Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sổ tay họa viên điện nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.88 KB, 18 trang )

Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



SỔ TAY ĐIỆN NƯỚC DÂN DỤNG
(Cẩm nang dành cho hoạ viên kiến trúc)
MỤC LỤC:
I-

PHẦN ĐIỆN DÂN DỤNG (1 PHA)

1- Tóm tắt quy trình thi công điện
2- Các kí hiệu có trong bản vẽ điện
3- Các vấn đề cần biết để triển khai phần điện
4- Quy trình triển khai các MB chiếu sáng
5- Quy trình triển khai các MB cấp điện
6- Quy trình vẽ sơ đồ đơn tuyến
II- PHẦN CẤP THOÁT NƯỚC DÂN DỤNG

7- Tóm tắt quy trình thi công CTN
8- Các kí hiệu có trong bản vẽ CTN
9- Các vấn đề cần biết để triển khai phần CTN
10- Quy trình triển khai các MB cấp nước
11- Quy trình triển khai các MB thoát nước
12- Chi tiết hầm tự hoại điển hình



trang 1



Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



I- PHẦN ĐIỆN:
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT QUY TRÌNH THI CÔNG ĐIỆN
1- Khảo sát thực tế công trường, đối chiếu với bản vẽ thiết kế và triển
khai phương án thi công.
-

Mục đích: xem xét tính khả thi và hợp lý giữa thực tế và bản vẽ. Nếu
người thiết kế thiếu kinh nghiệm sẽ dễ mắc những lỗi này. Ví dụ:
+ Cột điện nằm bên phải nhà mà tủ và đồng hồ bố trí bên trái nhà. Lúc
này mặt tiền nhà sẽ có một cặp dây nguồn băng ngang qua.
+ Tủ điện chính và tủ điện tầng không đồng trục sẽ dẫn tới hao dây.

2- Lắp đặt phần âm Tường-Dầm-Sàn. Bao gồm: ống, đế âm, đế tủ điện,
đế trạm (hộp nối dây).
-

Công tác đi kèm:
+ Định vị các thiết bị âm tường, dầm, sàn (bằng bút lông)
+ Cắt tường và cố định thiết bị âm tường bằng vữa.
+ Tính toán vị trí trạm sau cho tiết kiệm dây nhất (dựa vào đây để đánh
giá năng lực của bên thi công). Bên thiết kế (không chuyên) thường bỏ
qua việc định vị trạm.

3- Kéo rãi dây điện
-


Tính toán số lượng dây, dùng dây mồi để kéo luồn dây vào ống. Đánh
dấu dây bằng băng keo màu hoặc dùng kềm bấm ngấn đầu dây theo
quy ước riêng. Ví dụ: dây đèn 1 ngấn, dây quạt 2 ngấn,dây ổ cắm 3
ngấn,…

4- Lắp đặt đấu nối dây tại:
-

Ổ cắm: đấu 2 sợi lửa-nguội từ trạm xuống mặt ổ cắm (thường dùng
dây 2.5mm2) hoặc từ ổ cắm khác dẫn tới.

-

Mặt công tắc: đấu 2 sợi, 1 sợi từ đèn xuống và 1 sơi dây lửa từ trạm
xuống. Nên lắp sau khi lắp đèn để sắp công tắc cho hợp lý. Ví dụ: đèn
bên phải công tắc bên phải, đèn phía trên công tắc gắn phía trên.

-

Trạm: đấu các cặp dây nguồn đi từ trạm qua trạm, đấu các cặp dây
nguồn từ trạm xuống đế âm (công tắc, ổ cắm). Nếu là mặt chỉ có công
tắc thì không cần kéo dây nguội xuống.

5- Lắp đặt đèn, quạt và các thiết bị điện khác


trang 2


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng


-



Nên lắp thiết bị điện sau khi sơn nước hoàn thiện.

6- Kiểm tra đấu nối sử dụng
-

Kiểm tra dây lửa và nguội không chạm nhau bằng phích thử mạch kín
trước khi đóng MCB tổng.

