Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.1 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................2
I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ (CNPT).......4
1.1. Các quan niệm về CNPT....................................................................4
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến CNPT..................................................6
1.3. Sự tác động của CNPT đến nền kinh tế.............................................7
II. THỰC TRẠNG NGÀNH ÔTÔ VIỆT NAM.....................................10
2.1. Thực trạng ngành ôtô Việt Nam.......................................................10
2.2. Công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam..................................................16
III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CNPT ÔTÔ VIỆT NAM
.....................................................................................................................25
3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước.......................................................25
3.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp................................................27
KẾT LUẬN...........................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................33
1
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó công nghiệp phụ trợ (CNPT) có thể
nói là một trong những ngành có vai trò thúc đẩy và xuyên suốt cho quá trình
này.
Là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc trong
năm qua với sản lượng tiêu thụ đạt hơn 100.000 chiếc (n¨m 2007), thị trường
ôtô Việt Nam đang được đánh giá là thị truờng đầy tiềm năng cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Đó là một trong những cơ hội cho thấy khả năng phát
triển cao của ngành công nghiệp quan trọng này và cũng là điều kiện để đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Thế nhưng có một thực tế là ngành công nghiệp ôtô nước ta hiện nay vẫn
chưa phát triển một cách đầy đủ và hoàn thiện theo đúng nghĩa của nó. Với
con số quá khiêm tốn và ít ỏi chỉ với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và chế tạo phụ tùng ôtô, trong đó có


khoảng 90 cơ sở sản xuất và lắp ráp ôtô, linh phụ kiện chủ yếu nhập khẩu, các
doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất được một số bộ phận rất giản đơn, đang
cho thấy thực trạng yếu kém của ngành công nghiệp ôtô nước ta. Thị trường
ôtô quá nhỏ bé, nền c phụ trợ kém phát triển, hệ thống chính sách thiếu nhất
quán, nhân lực không được đào tạo bài bản... đang là những khó khăn cần
phải giải quyết để hoàn thiện và phát triển hơn nữa ngành công nghiệp này,
đưa công nghiệp ôtô nước ta tiến một bước xa hơn và vững chắc hơn không
chỉ đơn thuần là công nghiệp lắp ráp như trước nữa.
Để làm được những điều đó điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất là
chúng ta phải phát triển và hoàn thiện hơn nữa hệ thống các ngành CNPT
nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm dần khối lượng các linh phụ kiện phải
2
nhập khẩu từ đó nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong nước.
Chính vì vậy tập trung phát triển CNPT ôtô được coi là một trong những
mũi đột phá chiến lược trong giai đoạn phát triển ngành công nghiệp ôtô nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung giai đoạn 2001-2010, tầm nhìn
2020.
Bài viết sẽ tập trung làm rõ một vài vấn đề quan trọng về CNPT nói
chung, cũng như vai trò tác động của nó đến sự phát triển nền kinh tế đất
nước. Đồng thời tìm hiểu thực trạng của ngành ôtô và CNPT ôtô nước ta để từ
đó thấy rõ yêu cầu phải phát triển ngành CNPT này. Cuối bài viết xin đề suất
một vài biện pháp được coi là cần thiết và cấp bách để phát triển CNPT ôtô
nước ta, từ đó góp phần quan trọng để phát triển ngành ôtô nước ta nói riêng
và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
3
I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ (CNPT)
1.1. Các quan niệm về CNPT
Khái niệm công nghiệp phụ trợ (Supporting industry – SI – còn được gọi
là công nghiệp hỗ trợ) bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960, phổ biến ở Nhật

