Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.46 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HÀ DUY ĐẠT

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Văn Huy

Phản biện 2: GS. TS. Dương Thị Bình Minh

Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 12
tháng 9 năm 2015.


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây nguyên, có nhiều
tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng
Tây nguyên và Duyên hải miền Trung; có đường hàng không nối với
các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Những mạng giao thông liên vùng là điều
kiện cho Đắk Lắk tăng cường khả năng liên kết, hợp tác với các tỉnh
về mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế.
Ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế, Đắk Lắk có vị trí chiến
lược về quốc phòng an ninh; bảo vệ môi trường cho vùng Tây
nguyên và cho cả nước.
Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng to lớn về đất bazan màu mỡ; khí
hậu phù hợp với sự phát triển của các loại cây công nghiệp dài ngày
có giá trị cao. Là tỉnh giàu tiềm năng về du lịch, cả du lịch về phong
cảnh tự nhiên và văn hóa nhân văn.
Thời gian qua, Đắk Lắk được Nhà nước quan tâm đầu tư thông
qua chương trình phát triển vùng Tây nguyên, các chương trình mục
tiêu quốc gia góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, đặc biệt Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17
tháng 06 năm 2009, qua đó quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020.
Nền kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển nhất định, song nhìn

chung lại thì xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp. Tốc độ tăng
trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tỷ trọng
nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cao. Huy động các nguồn lực cho
phát triển kinh tế còn hạn chế, tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp; vốn


2

đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ đủ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ
tầng thiết yếu, thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, cùng với đặc điểm của nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đầu tư phát triển, trong khả năng
kinh tế còn rất hạn hẹp, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế
của tỉnh.
Luận văn “Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk” được hình thành và đưa ra giải pháp
giải quyết các yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến các mục tiêu sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của địa phương.
Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk.
Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đắk Lắk hiện nay,
bao gồm các chính sách, hoạt động xúc tiến đầu tư và các nhân tố

ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn FDI.
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu công tác huy động vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại một địa phương ở Việt Nam, cụ thể là tỉnh
Đắk Lắk.
Luận văn không giải quyết hết các nội dung liên quan đến hoạt
động đầu tư và tất cả các loại vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào
phương pháp phân tích chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực
tiễn. Dữ liệu là nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp, kết hợp với các
phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, tham khảo ý
kiến của các chuyên gia và các nhà kinh tế để hoàn thành luận văn.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương
như sau:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của địa phương.
CHƯƠNG 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Đắk Lắk.
CHƯƠNG 3: Các giải pháp huy động vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Đắk Lắk.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nội dung huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nội dung
được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm và đã viết thành nhiều
công trình nghiên cứu khoa học khác nhau. Ở nước ta cũng đã có
nhiều công trình, luận án nghiên cứu về huy động vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài.
Lê Thị Nguyên Tâm (2007), nghiên cứu sự tác động của FDI đối
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận
văn đã đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực cùng với các nguyên
nhân của FDI đến tình hình kinh tế - xã hội của Đà Nẵng giai đoạn
1997-2006. Trong luận văn cũng đã cung cấp các kiến thức cơ bản và
học thuyết kinh tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả đã sử dụng
mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu mức độ tác động của FDI đến


4

tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cường các tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Ánh Linh (2012), Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tác giả đưa ra cơ sở
lý luận tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó nêu lên
khái niệm về FDI, phân loại FDI, bản chất và đặc điểm của FDI…
Tác giả cũng hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI và đưa
ra các chỉ tiêu đo lường kết quả thu hút FDI. Ngoài ra có nêu lên một
số kinh nghiệm thu hút FDI ở trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở
lý luận đó, cùng với việc phân tích số liệu thu hút FDI của tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2006-2011, tác giả cũng đưa ra các nhóm giải
pháp để tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Thừ Thiên Huế.
Đoàn Văn Hà, tạp chí Nghiên cứu Tài Chính Kế toán số 06 (119)
2013, bài viết “25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bài học
từ thực tiễn”. Bài viết đã đưa ra cái nhìn tổng hợp quá trình 25 thu
hút FDI của Việt Nam, đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên
nhân. Cuối cùng bài viết đưa ra những đề xuất mang tính chiến lược

