấy. Vì vậy đề
tài này là tập hợp một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân khi soạn giảng môn
địa lý- trong phạm vi lớp 4,5 và điều kiện của trường đang dạy- với mong
muốn được trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Phần 1: Vài kinh nghiệm trong soạn giảng bài giảng điện tử nói chung
1/ Chọn bài giảng hoặc phần bài giảng thích hợp soạn điện tử:
Giáo viên cần xác định bài giảng đó có thích hợp để dạy điện tử hay
không, hoặc phần bài giảng nào cần sử dụng CNTT để chuyển tải nội dung
bài dạy và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Nếu bài dạy nào sử dụng phấn
trắng bảng đen vẫn tốt thì không nên lạm dụng bài dạy điện tử.
2/ Lập dàn ý cho bài dạy:
Cần xác định bài dạy có mấy phần (mấy hoạt động). Mỗi phần cần
chuyển tải những nội dung gì trọng tâm. Sử dụng âm thanh, hiệu ứng , hình
ảnh, đoạn phim, trò chơi… gì cho phù hợp và hiệu quả. Một bài dạy không
nên chỉ sơ sài vài slide hoặc cũng không nên có quá nhiều (40-50 slide). Mặt
khác, giáo viên cần chú ý mối quan hệ hữu cơ giữa các slide. Nếu không, bài
dạy sẽ rời rạc, là một tập hợp chữ và hình ảnh hơn là 1 bài soạn.
3/ Tư liệu :


3

Chắc chắn giáo viên nào khi soạn bài giảng điện tử cũng đều cần tư liệu
minh họa, dẫn dắt hoặc làm phong phú bài giảng. Tư liệu thì giáo viên có thể

tìm từ nhiều nguồn: sách báo, tạp chí rồi đưa vào bài dạy bằng cách scan,
dùng máy ảnh kĩ thuật số chụp rồi copy vào máy, dùng phần mềm để cắt đoạn
phim, ráp hình ảnh, chuyển đổi đuôi cho đoạn phim như phần mềm Total
Video Converter….Một nguồn tư liệu phong phú khác đó là tìm trên Internet.
Một điều quan trọng là giáo viên phải xác định mục đích sử dụng của mỗi tư
liệu đưa vào bài giảng, có cần thiết không. Nếu không đúng lúc đúng chỗ sẽ
rơi vào trường hợp phô diễn không cần thiết hoặc tệ hơn là làm nhiễu việc tiếp
nhận thông tin của học sinh.
4/ Những chú ý khi lên lớp:
Giáo viên cần học thuộc giáo án, chú ý ghi nhớ tiến trình, những lời dẫn
dắt để chuyển từ hoạt động này qua hoạt động khác, kết hợp lời giảng với thao
tác máy cần uyển chuyển cho tiết dạy sinh động. Cần tính toán sao cho thời
gian của tiến trình dự định phải gần như trùng khớp với thời gian thực dạy
trên lớp, để tránh “cháy” hoặc “ướt” giáo án đã soạn.
Phần 2: Một số bài giảng (hoặc phần bài giảng) địa lí tiểu học ứng
dụng CNTT .

LỚP 4:
Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Bài này tập trung nội dung chính: Trang phục và lễ hội
Vì vậy ở bài này, giáo viên ứng dụng CNTT là rất thích hợp. Dùng hình
ảnh thể hiện các trang phục của người dân tộc Gia-rai, người Ê-đê, người Xơđăng, Ba-na…và một số dân tộc khác.

Dân tộc Gia Rai

Dân tộc Ê đê


4


Dân tộc Ba Na

Dân tộc Xơ đăng

Dùng đoạn phim để mô tả lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên:

Bài 29: Biển, đảo và quần đảo.
Đoạn phim về Vịnh Hạ Long:


5

Bài 9 : Thành phố Đà Lạt
Để vẽ nên một Đà Lạt thơ mộng, thành phố của thông reo và thác nước,
thành phố du lịch và nghỉ mát, còn gì hiệu quả hơn bằng việc dùng hình ảnh
phong phú và đoạn phim giới thiệu về những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà
Lạt.
Tương tự với bài : Thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng…..
Hoặc những bài như : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng
Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ…
Bài 23: Ôn tập
1/ Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí của:
- Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.


6

Học sinh
lên chỉ trên

bản đồ

2/ Nêu sự khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng
bằng Nam Bộ theo gợi ý sau:
Đặc điểm
thiên nhiên

Khác nhau
Đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng Nam Bộ

- Địa hình
- Sông ngòi
- Đất đai
- Khí hậu
3/ Hãy đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

Dùng
hiệu ứng
chạy chữ


7

Dùng
Violet
soạn bài
tập trắc
nghiệm

đúng –
sai.