 Công việc của Họa viên triển khai phần điện là vẽ để thợ thi công 6
bước này.
<<<<<<>>>>>>
CHƯƠNG 2: CÁC KÍ HIỆU CÓ TRONG BẢN VẼ ĐIỆN DÂN DỤNG
(File đính kèm Đ.C2 – Dành cho học viên phần điện nước)
1- Đồng hồ điện: là dụng cụ để đo lượng điện sử dụng.
2- Tủ điện: là tủ chứa thiết bị đóng ngắt điện hay còn gọi là cầu dao tự
động. Loại dùng trong dân dụng là MCB (hay còn gọi là CB tép)
- Các loại tủ điện:
+ Tủ điện chính: Dây từ đồng hồ điện tới và dây đi đến các tủ điện mỗi
tầng. Thường đặt ở tầng trệt hoặc tầng hầm (vị trí có mảng tường 200).
+ Tủ điện tầng: Dây từ tủ điện chính tới và dây đi đến các trạm điện.
3- Trạm điện (hộp nối dây): Dây từ tủ điện tầng tới và đi đến các ổ cắm,
công tắc, CB phòng (nếu có).
4- Mặt công tắc: Dây từ trạm điện tới và đi tới các điểm đèn.
5- Mặt ổ cắm điện: Dây từ trạm điện tới và có thể đi tới các ổ cắm khác.
6- Bộ chia cáp ti vi: Dây từ nhà cung cấp tới và đi tới các mặt ổ ti vi (tùy

vào số lượng ti vi mà bộ chia có các ngõ ra như: 2,4,6,...
+ Loại có khuếch đại tín hiệu (có dùng điện)
+ Loại không có khuếch đại (không dùng điện)
7- Mặt ổ ti vi: Dây từ bộ chia cáp ti vi tới hoặc trực tiếp từ nhà cung cấp
(trường hợp chỉ có 1 ti vi)
8- Tổng đài điện thoại: Dây đi như bộ chia cáp ti vi.
9- Mặt ổ điện thoại: Dây từ tổng đài tới hoặc trực tiếp từ nhà cung cấp
(trường hợp dùng loại mẹ bồng con, máy mẹ kết nối vô tuyến với các máy
con)



trang 3


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



10- Modem: Thiết bị mã hóa dữ liệu số. Dây ADSL từ nhà cung cấp tới và
đi đến máy tính. Tương tự như bộ chia cáp ti vi ta có switch vào 1 ra
4,8,12,...
11- Mặt ổ internet: Dây từ switch tới hoặc từ modem tới (trường hợp chỉ có
1 máy tính)
12- MCB: là thiết bị đóng ngắt điện loại nhỏ (dưới 100A) thường dùng
trong công trình dân dụng.
13- Máy lạnh: máy điều hòa nhiệt độ phòng. Tùy vào thể tích phòng mà ta
chọn công suất máy phù hợp.
14- Máy nước nóng: có MCB chống giật gắn bên trong máy.
+ Máy trực tiếp: nước được làm nóng tức thời khi đi qua máy.

+ Máy gián tiếp: có bình chứa, dùng khi nước yếu hoặc cho bồn tắm nằm
(xu hướng hiện nay không chuộng bồm tắm nằm)
15- Quạt:
+ Quạt hút: dùng khi phòng có máy lạnh, khu bếp, WC không có cửa sổ.
Có 2 loại: gắn tường hoặc âm trần.
+ Quạt trần: dùng theo xu hướng, có người thích, có người không thích.
+ Quạt gắn tường: không chiếm diện tích nhưng lại mất thẩm mỹ vì khó
trang trí cho tường.
+ Quạt đứng: ít dùng vì chiếm không gian.
- Do đó nên thiết kế nhà với vị trí cửa sổ hợp lý hoặc khe thoáng để lấy gió
tự nhiên vào nhà. Ví dụ: phòng có 2 cửa sổ đối diện thì gắn 2 cửa cao thấp
so le gió sẽ lưu thông trong phòng nhiều hơn -> mát hơn.
16- Đèn (các loại)
+ Đèn chiếu sáng: đèn lấy ánh sáng trực tiếp như: đèn gắn trần, đèn gắn
tường, đèn pha sân.
+ Đèn trang trí: đèn lấy ánh sáng gián tiếp như: đèn hắt trần, đèn hắt
tường, đèn vách, đèn chùm,…
17- Dây điện (các loại)
+ Dây đèn: là dây từ công tắc ra điểm đèn.
+ Dây ổ cắm: là dây từ trạm ra ổ cắm hoặc dây từ ổ cắm này qua ổ cắm
khác.


