Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.63 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

KHUẤT THỊ THU HIỀN

CHẾ ĐỊNH GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

KHUẤT THỊ THU HIỀN

CHẾ ĐỊNH GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Công Bình


HÀ NỘI - 2014

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Khuất Thị Thu Hiền

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU


1

Chương 1: NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN VỀ CHẾ ĐINH
GIẢI QUYẾT
̣

6

VIỆC DÂN SƢ̣ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1.

Khái niệm và đặc điểm của việc dân sự

6

1.1.1. Khái niệm việc dân sự

6

1.1.2. Đặc điểm của việc dân sự

9

1.2.

Khái niệm, đặc điểm, cơ sở và ý nghĩa của chế định giải quyết
việc dân sự


12

1.2.1. Khái niệm chế định giải quyế t viê ̣c dân sự

12

1.2.2. Đặc điểm của chế định giải quyết việc dân sự

14

1.2.3. Cơ sở của chế định giải quyết việc dân sự

20

1.2.4. Ý nghĩa của chế định giải quyết việc dân sự

22

Chương 2:

NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

27

TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

2.1.


Những quy định chung về giải quyết việc dân sự

27

2.1.1. Những loại việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân

27

2.1.2. Nguyên tắc giải quyết việc dân sự

28

4


2.1.3. Người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự

31

2.1.4. Thành phần giải quyết việc dân sự

32

2.1.5. Thành phần tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự

33

2.1.6. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

36


2.2.

Những quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự

38

2.2.1. Thụ lý việc dân sự

38

2.2.2. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự

43

2.2.3. Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự

47

Chương 3:

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH GIẢI QUYẾT

53

VIỆC DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.

Thực tiễn thực hiện chế định giải quyết việc dân sự


53

3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện chế định giải
quyết việc dân sự

53

3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chế định giải
quyết việc dân sự

56

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện chế định giải
quyết việc dân sự

71

3.2.1. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự

71

3.2.2. Một số kiến nghị hướng dẫn áp dụng các quy định trong Phần
thứ năm về thủ tục giải quyết việc dân sự của Bộ luật tố tụng
dân sự

74

3.2.3. Kiến nghị về bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán và tăng

cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

91

3.2.

KẾT LUẬN

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

97

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Thống kê số lượng các loại việc dân sự Tòa án nhân dân

53

bảng
3.1

đã giải quyết từ năm 2008 đến năm 2012

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Theo quy định tại Điều 1 Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004,
vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Do hai loại vụ việc dân
sự có những sự khác biệt nhất định nên BLTTDS đã quy định hai loại thủ tục
giải quyết, theo đó vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tu ̣c giải quyế t vụ án
dân sự còn việc dân sự được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự.
Sau khi BLTTDS đươ ̣c ban hành có hiê ̣u lực từ ngày 01/01/2005, hàng
năm Toà án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyế t hàng nghìn viê ̣c dân sự, bảo
vê ̣ quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của cá nhân , tổ chức. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm
thi hành, một số quy định của BLTTDS đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có
những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác ; có
những quy định chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp với thực tiễn

, chưa

đầy đủ, thiếu rõ ràng dẫn đế n nhiề u cách hiểu khác nhau ; có những quy định
chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ; thiế u nhiề u quy
đinh
̣ điề u chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh… và cho đến nay vẫn chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể hóa, do đó đã gây nhiề u trở nga ̣i cho hoa ̣t đô ̣ng của
Tòa án nhân dân trong quá triǹ h giải quyế t các tranh chấ p dân sự . Bên cạnh
đó nhằm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tiếp tục từng bước hoàn
thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung và
BLTTDS nói riêng, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự đồng thời tạo điều kiện để Tòa
án thực hiện tốt hơn công tác xét xử, ngày 29/3/2011, tại kỳ họp thứ chín,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam khóa XII đã
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
Về thủ tu ̣c giải quyế t viê ̣c dân sự , Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung một số quy đinh

̣ của BLTTDS như quy đinh
̣

8


về thời hiê ̣u yêu cầ u giải quyế t viê ̣c dân sự ; thủ tục tiến hành phiê n ho ̣p giải
quyế t viê ̣c dân sự v .v... làm cho chế định thủ tục giải quyế t viê ̣c dân sự trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam được hoàn thiện hơn

