Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân gia đình năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.41 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THỊ HẬU

HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN
GIỮA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THỊ HẬU

HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN
GIỮA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ

HÀ NỘI - 2014

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Ngô Thị Hậu

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
LÝ LUẬN CHUNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ

8

TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN

1.1.

Một số khái niệm chung

8

1.1.1. Khái niệm ly hôn

8

1.1.2. Khái niệm hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng

10

khi ly hôn
1.2.

Đặc điểm của hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ


10

chồng khi ly hôn
1.3.

Ý nghĩa của các quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài

11

sản giữa vợ chồng khi ly hôn
1.4.

Khái quát hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng

13

khi ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
1.4.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

13

trong cổ luật Việt Nam
1.4.2. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

15

thời kì Pháp thuộc (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
1.4.3. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn ở

16


miền Nam nước ta giai đoạn 1954 - 1975
1.4.4. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945
đến nay

4

18


1.4.5. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

23

theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Chương 2: NỘI DUNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN

25

GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN

2.1.

Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

25

2.1.1. Nguyên tắc chung khi chia tài sản chung của vợ chồng


25

2.1.2. Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng

29

2.1.3. Chia tài sản chung vợ chồng trong một số trường hợp cụ thể

36

2.2.

Cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

2.2.1. Cơ sở pháp lý của việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ

49
50

chồng khi ly hôn
2.2.2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn

51

2.2.3. Mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng

54

2.3.


Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng khi ly hôn

2.3.1. Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng khi ly hôn

56
56

trong trường hợp bản án, quyết định ly hôn chưa có hiệu lực
pháp luật
2.3.2. Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng khi ly hôn

61

trong trường hợp bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực
pháp luật
Chương 3:

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

64

QUY ĐỊNH HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN
GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

3.1.

Những kết quả đã đạt được trong quá trình thực thi những quy

64


định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về hậu quả
pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
3.2.

Bất cập trong công tác thi hành các quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 về hậu quả pháp lý về quan hệ tài
sản giữa vợ chồng khi ly hôn

5

71


3.2.1. Bất cập, hạn chế trong công tác triển khai thi hành Luật

71

3.2.2. Bất cập, hạn chế trong các quy định của Luật Hôn nhân và gia

73

đình năm 2000 về vấn đề hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản
giữa vợ chồng khi ly hôn
3.3.

Nguyên nhân của bất cập, hạn chế

83


3.3.1. Nguyên nhân khách quan

83

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

85

3.4.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng các

86

quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng
khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3.4.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

86

3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

88

KẾT LUẬN

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


92

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự

HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

7


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng


Trang

bảng
3.1

Số vụ việc HN &GĐ đã thụ lý và giải quyết cấp sơ thẩm

67

3.2

Số vụ việc HN &GĐ đã thụ lý và giải quyết cấp phúc thẩm

68

3.3

Số vụ việc HN &GĐ đã thụ lý và giải quyết theo thủ tục

68

giám đốc thẩm và tái thẩm
3.4

Số vụ việc HN &GĐ bị hủy và sửa

69

3.5


Tỉ lệ án hôn nhân gia đình về tranh chấp tài sản chung so

70

với tổng số án hôn nhân gia đình một số năm gần đây
3.6

Số liệu về án hôn nhân gia đình có tranh chấp tài sản
chung theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm

8

70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) là những hiện tượng xã hội luôn
được các nhà triết học, xã hội học, sử học và các nhà luật học quan tâm
nghiên cứu. Gia đình là tế bào của xã hội và hôn nhân là cơ sở của gia đình,
nơi lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội kết hợp một cách chặt chẽ, mật
thiết và gắn bó. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, HN&GĐ là những phạm trù
phát triển theo lịch sử và phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội,
bị quyết định bởi những thay đổi của điều kiện vật chất trong xã hội [53, tr. 5].
Nếu như trong quan hệ HN&GĐ, kết hôn là cơ sở, là tiền đề để xác lập
quan hệ vợ chồng và quan hệ gia đình trước pháp luật thì ngược lại, ly hôn là lại
là sự kiện làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Việc giải quyết ly
hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Theo V.I Lênin:
"Thực ra, tự do ly hôn không có nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia đình
mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên cơ sở dân chủ, những cơ

sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh" [53, tr. 252].
Khi ly hôn, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt đồng thời cũng đặt
ra các vấn đề về quan hệ tài sản giữa vợ chồng cần được giải quyết.
Thực tế cũng cho thấy, trong những năm gần đây, số vụ việc ly hôn
gia tăng đáng kể. Khi ly hôn, các tranh chấp về quan hệ tài sản là tranh chấp
diễn ra nhiều nhất và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như muốn đưa ra những
quan điểm của bản thân về vấn đề này dựa trên cơ sở những kiến thức đã được
tích lũy trong quá trình học tập và công tác trên thực tiễn, tác giả mạnh dạn lựa
chọn đề tài "Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo
Luật hôn nhân gia đình năm 2000" để làm đề tài viết luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề hậu quả pháp lý về tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, dưới nhiều góc độ khác nhau. Có tác giả nghiên cứu

9


về chế độ tài sản của vợ chồng, có tác giả nghiên cứu về vấn đề chia tài sản
trong thời kỳ hôn nhân, có tác giả lại nghiên cứu vấn đề chế định cấp dưỡng,
có tác giả nghiên cứu về vấn đề chia tài sản khi vợ chồng ly hôn …
Một số giáo trình, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo điển hình
như: "Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" do
TS. Đinh Thị Mai Phương chủ biên; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" của TS. Nguyễn Văn Cừ và ThS. Ngô
Thị Hường biên soạn; "Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam" của TS. Nguyễn Văn Cừ; "Chế định cấp dưỡng trong Luật
Hôn nhân và gia đình - Vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Ngô Thị Hường...
Vấn đề hậu quả pháp lý về tài sản của vợ chồng khi ly hôn cũng đã
được nhiều tác giả nghiên cứu, có thể kể đến một số luận án, luận văn như:

"Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000" của Lê Thị Thu Hà, "Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng
trong chế định tài sản vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam"
của Đặng Thị Hồng Hoa, "Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam" của Hoàng Ngọc Huyên, "Một số vấn đề cần sửa đổi,
bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" của Nguyễn Quỳnh Anh,…
Một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành luật như: bài "Tặng cho
quyền sử dụng đất thực tiễn và tồn tại" đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân
(TAND) số 3, năm 2008; bài "Xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung
hay tài sản riêng" đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, năm 2010; bài
"Bình đẳng giới trong gia đình" đăng trên Tạp chí Luật học, số 5, năm 2012...
Tuy nhiên, các tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu từng khía cạnh
riêng lẻ về quan hệ tài sản của vợ chồng, hoặc nghiên cứu cả chế độ tài sản
giữa vợ chồng nói chung, còn vấn đề nghiên cứu về hậu quả pháp lý về quan
hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn bao gồm cả vấn đề chia tài sản khi ly hôn,
vấn đề cấp dưỡng và vấn đề quyền thừa kế của vợ, chồng khi ly hôn thì chưa
có một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống hoàn thiện.

10


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống
về mặt lý luận những nội dung cơ bản các quy định về hậu quả pháp lý về quan
hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành mà
chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000. Bên cạnh đó xác định những bất cập trong
thực tiễn và đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật
trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của vợ, chồng về quan hệ tài sản khi ly hôn ở nước ta hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung ly hôn và về hậu quả pháp lý
về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn.
- Làm sáng tỏ bản chất pháp lý của các quy định về hậu quả pháp lý
về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo quy định pháp luật Việt
Nam, tập trung nhất là theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật nước ta hiện
nay khi xử lý các vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản
giữa vợ chồng khi ly hôn.
- Phân tích được những hạn chế và những vướng mắc của việc áp
dụng pháp luật liên quan đến hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ
chồng khi ly hôn.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy
định của pháp luật về vấn đề hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ
chồng khi ly hôn; tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được đồng bộ, thống
nhất trong cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về vấn đề hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản
giữa vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. Cụ thể

11


là nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm ly hôn, khái niệm hậu quả pháp lý về
quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn; đặc điểm, ý nghĩa của quy định về
hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, vấn đề chia tài
sản chung của vợ chồng, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn và
vấn đề quyền thừa kế của vợ, chồng khi một trong hai chết trong khi tiến hành

