Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Thực trạng công tác thẩm định đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng nhà nước- sở giao dịch I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.28 KB, 117 trang )


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Kết quả huy động vốn của Sở Giao Dịch I năm 2007 và 2008 16
Bảng 1.2. Kết quả giải ngân của Sở Giao Dịch I năm 2007 và 2008 17
Bảng 1.3. Kết quả thu hồi nợ vay của Sở Giao Dịch I năm 2007 và 2008 17
Bảng 1.4. Kết quả cho vay lại vốn ODA của Sở Giao Dịch I năm 2007
và 2008
18
Bảng 1.5. Năng lực tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và
Du lịch Bình Minh từ năm 2006 đến hết quý II năm 2008
56
Bảng 1.6. Số lượng chuyên gia nước ngoài thuê theo các công việc dự
kiến
62
Bảng 1.7. Nhu cầu nhân lực dự kiến phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh
63
Bảng 1.8. Dự báo nhu cầu xi măng trong nước giai đoạn 2005 -2020 64
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I........................................2
1.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam............2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch ...............................2
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Sở Giao Dịch I.....................2
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu tiến hành tại Sở Giao Dịch I trong thời gian
vừa qua...............................................................................................................14
1.2. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước và yêu cầu đối
với công tác thẩm định các dự án này tại Sở Giao Dịch I..............................17
1.2.1.Khái niệm và vai trò của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng


Nhà nước được thẩm định tại Sở Giao Dịch I...................................................17
1.2.2. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn tín dụng Nhà nước............................................................................20
1.3. Thực trạng công tác tổ chức thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn
vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I......................................................22
1.3.1. Quy trình và thời gian thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín
dụng Nhà nước...................................................................................................22
1.3.2. Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng
Nhà nước............................................................................................................25
1.3.3. Nội dung công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín
dụng Nhà nước...................................................................................................29
1.3.4. Ví dụ minh hoạ công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn
tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I : Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi
măng Trung Sơn.................................................................................................45
1.4. Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín
dụng Nhà nước của Sở Giao Dịch I trong thời gian vừa qua.........................73
1.4.1. Đánh giá công tác thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng
Trung Sơn ” tại Sở Giao Dịch I..........................................................................73
1.4.2. Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín
dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I.....................................................................74
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các
dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại
Sở Giao Dịch I trong thời gian tới...............................................................85
2.1. Định hướng phát triển của Sở Giao Dịch I...............................................85
2.1.1. Phương hướng phát triển của Sở Giao Dịch I..........................................85
2.1.2. Định hướng đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn
vốn tín dụng Nhà nước.......................................................................................88
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử
dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I trong thời gian tới..88
2.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư...............................89

2.2.2. Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư....................................91
2.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư ..........................................93
2.2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định...............95
2.2.5. Đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định . 95
2.2.6. Tăng cường hoạt động hỗ trợ công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn tín dụng Nhà nước............................................................................97
2.3. Một số kiến nghị của bản thân..................................................................97
2.3.1. Đối với Bộ Tài chính................................................................................97
2.3.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư...............................................................98
2.3.3. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam..................................................98
2.3.4. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và Uỷ ban
Nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương............................................99
KẾT LUẬN..................................................................................................100

1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Mà
một trong những yêu cầu mang tính chất cơ bản của việc toàn cầu hoá là đối xử
ngang bằng và chống trợ cấp. Trong khi đó, tín dụng nhà nước, với sự ưu đãi về vốn
cho các đối tượng nhất định được xem như một hình thức trợ cấp. Nhưng trong quá
trình đó, kinh nghiệm thực tiễn từ các nước cho thấy: tín dụng nhà nước cũng không
mất đi, mà nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Với nền kinh tế Việt Nam,
tín dụng chính sách chắc chắn cũng không thể đi ngoài quy luật chung này.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức được Chính phủ giao nhiệm vụ huy
động vốn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn tín dụng Nhà nước dành cho đầu tư
phát triển và thực hiện các hoạt động tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển nhằm
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác hoạt động góp phần làm tăng trưởng
nền kinh tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng ấy, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác

thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao
Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” cho chuyên đề
thực tập của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương:
* Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn
vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I.
* Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư
sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chắc hẳn khó lòng đề cập đầy đủ các
khía cạnh của vấn đề đưa ra và sai sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, em xin
chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô cùng các bạn.
2
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I
1.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch
Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (gọi tắt là Sở Giao Dịch I) là
đơn vị thuộc Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số
04/QĐ –NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Việt
Nam.
Sở Giao Dịch I có trụ sở đặt tại Thủ đô Hà Nội, có con dấu, có bảng cân đối kế
toán, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại theo quy
định của pháp luật, thực hiện chế độ hoạch toán kế toán theo quy định của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Sở Giao Dịch I
1.1.2.1. Phòng Thẩm Định
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp
Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức, thực hiện công tác thẩm định các dự án
sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; công tác phòng ngừa và xử lý
rủi ro.