. Tuy vậy, để nhâ ̣n

thức được đầ y đủ , đúng và áp du ̣ng thố ng nhấ t trong thực tiễn các quy định về
thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLTTDS thì cầ n phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề liên
quan. Với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề liên quan đến thủ tục
giải quyết việc dân sự, tìm ra các giải pháp hoàn thiện và thực hiện chế định
giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, học viên đã
chọn đề tài "Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi BLTTDS mới ban hành, để áp dụng đúng đắn quy định về thủ tục
giải quyết việc dân sự của Bộ luật này năm 2007 Tòa án nhân dân tối cao đã
có công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ với đề tài "Cơ sở lý luận và thực
tiễn thi hành quy định tại Phần thứ năm: Thủ tục giải quyết việc dân sự của
Bộ luật tố tụng dân sự" do tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng làm Chủ nhiệm đề tài.
Ngoài ra còn một số bài viết về vấn đề này như "Một số quy định chung về
thủ tục giải quyết việc dân sự" và "Những vấn đề cơ bản về thủ tục giải quyết
một số việc dân sự" của tác giả Tưởng Duy Lượng trong cuốn Pháp luật tố
tụng dân sự và thực tiễn xét xử do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản

năm 2009; "Về thủ tục giải quyết việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự" của
thạc sĩ Tống Công Cường đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11-2007;
"Vấn đề nhập, tách các yêu cầu trong vụ việc dân sự và cơ chế chuyển hóa
giữa việc dân sự, vụ án dân sự" của tiến sĩ Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí
Tòa án nhân dân, tháng 9-2006 (số 18) "Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc dân sự" của Tưởng Duy Lượng đăng
trên Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 8-2007 (số 15, số 16); "Những vướng mắc

9


từ việc giải quyết ly hôn với người biệt tích" của Thái Quý đăng trên Tạp chí
Tòa án nhân dân, tháng 6-2007 (số 12); "Bàn về một số vướng mắc thường gặp
trong giải quyết vụ việc dân sự" của Đỗ Văn Chỉnh đăng trên Tạp chí Tòa án
nhân dân, kỳ I tháng 10-2008 (số 19); "Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo
tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú" của tiến sĩ Nguyễn Minh Hằng, đăng trên
Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ II tháng 8-2009; "Một số vấn đề liên quan đến
việc dân sự" của Nguyễn Thanh Hải đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng
8-2007 (số 16); "Một số vấn đề về thủ tục giải quyết việc dân sự theo Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004" của thạc sĩ Vũ Thị Hồng Vân đăng trên Tạp chí Tòa
án nhân dân, tháng 5-2006 (số 9); "Một số vấn đề về thủ tục sơ thẩm giải quyết
việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự" của thạc sĩ Đặng Thanh Hoa, đăng
trên Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 5/2006 (số 9); "Thủ tục giải quyết việc dân
sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự" của tiến sĩ Lê Thu Hà, đăng trên
Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 6-2006 (số 12) v.v... Tuy vậy, các công trình
nghiên cứu này chỉ mới làm rõ được một số vấn đề liên quan đến chế định
giải quyết việc dân sự, mặt khác do được thực hiện trong thời gian Nhà nước
ta chưa ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS nên nhiều
vấn đề liên quan mới nảy sinh từ khi Nhà nước ta ban hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTDS còn chưa được nghiên cứu giải quyết.

3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận

, nội

dung của chế đinh
̣ giải quyế t viê ̣c dân s ự và thực tiễn thực hiện chúng từ đó ,
thấy được những vướng mắc , bất cập và đề xuấ t các giải pháp

nhằm hoàn

thiện chế định giải quyết viê ̣c dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nếu trên, việc nghiên cứu đề tài có
các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận của chế định giải quyết việc dân sự
như khái niê ̣m viê ̣c dân sự, khái niệm và cơ sở của chế định việc dân sự v.v…

10


- Nghiên cứu các quy đinh
̣ chung của chế định giải quyế t viê ̣c dân sự
trong pháp luật Việt Nam hiện hành và các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự tương ứng để so sánh, tham khảo.
- Khảo sát thực tiễn thực hiện chế định giải quyế t viê ̣c dân sự tại các
Tòa án Việt Nam để nhận diện các bất cập của chế định giải quyế t vi ệc dân sự
và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các quan điểm của Đảng, Nhà nước về
cải cách tư pháp, những vấn đề về lý luận chế định giải quyết việc dân sự, các

quy định của chế định này trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành
và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án Việt Nam v.v... Tuy vậy, do giới
hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào
một số vấn đề như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở, nội dung và vai trò của chế định
giải quyết việc dân sự, các quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết việc
nói chung (không nghiên cứu thủ tục giải quyết các loại việc dân sự cụ thể)
của chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện hành và thực tiễn áp du ̣ng chúng tại các Tòa án Việt Nam trong những
năm gần đây.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về nhà nước
và pháp luật, bảo vệ quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa
học truyền thống như phương pháp phân tích , tổng hợp, so sánh, hê ̣ thố ng
hoá… trên cơ sở xem xét tính phù hợp , thống nhất của các quy định của chế
định giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành với
vấn đề lý luận , với thực tiễn hoạt động giải quyết việc dân sự tại Tòa án để
làm rõ các vấ n đề thuộc nội dung nghiên cứu đề tài.