và cấp bách để hoàn thiện công tác thu hút FDI.
Đặng Nguyên Phúc (2014), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào khu công nghiệp tỉnh Bình Định. Tác giả đã hệ
thống lại những lý thuyết về thu hút FDI vào các Khu công nghiệp,
gồm có: lý thuyết tổng quan về khu công nghiệp, đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào khu công nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng thu hút
FDI vào khu công nghiệp… Trên có sở lý thuyết nói trên, tác giả đã
phân tích việc thu hút FDI vào Khu công nghiệp ở tỉnh Bình Định và
đưa ra các giảp pháp cho Khu công nghiệp tỉnh Bình Định trong thời
gian đến để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI.


5

Phạm Thị Hoàng Anh & Lê Hà Thu, tạp chí Phát triển Kinh tế số
281 (03/2014), bài viết “Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”. Nhóm tác giả đã
dựa trên số liệu của dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 20002012 và lựa chọn mô hình VAR (tự hồi quy vector) để đánh giá tác
động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Trong kết luận của mình,
nhóm tác giả đưa ra các tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và
tác động của các yếu tố đến FDI.
Võ Thanh Thu & Nguyễn Đông Phong, tạp chí Tài Chính số 5
(595) 2014, bài viết “Giải pháp hạn chế sự mất cân đối trong thu hút
FDI vào Việt Nam”. Nhóm tác giả có nêu lên hiện tượng mất cân đối
trong hoạt động thu hút FDI như: tỷ lệ trong đăng ký và triển khai, mất
cân đối trong thu hút theo địa phương, mất cân đối trong thu hút đối
tác đầu tư…và hậu quả của chúng, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra
các giải pháp để khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu hút FDI.
Sử Đình Thành & Nguyễn Minh Tiến, tạp chí Phát triển Kinh tế
số 283 (05/2014), bài viết “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh

tế địa phương ở Việt Nam”. Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các
tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2012, nhóm tác giả đã đề
xuất ra mô hình thực nghiệm để đánh giá tác động FDI và các nhân
tố khác đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương. Trong kết luận tác
giả khẳng định vai trò quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
ở địa phương và đưa ra các giải pháp cơ bản để gia tăng thu hút dòng
vốn FDI, trong đó đáng lưu ý về việc khai thác các yếu tố tạo nên
quan hệ đồng liên kết dài hạn của dòng vốn FDI với tăng trưởng kinh
tế, đó là: phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư tư nhân trong
nước, cải thiện chất lượng đầu tư công và cải cách chính sách thuế
theo hướng khuyến khích đầu tư.


6

Đến nay chưa có công trình nghiên cứu hay luận văn về vấn đề
huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk. Do vậy
đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại tỉnh Đắk Lắk” là mới và cần thiết về cả lý luận và thực tiễn.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1. VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1.1. Khái niệm đầu tư và phân loại đầu tư
Loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả

nền kinh tế xã hội được thụ hưởng trên đây, không chỉ trực tiếp làm
tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế, chính là đầu
tư phát triển. Còn các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính
của người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền
kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích lũy của các hoạt động
đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư
phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do
các kết quả của kết quả của đầu tư phát triển tạo ra, đó là đầu tư tài
chính và đầu tư thương mại.
Theo chức năng quản trị hoạt động đầu tư ta có thể chia làm hai
loại là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà trong đó người có vốn
đầu tư trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra, thực chất trong loại
đầu tư này, người bỏ vốn và nhà quản trị vốn là một chủ thể, họ chịu
trách nhiệm về quyết định và kết quả đầu tư của mình.
Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà người có vốn đầu tư
không trực tiếp tham gia quản trị vốn bỏ ra, họ là những nhà đầu tư
tài chính, họ có thể bằng cách mua cổ phiếu thông qua thị trường
chứng khoán nhằm thu được lợi nhuận, còn gánh chịu rủi ro có thể
có do nhà sản xuất kinh doanh - người phát hành bán cổ phiếu gánh
chịu.
Đối với vốn đầu tư, người ta cũng cần phân biệt được nguồn gốc