Bản và sau này là các nước công nghiệp trẻ châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan,
hay vùng lãnh thổ Đài Loan. Đây là những nơi mà chi tiết các sản phẩm hoàn
chỉnh cuối cùng. Chẳng hạn, để sản xuất một chiếc ôtô hoàn thiện, đòi hỏi từ
20000 đến 30000 linh kiện phụ tùng: động cơ, thân xe, giảm sóc và hàng trăm
linh phụ kiện khác… Và vì lẽ đó đương nhiên các nhà sản xuất ôtô không tự
mình cung ứng tất cả chi tiết đó, mà họ phải thuê các nhà cung cấp nội địa gia
công những bộ phận hay công đoạn không thực sự quan trọng. Nếu nhìn rộng
hơn, chúng ta sẽ thấy thực trạng tương tự trong các nghành công nghiệp khác
như ôtô, dệt may gia giầy, điện tử…
Như vậy CNPT là nền tảng cho sự phát triển của các nghành công
nghiệp chính yếu, nó cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu… cho các
ngành công nghiệp sản xuất. Cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể
nào cho ngành CNPT ở Việt Nam và nó đang được hiểu như một ngành công
nghiệp phụ giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng, thông qua việc
cung cấp các bộ phận, chi tiết hoặc các sản phẩm hàng hóa trung gian khác,
bao gồm các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhiệm cung cấp đầu
vào (thiết kế, nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm…). Nói cách khác,
thay vì sản xuất sản phẩm với tất cả các bộ phận chi tiết (sản xuất trọn gói),
các công đoạn sản phẩm sẽ được chuyên môn hóa thành từng phần, và mỗi
ngành công nghiệp chỉ sản xuất một phần của sản phẩm đó. Quá trình chuyên
môn hóa như vậy cũng được hiểu là CNPT.
4
Vì thế mà CNPT phải gắn kết với một sản phẩm hoặc một nhóm sản
phẩm công nghiệp (tức đối tượng được hỗ trợ) và việc phân cấp hỗ trợ là tùy
theo đặc tính công nghệ của sản phẩm hay nhóm sản phẩm đó.
Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của CNPT đến sự phát triển
của ngành công ngiệp sản xuất chính mà nó phụ trợ. Nó chính là cơ sở cho sự
phát triển của một ngành sản xuất, tạo điều kiện và nền tảng cho sự phát triển
của ngành công nghệp đó. Mặc dù vậy có một thực tế là ở nước ta hiện nay
các ngành CNPT lại không hề được quan tâm hoặc quan tâm rất ít. Nó chưa

thể hiện được vai trò tác động to lớn của mình đến sự phát triển nền kinh tế
nước nhà. Rất nhiều ngành công nghiệp của nước ta có tiềm năng phát triển
và cơ hội tăng trưởng cao nhưng lại không thể phát huy được tiềm năng đó do
thiếu và yếu CNPT. Điển hình phải kể đến các nhóm ngành như dệt may, gia
dầy, ôtô, tin học và điện tử… Chúng ta chỉ mới thực hiện được những công
đoạn hết sức đơn giản như gia công, lắp ráp…chính vì vậy mà hàm lượng giá
trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa là rất ít đồng thời chúng ta phải phụ
thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài hoặc nhập khẩu từ nguyên phụ
liệu, mẫu mã, linh kiện, bán thành phẩm…Do vậy khả năng cạnh tranh của
sản phẩm là rất kém.
Cũng là một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực, Thái Lan
đáng để là một nền kinh tế cho chúng ta học tập về CNPT. Nhận thức được
vai trò quan trọng của CNPT tác động đến nền kinh tế, Thái Lan rất quan tâm
đến phát triển CNPT hỗ trợ cho các nghành sản xuất.
Một định nghĩa khác về CNPT của cục phát triển CNPT Thái Lan cho
rằng: CNPT là các ngành cung cấp các linh phụ kiện máy móc và các dịch vụ
kiểm tra, đóng gói kiểm tra cho các công nghiệp cơ bản ( nhấn mạnh các bộ
phận kim loại, công nghiệp chế tạo máy, sản xuất phụ tùng ôtô và phụ tùng
điện, điện tử).
5
Như vậy cho dù hiểu theo nghĩa nào thì vẫn lộ rõ bản chất của CNPT là
một ngành quan trọng cung cấp các linh phụ kiện, nguyên vật liệu, bán thành
phẩm…để hoàn thiện, lắp ráp một sản phẩm cuối cùng. Đó là cơ sơ nền tảng
cho sự phát triển ngành công nghiệp mà nó phụ trợ. Có CNPT phát triển sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Chúng ta có thể hình dung CNPT như chân núi, tạo phần cứng để
hình thành nên than núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và
lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dung. Do vậy CNPT thông
thường phải phát triển trước làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành
công nghiệp chính yếu.

