Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin phòng bệnh phù đầu lợn con tại hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 80 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC
NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM
LỜI
CAM ðOAN
---------------*--------------Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.

LÊ CÔNG HÙNG

Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ.

Tác giả

NGHIÊN CỨU ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VACXIN PHÒNG BỆNH PHÙ ðẦU LỢN CON
TẠI HÀ Lê
TÂY
Công Hùng

Chuyên ngành: Thú Y
Mã số:


60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. ðỗ Ngọc Thuý
LỜI CẢM ƠN

HÀ NỘI - 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


ii

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ ðỗ Ngọc Thuý, ñã tận
tình hướng dẫn tôi làm ñề tài nghiên cứu ñánh giá hiệu quả sử dụng vacxin của Viện thú y
trong việc phòng bệnh phù ñầu lợn tại tỉnh Hà Tây và giúp ñỡ các ñiều kiện ñể luận văn
này có thể hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành ñến các cô, chú, anh, chị em thuộc tổ bộ môn
vi trùng, Viện Thú y Quốc gia Việt Nam và các bạn bè ñồng nghiệp, ñặc biệt là tới Tiến sĩ
Cù Hữu Phú, tổ bộ môn vi trùng Viện Thú y ñã nhiệt tình giúp ñỡ, góp ý cho tôi trong quá
trình thực hiện những thí nghiệm liên quan ñến luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ñề tài hợp tác Chi cục thú y, các trạm thú y, các trại
chăn nuôi, các hộ chăn nuôi tại tỉnh Hà Tây ñã tạo ñiều kiện hỗ trợ ñể tôi hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia ñình, anh em, bạn bè ñã ñộng viên,
ủng hộ và khích lệ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2007
Tác giả


Lê Công Hùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


iii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ.

Tác giả

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i

Lời cảm ơn


ii

Lời cam ñoan

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục các hình

ix

MỞ ðẦU

1

1 ðặt vấn ñề

1


2 Mục tiêu của ñề tài

3

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh phù ñầu ở lợn

4

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

4

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

10

1.2. Bệnh phù ñầu ở lợn do vi khuẩn E. coli

13

1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh

14

1.2.2. Dịch tễ học


16

1.2.3. Sinh bệnh học

18

1.2.4. Triệu chứng lâm sàng

21

1.2.5. Bệnh tích

22

1.2.6. Chẩn ñoán

25

1.2.7. Phòng và ñiều trị bệnh

26

Chương 2 - NỘI DUNG - ðỊA ðIỂM – NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1. Nội dung nghiên cứu

29


2.2. ðịa ñiểm nghiên cứu

29

2.3. Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu

29

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


v

2.4. Phương pháp nghiên cứu

30

2.4.1 Phương pháp ñiều tra

30

2.4.2 Phương pháp phân lập vi khuẩn gây bệnh và xác ñịnh các yếu tố gây bệnh
của các chủng vi khuẩn phân lập ñược
2.4.3 Phương pháp kiểm tra an toàn và hiệu lực vacxin trên ñộng vật thí nghiệm
2.4.4. Phương pháp tiêm thử nghiệm trên lợn ñể ñánh giá hiệu lực phòng bệnh
của vacxin
2.4.5. Phương pháp xác ñịnh hàm lượng kháng thể trong máu của lợn bằng phản
ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu
2.4.6. Phương pháp ñánh giá ñộ an toàn và hiệu quả của vacxin phòng bệnh phù

ñầu tại 1 số trại chăn nuôi thuộc tỉnh Hà Tây

30
30
31
32
33

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu

34

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

3.1 Kết quả theo dõi tình hình lợn mắc bệnh phù ñầu tại tỉnh Hà Tây trong năm
2006

35

3.1.1. Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù ñầu

35

3.1.2. Sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi lợn

39

3.1.3. Các triệu chứng và bệnh tích ñặc trưng của các lợn mắc bệnh phù ñầu tại

Hà Tây
3.1.4. Kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm ñối với một số mẫu bệnh phẩm từ
lợn nghi mắc bệnh phù ñầu tại Hà Tây

42
45

3.2. ðánh giá ñộ an toàn và hiệu lực của vacxin trên ñộng vật thí nghiệm

47

3.3. Kết quả xác ñịnh hiệu giá kháng thể hình thành ở lợn sau khi tiêm vacxin

50

3.4. Kết quả thử nghiệm vacxin tại một số trại chăn nuôi thuộc tỉnh Hà Tây

55

3.5. ðề xuất quy trình tiêm phòng vacxin E. coli phòng bệnh phù ñầu cho lợn tại
Hà Tây

58

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

59

1. Kết luận


59

2. ðề nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AEEC

Adhenniccia Enterophathogenic Escherichia coli

DNA

Deoxyribonucleic acid

E. coli


Escherichia coli

EDP

ðộc tố gây phù

ETEC

Enterotoxigenic Escherichia coli

EPEC

Enterophathogenic Escherichia coli

F18

Fimbriae 18

Hly

Heamolysin (yếu tố gây dung huyết)

JICA

Japan International cooperation Agency (Tổ chức hợp tác quốc tế
Nhật Bản)

LD50

Lethal Dose 50 (Liều gây chết 50% ñộng vật thí nghiệm)


VTEC

Verotoxigenic Escherichia coli

VT2e

Verotoxin 2e

SLT

Shiga-like toxin

PCR

Polymerase chain Reaction (phản ứng nhân gen)

µg

Microgram (10-6g)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


vii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Bảng


Trang

1.1.

Các chủng E. coli trên lợn mang các yếu tố gây bệnh

3.1.

Tỷ lệ ốm và chết nghi bệnh phù ñầu lợn năm 2006 tại Hà Tây

37

3.2.

Tỷ lệ lợn mắc phù ñầu theo lứa tuổi năm 2006 tại Hà Tây

40

3.3.