8

của chúng, xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia thì
vốn đầu tư gồm hai loại là vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước
ngoài:
Vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn

vốn của tư nhân huy động được từ trong nội bộ nền kinh tế đó.
Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài có thể huy động vào nền kinh tế của nước sở tại.
1.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn huy động được từ
khu vực tư nhân ở bên ngoài nền kinh tế quốc gia, cho đầu tư phát
triển đối với địa phương, có tính chất gắn liền với địa phương một
cách ổn định, lâu dài và nhà đầu tư sẽ trực tiếp tham gia vào quá
trình quản lý sản xuất, kinh doanh.
1.1.3. Phân loại các hình thức FDI
a. Theo hình thức thâm nhập
Đầu tư mới và mở rộng (GI: Greenfield Investment): là hoạt
động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn
mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã
tồn tại.
Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger
and Acquisition): Đây là kênh đầu tư mà các chủ đầu tư tiến hành
đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có
ở nước ngoài hoặc mua cổ phần của các công ty cổ phần.
b. Theo mục đích của nhà đầu tư nước ngoài
FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực (Resource-seeking): Mục đích của
hình thức đầu tư này là nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các
nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà
những nguồn lực này không có hoặc có rất ít ở nước chủ đầu tư.


9

FDI tìm kiếm thị trường (Market-seeking): Đầu tư nhằm thâm
nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có.

FDI tìm kiếm hiệu quả (Effficiency-seeking): Đầu tư nhằm tăng
cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy
mô hay phạm vi, hoặc cả hai.
FDI tìm kiếm tài sản chiến lược (Strategic-Asset-Seeking): Đầu
tư vào một công ty, doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư nhằm tận
dụng các nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất, thị phần, lao động…
c. Theo quy định của Luật Đầu tư Việt Nam
i- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước
ngoài.
ii- Thành lập doanh nghiệp liên doanh (DNLD) giữa các nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
iii- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC:
Business Cooperation Contract).
iv- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
v- Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
1.1.4. Đặc điểm vốn FDI
Thứ nhất, FDI gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư.
Thứ hai, được tiến hành thông qua hình thức bỏ vốn thành lập
các doanh nghiệp mới.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu
tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định.
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, ít bị ảnh hưởng của các
mối quan hệ chính trị giữa các nước.
Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình
vận động của dòng vốn đầu tư.
Thứ sáu, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực


10


hiện.
Thứ bảy, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ.
1.1.5. Tác động của FDI đối với nền kinh tế địa phương
a. Các mặt tác động tích cực
Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế.
Thứ hai, FDI góp phần vào sự phát triển công nghệ, kỹ thuật
mới, góp phần cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng.
Thứ ba, FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
Thứ tư, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương.
Thứ năm, tác động lên sự cạnh tranh nội địa.
Thứ sáu, FDI tạo động lực để khuyến khích xuất khẩu, thay thế
nhập khẩu.
b. Các mặt tác động tiêu cực
Về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế.
Vốn do FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các nguồn
khác từ nước ngoài.
Vốn do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp có thể
không lớn.
Vốn FDI trong một số trường hợp được cung cấp với một số
lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia.
Về vấn đề chuyển giá.
Chuyển giá là những giao dịch về giá ẩn bên trong các TNCs để
tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ
giá.
Về môi trường, chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được tiến hành



11

trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không
được xử lý và kiểm tra chặt chẽ từ những nhà máy do nhà đầu tư
nước ngoài sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Một số nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển giao công nghệ sang
các nước tiếp nhận đầu tư thường sử dụng công nghệ lạc hậu, chắp
vá, thiếu đồng bộ.
Những mặt hạn chế khác.
Về sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI đối với nguyện vọng
an sinh của người lao động còn hạn chế.
Trường hợp các TNCs chiếm ưu thế hơn so với các doanh nghiệp
trong nước dẫn đến doanh nghiệp trong nước dần dần mất thị trường,
không có khả năng cạnh tranh và có thể lâm vào tình trạng phá sản
hoặc bị thôn tính.
Về cán cân thanh toán, do phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây
chuyền sản xuất, công nghệ, chuyển lợi nhuận, vay nợ nước ngoài...
sẽ là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây thâm hụt cán cân
thanh toán.
Về mặt chính trị, do thành công trong hoạt động kinh doanh,
những công ty FDI và TNCs ngày càng có vai trò quan trọng hoạt
động xã hội, chính trị TNCs có thể can thiệp vào chính sách, quyết
định kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư.
1.2. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.2.1. Khái niệm
Huy động vốn FDI là quá trình thu hút nguồn vốn từ bên ngoài
nền kinh tế để thực hiện đầu tư vào địa phương, nhằm thực hiện sản
xuất kinh doanh, để tạo ra những giá trị về mặt kinh tế, xã hội. Hoạt
động huy động vốn FDI được thực hiện thông qua các dự án FDI mà



