i
LỜI CÁM ƠN
Hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến ban
giám đốc, trưởng các khoa, phòng và cán bộ, viên chức Bệnh viện Da liễu Trung
ương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tại Bệnh
viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Y tế Công cộng
Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy giáo đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong từng bước đi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn toàn thể các bạn đồng nghiệp trong lớp Cao học
Quản lý bệnh viện khóa III, những người luôn sát cánh với tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu, đã luôn động viên, chia sẻ và góp ý cho luận văn tốt nghiệp này
được hoàn thiện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2012
Tác giả
ii
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................4
Chương
1
TỔNG QUAN..........................................................................................................5
1. Giới thiệu và hoạt động của bệnh viện Da liễu Trung ương...........................5
1.1. Giới thiệu bệnh viện Da liễu Trung ương.....................................................5
1.2. Giới thiệu hoạt động của Bệnh viện Da liễu TW .........................................8
2. Các khái niệm về bệnh ngoài da, vùng, mùa trong năm, mô hình bệnh da
liễu, giới thiệu ICD-10.......................................................................................12
2.1. Khái niệm bệnh ngoài da và các chức năng của da.....................................12
2.2. Đặc điểm bệnh da.........................................................................................13
2.3. Khái niệm bệnh ngoài da và các bệnh ngoài da thường gặp ......................15
2.4. Khái niệm mùa ............................................................................................16
2.5. Khái niệm vùng ...........................................................................................17
2.6. Mô hình bệnh da liễu ..................................................................................17
2.7. Phân bệnh ngoài da dưới nhóm...................................................................18
2.8. Định nghĩa, cấu trúc ICD-10.......................................................................19
3. Kết quả nghiên cứu về mô hình bệnh da liễu, những thuận lợi, khó khăn
trong cung cấp dịch vụ khám bệnh tại một số BV ở Việt Nam và trên thế giới
............................................................................................................................20
3.1. Tại Việt Nam................................................................................................20
3.2. Trên thế giới ................................................................................................24
Chương
2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................31
1. Đối tượng và mẫu nghiên cứu.......................................................................31
1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................31
1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân ................................................31
iii
1.3. Mẫu nghiên cứu...........................................................................................31
1.4. Số liệu nghiên cứu.......................................................................................32
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................32
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................32
4. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................33
5. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu.............................................................34
5.1. Biến số/chỉ số liên quan đến mô hình bệnh da liễu và sự thay đổi mô hình
theo mùa ở những bệnh nhân đến khám bệnh tại khoa KB từ 2009 - 2011......34
5.2. Biến số/chỉ số liên quan đến thuận lợi, khó khăn trong công tác/hoạt động
cung cấp dịch vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Da liễu TW.....35
6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá các biến số/chỉ số................37
6.1. Khái niệm, định nghĩa xử trí .......................................................................37
6.2. Chỉ số phân loại nhóm tuổi .........................................................................37
6.3. Các chỉ số đo lường về quy trình cung cấp dịch vụ khám bệnh ................38
7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................................39
8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................................40
Chương
3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................41
