Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bài báo cáo môi trường chủ đề pháp luật về tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.64 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



BÁO CÁO LUẬT MÔI TRƯỜNG

Chủ đề 2:

PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Giảng viên:
Ths. Kim Oanh Na

Thực hiện: Nhóm 2
Đinh Thùy Trang – B13032
Nguyễn Thị Hồng Nhung – B1303223
Đồn Thanh Phúc – B1303227
Lê Phước Hịa – B1303190
Phạm Tuyết Trân – B1303449

Cần Thơ, tháng 10 năm 2015


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG……………………………………………………………..1
1. Khái quát về tài nguyên nước………………………………………………..1
2. Các khái niệm có liên quan đến tài nguyên nước………………………..…1
II. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC…………………………………...……..2
2.2. Thực trạng tài nguyên nước trên thế giới………………………………....2
2.3 Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam…………………………………..3


III. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC……………………………………….4
3.1. Luật pháp Quốc tế về tài nguyên nước……………………………………4
3.2. Pháp luật Việt Nam về tài nguyên nước…………………………………..5
3.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh về tài nguyên nước………………………..5
3.2.2. Cơ quan quản lý và nội dung cơ bản của việc quản lý tài
nguyên nước………………………………………………………………...9
3.2.3. Trách nhiệm pháp lý về tài nguyên nước…………………………...10
IV. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
NƯỚC Ở VIỆT NAM……………………………………………………………….11
4.1. Về mặt thực tiễn…………………………………………………………...11
4.1.1. Thực trạng nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long………..12
4.1.2. Nguyên nhân………………………………………………………..13
4.1.3. Giải pháp…………………………………………………………..14
4.2. Về mặt thực pháp lý………………………………………………………14
4.2.1. Bất cập trong việc áp dụng pháp luật……………………………....14
4.2.2. Giải pháp............................................................................................16
V. KẾT LUẬN.............................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...18


PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái quát về tài nguyên nước
Trên trái đất có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên, trong đó Nước là một loại tài
nguyên đặc biệt quan trọng. Nước – một yếu tố không thể thiếu đối với tất cả các sự sống
đang hiện hữu trên trái đất mà hơn hết đó là con người, nước cũng chính là yếu tố quan
trọng để tạo nên sự sống trên Trái đất mà các hành tinh khác khơng tìm thấy.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nước là một nguồn tài nguyên vô
cùng quý giá và dồi giàu, mang lại nhiều lợi ích Kinh tế - Xã hội, phục vụ mọi hoạt động

sống của người dân, cộng đồng và đất nước. Nước là tài nguyên quan trọng như vậy
nhưng trong thực tế tình hình xả thải vơ ý thức của người dân, các hoạt động sản xuất
kinh doanh, khai thác quá mức đã khơng ngừng làm suy thối nguồn tài ngun q giá
này, làm cho phần nước sạch vốn chiếm tỷ lệ không nhiều ngày càng giảm dần, nguy cơ
dẫn đến thiếu nước sạch sinh hoạt, tưới tiêu, phục vụ sản xuất là điều rất khó tránh khỏi.
Nước là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng với việc khai thác quá mức, đầu độc
nguồn nước vô ý thức như hiện nay thì tự nhiên khơng thể tự tái tạo với tốc độ chóng mặt
như vậy để đáp ứng kịp thời nhu cầu của con người. Với tình hình sử dụng nước như hiện
nay cả thế giới và Việt Nam đều đưa mục tiêu bảo vệ nguồn nước lên hàng đầu, riêng
Việt Nam bằng nhiều biện pháp, chính sách khác nhau đã và đang can thiệp mạnh mẽ vào
các hoạt động của cá nhân, tổ chức để bảo vệ, ngăn chặn ô nhiễm và suy thối tài ngun
nước. Với vai trị to lớn của nước trong đời sống con người, cũng như những mối quan hệ
phức tạp liên quan đến nước, nên từ đó vấn đề phải quản lý tài nguyên nước bằng một cơ
chế pháp luật cụ thể là hết sức cần thiết, dù vậy nhưng trên thực tế việc thi hành pháp luật
bảo vệ tài nguyên nước vẫn còn gặp phải nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng điều
chỉnh hành vi vi phạm của nó.
Vì những lẽ trên, nhóm thực hiện bài báo này nhằm tìm hiểu cụ thể tài nguyên nước
và những vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, trên thực tế và về mặt pháp lý quốc tế
mà cụ thể là ở Việt Nam.
2. Các khái niệm có liên quan đến tài nguyên nước
- “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước
biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (Khoản 1, Điều 2
Luật Tài nguyên nước 2012)
- “Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử
dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới
đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.” (Khoản 2, Điều 2 Luật Tài nguyên
nước 2012)
“Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo” (Theo Khoản 3 Điều 2
Luật Tài nguyên nước 2012).
Ngoài ra còn một số định nghĩa khác như:

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và mơi trường.


Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành
công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh quốc gia.1
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và
quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hố các lợi ích
kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cơng bằng mà khơng phương hại đến tính bền vững
của các hệ sinh thái thiết yếu (Tuyên bố Dublin năm 1992).
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các
hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống
các sinh vật trong tự nhiên.
Ơ nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nơng nghiệp, ni
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã ( theo Hiến chương châu
Âu về Nước).
II. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.2. Thực trạng tài nguyên nước trên thế giới
Trên trái đất có khoảng 70% là nước với tổng lượng nước khoảng 1,4 tỷ km 3 trong
đó có khoảng 96,5% là nước nằm trong các đại dương và là nước mặn không dùng được
để sinh hoạt, tưới tiêu, hơn nữa số lượng có hạn trên lại bị nhiễm bẩn bởi nước thải sản
xuất, sinh hoạt của con người tạo ra và nó khơng được phân bố đồng đều ở các quốc gia.
Theo ước tính mỗi năm có khoảng 40% lưu lượng ổn định ở các dịng sơng trên trái đất bị
ơ nhiễm,theo nhận định của các cơ quan chuyên môn thiếu nước sạch hiện nay là tình
trạng nghiêm trọng khơng chỉ đối riêng với một quốc gia mà thực sự là vấn đề của tồn
cầu.
Trong vịng hai mươi năm qua, mức sử dụng nước trên thế giới đã tăng gấp đôi,

Liên Hiệp Quốc cũng vừa đưa ra lời cảnh báo tương tự cho dù đã bỏ ra hơn 3000 tỷ USD
trong năm thập niên qua cho các chương trình phát triển, nhưng đến nay gần một tỷ
người với nhiều lý do khác nhau vẫn chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh.Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 1,6 triệu người trên thế giới tử vong do không
được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, 90% trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi và ở
các quốc gia đang phát triển. WHO cũng đã cảnh báo đến năm 2025, số người khơng có
nước sạch sinh hoạt sẽ tăng gấp 3 so với mức gần 1 tỷ người hiện nay.
Ví dụ: Sự cố của giàn Deepwater Horizon (tràn dầu tại Vịnh Mehico) là một sự cố
nổ giàn khoan tại giàn khoan bán tiềm thủy di động Deepwater Horizon của hãng dầu khí
BP, trong khu vực mỏ dầu khí Macondo Prospect, phía tây nam bờ biển Louisiana đây là
thảm họa môi trường biển khủng khiếp nhất mà Hoa Kỳ từng phải đối phó với lượng dầu
đổ vào Vịnh Mexico lớn hơn so với bất kỳ lần nào trước đây khoảng 5.000 tới 60.000
thùng dầu mỗi ngày. Từ vụ việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước biển tại
Vịnh Mehico và đặc biệt là các loài sinh vật biểnsống trong vùng này.
2.3. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào và phong phú so với nhiều
nước trên thế giới. Với tổng dòng chảy nước mặt khoảng 385 tỷ m 3/năm, lượng mưa
trung bình 2000mm, cùng với hệ thống nước ngầm và lượng nước trên các con sơng.Tuy
nhiên, hiện tượng suy thối và ơ nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng lo ngại
1 Xem: />

nhất, điều đó đã và đang sảy ra ngày càng trầm trọng cụ thể: các nguồn nước mặt đang
suy giảm có chiều hướng tăng ở nhiều nơi; nguồn nước ngầm, nước ven biển cũng bị cạn
kiệt và giảm sút về chất lượng; việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong nơng
nghiệp góp phần ơ nhiễm mơi trường nông thôn; nước dùng trong sinh hoạt dân cư ngày
càng tăng, nước cống từ các sinh hoạt công cộng với hoạt động sản xuất ở các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp; hơn hết là các loại chất thải độc hại sử lý khơng đúng quy trình
của các ngành công nghiệp đã làm cho môi trường nước ô nhiễm ngày một ngiêm trọng.
Ví dụ: Cơng ty Liên hóa sinh Phương Duy (trụ sở tại Khu cơng nghiệp Trà Nóc,
phường Phước Thới, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ) xả chất thải chưa qua xử lý ra