Các bệnh tích ñặc trưng của lợn mắc bệnh phù ñầu tại Hà Tây

44

3.4.

Kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm ñối với một số mẫu bệnh phẩm
thu thập từ các lợn nghi mắc phù ñầu tại Hà Tây


9,10

46

3.5a. Kết quả ñánh giá ñộ an toàn của vacxin trên chuột bạch

48

3.5b. Kết quả ñánh giá hiệu lực của vacxin trên chuột bạch

49

3.6.

Lịch tiêm vacxin và lấy mẫu của các lợn thuộc lô tiêm vacxin và ñối
chứng

3.7.

Hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của lợn ở lô thí nghiệm và ñối
chứng

3.8.

Kết quả ñánh giá an toàn và hiệu lực của vacxin tại một số trại chăn nuôi
thuộc tỉnh Hà Tây

51
52
56


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên các hình

1.1

Sinh bệnh tổng quát của bệnh phù ñầu lợn do VTEC gây ra

3.1

Biểu ñồ tỷ lệ ốm và chết nghi bệnh phù ñầu lợn năm 2006 tại Hà
Tây

Trang
20
38

3.2

Biểu ñồ so sánh tỷ lệ các lứa tuổi lợn mắc phù ñầu

41


3.3

ðồ thị phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh lợn

54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


1

MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề:
Hà Tây thuộc vùng bán trung du Bắc bộ, có 12 huyện, 1 thành phố, 1
thị xã với 295 xã và 27 phường, thị trấn, tổng diện tích ñất là 2196,3 km2 với
dân số là 2.543.496 người, mật ñộ dân số 1158 người/km2. Hà Tây nằm trong
vùng nhiệt ñới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo
dài từ tháng 9 ñến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 ñến tháng 8. Nhiệt
ñộ trung bình năm là 23,9oC, cao nhất 29,3oC, thấp nhất 17,6oC. Số giờ nắng
trung bình trong năm là 1356,3 giờ, cao nhất là 182,4 giờ, thấp nhất là 26,1
giờ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1314,4 mm, cao nhất là 383,8 mm,
thấp nhất là 1,7 mm. ðộ ẩm trung bình trong năm là 84%, cao nhất là 91%,
thấp nhất là 79%. Nhìn chung, Hà Tây có khí hậu nhiệt ñới gió mùa, chế ñộ
nhiệt và bức xạ dồi dào, ổn ñịnh trong năm, rất thuận lợi cho sinh trưởng và
phát triển các loại cây trồng nhiệt ñới và vật nuôi.
Tổng ñàn các loài vật nuôi chính ở tỉnh Hà Tây tính ñến năm 2006 gồm
có: 18.300 con trâu, 161.700 con bò, 1.134.200 con lợn (trong ñó 90% là lợn
lai kinh tế) và 100.070.000 con gia cầm.

ðể phấn ñấu ñạt ñược mục tiêu trên, ngoài việc ñầu tư về con giống,
thức ăn công nghiệp, củng cố ñịnh hình và phát triển mô hình chăn nuôi, công
tác thú y cũng ñược tăng cường ở các cấp tỉnh, huyện và ngay tại các xã,
phường. Công tác nghiên cứu về dịch tễ học của những bệnh chủ yếu và các
giải pháp phòng chống dịch bệnh, nhằm hạn chế sự thiệt hại do bệnh gây ra
cũng ñặc biệt ñược quan tâm, ñáp ứng những nhu cầu cấp thiết của sản xuất.
Trong sản xuất chăn nuôi lợn, tỉnh Hà Tây về cơ bản ñã khống chế ñược các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


2

bệnh ñỏ nguy hiểm bằng tiêm phòng ñịnh kỳ vacxin 2 lần mỗi năm. Tuy
nhiên, trong những năm gần ñây, bệnh phù ñầu vẫn xảy ra rầm rộ tại nhiều
huyện trong tỉnh, gây thiệt hại ñáng kể cho ngành chăn nuôi lợn của Hà Tây.
Bệnh phù ñầu ở lợn ñược phát hiện ở nước ta lần ñầu tiên ở các tỉnh
ñồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ số ñàn bị bệnh chiếm tới 58,78%, lợn mắc
bệnh chết ñến 53,54%, có nơi tỷ lệ chết ñến 90% (Nguyễn Khả Ngự, Lê Văn
Tạo, 1996) [7]. Bệnh phát triển rầm rộ ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền
Trung những năm sau ñó. Nguyên nhân gây bệnh ñã ñược xác ñịnh là do vi
khuẩn E. coli gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn, giai ñoạn sau cai sữa. Lợn
mắc bệnh có các biểu hiện triệu chứng như thần kinh, sưng phù mí mắt, làm
con vật chết rất nhanh, kết quả ñiều trị bằng kháng sinh không ñem lại hiệu
quả, tỷ lệ chết cao, tốn kém, lợn khỏi bệnh còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn nhiều
thức ăn... Hiện tại, ñã có một số vacxin thương phẩm trên thế giới có thể dùng
ñể phòng bệnh, nhưng giá thành của vacxin quá cao, không phù hợp với hình
thức chăn nuôi nông hộ ở tỉnh Hà Tây. Các vacxin trong nước ñang còn ở giai
ñoạn nghiên cứu phát triển và hiện vẫn chưa có 1 loại vacxin phòng bệnh phù
ñầu cho lợn trong toàn quốc.
Gần ñây, một loại vacxin phòng bệnh phù ñầu chung cho lợn trong cả

nước do Bộ môn Vi trùng, Viện Thú Y chế tạo cũng ñã ñược ñưa vào thử
nghiệm tại 1 số trại chăn nuôi lợn thuộc tỉnh Hà Tây, nhưng cho ñến thời
ñiểm này, vẫn chưa có 1 nghiên cứu nào ñánh giá ñầy ñủ về hiệu lực của
vacxin ñối với việc phòng bệnh phù ñầu của lợn tại ñịa phương này. Xuất
phát từ tình hình ñó, chúng tôi ñã ñặt vấn ñề thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu ñánh giá hiệu quả sử dụng vacxin phòng bệnh phù ñầu lợn
con tại Hà Tây”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