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến CNPT
Là một ngành sản xuất quan trọng mà sản phẩm của nó trực tiếp tác động
đến sự phát triển và thành công của các ngành công nghiệp mà nó phụ trợ,
CNPT hiểu theo nghĩa giản đơn như vậy thôi đã phần nào cho thấy tầm quan
trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Xét trong mối liên hệ mật thiết với các ngành sản xuất khác và toàn bộ
nền kinh tế, CNPT chịu ảnh hưởng của rất nhiều những yếu tố.
Trước hết đó là những cơ chế chính sách của nhà nước có tác động rất
lớn đến sự phát triển của các ngành CNPT. Những cơ chế chính sách này có
thể tạo những điều kiện thông thoáng cũng như những cản trở không nhỏ đến
sự phát triển của các ngành này.
Khả năng nguồn lực cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển của các ngành CNPT, đó là các nhân tố về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, khoáng sản, các điều kiện xã hội và nguồn lực con người
(một trong những nhân tố quyết định trực tiếp).
Trình độ công nghệ cao hay thấp, tiên tiến hay lạc hậu ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng phát triển các ngành CNPT. Ở nước ta do sự thiếu thốn về
6
nguồn lực tài chính nên các công nghệ của ta rất lạc hậu, chính lý do này là
bước cản đường khiến các ngành sản xuất của ta chậm phát triển trong đó có
CNPT ôtô.
Ngoài ra còn có rất nhiều các yếu tố khác tác động đến sự phát triển của
các ngành CNPT nói riêng và nền kinh tế nói chung như môi trường kinh tế,
môi trường thế giới,…
1.3. Sự tác động của CNPT đến nền kinh tế
Như đã trình bày ở trên chúng ta đã phần nào hiểu được vai trò quan
trọng của CNPT tác động không chỉ đến ngành công nghiệp chính yếu mà đến
cả nền kinh tế nói chung. Mục tiêu chủ yếu của CNPT chính là nhằm thay thế
nhập khẩu, tạo sự chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và XK nên phát
triển công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của

Chính phủ. Vì vậy, tất cả các loại hình đầu tư và hợp tác sản xuất trong lĩnh
vực này đều cần phải được khuyến khích.
Nhờ có CNPT phát triển một cách toàn diện và đồng bộ mà Thái Lan đã
và đang trở thành một quốc gia có nền CNPT phát triển tốt nhất thế giới và là
nơi cung cấp linh kiện, phụ tùng lớn nhất toàn cầu, là quốc gia số một về sản
xuất và xuất khẩu xe pick-up. Hãng Toyota Việt Nam cho biết hầu hết các
linh phụ kiện và động cơ ôtô hãng này đều phải nhập trực tiếp từ Thái Lan về.
Bài học rất gần gũi đến từ một quốc gia rất gần với chúng ta và cũng có
những đặc điểm tương đồng về kinh tế như Thán Lan đáng để chúng ta phân
tích và học hỏi.
Xét trên cả tầm nhìn trung hạn và dài hạn, không thể phủ nhận tầm quan
trọng của ngành CNPT bởi đây là luận điểm cần thiết để xây dựng các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
Có thể nói, công nghiệp phụ trợ "dính" tới hầu hết các ngành công nghiệp chế
tạo quan trọng như ôtô, xe máy, cơ khí, hóa dầu, điện, điện tử, chế tạo máy…
7
Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam còn rất
hạn chế, nhất là các linh kiện, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao.
Điều đầu tiên phải kể đến đó là vai trò cung cấp những linh phụ kiện,
bán thành phẩm…mà CNPT phải đảm nhận. Từ đó có thể thấy rõ một điều
rằng nếu thiếu CNPT đồng nghĩa với việc những sản phẩm hàng hóa mà nó
phụ trợ không được cung cấp một cách đầy đủ các bộ phận, linh kiên, phụ
tùng, và đây chính là nguyên nhân trực tiếp nhất khiến ngành công nghiệp sản
xuất chính yếu kém phát triển. Ở nước ta có thể kể đến hàng loạt những ngành
sản xuất kém phát triển mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu CNPT gây nên.
Dệt may, gia dầy là hai ngành có đóng góp cao nhất trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây nhưng có một thực tế là
chúng ta chủ yếu làm công việc gia công cho các đối tác nước ngoài, phải phụ
thuộc rất nhiều vào họ từ nguyên phụ liệu, mẫu mã, giá cả…chính vì vậy mà
sản phẩm sản xuất ra không có giá trị gia tăng cao, khả năng cạnh tranh yếu