sông Hậu. Chất thải của Công ty Phương Duy được ngụy trang khá tinh vi, chứa trong túi
lưới buộc dưới lườn ghe kéo trên sông và cho công nhân xả trực tiếp ra môi trường. Nếu
khơng quan sát kĩ, rất khó có thể phát hiện chiếc ghe này đang xả thải vì rất giống như
người dân đang chài lưới trên sông. Không những vậy cơng nhân của cơng ty cịn trực
tiếp tham gia vận chuyển than hoạt tính sau q trình sử dụng chiết xuất D-Glucosamine
để thải ra sông Hậu, khi kiểm tra trực tiếp tại khu vực sản xuất của công ty (Ngày 04
tháng 9 năm 2015), lực lượng kiểm tra phát hiện hệ thống xả thải được thiết kế khá tinh
vi. Nước thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra rạch Cái Chơm tại 2 vị trí thuộc khu vực
lị hơi theo 2 đường ống nằm âm dưới nền gạch. Được biết, khoảng năm 2010 công ty đã
từng bị các cơ quan chức năng TP.Cần Thơ phạt hơn 100 triệu đồng vì xả nước gây ơ
nhiễm mơi trường và cũng trong thời gian đó Cơng ty Phương Duy đã ký kết hợp đồng
với Công ty Minh Phú – Cà Mau mua đầu vỏ tôm tập hợp tại Cà Mau và xả thải trực tiếp
xuống dịng sơng Cà Mau gây ơ nhiễm nặng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của
người dân nơi đây.2
III. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
3.1 . Luật pháp Quốc tế về tài nguyên nước
Có thể thấy rằng, thỏa ước quốc tế liên quan đến việc xác định nội dung bảo vệ mơi
trường nước được hình thành từ rất sớm ở Châu Âu (Điều 10, Công ước 1887 về thiết lập
các điều khoản thống nhất đánh cá ở sông Ranh và các nhánh của sông); một số quy định
rải rác được ấn định một số văn bản về bảo vệ môi trường và cho đến nay có khoản 200
điều ước quốc tế trong lĩnh vực sử dụng nước có chứa đựng về nghĩa vụ bảo vệ mơi
trường nước được các quốc gia thơng qua có nội dung sau:
+ Quy định về bảo vệ và điều chỉnh dịng chảy tự nhiên, điển hình trong số đó là
Hiệp ước 1909 về biên giới giữa Mỹ và Canada, Hiệp định 1959 giữa Liên Xô-Na UyPhần Lan liên quan đến việc điều chỉnh hồ Inari bằng các trạm thủy điện và đập nước,
Hiệp ước 1994 giữa Mỹ -Mexico liên quan đến việc sử dụng nước cửa sông Colorado,
sông Tijuana và sơng Rio Grande…
+ Quy định về kiểm sốt chất thải, một số điều ước song phương và điều ước lưu
vực đã đưa ra những quy định về bảo vệ môi trường, bằng cách kiểm soát chất thải độc
hại được thải vào nguồn nước. Sơ bộ, có thể tìm thấy một số thỏa ước như Hiệp định
1978 về chất lượng nước của hồ lớn giữa Mỹ -Canada có những điều khoản liệt kê tiêu

chuẩn về chất lượng nước cần đạt được và những biện pháp kiểm sốt chất thải; Cơng
ước 1976 về bảo vệ sơng Ranh khỏi bị ơ nhiễm hóa chất có những điều khoản lập ra danh
2 Văn Vĩnh – Như Anh, Điểm mặt doanh nghiệp đầu độc sông, rạch ở ĐBSCL, Báo điện tử Công an nhân dân
online, [ngày truy cập 30/10/2015].


sách các chất bị cấm thải hoàn toàn vào nguồn nước và danh sách các chất bị kiểm soát
chặt chẽ trước khi được phép thải vào nguồn nước; Công ước 1976 về bảo vệ sông Ranh
ra khỏi bị ô nhiễm do muối chlorides gây ra có những quy định về việc cấm chất thải,
một số loại chất.
+ Quy định về kiểm sốt ơ nhiễm nhiệt được các nước Thụy Sĩ, Áo và Tây Đức đã
cam kết tiến hành và các biện pháp giữ nhiệt độ trung bình của sơng Ranh không quá
250C, và nhiệt độ của chất thải vào sông không quá 30 0C, và quan trọng hơn nữa là việc
Hội Đồng các Bộ trưởng của Ủy ban sông Ranh vào 1972 đã đưa ra các quy định là tất cả
các nhà máy hạt nhân mới điều phải có hệ thống làm lạnh kín hoặc hệ thống ngăn chặn ơ
nhiễm nhiệt.
+ Quy định về bảo vệ môi trường nước theo lưu vực, điển hình Hiệp định 1988 về
kế hoạch hành động về quản lý mơi trường cho tồn bộ hệ thống sông Dămbêzi, và thể
nhận thấy rằng văn bản này đã đưa ra một chương trình hành động tương đối toàn diện,
được xây dựng với sự giúp đỡ của Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc(UNEP) dựa
trên cơ sở khuyến nghị của Tuyên bố Stockhom 1972, Kế hoạch hành động Mar Del
Plata và Chương trình Cairo về hợp tác giữa các nước Châu Phi về bảo vệ môi trường.
+ Quy định về bảo vệ tồn diện mơi trường của nguồn nước, các thỏa thuận liên
quan có thể tìm thấy trong chương trình hành động sơng Ranh năm 1986 do các quốc gia
lưu vực sông Ranh thông qua bao gồm một loạt các kế hoạch bảo vệ tổng thể hệ sinh thái
của sông; Hiệp định 1995 về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mêkong; Quy chế
1975 về sông của Urugoay, Achentina và Urugoay đã đồng ý phối hợp : “tiến hành các
biện pháp thích hợp để ngăn chặn thay đổi đối với sự cân bằng sinh thái, và kiểm sốt các
nhân tố có hại khác ở sơng và nhánh của chúng”,…và gần đây nhất là Công ước 1997 của
Liên Hiệp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi giao thơng,

