Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng trong tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.14 KB, 34 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A.LỜI NÓI ĐẦU
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân gia đình cho thấy gắn liền
với việc giải quyết các quan hệ nhân thân là các quan hệ về tài sản của vợ chồng
mà cụ thể là việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng… Có thể
nói, trong vụ kiện ly hôn có yêu cầu chia tài sản là nhà, đất luôn là loại việc
thường xảy ra tranh chấp gay gắt. Mặc dù, đã trải qua nhiều cấp xét xử nhưng
các đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài. Nghiên cứu về Luật hôn nhân gia
đình hiện hành cùng với các văn bản hướng dẫn của ngành Toà án chúng ta có
thể thấy có các quy định cụ thể và rõ ràng là căn cứ cho việc giải quyết các tranh
chấp đến vấn đề tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng các
quy định này tại các cấp Toà án vẫn là một vấn đề khá khó khăn, phức tạp và
còn tồn tại nhiều quan điểm đánh giá rất khác nhau.
Trong Bộ Luật Dân Sự Bắc Kỳ (1931) và Bộ Dân Luật Trung Kỳ (1936)
cho phép vợ chồng khi kết hôn được thoả thuận về nội dung của các quan hệ tài
sản nhưng các thoả thuận đó không được đi ngược lại nguyên tắc chồng là người
đứng đầu gia đình, là chủ khối tài sản của gia đình (Điều 104- Bộ Dân Luật Bắc
Kỳ; Điều 102 - Bộ Dân Luật Trung Kỳ). Người vợ goá mà kết hôn với người
khác sẽ mất quyền gia trưởng, phải đi khỏi gia đình, chỉ được mang theo tài sản
riêng và chỉ có quyền nhận một phần khối tài sản chung của vợ chồng nếu chồng
không có con (Điều 360- Dân Luật Bắc Kỳ; Điều 369 - Dân Luật Trung Kỳ).
Nếu không có tài sản riêng thì vợ goá kết hôn lại có thể được hội đồng gia tộc
bên chồng cấp cho một ít tài sản thuộc khối tài sản chung, tuỳ theo công sức
đóng góp của người vợ vào khối tài sản chung ấy (Điều 359 - Bộ Dân Luật
Trung Kỳ).
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được Quốc hội khoá X thông qua
ngày 9/6/2000 tại Điều 27: "Quy định quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được
sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng thì chỉ là tài sản chung của


vợ chồng khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu
chung hợp nhất."
Sau khi nhận được bài tập, từng thành viên của nhóm A
1
- HS30A đều nhận
định rằng vấn đề: "Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng
đất của vợ chồng trong tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn" là vấn
đề khá hay nhưng cũng không phải là dễ hơn nữa phạm vi bài tập lại khá rộng
khả năng của nhóm còn hạn chế nên nhóm chỉ nghiên cứu vấn đề này ở một số
khía cạnh. Kính mong sự đóng góp và tham gia ý kiến của thầy cô và các bạn để
bài tập của nhóm 1 được hoàn thiện hơn.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất được hiểu là quyền của người sử dụng đất được khai
thác những thuộc tính có ích từ đất theo những quy định của pháp luật về đất
đai. Quyền sử dụng đất để khai thác những thuộc tính có ích từ đất, bao gồm
một số nội dung sau:
1.1. Khái thác đất Nông Nghiệp
Đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trong
các hoạt động như chăn nuôi (lợn, gà, vịt..) trồng trọt (lúa nước, làm màu…) và
nuôi trồng thuỷ sản (tôm, cá….) thực hiện việc nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp.
Đất nông nghiệp được phân loại thành:
- Đất trồng cây hàng năm: là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
(từ khi trồng đến khi thu hoạch không quá 365 ngày) cụ thể là một số loại cây
như: Ngô, lúa, khoai, lạc, đậu… và cây trồng một lần cho thu hoạch vài năm
nhưng không phải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như: chuối, mía, dứa…
- Đất trồng cây lâu năm: là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng

trên 365 ngày, trồng một lần cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một
thời kỳ xây dựng cơ bản như: cao su, chè, cà phê, cam, quýt, cọ, dừa…
- Đất trồng cỏ: là đất sử dụng vào việc trồng cỏ để phục vụ việc chăn nuôi
gia súc như: bò, trâu..,
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất chuyên dùng để nuôi trồng
thuỷ sản như: cá, tôm, cua và vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt như với một
số loại cây như: đước, tràm…. Nhưng nuôi trồng thuỷ sản vẫn là mục đích chính
1.2. Đất lâm nghiệp:
Đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất làm nông nghiệp gồm
có: đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lâm nghiệp như: trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên nuôi
dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp
Như vậy, đất lâm nghiệp còn được hiểu là đất có rừng và đất không có rừng
được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
1.3. Đất ở:
Đất ở là đất trên đó là nơi cư trú của các cá nhân hộ gia đình và cộng đồng
con người. Đất này chiếm phần lớn trong và là thành phần lớn trong khu dân cư.
Đất ở bao gồm:
- Đất ở đô thị: được hiểu là đất để làm nhà, nơi cư trú của cá nhân, của hộ
gia đình, các khu trung cư và các công trình phục vụ đời sống, sinh hoạt của
người dân đô thị.
- Đất ở nông thôn: là đất của các hộ gia đình, cá nhân gồm đất để làm nhà ở
và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình. Như vậy khái niệm đất của
hộ gia đình ở nông thôn còn gọi là " đất thổ cư" gồm nền nhà, sân phơi, nhà
bếp… Ngoài ra còn có các loại đất để khai thác đá, cát làm đồ gốm nói chung là
làm vật liệu xây dựng.
2. Xác định tài sản chung, tài sản riêng là quyền sử dụng đất của vợ chồng
theo Luật Hôn nhân và Gia đình

2.1. Tài sản chung:
2.1.1. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000)
Điều 58 - Hiến pháp năm 1992 về chế độ tài sản giữa vợ và chồng thuộc
phạm trù quyền sở hữu của công dân đã có quy định "công dân có quyền sở hữu
về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,
vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế khác" .
Điều 27 - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung
của vợ chồng trên cơ sở kế thừa của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 và
xác định cụ thể hơn về các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Dưới
chế độ XHCN, nam nữ kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và
tự nguyện. Khi trở thành vợ chồng, tính cộng đồng tài sản giữa hộ được thiết
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lập, đó là chế độ tài sản chung của vợ chồng, gồm có hai căn cứ để xác định tài
sản chung của vợ chồng:
Thứ nhất, việc xác định khối tài sản chung của vợ chồng căn cứ vào sự tồn
tại của quan hệ hôn nhân - quan hệ vợ chồng. Theo Khoản 1 Điều 27 - Luật Hôn
nhân Gia đình năm 2000 "tài sản chung của vợ chồng do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp
khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…" Khoản 7 Điều 8 - Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000 "thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ
chồng tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân" mọi tài sản có
được trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, vợ
chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không
phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi
bên. Tài sản chung của vợ chồng gồm những tài sản sau:
Tài sản được vợ chồng xác lập trong thời kỳ hôn nhân là những tài sản do
vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung của vợ chồng có thể
do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc của vợ hay của chồng bằng cách

trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lương,....) hoặc gián tiếp thông qua các giao
dịch dân sự (buôn bán, đầu tư tìm kiếm lợi nhuận….). Hoa lợi, lợi tức có được
từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng cũng được coi là tài sản chung,
là thu nhập có được trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra, tài sản chung của vợ
chồng là "thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập
hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ hoặc chồng
được thừa kế chung hoặc được tặng chung…." như vậy căn cứ vào nguồn gốc tài
sản và căn cứ pháp lý thời kỳ hôn nhân luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Những tài sản có nguồn gốc hợp pháp phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là
tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng còn là những tài sản
riêng của vợ chồng đã thoả htuận là tài sản chung. Điều này có thể hiểu: có
những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng là do vợ hoặc chồng có được
trước khi kết hôn, được thừa kế, được tặng cho riêng về nguyên tắc là tài sản
riêng, tuy nhiên những tài sản này sẽ trở thành tài sản chung vợ chồng nếu như
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trong thời kỳ hôn nhân có thoả thuận coi tài sản riêng là tài sản chung của vợ
chồng. Tài sản chung của vợ chồng còn là những tài sản mà khi xảy ra tranh
chấp không đủ căn cứ xác định là tài sản riêng của mỗi người.
Ngoài ra, phải xác định những tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác mà mỗi
bên vợ, chồng có được kể từ khi vợ hcồng có đơn yêu cầu ly hôn được Toà án
thụ lý giải quyết. Những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác mà mỗi bên vợ,
chồng tạo ra trong thời gian giải quyết ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật điều trị
coi là tài sản chung và tài sản riêng của mỗi người theo quyết định của pháp luật
giống như trong thời kỳ hôn nhân.
Tất cả những tài sản nêu trên đều là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên,
trên thực tế. khi vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương, gắn bó
trong vợ chồng đã hết, trước khi ly hôn, vợ hoặc chồng thường có hành vi phân