11


6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế đinh
̣ giải quyế t
viê ̣c dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam sau khi Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTDS được ban hành và có những điểm mới sau đây:
- Hoàn thiện khái niệm và làm rõ ý nghĩa, cơ sở của chế định giải
quyế t viê ̣c dân sự.

- Phân tích làm rõ nội dung các quy định chung của chế định giải
quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành và đánh
giá đúng được thực trạng của chúng.
- Đề xuất được những giải pháp cụ thể, góp phần vào việc sửa đổi toàn
diện BLTTDS theo Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội
nhiệm kỳ khóa XIII.
Luận văn là tài liệu tham khảo trong ngh iên cứu, giảng dạy tại các cơ
sở đào tạo luật và trong việc xây dựng

các văn bản hướng dẫn thi hành c ác

quy đinh
̣ của chế định giải quyết việc dân sự tại Phần thứ năm BLTTDS và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , nội
dung của luâ ̣n văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chế đinh
̣ giải quyế t viê ̣c dân sự.
Chương 2: Nội dung của chế định giải quyết việc dân sự trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện chế định giải quyết việc dân sự và kiến nghị.

12


Chương 1
NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHẾ ĐINH
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SƢ̣

̣
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DÂN SƢ̣

1.1.1. Khái niệm việc dân sự
Ở Việt Nam trước năm 2004, theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động không có khái niệm việc dân
sự mà tất cả các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự,
hôn nhân và gia đình (HN&GĐ), kinh doanh thương mại và lao động đều
được gọi là vụ án. Mỗi loại vụ án, bao gồm cả những việc có tranh chấp và
những việc không có tranh chấp được Tòa án thụ lý giải quyết chung theo một
thủ tục. Việc quy định như vậy đã không đáp ứng được yêu cầu giải quyết các
vụ việc tại Tòa án nhân dân và đòi hỏi của đời sống xã hội. Tất cả các vụ việc
dù có tranh chấp hay không có tranh chấp, đơn giản hay phức tạp đều được
giải quyết theo một thủ tục, trình tự dẫn đến không giải quyết kịp thời vụ việc,
không bảo đảm được quyền và lợi ích của các chủ thể, gây lãng phí cả về thời
gian, công sức và tiền bạc của công dân và Nhà nước.
Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các tranh chấp trong
quan hệ dân sự không ngừng phát sinh đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp
luật tố tụng dân sự để bảo đảm hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp và
các yêu cầu tại Tòa án nhân dân. Để cụ hóa các nội dung chỉ đạo của Đảng về
cải cách tư pháp ở Việt Nam và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, ngày 15/6/2004
tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XI đã thông qua BLTTDS của nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam.

13



Lần đầu tiên khái niệm việc dân sự được quy định tại Điều 311
BLTTDS, theo đó:
Viê ̣c dân sự là viê ̣c cá nhân , tổ chức không có tranh chấ p ,
nhưng có yêu cầ u Toà án công nhâ ̣n hoă ̣c không công nhâ ̣n mô ̣t sự
kiê ̣n pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyề n, nghĩa vụ dân sự , hôn
nhân và gia đin
̀ h , kinh doanh, thương ma ̣i, lao đô ̣ng của miǹ h hoă ̣c
của cá nhân , cơ quan, tổ chức khác ; yêu cầ u Toà án công nhâ ̣n cho
mình quyền về dân sự , hôn nhân và gia đình , kinh doanh, thương
mại, lao đô ̣ng [22].
Như vậy, viê ̣c dân sự được hiểu là viê ̣c mà cá nhân , tổ chức không có
tranh chấ p về quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp giữa các bên do các bên đã thoả
thuâ ̣n đươ ̣c với nhau , tuy nhiên , để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của