có đề cập đến việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên cho đến nay văn bản vẫn chưa có hiệu
lực thi hành.3
3.2 . Pháp luật Việt Nam về tài nguyên nước
3.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh về tài nguyên nước
Trong phạm vi quốc gia, Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản như: Hiến
pháp 2013, Bộ luật Hàng hải 1990/2006, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989, Luật bảo
vệ và phát triển rừng 1991/2004, Luật Bảo vệ môi trường 1993/2005/2014 và các văn bản
liên quan khác. Đặc biệt là các văn bản liên quan sau:
a. Văn bản pháp luật qui định chung
 Luật 55/2014/QH13 Bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 gồm 20 chương và 170 điều – tăng 05
chương và 34 điều so với Luật BVMT 2005 (Luật BVMT năm 2005 gồm 15 chương với
136 điều)
Trong đó, Chương 6: Bảo vệ mơi trường nước, đất và khơng khí, gồm 04 mục,
13 điều, từ Điều 52 đến Điều 64, riêng lĩnh vực Tài nguyên nước được quy định cụ thể
như sau:
+ Mục 1. Bảo vệ môi trường nước sông, gồm 04 điều (từ Điều 52 đến Điều
55), quy định về: quy định chung về bảo vệ môi trường nước sơng; nội dung kiểm sốt và
xử lý ơ nhiễm môi trường nước lưu vực sông; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3 Kim Oanh Na, Giáo trình Luật mơi trường - Pháp luật về tài ngun nước, Nxb Đại học Cần Thơ, Tp. Cần Thơ,
năm 2015, tr.26.


đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông nội tỉnh; trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và
Môi trường đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
+ Mục 2. Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác, gồm 03 điều (từ Điều 56
đến Điều 58), quy định về: bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch;
bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện; bảo vệ mơi trường
nước dưới đất.
 Bộ luật hình sự nước Cộng hịa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1999 sửa đổi bổ

sung năm 2009, trong đó quy định về xử lý vi phạm Tài nguyên nước được
quy định tại:
Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường.
Điều 182a.Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phịng ngừa sự cố mơi trường.
 Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường:
Nghị định 179 có 74 điều, quy định mức phạt tối đa lên đến 1 tỷ đồng đối với
cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Ngoài việc tăng mức phạt tối đa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức phạt
đối với từng hành vi cụ thể theo quy định tại Nghị định 179 cao hơn hàng chục lần so với
các Nghị định trước đây
Bên cạnh việc xử phạt rất nặng, Nghị định 179 cịn có quy định nhiều hình
thức phạt bổ sung mới so với các nghị định xử phạt trước đây.
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu mơi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.
- Đình chỉ hoạt động từ 6 đến 12 tháng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh
khơng có bản cam kết bảo vệ mơi trường hoặc khơng có báo cáo đánh giá tác động môi
trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc phê duyệt; thải khí thải, nước thải
vượt quy chuẩn môi trường cho phép nhiều lần.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi xả nước thải, khí thải,
bụi khơng đạt quy chuẩn ra mơi trường.
Có thể nói Nghị định 179 là Nghị định “mạnh tay” nhất đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường từ khi Luật bảo vệ mơi trường 2005
có hiệu lực đến nay. Việc ban hành Nghị định 179 thể hiện quan điểm kiên quyết của
Chính phủ trong việc xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Riêng về lĩnh vực tài nguyên nước:
Quy định cụ thể Điều 13, 14, 19, 20 (mục 1 chương 2 quy định về hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, hình thức xử phạt và biện pháp khắc

phục hậu quả) và mục 2 chương II (Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính).
b.Văn bản quy định từng lĩnh vực cụ thể
 Pháp luật quy định bảo vệ môi trường biển và hải đảo
• Luật Biển Việt Nam 2012








Luật gồm 7 Chương, 55 Điều, được xây dựng với mục đích hồn thiện khn
khổ pháp lý, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển
kinh tế biển của Việt Nam. Luật cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội
nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hịa bình, ổn định trong khu vực và
thế giới. Trên cơ sở Công ước về luật biển 1982 mà Việt Nam là thành viên đã được
chuyển hoá, nội luật hoá thành các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về biển, qua
đó tạo ra một hành lang pháp lý giúp chúng ta khẳng định và thực thi các chủ quyền của
mình đối với biển đảo. Luật biển còn là bước thể hiện cụ thể của Nghị quyết số 27/NQCP của Chính phủ ngày 30/5/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” nhằm
xây dựng nước ta trở thành một nước mạnh về biển.4
Nghị định 162/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tư 28/2012/TT-BTNMT Quy định về nội dung, chế độ báo cáo tình hình quản lý
hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải
đảo
Pháp luật quy định về bảo vệ môi trường nước
Luật Tài nguyên nước 2012


Luật tài nguyên nước gồm 10 chương với 79 điều, quy định việc quản lý, bảo
vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây
ra trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật không điều chỉnh đối
với nước khống, nước nóng thiên nhiên và nước biển thuộc vùng thềm lục địa, vùng đặc
quyền kinh tế của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề
về lũ, lụt và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được điều chỉnh bằng pháp luật
khác.
Luật Tài nguyên nước lần này đã bổ sung 39 điều mới hoàn toàn về nội dung
và sửa đổi, bổ sung 40 điều của Luật Tài nguyên nước năm 1998.
• Nghị định 201/2103/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước 2012:
Nghị định này gồm có 6 chương, 49 điều quy định việc lấy ý kiến đại diện
cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước; cấp phép về tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; tổ chức lưu
vực sông và việc điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sơng.
• Nghị định 25/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29 tháng 3 năm 2013 về phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải:
Nghị định này quy định: Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo
vệ mơi trường đối với nước thải tại Chương II.

4 ThS. Nguyễn Thị Thơm, Ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững
chắc chủ quyền biển, đảo, [ngày truy cập 06/10/2015].


• Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Tài ngun nước và khốn sản:








- Điều 2 quy định: Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước:
+Đối với cá nhân: 250.000.000 đồng.
+ Đối với tổ chức: 500.000.000 đồng.
- Khoản 2 Điều 15 quy định: đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn ni, nuôi trồng thủy sản
không bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật gây ơ nhiễm nguồn nước thì phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 15.000.000 đồng
Nghị định số 43/2015/NĐ- CP về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Nghị định số 54/2015/NĐ- CP quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước
tiết kiệm, hiệu quả
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu
hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.
Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân
thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề
án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
Cùng với các văn bản trên, Nhà nước ta tham gia các điều ước quốc tế như
Công ước quốc tế Ramsar 1971 về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đặt biệt;
Công ước Maepol 1973 về chống ô nhiễm do tàu biển và nghị định thư 1978; Công ước
1982 về Luật biển của Liên Hiệp Quốc; Hiệp định 1995 về hợp tác phát triển bền vững
lưu vực sơng Mekong đã thực sự góp phần vào q trình xây dựng khn khổ pháp lý,
đặc biệt nó là nền tảng chủ động để đối phó với những nguy cơ có hại cho mơi trường nói
chung và nguồn nước nói riêng.5
3.2.2. Cơ quan quản lý - nội dung cơ bản của việc quản lý tài nguyên nước
- Cơ quan quản lý tài ngun nước ở Việt Nam gồm có Chính phủ, bộ, cơ

quan ngang bộ6 và Uỷ ban nhân dân các cấp7.
- Nội dung cơ bản về quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước:
+ Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn về tài nguyên nước.
+ Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước, dự báo khí tượng thủy
văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước.
5 Kim Oanh Na, Giáo trình Luật mơi trường - Pháp luật về tài nguyên nước, Nxb Đại học Cần Thơ, Tp. Cần Thơ,
năm 2015, tr.28.
6 Luật tài nguyên nước 2012, Điều 70.
7 Luật tài nguyên nước 2012, Điều 71.


+ Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp,
khiếu nại và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
+ Hợp tác quốc tế, thực hiện các điều ước về nguồn nước mà Việt Nam là một
bên ký kết hoặc tham gia.
+ Tổ chức bộ máy quản lý; hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo cán bộ quản lý và
nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên
nước.8
3.2.3. Trách nhiệm pháp lý về tài nguyên nước
Trách nhiệm chính là quyền và nghĩa vụ để người sử dụng theo nghĩa rộng có
thể mang được lợi ích từ nguồn nước hoặc phải gánh chịu những hậu quả nhất định trong
quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
* Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất,
kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan;
+ Hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
+ Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác,
sử dụng tài nguyên nước.
+ Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ
chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài
nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ sau
đây:
+ Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước
gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
+ Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an tồn và có hiệu quả;
+ Khơng gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên
nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
+ Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng;
+Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong
khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên
nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép;
+ Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mơ khai thác, sử dụng thì phải được
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp khơng phải xin cấp giấy phép,
không phải đăng ký theo quy định tại Điều 44 của Luật Tài nguyên nước 2012.
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
8 Kim Oanh Na, Giáo trình Luật mơi trường - Pháp luật về tài nguyên nước, Nxb Đại học Cần Thơ, Tp. Cần Thơ,

năm 2015, tr.28.


- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được cấp giấy phép
khai thác, sử dụng tài ngun nước thì ngồi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy
định tại Điều này, còn phải thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép.
- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải nộp tiền
cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật Tài
nguyên nước 2012 còn được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy
định của Chính phủ.
* Xử lý vi phạm hành chính: Rõ ràng, pháp luật hiện hành đã có quy định rất
cụ thể tại Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số
162/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
* Bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm, gây suy thoái nước: Việc xác định việc
bồi thường sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành và các quy
định khác có liên quan, đặc biệt dựa trên nền tảng của các quy định được ấn định tại Luật
Bảo vệ môi trường 2014.
* Xử lý vi phạm pháp luật hình sự: Bộ luật hình sự 1999 Sửa đổi bổ sung năm
2009 có quy định về tội gây ơ nhiễm mơi trường.
* Ngồi ra cịn có trách nhiệm kỷ luật.
IV. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở
VIỆT NAM
4.1. Về mặt thực tiễn
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
Tuy nhiên, nhóm chỉ tập trung nghiêm cứu ở phạm vi nước mặt.
Nguồn nước mặt sử dụng là từ sông, suối, ao, hồ, đầm lầy và trường hợp đặc biệt

mới sử dụng đến nước biển. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ
điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ
bị ơ nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ
lượng của nước nhanh nhất ở vùng có mưa.
4.1.1. Thực trạng nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn nước ở các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, khu công
nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mật độ ơ nhiễm cao. Nguồn gây
ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông
thủy và sản xuất nông nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích 39.747 km 2, chiếm trên 12
% diện tích của cả nước là một vùng đất ngập nước điển hình với trên 90% diện tích ngập
nước theo mùa mưa lũ và theo thủy triều thuộc lưu vực sông Mê Công đổ ra biển Đông .
Đây là một vùng kinh tế sinh thái điển hình của quốc gia, có vai trị cực kỳ quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước ở vùng này
đang bị biến đổi cả về trạng thái và chất lượng... không những đe dọa đến phát triển bền
vững nền kinh tế - xã hội mà còn tác động đến sức khỏe của con người và các hệ sinh thái
ở đây.
Trạng thái nước bị biến đổi suy giảm mực nước trên các dịng sơng chính vào
mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải đô thị, sản


