Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất đá huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------***---------------

NGÔ THỊ EN NY

“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG Ở CỤM TIỂU CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT
ðÁ
HUYỆN ðÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ðỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI - 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô
Thị En Ny



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
& Phát triển nông thôn, Khoa Sau ñại học, ñặc biệt là các thầy cô trong bộ
môn Phát triển nông thôn, những người ñã truyền ñạt cho tôi nhiều kiến thức
bổ ích và ñã mọi tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến thầy giáo GS.TS. ðỗ Kim
Chung ñã dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND Huyện ðông Sơn, các phòng ban
chức năng huyện ðông Sơn ñã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp ñỡ tôi
trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại ñịa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng
viên khích lệ và giúp ñỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn

Ngô Thị En Ny

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .......................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vi

DANH MỤC BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ .......................................................................vii
DANH MỤC HỘP PHỎNG VẤN .....................................................................vii
DANH MỤC ẢNH...............................................................................................viii
Phần 1. MỞ ðẦU.......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài.......................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài ............................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................2
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài .................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ñề tài....................................................................2
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
1.4.2. ðối tượng nghiên cứu ...................................................................3
1.5. Thời gian nghiên cứu...........................................................................3
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................4
2.1. Cơ sở lý luận về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụm
tiểu công nghiệp sản xuất ñá.......................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................4
2.1.2. Vai trò của việc nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá......................................8
2.1.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................9
2.2. Cơ sở thực tiễn về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá. ............................................................ 24
2.2.1 Trên thế giới ................................................................................ 24
2.2.2. Ở Việt Nam................................................................................. 25
2.2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài ...................... 26

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iii


Phần 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................28

3.1. ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất
ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá ............................................................. 28
3.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên....................................................................... 28
3.1.2. ðặc ñiểm dân cư, nguồn lực và các vấn ñề xã hội ....................... 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 35
3.2.1. Chọn ñiểm nghiên cứu ................................................................ 35
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 35
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin....................................................... 36
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin................................................. 36
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................38
4.1. Kết quả khảo sát, nghiên cứu các ñối tượng liên quan........................ 38
4.1.1. Về hạ tầng cơ sở vật chất ............................................................ 38
4.1.2. Tình hình kinh tế kỹ thuật của cụm tiểu công nghiệp sản xuất
ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá. ........................................................ 39
4.1.3. Hiện trạng về môi trường............................................................ 47
4.1.4. Tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá...... 64
4.1.5. Kết quả thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá...... 77
4.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công nghiệp
sản xuất ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá ............................................... 79
4.2.1. ðịnh hướng thực hiện các giải pháp............................................ 79
4.2.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công
nghiệp sản xuất ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá................................ 91
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................102
5.1. Kết luận ........................................................................................... 102
5.2. Kiến nghị......................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................106

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BOD
BVMT
CN
CNH, HðH
COD
DO

Chú giải
Nhu cầu ô xi sinh hoá
Bảo vệ môi trường
Công nghiệp
Công nghiệp hoá, hiện ñại hoá
Nhu cầu ô xi hoá học
Hàm lượng ô xi hoà tan

KTXH

Kinh tế xã hội

ONMT

Ô nhiễm môi trường

SXSH

Sản xuất sinh học


TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ Ban nhân dân

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………v


DANH MỤC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

2.1. Một số giới hạn nồng ñộ ô nhiễm cho phép trong nước thải công
nghiệp...................................................................................................5
2.2. Bảng giới hạn tối ña cho phép của bụi và chất vô cơ trong khí thải công
nghiệp (mg/m3) ......................................................................................6
2.3 Giới hạn tối ña cho phép của tiếng ồn ñối với khu vực công cộng và dân
cư ...........................................................................................................7
2.4 Một số chỉ tiêu chuyên môn ñánh giá môi trường ñất ...........................7
3.1. Nhiệt ñộ không khí năm 2007 tại Thanh Hoá........................................ 29
3.2. ðộ ẩm không khí tung bình các tháng cuối năm 2006 và năm 2007 ..... 30
3.3. Diện tích tự nhiên và dân số cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá huyện
ðông Sơn – Thanh Hoá ........................................................................ 31
3.4. Trình ñộ phổ thông và trình ñộ chuyên môn kỹ thụât của người trong ñộ
tuổi lao ñộng cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá.................................... 32
4.1. Thu nhập bình quân lao ñộng/tháng qua các năm ở cụm tiểu công nghiệp
sản xuất ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá ........................................... 40
4.2. ðóng góp thuế Nhà nước của cụm tiểu công nghiệp sản xuất (năm 2006,
năm 2007 và 6 tháng ñầu năm 2008) .................................................... 43
4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện ðông Sơn qua các năm (20052007) .................................................................................................... 45
4.4. Thống kê các cơ sở sản xuất ñá qua các năm..........................................47
4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt và nước thải Công
nghiệp................................................................................................... 49
4.6. Lượng bột ñá thải ra môi trường ........................................................... 51
4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí ............................. 53
4.8. Kết quả quan trắc môi trường tiếng ồn.................................................. 54
4.9. Kết quả phân tích chất lượng ñất........................................................... 55