3

2. Mục tiêu của ñề tài:
Mục tiêu của ñề tài là ñánh giá ñược hiệu quả của vacxin phòng bệnh
trong ñiều kiện chăn nuôi thực tế tại tỉnh Hà Tây, từ ñó xây dựng mô hình
phòng chống bệnh thích hợp, giảm thiệt hại do bệnh gây ra và làm cho người
nuôi lợn yên tâm phát triển chăn nuôi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


4

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh phù ñầu ở lợn:
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài:
Các nhà khoa học trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu về vi
khuẩn E. coli và bệnh do chúng gây ra.

Vi khuẩn E. coli lần ñầu tiên ñược Theobald Escherich phát hiện vào
năm 1885 và ñược coi là một vi khuẩn vô hại sống trong ruột già người và
ñộng vật. ðến năm 1955, Schofield và Davis [58] mới chứng minh ñược vai
trò gây bệnh ñường ruột của E. coli ở lợn con.
Theo Sokol (1981) [67], vi khuẩn E. coli từ cộng sinh thường trực trong
ñường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh vì trong quá trình sống cá thể vi
khuẩn tiếp nhận ñược các yếu tố gây bệnh là các yếu tố gây dung huyết (Hly),
yếu tố cạnh tranh (Colv) và yếu tố bám dính nằm ở Pili. Có 5 loại kháng
nguyên bám dính ñã ñược công nhận là yếu tố kết dính trên cấu trúc Pili của
vi khuẩn E. coli gồm K88ac (Stirm và cộng sự, 1967) [68], K88ab (Hohmann
và Wilson, 1975) [32], K88ad (hay còn gọi chung là F4), K99 (F5) (Smith và
Ligood, 1972) [64] và 987P (F6) (Nagy và cộng sự, 1977). Ba kháng nguyên
ñầu cho vi khuẩn khả năng kết dính vào tế bào thượng bì toàn bộ ruột non.
Kháng nguyên K99 và 987P chỉ kết dính ở tế bào thượng bì phần giữa và
phần sau của ruột non. Các kháng nguyên K88 và 987P chỉ có ở vi khuẩn E.
coli gây bệnh trên lợn, K99 tìm thấy chủ yếu ở E. coli gây bệnh trên bê. Các
yếu tố gây bệnh này không ñược di truyền bằng DNA của nhiễm sắc thể mà
di truyền bằng DNA nằm ngoài nhiễm sắc thể, ñược gọi là plasmid. Qua hiện
tượng trao ñổi di truyền bằng tiếp hợp, chính những yếu tố gây bệnh này ñã
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


5

giúp cho vi khuẩn bám dính vào ñược tế bào nhung mao ruột non, xâm nhập
vào thành ruột. Từ ñây, vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh là sản sinh ñộc
tố, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột, gây dung huyết, nhiễm ñộc huyết.
Smith, H.W (1963a) [61] ñã thông báo có hai loại ñộc tố là thành phần
chính của Enterotoxin ñược tìm thấy ở các vi khuẩn E. coli gây bệnh. Sự khác
biệt của hai loại ñộc tố này là khả năng chịu nhiệt: ðộc tố chịu nhiệt (Heat

stable toxin - ST) và ñộc tố không chịu nhiệt (Heat labile toxin - LT).
Những nghiên cứu về khả năng gây dung huyết của vi khuẩn E. coli
cho thấy ñây là yếu tố ñộc lực quan trọng của vi khuẩn. Người ta ñã phân lập
ñược vi khuẩn E. coli ngoài ñường ruột có tỷ lệ dung huyết cao hơn E. coli
phân lập ở trong ñường ruột. Minshew (1978) [47] ñã phát hiện 48% số
chủng E. coli phân lập ở ngoài ñường ruột có khả năng gây dung huyết, trong
khi E. coli phân lập từ phân chỉ có từ 8-10% các chủng gây dung huyết. Evans
(1973) [24] cũng cho thấy: 42% số chủng E. coli phân lập từ ñường tiết niệu,
29% số chủng E. coli phân lập từ máu có khả năng gây dung huyết. Căn cứ
vào kết quả nghiên cứu các yếu tố gây bệnh ở từng chủng E. coli phân lập
ñược từ các thể bệnh khác nhau, Fairbrother (Fairbrother và cộng sự, 1992)
[25] ñã ñặt tên các chủng vi khuẩn E. coli theo những yếu tố gây bệnh mà
chúng có khả năng sản sinh ra như: Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC),
Enterophathogenic E. coli (EPEC), Verotoxigenic E. coli (VTEC),
Adhennicia Enteropathogenic E. coli (AEEC).
* Một số yếu tố gây bệnh quan trọng của vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu
lợn:
1.1.1.1. Yếu tố bám dính:
Hầu hết các chủng E. coli gây bệnh ñều sản sinh ra 1 hoặc nhiều loại
kháng nguyên bám dính, còn các chủng không gây bệnh thì không có khả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


6

năng này (Cater, G.R, 1995) [19].
Kháng nguyên bám dính của E. coli nằm trên cấu trúc pili (fimbriae), là
một cấu trúc ngắn, thẳng, xuất phát từ một ñĩa gốc trong màng nguyên sinh
chất của tế bào vi khuẩn, có bản chất là protein, với số lượng khoảng 10 - 40
fimbriae/1 tế bào vi khuẩn.