thủ tục ly hôn mà bản án hoặc quyết định công nhận ly hôn của đương sự
chưa có hiệu lực pháp luật;...
Luận văn nghiên cứu chủ yếu các quy định về hậu quả pháp lý về
quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000 và các
văn bản khác liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.
Ngoài ra, cùng với sự ra đời của Luật HN&GĐ năm 2014, luận văn
cũng có những đánh giá cơ bản đối sánh giữa Luật HN&GĐ năm 2000 và
Luật HN&GĐ năm 2014, trên cơ sở đó đề ra những phương hướng, giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật phù hợp với thực tế pháp luật hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu vấn đề hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa
vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ và các văn bản pháp
luật khác có liên quan. Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật từ khi Luật
HN&GĐ năm 2000 được ban hành cho đến nay, việc áp dụng các quy định
của pháp luật về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn,
những vấn đề liên quan chưa được đề cập trong Luật HN&GĐ năm 2000.
Đồng thời, luận văn nêu một số vấn đề còn bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp
dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 về hậu quả pháp lý về quan
hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn.
Bên cạnh đó, luận văn cũng có sự hệ thống sơ lược những quy định về
hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật
của Nhà nước ta từ năm 1945 đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành.
Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của đề tài, luận văn chỉ giới hạn ở
việc phân tích, đánh giá quan hệ tài sản đối với hôn nhân trong nước mà không
đề cập đến các quan hệ tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài.

12


5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở khoa học
Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước
về HN&GĐ. Đồng thời luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu của tập
thể và các cá nhân liên quan đến đề tài trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và học hỏi.
Cơ sở pháp lý: Luận văn được nghiên cứu dựa trên các văn bản luật
hiện hành có liên quan đến quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản
giữa vợ chồng khi ly hôn: Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật
khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp sau:
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu hậu quả
pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng qua pháp luật các thời kỳ ở Việt Nam;
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các
vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly
hôn và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu
trong luận văn;
+ Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của
pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam. Qua đó,
giúp thấy được sự kế thừa cũng như phát triển của pháp luật HN&GĐ về vấn
đề quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn qua các thời kỳ;
+ Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực
tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án, qua số liệu thống kê của một số cơ
quan khác trong quá trình triển khai các quy định của Luật HN&GĐ nói
chung và các quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng
khi ly hôn nói riêng. Trên cơ sở các số liệu đó, giúp tìm ra mối liên hệ giữa
các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã thực sự đi vào đời sống
và phát huy tác dụng hay chưa? Nguyên nhân và giải pháp? Từ đó xem xét


13


nội dung quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa
vợ chồng khi ly hôn với thực tiễn của đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệu quả
điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu và phân tích một cách
toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa
vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000 có đối sánh với quy định
của các luật về vấn đề HN&GĐ trong lịch sự lập pháp của nước ta.
Ngoài những điểm mới nêu trên, với đề tài này, luận văn còn trình bày
một số điểm mới sau đây:
- Xây dựng và phân tích khái niệm ly hôn, khái niệm hậu quả pháp lý
về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, đặc điểm, ý nghĩa của quy định
hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn.
- So sánh hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
theo luật HN&GĐ qua các giai đoạn để thấy rõ sự kế thừa và phát triển của
luật qua các giai đoạn lịch sử.
- Luận văn làm rõ việc xác định vấn đề "hậu quả pháp lý về quan hệ
tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn" trong các trường hợp cụ thể:
+ Vấn đề vợ chồng chia tài sản khi ly hôn;
+ Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn;
+ Vấn đề quyền thừa kế giữa vợ và chồng khi ly hôn.
- Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng luật về hậu quả pháp lý về
quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, luận văn chỉ rõ những vấn đề bất
cập, chưa hợp lý, chưa bảo đảm được tính khoa học của quy định của luật
thực định khi điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lý về quan hệ
tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn. Từ đó, nêu các kiến nghị hoàn thiện các quy
định của pháp luật về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly

hôn theo pháp luật hiện hành.
- Với những kết quả nghiên cứu như trên, luận văn đã là căn cứ khoa
học, đáp ứng được những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn để giúp cơ quan

14


lập pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật quy định về hậu quả pháp lý
về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Hoàn thành luận văn này, tác giả hy vọng rằng, những kiến thức khoa
học trong luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta; đặc biệt, đối với
chuyên ngành luật HN&GĐ và pháp luật dân sự.
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt
là cho các cặp vợ chồng tìm hiểu các quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ
tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn; biết được cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề
hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn; quyền và nghĩa vụ
cụ thể của vợ, chồng liên quan đến quan hệ tài sản giữa vợ, chồng khi ly hôn.
Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận,
hạnh phúc, bền vững, hạn chế những tranh chấp không đáng có trong thực tế.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa
vợ chồng khi ly hôn.
Chương 2: Nội dung hậu quả pháp lý về hậu quả pháp lý về quan hệ
tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định hậu
quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân

và gia đình Việt Nam.