4.10.Tỷ lệ mắc các bệnh của người dân trong cụm tiểu công nghiệp sản xuất
ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá ......................................................... 58
4.11.Năng suất lúa theo xã qua các năm của huyện ðông Sơn tỉnh Thanh
Hoá..........................................................................................................62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên biểu ñồ

Trang

3.1. Biểu ñồ diễn biến nhiệt ñộ các tháng cuối năm 2006 và năm 2007 ........ 29
3.2. Diễn biến ñộ ẩm các tháng cuối năm 2006 và năm 2007........................ 30
4.1. Mối liên hệ giữa bệnh tật, ô nhiễm môi trường và ñói nghèo ................. 57
4.2. Chi ngân sách hàng năm cho môi trường ............................................... 70
4.3. Sơ ñồ tổ chức các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Thanh Hoá..............92
4.4. Sơ ñồ sản xuất gạch không nung..............................................................95
4.5. Sơ ñồ sản xuất bột khoáng vô cơ từ chất thải bột ñá.........................96

DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN
STT

Tên biểu ñồ

Trang


4.1. Thu nhập của lao ñộng trong cụm tiểu công nghiệp.............................. 41
4.2. ðóng góp thuế cho Nhà nước ............................................................... 44
4.3. Vấn ñề tệ nạn xã hội................................................................................46
4.4. Phản ảnh của cán bộ phụ trách nông nghiệp ......................................... 49
4.5. Phản ảnh của người dân về ô nhiễm môi trường không khí....................51
4.6. Phản ảnh của người dân về tiếng ồn...................................................... 54
4.7. Phản ảnh của người lao ñộng về tình hình bệnh tật ............................... 59
4.8. Phản ảnh của người dân về giao thông................................................. 61
4.9. Phản ảnh của cán bộ quản lý thuỷ lợi.................................................... 61
4.10. Phản ảnh của chủ doanh nghiệp về vấn ñề giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong các doanh nghiệp.............................................................. 75
4.11. Ý kiến người dân về vấn ñề giữ gìn vệ sinh công cộng và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường sống của họ ............................................................. 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vii


DANH MỤC CÁC ẢNH
STT

Tên biểu ñồ

Trang

4.1. ðánh bóng sản phẩm bằng axit HCL ..................................................... 48
4.2. Các cơ sở khai thác ñá xây dựng ở xã ðông Hưng – ðông Sơn ............. 52
4.3. Bụi phủ kín cả cây cảnh nhà dân ngã ba ðông Hưng ............................. 52
4.4. ðá vụn, mảnh ñá, bột ñá loại ra trong quá trình chế tác ñá mỹ nghệ ..... 56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………viii



Phần 1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước, nhiệm vụ bảo
vệ môi trường luôn ñược ðảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ
môi trường năm 1994, Luật Bảo vệ môi trường 2005 (sửa ñổi), Chỉ thị số 36CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ ñẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện ñại hóa ñất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta
trong thời gian qua ñã có chuyển biến tích cực, nhận thức về bảo vệ môi
trường trong các cấp, các ngành và nhân dân ñã ñược nâng lên, hệ thống
chính sách, thể chế từng bước ñược hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu
quả cho công tác bảo vệ môi trường.
Huyện ðông Sơn, tỉnh Thanh Hoá là một huyện có ngành nghề sản
xuất ñá từ rất lâu, ñời sống người dân nông thôn nơi ñây ñược nâng cao.
Song bên cạnh việc người dân có thêm việc làm, xoá ñược ñói giảm ñược
nghèo, nâng cao thu nhập và ñời sống của người lao ñộng, bộ mặt làng quê
có nhiều ñổi mới thì vấn ñề ô nhiễm môi trường ở ñây cũng là vấn ñề cấp
bách. Bởi vì công nghệ sản xuất của các cơ sở sản xuất ñá ở ñây hầu hết
còn thô sơ, lạc hậu, ñồng thời trong quá trình hoạt ñộng, ña phần các chất
thải không ñược xử lý trước khi xả, mà xả thẳng vào môi trường, theo thời
gian, ñất, nước, không khí ở ñây ñã bị ô nhiễm, nhiều nơi ñã ñến mức báo
ñộng và nếu không xử lý tốt có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tật cho cả
cộng ñồng dân cư sống ở ñây.
Vì vậy, ñưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cụm
tiểu công nghiệp sản xuất ñá huyện ðông Sơn, tỉnh Thanh Hoá là một vấn
ñề cấp bách. Xuất phát từ những vấn ñề trên chúng tôi tiến hành khảo sát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………1