I. Mô hình bệnh da liễu theo mùa tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Da liễu TW
từ năm 2009 - 2011............................................................................................41
1.1. Mô hình bệnh da liễu trên quần thể bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh
viện Da liễu TW (n=605.741).............................................................................41
1.2. Phân bố nhóm bệnh theo nhóm tuổi (n=605.741.)......................................43
1.3. Phân bố lượt khám của 10 bệnh về da liễu hay gặp nhất trong 3 năm ......44
1.3.1. Phân bố lượt khám của 10 bệnh về da liễu hay gặp nhất trong 3 năm
theo giới tính....................................................................................................44
1.3.2. Phân bố số lượt khám của 10 bệnh về da liễu hay gặp nhất trong 3 năm
theo nhóm tuổi.................................................................................................45
iv
1.3.3. Phân bố bệnh nhân đến khám của 10 bệnh về da liễu hay gặp nhất
trong 3 năm theo nghề nghiệp.........................................................................46
1.4. Xu hướng số lượt bệnh nhân đến khám trong 3 năm (2009 -2011) theo mùa
.............................................................................................................................47
1.5. Xu hướng phân bố nhóm bệnh theo mùa năm 2010...................................47
II. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác cung cấp dịch vụ khám bệnh tại
khoa khám bệnh - Bệnh viện Da liễu TW.........................................................49
2.1. Các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu và phân bố lượt khám bệnh từ
năm 2009 đến năm 2011.....................................................................................49
2.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của 605.741 lượt bệnh nhân đã đến khám...49
2.1.2. Phân bố lượt khám theo từng năm từ 2009 - 2011...............................51
2.1.3. Phân bố lượt bệnh nhân đến khám theo nghề nghiệp trong 3 năm......51
2.1.4. Xu hướng số lượt bệnh nhân đến khám theo tháng trong 3 năm.........52
2.2. Tình hình nhân lực, trang thiết bị y tế của khoa khám bệnh từ năm 2009 2011.....................................................................................................................52
2.2.1. Tình hình nhân lực tại khoa khám bệnh qua 3 năm từ 2009-2011......52
2.2.2. Số lượng phòng khám, lượt khám tại khoa KB qua 3 năm từ 20092011.................................................................................................................53
2.3. Hoạt động chuyên môn qua 3 năm của khoa khám bệnh...........................54
2.3.1. Hoạt động khám bệnh qua 3 năm của khoa khám bệnh.......................54
2.3.2. Hoạt động xử trí tại khoa khám bệnh...................................................55
2.3.3. Thời gian khám bệnh cho bệnh nhân....................................................56
2.3.4. Phân bố thời gian khám trong ngày của bác sỹ....................................56
2.4. Quy trình cung cấp dịch vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh......................57
2.4.1. Đăng ký khám, tiếp đón và thu tiền dịch vụ.........................................57
2.4.2. Khám bệnh, kê đơn, chỉ định dịch vụ và trả kết quả xét nghiệm.........59
v
Chương
4
BÀN LUẬN............................................................................................................63
4.1. Mô hình bệnh da liễu của bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh từ
năm 2009 – 2011................................................................................................63
4.1.1. Số lượt bệnh nhân đến khám theo nhóm bệnh trong 3 năm có xu hướng
tăng......................................................................................................................63
4.1.2. Phân bố nhóm bệnh theo nhóm tuổi có sự khác nhau..............................65
4.1.3. Một số bệnh da liễu hay gặp nhất trong 3 năm (10 bệnh) chiếm tỷ trọng
cao trong tổng số lượt khám...............................................................................66
4.1.4. Xu hướng bệnh da liễu tăng cao về mùa hè, giảm vào mùa đông và mùa
xuân.....................................................................................................................68
4.2. Thuận lợi, khó khăn trong cung cấp dịch vụ khám bệnh tại khoa khám
bệnh....................................................................................................................70
4.2.1. Hoạt động khám bệnh của khoa khám bệnh trong 3 năm từ 2009 – 2011
.............................................................................................................................70