kém và thường xuyên xảy ra các vụ kiện tụng thương mại rắc rối. Ngoài ra
không thể không kể đến các ngành như cơ khí chế tạo máy, ôtô xe máy, điện
tử tin học cũng là những ngành mũi nhọn mà chúng ta hướng tới nhưng lại
không thể phát triển mạnh vì bài toán CNPT kém phát triển như hiện nay ở
nước ta.
Nếu CNPT phát triển điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ nội địa hóa sẽ
được nâng cao, sản phẩm được sản xuất ra với chi phí và giá thành thấp do
không phải nhập khẩu linh phụ kiện, bán thành phẩm…từ đó có thể nâng cao
được năng lực và vị thế cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp trong
nước. Tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới.
Đồng thời việc phát triển CNPT cũng là một minh chứng cho trình độ chuyên
môn hóa cao, các doanh nghiệp tập trung sản xuất một bộ phận, chi tiết của
sản phẩm từ đó nâng cao trình độ chuyên môn hóa, hiệp tác hóa tạo điều kiện
tăng khả năng cạnh tranh.
8
Phát triển CNPT còn là lời giải cho bài toán giải quyết lao động dư dôi
và thất nghiệp ngày một đông ở nước ta. CNPT phát triển sẽ thu hút rất nhiều
lao động ở tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực đồng thời góp phần khai thác hợp
lý các nguồn lực trong nước, tận dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn
tài nguyên sẵn có. Từ đó giảm tỷ lệ nhập siêu các nguyên phụ liệu và giảm tỷ
lệ xuất khẩu các sản phẩm thô. Đó chính là biện pháp khai thác nguồn tài
nguyên trong nước triệt để và hiệu quả, tránh được tình trạng bất hợp lý đang
diễn ra ở nước ta xuất nguyên liệu thô và lại nhập về chính nguyên liệu ấy ở
dạng tinh với mức giá cao hơn rất nhiều.
Theo thống kê tình hình nhập siêu 8 tháng đầu năm 2007 là 6,4 tỉ, tỷ lệ
nhập siêu tính theo kim nghạch xuất khẩu bằng 20,5%, cao gần bằng tỉ lệ này
cùng kỳ năm 2003 (25,3%) và tăng gần gấp đôi năm 2006 (10,41%). Như vậy
có thể thấy tỷ lệ nhập siêu ở nước ta vẫn ở mức rất cao và theo lý thuyết thì có
nghĩa nền kinh tế hoạt động không hiệu quả. Theo các chuyên gia kinh tế, tình
trạng này là do VN thiếu ngành công nghiệp phụ trợ. Vì trong cơ cấu nhập

khẩu, nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là các ngành dệt
may, da giày, điện tử, gỗ... phải nhập nguyên phụ liệu từ 70%-90%. Chính vì
vậy phát triển CNPT là một hướng đi đúng đắn giúp giảm bớt tỷ lệ nhập siêu
ở nước ta hiện nay.
Một tác động quan trọng mà CNPT mang lại cho nền kinh tế nữa đó là
việc phát triển CNPT sẽ góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )
vào nước ta, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những
ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi
thế so sánh động. Tỷ lệ của chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao
động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT không phát triển sẽ
làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Theo ông Junechi Mori – Chuyên
gia nghiên cứu tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) và Viện nghiên cứu
chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS), càng có nhiều linh kiện sản xuất
9
trong nước, các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài càng có cơ hội giảm chi
phí vận tải nhờ không phải nhập khẩu, trong khi các nhà cung ứng trong nước
cũng có thể mở rộng kinh doanh và tiếp thu công nghệ hiện đại nhờ có quan
hệ với các DN lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài
Xuất phát từ mục tiêu chủ yếu của mình, việc phát triển CNPT tạo sự
chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm khu vực
hạ nguồn. Từ đó tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển
công nghiệp. Sự phát triển của CNPT tạo nên những mắt xích quan trọng, có
ảnh hưởng lan tỏa trong hệ thống công nghiệp ở những khu vực có lợi thế,
giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng vừa mở
rộng vừa chuyên sâu. Tạo sự phát triển bền vững và toàn diện cho nền kinh tế
nước ta nói chung.
Trong buổi đầu tiên của quá trình hội nhập với kinh tế thế giới này, sức
ép cạnh tranh đối với tất cả các ngành kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nước
ta nói chung là vô cùng lớn. Có rất nhiều khó khăn và thử thách cần phải đối
mặt và vượt qua, trong đó có phát triển CNPT nhằm vào một số ngành trọng

