Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (rhizopertha dominica fabricius) tại tỉnh yên bái năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 122 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội
----------

----------

nguyễn xuân huy

THNH PHN SU MT HI SN BO QUN, NGHIấN CU
C IM SINH HC, SINH THI HC V BIN PHP PHềNG
TR MT C HT NH (Rhizopertha dominica Fabricius)
TI TNH YấN BI NM 2009

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành: bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10

Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn thị kim oanh

Hà Nội - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ mộ học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Huy



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành, sâu sắc ñến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh ñã tận tình hướng dẫn và
dành nhiều thời gian quí báo giúp ñỡ tôi hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ văn phòng Chi cục Bảo vệ
thực vật tỉnh Yên Bái ñã tạo mọi ñiều kiện sự giúp ñỡ và có những góp ý sâu
sắc trong thời gian học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, ñồng nghiệp và gia
ñình ñã giúp ñỡ về cơ sở vật chất, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Huy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình

vii

1.

MỞ ðẦU

1

1.1. ðặt vấn ñề

1

1.2. Mục ñích của ñề tài

4

1.3. Yêu cầu của ñề tài

4


2.

5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới

5

2.2. Tình hình nghiên cứu về côn trùng trong bảo quản nông sản ở Việt
3.

Nam

16

ðỊA ðIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

25

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

26

4.


38

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả ñiều tra thành phần, diễn biến mật ñộ sâu mọt trong kho
bảo quản sắn lát tại yên bái năm 2009

38

4.1.1. Tình hình sản xuất, bảo quản sắn tại Yên Bái

38

4.1.2. Thành phần sâu mọt trên sắn lát tại Yên Bái năm 2009

39

4.1.3 Diễn biến mật ñộ một số loài sâu mọt gây hại chủ yếu trong kho
bảo quản sắn lát tại Yên Bái năm 2009
4.2

43

Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học mọt ñục hạt nhỏ
Rhizopetha dominica Fabricius

49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………iii



4.2.1 ðặc ñiểm hình thái mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.

49

4.2.2 ðặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học mọt ñục hạt nhỏ R. dominica

54

4.3. Nghiên cứu khả năng gây hại của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopetha
dominica Fabricius

59

4.3.1. Ảnh hưởng của thủy phần sắn lát ñến diễn biến số lượng mọt ñục
hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.

59

4.3.2. Khả năng gây hại của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabr. trên các loại thức ăn khác nhau

62

4.3.3. Khả năng gây hại của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabr.trên các giống sắn khác nhau
4.4. Phòng trừ mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.

64

66

4.4.1. Thí nghiệm sử dụng lá cây trong phòng trừ mọt ñục hạt nhỏ
Rhizopertha dominica Fabr.

66

4.4.2. Thí nghiệm ñánh giá hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ
mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.

69

4.4.3. Thí nghiệm ñánh giá hiệu lực thuốc hóa học trừ mọt ñục hạt nhỏ
R. dominica gây hại sắn lát bảo quản

73

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

77

5.1. Kết luận

77

5.2. ðề nghị

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO


79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
4.1.

Tên bảng

Trang

Thành phần sâu mọt gây hại trong kho bảo quản sắn lát tại Yên
Bái năm 2009

4.2.

Thành phần thiên ñịch trong kho bảo quản sắn lát tại Yên Bái
năm 2009

4.3.

44

Diễn biến mật ñộ mọt gạo Sitophilus ozyzea Linné trong các dạng
kho bảo quản sắn (con/kg)

4.5.


42

Diễn biến mật ñộ mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabricius trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg)

4.4.

41

46

Diễn biến mật ñộ mọt thóc ñỏ Tribolium castaneum Herbst trong
các dạng kho bảo quản sắn (con/kg)

47

4.6.

Kích thước các pha phát dục của Rhizopertha dominica Fabr.

50

4.7.

Thời gian phát dục của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabricius nuôi ở 250C và 300C (ngày)

54


4.8.

Khả năng sinh sản của Rhizopertha dominica Fabr. trên bột sắn

57

4.9.

Khả năng chịu ñói của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabr. ở các mức nhiệt ñộ khác nhau (ngày)

58

4.10. Ảnh hưởng của thủy phần sắn lát ñến diễn biến quần thể mọt ñục
hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.

61

4.11. Khả năng gây hại của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabr. trên các loại thức ăn khác nhau

63

4.12. Khả năng gây hại của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabr. trên các giống sắn khác nhau

65

4.13. Hiệu lực của lá xoan ta, xoan Ấn ðộ và lá cơi trong phòng trừ
Rhizopertha dominica Fabr.


68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………v


4.14. Hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt ñục hạt nhỏ
Rhizopertha dominica Fabr.

70

4.15. Hiệu lực của thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt R. dominica
gây hại sắn lát bảo quản

72

4.16. Hiệu lực trừ mọt của thuốc Aluminium phosphide 56% trừ mọt R.
dominica gây hại sắn lát bảo quản

74

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


3.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thủy phần sắn lát ñến khả năng gây hại
của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius

31

3.2. Thí nghiệm khả năng gây hại của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha
dominica Fabricius trên các loại nông sản khác nhau

33

3.3. Thí nghiệm khả năng gây hại của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha
dominica Fabricius ñến các giống sắn khác nhau