xuất công nghiệp, canh tác nông-lâm-ngư nghiệp… chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục
thải vào sơng rạch. Tình trạng mặn hóa, phèn hóa cục bộ càng ngày càng diễn biến phức
tạp tác động nhiều mặt đến chất lượng nước mặt ở ĐBSCL. Việc khai thác, sử dụng hợp
lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL đang trở thành một nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong đó
có nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ.
Trong nơng nghiệp, ĐBSCL có diện tích canh tác trên 2,9 triệu ha, nguồn
nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên sông rạch do sông Mê Công chảy đến và nước trời
do mưa đem đến. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng

trọt (lúa đông xuân, lúa hè thu), chăn ni… trong khi chúng ta lại chưa kiểm sốt được
chặt chẽ về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nơng nghiệp. Ở ĐBSCL, sử dụng
nước cịn rất tùy tiện, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất… Do đó, đã
dẫn đến tình trạng lãng phí nước vào mùa, nhưng vào mùa khơ lại thiếu nước trầm trọng.
Hàng năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 500.000 tấn
thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây các rủi ro sự cố mơi trường do sự tồn dư hóa chất độc
hại trong mơi trường nước.
Trong ni trồng thủy sản, tồn vùng có diện tích ni thủy sản nước ngọt,
nước mặn trên 685.800 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, với rất nhiều mơ hình canh tác
khác nhau. Một điều hết cần hết sức quan tâm là, với các mơ hình ni thâm canh càng
cao, quy mơ cơng nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại
cho môi trường nước càng nhiều. Các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt
tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kinh, rạch trong khu vực (ở khu vực
ĐBSCL theo đánh giá đã cho thấy hàng năm thải ra 456,6 triệu m 3/ bùn thải và chất thải
nuôi trồng thủy sản) gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước và dịch bệnh phát
sinh.
Trong sản xuất cơng nghiệp, ở ĐBSCL có trên 12.700 doanh nghiệp đang hoạt
động, tác động mạnh đến các thành phần của môi trường, nhất là môi trường nước. Đặc
biệt có 111 khu cơng nghiệp và cụm sản xuất cơng nghiệp, 119 cơ sở chế biến thủy sản
với công suất 3.200 tấn/ngày… sử dụng các nguồn nước trong sản xuất chế biến đã thải
ra lượng nước thải trên 47 triệu m3/năm; các đô thị và các khu dân cư thải ra 102 triệu
m3/năm. Lượng nước thải này chưa được xử lý triệt để, tiếp tục thải ra nguồn tiếp nhận là
sông, kinh, rạch, làm suy giảm chất lượng nước mặt, gây nên các dịch bệnh cho nuôi
trồng thủy sản và đặc biệt là gây hại đến sức khỏe người dân.
Quá trình chuyển dịch ni trồng thủy sản diễn ra quy mơ lớn ở vùng mặn hóa
ven biển cũng đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động
làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, ni thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây
nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Xâm nhập mặn gia tăng vào
mùa khô trên các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông rạch ven biển). Ở vùng ven biển

khu vực ĐBSCL, nước mặn trong mùa khô hạn đã tiến vào sâu nội địa 50-80 km.
Theo đánh giá của các cơ quan khoa học, trong các tháng 3-5 năm nay, do
lượng bốc hơi cao nên độ mặn trên các sông tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp hơn
các năm trước đây. Mực nước sơng Tiền, sơng Hậu tiếp tục xuống thấp rất khó khăn về
nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tình trạng thiếu nước


ngọt, kiệt nước trong mùa khô tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở nhiều địa
phương thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang...
Bên cạnh đó, người dân phải đối mặt với vấn đề sức khỏe môi trường trong
nền kinh tế phụ thuộc tài nguyên nước. Các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh giun sán
ký sinh trùng, suy dinh dưỡng trẻ em, ngộ độc thức ăn… diễn ra ngày càng nhiều và phổ
biến trong vùng ĐBSCL.
4.1.2. Nguyên nhân
- Phát triển dân số và quá trình đơ thị hố: Khơng chỉ tác động về mặt kinh tếxã hội, q trình đơ thị hóa cũng là ngun nhân gây biến động nguồn tài nguyên đất,
theo đó, các sông, hồ trong các đô thị ngày một bị thu hẹp dịng chảy, thậm chí bị lấp
hồn tồn để lấy đất phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng các cơng
trình giao thơng, khu dân cư, khu cơng nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,...
- Nước thải nơng nghiệp: Q trình sử dụng phân bón, chất bảo vệ thực vật
khơng đúng quy trình là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
mặt. Cụ thể là phân bón và chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất do sử dụng quá nhiều sẽ
bị rửa trơi theo các dịng chảy mặt và đổ vào các con sông. Đây là nguyên nhân gây ô
nhiễm đáng kể cho các con sông hiện nay.
- Nước thải công nghiệp: Với xu hướng cơng nghiệp hóa hiện nay thì số lượng
các nhà máy, xí nghiệp cũng như khu cơng nghiệp hình thành ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, thực tế lại cho thấy là các nhà máy, khu công nghiệp… lại thường xả nước thải
chưa qua xử lí xuống sơng, hồ xung quanh. Điều này sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường
nước mặt trong khu vực.
- Suy giảm chất lượng rừng: Rừng có vai trị quan trọng trong việc điều tiết
nguồn nước cho lưu vực. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rùng đang bị thu hẹp đáng kể do