trang 4


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng




+ Dây máy lạnh: là dây từ trạm ra CB máy lạnh hoặc từ CB máy lạnh ra
điểm máy lạnh.
+ Dây nguồn: là dây từ tủ điện qua tủ điện hoặc từ tủ điện ra trạm hoặc từ
trạm qua trạm.
<<<<<<>>>>>>
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ CẦN BIẾT ĐỂ TRIỂN KHAI PHẦN ĐIỆN
(File đính kèm Đ.C3 – Dành cho học viên phần điện nước)
* Các bản vẽ trong một bộ hồ sơ thiết kế Điện bao gồm:
+ Mặt bằng chiếu sang các tầng.
+ Mặt bằng bố trí thiết bị điện các tầng: Thường không vẽ dây - Trường
hợp yêu cầu mức độ thể hiện đủ để thi công hoặc có thể gọi là bản vẽ thiết
kế cơ sở.
+ Mặt bằng cấp điện các tầng: Bố trí thiết bị điện + vẽ dây + số hiệu dây –
Dùng để thi công và thống kê dây.
+ Sơ đồ nguyên lý cấp điện hay còn gọi là sơ đồ đơn tuyến, sơ đồ 1 dây.
Bao gồm các thông tin: Tủ điện chứa bao nhiêu MCB, dòng định mức của
từng MCB, tiết diện và số lượng dây trên và dưới MCB (dây vào dây ra),
dây ra đi đến thiết bị nào (tầng nào).
* Thiết bị đóng ngắt: MCB và CB cóc - 2 loại thường dùng công trình trong
dân dụng.
+ MCB: Lắp tại tủ điện, thường dùng để đóng ngắt điện mỗi tầng hoặc toàn
nhà (MCB tổng).
+ CB cóc: Lắp gần cửa ra vào, thường dùng để đóng ngắt thiết bị như:
máy lạnh, máy nước nóng, thiết bị bếp (lò nướng, máy sấy chén,…) hoặc
để ngắt điện cho mỗi phòng như khách sạn.
* Dây điện:
+ Dây CV: Dây đơn 7 lõi đồng.
CV 1.0mm2: Pmax=1700w

CV 4.0mm2: Pmax=6800w


CV 1.5mm2: Pmax=2500w

CV 5.5mm2: Pmax=8300w

CV 2.5mm2: Pmax=4000w

CV 6.0mm2: Pmax=8700w

CV 3.5mm2: Pmax=6000w

CV 8.0mm2: Pmax=10600w



trang 5


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



CV 10mm2: Pmax=12100w
CV 11mm2: Pmax=12900w

CV 22mm2: Pmax=20000w

CV 14mm2: Pmax=15000w

CV 25mm2: Pmax=21200w


CV 16mm2: Pmax=16200w

CV 35mm2: Pmax=26200w

+ Dây VC: Dây đơn 1 lõi đồng.
VC 1.0mm2: Pmax= 3700w

VC 4.0mm2: Pmax= 7400w

VC 1.5mm2: Pmax= 4600w

VC 5.0mm2: Pmax= 9900w

VC 2.0mm2: Pmax= 5300w

VC 6.0mm2: Pmax= 10500w

VC 2.5mm2: Pmax= 5500w

VC 7.0mm2: Pmax= 12400w

VC 3.0mm2: Pmax= 5700w
* Công tắc cầu thang (công tắc 2 chiều): tắt/mở tại 2 điểm. Đôi khi được
dùng tại hành lang dài để tắt/mở 2 đầu hành lang.
* Đường đi của điện âm - Hiểu được vấn đề này chúng ta mới vẽ được
phần cấp điện.
+ Đường đi của dây đèn:
- Đi âm Sàn BTCT: đèn ốp trần (BTCT) ban công, hoặc dùng đèn trần
(BTCT) và không đóng trần giả, thường gặp ở tầng trên cùng như: phòng

thờ, sân thượng,…
- Đi âm Trần thạch cao: đèn âm trần, đèn ốp trần, đèn hắt trần.
.

- Đi âm Tường: đèn gắn tường, quạt gắn tường.

