Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.96 KB, 35 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU:............................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI........................................................................2
1.1. Khái quát về thị trường ngoại hối. ............................................................2
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm ..................................................................................................2
1.1.3. Chức năng .................................................................................................2
1.1.4. Mô hình tổ chức của thị trường ................................................................3
1.1.5. Các đối tượng tham gia.............................................................................3
1.1.6. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường ngoại hối.....................3
1.2. Hoạt động quản lí ngoại hối của NHNN ...................................................4
1.2.1. Mục đích quản lí ngoại hối .......................................................................4
1.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................4
1.2.1.2. Mục đích quản lý ngoại hối ............................................................5
1.2.2. Cơ chế quản lý ngoại hối ...........................................................................6
1.2.2.1. Cơ chế tự do ngoại hối.....................................................................6
1.2.2.2. Cơ chế ngoại hối có quản lý ............................................................6
1.2.3. Hoạt động ngoại hối của NHTW................................................................7
1.2.3.1. Hoạt động mua bán ngoại hối ........................................................7
1.2.3.2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW.........................................8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHNN
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA......................................................9
2.1. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam ..................................9
2.1.1. Thời gian trước khi ban hành luật ngân hàng ............................................9


Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2. Sau khi ban hành bộ luật ngân hàng. ......................................................10
2.2. Nhìn nhận chung về thực trạng quản lý ngoại hối...................................11
2.2.1. Thực trạng về lãi suất ngoại tệ. ...............................................................11
2.2.1.1. Lãi suất huy động ngoại tệ..............................................................11
2.2.1.2. Lãi suất cho vay ngoại tệ................................................................13
2.2.1.3. Nhận xét..........................................................................................14
2.2.2. Thực trạng về công cụ dự trữ bắt buộc:...................................................15
2.2.3. Thực trạng về công cụ tỷ giá....................................................................16
2.2.3.1. Tình hình diễn biến.........................................................................16
2.2.3.2. Nguyên nhân...................................................................................17
2.2.3.3. Những can thiệp của Ngân hàng Nhà Nước...................................18
2.2.4. Hoán đổi ngoại tệ.....................................................................................18
2.2.5. Biên độ giao dịch......................................................................................19
2.3. Những tồn tại trong vấn đề quản lý ngoại hối.........................................20
2.3.1. Các chính sách văn bản...........................................................................20
2.3.2. Tình trạng đô la hóa..................................................................................21
2.3.3. Tình trạng ngoại tệ trôi nổi......................................................................22
2.3.4. Những hạn chế khác................................................................................23
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM24
3.1. Về mặt pháp lý............................................................................................24
3.1.1. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản, chính sách quản lý ngoại hối......24
3.1.2. Cần duy trì chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà Nước.......25
3.2. Về nguồn lực con người............................................................................25
3.3. Về công nghệ ..............................................................................................26
3.3. Tăng cường quản lý hoạt động xuất nhập khẩu......................................27
3.4. Xây dựng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh................................28
3.5. Cần có những biện pháp kịp thời để phát triển thị trường ngoại tệ trong

nước....................................................................................................................28
KẾT LUẬN....................................................................................................29
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC VIẾT TẮT.
1. ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần.
2. AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
3. Agribank: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
4. AUD: Đô la Úc
5. BCT: Bộ công thương
6. CHF: Phơ răng Thụy Sỹ.
7. EUR: Đồng euro.
8. Eximbank: Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam.
9. GBP: Bảng Anh.
10. HHNH: Hiệp hội Ngân hàng.
11. HKD: Đô la Hồng Kông.
12. IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
13. JPY: Đồng yên Nhật.
14. MB: Tiền trung ương.
15. NHNN: Ngân hàng nhà nước.
16. NHTM: Ngân hàng thương mại.
17. NHTW: Ngân hàng Trung ương.
18. QĐ: Quyết định.
19. SEV: Cộng đồng tương trợ kinh tế.
20. SGD: đô la Singapore
21. TCTD: Tổ chức tín dụng
22. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
23. TT: Thông tư.
24. USD: Đồng đô la Mỹ.