12

người ra quyết định đầu tư chính là các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Các biện pháp thu hút vốn FDI của địa phương
a. Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại
b. Xây dựng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư hấp dẫn
c. Ban hành quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
khoa học, rõ ràng
d. Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ
e. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
f. Thực hiện xúc tiến đầu tư hiệu quả
g. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động FDI
a. Tiêu chí đánh giá quy mô huy động
- Tổng số vốn FDI đăng ký
- Tổng số vốn FDI thực hiện
- Số lượng và quy mô dự án FDI
- Tốc độ gia tăng vốn FDI
b. Tiêu chí đánh giá chất lượng huy động
- Cơ cấu vốn FDI trong các lĩnh vực
- Giá trị thu NSNN từ các dự án FDI
- Giá trị việc làm và nâng cao trình độ lao động.
- Chuyển giao công nghệ
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động huy động vốn FDI
tại địa phương
a. Nhóm nhân tố bên ngoài địa phương
- Xu hướng vận động của FDI thế giới
- Sự ổn định chính trị - xã hội của quốc gia

- Tình hình phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước
- Khung pháp lý về thu hút FDI của Nhà nước


13

b. Nhóm nhân tố bên trong địa phương
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kỹ thuật
- Điều kiện xã hội
- Môi trường đầu tư
1.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN
FDI Ở ĐỊA PHƯƠNG
Ngoài việc thực hiện Luật Đầu tư chung trong cả nước các địa
phương đã vận dụng và đề ra các chính sách, giải pháp phù hợp với
điều kiện riêng để thu hút nguồn vốn FDI. Luận văn nêu ra những
kết quả và kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố đặc thù trong cả
nước mà đã huy động được một lượng FDI lớn và phù hợp với các
địa phương vùng Tây Nguyên: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Thành phố Đà Nẵng, Lâm Đồng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về hoạt động đầu
tư, huy động vốn và nguồn vốn FDI. Qua đó đã khái quát được hoạt
động huy động vốn FDI là một hoạt động đầu tư phát triển, mang
tính quan trọng trực tiếp đối với nền sản xuất xã hội.
Ngoài những kiến thức cơ bản về FDI, Chương 1 cũng đưa ra
được các tiêu chí cơ bản làm cơ sở để phân tích tình hình huy động
vốn FDI và đưa nêu lên một số bài học kinh nghiệm thực tiễn trong
việc huy động nguồn vốn FDI của những nơi thực hiện tốt.

Trên cơ sở đó chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng huy động
vốn FDI tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua.


14

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên
Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều thế mạnh về tài
nguyên, khí hậu. Đây là điều kiện tốt ban đầu để tỉnh có thể sử dụng
phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội một cách phong phú, hiệu quả.
Có thể rút ra các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên cho việc huy
động vốn FDI như sau:
Thứ nhất, Đắk Lắk có vị trí - địa lý kinh tế thuận lợi, nằm ở trung
tâm của vùng Tây nguyên, tạo cơ hội và điều kiện cho tỉnh mở rộng
giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
Thứ hai , là tỉnh có tiềm năng lớn đất bazan màu mỡ, khí hậu phù
hợp với phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày giá trị cao, có
tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ và nguồn lâm sản
phong phú.
Thứ ba, là tỉnh giàu tiềm năng du lịch cả về phong cảnh tự nhiên
và văn hóa nhân văn. Lợi thế này hiện nay chưa được các doanh
nghiệp nước ngoài khai thác, trong khi đó các doanh nghiệp trong
nước khai thác chưa hiệu quả.
Thứ tư, là tỉnh có tiềm năng thủy điện, có thể xây dựng các công
trình thủy điện, mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ; trữ lượng than bùn
lớn có thể khai thác công nghiệp với qui mô lớn nhiều năm.