nghiên cứu ñề tài: "Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở
cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá huyện ðông Sơn, tỉnh Thanh Hoá"
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Từ thực trạng của tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, nghiên cứu và ñưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá huyện ðông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá;
- ðánh giá thực trạng tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá;
- ðề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công
nghiệp sản xuất ñá, huyện ðông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Từ thực trạng tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, nghiên cứu và ñưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở
cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá huyện ðông Sơn – Thanh Hoá. Giúp cho
cụm tiểu công nghiệp có hướng ñi ñúng ñắn vừa phát triển kinh tế mà vẫn
ñảm bảo môi trường bền vững.
1.4. Phạm vi nghiên cứu ñề tài
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
- 06 xã: ðông Hưng, ðông Tân, ðông Quang, ðông Văn, ðông Nam,
ðông Vinh;
- 01 thị trấn: Thị trấn Nhồi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………2


1.4.2. ðối tượng nghiên cứu

- Các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hoá
- Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất ñá huyện ðông Sơn
- Cộng ñồng dân cư trong khu vực.
1.5. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2007 ñến tháng 9 năm 2008;
- Số liệu phục vụ ñề tài từ năm 2005 ñến hết tháng 6 năm 2008.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………3


Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụm
tiểu công nghiệp sản xuất ñá
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lý, hoá
học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi
trường trở nên ñộc hại ñối với con người, vật nuôi, cây trồng (Cục bảo vệ môi
trường, 1999) [18].
Ô nhiễm môi trường ñược hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường ñến mức có khả năng gây hại ñến sức khoẻ con người,
ñến sự phát triển cuả sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm, bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước
thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các
dạng năng lượng như nhiệt ñộ, bức xạ (Nguyễn Thế Chinh, 2003) [2 ].
2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá
Ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá là sự ô nhiễm
môi trường do quá trình hoạt ñộng sản xuất ñá gây ra.
2.1.1.3. Khái niệm về các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công
nghiệp sản xuất ñá

Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cụm tiểu công nghiệp
sản xuất ñá là những việc làm trực tiếp hay gián tiếp nhằm giảm sự ô nhiễm
môi trường xuống giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn môi trường.
2.1.1.4. Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, ñược quy
ñịnh dùng làm căn cứ ñể quản lý môi trường (Cục bảo vệ môi trường, 1999) [18].
Cơ cấu của hệ thống TCMT bao gồm các nhóm chính sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………4


+ Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội ñịa, nước ngầm, nước biển
và ven biển, nước thải; Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải;
Tiêu chuẩn liên quan ñến bảo vệ ñất canh tác, sử dụng phân bón trong sản
xuất nông nghiệp; Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cá.
+ Tiêu chuẩn liên quan ñến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích
lịch sử, văn hoá và Tiêu chuẩn liên quan ñến môi trường do các hoạt ñộng
khai thác khoáng sản trong lòng ñất, ngoài biển…
Hiện nay, ở nước ta ñã có trên 200 TCMT (Bộ tài nguyên môi trường,
2006) [16] quy ñịnh về chất lượng môi trường, ñây là cơ sở ñể chúng ta ño
mức ñộ chuẩn của môi trường, ñồng thời cũng là căn cứ ñể ñánh giá mức ñộ
vi phạm môi trường có liên quan.
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
Bảng 2.1. Một số giới hạn nồng ñộ ô nhiễm cho phép trong nước thải
công nghiệp
TT

1.
2.
3.
4.