4.2.2. Hoạt động chuyên môn khám bệnh của 15 phòng khám tại khoa khám
bệnh.....................................................................................................................74
4.2.3. Quy trình cung cấp dịch vụ khám bệnh của khoa khám bệnh.................77
4.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ tại khoa
khám bệnh .........................................................................................................82
4.3.1. Đề xuất......................................................................................................82
4.3.2. Giải pháp và kế hoạch thực hiện đề xuất..................................................82
4.3.3. Dự kiến kết quả thu được ........................................................................84
4.4. Thuận lợi, hạn chế, sai số và biện pháp khắc phục sai số của nghiên cứu
............................................................................................................................85
4.4.1. Ưu điểm và ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................85
4.4.2. Hạn chế, sai số và cách khắc phục những hạn chế và sai số của nghiên
cứu.......................................................................................................................85
Chương
5
KẾT LUẬN............................................................................................................87
vi
5.1. Mô hình bệnh da liễu theo mùa..................................................................87
5.2. Thuận lợi và khó khăn trong cung cấp dịch vụ y tế tại khoa khám bệnh .88
Chương
6
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................89
6.1. Khuyến nghị đối với bệnh viện..................................................................89
6.2. Các trung tâm da liễu tuyến tỉnh................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................91
PHỤ LỤC...............................................................................................................91
vii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tỷ lệ (%) lượt khám theo tháng trong 3 năm (n=605.741)......................91
Phụ lục 2. Tỷ lệ (%) 10 bệnh hay gặp nhất theo nhóm tuổi của 3 năm ...................92
từ năm 2009 đến 2011 (n=605.741)...........................................................................92
Phụ lục 3. Tỷ lệ (%) 10 bệnh hay gặp nhất theo tháng của năm 2009......................92
Phụ lục 4. Tỷ lệ (%) 10 bệnh hay gặp nhất theo tháng của năm 2010......................94
Phụ lục 5. Tỷ lệ (%) 10 bệnh hay gặp nhất theo tháng của năm 2011......................95
Phụ lục 6. Tỷ lệ (%) 10 bệnh hay gặp nhất theo mùa của 3 năm 2009-2011............96
Phụ lục 7. Tỷ lệ (%) xử trí trong khám bệnh theo phòng khám................................97
từ năm 2009-2011......................................................................................................97
Phụ
lục
8.
Phiếu thu thập thông tin thứ cấp về mô hình bệnh da liễu.......................97
Phụ
lục
9.
Phiếu thu thập thông tin về thuận lợi, khó khăn trong cung cấp dịch vụ y
tế tại khoa khám bệnh..............................................................................102
Phụ lục 10. Mã ICD-10 theo nhóm bệnh, 10 bệnh hay gặp nhất...........................109
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ (%) lượt khám bệnh theo nhóm bệnh - trong 3 năm (n=605.741).. 41
Bảng 3.2. Phân bố 10 bệnh hay gặp nhất theo giới tính (n=285.297).......................44
Bảng 3.3. Phân bố lượt khám theo mùa từ 2009 đến năm 2011 (n=573.486)..........47
Bảng 3.4. Phân bố nhóm bệnh theo mùa năm 2010 (n=176.087).............................47
Bảng 3.5. Phân bố lượt bệnh nhân đến khám theo nhóm tuổi, giới tính...................49
từ năm 2009-2011 (n=605.741).................................................................................49
Bảng 3.6. Phân bố lượt bệnh nhân đến khám theo nghề nghiệp, vùng sinh sống từ
năm 2009-2011 (n=605.741)..................................................................49
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân đến khám theo nghề nghiệp (n=605.741)..................51
Bảng 3.8. Phân bố về nhân lực của khoa khám bệnh từ năm 2009 - 2011...............53
Bảng 3.9. Phân bố tỷ số BS/ĐD của khoa khám bệnh từ năm 2009 - 2011.............53
Bảng 3.10. Phân bố lượt khám của từng phòng khám theo năm từ năm 2009-2011
(n=603.707).............................................................................................54
Bảng 3.11. Phân bố hình thức xử trí trong khám bệnh từ năm 2009 đến năm 2011