+ Dây nguồn:
- Đi âm Dầm: dây cấp từ tủ điện đi đến các trạm.
- Đi âm Tường: dây cấp từ trạm xuống các mặt công tắc, ổ cắm, đèn
tường, quạt,…
- Đi âm Trần thạch cao: dây cầu từ ổ cắm này qua ổ cắm khác, đèn gắn
trần.
- Đi âm nền: giữa lớp hoàn thiện và lớp kết cấu BTCT (ổ cắm chân cách
nền 0.3m)


trang 6


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



* Dữ liệu đầu vào để triển khai:
- Mặt bằng trần đèn các tầng được KTS hoặc HVKT cung cấp.
- Yêu cầu đặc biệt từ KTS, chủ nhà hoặc KS điện. Ví dụ: công tắc đầu
giường, camera door phone, rơ le tự động cho máy bơm 2 bồn,…
- Tiết diện dây: Tính tải từng thiết bị => Tổng tải cho từng tầng => Tiết diện
dây cho từng tầng, từng thiết bị (xem phần dây điện ở trên)
- Thiết bị đóng/ngắt MCB (tra bảng trong file đính kèm)

<<<<<<>>>>>>
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MB CHIẾU SÁNG
(File đính kèm Đ.C4 – Dành cho học viên phần điện nước)
1- Kiểm tra mặt bằng trần đèn KTS cung cấp xem có tương đối như hướng
dẫn ở bài "Kiểm tra độ sáng từng phòng" không? Để làm được việc này
chúng ta phải nắm được công suất của các loại đèn. Ví dụ:
- Đèn neon 1,2m = 40w
- Đèn neon 0,6m = 20w
- Đèn lon (downlight) bóng compact #15~20w
- Đèn trang trí bóng compact mỗi ngọn #15~20w
- Sau đó làm việc với KTS để đưa ra phương án mặt bằng trần đèn cuối
cùng (không thay đổi vị trí và số lượng đèn). Nếu làm cùng đơn vị thì ta sẽ
bỏ qua bước này.
2- Có 2 cách thể hiện mặt bằng chiếu sáng:
- Cách 1: Đánh số tại vị trí đèn và liệt kê tại vị trí công tắc.
- Cách 2: Vẽ dây từ điểm đèn về công tắc (không cần đánh số). Dùng lệnh
spline (SS) để vẽ
- Việc đánh số công tắc đèn khác nhau sẽ cho ra các kiểu tắt mở đèn khác
nhau.
- Lưu ý: 1 công tắc đèn nên cho chịu tải <1000w. Nghĩa là: tổng công suất
đèn có cùng 1 công tắc nên <1000w.



trang 7


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng




3- Bố trí công tắc: gần cửa đi. Tuy nhiên chúng ta cần bỏ ra vài phút mô
phỏng cách giao thông của gia chủ để bố trí công tắc thuận lợi cho người
sử dụng nhất.
- Lưu ý tránh bị vật dụng che khuất. Lỗi này thường mắc khi thiết kế không
xem kỹ bản vẽ bố trí nội thất.
5- Bố trí trạm: thông thường là phía trên mặt công tắc (có nhiều đèn). Hai
trạm cách nhau 1 ô sàn hoặc 1 bước cột. Khoảng cách giữa 2 trạm phải <
6m và cùng cao độ.
- Lưu ý: 1 phòng không nên có quá 2 trạm.
6- Lập bảng kí hiệu: mỗi bản vẽ có 1 bảng diễn giải kí hiệu, tránh đặt bảng
kí hiệu của bản vẽ này sang bản vẽ khác sẽ gây khó khăn cho người đọc.
- Ghi chú (nếu có). Ví dụ: tất cả đèn downlight dùng AS trắng. Đèn hắt trần
dùng AS xanh dương,…
<<<<<<>>>>>>
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MẶT BẰNG CẤP ĐIỆN
(File đính kèm Đ.C5 – Dành cho học viên phần điện nước)
* 3 vấn đề quan trọng trong việc cấp điện là:
- Dây điện phải được tính toán sao cho dư tải nếu không sẽ dễ gây ra cháy
nổ.
- Thiết bị đóng/ngắt phải nhỏ hơn hoặc bằng thiết bị đóng ngắt mà điện lực
cấp: nếu không sẽ xảy ra mất điện tạm thời (MCB điện lực ngoài cột điện
bị ngắt). Thông thường MCB điện lực cấp cho mỗi nhà là 32A.
- Dây cấp nguồn lửa và nguội không được chạm nhau. Do đó trong quá
trình thì công phải luôn đánh dấu dây cẩn thận.
1- Bố trí tủ điện: tủ điện chính thường đặt gần cửa ra vào chính. Tủ điện
các tầng thường đặt gần cầu thang (hành lang)
- Vẽ dây từ tủ điện đến các trạm.
2- Bố trí trạm và đánh số trạm