Thông số

Nhiệt ñộ
pH
BOD5
COD
Chất rắn
5.
lơ lửng
6. Thuỷ ngân
7. Tổng Nitơ
8. Amoniac
9. ðồng
10. Sắt
11. Asen

ðơn
vị

Giá trị giới hạn TCVN 5945:2005
A

B

C

Mg/l
Mg/l


40
6 ñến 9
30
50

40
5,5 ñến 9
50
80

45
5 ñến 9
100
400

Mg/l

50

100

200

Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l


0,005
15
5
2
1
0,05

0,01
30
10
2
5
0,1

0,01
60
15
5
10

0

C

(Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc ban hành theo Quyết ñịnh số
22/2006/Qð-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………5



Theo TCVN 5945- 2005 giá trị giới hạn nồng ñộ chất ô nhiễm trong
nước thải công nghiệp ñược phân thành 3 cấp: A, B, C. Nước thải công
nghiệp có nồng ñộ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị giới hạn ở cấp
A thì có thể ñổ thải vào các vực nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp có nồng ñộ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị
giới hạn ở cấp B thì chỉ ñược ñổ thải vào các vực nước dùng cho các mục
ñích giao thông thuỷ, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thuỷ sản, trồng trọt. Nước thải
công nghiệp có nồng ñộ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị giới hạn ở cấp B
nhưng nhỏ hơn giá trị giới hạn ở cấp C thì chỉ ñược phép thải ñổ vào các nơi
quy ñịnh. Nếu nước thải công nghiệp có nồng ñộ các chất ô nhiễm lớn hơn giá
trị giới hạn ở cấp C thì không ñược ñổ thải ra môi trường
- Tiêu chuẩn khí thải: tiêu chuẩn giới hạn tối ña cho phép của bụi và
chất vô cơ trong khí thải công nghiệp
Bảng 2.2. Bảng giới hạn tối ña cho phép của bụi và chất vô cơ trong khí
thải công nghiệp (mg/m3)
TT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

14.

Thông số

Bụi khói
Bụi chứa silic
Chì
ðồng
CO
SO2
Amoniac
H2S
HCl
H2SO4 (các nguồn)
NOX (các nguồn)
NOX (cơ sở sản xuất axit)
HNO3 (các nguồn)
HNO3 (cơ sở sản xuất axit)

Giá trị giới hạn TCVN 5939:2005
A
B

400
50
10
20
1000
1500
76

7,5
200
100
1000
2000
1000
2000

200
50
5
10
1000
500
50
7,5
50
50
850
1000
500
1000

(Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc ban hành theo Quyết ñịnh số
22/2006/Qð-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………6


Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở ñang hoạt ñộng
Giá trị giới hạn ở cột B áp dụng cho tất cả các cơ sở xây dựng mới.

- Tiêu chuẩn ñộ ồn
Bảng 2.3. Giới hạn tối ña cho phép của tiếng ồn ñối với khu vực công
cộng và dân cư (theo mức âm tương ñương dBA)
TT

Thời gian

Khu vực

3

Khu vực cần ñặc biệt yên tĩnh: Bệnh
viện, thư viện, trường học, nhà trẻ
Khu dân cư: Khách sạn, nhà ở, cơ quan
hành chính
Khu vực thương mại, dịch vụ

4

Khu sản xuất nằm xen kẽ khu dân cư

1
2

6h- 18h

18h- 22h

22h- 6h


50

45

40

60

55

45

70

70

50

75

70

75

(Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc ban hành theo Quyết ñịnh số
22/2006/Qð-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường)

- Tiêu chuẩn ñất:
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu chuyên môn ñánh giá môi trường ñất
Thông số


pHKCL
Tổng N
Tổng P
Zn
Mn
Cu
Cl
Cd
Pts
Pb
Fe
ðộ chua

Tên chất

Tổng N
Tổng P
Kẽm
Mangan
ðồng
Clo
Cadmium
Chì
Sắt
-

ðơn vị

%

%
ppm
ppm
%
ppm
ppm
%
ppm
ppm
(mgñl/100g ñất)

TVVN 6962/2001
7209/2002

200
50
50
0,29
2
50
0,25
0,55

(Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc ban hành theo Quyết ñịnh số
22/2006/Qð-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………7


2.1.2. Vai trò của việc nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ở cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá

Môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở ñể tồn tại,
sinh sống và phát triển.
Môi trường là không gian sống của con người ñược biểu hiện thông qua
số lượng và chất lượng của cuộc sống khi không gian ñó không ñầy ñủ cho
nhu cầu cuộc sồng thì chất lượng cuộc sống bị ñe doạ. Từ môi trường con
người khai thác tài nguyên ñể tiến hành quá trình sản xuất ra các sản phẩm
nhằm thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống của mình. Ngoài ra môi trường còn lại
cho con người những gì tinh thần nâng cao thẩm mỹ, hiểu biết.
Tài nguyên ñược khai thác từ hệ thống môi trường: ñá, gỗ, than, dầu...
tài nguyên sau khi ñược khai thác qua chế biến, sản xuất ra các sản phẩm dịch
vụ phục vụ con người. Các sản phẩm này ñược phân phối lưu thông trên thị
trường và ñược người tiêu dùng tiêu thụ. Như vậy ta thấy rằng việc khai thác
tài nguyên từ hệ thống môi trường phục vụ hệ thống kinh tế dẫn ñến hậu quả
cần phải xem xét. Trong khi khai thác tài nguyên và trong quá trình tiêu dùng
các chất thải cũng gây ảnh hưởng xấu ñến môi trường. Nếu khả năng phục hồi
của môi trường lớn hơn khai thác thì môi trường ñược cải thiện còn ngược lại
khả năng phục hồi của tài nguyên nhỏ hơn khai thác thì môi trường bị suy
giảm.
Trong quá trình khai thác vật liệu, sản xuất và sử dụng con người ñã
thải một lượng lớn chất thải vào môi trường. Và việc sử dụng lại phụ thuộc
vào chất thải và khả năng của con người cụ thể hơn là công nghệ tái sử dụng.
Nếu chi phí ñể sử dụng lại chất thải ít hơn việc khai thác tài nguyên mới thì
con người sẵn sàng làm ngược lại con người có thể sử dụng tài nguyên mới.
Nhưng xét về ý nghĩa môi trường thì con người tìm mọi cách sử dụng lại chất
thải dù hiệu quả môi trường không lớn lắm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………8


Phần lớn chất thải tồn tại trong môi trường song môi trường có khả
năng ñặc biệt là ñồng hoá các chất thải ñộc hại thành chất thải ít ñộc hại hoặc

không ñộc hại nữa. Nếu như khả năng ñồng hoá của môi trường lớn hơn
lượng thải thì chất lượng môi trường luôn ñảm bảo, tài nguyên ñược cải thiện.
Nếu khả năng ñồng hoá của môi trường nhỏ hơn lượng thải thì chất lượng môi
trường bị suy giảm và gây tác ñộng xấu ñến môi trường (Cục bảo vệ môi
trường, 1999) [18].
Như vậy, môi trường có vai trò ñặc biệt trong cuộc sống của con
người, nó quyết ñịnh ñến sự tồn tại và phát triển của con người. Bên cạnh ñó
mối quan hệ giữa con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác
ñộng trực tiếp qua lại với nhau. Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng ñến môi
trường ñồng thời cũng là tác nhân thúc ñẩy môi trường phát triển. ðể phát
huy vai trò của môi trường, làm cho môi trường có tác ñộng tích cực ñến con
người thì con người với tư cách là chủ thể tác ñộng phải có trách nhiệm và ý
thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trong sạch.
ðối với phạm vi ñề tài cho thấy việc sản xuất của cụm tiểu công
nghiệp sản xuất ñá làm suy giảm nguồn tài nguyên khoáng sản ñá, gây ô
nhiễm môi trường cho khu vực sản xuất cũng như khu vực xung quanh.
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do quá trình sản xuất của cụm tiểu công nghiệp sản xuất ñá có vai trò ñặc biệt
quan trọng, nó quyết ñịnh hướng ñi ñúng ñắn, ñảm bảo sự phát triển bền vững
của cụm tiểu công nghiệp.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
2.1.3.1. Xác ñịnh nguyên nhân và tính chất ô nhiễm môi trường tại cụm tiểu
công nghiệp sản xuất ñá
a. Ô nhiễm nước thải
- Nguyên nhân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………9


Do quá trình xẻ, mài, ñánh bóng các sản phẩm: có các chỉ tiêu như chất
rắn lơ lửng, Crôm, axit (như axit HCL).