25. VND: Việt Nam đồng.
26. XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
27. WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU:
1. Bảng 1: Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Agribank.
2. Bảng 2: Lãi suất cho vay ngoại tệ khác.
3. Bảng 3: Lãi suất cho vay Đô la Mỹ.
4. Bảng 4: Lãi suất cho vay đối với danh muck hàng xuất nhập khẩu không thiết
yếu.
5. Bảng 5: Tỷ giá từ 22/11/2010 đến 30/11/2010.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính quốc tế ngày một trở nên mang tính toàn cầu hoá cao độ,
sự xoá bỏ dần các hạn chế về ngoại hối kéo theo sự chu chuyển các luồng ngoại tệ
ngày càng gia tăng không chỉ về số lượng, tốc độ mà còn cả chiều rộng và chiều sâu.
Những biến động về lãi suất và tỷ giá ngày càng lớn và khó có thể dự liệu trước.
Trong bối cảnh đó, việc NHTW duy trì và quản lý một cách tích cực cũng như tăng
cường đa dạng hoá dự trữ ngoại hối đã trở thành vấn đề nóng bỏng. Việt Nam chúng
ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề quản lý ngoại hối, giữ vững giá trị
đồng tiền luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Trong những năm qua, quá trình đổi về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái
đã được những kết quả nhất định góp phần ổn định giá trị đồng tiền, cải thiện cán cân
thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước. Để đạt được những kết quả trên một
loạt các chính sách, quy định về quản lý ngoại hối và các hoạt động liên quan đến
ngoại hối đã được ban hành và ngày càng hoàn thiện theo hướng tạo một cơ chế quản
lý ngoại hối năng động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hỗ trợ thực
hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu trên đất nước Việt
Nam chỉ lưu hành đồng Việt Nam và hướng tới mục tiêu đồng Việt Nam có khả
năng chuyển đổi. Việc điều hành tỷ giá cũng được thực hiện một cách ngày càng linh

hoạt góp phần thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài, hạn chế ảnh hưởng khủng
hoảng kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý ngoại hối ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn. Việc
nhìn nhận lại, đánh giá và đưa ra và đưa ra những ý tưởng mới luôn được quan tâm.
Chính vì vậy trong khuôn khổ đề án này em cũng muốn mình được nghiên cứu, phân
tích trên các giác độ của môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ. Và em đã chọn đề tài:
”Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam ”
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI
HỐI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
1.1. Khái quát về thị trường ngoại hối.
1.1.1. Khái niệm
Như chúng ta đã biết, trong thương mại quốc tế khi nhà xuất khẩu thu ngoại tệ về thì
họ phải bán số ngoại tệ này để lấy nội tệ, vì nhà xuất khẩu phải trang trải các chi phí
đầu vào trong nước bằng nội tệ. Khi nhà nhập khẩu được yêu cầu thanh toán bằng
ngoại tệ thì họ phải dùng nội tệ để mua số ngoại tệ này thanh toán cho nhà xuất khẩu
nước ngoài. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường,
và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối( The Foreign Exchange Market -
FOREX). Vậy: thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác
nhau.
1.1.2. Đặc điểm
+ Thị trường ngoại hối hoạt động thông qua mạng lưới ngân hàng trên toàn thế giới.
+ Là thị trường toàn cầu, thời lượng giao dịch 24/24 giờ, việc mua bán chuyển đổi
các đồng tiền khác nhau diễn ra trên toàn thế giới.
+ Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng quốc tế( interbank)
với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối
và các ngân hàng trung ương.

+ Các nhà kinh doanh quan hệ với nhau thông qua điện thoại, telex, fax, hệ thống
Swift, mạng vi tính.
+ Tỷ giá trên các thị trường khác nhau hầu như là thống nhất với nhau.
+ Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch ngoại hối là USD(41,5%).
+ Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội. . .
Những thị trường ngoại hối quan trọng nhất ngày nay gồm New York, London,
Tokyo, Singapor và Frankfurt.
1.1.3. Chức năng
+ Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là nhằm phục vụ dịch vụ cho khách
hàng thực hiện các giao dich thương mại quốc tế.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác
giữa các quốc gia.
+ Giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật
cung- cầu của thị trường.
+ Thị trường ngoại hối cung cấp các cộng cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân
hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế bằng các hợp đồng:
hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai.
+ Là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền
kinh tế.
1.1.4. Mô hình tổ chức của thị trường
1.1.5. Các đối tượng tham gia
+ Các ngân hàng:
- Các ngân hàng trung ương.
- Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư.
+ Các nhà môi giới.
+ Các doanh nghiệp.
+ Các cá nhân, các nhà kinh doanh.
+ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

