Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.84 KB, 7 trang )

Ứng dụng Công nghệ thông tin
PHẦN NỘI DUNG
I- ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
1) Định hướng về phương pháp
Về phương pháp dạy học, giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học
hiện có một cách linh hoạt, đồng thời từng bước vận dụng các phương pháp dạy học
hiện đại như Phương pháp dạy học hợp tác, Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
…nhằm giúp học sinh biết cách học, biết cách hợp tác trong tự học; tích cực, chủ
động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có kiến thức cần
thiết, vừa rèn luyện được năng lực hành động.
Về hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng các hình thức tổ chức một cách
linh hoạt, phối hợp dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm nhỏ…
2) Định hướng về thiết bị dạy học
Các thiết bị dạy học địa lý là điều kiện, phương tiện và là nguồn tri thức
không thể thiếu được trong quá trình học tập của học sinh . Thông qua hoạt động với
các thiết bị, học sinh tiếp cận được với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện kỹ năng
xử lý thông tin…hướng tới việc hình thành năng lực cần thiết của người lao động
mới. Các thiết bị dạy học địa lý thường được sử dụng, gồm: mẫu vật, mô hình,; bản
đồ, átlát, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu; các thiết bị nghe nhìn; …
3) Định hướng về đánh giá kết quả học tập
Yêu cầu của việc đánh giá là phải toàn diện, khách quan, chính xác và có tác
dụng điều chỉnh hoạt động dạy học, động viên sự cố gắng học tập của học sinh.
Các yêu cầu của chương trình cần được đánh giá phải bao gồm kiến thức, kỹ
năng bằng việc tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra. Cần kết hợp các loại hình
kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÝ
1) Quan niệm dạy và học theo Công nghệ thông tin.
Hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) đã ảnh hưởng sâu sắc tới Giáo dục và
Đào tạo trên nhiều khía cạnh, trong đó có cả việc đổi mới phương pháp giảng dạy,
đổi mới Công nghệ Dạy và Công nghệ Học.


Đổi mới phương pháp giảng dạy theo nghĩa của CNTT là Phương pháp làm
tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Theo
Người thực hiện: Cao Thị Thư
1
Ứng dụng Công nghệ thông tin
nghĩa hẹp, Công nghệ Giáo dục Đào tạo được hiểu là: việc dạy và học được thực hiện
với sự hỗ trợ của các phương tiện, các công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Các công nghệ
này có tính chuyển giao cho người khác. Trong số các phương tiện và công nghệ đó,
CNTT có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sáng tạo nhất đối với Công nghệ giáo dục.
Theo nghĩa rộng, như UNESCO định nghĩa: “là tập hợp gắn bó chặt chẽ những
phương pháp, phương tiện và kỹ thuật học tập và đánh giá, được nhận thức và sử
dụng tuỳ theo những mục tiêu đang theo đuổi và có liên hệ với những nội dung giảng
dạy và những lợi ích của người học: đối với người dạy, sử dụng một công nghệ giáo
dục thích hợp có nghĩa là biết tổ chức quá trình học tập và đảm bảo sự thành công
của quá trình đó”
2) Các phương pháp và công nghệ dạy học mới
Hiện nay việc giảng dạy vẫn chủ yếu là lên lớp theo phương pháp truyền
thống với phấn và bảng, với việc thầy chép lên bảng, trò chép vào vở, thầy thuyết
giảng một chiều, độc thoại…Phương pháp này có một số nhược điểm và kém hiệu
quả trên các phương diện:
- Thời gian, lãng phí vì mất nhiều thời gian chép bai cả thầy và trò, đặc biệt là
mỗi khi có hình vẽ phức tạp;
- Hiệu quả truyền đạt thông tin bài giảng không cao, lượng thông tin qua viết
bảng còn ít;
- Kém sinh động vì ít có hình vẽ minh hoạ, thiếu cụ thể…,vì hình vẽ không
diễn tả hết nội dung muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên.
Vì vậy, để giảng dạy môn học, nói chung chúng ta nên có và nên chuẩn bị cả
phần truyền thống và phần công nghệ mới, đó là:
Phần truyền thống, bao gồm: bài giảng, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo,
các bài tập, bài thực hành…