Thứ năm , dân cư và lao động trên địa bàn Đắk Lắk mang đặc
điểm của nhiều vùng miền khác nhau, tạo nên những nét văn hóa
truyền thống đa dạng, chứa đựng những yếu tố năng động, sáng tạo


15

và độc đáo trong việc tạo ra những sản phẩm cổ truyền từ hoạt động
sản xuất thủ công, ngành nghề truyền thống.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực
Hiện nay hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá đều, hợp lý
trên địa bàn. Tuy nhiên giao thông đường bộ, đa số mặt đường hẹp,
chất lượng đường, mặt đường hạn chế.
Cơ cấu tiêu thụ điện chủ yếu điện sinh hoạt, một phần cho sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, lưới điện trung thế trên toàn tỉnh
chưa đồng bộ, còn nhiều cấp điện áp ảnh hưởng tới vận hành cũng
như phát triển mới.
Chất lượng nguồn lao động còn thấp, nhân lực phục vụ cho sản xuất
công nghiệp và hoạt động dịch vụ còn hạn chế về trình độ và kỹ năng,
lao động trong nông nghiệp rất lớn; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp.
Trình độ quản lý cũng chưa được nâng cao, ít được đào tạo.
Đây là một nút thắt cần tháo gỡ để Đắk Lắk có thể thu hút đầu tư
nguồn vốn FDI vào tỉnh hiệu quả hơn.
2.1.3. Các ngành kinh tế chủ yếu
Từ năm 2010 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của
tỉnh Đắk Lắk vào khoảng 8,0%/năm (theo giá năm 1994), đóng góp
vào đó có các Ngành kinh tế chủ yếu như: Nông, lâm, ngư nghiệp;
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Thương mại dịch vụ du lịch.
Qua phân tích một số ngành kinh tế chủ yếu của Đắk Lắk, cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

Năm 2014, theo giá so sánh 2010, ước tỷ trọng nông lâm ngư
nghiệp chiếm 43,6% (so với năm 2010 là 49,9%), công nghiệp chiếm
17,1% (so với năm 2010 là 15,7%), thương mại dịch vụ chiếm
39,4% (so với năm 2010 là 34,0%).
Song tốc độ phát triển còn chậm, có những thời điểm giảm so với


16

năm trước. Như vậy việc kêu gọi nguồn vốn đầu tư nói chung, nguồn
vốn FDI nói riêng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay
tiếp tục được đề ra nhằm khai thác các thế mạnh vốn có.
2.1.4. Tiềm năng, lợi thế đối với việc huy động vốn FDI
Qua những phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
Đắk Lắk có thể thấy những lợi thế của tỉnh trong việc thu hút nguồn
vốn FDI là không hề nhỏ.
Do nằm ở trung tâm của Vùng nên các tỉnh khác ở Tây Nguyên
có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tại Đắk Lắk.
Do có lợi thế về nguồn lực tự nhiên là tài nguyên thiên nhiên của
tỉnh, nên có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản
từ rừng tự nhiên và rừng trồng; lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng và khí
hậu phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê,
tiêu, cao su, điều… cũng như các loại cây lương thực như ngô, sắn…
Có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế vùng như hình thành các cụm
công nghiệp chế biến cà phê, cao su, bông, thực phẩm và đồ uống...
Trên khía cạnh dịch vụ cũng còn rất nhiều tiềm năng như giáo
dục, y tế, du lịch.
Với ngành giáo dục cũng tương tự như vậy. Ngày nay, chúng ta
đang xã hội hóa giáo dục mà vùng Tây Nguyên thì các cơ sở giáo dục
do tư nhân đầu tư vẫn còn hạn chế, nhất là đối với các cơ sở dạy nghề.