15


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ
VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.1. Khái niệm ly hôn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ly hôn là một hiện tượng
xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc, và bị quyết định bởi chế độ xã hội. Ly hôn
là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu như kết hôn làm xác lập quan hệ vợ
chồng thì ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng đó. Ly hôn là mặt trái của
hôn nhân nhưng lại là mặt không thể thiếu của quan hệ hôn nhân khi quan hệ
này đã thực sự tan vỡ. Khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, ly hôn là cần
thiết, có lợi cho vợ, chồng, cho thành viên gia đình và toàn thể xã hội. Theo
V.I. Lênin: "Thực ra, tự do ly hôn không có nghĩa là làm tan rã những mối
liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên cơ sở
dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn
minh" [53, tr. 252]. Thực chất, ly hôn giúp giải phóng gia đình khỏi những
xung đột, mâu thuẫn và bế tắc trong cuộc sống chung, giúp những thành viên
trong gia đình không còn phải tiếp tục duy trì một cuộc sống chung khi tình
cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích hôn nhân đã không thể đạt
được. Do đó, theo quan điểm trên, tự do ly hôn cũng góp phần thúc đẩy sự
bền chắc của gia đình và xã hội.
Tuy vậy, tự do ly hôn không có nghĩa là ly hôn một cách tùy tiện.
Trong C. Mác - Ph. Ăngghen toàn tập, C. Mác phê phán mạnh mẽ quan điểm vợ
chồng chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân và xin ly hôn một cách tùy tiện, không

chú ý đến lợi ích chung của gia đình, của Nhà nước và xã hội [53, tr. 253].
Trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật nhà nước
phong kiến, tư sản thường quy định việc cấm vợ chồng ly hôn hoặc vợ chồng

16


muốn ly hôn phải có rất nhiều điều kiện nhằm hạn chế quyền ly hôn của vợ,
chồng hoặc đặt ra quy định giải quyết ly hôn dựa trên yếu tố lỗi của vợ,
chồng. Ở nước ta, hệ thống pháp luật HN&GĐ dưới thời phong kiến cũng thể
hiện cụ thể luận điểm trên. Dưới chế độ cũ, quyền yêu cầu ly hôn và các
duyên cớ ly hôn theo luật định thường dựa trên quan hệ "bất bình đẳng" giữa
vợ và chồng. Hệ thống pháp luật nước ta về HN&GĐ từ năm 1945 đến nay
quy định vấn đề ly hôn với quan điểm tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hôn
theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lê nin nhưng trên cơ sở lợi ích của gia đình
và xã hội.
Theo Luật HN&GĐ năm 2000, "Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn
nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
hoặc của cả hai vợ chồng" [32, Khoản 8 Điều 8]. Như vậy, ly hôn là kết quả
của hành vi có ý chí của hai vợ chồng và được công nhận bằng bản án, quyết
định của Tòa án. Đảm bảo quyền tự do ly hôn cho các bên vợ chồng chính là nội
dung quan trọng của nguyên tắc hôn nhân tiến bộ được ghi nhận trong Hiến pháp
1992 và được cụ thể hóa tại Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000. Pháp luật của Nhà
nước ta công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm
hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn là quyền
chính đáng của vợ, chồng. Nhà nước bằng pháp luật, không thể cưỡng ép nam
nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau thì cũng không thể bắt buộc họ phải chung
sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương đã hết
và mục đích hôn nhân không đạt được. Nhưng tự do ly hôn không có nghĩa là
ly hôn một cách tùy tiện, chỉ theo ý chí, nguyện vọng của vợ, chồng mà phải dựa

trên những căn cứ luật định và trên cơ sở sự công nhận của Tòa. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000, căn cứ để vợ chồng được xem xét
ly hôn là khi quan hệ vợ chồng đã ở vào "tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được" [32, Khoản 1 Điều 89].
Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, "vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên

17


bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn" [32, khoản 2 Điều 89].
Tuy nhiên, ly hôn trong trường hợp này chỉ là quyết định của một bên vợ,
chồng trong hoàn cảnh đặc biệt mà không phát sinh từ mâu thuẫn của vợ
chồng trong đời sống thực tế. Như vậy, căn cứ ly hôn theo quy định của Luật
HN&GĐ năm 2000 vừa đảm bảo quyền tự do ly hôn của công dân vừa thể
hiện tư tưởng phản đối việc ly hôn tùy tiện của các nhà làm luật.
Nói tóm lại, có thể hiểu, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng
theo một bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án. Trên cơ sở bản án
hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án đó, làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ giữa những người đã từng là vợ và chồng. Và một trong quan hệ phát sinh
đó là quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn. Đây là một trong những
quan hệ chủ chốt, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tế khi vợ chồng
ly hôn.
1.1.2. Khái niệm hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng
khi ly hôn
Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn: Là tổng
hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi
ly hôn bao gồm: vấn đề chia tài sản chung giữa vợ chồng khi ly hôn, vấn đề
cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn và vấn đề quyền thừa kế tài sản của nhau
giữa vợ chồng khi ly hôn.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA

VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn thực chất
là đề cập đến quan hệ sở hữu của vợ chồng đối với tài sản khi ly hôn. Xuất
phát từ tính chất và mục đích đặc biệt của quan hệ hôn nhân khi vợ chồng vừa
là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, vừa là chủ thể của quan hệ
pháp luật HN&GĐ nói riêng khi thực hiện quyền sở hữu của mình và tham
gia vào các quan hệ xã hội, vấn đề "hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa
vợ chồng khi ly hôn" có thể xem xét dưới những đặc điểm riêng biệt sau:

18


Thứ nhất, xét về chủ thể: các bên chủ thể trong quan hệ phải có quan
hệ hôn nhân được pháp luật công nhận là vợ chồng của nhau bao gồm hôn
nhân hợp pháp (có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) và hôn nhân tuy không
có đăng ký nhưng vẫn được pháp luật công nhận (hay còn gọi là "hôn nhân
thực tế").
Thứ hai, căn cứ xác lập hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ
chồng khi ly hôn là sự kiện ly hôn. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là một đề
tài rất lớn với nhiều khía cạnh khác nhau, trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ
đề cập đến vấn đề hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản vợ chồng khi ly hôn,
vậy nên, căn cứ xác lập các quan hệ tài sản này là sự kiện ly hôn.
Thứ ba, về khách thể quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn: Mục
đích của việc quy định hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi
ly hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng hoặc bên thứ ba
liên quan khi vợ chồng ly hôn.
Thứ tư, nội dung hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi
ly hôn sẽ bao gồm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về quan hệ tài sản khi ly
hôn. Quan hệ này đặc biệt ở chỗ, khi ly hôn, các chủ thể không còn là vợ

chồng, nhưng pháp luật quy định họ vẫn có những quyền và nghĩa vụ với
nhau xuất phát từ việc họ đã từng là vợ chồng của nhau (như nghĩa vụ cấp
dưỡng). Đây là nét rất riêng của quan hệ tài sản giữa vợ chồng, thể hiện đúng
tinh thần của nhà làm luật khi đề cao vấn đề tình cảm trong quan hệ HN&GĐ.
1.3. Ý NGHĨA CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN
HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Khi vợ chồng ly hôn, bên cạnh đời sống tình cảm, vấn đề vật chất, tài
sản luôn được quan tâm. Các quy định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly
hôn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của vợ, chồng. Bên cạnh đó, các quy
định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn cùng góp phần nâng cao tinh
thần trách nhiệm vì nhau giữa những người đã từng là vợ và chồng. Việc quy
định về hậu quả tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn cũng thể hiện trình độ phát

19


triển của xã hội, thể hiện bản chất giai cấp, bản chất chế độ khi xác định được
tài sản mà người vợ, người chồng được quyền sở hữu sau khi ly hôn, giúp
đảm bảo đời sống riêng của từng người. Ngoài ra, các quy định này cùng là
cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn.
Sở dĩ, các nhà làm luật phải dự liệu về quan hệ tài sản giữa vợ chồng
khi ly hôn là vì những lý do sau:
Thứ nhất, tài sản có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con
người. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sống, cùng tạo lập tài
sản chung của vợ chồng; nay ly hôn, cần thiết tái xác định lại cụ thể đâu là tài
sản của vợ, đâu là tài sản của chồng. Bởi lẽ, khi vợ chồng ly hôn thì giữa họ
không còn ràng buộc gì về nghĩa vụ chung nữa, việc dự liệu vấn đề quan hệ
tài sản giữa vợ chồng giúp vợ chồng có thể đảm bảo được cuộc sống của
riêng mình, đảm bảo được quyền lợi của cá nhân sau khi ly hôn. Mặt khác,