(n=605.741).............................................................................................55
Bảng 3.12. Số BN/phòng khám, số BN trung bình/tháng/phòng khám, số bệnh nhân
trung bình/ngày/BS, thời gian khám/BN/BS/ngày.................................56
ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1. Hoạt động chính của BV Da liễu TW.............................................................9
Hình 2. Sơ đồ thực hiện quy trình khám bệnh tại BV Da liễu TW ..........................10
Hình 3. Khu tiếp đón bệnh nhân................................................................................11
Hình 4. Phòng khám của bác sỹ.................................................................................12
Hình 5. Cây vấn đề về công tác khám bệnh/cung cấp dịch vụ y tế tại BV Da liễu
TW.............................................................................................................30
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm bệnh theo nhóm tuổi qua 3 năm (n=605.741)..............43
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ lượt khám của 10 bệnh về da liễu hay gặp nhất trong 3
năm theo nhóm tuổi (n=285.297)........................................................45
Biểu đồ 3.3. Phân bố lượt khám của 10 bệnh về da liễu hay gặp nhất
theo nghề nghiệp từ năm 2009 đến năm 2011 (n=285.297)...............46
Biểu đồ 3.4. Số lượt khám qua 3 năm theo giới tính (n=605.741) ...........................51
Biểu đồ 3.5. Phân bố lượt khám theo tháng của 3 năm (n=605.741)........................52
Biểu đồ 3.6. Số lượng phòng khám, lượt khám qua 3 năm.......................................53
Biểu đồ 3.7. Số lượt khám trung bình/ngày/bác sỹ theo tháng của từng năm..........55
Biểu đồ 3.8. Sự thay đổi số lượt bệnh nhân được khám bệnh theo giờ trong ngày
trong 3 năm..........................................................................................56
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm y tế
BN
Bệnh nhân
BS
Bác sỹ
BV
Bệnh viện
BVDLTW
Bệnh viện Da liễu Trung ương
BYT
Bộ Y tế
CBYT
Cán bộ y tế
CLS
Cận lâm sàng
CNTT
Công nghệ thông tin
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
ĐD
Điều dưỡng
ĐH
Đại học
GB
Giường bệnh
HTQT
Hợp tác quốc tế
ICD-10
Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10
KB
Khám bệnh
KCB
Khám chữa bệnh
KHTH
Kế hoạch tổng hợp
LTQĐTD
Lây truyền qua đường tình dục
N
Tần số
NCKH
Nghiên cứu khoa học
PK
Phòng khám
SPSS
Phần mềm phân tích số liệu
STIs
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
TW
Trung ương
xi
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền tại Việt Nam được coi là điều kiện
thuận lợi phát sinh bệnh tật và làm cho mô hình bệnh về da liễu luôn thay đổi. Số
lượng bệnh nhân đến khám tăng cùng với sự thay đổi mô hình bệnh ngoài da. Do
vậy, việc cung cấp dịch vụ khám bệnh của bệnh viện cần đáp ứng phù hợp với sự
thay đổi trên để đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh tại bệnh viện.
Nghiên cứu mô hình bệnh trên số bệnh nhân đã đến khám tại khoa khám bệnh bệnh
viện Da liễu Trung ương và những thuận lợi, khó khăn trong cung cấp dịch vụ khám
bệnh là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất lớn, việc làm này giúp đưa ra một
bức tranh về tình hình bệnh trong giai đoạn hiện tại để giúp việc quản lý và điều
hành quy trình khám bệnh được tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô hình bệnh Da liễu và hoạt động khám chữa bệnh
tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2009 đến năm 2011”
nhằm mô tả mô hình bệnh da liễu thay đổi theo mùa và những thuận lợi khó khăn
trong cung cấp dịch vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, sử dụng số liệu thứ cấp trên
605.741 lượt bệnh nhân đã đến khám tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Da liễu TW
trong giai đoạn 3 năm từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2011. Bên cạnh sử dụng
số liệu sơ cấp của 30 bệnh nhân đến khám bệnh và 26 cán bộ y tế tại khoa khám
bệnh đã được phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin về những thuận lợi, khó khăn
trong hoạt động khám bệnh. Thông tin liên quan đến 605.741 lượt khám bệnh được
thu thập từ báo cáo hàng năm của BV và số liệu trên dữ liệu phần mềm quản lý
khám bệnh (Medisoft 2007), nghiên cứu sử dụng các phân tích thống kê mô tả và
phân tích bằng kiểm định khi bình phương. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến
tháng 9 năm 2012.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: số BN đến khám bệnh có xu hướng ngày càng
tăng. Nghề nghiệp của bệnh nhân là học sinh - sinh viên chiếm (30,0%), bệnh nhân
có nghề tự do chiếm (27,3%). Số bệnh nhân sống tại vùng ĐBSH chiếm hầu hết số
lượng bệnh nhân đến khám (85,05%). Tổng số 14 nhóm bệnh chính chiếm (81,6%).