điểm để có thể duy trì sự tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh của các
ngành này là rất quan trọng bởi lẽ những tác động mà một ngành CNPT phát
triển mang lại là vô cùng to lớn.
II. THỰC TRẠNG NGÀNH ÔTÔ VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ngành ôtô Việt Nam
Chẳng còn phải bàn cãi gì về vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp
ôtô đối với bộ mặt và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nữa. Bởi một lẽ
rất hiển nhiên là những quốc gia có nền công nghiệp ôtô phát triển cũng chính
là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ, Đức…
10
Công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp mang tính tổng hợp cao, đó
là nơi quy tụ những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật. Những bộ
phận trong ngành ôtô là những công nghệ cao từ các kết quả nghiên cứu áp
dụng của toán học, vật lý học, hóa học, vật liệu (hệ thống nhún, hệ thống
thắng, dầu nhớt, bánh xe, bố thắng...) và của cả ngành điện tử (chip điện tử,
chip design...). Hơn nữa sản phẩm ôtô là sản phẩm có thị trường tiêu thụ cao
(nếu biết làm) vì thế nếu xây dựng được ngành công nghiệp ôtô thì sẽ thúc
đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn (từ tiếp thu công nghệ đến đào
tạo nhân lực, sử dụng lao động...). Bỏ qua hay lơi lỏng phát triển công nghiệp
ôtô là bỏ đi một trong những cơ hội để phát triển toàn diện nền kinh tế nước
nhà.
Thực tế chẳng phải tìm đâu xa, cứ nhìn thẳng vào thị trường ôtô Việt
Nam là sẽ thấy một thực trạng quá nghèo nàn và đáng buồn cho ngành ôtô
nước ta. Mặc dù với doanh số bán năm 2007 đã vượt qua mức kỷ lục vît
100.000 chiếc nhưng điều đó chưa cho thấy rõ được sự phát triển của ngành
ôtô nước nhà. Các doanh nghiệp của ta hiện nay chỉ mang tiếng sản xuất ôtô
trên danh nghĩa vì chủ yếu làm công đoạn lắp ráp các linh kiện nhập khẩu chứ
chưa tự mình chủ động được phần nào các linh phụ kiện từ trong nước, chính
vì vậy có thể nói ngành ôtô nước ta đang xây nhà từ nóc là hoàn toàn chính

xác.
Bên cạnh đó, một thực trạng nữa là trong nhiều năm qua, ngành công
nghiệp ôtô Việt Nam được phản ánh chủ yếu qua hoạt động của 11 liên doanh
FDI thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA). Hầu hết các
doanh nghiệp này mới chỉ lắp ráp ôtô dạng CKD với trình độ công nghệ gần
như giống nhau, dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, giá trị gia tăng đạt được
chủ yếu ở các khâu sơn, hàn, lắp ráp… Hơn 90% các bộ linh kiện, phụ tùng
được cung cấp từ các công ty mẹ hoặc từ các liên doanh của họ ở các nước
trong khu vực.
11
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn quá nhỏ bé. Lý giải cho điều này,
theo các chuyên gia có các nguyên nhân: Do kết cấu hạ tầng yếu kém. Tính
đến hết năm 2000, hệ thống đường bộ Việt Nam có 210.447 km, trong đó
169.005 km là đường nông thôn và chỉ có 3.211 km đường đô thị. Phần lớn
lòng đường hẹp, chất lượng xấu. Diện tích giành cho giao thông tĩnh trong các
đô thị (bãi đỗ xe, nhà đỗ xe) quá ít ỏi, chỉ có 0,7%, trong khi ở các đô thị hiện
đại là 5-7%.
Một nguyên nhân khác cũng tác động đến sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô là nhu cầu về ô tô của thị trường Việt Nam tương đối nhỏ, chỉ
khoảng 80.000 xe/ năm, trong khi đó ASEAN là 2,1 triệu xe/ năm; Trung
Quốc 5,2 triệu xe/ năm; Nhật Bản 5,9 triệu xe/ năm… Đến nay, số lượng xe ô
tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24
xe/1.000 dân; Thái Lan 152 xe/1.000 dân; Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân; Mỹ
882 xe/1.000 dân... Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công
nghiệp sản xuất ô tô cũng chưa phát triển. Hiện tại ở Việt Nam mới có gần 40
nhà sản xuất FDI và 30 nhà sản xuất trong nước cung cấp linh kiện cho ô tô.
Theo ông Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Chính
sách công nghiệp: Hiện Việt Nam còn có quá ít nhà phụ trợ. Theo tính toán,
để tránh khỏi lắp ráp giản đơn thì một doanh nghiệp ô tô phải cần tối thiểu 20
nhà cung cấp với nhiều loại linh kiện khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa

doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp
linh kiện trong nước. Lại nói đến CNPT có thể cho rằng mọi lời giải, mấu
chốt của vấn đề phát triển ngành ôtô nước ta đều nằm ở đây. Thế nhưng lời
giải ấy không phải chỉ một hai ngày hay vài cấp, vài doanh nghiệp và vài lời
nói là có thể giải quyết được. Nó đòi hỏi sự quan tâm cũng như cố gắng của
tất cả các ban ngành có liên quan, các doanh nghiệp và của cả ngành công
nghiệp trọng điểm này nữa.
12
Theo ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hóa
chất (Bộ Công nghiệp trước đây), đối với bài toán phát triển ngành công
nghiệp ôtô Việt Nam thì vấn đề mấu chốt chính là ở ngành công nghiệp phụ
trợ. Thế nhưng, Việt Nam lại là nước đi sau các nước trong khu vực hàng
chục năm, và đang trong giai đoạn hội nhập, công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ
càng gặp nhiều khó khăn.
Dù đã được bảo trợ hơn 10 năm song nói như các chuyên gia kinh tế,
"hình bóng" ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn rất mờ nhạt bởi tỷ lệ nội
địa hóa chưa đáng là bao. Có người ví von, công nghiệp ôtô Việt Nam mới là
"nền công nghiệp may vá", tức là chỉ biết lắp ghép các bộ phận, chi tiết với
nhau. Bên cạnh đó, cả nước mới có khoảng 130.000 ôtô cá nhân trên tổng số
84 triệu dân, với lượng xe tiêu thụ bình quân chỉ 80.000 xe/năm. Về nguyên
lý thì vấn đề bảo hộ cho ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô ở Việt Nam là
đúng, nhưng có lẽ còn nhiều người chưa nhìn thấy sự phức tạp của công nghệ
ô tô nên đã đưa ra những phương án lỏng lẻo, không có cái nhìn chiến lược và
nghĩ chỉ cần áp dụng thuế là xong. Hậu quả là hơn 10 năm bảo hộ vẫn không
đem lại gì cho đất nước: không phát triển về kỹ thuật, không phát triển về đào
tạo nhân sự, không tạo điều kiện tối ưu để phát triển ngành sản xuất linh kiện
theo tiêu chuẩn thế giới. Công nghệ được bảo hộ là công nghệ lỗi thời về kỹ
thuật vì không áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao để giảm tiêu hao năng lượng,
giảm ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông tối ưu cho người sử
dụng xe và cho những người sử dụng những phương tiện giao thông khác.

Biện pháp được áp dụng chủ yếu là chính sách thuế, rồi chờ đợi các hãng ôtô
đem công nghệ tiên tiến đến Việt Nam. Sự thất bại của phương pháp này là
đương nhiên.
Còn rất nhiều khó khăn ở phía trước đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của các
doanh nghiệp nói riêng và cả ngành ôtô nói chung. Chỉ với một thị trường nhỏ
bé như Việt Nam, hành lang pháp lý thì rườm rà phức tạp, thiếu nhất quán và
13

×