trang 8


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



- Vẽ dây từ các trạm đến các trạm, từ trạm đến các vị trí: CB, công tắc, ổ
cắm. Ghi mã hiệu dây.
3- Bố trí ổ cắm, công tắc:
- Công tắc nên đặt gần cửa đi phía có tay nắm (bên trong phòng). Ngoài ra
khi có yêu cầu ta đặt tại đầu giường (công tắc 2 chiều) trường hợp phòng
rộng. Hoặc phòng trẻ em có công tắc 2 chiều (bên ngoài phòng) để cha mẹ
tắt trường hợp con ngủ quên.
- Phòng WC công tắc đặt bên ngoài. Không đặt bên trong phòng.
- Ổ cắm: đặt theo thiết bị dùng điện, ghi rõ cao độ nếu khác cao độ H=300
trong ghi chú chung.
4- Bố trí máy lạnh. Bao gồm:
+ Cục lạnh: không đặt dối diện đầu giường thổi trực diện hoặc những nơi
khó làm vệ sinh.
+ Vị trí cục nóng: đặt gần cục lạnh, bên ngoài nhà, thuận tiện cho việc bảo
trì.
+ CB: đặt tại cửa ra vào hoặc gần cục lạnh hoặc đầu giường.
+ Thoát nước máy lạnh: tính toán đặt ống chờ trước, không kết nối vào
ống thoát nước thải tránh dội hơi vào phòng mà phải thoát trên si phông.
- Vẽ dây từ trạm đến CB, vẽ dây từ CB đến vị trí máy lạnh.
5- Bố trí các thiết bị khác như:
+ Máy nước nóng, CB máy nước nóng.

+ Bộ chia cáp ti vi: nên đặt tại vị trí trung tâm (cả phương ngang và
phương đứng của nhà) so với các điểm ti vi để tiết kiệm dây. Có thể đặt
âm trần vị trí trần giật cấp hoặc âm tường trong box vuông 120, 150. Lưu ý
nếu bộ chia cáp có khuếch đại thì phải chờ sẵn nguồn điện hoặc ổ cắm.
+ Tổng đài điện thoại (nếu có): tương tự bộ chia cáp ti vi. Dây từ các điểm
thoại tập trung tại tổng đài. Điện thoại mắc parallel thì đi dây từ máy này
qua máy khác (khi mắc parallel các máy có thể nghe trộm lẫn nhau)
+ Modem ADSL: tương tự bộ chia cáp ti vi. Dây đi từ các điểm có máy vi
tính tập trung tại vị trí đặt modem. Dây ADSL từ nhà cung cấp đến modem,
truyền tính hiệu đến các máy ví tính.


trang 9


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



+ Bộ phát wifi: Dây ADSL từ nhà cung cấp đến bộ phát wifi, truyền tính
hiệu vô tuyến đến các thiết bị. Lưu ý: đặt cách trần 200, có ổ cắm, ổ cắm
có công tắt để restart.
+ Máy bơm: kéo 1 cặp dây từ máy bơm lên bồn nước mái và 1 cặp dây từ
CB ra máy bơm.
6- Lập bảng kí hiệu thiết bị: mỗi bản vẽ có 1 bảng diễn giải kí hiệu
<<<<<<>>>>>>
CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH VẼ SƠ ĐỒ ĐƠN TUYẾN
(File đính kèm Đ.C6 – Dành cho học viên phần điện nước)
- Vẽ sơ đồ cho mỗi tủ: Tủ chính - Tủ tầng.
- Đầy đủ thông tin sau:

+ Loại tủ - Tủ chứa bao nhiêu MCB.
+ Chọn MCB có dòng định mức phù hợp cho từng zone
+ Tiết diện và số lượng dây trên và dưới (dây vào dây ra) mỗi MCB
+ Dây ra MCB đi đến thiết bị nào (tầng nào)
* Thuyết minh phần điện điển hình:
- Toàn bộ dây điện dùng dây Cadivi loại CV (hoặc VC)
- Ống luồn dây âm đà, sàn BTCT dùng ống cứng chuyên dụng. Ống luồn
dây âm tường, trần giả dùng ống ruột gà.
- Lắp đặt hệ thống ống trước, kéo dây điện sau khi công tác tô hoàn thiện
- Đế công tắc gắn cách nền hoàn thiện 1,4m. Đế ổ cắm gắn cách nền hoàn
thiện 0,3m và cách mép tường hoặc mép cột gần nhất 250.
- Đế điện thoại, đế ti vi cách nền hoàn thiện 900. Đế ổ cắm tại vị trí bếp
gắn cách nền hoàn thiện 1200.
- Đơn vị thi công cần xem bản vẽ bố trí nội thất trước khi lắp đặt đế âm.
- Đèn neon 1,2m gắn tường cao từ 2,8m ~ 3,0m. Đèn trang trí gắn tường
cao 2,2m ~ 2,4m
- Dây lửa màu đỏ hoặc vàng, dây nguội màu xanh hoặc đen.
- Dây điện chỉ được đấu nối tại tủ điện, trạm, đế âm, điểm đèn. Tuyệt đối
không được đấu nối tại các vị trí khác.


trang 10


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



* Thuyết minh phần điện nhẹ điển hình:
- Điện thoại sử dụng loại mẹ bồng con. Các máy con kết nối (không dây)

với máy mẹ.
- Bộ chia cáp ti vi 1 ra 6 (có khuếch đại) đặt tại trên trần giả lầu1 hoặc tại
hành lang lầu1.
- Modem internet đặt tại máy trong phòng ngủ master.
<<<<<<>>>>>>
Hết phần điện



trang 11


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



II- PHẦN NƯỚC:
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT QUY TRÌNH THI CÔNG CTN TRONG NHÀ
5 BƯỚC THI CÔNG CHÍNH:
1- Khảo sát (thực tế, bản vẽ, lên phương án thi công,...)
2- Lắp đặt đường ống dưới nền tầng trệt. Bao gồm:
- Ống thoát nước vào HTH và ống giữa các ngăn.
- Ống thoát từ (hố ga) HTH ra hố ga ngoài nhà
- Ống (ngang) thoát nước mưa từ sê nô, ban công xuống
- Ống cấp từ đồng hồ (máy bơm) lên bồn nước Mái
+ Lưu ý: đảm bảo đủ độ dốc thoát nước và lớp cát bảo vệ ống.
3- Lắp đặt đường ống CTN các tầng (chờ ống đứng tại hộp gen)
- Xác định vị trí thoát nước của các thiết bị WC và đặt gạch chờ khi đổ BT
sàn
4- Lắp đặt đường ống đứng tại hộp gen và kết nối với các đường ống chờ

- Ống thoát nước mưa từ sê nô, ban công xuống
- Ống thoát phân
- Ống thoát nước thải (phểu thu sàn)
- Ống thông hơi
- Ống cấp lên bồn nước Mái
- Ống cấp từ bồn nước Mái xuống
- Ống cấp nước nóng (nếu có)
+ Lưu ý: kiểm tra rò, tắt, số lượng ống, mối nối ống ok trước khi xây hộp
gen
5- Kiểm tra thử áp (thử rò) và thử tắt ống, kết nối sử dụng.
- Công việc của HVĐN là vẽ để thợ thi công 5 bước này.
Nét vẽ: xem file đính kèm Đ.C1



trang 12


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



CHƯƠNG 2: KÍ HIỆU NƯỚC
(File đính kèm N.C2 – Dành cho học viên phần điện nước)
- Đồng hồ nước: Dùng để đo lượng nước dùng
- Máy bơm:
+ Bơm nước cấp lên bồn nước Mái
+ Bơm nước thoát từ hầm ra hố ga ngoài nhà
- Van khóa (cổng): khi van mở nước có thể lưu thông qua lại
- Van 1 chiều: nước chỉ có thể lưu thông 1 chiều

- Đường ống (các loại)
+ Ống cấp nước
+ Ống thoát nước thải
+ Ống thoát nước mưa
+ Ống thông hơi
- Hố ga: tập kết ống thoát nước, lắng đọng cặn (rác), thay đổi độ dốc tuyến
ống, thông khí ống thoát.
- Hầm tự hoại: để xử lý nước thải sinh hoạt và thoát xí
- Đường kính ống, độ dốc (thoát nước):
- Bồn nước Mái: để chứa nước và tăng áp lực nước.
- Bồn nước ngầm: để chứa nước trước khi được bơm lên bồn nước Mái.
Dùng ở những nơi có nước yếu.
- Các thiết bị dùng nước: Lavabo, vòi nước, bồn tắm, bồn cầu, chậu rửa
chén, máy giặt,...