xii
Tỷ lệ 10 bệnh ngoài da (L20, L70, L70.2, B35, L28.4, L23, A63.0, L21, L50, L40)
hay gặp nhất chiếm (47,1%). Mùa hè số lượng bệnh nhân tăng cao, mùa đông số
lượng bệnh nhân ít. Các bệnh tăng cao theo mùa: mùa xuân có bệnh B35, L28.4;
mùa hè có bệnh L70, L70.2, L21; mùa thu có bệnh L20; mùa đông nhóm bệnh L40
- L44.0. Thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân còn ít (7 phút/lượt khám/bác sỹ),
thời gian chờ đợi làm các thủ tục khám bệnh lâu, thủ tục đăng ký khám và đóng tiền
chưa thuận tiện, lấy kết quả xét nghiệm còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian cao
điểm đông bệnh nhân nhất trong ngày vào 8 đến 9 giờ sáng, thiếu bác sỹ khám sớm
cho bệnh nhân.
Kết luận: mô hình bệnh da liễu thay đổi theo mùa (mùa đông và mùa xuân ít
BN, mùa hè đông BN nhất. Nhóm tuổi mắc các bệnh về ngoài da cao nhất là nhóm tuổi
từ 20 đến 29 tuổi. Có (85,05%) lượt khám bệnh là vùng Đồng bằng sông Hồng. Những
khó khăn của khoa khám bệnh: thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân còn ít, thời
gian chờ đợi làm các thủ khám bệnh lâu, thủ tục đăng ký khám, đóng tiền và lấy kết
quả xét nghiệm chưa thuận tiện, quy trình khám bệnh chưa hợp lý. Thời gian cao điểm
đông bệnh nhân nhất trong ngày từ 7 đến 9 giờ sáng, gây ùn tắc tại khu khám bệnh.
Kiến nghị đối với bệnh viện Da liễu TW và các bệnh viện, trung tâm da liễu
tuyến tỉnh như sau: cần thay đổi quy trình khám bệnh (tiếp đón, thu tiền, trả kết quả
xét nghiệm) cho phù hợp, tránh ùn tắc bệnh nhân tại khu vực đăng lý khám bệnh;
Mở rộng thêm phòng khám, trang bị thêm các trang thiết bị cần thiết (kính lúp, đèn
chiếu, sửa chữa máy tính và máy in kịp thời); Cải tạo và nâng cấp (mở thêm phòng
khám, lắp thêm bảng hướng dẫn, màn hình hiển thị tại mỗi phòng khám) khu vực
khám bệnh; Mở thêm các lớp tập huấn về chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu cho cán
bộ y tế tuyến dưới đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng. Đối với các Trung tâm
Da liễu của các tỉnh vùng ĐBSH cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục y tế
cho nhân dân nên khám bệnh tại tỉnh mình sinh sống; Cử cán bộ học tập nâng cao
chuyên môn về chẩn đoán và điều trị các bệnh thay đổi theo mùa (B35, L28.4, L70,
L70.2, L21, L40, L23). Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự
phòng với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, vừa nóng lại vừa ẩm tạo
điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da phát triển. Nước ta là nước có nền kinh tế
đang phát triển, đang từng bước hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng đạt mức khá cao trong khu vực. Các khu công nghiệp xuất hiện
ngày càng nhiều, cùng với quá trình đô thị hóa tăng nhanh làm ảnh hưởng lớn đến
sự phân bố dân cư trong cộng đồng.
Người dân chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn, cùng
với điều kiện sống chưa đảm bảo là điều kiện phát sinh bệnh tật. Thêm vào đó, Việt
Nam là nước nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu bắc, là vị trí làm cho
nước ta có một nền nhiệt độ tương đối cao. Chế độ gió mùa làm phân chia thành hai
mùa rõ rệt: một mùa mưa nhiều và một mùa khô (ít mưa). Riêng miền Bắc lại chịu
thêm gió mùa Đông Bắc làm cho khu vực này phân chia thành bốn mùa khá rõ. Sự
thay đổi khí hậu giữa các vùng miền hay tại mỗi vùng đều là điều kiện thuận lợi
phát sinh bệnh ngoài da.