khi đang còn trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng yêu thương nhau, họ có thể
sống tốt với sự chu cấp, giúp đỡ, chăm lo từ người bạn đời ngay cả khi bản
thân không có tài sản. Tuy nhiên, khi ly hôn, tình cảm vợ chồng không còn
nữa, vợ hoặc chồng phải tự lo cho mình. Lúc này, tài sản là vấn đề được cả vợ
và chồng quan tâm hàng đầu. Pháp luật HN&GĐ dự liệu điều này là hoàn
toàn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thực tế!
Thứ hai, việc dự liệu các quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài
sản giữa vợ chồng khi ly hôn là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình, giúp định hướng cách xử sự của vợ chồng về tài sản khi
tiến hành ly hôn. Như trên đã nói, khi tình nghĩa vợ chồng không còn nữa thì
ngoài vấn đề con cái, vấn đề tài sản là vấn đề được các bên vợ chồng quan
tâm hàng đầu và thường xảy ra tranh chấp nhiều nhất. Vì vậy, việc pháp luật
HN&GĐ quy định cách xử sự của vợ chồng liên quan đến tài sản khi ly hôn
sẽ góp phần giảm thiểu tranh chấp xảy ra giữa vợ chồng.
Thứ ba, việc dự liệu các quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài
sản giữa vợ chồng khi ly hôn giúp đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi

20


giao dịch với vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, nghĩa
vụ của một trong hai vợ chồng đối với người thứ ba nhằm mục đích phục vụ
nhu cầu và lợi ích của gia đình thì được coi là nghĩa vụ chung của cả hai vợ
chồng. Tuy nhiên, khi ly hôn, nghĩa vụ đó thuộc về ai? Ai là người có trách
nhiệm tiếp nhận những nghĩa vụ với người thứ ba mà đã hình thành trong thời
kỳ hôn nhân? Đây là một vấn đề mà pháp luật HN&GĐ cũng cần quy định
nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Thứ tư, việc dự liệu các quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài
sản giữa vợ chồng khi ly hôn tạo ra hành lang pháp lý làm cơ sở cho các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ tài sản

giữa vợ chồng, hoặc giữa vợ chồng với bên thứ ba có liên quan. Tòa án sẽ có
những căn cứ cụ thể để đưa ra phán quyết khi Tòa được yêu cầu giải quyết
các vấn đề về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
1.4. KHÁI QUÁT HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ
CHỒNG KHI LY HÔN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
LỊCH SỬ

1.4.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
trong cổ luật Việt Nam
Tính đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến với
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Bắc. Theo Vũ Văn Mẫu, cổ luật Việt Nam được giới hạn từ thời kỳ
pháp thuộc trở về trước [20, tr. 65]. Pháp luật về HN&GĐ chiếm số lượng
quy định lớn trong các văn bản pháp luật thời bấy giờ. Quốc triều hình luật
được ban hành dưới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497)
(hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) và Hoàng Việt Luật Lệ ban hành dưới triều
Nguyễn (1815) (hay còn gọi là Bộ luật Gia Long) đều thể hiện rõ điều này.
Dười triều Lê, Bộ luật Hồng Đức được coi là thành tựu to lớn trong sự
nghiệp lập pháp Việt Nam, các quan hệ về HN&GĐ được thiết lập trên nguyên

21


tắc: Bảo đảm tôn ti, trật tự, đẳng cấp trong mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, trọng nam khinh nữ, xác lập quyền tối cao của người gia trưởng.
Đến triều Nguyễn, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, Bộ luật Gia Long ra
đời được coi là sự sao chép nguyên bản của bộ luật nhà Thanh, các quan hệ
HN&GĐ xây dựng theo mô hình gia đình phụ quyền Trung Quốc. Theo đó,
vai trò của người đàn ông trong gia đình được tôn vinh, hạ thấp vai trò và vị trí