34

3.4. Thí nghiệm sử dụng lá cây trong phòng trừ mọt ñục hạt nhỏ
Rhizopertha dominica Fabr.

35

4.1. Diễn biến mật ñộ mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius
trong các dạng kho bảo quản sắn (con/kg)

44

4.2. Diễn biến mật ñộ mọt gạo Sitophilus ozyzea Linné trong các dạng
kho bảo quản sắn (con/kg)

46


4.3. Diễn biến mật ñộ mọt thóc ñỏ Tribolium castaneum Herbst trong
các dạng kho bảo quản sắn (con/kg)

48

4.4. Trưởng thành Rhizopertha dominica Fabr.

51

4.5. Trứng Rhizopertha dominica Fabr.

51

4.6. Nhộng Rhizopertha dominica Fabr.

51

4.7. Sâu non Rhizopertha dominica Fabr.

51

4.8. Tỷ lệ hao hụt trên sắn do Rhizopertha dominica Fabr. với các mức
thủy phần khác nhau

61

4.9. Tỷ lệ hao hụt do ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. gây hại
trên các loại thức ăn khác nhau


63

4.10. Tỷ lệ hao hụt do mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên
các giống sắn khác nhau

65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………vii


4.11. Hiệu lực của lá xoan ta, xoan Ấn ðộ và lá cơi

trong phòng trừ

Rhizopertha dominica Fabr.

68

4.12. Hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt ñục hạt nhỏ
Rhizopertha dominica Fabr.

70

4.13. Hiệu lực của thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt R. dominica
gây hại sắn lát bảo quản
4.14. Hiệu lực của thuốc Aluminium phosphide 56%
dominica gây hại sắn lát bảo quản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông
nghiệp…………………viii


72
trừ mọt R.
74


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………ix


1. MỞ ðẦU
1.1.

ðặt vấn ñề
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực ăn củ có nguồn

gốc từ vùng nhiệt ñới của châu Mỹ La tinh ñang ñược trồng ở trên 100 nước
của vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới. Sắn tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và
Nam Mỹ, là nguồn lương thực thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi
(CIAT-Chương trình sắn Châu Á, 1993).
Cây sắn ñược du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và ñược
trồng nhiều ở vùng ðông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du
phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ. Là cây
công nghiệp tiêu thụ trong nước và có giá trị xuất khẩu, sắn dễ tính thích hợp
với nhiều chất ñất và ñịa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải ñầu tư
nhiều nên ñược nó ñược xem như cây “xóa ñói giảm nghèo” cho nông dân.
Những năm gần ñây diện tích trồng sắn ở nước ta ngày càng mở rộng.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2006, diện
tích trồng sắn cả nước ñạt 270.000 ha với sản lượng ước tính lúc ñó khoảng 3
triệu tấn củ sắn tươi thì hiện nay diện tích trồng sắn cả nước ñã vọt lên hơn
510.000 ha, tăng gần gấp ñôi so với 3 năm trước và vượt hơn cả trăm ngàn ha

so với quy hoạch phát triển sắn tới năm 2010 của bộ. Bộ Công Thương thống
kê trong 6 tháng ñầu năm 2009, cả nước ñã xuất khẩu hơn 2,4 triệu tấn sắn và
các sản phẩm từ sắn, ñạt kim ngạch 368 triệu ñô la Mỹ, tăng 4,2 lần về sản
lượng và 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Yên Bái, nơi ñược coi là “vương quốc sắn của Miền Bắc” với diện tích
trồng sắn của toàn tỉnh năm 2008 là hơn 15.790 ha, trong ñó chủ yếu là sắn
cao sản loại giống KM94, KM60. Sản lượng sắn sản xuất ra là rất lớn kéo
theo ñó là sự phát triển của sản các ngành nghề chế biến, kinh doanh sắn và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………1


các nguyên liệu từ sắn. Sắn ñược dùng cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia
súc, hóa chất, sản xuất bột ngọt ở trong nước, ngoài ra sắn lát và tinh bột sắn
còn ñược xuất khẩu ngày càng nhiều sang Trung Quốc, ðài Loan, Nhật, Hàn
Quốc, châu Âu.
Trong khi chúng ta nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn ñể phấn ñấu cho
những mùa vụ bội thu ở giai ñoạn trước thu hoạch thì ñôi khi lại quên ñi
những mất mát xảy ra ở giai ñoạn sau thu hoạch.
Những con số thống kê cho thấy, thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại và ñiều
kiện bất thuận gây ra cho sản xuất nông nghiệp ñược ñánh giá vào khoảng 30%
tổng sản lượng lương thực thu ñược của ngành trồng trọt. Con số thiệt hại này
thay ñổi tùy theo ñiều kiện và trình ñộ sản xuất ở từng ñịa phương. Ở các vùng
nhiệt ñới, tỷ lệ mất mát còn cao hơn con số ñã nêu trên ñây. Riêng các loại sâu
bệnh hại nông sản trong kho hàng năm gây tổn thất vào khoảng 10% khối
lượng nông sản cất giữ. Ở nhiều nước nhiệt ñới số thiệt hại này lên ñến 20%.
Ở nước ta, côn trùng hại kho ñã ñược quan tâm ñến khá sớm. Năm
1936, Nguyễn Công Tiễu có dịch cuốn “Cho ñược có hoa lợi nhiều và tốt
hơn” của P.Braemer, nêu ñặc ñiểm hình thái và sinh học một số loài gây hại
trong kho thường gặp. Năm 1963, Phan Xuân Hương viết cuốn “Côn trùng
phá hại trong kho và cách phòng trừ”. Năm 1982, Vũ Quốc Trung là tác giả