Về lĩnh vực du lịch, du lịch tại Đắk Lắk hiện nay vẫn còn nghèo
nàn, mới chỉ dừng lại ở một số điểm tham quan như Buôn Đôn, thác
Bảy Nhánh, hồ Lăk... với đầu tư còn sơ sài, chủ yếu là dịch vụ cưỡi
voi, trong khi Tây Nguyên là cả một kho tàng văn hóa mà khách du
lịch cần khám phá và tìm hiểu.
Về lĩnh vực nông nghiệp, ngoài việc trồng các loại cây công
nghiệp ngắn và dài ngày như hiện nay, các loại cây lương thực... thì


17

môi trường và khí hậu cũng như các điều kiện khác ở Tây Nguyên
như nguồn lương thực sẵn có (ngô, sắn, đậu...) rất phù hợp cho việc
chăn nuôi nhỏ cũng như đại gia súc với việc hình thành các trang trại
và chăn nuôi thả rông.
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT
VỐN FDI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
2.2.1. Ban hành chính sách ưu đãi thu hút đầu tư
a. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
b. Chính sách ưu đãi xây dựng cơ sở hạ tầng
c. Chính sách hỗ trợ tín dụng
d. Chính sách ưu đãi về đất đai
2.2.2. Xây dựng, công khai kế hoạch, quy hoạch phát triển
2.2.3. Nâng cao công tác cải cách thủ tục hành chính
2.2.4. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng
2.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư
2.3. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN FDI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
2.3.1. Kết quả về quy mô huy động
a. Tổng số vốn FDI đăng ký
Trong 10 năm gần đây Đắk Lắk mới đạt được một số kết quả

nhất định trong thu hút vốn FDI. Với 09 dự án FDI đang hoạt động,
tổng vốn đầu tư đăng ký 169,973 triệu USD (khoảng 3.500 tỷ đồng)
so với nhu cầu của tỉnh còn rất hạn chế (Tổng nguồn vốn cần huy
động giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 62 – 63 nghìn tỷ đồng).
b. Tổng số vốn FDI thực hiện
Với 09 dự án FDI hiện nay, tổng số vốn đang thực hiện tính đến
cuối năm 2014 là 90,171 triệu USD (khoảng 1.894 tỷ đồng). Mặc dù
so với số vốn đăng ký thì số đang thực hiện còn thấp (khoảng 53%)
nhưng đây là tín hiệu tích cực hơn vì dự án mới đăng ký với số vốn
lớn hơn đang trong quá trình đầu tư xây dựng.


18

c. Số lượng và quy mô dự án FDI
Tại Đắk Lắk các dự án FDI có nguồn vốn đăng ký trung bình
18,8 triệu USD/ dự án, so với cả nước năm 2014 là 14,2 triệu
USD/dự án. Điều này cũng có thể nói lên tiềm năng thu hút nguồn
vốn FDI của Đắk Lắk là không nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực khai
thác nguồn tài nguyên phong phú vốn có của mình.
d. Tốc độ gia tăng vốn FDI
Tính đến năm 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu hút được 13 dự án. Từ
năm 2006 Đắk Lắk dần thu hút được các dự án FDI tuy nhiên còn rất
ít so với tiềm năng vốn có của tỉnh.
2.3.2. Kết quả về chất lượng huy động vốn FDI
a. Cơ cấu vốn FDI trong các lĩnh vực
8.65%

Sản xuất, chế biến
nông lâm sản


0.12%

41.69%

Công nghiệp SX
nhiên liệu
Bán lẻ (8,65% )

49.54%

Nông nghiệp
(0,12% )

Hình 2.2: Cơ cấu vốn FDI vào các lĩnh vực tại Đắk Lắk
b. Giá trị thu NSNN từ các dự án FDI
Theo số liệu từ Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2010 đến nay, đã
có 06 trong 09 doanh nghiệp FDI đã đóng góp được 99,147 tỷ đồng
vào Ngân sách Nhà nước. Trong khi đó tổng số thu từ các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 đến 2014 đạt 11.050 tỷ đồng.
Như vậy số thu NSNN từ các doanh nghiệp FDI cho Ngân sách chỉ
bằng 0,9% so với toàn bộ số thu từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.