Có 2 loại kháng nguyên có chức năng bám dính ñặc trưng cho các
chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu là F4 và F18.
- F4 (K88): F4 hay còn gọi là K88 lần ñầu tiên ñược mô tả bởi Orskov
và cộng sự (1964) [55]. ðây là một kháng nguyên không chịu nhiệt, không
ñược sản sinh ở nhiệt ñộ 18oC.
Kháng nguyên F4 giúp cho vi khuẩn bám ñược vào receptor tương ứng
trên riềm bàn chải lông nhung ruột non của lợn, từ ñó vi khuẩn có thể phát
triển, nhân lên ở ruột non và tiết ra các loại ñộc tố gây bệnh.
- F18: Năm 1978, Bertchinger ñã phát hiện ra 1 loại fimbriae bám dính
ở các chủng E. coli gây bệnh phù ñầu thuộc nhóm O139. Fimbriae này (trước
kia ñược gọi là F107 hay 8813) không gây ngưng kết hồng cầu, rất ít ñược tạo
ra khi vi khuẩn ñược nuôi trong các môi trường nuôi cấy nhân tạo thông
thường (Bertschinger và cộng sự, 1978 [14], 1990 [16]). F18 thường gắn liền
với sự sản sinh ñộc tố SLT-IIe ở các chủng VTEC.
F18 không bám vào riềm bàn chải của ruột lợn sơ sinh trong ñiều kiện
thực tế và trong phòng thí nghiệm (Nagy và cộng sự, 1992) [50] và cũng
không tập trung ở lớp mucoza của ruột ở lợn con mới sinh (Casey và cộng sự,
1992) [20], chúng bám vào các tế bào biểu mô ruột (ñiều này khác hoàn toàn
với với fimbriae F5 và F6).
Sự thiếu hụt các receptor của F18 ở lợn sơ sinh có thể giải thích cho lý
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


7

do vì sao chỉ thấy các chủng VTEC ở lợn sau cai sữa (Nagy và Fekete, 1999)
[52].
Khả năng bám dính của vi khuẩn ñường ruột là yếu tố gây bệnh vô
cùng quan trọng ñể thực hiện bước ñầu tiên của quá trình gây bệnh. ðó là một
quá trình liên kết vững chắc giữa bề mặt vi khuẩn với bề mặt tế bào vật chủ

(Jones, 1972) [36]. Hiện tượng bám dính của vi khuẩn lên bề mặt tế bào vừa
mang tính chất lý hoá học, vừa mang tính chất sinh học và ñược thực hiện
theo 3 bước sau:
+ Bước 1: Vi khuẩn liên kết từng phần với bề mặt tế bào, ñể thực hiện
quá trình này, ñòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di ñộng (Jones 1972) [36].
+ Bước 2: là quá trình hấp thụ. Quá trình này phụ thuộc vào ñặc tính bề
mặt của vi khuẩn và tế bào mà vi khuẩn bám dính, thực hiện theo hướng
thuận nghịch dưới tác ñộng của những lực tương hỗ khác nhau (Feter, 1981)
[26].
+ Bước 3: là quá trình tác ñộng tương tác giữa yếu tố bám dính của vi
khuẩn với các ñiểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào vật chủ.
1.1.1.2. ðộc tố:
Sự sản sinh ra ñộc tố ñược xem là một khả năng gây bệnh ñặc biệt quan
trọng của vi khuẩn E. coli. Vi khuẩn E. coli có khả năng sản sinh ra nhiều loại
ñộc tố như: Enterotoxin, Verotoxin, Neurotoxin, trong ñó loại ñộc tố quan
trọng nhất của vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu là Verotoxin.
Timoney (1950) [71] ñã chứng minh rằng lợn ñược gây bệnh thực
nghiệm bằng tiêm vào tĩnh mạch dịch phù nổi ñược lấy từ các chất chứa trong
ruột lợn con bị bệnh phù ñầu cũng có các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
của bệnh phù ñầu. ðây là yếu tố ñộc lực không chịu nhiệt và có khả năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


8

trung hoà kháng thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn về ñộc tố này ñã bị
trì hoãn trong vòng 3 thập kỷ tiếp theo do trở ngại về phương pháp nghiên
cứu trên lợn và do quá trình tinh khiết ñộc tố gặp nhiều khó khăn. Yếu tố ñộc
lực này ñã lần lượt ñược ñặt các tên như ñộc tố gây bệnh phù ñầu, ñộc tố thần
kinh... Tên gọi “ñộc tố hướng thần kinh” là do tác giả Gregogy (1960) [29]

ñặt ra khi phát hiện thấy sự tương tự giữa ñộc tố gây bệnh phù ñầu và ñộc tố
hướng thần kinh của loài vi khuẩn Shigella (nên còn gọi là ñộc tố tương tự
Shiga).
Tác ñộng phá huỷ tế bào do chất phù nổi của các chủng vi khuẩn E. coli
gây bệnh phù ñầu trên tế bào vero ñã ñược Konowalchuck và cộng sự mô tả
lần ñầu tiên (1977) [40] và sau ñó ñược Kashiwzaki và cộng sự (1981) [37],
Dobrescu (1983) [23] và một số tác giả khác xác nhận lại. Các chất phá huỷ tế
bào tương tự cũng ñược xác ñịnh trong các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh
từ các loài ñộng vật khác và người. ðộc tố phá huỷ tế bào lần ñầu tiên ñược
ñặt tên là verotoxin (VT) do tính ñộc của nó với tế bào dòng Vero, nhưng sau
ñó ñược gọi là Shiga - like toxin (SLTs) do mối quan hệ gần gũi của chúng
với ñộc tố Shiga. Marques và cộng sự (1987) [43] ñã so sánh ñộc tố sản sinh
ra do các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu ở lợn với các chủng sản
sinh SLTI và SLTII gây bệnh ở người và ñã kết luận rằng yếu tố ñộc lực này
là một biến chủng của SLTII nên sau ñó ñược ký hiệu là SLT-IIv hay SLTIIe. Các chủng E. coli có chứa các thông tin di truyền mã hoá cho quá trình
tổng hợp SLT - IIv giống hệt nhau với ñộ chính xác cao khi nghiên cứu bằng
phương pháp PCR.
Gannon và cộng sự. (1990) [28] ñã cho rằng, một loại kháng nguyên
của ñộc tố này cũng ñược tìm thấy trong rất nhiều chủng loại và nhóm huyết
thanh, ñó là SLT-IIv. Trái ngược với các loại SLT khác, SLT-IIv có tính ñộc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