hoạt động chặt phá rừng làm nông nghiệp, khai thác quá mức, cháy rừng,… đã ảnh
hưởng không nhỏ đến nguồn nước mặt ở nước ta.
4.1.3. Giải pháp
- Tại các đô thị và khu công nghiệp mới, cần xây dựng và vận hành hệ thống
xử lý nước thải tập trung; tăng cường vai trò của cộng đồng trong các khu dân cư về công
tác bảo vệ nguồn nước. Cần phải có những chiến lược cụ thể. Trong đó: chiến lược lâu
dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống
vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ
gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc
xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.
- Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu ứng dụng và phát triển các loại phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật mới thân thiện với môi trường; Triển khai các giải pháp
trồng cây hay vùng đệm ven sông đối với các khu vực nguồn nước mặt đã bị ơ nhiễm
hoặc có nguy cơ bị ơ nhiễm nguồn khơng điểm; Xây dựng, hồn thiện mạng lưới quan
trắc, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước vùng nông thôn; Triển khai các phương thức
canh tác đất, kiểm soát nước mưa chảy tràn hợp lý cho các vùng miền cụ thể, để giảm
thiểu khả năng ô nhiễm do nguồn không điểm...
- Tại các khu công nghiệp cần có hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn kỷ
thuật, có ý thức hơn khi xả thải ra mơi trường bên ngồi.
- Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng,
cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; khai thác có hiệu quả tài nguyên


thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; chú trọng phát triển kinh tế xanh,
thân thiện với môi trường.
- Bên cạnh các biện pháp nêu trên, ý thức con người là yếu tố quan trọng nhất
bởi dù chính sách, biện pháp có hay đến đâu mà khơng được thực thi vào đời sống thì đó
cũng chỉ là những lý thuyết suông.
4.2. Về mặt thực pháp lý
4.2.1. Bất cập trong việc áp dụng pháp luật

Về cơ bản đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường nói
chung và lĩnh vực bảo vệ tài ngun nước nói riêng tương đối đầy đủ và đồng bộ, có
những quy định cụ thể, chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực, địa bàn, khu vực, tạo ra
hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường
trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế.
Đề cập đến nội dung bảo vệ tài nguyên nước, Luật Tài nguyên 2012 đã có
những quy định cụ thể về các biện pháp phịng, chống ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn
nước và ứng phó, khắc phục sự cố ơ nhiễm nguồn nước; quy định giám sát tài nguyên
nước, các hoạt động khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, bảo vệ và
phát triển nguồn sinh thủy;… nhằm kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ gây ơ
nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước để bảo vệ số lượng, chất lượng của nguồn nước và
bảo vệ các dịng sơng.
Đáng chú ý, trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Luật đã bổ sung các
quy định về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; các quy định về quy hoạch, xây dựng và
khai thác sử dụng nước của hồ chứa, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, các biện pháp
hạn chế khai thác nước dưới đất, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu các nguồn
nước.
Đặc biệt, sự thay đổi về thể chế trong quản lý tài ngun nước đã khuyến
khích được q trình phi tập trung hóa, đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi của các thành phần
ngoài nhà nước trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước sinh
hoạt và nước tưới tiêu.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện và áp dụng thực tiễn đã vấp phải
một số bất cập như sau:
-Theo Luật Tài nguyên nước 2012, Bộ TN&MT cũng đang xây dựng nhiều
văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật. Nếu như trước đây công tác quản lý tài
nguyên nước còn phân tán ở các Bộ, ngành, thì nay việc quản lý đã được đưa về một đầu
mối là Bộ TN&MT chịu trách nhiệm thực thi các chính sách, chiến lược quản lý tài
nguyên nước quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn cần rà soát lại những vấn đề tồn tại trong tổ
chức quản lý tài nguyên nước ở các cấp, như giảm sự chồng chéo trong các nhiệm vụ liên

quan đến quản lý tài nguyên nước giữa các Bộ: Bộ TN&MT, Bộ NN& PTNT, Bộ Cơng
Thương, Bộ Xây dựng… Chẳng hạn, Bộ TN&MT có trách nhiệm quản lý tài nguyên
nước nhưng vấn đề nước sạch cho nông thôn lại thuộc phạm vi quản lý của Bộ
NN&PTNT, nước sạch cho đô thị lại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng.
- Tình trạng ơ nhiễm nguồn nước đang vượt khỏi khả năng kiểm soát đang đòi
hỏi Việt Nam phải khẩn trương xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh và hiệu quả về
ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước.