19

c. Giá trị việc làm và nâng cao trình độ lao động
Hiện nay các dự án đầu tư nước ngoài hình thành và hoạt động trên
địa bàn Đắk Lắk vừa góp phần giải quyết việc làm thường xuyên hàng
năm cho khoảng 500 lao động, với thu nhập bình quân khoảng 3.500.000

đồng/tháng, vừa góp phần đào tạo tay nghề cho người lao động, vừa góp
phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho địa phương.
Tuy nhiên đến nay số lượng dự án FDI Đắk Lắk thu hút chưa
nhiều, đa số quy mô các dự án không lớn do đó chưa đáp ứng được
nhu cầu lao động của địa phương.
d. Chuyển giao công nghệ
Tại Đắk Lắk, các doanh nghiệp FDI phần lớn là hình thức 100%
vốn nước ngoài, cũng gần như chưa đầu tư nhiều vào các nhà máy,
máy móc và công nghệ kỹ thuật. Trong khi đó, hướng thu hút FDI
của Đắk Lắk thời gian tới là chú trọng phát triển, sử dụng công nghệ
cao, tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm có giá trị, phát triển hạ tầng.
Như vậy mục tiêu tiếp cận công nghệ cao gần như chưa đạt được,
cùng với số lượng ít ỏi dự án FDI huy động được hiện nay.
2.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA VÀ DOANH NGHIỆP
2.4.1. Đánh giá về các biện pháp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ
Một số chính sách ưu đãi riêng của tỉnh không phát huy tác dụng
do chính sách chưa đủ mạnh để tạo thành ưu đãi (hỗ trợ giao thông,
hạ tầng điện, giá thuê đất); chính sách chưa rõ ràng về thủ tục (hỗ trợ
đào tạo lao động) hoặc ưu đãi thiếu tính khả thi vì hạn chế về nguồn
lực tài chính.
2.4.2. Đề xuất của chuyên gia và doanh nghiệp
Những hỗ trợ từ tỉnh về chính sách đối với nguồn vốn vay và vay
ưu đãi.
Các thủ tục hành chính cần tiếp tục được cải thiện theo hướng
giảm thiểu các thủ tục giấy tờ để tiết kiệm cho nhà đầu tư về mặt thời


20

gian và chi phí.

Tỉnh cần quan tâm hơn đối với chính sách hỗ trợ đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyên môn và trình độ quản lý.
Ngoài ra các nhà đầu tư và doanh nghiệp còn có mong muốn
được giảm thuế, có chính sách hỗ trợ đầu tư riêng cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN FDI CỦA
TỈNH ĐẮK LẮK
a. Kết quả đạt được
Bước đầu đã phát huy, sử dụng tiềm năng, lợi thế của tỉnh về tài
nguyên trong việc khai thác những lĩnh vực kinh tế thế mạnh như
nông lâm sản, cây công nghiệp.
Thông qua việc thu hút vốn FDI, từ một tỉnh có cơ sở hạ tầng lạc
hậu tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng cơ sở hạ tầng được hiện đại hơn
và hiệu ứng từ việc đầu tư đó là đòn bẩy kích thích kinh tế - xã hội
tỉnh Đắk Lắk.
Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, mặc dù chưa đạt được
những mục tiêu như kỳ vọng, nhưng tỉnh cũng đã dần khẳng định
được quyết tâm của mình trong việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư trong
giai đoạn hiện nay, qua đó đã quảng bá được hình ảnh về tiềm năng
kinh tế - xã hội của Đắk Lắk.
Số lượng dự án FDI tăng dần qua hàng năm, mặc dù còn chậm.
Các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần giải quyết được việc làm
thường xuyên cho một lực lượng lao động địa phương, tạo cơ hội cho
người lao động có điều kiện rèn luyện nâng cao kỹ năng lao động.
Thu hút FDI vào tỉnh đã phát huy tác dụng lan tỏa, dẫn dắt của
KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực.
b. Hạn chế
Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn.