9

tố ñường ruột yếu và chỉ có 1% gây ra tích tụ các chất dịch trong ñoạn ruột
non ñược thắt của thỏ thí nghiệm. Các chất tiết ra của ñộc tố có tác dụng phá
hủy trực tiếp các tế bào nội mô huyết quản. Ngoài SLT-IIv, các SLT khác rất
hiếm khi xác ñịnh ñược ở các chủng vi khuẩn của lợn không mắc bệnh phù
ñầu.

Một số chủng loại E. coli gây bệnh phù ñầu, không chỉ sản sinh SLTIIv mà còn sản sinh cả STa, STb và LT. Lợn bị nhiễm các chủng vi khuẩn có
sản sinh SLT-IIv và LT thường chết do tiêu chảy mất nước. Trong khi lợn
nhiễm các chủng E. coli sản sinh SLT-IIv và STa, STb có thể chết với các dấu
hiệu khác hoặc tiêu chảy chết bất thình lình hoặc phù ñầu (Gannon và cộng
sự. 1988) [27]
Có thể tóm tắt sự liên quan giữa serotyp, các yếu tố gây bệnh và các thể
bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra ở lợn như sau:
Bảng 1.1: Các chủng E. coli trên lợn mang các yếu tố gây bệnh
(Fairbrother, 1992) [25]
Các yếu tố gây bệnh

Loại vi
Serotyp

Thể bệnh

khuẩn
E. coli

STa

STb

LT

VT

F4

F5


(K88) (K99)

F6
(987P)

O8: K316

Gây bệnh

+

+

O9: K35

ỉa chảy

+

+

O9: K30

cho lợn sơ

+

+


O9: K103

sinh và

+

+

+

+

O9 Group

lợn con

+

+

+

+

O8: K4627

Gây bệnh ỉa

+


+

+

O8 group

chảy cho lợn

+

+

+

O157: KV17

sơ sinh, lợn

+

+

+

+

+

+


O147: K89

con, xuất

ETEC

ETEC

+
+

+
+

F41

+

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


10

O149: K91

+

huyết ñường

+


+

+

+

+

+

+

+

tiêu hoá
O8 Group
ETEC

O147: K1285
O115:

Gây bệnh

KV165

cho lợn

O138: K81


trước và sau

O139: K82

cai sữa

O141: K85
O45: K65

+

ETEC,
VTEC,

+

+

+

+

+

+

AEEC

+
+


+

+

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước:
Bệnh phù ñầu lợn con do vi khuẩn E. coli gây ra ñã ñược rất nhiều nhà
khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu.
Tô Minh Châu và Nguyễn Ngọc Hải (1999) [1] ñã bước ñầu phân lập
và ñịnh danh vi khuẩn E. coli từ lợn con bị bệnh phù ñầu ở các tỉnh miền
ðông Nam Bộ. Các tác giả cho biết: có 2 serotype vi khuẩn E. coli chủ yếu
phân lập ñược từ bệnh phẩm lợn phù ñầu gồm O138: K81, O139: K82 và có
tới 46,52% số chủng không xác ñịnh ñược serotype. Các tác giả cũng tìm thấy
25,58% số chủng vi khuẩn phân lập ñược mang kháng nguyên K88, 30,23%
số chủng có khả năng dung huyết và tất cả các chủng này ñều có khả năng
kháng kháng sinh.
Nguyễn Khả Ngự (2000) [5] ñã nghiên cứu về ñặc tính sinh hoá học
của các chủng E. coli gây bệnh phù ñầu lợn con ở ñồng bằng sông Cửu Long
cho kết quả: 90,84% số chủng ngưng kết với kháng huyết thanh K88 và 40%
số chủng phân lập ñược có khả năng gây dung huyết mạnh trên thạch máu.
Các chủng này ñều có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh thông thường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


11

dùng ñiều trị bệnh do vi khuẩn ñường ruột ở nồng ñộ kháng sinh cao.
Nguyễn Khả Ngự và cộng sự (2000) [6] cũng cho biết 88,33% số chủng
E. coli phân lập từ lợn con mắc bệnh phù ñầu (ở ñồng bằng sông Cửu Long)
có sản sinh ñộc tố chịu nhiệt, 56,66% số chủng sản sinh ñộc tố không chịu