tán tài sản, giấu diếm tài sản là tài sản chung của vợ , chồng. Mặt khác, như trên
thì tài sản chung của vợ chồng vẫn có thể được xác lập khi vợ chồng đã nộp đơn
ly hôn và trong thời gian phán quyết ly hôn của Toà án chưa có hiệu lực pháp
luật. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn địch cuối cùng thời điểm khi tính xác
lập tài sản, tài sản chung của vợ, chồng. Nếu không khi Toà án giải quyết việc ly
hôn thì vợ chồng sẽ không có tài sản chung để phân chia.
Một số vấn đề đáng lưu ý nữa là "những thu nhập hợp pháp khác" của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đó có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trứng
sổ số mà vợ , chồng có được hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở
hữu theo quy định tại Điều 239 - Xác lập quyền sở hữu đối với vô chủ, vật
không xác định được chủ sở hữu. Điều 240 - Xác lập quyền đối với vật bị chôn
giấu, bị chìm đắm được tìm thấy, iều 241- Xác lập quyền sở hữu đối với vật do
người khác đánh rơi, bỏ quên. Điều 242 - Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc
bị thất lạc, Điều 243 - Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc; Điều
244- xác lập quyền sở hữu đối với vật chôn dưới nước…của Bộ Luật hình sự
năm 2005, trong thời kỳ hôn nhân. Mặt khác K1 Điều 32 đã quy định về tài sản
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
riêng vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp
tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên
của vợ hoặc của chồng, nếu không có tranh chấp thìđó là tài sản chung của vợ
chồng, nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng
quy định tại Khoản 1 Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được thì đó
là tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất có thể phân chia. Điều này cũng được quy định tại Điều 219 - Bộ Luật dân
sự năm 2005 sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở
hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung. Do vậy,

bình thường chúng ta không thể xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần
tài sản nào là của chồng trong một khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi có sự
phân chia tài sản chung của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của
từng người trong khối tài sản chung đó.
Thứ hai, tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong thời gian chung
sống như vợ chồng.
Theo Nghị quyết 35/2000/ NĐ - QH ngày 9/6/2000
Nghị định 77/2001/NĐ - CP của Chính phủ ngày 22/10/2001
Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP của Toà án nhân dân tối cao ngày
23/12/2000
Theo các văn bản này thì những quyết định, những trường hợp nam nữ
chung sống với nhau vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn trước ngày Luật hôn
nhân 2000 có hiệu lực (1/1/2000) được giải quyết
- Đối với trường hợp Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987
(ngày luật 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai
bên có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của
luật 2000 để giải quyết.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng được xác lập họ mới thực hiện đăng
ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ
bước đầu chung sống như vợ chồng) chứ không phải chỉ được công nhận kể từ
ngày đăng ký kết hôn. (có thể hiểu đây là trường hợp đặc biệt theo nghị quyết
35/2000/ NĐ - QH ngày 9/6/2000 thì trường hợp này được "khuyến khích" đăng
ký kết hôn, sau khi luật hôn nhân năm 2000 có hiệu lực, có đăng ký kết hôn
hoặc không thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận trước pháp luật).
Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 mà
có đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với
nhau như vợ chồng thì theo quy định tại điểm b Khoản 3 - Nghị quyết 35 thì họ
có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày 1/1/2001 đến

1/1/2003. Trường hợp này cần phân biệt:
- Từ ngày 1/1/2001 đến hết 1/1/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã
đăng ký mà họ yêu cầu lý hôn thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về lý
hôn của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 để giải quyết ly hôn theo thủ tục
chung. Cần chú ý là trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo
quy định tại điểm b Khoản 3 - NQ 35 thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được
công nhận là đã xác lập kể từ ngày bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng
chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.
- Kể từ sau 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b
Khoản 3 - NQ 35 thì họ không được công nhận là vợ chồng. Nếu một bên hoặc
cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý giải quyết và áp dụng điểm b
Khoản 3 - NQ 35 bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, nếu họ
có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản thì Toà án áp dụng Khoản 2,3 Điều 1 Luật
Hôn nhân gia đình năm 2000 để giải quyết.
- Kể từ ngày 1/1/2003 họ mới đăng ký kết hôn hoặc cả hai bên có yêu cầu
ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn với Luật Hôn nhân
gia đình năm 2000 để giải quyết và ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là
trong trường hợp này, quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác
lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn. Như vậy theo quy định của các văn bản trên
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
về vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của tình trạng lý hôn trên thực tế sau khi
Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực thì thời điểm phát sinh quan hệ hôn
nhân được tính như sau:
Đối với các trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 3/1/1987 khi
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực dù họ có đăng ký kết hôn với
nhau hay không thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được pháp luật công nhận và
thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân được tính từ ngày họ chung sống với nhau
như vợ chồng.
Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng (không đăng ký