- Tính chất:
Nồng ñộ chất rắn lơ lửng, crôm, axit (như axit HCl) cao;
Tác hại lớn nhất của nó là gây bồi lắng dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm
trọng ñến sản xuất nông nghiệp khi các cơ sở sản xuất nằm gần các ñồng
ruộng, khu vực sản xuất chính của người nông dân.
Mức ñộ ô nhiễm phụ thuộc vào quy mô, trình ñộ công nghệ sản xuất.
- Các chỉ số ñánh giá mức ñộ ô nhiễm
ðể ñánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường nước, người ta ñưa ra các ñại
lượng sau:
+ Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
Là chỉ thị ñánh giá số lượng hay nồng ñộ các chất ô nhiễm hữu cơ trong
môi trường nước.
+ Nhu cầu oxy hoá học (COD): COD biểu thị lượng oxy tương ñương
của các thành phần hữu cơ có trong nước thải có thể bị ôxy hóa bởi các chất
ôxy hóa hóa học mạnh.
+ Chất dinh dưỡng
Khi nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng làm cho các thực vật trong
nước phát triển mạnh, gây ô nhiễm môi trường nước.
b. Ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân
Do quá trình khai thác ñá tại các mỏ khai thác;
Do quá trình sản xuất ñá tại các cơ sở sản xuất ñá;
Do quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm
- Tính chất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………10


Do quá trình khai thác ñá tại các mỏ khai thác: phát sinh bụi và các khí
thải có nồng ñộ ô nhiễm cao như SO2, NO2, CO, CO2.

Do quá trình sản xuất ñá tại các cơ sở: chủ yếu phát sinh bụi có nồng ñộ
ô nhiễm cao.
Do quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm: phát sinh các khí ñộc
hại như SO2, NO2, CO, CO2 của các phương tiện vận chuyển thường xuyên
vào ra ñể vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm tại các cơ sở sản xuất, ñặc biệt
khi các cơ sở sản xuất này nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
c. Ô nhiễm tiếng ồn
- Nguyên nhân:
Tiếng ồn phát sinh từ:
Quá trình khai thác ñá tại các mỏ khai thác: do hoạt ñộng nổ mìn, vận
chuyển nguyên liệu.
Quá trình sản xuất ñá tại các cơ sở: do hoạt ñộng của các máy móc sản
xuất và hoạt ñộng của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu sản phẩm.
- Tiêu chuẩn ñánh giá
Tiếng ồn là một trong những dạng ô nhiễm môi trường rất có hại ñối
với sức khoẻ con người. Với mức ồn khoảng 50 dBA ñã làm suy giảm hiệu
suất làm việc, nhất là ñối với lao ñộng trí óc. Với mức ồn khoảng 70 dBA ñã
làm tăng nhịp thở và nhịp ñập của tim, làm tăng nhiệt ñộ cơ thể và tăng huyết
áp. Sống và làm việc trong môi trường có mức ồn khoảng 90 dBA sẽ bị mệt
mỏi, mất ngủ, bị tổn thương chức năng của thính giác, mất thăng bằng cơ thể.
d. Ô nhiễm môi trường ñất
- Nguyên nhân:
+ Nước thải của quá trình xẻ, mài, ñánh bóng sản phẩm không ñược xử lý
triệt ñể chảy ra ñồng ruộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………11


+ Bụi bột ñá phát sinh trong quá trình sản xuất bao phủ ñất nông nghiệp.
+ Chất thải rắn: ñầu mẩu ñá thừa, các loại sản phẩm hỏng ñổ bừa bãi ra

ñồng ruộng.
- Tính chất
+ Nước thải của quá trình xẻ, mài, ñánh bóng sản phẩm chứa một lượng
lớn bột ñá và Cr+6 (hóa chất cần thiết ñể làm bóng bề mặt ñá) chảy vào thuỷ vực,
nếu không ñược quản lý chặt chẽ khi vào ñồng ruộng ngấm trực tiếp xuống ñất
làm thay ñổi tính chất hóa lý của ñất dẫn ñến giảm năng suất cây trồng.
+ Bụi bột ñá phát sinh trong quá trình sản xuất phủ lên bề mặt ñất, làm
thay ñổi màu sắc cảm quan, gặp nước bụi bột ñá sẽ ngấm xuống ñất, khi ñó tính
chất ô nhiễm tương tự như nước thải.
+ Chất thải rắn: ñầu mẩu ñá thừa, các loại sản phẩm hỏng nếu không ñược
nghiền thành ñá 1x 2 ñể dùng làm vật liệu xây dựng mà ñổ ra ñồng ruộng sẽ làm
giảm diện tích ñất sản xuất nông nghiệp, gián tiếp làm ô nhiễm môi trường ñất
bởi trong ñó còn chứa một lượng lớn bột ñá.
Mức ñộ ô nhiễm phụ thuộc vào quy mô, trình ñộ công nghệ sản xuất.
- Các chỉ tiêu ñánh giá
ðể ñánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường nước, người ta ñưa ra các ñại
lượng sau:
+ Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
Là chỉ thị ñánh giá số lượng hay nồng ñộ các chất ô nhiễm hữu cơ trong
môi trường nước.
+ Nhu cầu oxy hóa học (COD): COD biểu thị lượng oxy tương ñương
của các thành phần hữu cơ có trong nước thải có thể bị ôxy hóa bởi các chất
ôxy hóa hóa học mạnh.
+ Chất dinh dưỡng
Khi nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng làm cho các thực vật trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………12