Mô hình bệnh tật luôn biến đổi theo thời gian và theo tình trạng phát triển của
đất nước. Bệnh Da liễu khá phổ biến trên thế giới, bệnh gặp nhiều ở các nước đang
phát triển, đặc biệt ở các nước nhiệt đới. Theo một số nghiên cứu trước đây cho
thấy có khoảng 20 -30% dân số mắc bệnh ngoài da (bệnh da liễu) [22]. Sự tiến triển
của bệnh Da liễu thường dai dẳng và hay tái phát [41], [46].
Sự thay đổi khí hậu giữa các vùng miền, sự thay đổi về cách ăn, ở, sinh hoạt
của người dân của nước ta có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển một số bệnh
ngoài da. Điều này có thể sẽ góp phần làm cho mô hình bệnh ngoài da thay đổi theo
mùa, theo vùng miền. Đây là một vấn đề bức xúc được cả bệnh nhân và thầy thuốc
quan tâm. Cho đến nay, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.
Một số nguyên nhân góp phần làm mô hình bệnh Da liễu thay đổi như biến đổi
khí hậu cộng với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá đất nước làm số người mắc
bệnh da liễu tăng cao [41]; Trình độ dân trí một số vùng còn thấp, tập quán ăn ở còn
lạc hậu, ý thức vệ sinh kém cũng là những yếu tố liên quan đến mô hình bệnh Da
2
liễu thay đổi. Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công
nghiệp, nhiều nhà máy mọc lên ở các tỉnh lân cận Hà Nội đã gây nhiều hệ luỵ từ
lượng chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và có thể là những nhân tố góp
phần làm mô hình bệnh da liễu thay đổi [22]. Mô hình bệnh ngoài da cũng thay đổi
theo mùa, mùa hè thì một số bệnh ngoài da tăng cao như: các bệnh do nấm, viêm da
tiếp xúc, ký sinh trùng, mụn nhọt . Trong năm 2011 đã có hơn 1100 mã bệnh ICD10 về các bệnh ngoài da được các bác sỹ chẩn đoán cho bệnh nhân đã tới khám tại
khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW [4].
Một số ảnh hưởng của mô hình bệnh Da liễu thay đổi tới hoạt động khám chữa
bệnh của Bệnh viện: kết quả dựa trên quan sát, đánh giá nhanh và thu thập báo cáo
hoạt động của khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW từ năm 2009 đến năm 2011
cho thấy số lượng bệnh nhân tăng đột biến vào mùa hè, có ngày 1.300 bệnh nhân
(trung bình mỗi bác sỹ khám khoảng 80 bệnh nhân), dẫn đến tình trạng quá đông
bệnh nhân tại khu đăng ký khám bệnh và tại khu vực chờ khám [4]. Qua lấy ý kiến
thăm dò từ phía bệnh nhân tại khoa khám bệnh về quy trình đăng ký và khám bệnh
tại khoa khám bệnh của bệnh viện cho thấy phần lớn bệnh nhân là phải chờ đợi lâu
(85%), đi lại nhiều, thủ tục rườm rà chiếm (87%), bác sỹ khám ít thời gian (60%),
lấy kết quả xét nghiệm gặp nhiều khó khăn (60%) [4].
Bệnh viện đã khắc phục tình trạng quá đông bệnh nhân tại khoa khám bệnh
của bệnh viện như triển khai mở rộng thêm phòng khám, bổ sung thêm trang thiết bị
phục vụ khám bệnh, sửa chữa và nâng cấp các phòng khám cũ. Tuy nhiên, việc
khắc phục những ảnh hưởng của mô hình bệnh da liễu thay đổi và tình trạng quá
đông bệnh nhân vào mùa hè còn hạn chế chỉ đáp ứng được phần nào tình trạng trên.