trang 13


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ CẦN BIẾT ĐỂ TRIỂN KHAI NƯỚC
(File đính kèm N.C3 – Dành cho học viên phần điện nước)
* Các bản vẽ trong 1 hồ sơ thiết kế CTN (cơ bản gồm)
+ Bản vẽ cấp nước các tầng
+ Bản vẽ thoát nước các tầng
+ Bản vẽ chi tiết hầm tự hoại

+ Bản vẽ chi tiết từng khu WC (nếu có)
* Các loại ống CTN
+ Cấp nước: Dùng ống uPVC (liên kết keo), cấp nước nóng dùng ống PPR
(ống hàn nhiệt)
+ Thoát nước: Dùng ống PVC (liên kết keo)
* Nguyên lý hệ thống CN
+ Nước được cấp vào nhà đi qua đồng hồ nước => máy bơm (trường hợp
nước yếu hoặc nhà cao trên 2 tầng) => bồn nước Mái => xuống các tầng
=> các thiết bị
* Nguyên lý hệ thống TNM
+ Nước mưa được thu từ sê nô (ban công) qua cầu chắn rác (phểu thu
sàn) => ống đứng => ống ngang (trệt) => hố ga gần nhất
* Nguyên lý hệ thống TNT
+ Nước thải được thu từ phểu thu sàn => ống đứng => ống ngang (trệt) =>
hố ga gần nhất
* Nguyên lý hệ thống TX
+ Nước thải từ bồn cầu => ống đứng => ống ngang (trệt) => bể chứa HTH
* Lưu lượng nước: là lượng nước lưu chuyển trong một đơn vị thời gian.
Tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút
* Áp lực nước: là lực của dòng chảy tác động vào thành ống
* Áp suất nước: là áp lực nước trên 1 diện tích ống. Ví dụ: 1kg/cm2



trang 14


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng




* Tóm lại ống nước chúng ta quan tâm đến:
- Chủng loại ống: PPR, uPVC, PVC
- Đường kính ống: xem bảng thông số ống
- Độ dày ống: xem bảng thông số ống
- Chiều dài ống, hướng dòng chảy, độ dốc (ống thoát nước)
1

* Dữ liệu đầu vào để triển khai:
- Mặt bằng CTN khu vực: để biết hướng cấp và hướng thoát của khu vực.
Ví dụ: phía trước nhà hay phía sau nhà
- Mặt bằng bố trí thiết bị dùng nước cho các tầng (mặt bằng kiến trúc)
- Yêu cầu đặc biệt (từ KTS, chủ nhà hoặc KS nước). Ví dụ: vừa dùng máy
NLMT vừa dùng điện, có vòi nước cho ban công,…
- Đường kính ống (từ KS nước). Thông thường nhà dân quy mô vừa và
nhỏ họa viên có thể chọn ống theo thiết kế công trình tương tự.



trang 15


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MB CẤP NƯỚC
(File đính kèm N.C4 – Dành cho học viên phần điện nước)
* Tiêu chuẩn thiết kế (tham khảo):
- TCVN 4512-1988: tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong

* Thuyết minh hệ thống cấp nước sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt: 25L/người/ngày.
- Tiêu chuẩn tưới cây xanh: 20% lưu lương sinh hoạt (nếu có)
- Đường ống cấp nước dùng ống nhựa PPR hoặc uPVC.
* Các vấn đề quan trọng trong việc tk cấp nước:
- Đường ống phải đi tới mọi thiết bị.
- Tổng chiều dài đường ống phải ngắn nhất.
- Đủ lượng nước cho người sử dụng: tránh thiếu nước.
- Đủ áp lực nước: tránh nước yếu.
- Dễ thi công, sửa chữa (bảo trì)
- Đảm bảo yêu cầu của kiến trúc.
* Các vấn đề trên bồn nước Mái:
- Ống dẫn nước lên cách đỉnh bồn 200
- Ống dẫn nước xuống cao hơn đáy bồn 200
- Ống xả tràn phòng tràn nước khi van phao hỏng cách đỉnh bồn 150
- Ống xả cặn D42 đặt tại vị trí thấp nhất của bồn
* Vị trí đặt van đóng/mở nước:
- Đầu các ống nhánh tới thiết bị. Ví dụ: từ ống đứng trong hộp gen – van cấp vào WC mỗi tầng
- Trước và sau: đồng hồ, máy bơm, ống đứng lên bồn nước mái.
* Vị trí đặt van 1 chiều:
- Trước và sau máy bơm.
- Đầu đường ống đứng lên bồn nước Mái. Đầu đường ống từ bồn nước
Mái xuống.
- Từ bồn nước qua máy nước nóng NLMT.