kết hôn) mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn trong 2 năm, để hợp thức hoá quan
hệ vợ chồng của họ trước pháp luật (từ ngày 1/1/2001 đến 1/1/2003) nếu trong
thời gian này dù họ có đăng ký kết hôn hoặc không thì quan hệ vợ chồng của họ
vẫn được công nhận và phát sinh quan hệ hôn nhân được tính từ ngày họ chung
sống với nhau như vợ chồng chứ không phải là từ ngày họ đăng ký kết hôn.
Nếu sau 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định thì
pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng giữa họ. Nếu sau ngày 1/1/2003
mà họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được xác lập từ ngày
đăng ký kết hôn chứ không phải từ ngày chung sống với nhau như vợ chồng.
2.1.2. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất của vợ chồng
có sau khi kết hôn. Theo quy định của Bộ Luật dân sự và pháp luật về đất đai,
quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản có tính chất đặc thù. Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ
chức, các cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Điều 17, 18 Hiến pháp năm 1992), cá
nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế
quyền sử dụng đất. Vợ chồng chỉ có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao
đất hoặc cho thuê đất, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn
thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với quyền sử dụng đất vợ chồng
không có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu như đối với các tài sản khác
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(không có quyền cho mượn, tặng cho, tiêu huỷ…). Đồng thời khi thực hiện
quyền sử dụng đất vợ chồng phải chịu những điều kiện chặt chẽ được quy định
trong pháp luật về hình thức, thời hạn, thực hiện quyền và mục đích sử dụng.
Quyền sử dụng đất thông thường là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu
nhập chính cho vợ chồng, xuất phát từ tính đặc thù, tầm quan trọng và vị trí đặc
biệt của quyền sử dụng đất trong đời sống gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 đã có những quy định riêng, cụ thể để làm rõ chế độ pháp lý về loại

tài sản này giữa vợ và chồng. Đây là điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Đoạn 2 Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định
"quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, được thừa kế
riêng chỉ là tài sản chung khi có thoả thuận". Quyền sử dụng đất là tài sản chung
của vợ chồng theo quy định của nghị quyết - NĐ70/2001/NĐ - CP thì:
• Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng được
Nhà nước giao kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử
dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy
sản, đất làm muối, đất làm lâm nghiệp để trồng rứng, đất ở được Nhà nước giao
đất chuyên dùng )
• Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng hay chỉ một bên
vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là
tài sản chung của vợ chồng đối với giá trị quyền sử dụng đất mà vợ chồng nhận
thế chấp quyền sử dụng đất của người khác.
• Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, được là tài
sản chung của vợ chồng nếu có thoả thuận.
• Ngoài ra, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng còn kể đến
quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng được thừa kế chung và
phần quyền được sử dụng đất giao chung với hộ gia đình
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền giao hoặc cho thuê đất ở, giao đất nông nghiệp
trồng cây, đất lâm nghiệp để trồng rừng… thì các loại đất này cũng được xác
định là tài sản chung ngay cả khi một bên vợ hoặc chồng không trực tiếp sử
dụng đất đó (Điều 24,25 NĐ70/2001/NĐ - CP). Ví dụ: người vợ được giao đất
nông nghiệp trồng cây lâu năm, trong khi người trồng thoát ly nông nghiệp đi
làm ăn buôn bán thì người chồng vẫn là đồng sở hữu cùng với người vợ đối với