cuốn “Sâu hại nông sản”. Và cho ñến nay, nhiều nghiên cứu về sâu mọt hại
kho ñã thu ñược những kết quả ñáng trân trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu
vẫn còn nhiều hạn chế và phân tán chưa ñáp ứng ñược với tình hình phát triển
chung, ñặc biệt là mối quan hệ quốc tế về các vấn ñề trong công tác Kiểm
dịch thực vật khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
Sâu bệnh trong kho gây tổn thất lớn về nhiều mặt, không những làm tổn
thất về số lượng, giảm sút về chất lượng nông sản, làm hàng hóa bị biến chất,
gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây bệnh cho người và gia súc
khi sử dụng nông phẩm hoặc trực tiếp truyền bệnh cho người và gia súc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………2


Tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh khác, sản xuất nông nghiệp phát triển,
ñòi hỏi phải có nhiều kho tàng lưu trữ hàng nông sản trong thời gian dài. Từ
ñó làm xuất hiện tập ñoàn sâu mọt gây hại trong kho và diễn biến của chúng
khá phức tạp, sức phá hại rất lớn. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu nghiêm
túc về sâu mọt hại hại kho giúp cho quá trình bảo quản ñạt hiệu quả cao, bảo
vệ ñược thành quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng cũng như
của cả nước nói chung.
Tiến hành phòng trừ sâu mọt gây hại nông sản lưu trữ trong kho là một
nhiệm vụ quan trọng của công tác sản xuất nông nghiệp và lương thực thực
thực phẩm. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện tốt, ñảm bảo hiệu quả kinh tế
cao khi có những hiểu biết ñầy ñủ, chính xác về thành phần các loài dịch hại
trong kho; ñời sống, quy luật phát sinh gây hại của chúng, từ ñó ñưa ra các
biện pháp quản lý chúng một cách hợp lý.
Trong các loài dịch hại kho, mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabricius ñược ñánh giá là một trong các loài côn trùng kho nguy hiểm và gây
hại nghiêm trọng nhất [25]. Với khả năng ăn tạp, thích nghi cao với các ñiều
kiện sinh thái, sinh trưởng và phát triển nhanh, phân bố rộng, ñặc biệt là việc
phòng trừ gặp nhiều khó khăn do chúng có khả năng kháng thuốc.

ðể tìm hiểu kỹ hơn về sinh thái học của mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha
dominica Fabricius và biện pháp phòng trừ làm cơ sở khoa học cho công tác
quản lý chúng có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn ñề trên, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học,
sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt ñục hạt nhỏ (Rhizopertha
dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………3


1.2.

Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thành phần sâu mọt hại trên sắn lát bảo quản,

nghiên cứu về mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius từ ñó ñề ra
biện pháp phòng trừ bảo vệ sắn lát khô bảo quản làm dẫn liệu khoa học cho
những nghiên cứu về sau.
1.3.

Yêu cầu của ñề tài
- Xác ñịnh thành phần, diễn biến mật ñộ sâu sâu mọt gây hại trên sắn

bảo quản và thiên ñịch của chúng trên ñịa bàn tỉnh Yên Bái năm 2009.
- Tìm hiểu một số ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học của mọt ñục hạt
nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius.
- Khảo sát ñánh giá hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ mọt ñục
hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.

Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới

2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho
Hầu như ở ñâu có sự tồn trữ và lưu trữu, ở ñó xuất hiện các loài sinh
vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại ñã phát triển
thành quần thể với số lượng lớn và gây ra những “vụ cháy ngầm”, tiêu hủy
một phần hoặc hoàn toàn hàng hóa bảo quản ở trong kho (Bùi Công Hiển,
1995) [9]. Sự phá hại của côn trùng ñối với sản phẩm bảo quản thật ña dạng.
Trước hết là phải kể ñến việc làm giảm phẩm chất hoặc phá hủy vật chất, làm
cho vật chất dự trữ bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Trong nhiều
trường hợp, thiệt hại có thể là rất lớn thậm chí là vô giá. Ví dụ như sự mục nát
của ngũ cốc dự trữ hoặc hạt giống mất khả năng nẩy mầm.
Côn trùng vượt qua tất cả các loài dịch hại khác về số lượng cá thể và
số lượng loài, chúng cạnh tranh với con người về nguồn cung cấp lương thực,
lan truyền dịch bệnh cho con người, cho cây trồng và gia súc của họ. ðặc
ñiểm nổi bật của dịch hại là chúng thích nghi cao với ñiều kiện cuộc sống trên
trái ñất, ñiều này có nghĩa là chúng có thể tồn tại và hoạt ñộng trong cả ñiều
kiện khô hạn (Van der Laan, P.A., 1981) [51].
Trên thế giới ñã có nhiều những nghiên cứu về côn trùng hại kho, trước
nhất và chiếm ña số là những nghiên cứu về thành phần loài. Có thể kể ñến
trước hết là danh mục côn trùng gây hại sản phẩm ngũ cốc và hạt dự trữ của
Cotton (1937); Danh mục dịch hại sản phẩm bảo quản của Cotton và Wilbur
(1974); Thành phần côn trùng ở Úc của Anonymous (dẫn theo Snelson J.T.,
1987) [50]; Côn trùng hại hạt và sản phẩm hạt dự trữ của Cotton R.T. (1963)