mình các bên yêu cầu Toà án công nhận giá trị pháp lý của sự thoả thuận đó .
Hoă ̣c trường hơ ̣p chỉ có mô ̣t bên khi có mô ̣t sự kiê ̣n pháp lý nào đó làm phát
sinh quyề n và nghiã vu ̣ dân sự hoă ̣c quyề n về dân sự yêu cầ u Toà án xác nhận
sự kiê ̣n pháp lý đó ; công nhâ ̣n hoă ̣c không công nhâ ̣n quyề n , nghĩa vụ dân sự,
HN&GĐ, kinh doanh, thương ma ̣i và lao đô ̣ng . Khác với vụ án dân sự , việc
dân sự là loại việc mà giữa các chủ thể với nhau không có tranh chấ p về
quyề n và lơ ̣i ích , vụ án dân sự được phát sinh do có tranh chấp về quyền lợi ,
nghĩa vụ giữa các bên (nguyên đơn và bị đơn ) mà tự họ không thể giải quyết
đươ ̣c nên mô ̣t trong các bên đã khởi kiê ̣n yêu cầ u Toà án giải quyế t . Viê ̣c dân
sự đươ ̣c phát sinh chỉ do mô ̣t tuyế n chủ thể , mà khi có một sự kiện pháp lý
nào đó là căn cứ làm phát sinh quyề n, nghĩa vụ dân sự, HN&GĐ, kinh doanh thương ma ̣i, lao đô ̣ng của mình hoă ̣c của người khác liên quan đế n quyề n lơ ̣i
của mình hoặc của cơ quan , tổ chức khác ; hoă ̣c phát sinh quyề n về dân sự ,
HN&GĐ, kinh doanh - thương ma ̣i , lao đô ̣ng thì chính chủ thể này yêu cầ u
Toà án xem xét để công nhận hay không công nhận các sự kiện pháp lý và các

quyề n đó cho ho .̣ Hiện nay, về cơ bản thì nội hàm của khái niệm việc dân sự

14


cũng đã và đang được nhiều nước quy định. Ví dụ: BLTTDS của Pháp quy
đinh
̣ về thủ tục giải quyết việc dân sự : "Thẩ m phán quyế t đinh
̣ giải quyế t các
viê ̣c dân sự theo qu y đinh
̣ của pháp luâ ̣t khi có yêu cầ u trong trường hơ ̣p
không có tranh chấ p ; căn cứ vào tiń h chấ t của vu ̣ viê ̣c hoă ̣c tư cách của người
yêu cầ u mà vu ̣ viê ̣c thuô ̣c quyề n quyế t đinh
̣ của Thẩ m phán " [16]. Tương tự,
BLTTDS của Liên bang Nga cũng quy định về thủ tục đặc biệt để giải quyết
các vụ việc dân sự trong trường hợp không có tranh chấp:
3. Trong trường hợp khi thụ lý đơn hoặc khi giải quyết vụ
việc theo thủ tục đặc biệt mà thấy rằng tranh chấp phải được giải
quyết theo thủ tục giải quyết vụ án, thì Tòa án ra quyết định không
xem xét đơn yêu cầu, trong đó có giải thích cho người gửi đơn và
những người khác liên quan quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo
thủ tục giải quyết vụ án [35].
Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mặc dù
không quy định tên gọi là việc dân sự nhưng quy định về trình tự đặc biệt đối
với những loại việc không có tranh chấp:
Tòa án nhân dân áp dụng những quy định của chương này
xử lý những vụ án: vụ án về tư cách cử tri những vụ án tuyên bố
mất tích hoặc tuyên bố tử vong, những vụ án về nhận định công dân
không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự hạn
chế và những vụ án về tài sản vô chủ…

Trong quá trình xét xử những vụ án theo trình tự của
chương này, trường hợp phát hiện vụ án thuộc về tranh chấp quyền
lợi dân sự thì nên quyết định kết thúc trình tự đặc biệt và báo cho
những người có quan hệ về lợi ích biết để có thể khởi tố theo thủ
tục khác [36].
Như vậy, qua phân tích và nghiên cứu tìm hiểu các quy định về việc
dân sự tại một số nước như trên nhận thấy có sự tương đồng về khái niệm

15


việc dân sự giữa pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam với pháp luật tố tụng
dân sự của một số nước trên thế giới đều là loại việc có bản chất là không có
tranh chấp.
1.1.2. Đặc điểm của việc dân sự
Bản chất việc dân sự là việc không có tranh chấp. Trong các vụ việc
dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa
án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, HN&GĐ, kinh doanh thương mại và lao động
của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận
hoặc không công nhận quyền về dân sự, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại và
lao động; yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về quan
hệ pháp luật dân sự, kinh doanh thương mại và lao động. Từ các vụ việc cụ
thể mà các bên hoặc đã tự thỏa thuận được với nhau về các tình tiết của sự
việc cũng như quyền và lợi ích và cùng yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa
thuận đó (các yêu cầu về HN&GĐ như công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con,
chia tài sản; thỏa thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật…) hoặc chỉ
có một bên yêu cầu Tòa án xác định một sự kiện pháp lý như yêu cầu xác
định năng lực hành vi dân sự của một cá nhân; công nhận hoặc không công
nhận quyền về dân sự, HN&GĐ, kinh doanh thương mại và lao động; yêu cầu