Nhiệm vụ:
* Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ nghiên cứu, trình Giám Đốc Sở
Giao Dịch I ký các văn bản tham gia ý kiến về chế độ, chính sách trong lĩnh vực
nghiệp vụ về Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay đối với các
dự án vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, dự án vay vốn ODA của Chính phủ
Việt Nam (nếu có) dự án vay vốn đầu tư ra nước ngoài, nghiệp vụ về phòng ngừa và
xử lý rủi ro với NHPTVN.
* Xây dựng quy trình công tác Thẩm định tại các phòng nghiệp vụ từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và trong quá trình vận hành, hoạt động sán xuất
3
kinh doanh đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thuộc
Sở Giao Dịch I quản lý.
* Nghiên cứu, xây dựng quy định về công tác thẩm định dự án đầu tư, công tác
phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro, công tác thẩm tra hồ sơ và giá trị khối lượng
XDCB hoàn thành phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và của NHPTVN.
* Thực hiện báo cáo thống kê về công tác thẩm định định kỳ hoặc đột xuất theo
quy định về báo cáo thống kê của NHPTVN.
* Thu thập thông tin về phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tổng hợp các thông tin liên
quan đến các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT và các thông tin liên quan đến chủ đầu
tư, phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro.
* Tham gia hội đồng thẩm định xét thầu, đấu thầu (nếu có), phối hợp với các
phòng có liên quan khác xác định giá trị tài sản để cầm cố, thế chấp vay vốn, bảo
lãnh tại Sở Giao Dịch I.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao.
1.1.2.2. Phòng Tín Dụng 1
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp
Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của
Nhà nước bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối
với các dự án do các tổng Công ty 90, 91 (hoặc doanh nghiệp thuộc tổng Công ty 90,

91) làm chủ đầu tư thuộc Bộ GTVT, Bộ xây dựng; nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự
án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành giao thông, xây dựng; quản lý cấp phát, cho vay
vốn nhận uỷ thác của những dự án thuộc các Bộ ngành nêu trên.

Nhiệm vụ:
* Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I
các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ
chế chính sách quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay đầu tư ra nước
ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám Đốc Sở Giao
Dịch I.
4
* Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu
tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. Phối hợp với các phòng có liên quan tham
gia thẩm định các dự án bảo lãnh tín dụng đầu tư, vay tín dụng đầu tư để đầu tư trong
nước và đầu tư ra nước ngoài.
* Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài
sản hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng
đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi.
* Thực hiệnc các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao.
1.1.2.3. Phòng Tín Dụng 2
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp
Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của
Nhà nước bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối
với các dự án do các tổng Công ty 90, 91 (hoặc các doanh nghiệp thuộc tổng Công ty
90, 91) làm chủ đầu tư thuộc các Bộ khác không phải là Bộ GTVT, Bộ xây dựng;
Nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành khác không
thuộc ngành giao thông, xây dựng; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của
những dự án thuộc các Bộ ngành nêu trên.

Nhiệm vụ:

* Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I
các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ
chế chính sách quản lý vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra
nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám Đốc Sở
Giao Dịch I.
* Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu
tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. Phối hợp với các phòng có liên quan tham
gia thẩm định các dự án bảo lãnh tín dụng đầu tư, vay vốn tín dụng đầu tư để đầu tư
trong nước và ra nước ngoài.
5
* Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài
sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng
đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi (nếu có).
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao.
1.1.2.4. Phòng tín dụng 3
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp
Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của
Nhà nước bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối
với các dự án do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý làm chủ đầu tư;
nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài do các đơn vị, doanh nghiệp
thuộc địa phương quản lý; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của những dự
án thuộc các đơn vị nêu trên.