Phần công nghệ mới, gồm: phim chiếu để giảng với đèn chiếu Overhead, phần
mềm hỗ trợ bài giảng, phần mềm giúp học sinh tự học, công nghệ kiểm tra đánh giá
bằng trắc nghiệm trên máy vi tính, máy chiếu đa năng, tìm thông tin tham khảo trên
mạng Internet…
3) Các tiêu chí giáo dục mới nhờ công nghệ thông tin
Mục tiêu giáo dục và đạo tạo hiện nay có nhiều biến đổi phù hợ với nhu cầu
hiện đại trong xã hội công nghiệp hoá như: phải tranh thủ thời gian học tập, cập nhật
Người thực hiện: Cao Thị Thư
2
Ứng dụng Công nghệ thông tin
khiến thức mới…Khẩu hiệu giáo dục cho tương lai gần sẽ là: Học ở mọi nơi; Học ở
mọi lúc; Học suốt đời; Dạy cho mọi người và với mọi trình độ tiếp thu khác nhau.
Mục tiêu này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của CNTT.
4) Ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới giáo dục
Công nghệ thông tin đã làm thay đổi vị trí của giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy học:
- Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không chỉ đơn thuần là
người phát thông tin vào đầu học sinh.
- Học sinh có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: sách, Internet, CD-
ROM…
- Học sinh phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, không chỉ đơn thuần nhận
thông tin một cách thụ động.
- Thầy giáo cũng đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao dân
trí của chính mình, với mạng máy tính người thầy có điều kiện dễ dàng hơn trong
việc thu thập thông tin, tư liệu, trao đổi kinh nghiệm …
III- ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ LỚP 11
(Dạy bài Trung Quốc, tiết 48 bằng giáo án điện tử)
1) Nội dung và các bước tiến hành dạy tiết 48, bài Trung Quốc - Địa lý lớp 11 THPT
bằng giáo án điện tử
Phần mở bài: GV chiếu một số hình ảnh về đất nước Trung Quốc (Quốc kỳ,

ảnh chủ tịch Mao Trạch Đông, bức ảnh Vạn Lý Trường thành)
Người thực hiện: Cao Thị Thư
3
Ứng dụng Công nghệ thông tin
Quốc kỳ Chủ tịch nước
Vạn lý Trường thành
Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết những hình ảnh này là của nước nào.
Sau khi học sinh trả lời là Trung Quốc, giáo viên khẳng định và giới thiệu khái quát:
tổng số tiết của bài (5), từ tiết 40 đến tiết 45 (nêu nội dung của từng tiết), vị trí của
tiết 40 (tiết đầu tiên của bài).
Phần giảng bài mới
Hoạt động 1: Giáo viên lần lượt chiếu lên màn hình các nội dung để giới thiệu một số
nội dung khái quát cần thiết về Trung Quốc:
TRUNG QUỐC
(Cộng hoà nhân dân Trung Hoa)
Diện tích: 9,6 triệu Km2
Dân số: 1,3 tỉ ngời (2004)
Người thực hiện: Cao Thị Thư
4
Ứng dụng Công nghệ thông tin
Thủ đô: Bắc Kinh
Thu nhập bình quân: 940 USD/người (2002)
Ngày quốc khánh: 1-10- (1949)
Ngày đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 18-1-1950
Là thành viên của WTO ngày 10-11-2001
I- Vị trí địa lí và lãnh thổ
Hoạt động 2:
- Bước 1: Giáo viên chiếu bản đồ các nước trên thế giới lên màn hình, xác định vị trí
địa lí, giới hạn của Trung Quốc trên bản đồ:


Bản đồ các nước trên thế giới
Tiếp đó yêu cầu một học sinh lên xác định lại và nêu các đặc điểm và ý nghĩa
của vị trí địa lý Trung Quốc (rộng thứ mấy trên thế giới? nằm ở châu lục nào, khu
vực nào, giáp giới, thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?)
Bước 2: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn xác kiến thức (chiếu lên màn hình) nội
dung như sau:
- Trung Quốc nằm ở phần Trung và Đông Á
- Lãnh thổ rộng lớn (thứ 3 thế giới)
- Phía Bắc, Nam, Tây giáp với 14 nước, đường biên giới dài 17.000km
- Phía Đông giáp biển
Vị trí địa lý và đặc điểm lãnh thổ Trung Quốc đã làm cho Thiên nhiên Trung
Quốc rất đa dạng, giàu tiềm năng; Dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới
Người thực hiện: Cao Thị Thư
5

×