[41]; Thành phần côn trùng trên thóc và gạo dự trữ ở Thái Lan của Hiroshi
Nakakita et al. (1991) [45]; Thành phần côn trùng gây hại trên thóc gạo ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………5


Indonesia của Hall P.W. et al. (1961) [44]. Bên cạnh ñó còn có các công trình
nghiên cứu ñã công bố về thành phần loài như: Nghiên cứu về sinh thái học
côn trùng trên hạt ñóng bao của Graham (1970), Smith (1963), Prevett (1964);
Sinh thái học côn trùng trong các kho ngũ cốc của Richards và Woodroffe
(1968); hoặc dẫn liệu về côn trùng hại kho của nông dân của Markham (1981)
(dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Theo Cotton và Wilbur (1974), côn trùng gây hại hạt dự trữ trong kho
trên thế giới gồm 43 loài ñược chia làm 2 nhóm: nhóm côn trùng gây hại chủ
yếu gồm 19 loài và nhóm côn trùng gây hại thứ yếu nhưng thường xuyên xuất
hiện trên hạt dự trữ gồm 24 loài (dẫn theo Nelson, J.T., 1987) [50].
Hall et al. (1961) [44]; Mcfalane (1982) [47]; Prakash A. (1980) [48]
báo cáo thành phần côn trùng gây hại trên thóc, gạo dự trữ ở Indonesia gồm
17 loài thuộc 12 họ và 2 bộ.
Christoph Reichmuth (2000) ñã ghi nhận ñược 55 loài côn trùng trên
sản phẩm bảo quản ở ðức [38].
Hiroshi Nakakita et al. (1991) [45] ñã ghi nhận ñược 36 loài côn trùng
thuộc 17 họ và 2 bộ gây hại trong thóc và gạo bảo quản ở Thái Lan năm 1991.
Theo Christian (1999) [37] thì côn trùng gây hại trên sắn gồm các loài:
mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt
ñục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus),
mọt tre (Dinoderus minutus).
Kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch ngày một phát triển cùng với
sự thay ñổi về các ñiều kiện sinh thái, ñiều kiện môi trường và nguồn thức ăn
của côn trùng hại kho cũng luôn thay ñổi, do vậy thành phần, mật ñộ các loài
côn trùng trong kho cũng luôn có sự thay ñổi cho phù hợp. Cho ñến nay việc

nghiên cứu về thành phần loài côn trùng hại kho vẫn ñang ñược các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………6


2.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài gây hại chính
trong kho lưu trữ hàng nông sản
Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của mọt gạo (Sitophilus oryzae L.).
Prvett (1960) cho biết, khi ñẻ trứng, mọt gạo dùng vòi khoét lỗ trên bề mặt hạt
rồi ñẻ trứng sau ñó tiết ra chất nhầy bịt miệng lỗ ñể bảo vệ trứng. Mỗi lần ñẻ
01 quả, có khi từ 2-3 quả (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [24]. Zacher
(1964) cho biết trung bình một cá thể cái có thể ñẻ ñược 380 trứng, cao nhất
là 576 trứng. Thời gian phát triển của mọt gạo chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt
ñộ. Từ trứng ñến trưởng thành ở nhiệt ñộ 27,20C là 25,5 ngày; ở nhiệt ñộ 170C
là 92 ngày, tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng (dẫn theo Bùi Công
Hiển, 1995) [9].
ðối với mọt ñục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) kết quả nghiên
cứu của Potter và Brich cho thấy mọt ñục hạt nhỏ ñẻ trứng trực tiếp vào hạt và
dùng chất nhầy ñể bảo vệ trứng. Sâu non lột xác 3 lần, thời gian phát dục của
sâu non khoảng 28-71 ngày (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [24]. Theo
Zacher (1964), ở ñiều kiện 290C thời gian hoàn thành một vòng ñời chỉ kéo
dài 4 tuần; ở nhiệt ñộ 210C thì chúng hoạt ñộng kém hơn và hầu như không có
khả năng sinh sản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Cá thể trưởng thành của mọt ñục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.)
khó phân biệt ñực cái một cách rõ ràng, con cái có những ñốm mờ trên mặt
ñốt bụng thứ 3 và thứ 4, ñốt thứ 5 ñồng mầu. Con ñực có tất cả các ñốt bụng
màu như nhau và ñậm hơn con cái (Stemley và Wilbur, 1996).
2.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra trong bảo quản
Nông sản bảo quản bị sâu mọt tấn công gây thiệt hại lớn về mặt số
lượng, chất lượng. ðó cũng là một trong số những nguyên nhân ñã dẫn ñến

nạn ñói ở nhiều châu lục. Subrahmanyan (1962) ñã chỉ ra rằng tổng lương
thực của thế giới ñã có thể tăng lên ñến 25-30% nếu chúng ta có thể tránh
ñược mất mát sau thu hoạch (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [50].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………7