Nhiệm vụ:
* Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I
các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ
chế chính sách quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra
nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám Đốc Sở
Giao Dịch I.
* Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu

tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước.
* Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài
sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng
đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi (nếu có).
* Phối hợp với phòng Thẩm định thực hiện công tác xử lý rủi ro các dự án (do
phòng quản lý) vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao.
6
1.1.2.5. Phòng Quản Lý Vốn Nước Ngoài
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp
Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện quản lý vốn nước ngoài do
NHPTVN giao bao gồm: nghiệp vụ cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối
với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, vốn
vay nợ nước ngoài do Chính phủ hoặc các Bộ do Chính phủ uỷ quyền bảo lãnh, các
dự án do NHPTVN vay nước ngoài (do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh) để cho vay
lại; quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài và tổ chức cho
vay lại, thu hồi nợ vay, lãi và phí của các nguồn vốn này.

Nhiệm vụ:
* Tiếp nhận hồ sơ dự án, nghiên cứu, xem xét trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I
ký kết HĐTD vốn nước ngoài được Tổng Giám Đốc NHPTVN giao đối với những
dự án đủ điều kiện vay vốn.
* Phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện thẩm định lại các dự án sử
dụng vốn ODA (nếu có) trình Giám Đốc thông qua để gửi NHPTVN.
* Thực hiện công tác quản lý vốn ODA của Việt Nam cho nước ngoài vay về
việc: cho vay, thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay,
thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan theo đúng quy định của Nhà nước, của
NHPTVN.
* Thực hiện nghiệp vụ quản lý vốn ODA và các nguồn vốn nước ngoài khác
theo quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHPTVN và quy định của Giám Đốc Sở Giao

Dịch I.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao.
1.1.2.6. Phòng Tài Chính Kế Toán
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp
Giám Đốc trong việc tổ chức, quản lý và thực hiện công tác tài chính kế toán tại Sở
Giao Dịch I; tổ chức công tác thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh
7
toán trong nước; thực hiện công tác hoạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ Sở
Giao Dịch I, hoạt động thu –chi tài chính.

Nhiệm vụ:
A. Công tác tài chính:
* Thực hiện phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của Sở Giao Dịch I.
* Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám Đốc văn bản tham gia ý kiến với
Ngân hàng phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, chế độ
quản lý tài chính đối với NHPT.
* Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong việc lập, thực hiện kế
hoạch thu chi tài chính năm của Sở Giao Dịch I.
B. Công tác kế toán:
* Tổ chức thực hiện tốt chế độ kế toán do Ngân hàng Phát triển và Bộ Tài chính
ban hành.
* Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám Đốc các văn bản tham gia ý kiến
với Ngân hàng Phát triển, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách,
chế độ kế toán nghiệp vụ NHPT.
* Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ thanh toán, hoạch toán ghi chép
chính xác, đầy đủ kịp thời các số liệu vào sổ kế toán; làm báo cáo tháng, quý, quyết
toán năm và báo cáo đột xuất.
C. Công tác thanh toán và kho quỹ
* Thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHPTVN.
* Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám Đốc các văn bản tham gia ý kiến

với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách trong việc
tham gia thanh toán với Ngân hàng Nhà nước, thanh toán với khách hàng, thanh toán
chuyển tiền điện tử nội bộ, thanh toán trong và ngoài nước.
* Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện việc chi trả lương,
BHXH, BHYT và các chế độ khác cho cán bộ viên chức thuộc Sở Giao Dịch I.
8
D. Công tác khác
* Thực hiện mở, quản lý và sử dụng các tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước,
Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Thương mại.
* Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc kiểm kê tài sản định kỳ và đột
xuất, trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng, mua sắm, thanh lý tài sản theo quy
định của NHPTVN.
1.1.2.7. Phòng Kế Hoạch Nguồn Vốn
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp
Giám Đốc trong việc tổ chức thực hiện các công tác sau:
* Công tác kế hoạch, báo cáo thống kê và tổng hợp.
* Công tác huy động vốn.
* Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
* Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo.
* Một số nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao.