của người phụ nữ. Pháp luật thời kỳ này cũng có những quy phạm nhất định
điều chỉnh các quan hệ giữa vợ chồng khi ly hôn. Bên cạnh những quy định
về quan hệ nhân thân và con cái thì cổ luật Việt Nam cũng có những quy
phạm quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly
hôn. Nhìn chung, pháp luật thời kỳ này quy định "khi ly hôn, tài sản riêng của
ai vẫn thuộc sở hữu của người đó và họ có quyền mang theo" [39, Điều 401].
Tuy nhiên, cũng loại trừ một số trường hợp dựa trên yếu tố lỗi của người vợ
dẫn đến việc ly hôn như: do lỗi của người vợ hoặc khi người vợ có hành vi
đánh chồng dẫn đến việc người chồng phải thưa kiện xin ly hôn thì khi ly hôn,
người vợ sẽ mất quyền tài sản.
Nhìn chung, cổ luật Việt Nam vẫn được xây dựng trên tinh thần hôn
nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ
nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội - gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số
điểm tiến bộ. Một trong những điểm tiến bộ của pháp luật thời kỳ này chính là
khi quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Một phần nào đó
trong các quy định trên vẫn hướng tới yếu tố bình đẳng hơn giữa vợ và chồng,
vẫn dành cho người vợ những quyền lợi nhất định về tài sản khi không may
"đường ai nấy đi". Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, bộ luật không thể tránh
khỏi những quy định đề cao vai trò người đàn ông trong gia đình, nhiều quy
định có lợi cho người gia trưởng, dẫn đến người phụ nữ trong các quan hệ gia
đình nói chung và trong quan hệ về tài sản khi ly hôn nói riêng vẫn có sự thiệt
thòi nhất định.

22


1.4.2. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
thời kì Pháp thuộc (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Thời kì Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã lần lượt ban hành các văn
bản pháp luật mới: Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Dân luật Trung Kỳ năm 1936,

Dân lược giản yếu Nam Kỳ năm 1883. Các quan hệ HN&GĐ thời kì này cũng
có sự thay đổi đáng kể. Nhìn chung, những quy định về HN&GĐ trong các bộ
luật này vẫn duy trì sự bất bình đẳng nam - nữ với việc thừa nhận quyền gia
trưởng của người đàn ông, tước đi nhiều quyền lợi cơ bản của người phụ nữ.
Vì vậy, các quy định về quan hệ tài sản vợ chồng khi ly hôn cũng tuân thủ
triệt để nguyên tắc củng cố địa vị của người gia trưởng, khá chú trọng tới việc
giải quyết hậu quả về quan hệ tài sản khi vợ chồng ly hôn, trong đó người vợ
được bảo đảm một phần về tài sản ngay cả khi ly hôn do lỗi của vợ, …
Cụ thể, khi ly hôn, vấn đề thanh toán tài sản giữa vợ chồng được đặt
ra nhưng lại thiên về lỗi của người vợ để xem xét và quyết định phần dành
cho người vợ [2, Điều 112], [3, Điều 110]. Trường hợp người vợ thứ ly
hôn thì "không bao giờ được dự phần chung, chỉ được lấy lại tài sản riêng
của mình" [2, Điều 148]. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 149 Dân luật
Bắc Kỳ năm 1931, Điều 147 Dân luật Trung Kỳ năm 1936, nếu ly hôn do
lỗi của người vợ thì người vợ phải bồi thường lại những đồ vật, sính lễ
trước kia nhà chồng đã làm lễ đính ước, trừ khi đồ vật đó đã tiêu dùng cho
lễ cưới [2, Điều 149], [3, Điều 147].
Như vậy, các quy định của pháp luật thời kì này chủ yếu dựa vào các
phong tục tập quán lạc hậu và Bộ luật Dân sự (BLDS) Pháp năm 1804 với
những quy định thuần túy coi hôn nhân là chế định do dân luật điều chỉnh và
là công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Chế định HN&GĐ
trong các bộ luật này có sự tiến bộ quan trọng, bước đầu chú ý tới việc bảo
đảm quyền lợi của người vợ và các con khi ly hôn như: việc chia tài sản vợ
chồng, nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng đối với người vợ, nuôi dưỡng
con,... Nhưng vẫn duy trì sự bất bình đẳng giữa vợ, chồng, củng cố quyền của