nước phát triển mạnh, gây ô nhiễm môi trường nước.
e. Chất thải rắn công nghiệp

- Nguyên nhân:
Do quá trình khai thác ñá: ñá vụn, ñá phế phẩm.
Do quá trình sản xuất ñá tại các cơ sở sản xuất ñá trong các cụm công
nghiệp làng nghề: ñó chính là bột ñá, ñá vụn, phế phấm sản xuất.
- Tính chất
ðá vụn, ñá phế phẩm sẽ ñược tận dụng nghiền ñể tạo ra ñá 1x2 dùng
cho trộn bê tông tại các công trình xây dựng.
Bột ñá có hàm lượng Silic dao ñộng từ 80% - 85%, hiện nay lượng bột
ñá tại các cơ sở sản xuất này chưa ñược tái tận dụng. Nhưng theo công nghệ
hiện ñại thì lượng bột ñá này có thể ñược tận dụng làm gạch block tự chèn
hoặc làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thép.
Khối lượng chất thải rắn trên phát sinh hàng ngày phụ thuộc vào lượng
nguyên liệu khai thác, công suất, ñơn ñặt hàng sản phẩm của khách hàng.
- Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn:
Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn khác với tiêu chuẩn chất lượng nước
hay chất lượng không khí ở chỗ nó không quy ñịnh giới hạn các chỉ tiêu tính
chất của chất thải rắn, mà là tiêu chuẩn áp dụng cho các khía cạnh của việc
quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, ñổ bỏ chất
thải rắn, cũng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Chúng
cũng bao gồm các quy ñịnh về giảm thiểu và tái chế chất thải.
2.1.3.2. Xác ñịnh các tác ñộng của ô nhiễm môi trường cụm tiểu công nghiệp
sản xuất ñá
a. Tác ñộng ñến ñời sống và sức khỏe người dân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………13


Người dân sống trong làng có nghề tiểu thủ công nghiệp thường có tỷ
lệ bệnh tật cao hơn người dân sống trong vùng khác. Các bệnh thường gặp ở
ñây chủ yêú là các bệnh về mắt, ñường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ñường
ruột như tả, lỵ... ðối với người dân sống trong những làng cơ khí tái chế phế

liệu còn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư, quái thai... do
nhiễm phải hững chất ñộc hữu cơ ñộc hại hay nhiễm kim loại nặng...(Sở Tài
nguyên và Môi trường Hải Dương, 2007) [24]. Chính vì vậy, vấn ñề ñặt ra là
làm sao ñể phát triển kinh tế nông thôn mà vẫn ñảm bảo môi trường trong
sạch cho cộng ñồng dân cư sống ở ñó.
b. Tác ñộng ñến hệ thống giao thông
Sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ñã làm gia tăng số
lượng xe chuyến xe vận chuyển nguyên liệu từ ñịa bàn khai thác ñến cơ sở
sản xuất và số lượng xe vận chuyển sản phẩm ñi tiêu thụ. Chính vì lưu lượng
xe ñông, chất lượng xe không ñảm bảo tiêu chuẩn phát thải, hệ thống cơ sở hạ
tầng giao thông chưa thực sự ñáp ứng ñược nhu cầu, ý thức bảo vệ môi trường
của các chủ xe còn thấp kém như vận chuyển ñá khối, ñá thành phẩm...không
bao che ñất ñá dơi vãi xuống ñường tạo nên một lớp bụi vượt quá tiêu chuẩn
cho phép ñã góp phần làm gia tăng mức ñộ ô nhiễm môi trường không khí
ảnh hưởng ñến những người tham gia giao thông và quá trình sinh hoạt của
khu dân cư hai bên ñường.
c. Tác ñộng ñến thuỷ lợi
Công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông thôn tức là ngoài việc phát triển
sản xuất nông nghiệp còn phải xen lẫn với phát triển những ngành tiểu thủ
công nghiệp khác (Sở Công nghiệp Thanh Hoá, 2005) [23].
Mà ngành sản xuất ñá phát triển nếu không kết hợp với phát triển bền
vững thì môi trường nông thôn bị ô nhiễm là một ñiều không tránh khỏi. Hiện
nay nhiều hệ thống kênh mương thuỷ lợi bị bột ñá làm bồi lắng, sông ngòi bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………14


thay ñổi dòng chảy, làm ảnh hưởng ñến sản xuất nông nghiệp.Vì vậy muốn
giảm thiểu sự ảnh hưởng ñến hệ thống thuỷ lợi cần phải hạn chế nguồn xả thải
vào hệ thống sông ngòi và hệ thống kênh mương.
d. Tác ñộng ñến giá trị tài nguyên