Tòa án hỗ trợ cho việc bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình Trọng tài
thương mại giải quyết tranh chấp… Qua đó cho thấy, việc dân sự có các đặc
điểm sau:
Thứ nhất, không có nguyên đơn và bị đơn trong việc dân sự mà chỉ có
người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự.
Nguyên đơn là người đứng đơn khởi kiện, người được cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật tố tụng đứng đơn khởi kiện để
yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của
người đó bị xâm hại và bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá

16


nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện theo quy định của pháp luật khi cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Do
đó, nguyên đơn và bị đơn là chủ thể của trong quá trình Tòa án giải quyết vụ
án dân sự.
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp
nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp
lý là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, HN&GĐ... do đó, với
bản chất là không có tranh chấp, do một tuyến chủ thể yêu cầu khi có những
sự kiện xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên
hoặc làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của một bên, chẳng hạn như sự kiện tuyên
bố một người mất năng lực hành vi dân sự, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp và nghĩa vụ dân sự của một bên là vợ, chồng đối với một bên là vợ,
chồng bị tâm thần như cần phải được chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh,
cần phải có người đại diện trong các giao dịch dân sự, cần phải có người quản
lý tài sản một cách hợp pháp… thì một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố người vợ hoặc người chồng đó bị mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, đương sự trong việc dân sự chỉ là một bên yêu cầu, không có tranh

chấp giữa các bên như vụ án dân sự do đó không có nguyên đơn và bị đơn
như trong vụ án dân sự.
Thứ hai, các đương sự trong việc dân sự không có tranh chấp với nhau
về quyền và nghĩa vụ dân sự.
Như trên đã phân tích, việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khi
có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận cho mình một sự kiện
pháp lý để từ đó làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, HN&GĐ…
hoặc yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, HN&GĐ, và việc
yêu cầu này được thực hiện với điều kiện do một tuyến chủ thể là một bên yêu
cầu như sự kiện một người bị mất năng lực hành vi dân sự như đã phân tích
trên đây hoặc do cả hai bên yêu cầu nhưng việc yêu cầu phải căn cứ vào sự tự

17


nguyện, thỏa thuận giữa các bên như sự kiện thuận tình ly hôn trong HN&GĐ,
bởi việc ly hôn ở đây là có sự "thuận tình" giữa các bên, là sự tự giải quyết
giữa các bên do các bên đều tự nhận thấy mục đích của hôn nhân không đạt
được và tự nguyện đồng ý về việc ly hôn; cùng thỏa thuận được với nhau về
quyền và nghĩa vụ đối với con cái và tài sản; không yêu cầu Tòa án giải quyết
tranh chấp về con cái và tài sản mà chỉ yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận
tình ly hôn để thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự cũng như HN&GĐ. Do đó,
việc dân sự không có tranh chấp mà chỉ có yêu cầu công nhận hoặc không
công nhận quyền và nghĩa vụ dân sự.
Thứ ba, từ yêu cầu của đương sự Tòa án sẽ công nhận hoặc không
công nhận một sự kiện pháp lý mà từ sự kiện đó làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ dân sự; từ yêu cầu của đương sự Tòa án công nhận quyền dân sự cho họ.
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự có nghĩa là
khi sự kiện đó xảy ra làm thay đổi cơ bản về quyền và nghĩa vụ dân sự của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, do đó, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của

mình thì cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền yêu
cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận sự kiện pháp lý đó để tránh sự
xáo trộn trong trong quan hệ dân sự, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại, lao
động của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp cũng như nghĩa vụ họ. Ví dụ, anh Nguyễn Văn A là quản đốc phân
xưởng phụ trách một dây chuyền sản xuất thiết bị tại nhà máy sản xuất bóng
đèn X bị tâm thần đã được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận, không thể
làm chủ được hành vi của mình, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại đối với nhà
máy X… do đó theo yêu cầu của Nhà máy X yêu cầu Tòa án ra quyết định
tuyên bố anh Nguyễn Văn A mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận
của cơ quan y tế có thẩm quyền, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố
anh Nguyễn Văn A bị mất năng lực hành vi dân sự và đồng thời trong Quyết
định đó Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật cho anh Nguyễn Văn