23


người gia trưởng làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của gia đình và xã

hội. Dù chưa thật rõ ràng và công bằng, song các quy định về hậu quả của ly
hôn thời kì này ít nhiều có những điểm tiến bộ mà khi xây dựng chế định ly
hôn, các đạo luật HN&GĐ ở nước ta sau này đều ghi nhận và phát triển thêm
như: vấn đề cấp dưỡng nuôi con, sau khi ly hôn vợ chồng muốn quay trở về
chung sống với nhau thì phải đăng kí kết hôn, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ
chồng khi ly hôn.
1.4.3. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
ở miền Nam nước ta giai đoạn 1954 - 1975
Sau năm 1954, đế quốc Mỹ thay chân Pháp vào xâm lược nước ta, tiến
hành chính sách thực dân kiểu mới. Chế độ HN&GĐ được áp dụng ở miền
Nam trong giai đoạn này thể hiện qua 3 văn bản: Bộ luật gia đình (Luật số
1/59), Sắc luật số 15/64, BLDS Sài Gòn năm 1972. Mặc dù, ra đời vào các
thời điểm khác nhau, hình thức quy định cũng có nét riêng, song nhìn chung
các văn bản này đều quy định về vấn đề ly thân và ly hôn. Trong đó, việc giải
quyết hậu quả về quan hệ tài sản vợ chồng khi ly hôn chủ yếu dựa trên yếu tố
lỗi của các bên vợ chồng như người có lỗi phải cấp dưỡng cho người kia hay
người không có lỗi đương nhiên được nuôi con dưới 16 tuổi,…
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Luật số 1/59 có những quy định về quyền
bình đẳng của người phụ nữ, người vợ trong gia đình, bãi bỏ chế độ đa thê
nhưng đạo luật này chỉ quy định về ly thân còn vấn đề ly hôn: "Cấm chỉ vợ
chồng ruồng bỏ nhau và sự ly hôn" [4, Điều 55], trừ trường hợp đặc biệt do
tổng thống quyết định. Do đó, không đặt ra vấn đề hậu quả của ly hôn nói
chung và vấn đề giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn nói riêng.
Sau khi chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Luật số 1/59
được thay thế bằng Sắc luật số 15/64. Sắc luật số 15/64 có quy định về vấn đề
ly hôn giữa vợ và chồng cũng như đường lối giải quyết ly hôn và hậu quả của
nó. Theo quy định của Sắc luật số 15/64, quan hệ vợ chồng chấm dứt bằng ly
hôn, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn được đặt ra nhưng

24



người có lỗi phải cấp dưỡng cho người hôn phối không có lỗi. Ngoài ra, việc
giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn còn căn cứ vào lỗi của các bên,
nếu người hôn phối có lỗi thì họ "mất hết quyền tài sản do hôn ước" ngược
lại, "người hôn phối vô tội sẽ được giữ những quyền lợi này đã được ưng
thuận với điều kiện hỗ tương". Nhìn chung, Sắc luật số 15/64 đã xóa bỏ
những quy định không hợp lý của Luật số 1/59 nhưng cũng chưa quy định
một cách rõ ràng việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên hôn phối và của
con cái.
Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã soạn
thảo, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với nhu cầu
phát triển của xã hội nhằm phục vụ cho sự cầm quyền của mình. BLDS năm
1972 ra đời đã thay thế Sắc luật số 15/64. BLDS năm 1972 coi ly hôn là một
chế định do dân luật điều chỉnh nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các quy định
của Sắc luật 15/64. Theo đó, ly hôn là chấm dứt mối liên hệ nhân thân giữa vợ
chồng, chế độ hôn sản bị giải tán và được thanh toán, mỗi người hôn phối sẽ
lấy quyền quản trị và hưởng dụng đối với tài sản riêng của mình, tài sản
chung sẽ chia đôi, kỷ phần của người hôn phối có lỗi sẽ bị khấu trừ số tiền
cấp dưỡng… [4, Điều 201]; hay việc mất quyền lợi về tài sản của vợ chồng
khi ly hôn [4, Điều 200]. Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng cũng được đặt ra
nhưng có sự phân biệt giữa tiền cấp dưỡng mà người có lỗi phải trả cho người
vô tội với tiền cấp dưỡng được ấn định trong thời gian làm thủ tục ly hôn:
"tiền này là phần tiền cho người vợ hay người chồng biệt cư, không phân biệt
người này có lỗi hay không có lỗi" [4, Điều 178], còn "Tòa án có thể buộc
người hôn phối có lỗi trong việc ly hôn phải cấp dưỡng cho người kia tuy theo
tư lực của mình…" [4, Điều 197].
Tựu chung lại, pháp luật HN&GĐ áp dụng ở miền Nam thời kỳ này,
ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các phong tục tập quán lạc
hậu vẫn còn tồn tại, các phong tục này lại là công cụ để bảo vệ chính quyền

phản động tay sai. Vì vậy, các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ

25


×