* Giá trị tài nguyên hữu hình:
- Tài nguyên ñất: Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng cao, việc chuyển ñổi cơ cấu kinh tế mới chỉ ñược bắt ñầu và
tiếp tục trong thời gian tới. ðể ñạt ñược cơ cấu kinh tế như phương hướng của
Nhà nước thì các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại và dịch vụ phải có quỹ ñất tương ñối lớn ñể xây dựng các cơ sở
sản xuất và phục vụ sản xuất. Bên cạnh việc sử dụng diện tích cũ ñể cải tạo
mở rộng, quy hoạch, thì một diện tích ñất nông nghiệp lớn cũng bị chuyển
ñổi. ðây chính là áp lực mà việc phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp
gây ra cho quỹ ñất (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá, 2007) [26].
Mặt khác, hoạt ñộng sản xuất của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất
cũng ñã và ñang gây những dấu hiệu ô nhiễm môi trường ñất. Việc tích tụ các
chất thải rắn, ñặc biệt là chất thải rắn nguy hại, sự xả thải trực tiếp không qua
bất kỳ một quá trình xử lý nước thải nào từ các doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất rất dễ dàng dẫn ñến tình trạng môi trường ñất bị ô nhiễm.
- Tài nguyên nước: Các hoạt ñộng công nghiệp ñã góp phần ñáng kể
làm gia tăng các hàm lượng chất ô nhiễm trong môi trường nước mặt và nước
thải.
- Tài nguyên khoáng sản: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển
hầu như phải dựa vào tiền năng khoáng sản. Sự phát triển của ngành công
nghiệp ñồng nghĩa với việc suy giảm trữ lượng của tài nguyên khoáng sản,
dạng tài nguyên không tái tạo. Trên thực tế chưa có tài liệu nào nghiên cứu,
xem xét tác ñộng của sự phát triển kinh tế ñối với sự hao hụt trữ lượng, chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………15


lượng của nguồn tài nguyên khoáng sản này (Sở Công nghiệp Thanh Hoá,
2005) [23].
* Giá trị tài nguyên vô hình
- Tác ñộng ñến hệ sinh thái và giá trị nhân văn: Các hoạt ñộng tiểu thủ

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên ô
nhiễm môi trường sống của con người. Các dạng ô nhiễm như khói bụi, khí
ñộc, nước thải, chất thải rắn nguy hại có tác ñộng tiêu cực sâu sắc ñến cấu
trúc các quần thể, quần xã, làm các loài vật trong hệ sinh thái thay ñổi và nó
ảnh hưởng trực tiếp ñến các di vật thể của ñịa phương.
2.1.3.3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụm tiểu công nghiệp
sản xuất ñá
a. Các giải pháp của Nhà nước
* Các giải pháp dùng công cụ pháp luật:
Các công cụ pháp lý là công cụ quản lý trực tiếp. ðây là loại công cụ
ñược sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ
ñược nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ.
Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng của công cụ này. Có thể
thấy những ưu ñiểm nổi bật của loại công cụ này là:
+ Thứ nhất: Công cụ này ñược coi là bình ñẳng ñối với mọi người gây
ô nhiễm vì tất cả mọi người ñều phải tuân thủ quy ñịnh chung;
+ Thứ hai: Công cụ này có khả năng quản lý chặt chẽ các loại chất thải
ñộc hại thong qua các quy ñịnh mang tính cưỡng chế cao trong thực hiện;
Bên cạnh những ưu ñiểm ñó, công cụ này còn tồn tại một số hạn chế
như ñòi hỏi nguồn nhân lực và tài chính lớn ñể có thể giám sát ñược mọi khu
vực, mọi hoạt ñộng nhằm xác ñịnh khu vực bị ô nhiễm và các ñối tượng gây ô
nhiễm. ðồng thời, ñể bảo ñảm hiệu quả quản lý, hệ thống pháp luật về môi
trường ñòi hỏi pháp luật phải ñầy ñủ và có hiệu lưc thực tế.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………16


×