Tổn thất sau thu hoạch của các loại nông sản phẩm thường ít ñược ñánh
giá một cách ñầy ñủ. Số liệu công bố thường là các số liệu tổn thất về trọng
lượng, trong khi hầu như không có số liệu thiệt hại về mặt chất lượng của các
nông sản lưu trữ.
Sắn khô là loại nông sản rất khó dự trữ do rễ bị tấn công bởi các côn
trùng gây hại trong kho và yếu tố khí hậu làm cho số lượng cũng như chất
lượng sắn bảo quản bị giảm xuống nhanh chóng. Lượng mất mát của sắn khô
trong quá trình bảo quản ñã ñược ñánh giá lên ñến 16% về trọng lượng sau 2
tháng dự trữ ở Malaysia [36].
Ở Ấn ðộ ñã có báo cáo cho rằng ñem luộc sơ nông sản trước bảo quản
có thể dự trữ trong 9 tháng mà chỉ mất 3% trọng lượng, và mất 4-5% khi dự
trữ nơi bình thường. Tuy nhiên, ñối với sắn lát phơi khô thì sự mất mát
khoảng 12-14% khi dự trữ trong kho. Tổn thất trọng lượng trên sắn ở Ghana
khoảng 8% ñối với hộ nông dân và 21% ở các kho tập chung sau 8 tháng bảo
quản (Elke Stumpf, 1998) [43]
Bakal (1963) ñánh giá sự mất mát lương thực hàng năm do chuột, côn
trùng và nấm mốc là 33 triệu tấn, lương thực này ñủ nuôi sống người dân Mỹ
trong một năm. Những con số thống kê của tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1973 ñã chỉ ra rằng không lâu nữa,
nguồn cung cấp lương thực của thế giới sẽ không ñủ ñể chống lại thiệt hại
mùa màng và nạn ñói. Con số cụ thể ñược ñưa ra rằng: ít nhất 10% lương thực
sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại kho, và thiệt hại tới 30% là phổ biến ở
nhiều khu vực trên thế giới (Hall, 1970), (dẫn theo Snelson, J.T., 1987) [50].
Tại Mỹ, theo Pawgley (1963) tổn thất hại bảo quản mỗi năm ñược công

bố là khoảng 15-23 triệu tấn, trong ñó khoảng 7 triệu tấn do chuột, từ 9-16
triệu tấn do côn trùng. Ở châu Mỹ - Latinh, người ta ñánh giá rằng ngũ cốc và
ñậu ñỗ ñã thu hoạch bị tổn thất tới 25-50%; ở vài nước châu Phi, khoảng 30%
tổng sản lượng nông nghiệp bị mất ñi hàng năm (Vũ Quốc Trung, Nguyễn
Trọng Hiển, Vũ Kim Dung, 1991) [27].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………8


ðối với thóc và gạo, tổn thất sau thu hoạch tại một số nước châu Á như
Mã Lai là 17%. Nhật Bản là 5% và Ấn ðộ là 11 triệu tấn/năm (Vũ Quốc
Trung, Nguyễn Trọng Hiển, Vũ Kim Dung, 1991) [27].
2.1.4. Các phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho
Trên thế giới ñã và ñang nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ
côn trùng gây hại trong kho:
Phòng trừ tự nhiên như sử dụng các yếu tố về khí hậu(ñiều kiện thời
tiết: nhiệt ñộ, ẩm ñộ…); các yếu tố về ñịa hình ảnh hưởng ñến sự phân bố của
cây ký chủ cũng như phân bố các loài côn trùng gây hại; kẻ thù tự nhiên của
côn trùng.. Từ ñó ñể chọn lựa khu vực xây dựng kho tàng, dạng kho, hướng
kho, loại hình bảo quản, biện pháp phòng trừ, thời gian phòng trừ… cho hợp lý
sẽ giúp phòng trừ côn trùng hại kho.
Phòng trừ nhân tạo là các biện pháp phòng trừ bằng biện pháp kiểm
dịch thực vật, biện pháp sinh học, cơ học vật lý và hóa học.
Biện pháp kiểm dịch thực vật là biện pháp mang tính bắt buộc, áp ñặt
có sự thỏa thuận trên cơ sở khoa học. ðó là việc ban hành và thực hiện các
quy ñịnh mang tính pháp lý về ñiều kiện nhập khẩu hàng thực vật, sản phẩm
thực vật và vật thể khác thuộc diện kiểm dịch thực vật nhằm hạn chế sự du
nhập và lây lan của các loài côn trùng gây hại nguy hiểm ñối với hạt ngũ cốc
nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Việc ban hành danh mục ñối
tượng kiểm dịch thực vật ñể ngăn chặn sự du nhập và lây lan của các loài dịch
hại nguy hiểm là rất cần thiết ñối với mỗi quốc gia trong hoạt ñộng thương

mại quốc tế hoặc thương mại trong nước.
Biện pháp sinh học là hướng nghiên cứu ñang ñược ưu tiên khuyến
khích vì những ưu ñiểm của nó. Theo tổ chức ñấu tranh sinh học quốc tế
(IOBC, 1971) ñịnh nghĩa: “Biện pháp sinh học là sử dụng những sinh vật sống
hay các sản phẩm hoạt ñộng sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm
bớt tác hại do các sinh vật hại gây ra” (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [15].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………9