18


A và phạm vi đại diện theo quy định tại Điều 321 BLTTDS để bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của anh Nguyễn Văn A trong quan hệ lao động với nhà
máy X nói riêng và quan hệ dân sự, HN&GĐ nói chung… đồng thời Quyết
định tuyên bố anh A mất năng lực hành vi dân sự làm phát sinh nghĩa vụ giám
hộ đương nhiên của vợ hoặc cha, mẹ hoặc anh, chị em ruột đối với anh Nguyễn
Văn A như việc chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho anh A, đại diện cho
anh A trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản riêng của anh A và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp khác của anh A theo quy định tại Điều 67 Bộ luật dân
sự (BLDS) năm 2005. Và cũng xuất phát từ việc nhà máy X yêu cầu Tòa án
công nhận anh Nguyễn Văn A là người bị mất năng lực hành vi dân sự mà
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ lao động của nhà máy X; cũng như quyền và
nghĩa vụ dân sự của những người thân trong gia đình anh A đối với anh A.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CƠ SỞ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH

GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

1.2.1. Khái niệm chế định giải quyế t viêc̣ dân sƣ̣
Để bảo đảm trật tự xã hội, mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức đều
phải được thực hiện trên cơ sở của pháp luật, mọi hành động xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều
bị xử lý theo pháp luật. Trong trường hợp có vi phạm hoặc tranh chấp các chủ
thể đều có quyền tự quyết định, định đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của họ và
lựa chọn cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của
pháp luật tại Điều 5 BLTTDS "đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện,
yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý
giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và
chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó" [22] đây là một
trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự và là một trong các yếu
tố phản ánh bản chất của tố tụng dân sự. Theo đó, khi mỗi cá nhân, tổ chức bị
xâm phạm quyền và lợi ích có thể lựa chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất,

19


phù hợp với quy định của pháp luật để khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền giải quyết hay còn gọi là tham gia quá trình tố tụng tại Tòa án để bảo
vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình,
việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết cũng không phải là "tùy tiện" mà
phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng về quyền khởi kiện, phạm vi
khởi kiện, cách thức thực hiện quyền khởi kiện, trình tự, thủ tục khởi kiện,
thời hiệu yêu cầu… Khi cá nhân, tổ chức mà phát sinh những mâu thuẫn,
tranh chấp thì làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục, trình
tự giải quyết vụ án dân sự; cá nhân, tổ chức không phát sinh tranh chấp
nhưng có yêu cầu ghi nhận về một sự kiện pháp lý nào đó thì làm đơn yêu cầu

Tòa án giải quyết theo thủ tục, trình tự giải quyết việc dân sự. Để bảo đảm
việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự, pháp luật tố tụng
dân sự quy định các thủ tục tố tụng tương ứng với vụ, việc dân sự thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án, theo đó có các quy định về trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án dân sự và các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.
Trong pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói
riêng chưa có một văn bản hoặc điều luật nào định nghĩa thế nào là chế định
giải quyết việc dân sự. Từ khi BLTTDS được ban hành và có hiệu lực cho đến
nay tuy đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thủ tục giải quyết việc
dân sự nhưng các công trình đó cũng mới chỉ phân tích về khái niệm việc dân
sự, nêu lên phạm vi áp dụng, những vấn đề thuộc về chủ thể, nội dung và thủ
tục giải quyết việc dân sự mà chưa đưa ra được khái niệm về chế định giải
quyết việc dân sự. Theo Từ điển tiếng Việt thì chế định là "Đặt ra, quy định
thành thể lệ, chế độ. Chế định một bộ luật"; "Toàn bộ nói chung những quan
hệ pháp lý được quy định về một vấn đề. Quyền sở hữu là một chế định của
ngành luật dân sự" [38, tr. 149]. Theo Từ điển Luật học thì "chế định" là tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội gần gũi, có cùng
tính chất trong phạm vi mỗi ngành luật vốn bao gồm nhiều chế định. Ví dụ:

20


ngành luật dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp
đồng, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả…[34, tr. 122]. Như vậy, tổng
hợp các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về nguyên tắc, thẩm quyền,
thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, thủ tục nộp đơn yêu cầu Tòa án giải
quyết việc dân sự, thủ tục chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thủ tục tiến hành giải
quyết việc dân sự v.v...có thể trở thành một chế định của pháp luật tố tụng dân
sự - Chế định giải quyết việc dân sự. Từ đó, có thể đi đến kết luận: Chế định
giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự là tổng hợp các quy