Nhiệm vụ:
A. Công tác kế hoạch, báo cáo thống kê và tổng hợp:
* Tham gia, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về kế
hoạch, báo cáo thống kê, tổng hợp ngành.
* Chủ trì, phối hợp với các Phòng thuộc Sở trong việc lập và tổng hợp kế hoạch
tín dụng ĐTPT của Nhà nước hàng năm (các dự án do Sở Giao Dịch I quản lý) theo
từng hình thức, theo cơ cấu ngành, vùng lập và tổng hợp kế hoạch về tín dụng xuất
khẩu, cho vay vốn ODA,… và các nghiệp vụ khác có liên quan.
* Tổng hợp, phân tích báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định về các mặt

hoạt động nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay vốn ODA và các nghiệp
vụ khác có liên quan để báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
* Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Sở Giao Dịch I trong việc tổng hợp báo
cáo theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ của Sở trong thời gian
9
qua, đề xuất phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, tổng hợp báo cáo sơ kết,
tổng kết.
B. Công tác huy động vốn:
* Giúp Giám Đốc trong việc tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng, cơ chế, chính
sách về công tác huy động vốn của Ngành, tham mưu giúp Giám Đốc nghiên cứu,
xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác huy động vốn để tổ chức thực hiện.
* Nghiên cứu tình hình thị trường vốn và trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I đề
xuất phương án huy động các nguồn vốn của Sở Giao Dịch I với Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.
* Xây dựng phương án huy động vốn hàng năm hoặc định kỳ và tổ chức thực
hiện huy động vốn trên thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam và của Giám Đốc Sở Giao Dịch I.
C. Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn:
* Giúp Giám Đốc trong việc tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng, cơ chế, chính
sách về công tác huy động vốn của Ngành, tham mưu, giúp Giám Đốc nghiên cứu,
xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác huy động vốn để tổ chức thực hiện.
D. Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo:
* Giúp Giám Đốc tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính
sách về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo để tổ chức thực hiện.
* Chủ trì, phối hợp với các Phòng thuộc Sở tham gia ý kiến hoặc chủ động xây
dựng nội dung các chuyên đề nghiên cứu khoa học liên quan đến định hướng phát
triển của ngành, công tác chuyên môn nghiệp vụ của Sở và tổ chức thực hiện xây
dựng đề án khoa học.
E. Công tác khác:
Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao

10
1.1.2.8. Phòng Tín Dụng Xuất Khẩu
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt
Nam có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực
hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu (bao gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK,
bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu) theo đúng quy định của
Nhà nước và của NHPTVN.

Nhiệm vụ:
* Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I
ký các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ
chế, chính sách, quy chế, quy trình về tín dụng xuất khẩu.
* Hướng dẫn các đơn vị vay vốn tín dụng xuất khẩu về điều kiện, thủ tục vay và
trả nợ vay.
* Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay,
tài sản đảm bảo nợ vay, trả nợ vay của các đơn vị vay vốn. Đề xuất với Giám Đốc
biện pháp và thực hiện các thủ tục trình tự xử lý nợ vay theo quy định hiện hành.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao.
1.1.2.9. Phòng Hành Chính –Quản Lý Nhân Sự
 Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt
Nam có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I quản lý và tổ chức thực
hiện công tác hành chính, văn thư, quản trị, lễ tân phục vụ cho các hoạt động của Sở
Giao Dịch I; tham mưu giúp Giám Đốc trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào
tạo và lao động tiền lương của Sở Giao Dịch I.

Nhiệm vụ:
A. Công tác hành chính, quản trị, văn thư:
* Xây dựng nội quy, quy chế làm việc trình Giám Đốc ký ban hành.
11
* Tổ chức hoặc phối hợp với các phòng tổ chức thực hiện công tác thông tin,

tuyên truyền, quảng cáo các hoạt động của Sở Giao Dịch I theo chương trình, kế
hoạch đã được Giám Đốc phê duyệt.
* Tổ chức và thực hiện công tác lễ tân tại cơ quan.
* Tổ chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan theo đúng quy định
hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt nam; quản lý việc sử dụng con
dấu và giữ con dấu của Sở Giao Dịch I theo quy định hiện hành.
* Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan trong việc quản lý tài sản, xây
dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm tài sản, công cụ, sửa chữa trang thiết bị đảm bảo
điều kiện, phương tiện làm việc và hoạt động của cơ quan.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao.
B. Công tác tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương:
* Tham mưu giúp Giám Đốc xây dựng tổ chức bộ máy, định mức lao động,
biên chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ trình Tổng Giám Đốc Ngân
hàng Phát triển phê duyệt.
* Tham mưu giúp Giám Đốc tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý nhân sự
theo quy định phân cấp của Tổng Giám Đốc.
* Tham mưu giúp Giám Đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua khen
thưởng, kỷ luật của Sở Giao Dịch I.
* Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ BHXH của cán bộ theo đúng quy định
hiện hành.
1.1.3.10. Phòng kiểm tra:

Chức năng: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế của Sở
Giao Dịch I nhằm đảm bảo tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam và các quy định nội bộ của Sở Giao Dịch I

Nhiệm vụ
12
* Xây dựng, trình Lãnh đạo Sở Giao Dịch I duyệt chương trình, kế hoạch kiểm
tra trong nội bộ Sở Giao Dịch I

* Thực hiện giám sát và kiểm tra trực tiếp tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở
Giao Dịch I theo chương trình, kế hoạch được duyệt. Báo cáo Giám đốc kết quả kiểm
tra, giám sát và đưa ra những đề xuất, kiến nghị biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro,
khắc phục những sai sót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát và kiểm tra
* Làm đầu mối quan hệ và báo cáo với Ban kiểm tra nội bộ -Ngân hàng Phát
triển Việt Nam, phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện các cuộc
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với Sở Giao Dịch I khi được ủy quyền của Giám
Đốc Sở Giao Dịch I
* Giám sát và kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra theo đúng các cơ chế, quy
chế, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở Giao Dịch
I
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao Dịch I giao
1.1.3.11. Phòng Bảo lãnh

Chức năng: Bảo lãnh cho doanh nghiệp có nhu cầu bão lãnh vay vốn tại các
Ngân hàng Thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện các dự án đầu
tư, phương án sản xuất kinh doanh: hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án thuộc đối
tượng theo quy định của Chính phủ

Nhiệm vụ:
* Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan nghiên cứu tham gia ý
kiến về cơ chế chính sách liên quan đến việc bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ sau đầu tư
Giám đốc Sở Giao Dịch I. Tổ chức thực hiện việc bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ sau đầu tư
theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam
* Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ hỗ trợ sau đầu tư theo quy định
của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam
* Thẩm định năng lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư
và tổng hợp ý kiến tham gia của Phòng Thẩm định về việc thẩm định phươn án tài
13
chính, phương án trả nợ vốn vay đối với các dự án đầu tư; chủ trì soạn thảo văn bản

giải trình của Sở Giao Dịch I với Ngân hàng Phát triển Việt Nam các nội dung giám
sát
* Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán hướn dẫn Chủ đầu tư ký khế ước nhận
nơ bắt buộc đối với số tiền bảo lãnh trả nợ thay theo đúng quy định
* Có trách nhiệm thu nợ gốc, lãi (đối với trường hợp thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh). Thu hồi cấp hỗ trợ sau đầu tư đối với các trường hợp cấp không đúng quy định
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao Dịch I quy định
1.1.3.12. Phòng tin học

Chức năng: Thực hiện công tác tin học của Sở Giao Dịch I theo quy chế, quy
trình nghiệp vụ, đã được Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển
Việt Nam ban hành

Nhiệm vụ:
* Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin và Phòng tài chính kế toán trong
việc áp dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong công tác tài chính kế toán
* Triển khai thực hiện công tác tin học tại Sở, bao gồm: quản lý hệ thống mạng,
các thiết bị tin học. Đảm bảo tính an toàn, bảo mật và sự hoạt động thông suốt của hệ
thống thông tin tin học tại Sở
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao Dịch I giao
14
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu tiến hành tại Sở Giao Dịch I trong thời gian vừa
qua
1.1.3.1. Về công tác huy động vốn
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
1. Huy động vốn(Doanh số) 2.215.909 4.595.717
+ Kỳ hạn từ 1 năm trở lên 253.460 289.248
+ Kỳ hạn dưới 1 năm 1.373.864 2.327.378