Hoặc ở bài 31-32 Ôn tập cũng có thể dùng violet tạo bài tập chọn ý
đúng (bài 4) hoặc bài tập trắc nghiệm ghép đôi (bài 5) như dưới đây:
Bài tập
ghép đôi

Dùng
hiệu ứng
chạy chữ


8

LỚP 5:
a/ Hệ thống bản đồ, lược đồ được sử dụng ở hầu hết các bài địa lí lớp 5 mà thư
viện không thể đáp ứng đầy đủ được. Hơn nữa, với bản đồ trên máy, giáo viên
có thể dùng hiệu ứng để làm nổi bật địa danh mình muốn nhắc đến hoặc tạo
liên kết để khi kích chuột vào tên địa danh đó trên bản đồ thì dẫn dắt học sinh
đến với nơi tương ứng với tên đó.
Bài 5: Vùng biển nước ta:

Tương tự như vậy với bài Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ (phần Đặc điểm tự
nhiên)


9

Bài 4: Sông ngòi


Hoặc với bài 14 Giao thông vận tải, hiệu ứng sẽ giúp học sinh nhìn thấy
đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy từ đâu đến đâu, đi qua những tỉnh nào
mà ở bản đồ giấy không làm được điều này.


10

b/ Các sơ đồ động:
Bài 4: Sông ngòi

Bài 5: Vùng biển nước ta


11

c/ Biểu đồ:
Bài 14: Giao thông vận tải

d/ Hình ảnh phong phú:
Bài 5: Vùng biển nước ta:


12

Bài 4: Sông ngòi

e/ Dùng Violet để thiết kế các bài ôn tập như bài 7, bài 16, bài 22, bài 29:
VD:


Cả bài
dạy
được
thiết kế
trong
một
gói
Violet


13

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua 1 năm thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy một biểu hiện chung là
các em ngày càng thích học môn địa lí, kết quả kiểm tra tiến bộ rõ rệt. Không
có học sinh trung bình và yếu môn này.
Cụ thể:
Kết quả kiểm tra cuối kì môn địa lí lớp 5/3 ( 29 HS) - Năm học 2009-2010

SL
TL

Khảo sát đầu năm
Giỏi Khá
TB
Yếu
7
15
5
2

24,1% 51,7% 17,2% 7%

Cuối kì 1
Giỏi
Khá
TB
15
14
/
51,7% 48,3%
/

Yếu
/
/

Cuối năm
Giỏi
Khá
TB
25
03
/
86,2% 13,8%
/

Yếu
/
/


Còn ở lớp đang dạy, điểm kiểm tra cuối kì 1 riêng phần địa lý khá cao,
không có em trung bình và yếu.
VII. KẾT LUẬN:
Trên đây là đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lý ở
tiểu học mà tôi đã thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định trong phạm
vi mình giảng dạy. Đề tài gồm một số cách thức giúp giáo viên nắm được qui
trình thiết kế một bài giảng điện tử và một số bài dạy hoặc phần bài dạy ở
môn địa lí thích hợp dùng công nghệ thông tin để khai thác nội dung bài một
cách hiệu quả. Đặc điểm học sinh tiểu học thời nay là năng động, sáng tạo, ưa
thích cái mới nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn địa
lí đã mang lại hứng thú cho học sinh, giúp các em chủ động, tích cực khai thác
và nắm vững kiến thức. Kết quả thể hiện bằng điểm số đã minh chứng điều
này.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
Qua thực hiện đề tài này, tôi có một số đề nghị như sau:
- Giáo viên chúng ta cần tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học
cho mình.
- Nếu những gì mà bảng đen phấn trắng là được thì không nên lạm dụng
công nghệ thông tin.
- Máy móc chỉ là phương tiện hỗ trợ còn chủ đạo vẫn là người thầy.
Người thầy cần nghiên cứu phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp
với đặc điểm lớp, với từng nhóm đối tượng học sinh để dẫn dắt học sinh
tích cực lĩnh hội kiến thức.
- Đề tài này giới hạn ở môn địa lí. Bên cạnh đó ở tiểu học có rất nhiều
môn cũng rất thích hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như
khoa học, lịch sử…Bản thân rất mong các thầy cô đồng nghiệp cùng
tham gia nghiên cứu những để đóng góp thêm những kinh nghiệm cho
môn địa lí cũng như tất cả các môn học ở tiểu học.



14

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Thư viện giáo án điện tử: www. giaoan.violet.vn
2. Internet


15

X. MỤC LỤC:
Thứ tự các phần
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
3. Cơ sở lý luận
4. Cơ sở thực tiễn
5. Nội dung nghiên cứu
+ Phần 1: Vài kinh nghiệm trong soạn giảng bài giảng
điện tử nói chung.
+ Phần 2: Một số bài giảng (hoặc phần bài giảng) địa
lí tiểu học ứng dụng CNTT.
6. Kết quả nghiên cứu
7. Kết luận
8. Đề nghị
9. Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
2

2
2
3
13
13
13
14



×