Đó là khuyến cáo được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Kiểm sốt ơ nhiễm nguồn
nước: Thực tiễn và chính sách” được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/4.
Theo nhiều chuyên gia phân tích bất cập trong văn bản luật pháp về ngăn ngừa và kiểm
sốt nguồn nước cịn tồn tại trong nhiều khâu như “ngăn ngừa” chưa được quan tâm đúng
mức, chủ yếu thực hiện ở mức xử lý vi phạm kiếm tra cuối nguồn. Bên cạnh đó khâu xử
lý triệt để cịn thiếu hướng dẫn, chưa có một quy định cụ thể về công nghệ xử lý. Nội
dung ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước chưa quy định rõ trách nhiệm, chưa
phân định chi tiết nhiệm vụ của các bên tham gia.
- Tuy đã ban hành nhiều văn bản pháp luật sát hơn với thực tiễn, song vẫn xảy
ra hiện tượng nguồn nước ô nhiễm, suy giảm và đang dần cạn kiệt. Nguyên nhân là do
hiện hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam đã được phân cấp từ Trung ương tới địa
phương. Tuy nhiên, vẫn còn chồng chéo trong các văn bản Luật, các Nghị định. Sự phân
công quản lý của các cơ quan Nhà nước chưa thực sự rõ ràng, có nhiều cơ quan tham gia
nhưng khi chịu trách nhiệm chính thì lại khơng có trách nhiệm gì. Các nội dung liên quan
đến kiểm sốt ơ nhiễm nước cịn nằm rải rác trong các chương, điều, chưa có điều kiện
thể hiện liền mạch và liên thơng, do đó các cơ quan quản lý và các đối tượng tham gia
bảo vệ môi trường nước chưa xác định được rõ ràng nhiệm vụ thực hiện… Luật Tài
nguyên nước chủ yếu đề cập đến nguồn nước như một tài nguyên quốc gia, còn Luật Bảo
vệ mơi trường mang tính chất là luật khung do vậy chưa chứa đựng đầy đủ nội dung cần
thiết kiểm soát ô nhiễm nguồn nước về những vấn đề cơ bản như xác định và kiểm sốt
các nguồn gây ơ nhiễm dạng “điểm” (xí nghiệp, bệnh viện...) và dạng “diện” (sơng, suối).

Bên cạnh đó, một số quy định hiện vẫn chưa thật rõ gây lúng túng cho việc
thực thi pháp luật, quản lý cũng không dễ và doanh nghiệp cũng gặp vướng. Khâu "ngăn
ngừa" của chúng ta chưa được quan tâm đúng mức và thực thi hiệu quả. Trong thực tiễn
chủ yếu là tiến hành khâu "xử lý vi phạm", kiểm tra ở cuối nguồn mà chưa chú trọng tới
quản lý đầu nguồn.
4.2.2. Giải pháp
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng
phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ Luật Mơi trường, hình thành hệ thống các văn
bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại
và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu
khả thi. Hệ thống pháp luật về mơi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ
thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Đưa ra những khuyến nghị chính sách về ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm
nguồn nước để sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, đồng thời hướng tới xây dựng Luật Ngăn
ngừa và Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
- Sớm hoàn thiện các văn bản dưới luật để kết hợp giải quyết tốt giữa yêu cầu
tự do hóa thương mại với bảo vệ mơi trường.


V. KẾT LUẬN
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hiệu quả của việc quản lý tài nguyên nước
chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp hồn thiện hệ thống pháp
luật bảo vệ môi trường nước. Chúng ta cần ban hành, sửa đổi một số quy định của pháp
luật hiện hành. Làm được điều này chúng ta sẽ có một hệ thống pháp luật thống nhất,
đồng bộ và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý tài nguyên nước,
hạn chế, ngăn chặn hiện tượng ơ nhiễm, suy thối nguồn nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Bộ luật hình sự nước Cộng hịa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1999 sửa đổi bổ sung năm
2009 về xử lý vi phạm Tài nguyên nước
Luật Biển Việt Nam 2012
Luật Tài nguyên nước 2012
Luật Bảo vệ môi trường 2014
Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sơng
Nghị định 25/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29 tháng 3 năm 2013 về phi bảo vệ môi
trường đối với nước thải
Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Tài ngun nước và khốn sản
Nghị định 162/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam


Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước 2012
Nghị định số 43/2015/NĐ- CP về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
Nghị định số 54/2015/NĐ- CP quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước
tiết kiệm, hiệu quả
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu
hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất
Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân
thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước,
lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
* Danh mục sách, báo, tạp chí
Kim Oanh Na, Giáo trình Luật mơi trường - Pháp luật về tài nguyên nước, Nxb Đại học

Cần Thơ, Tp. Cần Thơ, năm 2015, tr.28
Văn Vĩnh-Như Anh, Điểm mặt doanh nghiệp đầu độc sông, rạch ở ĐBSCL, Báo điện tử
Công an nhân dân online, [ngày truy cập 30/10/2015]
* Danh mục trang thông tin điện tử
Bộ Tài nguyên và môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2012,
file:///C:/Users/Administrator.HRPJDJRJJXRQZH4/Desktop/Chuong%201.pdf,
[ngày truy cập 10/10/2015]
ThS. Nguyễn Thị Thơm, Ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Phát triển kinh tế biển
gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, [ngày truy cập 06/10/2015]
* Danh mục tài liệu khác
Xem: />


×