+ Các công ty đa quốc gia.
1.1.6. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường ngoại hối
+ Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay.
+ Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá.
+ Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn.
3
NHTW
NHTW NHTW Công ty
Môi giới
Công ty
Đấu giá mở
Hai chiều
Website: Email : Tel : 0918.775.368
.+ Nghiệp vụ hoán đổi.
+ Nghiệp vụ ngoại hối giao sau.
+ Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối chọn quyền.
1.2. Hoạt động quản lí ngoại hối của NHNN
1.2.1. Mục đích quản lí ngoại hối
1.2.1.1. Khái niệm
Ngoại hối là phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế, văn hoá . . . giữa các quốc
gia. Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các
công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. Ngoại hối trong đó đặc biệt là ngoại tệ có
vai trò quan trọng, nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua bán, phương
tiện thanh toán và hạch toán quốc tế, được các nước chấp nhận là đồng tiền quốc tế,
ví dụ: đô la Mỹ, Bảng Anh, Frăng Pháp. . .
Nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì không
thể có một quốc gia nào phát triển một cách đơn độc, khép kín mà đòi hỏi phải mở
rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Vì vậy, dự trữ ngoại hối là một trong những
mục tiêu kinh tế có ý nghĩa chiến lược quan trọng, có dự trữ ngoại hối cần thiết có
nghĩa là nhà nước đã nắm được trong tay một công cụ quan trọng để phục vụ cho

việc thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô. Dự trữ ngoại hối để đảm bảo khả năng thanh
toán quốc tế, thoả mãn nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế và đời sống
trong nước, mở rộng đầu tư, hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ mục tiêu chính
sách kinh tế mở. Dự trữ ngoại hối là một cơ sở cho việc phát hành tiền đảm bảo cho
mối tương quan giữa tiền- hàng trong nước. Nhà nước có thể chủ động sử dụng ngoại
hối như là một lực lượng để can thiệp, điều tiết thị trường tiền tệ theo những mục
tiêu, kế hoạch.
Đối với những nước mà đồng tiền được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là công cụ
để can thiệp, điều chỉnh nhằm thiết lập thế cân bằng giữa các đồng tiền trong trật tự
các đồng tiền quốc tế, phục vụ chính sách kinh tế.
Đối với những nước mà đồng tiền không được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là
lực lượng để can thiệp thị ttrường nhằm duy trì ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản
tệ.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Với tư cách là một cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền, xây dựng và thực
thi chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, NHTW đã được
giao nhiệm vụ quản lí Nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên thị trường là phù hợp.
Vậy: quản lý ngoại hối là việc Nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác động
vào quá trình xuất, nhập ngoại hối( đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối
theo những mục tiêu nhất định.
1.2.1.2. Mục đích quản lý ngoại hối
1.2. 1. 2. 1. Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
NHTW thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối( đặc
biệt là ngoại tệ) vào tay mình, để thông qua đó Nhà nước sử dụng một cách hợp lý,
có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại. Đồng thời sử
dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách tiền
tệ, thông qua mua bán trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn
định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng. Chẳng hạn khi
tỷ giá giảm thì ngân hàng có thể bán ngoại tệ, khi tỷ giá tăng ngân hàng thực hiện