định của pháp luật tố tụng dân sự về trình tự và thủ tục giải quyết việc dân sự
tại Tòa án nhân dân.
Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, chế định giải quyết việc dân sự
bao gồm các quy định chung tại Chương XX của BLTTDS và các quy định
tại các chương khác của BLTTDS, các quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật
này. Theo đó, nội dung của chế định giải quyết việc dân sự tại Phần thứ năm
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 gồm có các quy định về nguyên tắc,
thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án; thời hiệu yêu cầu giải quyết
việc dân sự; thủ tục nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự; thủ tục
chuẩn bị xét đơn yêu cầu; những người tham gia phiên họp giải quyết việc
dân sự; thủ tục tiến hành giải quyết việc dân sự; thời hạn kháng cáo, kháng
nghị; thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo,
kháng nghị.
1.2.2. Đặc điểm của chế định giải quyết việc dân sự
Bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp, chứng cứ rõ ràng,
không cần nhiều thời gian để thu thập chứng cứ và các bên đã tự nguyện, thỏa
thuận… nên đòi hỏi pháp luật tố tụng dân sự cần phải quy định một chế định
riêng để giải quyết các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội sao
cho phù hợp với bản chất của nó. Theo đó, các nhà làm luật đã căn cứ vào bản

21


chất của việc dân sự quy định cách thức, trình tự giải quyết việc dân sự thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án một cách mềm dẻo, linh hoạt, đơn giản để
mang lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan tố tụng và người tham gia tố tụng và
có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, thời hạn tố tụng giải quyết việc dân sự được quy định ngắn
hơn so với thời hạn tố tụng giải quyết vụ án dân sự.

Theo quy định của BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự
được quy định là bốn tháng kể từ ngày thụ lý, đối với các vụ án có tính chất
phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn xét xử được gia hạn không
quá hai tháng là sáu tháng. Thời hạn mở phiên tòa được quy định là một tháng
kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong trường hợp có lý do chính
đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Thời hạn tố tụng giải quyết việc dân sự ngắn hơn so với thời hạn tố
tụng giải quyết vụ án dân sự, ví dụ: Thời hạn chuẩn bị phiên họp giải quyết
yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực
hành vi dân sự, tuyên bố một người là đã chết là 30 ngày kể từ ngày thụ lý
đơn, trong thời hạn này Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự
phải ra một trong các quyết định: đình chỉ, tạm đình chỉ, mở phiên họp xét
đơn yêu cầu. Thời hạn mở phiên họp được quy định là mười lăm ngày kể từ
ngày ra quyết định mở phiên họp.
Bên cạnh đó, đối với thủ tục yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng
mặt tại nơi cư trú và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích
thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là hai mươi ngày kể từ ngày Tòa án thụ
lý đơn yêu cầu.
Thứ hai, quy định thành phần giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm do
một Thẩm phán giải quyết, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân.
Xuất phát từ bản chất việc dân sự là không có tranh chấp, do các bên
tự nguyện yêu cầu hoặc thỏa thuận, chứng cứ rõ ràng do đó, pháp luật tố tụng

22


dân sự quy định về thành phần giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm đơn giản
hơn, do một Thẩm phán giải quyết, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân
dân, trừ những yêu cầu công nhận và cho thi hành ở Việt Nam hoặc không
công nhận những bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc công nhận

và cho thi hành ở Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài thì do một
Hội đồng gồm ba Thẩm phán giải quyết không có Hội thẩm nhân dân. Trong
khi đó thành phần giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Điều 52 BLTTDS
thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và
hai Hội thẩm nhân dân,, trong trường hợp đặc biệt thì gồm hai Thẩm phán và
ba Hội thẩm nhân dân. Như vậy, với quy định về thành phần giải quyết việc
dân sự như trên nên thủ tục xem xét và ra quyết định của BLTTDS đơn giản
và nhanh chóng hơn rất nhiều so với thủ tục nghị án và tuyên án trong phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Thứ ba, quy định Tòa án mở phiên họp để giải quyết việc dân sự mà
không phải là phiên tòa như như đối với giải quyết vụ án dân sự.
Phiên tòa được hiểu là phiên xét xử trong vụ án dân sự để giải quyết
tranh chấp giữa các bên, có sự tham gia của một bên khởi kiện là nguyên đơn
và một bên bị kiện là bị đơn, do đó có sự đối kháng giữa các bên; có sự tham
gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và có
phần tranh luận giữa các bên với nhau. Trong khi đó việc giải quyết việc dân
sự không có phần tranh luận do bản chất của việc dân sự là không có tranh
chấp nên không có sự đối kháng về quyền lợi giữa các bên, không có sự tham
gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu hay
người có liên quan do đó không có phần tranh luận, việc giải quyết được thực
hiện như một cuộc họp giữa một bên là Thẩm phán và một bên là người yêu
cầu, Thẩm phán không phải đánh giá chứng cứ và phân xử giữa các bên, chỉ
nghe lời trình bày của người yêu cầu, những lời khai của người làm chứng,
người giám định (nếu có) và xem xét tài liệu, chứng cứ liên quan rồi ra Quyết