21

Hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư chưa cao.
Nguồn lực cho đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập và
chưa được chú trọng đầu tư đúng mức.
c. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế
Thứ nhất, quy hoạch phát triển còn nhiều tồn tại, chưa theo kịp
với thực tế phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý thực hiện quy
hoạch còn nhiều yếu kém.
Thứ hai, hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là hoạt động xúc tiến
đầu tư vào các KCN, CCN ở tỉnh Đắk Lắk chưa đạt hiệu quả, các
hoạt động chưa phong phú và chưa có chất lượng cao cả về nội dung
và hình thức tổ chức.
Thứ ba, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
KCN còn chậm trễ, thiếu đồng bộ, làm giảm khả năng cạnh tranh
trong thu hút đầu tư của KCN với khu vực bên ngoài.
Thứ tư, cơ chế đầu tư, tổ chức bộ máy quản lý từ trung ương đến địa
phương và cải cách thủ tục hành chính tuy đã có nhiều thay đổi nhằm
đơn giản hóa nhưng thực tế còn nhiều phiền nhiễu cho nhà đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, số liệu huy động vốn FDI
của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua, cùng với những phân tích về
đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, chương 2 đã phân tích
được thực trạng huy động vốn FDI của tỉnh Đắk Lắk thời gian qua.
Kết quả phân tích thực trạng huy động vốn FDI của tỉnh Đắk Lắk
trong thời gian qua là còn tương đối thấp so với tiềm năng và nhu
cầu về đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
Dựa trên kết quả những phân tích trên, chương 3 sẽ đi vào những
giải pháp để giúp công tác huy động vốn FDI của tỉnh Đắk Lắk trong

thời gian đến có thể đạt được những kết quả tốt hơn.


22

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Với tầm nhìn đến năm 2020 Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế,
văn hóa – xã hội của vùng Tây Nguyên. Mục tiêu huy động và sử
dụng nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
trong thời gian đến cũng cần phải phù hợp với mục tiêu đặt ra trong
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020.
3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG
VỐN FDI
3.2.1. Quan điểm huy động vốn FDI
Cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh là mục tiêu cao nhất.
Phát huy tối đa tiềm năng và cơ hội đầu tư của Đắk Lắk song
song với việc tạo động lực phát triển mới.
Thay đổi quan điểm thu hút đầu tư theo hướng thiên về chất
lượng hơn số lượng.
Tăng cường sự phối hợp giữa các sở ngành.
Tập trung hơn nỗ lực trong việc trợ giúp doanh nghiệp sau khi
gia nhập thị trường.
Chú trọng các công tác quảng bá, cải thiện cảm nhận của cộng đồng
doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh.
Cải cách là một quá trình liên tục và thường xuyên.
3.2.2. Mục tiêu, định hướng huy động vốn FDI

Mục tiêu huy động vốn FDI gắn liền với tổng nhu cầu vốn đầu tư
phát triển Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020 là hàng năm thu
hút vốn FDI từ 50 - 70 triệu USD/năm.
Định hướng trong Ngành nông, lâm, ngư nghiệp, Ngành Công


23

nghiệp – Xây dựng, Ngành dịch vụ
3.3. KHẢ NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI
Thực tế, tiềm năng để đầu tư tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng
và Tây Nguyên nói chung còn nhiều. Các khoảng trống cho các nhà
đầu tư tương lai đó là công nghiệp chế biến, phát triển nông nghiệp,
sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, chế biến thuốc trừ sâu.
Việc ổn định an ninh, chính trị cũng là điều kiện tiên quyết để
các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh quyết tâm đầu tư và có ổn định an
ninh, chính trị thì mới thu hút được đầu tư từ nước ngoài.
Đắk Lắk nằm trong tam giác phát triển: khu vực Lào –
Campuchia – Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế, Tam giác phát triển sẽ
tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hiệu suất sử dụng các
tiềm năng kinh tế sẵn có.
3.4. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN FDI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
- Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch
- Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
- Nhóm giải pháp về hỗ trợ đầu tư
- Nhóm giải pháp về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi
trường đầu tư
- Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường
- Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách

Với những nhóm giải pháp luận văn đưa ra cần thực hiện đồng
bộ và mang tính lâu dài. Do đó Đắk Lắk cần xác định mức độ ưu tiên
của các giải pháp để có lộ trình hoàn thành một cách hiệu quả cả về
thời gian và chất lượng của các giải pháp, từ đó xây dựng được một
môi trường đầu tư hấp dẫn, có thể thu hút được một lượng lớn nguồn
vốn FDI đáp ứng cho nhu cầu phát triển.


×