Trong phạm vi rộng hơn, phòng trừ sinh học cũng bao gồm việc sử
dụng các chất ñộc có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua ñuổi hoặc dẫn dụ,
những chất có thể ñược sử dụng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp côn trùng
gây hại trong kho, thậm chí những kỹ thuật này còn ñược gọi tên riêng là các
kỹ thuật công nghệ sinh học (Christoph Reichmuth, 2000) [38]. Cũng theo
Christoph Reichmuth, phòng trừ sinh học tạo ra cơ hội ñể ñấu tranh có hiệu
quả chống lại một loài dịch hại riêng biệt mà không gây ra ảnh hưởng ñến các
loài dịch hại khác hoặc các loài côn trùng có ích.
Một số các kết quả nghiên cứu về sinh học phòng trừ côn trùng gây hại
trong kho:
Hiroshi et al. (1991) [45] ghi nhận ñược ba loài ong ký sinh côn trùng
gây hại trong các kho lương thực ở Thái Lan là Chaetospila elegans,
Proconus sp. và Bracon hebetor. Và một số loài bắt mồi như: kiến (khoảng 45 loài), bọ xít (Xylocoris flavipes Reuter), Scenopinus fenestralis và bò cạp
giả Chelifer sp.
Theo Bùi Công Hiển (1995) [9], các loài ong ký sinh côn trùng gây hại
trong kho thường giết chết vật chủ, ví dụ như ong ký sinh (Trichogramma
spp.) ký sinh trứng ngài gạo (Corcyra cephalonica).
Scholler Matthias (2000) [49] nghiên cứu tại ðức cho biết trong ñiều
kiện thí nghiệm phòng và trong kho có quy mô nhỏ, việc thả ong ký sinh
Trichogramma evanescens ñã làm giảm quần thể của Ephestia elutella tới
31,4% so với ñối chứng.

Christoph Reichmuth (2000) [38] cho biết bọ xít Xylocoris flavipes
Reuter ăn trứng, sâu non và nhộng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho
như: Plodia interpunctella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella,
Acanthoscelides
Cryptolestes

obtectus,

ferrugineus,

Dermestes
Sitophilus

maculatus,
granarius,

Sitophilus
Tribolium

zeamais,
confusum,

Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealella. Cũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………10


theo Christoph Reichmuth (2000), ong Trichogramma evanescens Wetw. ký
sinh trứng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như Plodia interpunctella,
Ephestia kuehniella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acanthoscelides
obtectus, Dermestes maculatus.

Các công trình nghiên cứu về ký sinh côn trùng gây hại trong kho trên
thế giới còn nhiều hạn chế thường chỉ tập chung vào việc ñiều tra, ghi nhận
thành phần, nhân nuôi và thử nghiệm trong thực tiễn sản xuất ở quy mô vừa
và nhỏ.
Cũng như những nghiên cứu về ký sinh côn trùng gây hại trong kho.
Các nghiên cứu về sinh vật gây bệnh cho côn trùng hại kho cũng có nhiều hạn
chế. Các loài côn trùng gây hại trong kho ña số thuộc bộ cánh cứng
(Coleoptera) bị các loài sinh vật gây bệnh như nấm, tuyến trùng, vi khuẩn,
virus … gây bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập chung vào nhóm vi
khuẩn gây bệnh.
Berlinder (1911) phân lập ñược vi khuẩn Bacillus thuringiensis từ sâu
non của Ephestia kuehniniella Zeller tại Thuringia. Người ta ñã phát hiện
ñược 525 loài thuộc 13 bộ côn trùng bị nhiểm vi khuẩn Bacillus thuringiensis,
trong ñó nhiều nhất là bộ cánh vảy (318 loài), sau ñó là bộ hai cánh (59 loài),
bộ cánh cứng (34 loài) và còn lại là các bộ khác (khoảng 1-12 loài), (dẫn theo
Phạm Văn Lầm, 1995) [15].
McGaughey (1980) cho biết việc sử lý trên lớp hạt bề mặt (khoảng
10cm) với một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis ñã hạn chế khoảng
81% quần thể ngài Ấn ðộ (Plodia interpunctella) và ngài bột ñiểm (Esphestia
cautella) và kết quả ñã hạn chế sự ăn hại của chúng tới hơn 92%. (dẫn theo
Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Subramanyan và Cutkomp (1985) báo cáo về vai trò của Bacillus
thuringiensis ñối với phòng trừ các loài ngài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera)
gây hại trong kho. Hầu hết các nghiên cứu ñược tiến hành tại Mỹ với các loài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………11


như Plodia interpunctella, Ephestia cautella, E. kuehniella và Sitotroga
cerealella. Kểt quả cho thấy chỉ cần sử dụng chế phẩm này với liều lượng
dưới 10mg/kg ñã hạn chế ñược sự gây hại của chúng trong kho ngũ cốc (dẫn

theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Sukprakarn (1990) báo cáo về việc sử dụng Bacillus thuringiensis ñể
phòng trừ ngài gạo (Corcyra cephalonica) trong các kho bảo quản gạo ở Thái
Lan (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Có nhiều quan ñiểm khác nhau về biện pháp phòng trừ cơ học và vật lý.
Theo quan niệm của Banks (1981), phòng trừ vật lý là việc làm thay ñổi môi
trường trong kho bằng các yếu tố vật lý làm cho nó bất lợi ñối với sự phát
triển của côn trùng gây hại hoặc không cho nó tiếp cận ñược với hàng hóa bảo
quản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Các biện pháp kỹ thuật ñược xử lý trong việc bảo quản lưu trữ hàng
hóa trong kho có tác ñộng trực tiếp ñến sự sinh trưởng và phát triển của
chúng. Vệ sinh sạch sẽ kho tàng trước khi nhập hàng, xắp xếp và bố trí hàng
hóa bảo quản trong kho gọn gàng, ngăn nắp và giữ cho kho sạch sẽ trong suốt
quá trình bảo quản có tác dụng loại bỏ nguồn lây nhiễm côn trùng gây hại cho
các lô hàng lưu trữ tiếp theo. Côn trùng trong kho thường sống trong các phần
hàng hóa còn sót lại sau khi xuất hàng hoặc ẩn nấp trong các khe kẽ của sàn
tường kho, trong các phương tiện chế biến, vận chuyển. Vì vậy giữ cho kho
tàng luôn ñược sạch sẽ trong quá trình bảo quản kết hợp với kiểm tra ñịnh kỳ
giúp phát hiện sớm sự xuất hiện của côn trùng gây hại ñể có biện pháp xử lý
kịp thời. Theo những nghiên cứu của Evans (1981) thì biện pháp vệ sinh kho
tàng là ñiều có giá trị trước tiên khi áp dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng
gây hại (sinh học, hóa học và vật lý) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Thủy phần của hàng hóa trong bảo quản là một trong những yêu cầu rất
quan trọng. Hàng hóa bảo quản phải ñủ ñộ khô cần thiết sẽ hạn chế sự bốc nóng
trong khối hàng cũng như hạn chế sự xâm nhiễm và gây hại của côn trùng. Côn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………12


trùng hại kho thường có khả năng gây hại bởi chúng có bộ hàm khỏe, tuy nhiên
với những nông sản có thủy phần thấp cộng với ñiều kiện bảo quản thích hợp thì

việc ăn hại và phát triển của côn trùng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Davey và Elcoata (1996) kết luận rằng thủy phần an toàn ñối với hạt
ngũ cốc khoảng 12-13%; với lạc là 8%; với hạt cọ dầu là 6%. Hyde (1969)
cho rằng nấm mốc và côn trùng chỉ phát triển khi ñộ ẩm tương ñối của không
khí trong kho lớn hơn 70-75% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Desmarchelier et al. (1979) ñã ghi nhận việc phối hợp làm lạnh hay khô
cùng với việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật sẽ nâng cao hiệu quả phòng
trừ và giá thành rẻ hơn so với việc sử lý từng biện pháp riêng rẽ. Quilan (1980)
ñã công bố kết quả sử dụng Malathion (dạng khói) với việc làm khô ñể phòng
trừ côn trùng. Việc sử lý 100 tấn hạt trong máy sấy hồi lưu có dòng khí
Malathion ñã giết chết hầu hết côn trùng và giảm sức sinh sản tới 99% (dẫn theo
Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Việc bảo quản kín ñã có từ rất lâu ñời. Con người ñã biết sử dụng nhiều
phương tiện với các vật liệu khác nhau ñể ñóng gói, chứa ñựng hàng hóa bảo
quản như các loại hòm, thùng gỗ, chum, vại sành… Hiện nay các phương tiện
hiện ñại hơn ñược thiết kết ñồng bộ với các chất liệu khác nhau như chất dẻo,
kim loại hoặc các xylô ñã mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
Spart (1979) ñã báo cáo kinh nghiệm ở Úc trong việc bảo quản kín khi
lượng ôxy ñạt 5% thì mọt ñục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) vẫn tồn
tại và sinh sản ñược. Nhìn chung, phương pháp bảo quản kín chỉ thích hợp
với ñiều kiện hạt khô và nồng ñộ ôxy ñạt từ 5-10% và cácbônic cũng chiếm tỷ
lệ tương tự (dẫn theo [9]. Việc bảo quản hạt ngũ cốc ở Úc và Trung Quốc
hiện nay chủ yếu sử dụng các loại kho sylô với hệ thống thông gió hiện ñại có
sức chứa 50.000-70.000 tấn. Với các loại kho này, côn trùng rất khó xâm
nhiễm từ bên ngoài vào bên trong kho ñể gây hại (Lin Fenggang et al., 2003)
[46], (Zhanggui Qin et al., 2003) [52]. Bên cạnh ñó, ở Úc hiện áp dụng biện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………13