nhiệt và 50% số chủng sản sinh cả ñộc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt trong
số 30 chủng ñược xác ñịnh ñộc tố ñường ruột.
Nguyễn Ngọc Hải và Amilon (2001) [2] ñã ứng dụng thành công kỹ
thuật PCR trong nghiên cứu vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu lợn sau cai
sữa. Tác giả cho rằng, các chủng E. coli gây phù ở lợn sau cai sữa có khả
năng tạo ñộc tố verotoxin, một số chủng còn sản sinh ñộc tố ñường ruột ST,
LT và chỉ gặp ở các chủng E. coli thuộc nhóm kháng nguyên O141, không có
hoặc rất ít ở các chủng thuộc nhóm kháng nguyên O139 và O138. Tác giả còn
cho biết mặc dù 31 gốc vi khuẩn E. coli ñược nghiên cứu ñều thuộc các type
kháng nguyên gây bệnh trên lợn sau cai sữa (O138, O139, O141), nhưng
không phải tất cả các chủng ñều có khả năng gây bệnh này do không có các
gen qui ñịnh các yếu tố ñộc lực chính gây nên sưng phù (VT2e và F18) ở lợn
sau cai sữa.
Phan Trọng Hổ và cộng sự (2001) [3] ñã phân lập và xác ñịnh một số
ñặc tính sinh vật hoá học, các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong bệnh
phù ñầu lợn con tại Bình ðịnh. Kết quả phân lập E. coli từ bệnh phẩm có tỷ lệ
khá cao, chiếm 73,83%. Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập ñược có 60,16%
số chủng gây dung huyết kiểu α và β, trong ñó dung huyết kiểu α chiếm tỷ lệ
35,94%. Các chủng sản sinh ñộc tố chịu nhiệt (ST) là 60%, ñộc tố không chịu
nhiệt (LT) là 48% và có 44% số chủng sản sinh cả ñộc tố chịu nhiệt (ST) và
ñộc tố không chịu nhiệt (LT). Số chủng có kháng nguyên bám dính K88
chiếm tỷ lệ cao: 82,86%. Vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu lợn tại Bình ðịnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


12

thuộc 7 serotype với tỷ lệ khác nhau, cao nhất là O149 (20%), tiếp theo là
O139 (17,5%), O138 (12,5%), O147 (10%), O9 (2,5%), O8 (5%) và
O157(7,5%). Các tác giả cũng cho biết vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu

phân lập ñược ñều kháng lại các loại kháng sinh như: Chloramphenicol,
Penicillin, Ampicillin với tỷ lệ cao, từ 83,02 - 86,70%. Một số loại kháng sinh
mà vi khuẩn E. coli mẫn cảm mạnh là Neomycin (88,68%), Polymicin B
(86,79%), Furazolidon (84,91%). Nhưng dùng kháng sinh mẫn cảm ñể diều
trị bệnh phù ñầu có hiệu quả thấp, tỷ lệ khỏi bình quân là 24,23%.
Cù Hữu Phú và cộng sự (2004) [8] ñã nghiên cứu về bệnh phù ñầu do
vi khuẩn E. coli ở Bình ðịnh và Hà Tây cho biết: trong số 197 chủng phân lập
ñược có 67 chủng dung huyết kiểu β, chiếm tỷ lệ 34,01%; 71 chủng gây dung
huyết kiểu α , chiếm tỷ lệ 36,04%; 59 chủng không gây dung huyết chiếm tỷ
lệ 29,95%. Các tác giả cũng cho biết các chủng E. coli phân lập ñược sản sinh
ñộc tố chịu nhiệt nhiều hơn ñộc tố không chịu nhiệt, các chủng phân lập ñược
mang yếu tố gây bệnh ñiển hình K88 và kháng nguyên O chủ yếu thuộc 2
serotype: O26 và O149. Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả ñã chọn 5
chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con mắc bệnh phù ñầu, mang ñầy ñủ
các yếu tố gây bệnh ñiển hình (K88, dung huyết, Enterotoxin, Verotoxin), có
ñộc lực cao trên chuột và có khả năng gây bệnh cho lợn khoẻ ñể chế tạo 1 loại
Autovacxin phòng bệnh. Vacxin sản xuất ra an toàn tuyệt ñối với lợn và có
hiệu lực bảo hộ cao cho lợn (>70%), thử vacxin trên diện rộng cho kết quả an
toàn và hiệu lực tốt.
Lê Thanh Nghị và cộng sự (2005) [4] nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch
tễ học của bệnh phù ñầu lợn con từ 21 - 90 ngày tuổi tại huyện Sóc Sơn, Hà
Nội cho biết: lợn thường mắc bệnh vào mùa hè, chiếm 24,23% và mùa ñông,
chiếm 19,27%. Thời gian cai sữa cho lợn cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ mắc bệnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


13

Cai sữa cho lợn con vào lúc 45 ngày tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (22,97%)
và cai sữa lúc 21 ngày tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (12,65%). Tỷ lệ mắc

bệnh ở lợn ngoại cao nhất, chiếm 29,97% và lợn nội có tỷ lệ mắc bệnh thấp
nhất, chiếm 19,27%. Tỷ lệ phân lập ñược vi khuẩn E. coli từ bệnh phẩm lợn
mắc bệnh phù ñầu là khá cao (72,76%), trong ñó có 60% số chủng gây dung
huyết α và β. Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập ñược tại Sóc Sơn mẫn cảm
cao với thuốc kháng sinh Enrofloxacin (90,47%), Oxytetracyclin (80,95%) và
Norfloxaxin (71,42%). Dùng kháng sinh mẫn cảm cao ñể ñiều trị lợn mắc
bệnh phù ñầu có hiệu quả 51,22%.
Như vậy, trong thời gian qua, ở nước ta ñã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về bệnh phù ñầu do vi khuẩn E. coli gây ra. Các tác giả ñã xác
ñịnh ñược nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, một số ñặc tính sinh vật hoá học,
một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli và tính kháng thuốc của bệnh do
E. coli gây ra. Từ ñó ñề ra một số biện pháp phòng trừ như: tạo ra các loại
vacxin phòng bệnh do E. coli gây ra một cách có hiệu quả cao, ñem lại lợi ích
cho người chăn nuôi nói riêng và ngành chăn nuôi lợn nói chung.
1.2. Bệnh phù ñầu ở lợn do vi khuẩn E. coli:
Bệnh phù ñầu (Edema Disease - ED) là một bệnh nhiễm ñộc huyết
truyền nhiễm gây ra bởi ñộc tố của một số chủng E. coli trong ñường ruột.
Các tên gọi như bệnh phù “Edema Disease”, sưng phù bụng “Bowel disease”,
sưng phù ruột “Bowel Edema”, “Gut Edema” bắt ñầu từ chứng phù xuất hiện
ở lớp dưới niêm mạc dạ dày và màng treo kết tràng. Lần ñầu tiên vào năm
1949, Timoney ñã tạo ra hội chứng phù bằng cách tiêm vào ñộng vật thí
nghiệm dịch ruột của lợn chết vì bệnh này. Từ ñó, tên gọi “nhiễm ñộc huyết
ñộc tố ruột” ñược ñề nghị sử dụng cho sát nghĩa hơn (Schofield, 1955) [58] và
ñến nay bệnh ñược gọi là bệnh sưng phù ñầu ở lợn. Theo Marques và cộng sự.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