23


định, do đó BLTTDS và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã
quy định là phiên họp giải quyết việc dân sự.

Thứ tư, quy định thủ tục hòa giải không được áp dụng "tuyệt đối" đối
với việc giải quyết việc dân sự.
Xét về mặt lý luận thì hoạt động hòa giải chỉ đặt ra khi có mâu thuẫn,
tranh chấp giữa các bên trong các quan hệ về dân sự, kinh doanh, HN&GĐ.
Việc dân sự là việc không có tranh chấp giữa các bên, không cần tìm kiếm
giải pháp đồng thuận giữa các bên do không có sự đối kháng về quyền và
nghĩa vụ hoặc là những yêu cầu công nhận hoặc không công nhận một sự kiện
pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và quá trình giải quyết do
một bên yêu cầu với một bên là Tòa án có thẩm quyền giải quyết, do đó, đối
với việc dân sự không có thủ tục hòa giải trừ loại việc công nhận thuận tình ly
hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn vì đây là yêu cầu về HN&GĐ bắt buộc
phải qua thủ tục hòa giải theo quy định của Luật HN&GĐ.
Thứ năm, quy định tại phiên họp giải quyết việc dân sự không có phần
tranh luận.
Bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp, đương sự chỉ yêu
cầu Tòa án xác định một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân
sự của họ hay công nhận quyền, nghĩa vụ dân sự của họ. Vì vậy, chế định giải
quyết việc dân sự không quy định phần tranh luận tại phiên họp giải quyết
việc dân sự. Sau khi nghe các bên đương sự trình bày và đại diện Viện kiểm
sát phát biểu, Thẩm phán xem xét ra quyết định giải quyết việc dân sự.
Thứ sáu, thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân
sự được quy định ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án dân
sự sơ thẩm (trừ một vài việc dân sự cụ thể thời hạn kháng cáo, kháng nghị
được quy định như thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm).
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân
sự theo quy định của BLTTDS được quy định là bảy ngày kể từ ngày ra quyết

24



định hoặc nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc ngày được thông
báo, niêm yết và mười lăm ngày đối với kháng nghị của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp kể từ ngày Tòa án ra quyết định, do đó, ngắn hơn so với quy
định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm là mười lăm
ngày kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày bản án được giao và ba mươi ngày kể
từ ngày tuyên án đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Thứ bảy, thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
bị kháng cáo, kháng nghị không phải tiến hành mở phiên tòa, không phải
triệu tập các đương sự trừ khi thấy cần thiết.
Bởi bản chất việc dân sự chỉ là yêu cầu nhằm công nhận hoặc không
công nhận một sự kiện pháp lý hoặc một quyền dân sự mà không có tranh
chấp; chỉ có một bên chủ thể đến Tòa án để đưa ra yêu cầu, do đó thủ tục
phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chỉ là phiên họp để xem
xét lại nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với Quyết định giải quyết việc dân
sự, chẳng hạn đối với yêu cầu tuyên bố một người là mất tích Tòa án sẽ xem
xét lại tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ việc dân sự đó hoặc xem xét có hay
không việc vi phạm thủ tục tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của
pháp luật tố tụng, do đó, với ý nghĩa là một thủ tục đơn giản nên BLTTDS
quy định thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị
kháng cáo, kháng nghị không phải mở phiên tòa mà là phiên họp, không phải
triệu tập các đương sự trừ khi thấy cần phải xác định rõ về nội dung kháng
cáo của đương sự.
Thứ tám, không quy định tái thẩm đối với một số quyết định giải quyết
việc dân sự.
Thủ tục tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng nghị khi phát hiện những tình tiết mới mà làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án, quyết định đó mà Tòa án và bản thân các đương sự đã
không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Đối với một số việc dân

25



×