mua ngoại tệ để ổn định tỷ giá đồng thời ổn định lượng tiền trong lưu thông.
1.2. 1. 2. 2. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước
Là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, NHTW phải quản lý quỹ dự trữ ngoại hối Nhà
nước nhưng không chỉ bảo quản và cất giữ mà còn biết sử dụng để phục vụ cho đầu
tư phát triển kinh tế, luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại
tệ trên thị trường quốc tế. Vì thế NHTW cần phải mua, bán, chuyển đổi để phát triển,
chống thất thoát, xói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước, bảo vệ độc lập chủ
quyền về tiền tệ.
1.2. 1. 2. 3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện quan hệ thu chi quốc tế của một nước với nước
ngoài. Cán cân thanh toán phản ánh đầy đủ những xu hướng cung và cầu về ngoại tệ
trong các giao dịch quốc tế nên nó tác động lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền.
Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến
khả năng cung về ngoại tệ cao hơn nhu cầu, trường hợp này tỷ giá vận động theo tỷ
giá giảm. Ngược lại khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi, tăng lượng ngoại tệ chảy
ra nước ngoài dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ cao hơn khả năng cung ứng, trường hợp
này tỷ giá vận động theo xu hướng tăng. Như vậy trong cả hai trường hợp, nếu không
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có sự can thiệp của NHTW, tỷ giá sẽ tăng hoặc giảm theo cung cầu ngoại tệ trên thị
trường. Tuy nhiên ở nhiều nước, NHTW đóng vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện
mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu NHTW muốn xác lập một tỷ giá ổn định nghĩa
là giữ cho tỷ giá không tăng, không giảm thì NHTW hoặc là mua số ngoại tệ từ nước
ngoài chuyển vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên tương ứng,
hoặc NHTW sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại
tệ chảy ra nước ngoài, quỹ dự trữ ngoại hối giảm xuống tương ứng.
1.2.2. Cơ chế quản lý ngoại hối
1.2.2.1. Cơ chế tự do ngoại hối
Thực hiện cơ chế tự do ngoại hối có nghĩa là ngoại hối được tự do lưu thông trên thị
trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của

Nhà nước, do vậy tỷ giá - giá cả ngoại hối sẽ phù hợp với sức mua của đồng tiền trên
thị trường. Tỷ giá thả nổi dẫn đến lãi suất, luồng vốn vào và ra hoàn toàn do thị
trường chi phối. Cơ chế này có ưu điểm là khuyến khích được sự lưu chuyển của
đồng vốn, nhưng nhược điểm của nó là không khống chế được sự thay đổi của tỷ giá
và giá cả trên thị trường ngoại hối .
1.2.2.2. Cơ chế ngoại hối có quản lý
1.2. 2. 2. 1. Cơ chế nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn
Theo cơ chế này thực hiện độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Nhà
nước áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt nhằm tập trung tất cả hoạt động ngoại
hối vào tay mình. Tỷ giá do Nhà nước quy định mà tất cả các giao dịch ngoại hối
phải chấp hành, các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ
do tỷ giá thì sẽ được Nhà nước cấp bù, ngược lại nếu lãi thì nộp cho Nhà nước. Cơ
chế này phù hợp với nền kinh tế hoá tập trung.
1.2. 2. 2. 2. Cơ chế quản lý có điều tiết
Cơ chế quản lý hoàn toàn, Nhà nước có thể áp đặt khống chế được thị trường, ngăn
chặn ảnh hưởng từ bên ngoài, chủ động khai thác được nguồn vốn bên trong. Nhưng
trong nền kinh tế thị trường cách quản lý này sẽ không phù hợp, cản trở và gây khó
khăn cho nền kinh tế.
Để khắc phục sự áp đặt, Nhà nước đã tiến hành điều tiết nhưng đã gắn với thị trường,
Nhà nước tiến hành kiểm soát một mức độ nhất định để nhằm phát huy tính tích cực
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của thị trường, hạn chế nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho kinh tế
trong bước phát triển và ổn định, ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài.
Bằng công cụ tỷ giá, dự trữ ngoại hối và các yếu tố khác mà NHTW có thể chủ động
điều chỉnh theo các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô.
1.2.3. Hoạt động ngoại hối của NHTW
1.2.3.1. Hoạt động mua bán ngoại hối
NHTW tham gia vào hoạt động mua bán ngoại hối với tư cách là người can thiệp,
giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua, bán cuối cùng. Thông qua