trang 16


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng




CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MB THOÁT NƯỚC
(File đính kèm N.C5 – Dành cho học viên phần điện nước)
* Tiêu chuẩn thiết kế (tham khảo):
- TCVN 4474-1987 tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên trong
* Thuyết minh hệ thống thoát nước sinh hoạt:
- Hệ thống thoát nước xí được xử lý tại bể tự hoại ra hố ga thải rồi ra
ngoài mạng lưới thoát nước.
- Hệ thoát nước thải được thoát trực tiếp ra các hố ga thải gần đó rồi thoát
ra ngoài mạng lưới thoát nước.
- Hệ thống thoát nước mưa được thoát ra những hố ga gần nhất của mạng
lưới thoát nước.
- Đường ống thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt dùng ống nhựa
PVC loại dày nối bằng keo dán.
* Các vấn đề cần biết trong thoát nước:
- Tất cả các thiết bị thu nước tại thiết bị phải có si phông (con thỏ)
- Ống nhánh: là ống thoát nước từ các thiết bị vào ống đứng. Ống này
<=10m
- Ống đứng: là ống thoát theo trục đứng thường (nằm trong hộp gen)
- Ống tháo: là ống thoát ngang từ ống đứng xuống ra hố ga hoặc HTH
(nằm dưới nền trệt)
- Ống thông hơi: là ống để dẫn khí độc ra khỏi đường ống thoát. Cao hơn
mái nhà 0,7m (sân thượng 3m) và cách xa ban công, cửa sổ nhà kế bên
tối thiểu 4m.
- Ống kiểm tra (thông tắc): bố trí ở tầng trên và tầng dưới cùng hoặc cách
3 tầng 1 điểm (cao cách sàn 1m hoặc đặt trên trần giả)
- Khoảng cách từ ống đứng đến hố ga <=15m




trang 17


Sổ tay họa viên điện nước dân dụng



CHƯƠNG 6: HẦM TỰ HOẠI
(File đính kèm N.C6 – Dành cho học viên phần điện nước)
* Thuyết minh HTH:
- Trước khi thi công hầm tự hoại cần xác định mực nước cống khu vực sao
cho mực nước trong bể lọc phải cao hơn mực nước cống khu vực
- Trước khi sử dụng phải đổ đầy nước vào bể chứa ít nhất 10 ngày
- Bể chứa, bể lọc phải có ống thông hơi lên mái (D42)
- Ống phân từ các WC xuống bể chứa phải thấp hơn mực nước trong bể
chứa 25cm
- Ống (lổ) thông từ bể chứa sang bể lắng cách đáy bể 50cm
* Ghi chú chung:
- Kích thước, đường kính ống, chiều dài ống tính bằng mm
- Đường kính ống trên bản vẽ là đường kính danh nghĩa (đường kính
trong).
- Bản vẽ chỉ thể hiện tính nguyên lý, không thể hiện tất cả các chi tiết liên
kết. Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước
bao gồm thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng, điều khiển cho công trình.
- Nhà thầu phải phối hợp với các bộ phận kiến trúc, kết cấu, cơ điện để
xác định rõ các tuyến ống và vị trí chính xác các thiết bị.
- Phối hợp với kiến trúc và nhà thầu xây dựng để thực hiện lỗ xuyên sàn,
âm tường.

- Phải định vị rõ các cửa thăm âm tường, sàn để thuận lợi cho công việc
bảo trì
- Phải đảm bảo tất cả các lỗ xuyên tường, xuyên mái phải được chống
thấm thích hợp, tránh rò rỉ nước mưa trong và sau thời gian xây dựng.
- Tất cả các ống ngầm sẽ đườc lắp đặt bên dưới cao độ mặt đất >=
300mm
- Tất cả cống thoát thải và đường ống chảy tràn từ bể chứa nước sẽ được
nối tới hệ thống thoát gần nhất.
* Chi tiết lắp đặt: xem file đính kèm N.C6.1
<<<<<<>>>>>>
Hết phần Nước


trang 18



×