+ Không kỳ hạn 588.585 1.979.091
2. Số dư vốn huy động 810.501 998.327
+ Kỳ hạn từ 1 năm trở lên 491.197 545.065
+ Kỳ hạn dưới 1 năm 220.000 283.907
+ Không kỳ hạn 99.305 169.355
Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Theo chủ trương thí điểm huy động vốn của Hội Sở Chính, Sở Giao Dịch I chủ
động huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng mở ra một hướng có thể huy động
một lượng vốn lớn trong ngắn hạn. Năm 2008 doanh số huy động vốn tăng 107% so
với năm 2007, trong đó năm 2008 số vốn huy động kỳ hạn dưới 1 năm 69% so với
năm 2007. Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao Dịch I thực hiện nghiêm túc
quy định điều chỉnh vốn huy động về Hội Sở Chính. Vốn huy động đến hạn được
thanh toán đầy đủ, kịp thời. Theo dõi chặt chẽ kỳ hạn hoàn trả của các khoản vốn huy
động, tính lãi và bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn hoàn trả vốn huy động đến hạn.
15
1.1.3.2. Về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
a. Công tác giải ngân
Bảng 1.2. Kết quả giải ngân của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Kế hoạch giải ngân Thực hiện giải ngân % thực hiện so với KH
2007 779.537 622.460 80%
2008 2.101.943 1.959.468 93%
Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Công tác đăng ký, điều hành và thực hiện giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát
triển được thực hiện linh hoạt, tuân thủ theo đúng chủ trương và điều hành của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
b. Công tác thu hồi nợ vay
Bảng 1.3. Kết quả thu hồi nợ vay của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

Thu nợ gốc 871.422 876.215
Thu nợ lãi 290.712 345.221
Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngay từ những tháng đầu năm 2008 Sở Giao Dịch I đã tập trung đẩy mạnh công
tác thu hồi nợ, nhất là các dự án có nợ quá hạn, lãi treo, các dự án khó khăn trong sản
xuất kinh doanh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Thu nợ gốc
năm 2008 đạt 876.215 triệu đồng tăng 0,55% so với năm 2007. Thu nợ lãi năm 2008
đạt 345.221 triệu đồng tăng 18,75% so với năm 2007. Năm 2008 Sở Giao Dịch I đã
thành lập 05 tổ thu nợ nhằm tập trung cho công tác thu hồi nợ vay, đảm bảo kiểm tra
thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo tiền vay toàn bộ các dự án
có nợ quá hạn là lãi treo. Các tổ thu nợ này có nhiệm vụ chủ động triển khai kiểm tra
các dự án để phân tích đánh giá khả năng trả nợ của các chủ đầu tư, báo cáo kịp thời
với Lãnh đạo Sở Giao Dịch I để có biện pháp xử lý. Kết quả đến cuối năm 2008 đã
16
thu nợ quá hạn đạt 185.487 triệu đồng, thu từ khoanh nợ 60.710 triệu đồng (trong
tổng số thu nợ 307.836 triệu đồng).
1.1.3.3. Về tín dụng xuất khẩu ngắn hạn
Năm 2008 giải ngân tín dụng xuất khẩu ngắn hạn đạt doanh số cho vay
4.491.272 triệu đồng, dư nợ đạt 5.378.739 triệu đồng tăng 2,9 lần so với 31/12/2007.
Dư nợ bình quân năm 3.128.314 triệu đồng đạt 218,15% kế hoạch năm, nợ quá hạn
2.366 triệu đồng chiếm 0,04%/tổng dư nợ, giảm 5.528 triệu đồng so với đầu năm, lãi
treo 1.454 triệu đồng tăng 354 triệu đồng so với đầu năm 2008. Số vốn cho vay tín
dụng xuất khẩu tập trung vào các hợp đồng xuất khẩu theo chương trình của Chính
Phủ (Gạo, máy tính xuất khẩu đi Cuba).
1.1.3.4 Về công tác cho vay lại vốn ODA
Bảng 1.4. Kết quả cho vay lại vốn ODA của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Thực hiện cho vay lại vốn ODA 1.975.419 1.803.493
Thu nợ gốc 677.610 1.074.815

Thu lãi và phí 464.322 587.903
Nợ gốc quá hạn 49.381 79.723
Lãi phí treo 12.485 11.188
Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Mặc dù Sở Giao Dịch I theo chỉ thị của Hội Sở Chính đã tập trung triển khai
công tác thu hồi nợ một cách quyết liệt nhưng nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng tập trung
ở 03 dự án: Cà phê chè, xây dựng các nhà máy chè và dự án xây dựng nhà máy thức
ăn chăn nuôi Ngọc Hồi. Năm 2008 nợ gốc quá đạt 79.723 triệu đồng tăng 61,4% so
với năm 2007; Lãi phí treo năm 2008 đạt 11.188 triệu đồng giảm 10,4% so với năm
2007. Đây là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới gây khó
khăn với các nước, các doanh nghiệp.
17
Ngoài các hoạt động trên Sở Giao Dịch I còn có nhiệm vụ triển khai các nghiệp
vụ khác theo phân cấp của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam như:
* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán với khách
hàng, thanh toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định
của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
* Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, quản lý và ứng dụng công
nghệ thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo mật), tổ chức bộ máy
kế toán và thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán định
kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
* Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và
công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán
bộ, viên chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Giám Đốc.
* Thực hiện các hoạt động khác do Tổng Giám Đốc Ngân hàng Phát triển Việt
Nam giao.
1.2. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước và yêu cầu đối với
công tác thẩm định các dự án này tại Sở Giao Dịch I
1.2.1.Khái niệm và vai trò của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà
nước được thẩm định tại Sở Giao Dịch I