việc mua, bán NHTW thực hiện giám sát và điều tiết thị trường theo mục tiêu của
chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bản tệ để chủ động quyết
định hoặc phối hợp với NHTW các nước khác củng cố sức mua đồng tiền này hay
đồng tiền khác để đảm bảo trật tự trong quan hệ quốc tế có lợi cho nước mình. Hoạt
động mua bán ngoại hối của NHTW diễn ra trên thị trường trong nước và thị trường
quốc tế. Việc NHTW thực hiện việc mua bán ngoại hối sẽ tác động trực tiếp vào tiền
trung ương (MB). Khi NHTW mua ngoại hối trên thị trường sẽ làm tăng MB và
ngược lại khi NHTW bán ngoại hối trên thị trường thì sẽ làm giảm MB. Nghiệp vụ
mua bán làm ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Như
vậy, NHTW thông qua mua bán ngoại hối có thể can thiệp nhằm đạt được tỷ giá
mong muốn.
1.2.3.1.1. Mua bán trên thị trường trong nước
NHTW chỉ thực hiện mua bán với NHTM, không trực tiếp mua bán với các công ty
kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái do NHTW công bố. NHTW sử dụng một
phần dự trữ bán cho NHTM và mua ngoại tệ của các NHTM đưa vào dự trữ. Thông
qua mua bán ngoại tệ NHTW cung ứng hay rút bớt lượng tiền trong lưu thông, trên
cơ sở đó ổn định tỷ giá của đồng bản tệ.
1.2.3.1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế
NHTW không chỉ bảo quản cất trữ mà còn sử dụng quỹ cho mục đích đầu tư phát
triển. NHTW thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế nhằm bảo tồn, phát
triển quỹ dự trữ ngoại hối. Qua nghiên cứu lãi suất thực tế và xu hướng tăng lên của
lãi suất ngoại tệ, NHTW tính toán giữ ngoại tệ nước nào có lợi và đảm bảo an toàn.
Khi mua bán trên thị trường quốc tế, NHTW phải tuân thủ các quy tắc của thị trường.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.3.2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW
Ngoài việc can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường, NHTW còn
thực hiện các hoạt động về ngoại hối như:
+ Quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng
cách đưa ra các quy chế ra nhập thành viên, quy chế hoạt động, quy định giới hạn, tỷ

giá mua bán ngoại tệ trên thị trường.
+ Tham gia xây dựng các dự án pháp luật vá ban hành các văn bản hướng dẫn thi
hành luật về quản lý ngoại hối.
+ Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối.
+ Kiểm tra, giám sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối, kiểm soát các hoạt động ngoại
hối của các tổ chức tín dụng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối.
+ Biên lập cán cân thanh toán.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
Một trong những thành công quan trọng trong thực thi chính sách tiền tệ và thực hiện
chức năng của NHNN trong thời gian qua là đổi mới công tác quản lý ngoại hối và ổn
định thị trường ngoại tệ. Công tác quản lý ngoại hối của đất nước ta trong thời kỳ
kinh tế mở đã bắt đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhưng bên cạnh đó
vẫn có một số những hạn chế còn tồn tại và được thể hiện ở những chỉ tiêu sau:
2.1. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam
2.1.1. Thời gian trước khi ban hành luật ngân hàng
Việt Nam trong thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thời gian dài với chế độ Nhà
nước nắm độc quyền ngoại thương và ngoại hối. Mọi nguồn thu chi ngoại tệ đều
được tập trung vào Nhà nước, chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được phép
tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá theo tỷ giá ấn định dẫn đến hiện tượng thu chi
chênh lệch ngoại thương. Doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nếu thu lớn hơn chi
thì phải nộp Nhà nước phần chênh lệch, ngược lại thu nhỏ hơn chi thì sẽ được Nhà
nước bù: Nhà nước trực tiếp can thiệp và xác định tỷ giá nhưng tỷ giá không phản
ánh quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, áp dụng chế độ tỷ giá cố định và đa
tỷ giá. Quan hệ xuất nhập khẩu chủ yếu với các nước trong khối SEV (cộng đồng
tương trợ kinh tế) lúc đó chủ yếu áp dụng hình thức hàng đổi hàng theo một chế độ tỷ

giá cố định quan hệ thanh toán giữa các nước XHCN theo tỷ giá mậu dịch và phi mậu
dịch. Tỷ giá mậu dịch áp dụng cho các quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá và các chi
phí liên quan đến xuất nhập khẩu. Tỷ giá phi mậu dịch áp dụng cho các quan hệ
thanh toán không phải là hàng hoá. Việc hoạch toán tỷ giá giữa đồng Việt nam với
đồng ngoại tệ thì được áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ. Đó là loại tỷ giá để làm căn cứ
bù lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu có giá thành cao. Ngoài ra Nhà nước ta còn
quy định thêm một tỷ lệ phần trăm khoản phụ cấp theo các tỷ giá chính thức đối với
các ngoại tệ thuộc khu vực hai (ngoài các nước thuộc hệ thống XHCN) để thu hút
kiều hối và khuyến khích các khách du lịch nước ngoài, gọi là tỷ giá du lịch và tỷ giá
kiều hối.
9

×