pháp bảo quản kín dưới ñất bằng việc ñào các hố sâu khoảng 1-2m dưới ñất,

sau ñó ñể trải bạt ñể cách nhiệt và ẩm, rồi ñổ rời hạt lúa mỳ xuống; sau ñó
chùm lên trên bằng một tấm bạt che khác và ghép các mép bạt lại với nhau
làm kín (không cần ñến nhà và mái che cho loại kho này). Phương pháp này
kết hợp với sử dụng thuốc Phosphine xông hơi ñể trừ côn trùng gây hại trên
hạt lúa mỳ. Bảo quản theo phương pháp này có thể kéo dài trong thời gian 6
tháng. Bảo quản dưới mặt ñất cũng rất phổ biến ở các nước châu Phi hiện nay,
nơi có ñiều kiện thời tiết khô và nóng. Phương pháp bảo quản dưới mặt ñất có
chi phí thấp hơn nhiều so với bảo quản trong các xylô. Tuy nhiên, phẩm chất
hạt bảo quản cũng giảm ñi nhanh hơn nên thời gian bảo quản thường chỉ là 6
tháng (Collins P. J. et al., 2002) [40].
Burrell (1967-1974); Sutherland et al. (1970); Evans (1977-1979), ñều
nhấn mạnh ñến việc sử dụng kỹ thuật hiện ñại bằng các máy ñiều hòa không
khí ñể làm lạnh tới 120C là giới hạn nhiệt ñộ có thể hạn chế sự phát triển của
nhiều loài côn trùng gây hại quan trọng. Ở Úc, khoảng 25% khối lượng của
20 triệu tấn lúa mỳ ñã ñược bảo quản bằng các thiết bị làm lạnh, trong ñiều
kiện khí hậu ở ñây rất nóng (30-400C) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Việc ñóng gói thực phẩm ñể ngăn chặn sự tấn công của côn trùng gây
hại ñã có lịch sử từ lâu ñời. Những phát triển gần ñây chỉ là sử dụng rộng rãi
các loại chất dẻo (Wilkin và Green, 1970; Mallikarjuna Rao và ctv., 1972)
hay tráng một lớp bột thiếc mỏng ñể sử dụng cho vùng nhiệt ñới (McFarlane,
1970) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Golob và Webley (1980) ñã tổng kết các kết quả nghiên cứu thử nghiệm
và áp dụng thuốc thảo mộc ở nhiều nơi trên thế giới với các loài thực vật khác
nhau, trong ñó ñáng kể nhất là việc tạo ra các chế phẩm thuốc thảo mộc từ cây
Neem Ấn ðộ (Azadirachta india), cỏ mạt (Acorus calamus), cây ruốc cá (Derris
spp.), cây thuốc lá, thuốc lào… Các tác giả ñã nêu lên những sản phẩm cụ thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………14


ñược dùng ñể ngăn ngừa côn trùng gây hại từ 47 loài thực vật khác nhau, trong

ñó có 40 loài ñã ñược sử dụng dưới dạng các chiết xuất (dẫn theo Bùi Công
Hiển, 1995) [9].
Ở Philippine thì các sản phẩm từ cây xoan Ấn ðộ cũng ñược sử dụng
trong bảo quản thóc trong các kho dự trữ thu ñược kết quả ñáng khả quan ở
nồng ñộ 1-2%, trộn lá xoan Ấn ðộ với thóc, xử lý 20% dịch chiết trong các
túi bảo quản hoặc sử dụng lá xoan Ấn ðộ khô ñặt giữa nền kho và trong các
túi bảo quản cũng cho kết quả tương tự. Xử lý khối hạt với 5% dịch chiết từ
hạt xoan Ấn ðộ hoặc 20% dịch chiết lá xoan có tác dụng phòng trừ côn trùng
phá hại trong 6 tháng [42]
ðã có rất nhiều tài liệu ghi nhận tác dụng gây ngán ăn của các dẫn xuất
từ cây xoan Ấn ðộ ñối với các bộ côn trùng khác nhau. Những thí nghiệm
ñầu tiên ñược tiến hành tại Ấn ðộ với Schistocera gregaria và kết quả thu
ñược rất khả quan ở nồng ñộ 10-40µg/l. Ở Ấn ðộ và Paskistan ñã dùng cây
xoan Ấn ðộ ñể trừ sâu hại, hơn 60% nông dân ở các nước này ñã trộn lá xoan
Ấn ðộ với hạt ngũ cốc ñể bảo quản và hơn 80% những người trồng cây bạch
ñậu khấu dùng hạt cây xoan Ấn ðộ bón vào ñất trừ tuyến trùng [42].
Những chất có trong một số loài thực vật có tính năng tác ñộng làm
thay ñổi tập tính của côn trùng. Có thể là có mùi vị xua ñuổi côn trùng; mùi vị
hấp dẫn côn trùng (bẫy bả) hoặc có ñộc tố ñối với côn trùng nên ñược sử dụng
trong phòng trừ tổng hợp. Các nghiên cứu còn kết luận rằng, các hợp chất
cũng có hiệu quả như các tác nhân phòng trừ và một số chất còn có thể ñược
sử dụng như thuốc xông hơi. Hiệu quả của các chất chiết xuất từ thực vật ñối
với côn trùng hại kho là rất tổng hợp. Các loài dịch hại khác nhau và các pha
phát dục khác nhau của cùng một loài dịch hại có phản ứng không giống nhau
ñối với một chất chiết xuất nhất ñịnh. Lượng hợp chất tinh khiết trong một
chất chiết xuất từ thực vật có thể khác nhau phụ thuộc vào ñiều kiện khí hậu,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………………15



×