14

(1987) [43], sưng phù ñầu, hay còn ñược gọi là “bệnh phù thũng” hoặc “bệnh

phù ruột” là sự tích ñọng nhiều nước dịch tại các tổ chức trong cơ thể, dịch
tích ñọng ở thành dạ dày, thành ruột hoặc dưới mi mắt và ở nhiều bộ phận
khác của cơ thể, song ở não là quan trọng nhất, nó gây ra các triệu chứng thần
kinh.
Bệnh phù ñầu ñược Shanks mô tả lần ñầu tiên vào năm 1938 [60], dựa
vào các quan sát của ông qua nhiều năm ở Ireland. Sau ñó, bệnh phù ñầu ñược
xác ñịnh ở nhiều nước khác trên thế giới. Schofield và cộng sự. (1955) [58]
cho biết, trước ñó bệnh ñã ñược biết ñến với tên gọi bệnh là “bệnh lảo ñảo ở
lợn”, và theo dõi thấy rằng ñối với lợn ñược nuôi dưỡng bằng khẩu phần ăn
hoàn chỉnh thì số lượng bị mắc bệnh tăng lên.
Scholfield và cộng sự. (1955) [58], lần ñầu tiên thông báo về sự xuất
hiện số lượng lớn vi khuẩn E. coli dung huyết trong ruột lợn con chết vì bệnh
sưng phù ñầu. Sau này, bệnh ñược Timoney (1950) [71] khẳng ñịnh lại bằng
cách tiêm vào máu dịch chiết không tế bào từ môi trường nuôi cấy các chủng
E. coli này. Sojka (1965) [66] cũng ñã có công trình nghiên cứu chi tiết hoá
ñầu tiên về bệnh này.
Ngày nay, bệnh vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong ñó
có Việt Nam, vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho tất cả các giống lợn, vì vậy
có thể nói bệnh có khả năng lan rộng. Hiện cũng ñã có những nghiên cứu sâu
hơn về bệnh học, ñộc tố và sản xuất vacxin phòng bệnh.
1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh phù ñầu ở lợn là 1 bệnh truyền nhiễm. Vi khuẩn gây bệnh chủ
yếu ở lợn từ 21 – 90 ngày tuổi với các triệu chứng ñiển hình là gây chết ñột
ngột, thủy thũng, sưng phù ở mặt mí mắt, màng treo ruột... và gây triệu chứng
thần kinh, do lợn bị cảm nhiễm bởi những serotyp E. coli có khả năng sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


15


sinh ñộc tố. Các chủng vi khuẩn E. coli có khả năng tiết ra những loại ñộc tố
khác nhau và gây nên những dạng bệnh ñặc trưng cho từng typ vi khuẩn. ðộc
tố Vero tiết ra bởi những chủng E. coli gây phù là nguyên nhân gây nên
những triệu chứng và bệnh tích trên lợn bệnh. Bằng thực nghiệm các nhà
nghiên cứu ñã chứng minh ñược rằng, khi tiêm ñộc tố VT2e vào bắp thịt của
lợn sau cai sữa thì ñã xuất hiện những triệu chứng và bệnh tích giống như lợn
bị mắc bệnh phù ñầu tự nhiên (Macleod và cộng sự. 1991) [42].
Những chủng E. coli, ngoài việc tạo ra ñộc tố Verotoxin gây sưng phù
còn mang yếu tố gây bệnh khác như là yếu tố bám dính F18, yếu tố này hoàn
toàn khác với các yếu tố bám dính ñược phát hiện trước ñây ở các chủng E.
coli gây bệnh cho lợn trong thời kỳ còn ñang theo mẹ (Bertschinger và 1990)
[16]. Yếu tố bám dính F18 có khả năng bám dính trên các tế bào nhung mao
ruột (Nagy và cộng sự. 1997) [51]. Yếu tố này cũng có thể phát hiện ở những
chủng E. coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa (Wittig và cộng sự. 1995)
[75]. Tuy nhiên, F18 lại rất ít tìm thấy ñược ở những chủng E. coli gây tiêu
chảy lợn sơ sinh, vì những chủng E. coli có mang yếu tố F18 chỉ kết bám vào
các tế bào biểu mô ruột ở những lợn sau cai sữa, không thể kết bám lên các tế
bào biểu mô ruột của những lợn sơ sinh (Nagy và cộng sự. 1997) [51]. ðây là
một trong những lý do giải thích tại sao bệnh phù do E. coli thường chỉ thấy ở
trên lợn sau cai sữa.
Bệnh sưng phù ñầu do sự phát triển của vi khuẩn E. coli trong ruột non
với những chủng gây bệnh nhất ñịnh. Khi tiến hành xác ñịnh serotyp của các
chủng E. coli phân lập ñược từ lợn bị bệnh phù ñầu thì thấy phần lớn chúng
thuộc các nhóm O138: K81, O139: K82 và O141: K85 (Sojka và cộng sự.
1957) [65], ñôi khi thấy nhóm O98. Riêng nhóm O139: K82 không thường
xuyên sản sinh ra ñộc tố ñường ruột nên tiêu chảy không là triệu chứng ñặc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