1.2.1.1. Khái niệm:
Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước là những dự án đầu tư của
các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế
lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển bền vững.
1.2.1.2.Vai trò của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước
Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách
nhà nước. Bởi vì, các dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước với lãi suất ưu đãi
18
thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng. Do đó, Nhà nước phải dành ra một phần
ngân sách trợ cấp bù phần chênh lệch lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu
thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi
ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp hiện nay của nước ta.
Đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn đầu tư.
Nguyên tắc của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này
buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc
sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng hoàn trả nợ vay. Bên cạnh đó, khả năng
điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay
được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây. Chính vì thế mà
Nhà nước có thể đầu tư thêm vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng
khó khăn...tăng lên, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền
kinh tế. Do đó, trong tương lai theo xu thế chung, Nhà nước sẽ chuyển dần vốn ngân
sách thành vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, do ảnh hưởng tích cực của vốn tín dụng
nhà nước cao hơn nhiều so với ảnh hưởng của vốn ngân sách nhà nước.
Hiện tại, hoạt động tín dụng nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm
nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước thực hiện việc tài trợ chính sách. Với
nhiệm vụ tiếp nhận và huy động các nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu
theo chính sách của Nhà nước cho một số ngành, lĩnh vực then chốt cuả nền kinh tế,
các vùng khó khăn và các chương trình kinh tế lớn của đất nước.
Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước là các dự án đầu tư vào

các lĩnh vực sau:
 Các dự án đầu tư nhằm phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước như:
xây dựng cầu đường; các dự án trong lĩnh vực hàng không; dự án cung cấp nước; dự
án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu; hạ tầng khu công nghiệp.
 Các chương trình phát triển các ngành quan trọng của đất nước: thực hiện
chương trình đóng tàu biển; hỗ trợ ngành đường sắt; xây dựng nhà máy xi măng;
chương trình sản xuất thép; chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may; các dự án
phát triển nông lâm thuỷ sản.
19
 Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn như: đầu tư cho các địa
phương để thực hiện chương trình kênh mương nội đồng; đường giao thông nông
thôn được bê tông hoá; hỗ trợ việc tôn nền vượt lũ cụm tuyến dân cư Đồng bằng sông
Cửu Long.
 Các dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện
các hợp đồng xuất khẩu; cho vay các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
Việc thực hiện những chương trình, dự án đầu tư trên đòi hỏi chi phí đầu tư ban
đầu rất lớn nhưng lại có khả năng sinh lời thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu như đầu tư
vào cơ sở hạ tầng như năng lượng, đường xá, thuỷ lợi, các ngành công nghiệp cơ bản,
những ngành thâm dụng vốn...mà trong giai đoạn đầu phát triển, các thành phần kinh
tế khác, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, vừa không muốn tham gia đầu tư, vừa
không đủ tiềm lực vốn để đầu tư. Vì vậy, chỉ có những dự án đầu tư sử dụng nguồn
vốn tín dụng Nhà nước mới có khả năng thực hiện. Thông qua đầu tư nhà nước
(trong đó có tín dụng nhà nước) tạo ra các đầu vào thiết yếu phục vụ các ngành khác
của nền kinh tế phát triển.
Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn sử dụng nguồn vốn tín dụng
Nhà cũng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, từ đó tác động tích
cực tới công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Nhờ các dự án đầu tư này của
nhà nước đã hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi
được cải thiện rõ rệt đã là nhân tố quyết định để thâm canh, tăng vụ và nâng cao sản
lượng lương thực; Giúp cho Việt Nam không những giữ vững an ninh lương thực mà

còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển mạnh; đặc
biệt là điện, nước, giao thông. Nhà nước cũng đã hỗ trợ cho các dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn tín dụng Nhà nước phát triển giáo dục và đào tạo ở nông thôn, cho phép
cải thiện đáng kể chất lượng con người ở nông thôn...
Ngoài ra, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng nhà nước còn có tác
dụng tích cực trong việc kích thích đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong giai
đoạn kinh tế trì trệ, góp phần tạo ra tốc độ phát triển kinh tế cao trong thời gian vừa
qua. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, khi các thành phần kinh tế khác giảm tốc độ đầu
20
tư thì các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước có vai trò cực kỳ quan
trọng, có tác dụng kích thích, lôi cuốn các thành phần kinh tế khác gia tăng đầu tư trở
lại. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng nhà nước, một mặt đã góp phần
tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đang tồn đọng trong nền kinh tế, từ đó giải quyết một
lượng lớn hàng tồn kho, mở ra khả năng mới để sản xuất tiếp tục phát triển. Mặt
khác, cũng đã từng bước phát huy tác dụng kích cầu đầu tư của các ngành kinh tế
ngoài nhà nước, vì các dự án đầu tư này đầu tư vào phát triển hạ tầng và một số
ngành công nghiệp cơ bản đã tạo thêm thuận lợi cho việc đầu tư của các thành phần
kinh tế khác.
1.2.2. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn tín dụng Nhà nước
a. Vai trò của công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín
dụng Nhà nước
Thứ nhất: Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thường là
các chương trình hay dự án phát triển các ngành quan trọng của đất nước như thực
hiện chương trình đóng tàu biển; hỗ trợ ngành đường sắt; xây dựng nhà máy xi
măng…Vì vậy các dự án đầu tư này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu
hồi vốn lâu nên rủi ro xảy ra là rất lớn. Do đó, cần phải tiến hành thẩm định lựa chọn
dự án có hiệu quả và bác bỏ dự án không khả thi. Công tác thẩm định các chương
trình, dự án đầu tư này nhằm thẩm định tính hiệu quả, sự cần thiết của dự án. Từ đó
có quyết định cho vay vốn đối với dự án có hiệu quả cao và cần thiết cho sự phát

triển của nền kinh tế nói chung và phát triển ngành nói riêng.
Thứ hai: Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước là nhằm phục
vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước như: xây dựng cầu đường; các dự án trong
lĩnh vực hàng không; dự án cung cấp nước; dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu;
hạ tầng khu công nghiệp. Vì thế, công tác thẩm định các dự án này đóng vai trò rất
quan trọng trong việc lựa chọn dự án có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển
của nền kinh tế, đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả cao, tránh hiện tượng
cho dự án không khả thi vay dẫn đến khả năng không thu hồi được vốn vay.
21
Thứ ba: Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà
nước giúp cho việc đảm bảo dự án đầu tư tuân thủ theo pháp luật. Thông qua kiểm
tra, kiểm soát, công tác thẩm định dự án sẽ xác định rõ những nội dung cần thực hiện,
cần điều chỉnh của dự án cho phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế. Mặc
khác, qua đó cũng góp phần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và phối hợp hài hòa
giữa các bên tham gia dự án, đảm bảo việc chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án
được thuận lợi. Bên cạnh đó, công tác thẩm định dự án còn giúp cho các chủ thể tham
gia dự án đầu tư tuân thủ pháp luật.
b. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín
dụng Nhà nước
 Vì dự án đầu tư nằm trong môi trường động, nó tác động đến các chủ thể
xung quanh nó. Do đó khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư nói chung và các dự
án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước nói riêng phải đứng trên quan điểm
của các chủ thể bị dự án tác động để xem xét, đánh giá dự án. Nhằm đảm bảo dự án
đầu tư không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã
hội. Đảm bảo tính toàn diện của công tác thẩm định dự án đầu tư.
 Việc thẩm định lựa chọn dự án đầu tư cho vay vốn tín dụng Nhà nước phải
dựa trên ý kiến của hội đồng thẩm định chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của một cá nhân nào cả. Đảm bảo tính khách quan khi tiến hành thẩm định dự án đầu
tư.
 Người tiến hành thẩm định phải nắm vững các quy hoạch, kế hoạch, chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, các quy định về quản lý
kinh tế - đầu tư và xây dựng hiện hành.
 Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thường với khối
lượng lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Nên công tác thẩm định cần phải dựa trên
các phương pháp, quy trình thẩm định khoa học nhằm lựa chọn cho vay đối với các
dự án đầu tư có hiệu quả cao. Đảm bảo các nguồn lực xã hội cần thiết cho dự án được
sử dụng có hiệu quả.

×