quyền sử dụng đất mà người vợ được giao.
Tuy nhiên, để tránh mâu thuẫn với quy định trong Luật đất đai sửa đổi năm
1998 được sử dụng đất phải đảm bảo đúng mục đích luật định thì sẽ không bị
Nhà nước thu hồi. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định đối với loại
đất gắn liền với mục đích sử dụng, nếu được Nhà nước giao cho vợ chồng thì
bắt buộc chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất đó. Nhưng nếu khi ly hôn người
không có đăng ký sở hữu đất đảm bảo đúng mục đích luật định thì không được
chia đất mà chỉ được tính phần giá trị của mình ra bằng tiền để được thanh toán.
2.2. Tài sản riêng
2.2.1. Tài sản riêng của vợ chồng (Điều 32 - Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000)
Trên cơ sở việc ghi nhận quyền sở hữu riêng của công dân tại Điều 58 hiến
pháp năm 1992, kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ chồng
trong hôn nhân và gia đình năm 1986. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã
quy định quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng cụ thể hơn, tạo cơ sở
pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng Khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 đã ghi nhận với tính chất chắc chắn khẳng định vợ chồng có
quyền có tài sản riêng.
Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cụ thể căn cứ xác
lập tài sản riêng của vợ chồng rộng hơn, cụ thể hơn, theo đó tài sản riêng của vợ
chồng gồm:
Tài sản riêng mà mỗi người có được trước khi kết hôn: đó có thể là thu
nhập do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của bản thân mỗi
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
người: Tài sản riêng này cũng có thể do vợ, chồng được tặng cho, thừa kế. Tài
sản được thừa kế, được tặng cho riêng từng thời kỳ hôn nhân, phần tài sản này
nếu vợ hoặc chồng không tự nguyện nhập vào khối tài sản chung thì đương
nhiên vẫn là tài sản riêng của mỗi người.
Tài sản riêng mà vợ, chồng được chia từ tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân. Vấn đề này được Điều 8 - NĐ 70/2007 hướng dẫn như sau:
1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của
mỗi người trừ trường hợp vợ, chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập
hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường
hợp vợ chống có thoả thuận khác.
Tài sản riêng của vợ chồng còn là đồ dùng, tư trang cá nhân. Hiện nay,
chưa có văn bản nào quy định "đồ dùng tư trang cá nhân là gì" và giá trị của nó
như thế nào, cần hiểu đồ dùng tư trang cá nhân là những đồ dùng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của mỗi con người (quần áo, giầy dép….)
Quyền sử dụng của vợ chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào
tình trạng hôn nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản vợ
chồng theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó.
Nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng
của mình. Việc chứng minh có thể thực hiện bằng sự công nhận của bên kia, các
giấy tờ, văn tự, chứng cứ khác… Tài sản riêng của vợ, chồng dùng để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của mỗi người (Khoản 3 Điều 33 - Luật Hôn nhân và gia đình).
Tuy nhiên, có một số vấn đề cần lưu ý:
- Trong trường hợp vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản
chung của vợ chồng và tài sản riêng đó đã chi dùng cho gia đình mà không còn
nữa thì người có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc yêu cầu đền bù.
- Trường hợp tài sản riêng của một bên đã được tu sửa bằng tài sản chung
làm tăng giá trị lên nhiều lần, khi có yêu cầu của Toà án cần xác định phần tăng
giá trị đó để nhập vào tài sản chung.
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.2.2. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng
Đối với quyền sử dụng đất mà một bên vợ, chồng có trước khi kết hôn hoặc
thừa kế riêng, pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu riêng của vợ chồng

đối với tài sản này trừ khi họ có thoả thuận nhập quyền sở hữu đất vào khối tài
sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng gồm:
Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao; quyền sử dụng đất được cho thuê;
quyền sử dụng đất được chuyển đổi; quyền sử dụng đất được thừa kế; quyền sử
dụng đất được chuyển nhượng; quyển sử dụng đất được thế chấp. Nhìn chung,
chế độ tài sản chung của vợ chồng về quyền sử dụng đất trong Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 đã tôn trọng và bảo vệ lợi ích cá nhân của vợ chồng, trên cơ
sở đó đảm bảo các lợi ích chung của gia đình, xã hội. Đây là yếu tố quan trọng
để đảm bảo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Tóm lại, quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt và có giá trị lớn. Trong thực
tế, người chồng thường nắm giữ toàn bộ tài sản của gia đình và đứng tên trong
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất có
được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung đối với vợ chồng có ý nghĩa đảm bảo
sự bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ về tài sản. Vấn đề chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau khi ly hôn là nhà cửa, quyền sử
dụng đất… rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan cho nên quyền sử dụng
đất chỉ đứng tên một người và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung
hoặc riêng để đảm bảo hành vi chính đáng đối với mỗi người là rất khó khăn.
Việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một cách rõ ràng cụ thể về
quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được khi kết hôn, phải thoả thuận là tài sản
chung, hoặc là tài sản riêng với vợ chồng là cơ sở pháp lý cần thiết cho vấn đề
giải quyết tranh chấp khi chia tài sản chung của vợ chồng.
13

×