16


trưng. Ngoài ra, còn 1 số chủng thuộc các serotyp kháng nguyên O gây ra các
thể bệnh không ñặc trưng của bệnh phù ñầu như O1, O8, O121, O147, O149,
O157 và O141: K87 (Sojka và cộng sự. 1957) [65]. Các serotyp O8 và O149
thường gây phù ñầu ở thể kết hợp với tiêu chảy hoặc chứng viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm trong thời gian lợn ñã cai sữa. Trong vài trường hợp bệnh cấp
tính hoặc ác tính có những triệu chứng, bệnh tích của sốc nội ñộc tố do vi
khuẩn E. coli gây ra, những chủng gây bệnh thể này thường ñược xác ñịnh là
có yếu tố bám dính tạo ñiều kiện chiếm giữ ruột non (Moon và cộng sự. 1980)
[48].
Các serotyp E. coli gây dung huyết thường gặp trong quần thể lợn bệnh
(Sojka và cộng sự. 1957) [65], chỉ một số nhỏ tìm thấy ở các lợn thông
thường. Sự tác ñộng của các nhân tố như cai sữa hay thay ñổi khẩu phần thức
ăn có thể làm quần thể E. coli gây bệnh trong ruột tăng lên, môi trường acid
trong ruột thay ñổi là ñiều kiện cho bệnh dễ xảy ra.
1.2.2. Dịch tễ học:
Bệnh phù ñầu có một số ñặc ñiểm giống với bệnh tiêu chảy ở lợn con vì
trong cả 2 bệnh này, các yếu tố thuận lợi cho sự cảm nhiễm và ñịnh vị ở ruột
của E. coli biểu hiện khá giống nhau. Bệnh thường xuất hiện ở lợn 1- 2 tuần
tuổi trước và sau cai sữa, tuổi cảm nhiễm nhất là từ 4- 12 tuần tuổi, tuy nhiên
cũng có khi bệnh xảy ra ở lợn con 4 ngày tuổi và lợn thịt, lợn nái sinh sản
(Shanks 1938) [60]. Tỷ lệ chết do bệnh là khá cao, từ 50-90%, có thể ñến
100%. Tỷ lệ mắc bệnh biến ñộng theo từng khu vực khác nhau, có ñàn lên
ñến 80%, trung bình là 30-40% (Timoney, 1950 [71], Sweeney, 1976 [69]).
Thường ở những nơi nuôi lợn thực hiện cai sữa sớm cho lợn con thì tỷ lệ mắc
bệnh sưng phù ñầu sẽ giảm (Wilson và cộng sự., 1986) [74]. Diễn biến bệnh
kéo dài trong khoảng thời gian từ 4-14 ngày. Trong ñàn cùng lứa ñẻ, bệnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16



17

thường không quá 3 ngày. Lợn nái có thể mang trùng và bội nhiễm khi ñẻ lần
thứ hai (Kyriakis và cộng sự. 1997) [39]. Lợn con mẫn cẩm với các chủng E.
coli gây bệnh nhiều hơn ở lợn lớn, nếu vệ sinh chuồng trại tốt thì sẽ làm giảm
E. coli gây bệnh trong ñường ruột của lợn. Bệnh sưng phù ñầu phát triển rất
nhanh, nhất là ở những lợn khoẻ mạnh trong cùng lứa tuổi (Shanks 1938)
[60]. Trong chăn nuôi lợn, nếu sử dụng khẩu phần ăn có hàm lượng dinh
dưỡng cao sẽ làm tăng số lượng và ñộc lực của vi khuẩn ñường ruột nói
chung và vi khuẩn E. coli nói riêng. Ngoài ra, E. coli gây dung huyết còn có
khả năng sử dụng ñường Succrose ñể sinh trưởng và phát triển, cho nên, khi
lợn bị bệnh, nếu cho ăn thức ăn chứa nhiều glucid sẽ làm số lượng vi khuẩn ở
trong ñường ruột tăng lên.
Môi trường chuồng trại là nguồn lây nhiễm quan trọng nhất. Lợn con
sơ sinh có thể nhiễm bệnh từ trong chuồng lợn ñẻ và mang mầm bệnh sang
chuồng nuôi cai sữa. Một số biện pháp vệ sinh, sát trùng, tẩy uế chuồng trại
không ñủ ñể cắt ñứt chu kỳ lây bệnh (Hampson và cộng sự, 1987) [33]. Tuy
nhiên, thực tế trong chăn nuôi thực nghiệm, có thể ngăn ngừa lây bệnh bằng
các biện pháp vệ sinh triệt ñể (Smith và Hall, 1968) [63]. Theo Wathes và
cộng sự (1989), trong thực nghiệm bệnh có thể lây qua không khí là rất phổ
biến với các chủng có mang yếu tố bám dính F4.
Sự mẫn cảm của lợn ñối với bệnh có liên quan ñến di truyền. Vi khuẩn
E. coli gây bệnh trong ñường ruột bằng cơ chế bám dính và ñộc tố gây phù
(EDP) tác ñộng có hại lên ñộng mạch và tiểu ñộng mạch. Nhân tố di truyền
của lợn ñóng một vai trò quan trọng trong khả năng mẫn cảm. Sellwood và
cộng sự. (1975) [59] ñã giải thích cơ chế này là có hoặc không có sự hiện diện
của ñiểm tiếp nhận trên tế bào nhung mao ruột, làm cho kháng nguyên F4
bám dính của E. coli gây bệnh ñược kiểm soát bởi các nhân tố di truyền. Tác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17



×