Đến nay, những khó khăn và các vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng đến việc
cung cấp dịch vụ khám bệnh cho nhân dân như thiếu biển chỉ dẫn, thiếu người
hướng dẫn, tình trạng người bệnh phải chờ đợi lâu, đi lại nhiều, thủ tục rườm rà, bác
sỹ khám ít thời gian thường xuyên xảy ra vào mùa hè khi có lưu lượng bệnh nhân
cao (~ 1.000 - 1.300/ngày) [4]. Bệnh viện chưa có phòng khám chuyên khoa sâu
trong da liễu cho từng loại bệnh ngoài da để tránh tình trạng người bệnh phải khám
đi khám lại nhiều lần. Bệnh viện cũng chưa có hệ thống cảnh báo trên hệ thống
3
phần mềm khám bệnh (phần mềm Medisoft 2007) khi có quá nhiều bệnh nhân đăng
ký vào một phòng khám. Hệ thống phân luồng bệnh nhân đăng ký khám chưa thực
sự có hiệu quả. Bệnh nhân lấy kết quả xét nghiệm còn gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những thực tế trên, chủ đề liên quan đến: “Mô hình bệnh da liễu
và hoạt động khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW từ
năm 2009 đến năm 2011” được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu một
cách toàn diện về mô hình bệnh da liễu thay đổi theo mùa và sự phân bố của bệnh
theo các khía cạnh như (tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sinh sống, mùa, nhóm bệnh...)
của bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW từ năm 2009
đến năm 2011 và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động quản lý khám bệnh
bao gồm các cấu phần như tiếp đón bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân lấy phiếu
khám, hướng dẫn bệnh nhân nộp tiền khám, hướng dẫn bệnh nhân chờ khám bệnh
tại phòng bác sỹ, hướng dẫn bệnh nhân lấy kết quả xét nghiệm và khám lại khi có
kết quả xét nghiệm.
Kết quả của nghiên cứa này sử dụng cho việc cung cấp các bằng chứng khoa học
giúp Ban lãnh đạo Bệnh viện xây dựng các giải pháp, kế hoạch cho việc quản lý
nhằm tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời là kinh nghiệm cho các cơ
sở khám chữa bệnh khác trong ngành da liễu có được thông tin cần thiết để cải thiện
công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát mô hình bệnh Da liễu tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung
ương từ năm 2009 đến năm 2011.
2. Mô tả thực trạng và phân tích một số thuận lợi, khó khăn trong hoạt động cung
cấp dịch vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương.
5
Chương 1
TỔNG QUAN
1. Giới thiệu và hoạt động của bệnh viện Da liễu Trung ương
1.1. Giới thiệu bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh viện Da liễu Trung ương là tuyến cuối cùng chịu trách nhiệm khám và
điều trị bệnh ngoài da và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) trên
mọi miền đất nước.
Bệnh viện tọa lạc tại số 15A phố Phương Mai, quận Đống Đa thành phố Hà
Nội, với diện tích gần 4.200m 2. Bệnh viện nằm tương đối trung tâm thành phố,
thuận tiện về giao thông, nằm cạnh bệnh viện Bạch Mai và các trường Đại học lớn
(đại học Bách Khoa, đại học Xây dựng, đại học Kinh tế quốc dân...) [4].
Theo quy định của Bộ Y tế, một bệnh viện hạng I có 07 chức năng và nhiệm
vụ chính: Khám bệnh, chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo
tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế trong bệnh viện [5].
Chức năng khám bệnh – Chữa bệnh
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của bệnh viện. Muốn thực hiện nhiệm vụ
này, Bệnh viện cần phải có đội ngũ thầy thuốc lâm sàng giỏi, có tổ chức chặt chẽ, có
trang thiết bị hiện đại để phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tiếp nhận mọi
trường hợp người bệnh thuộc chuyên khoa da liễu để khám bệnh, chữa bệnh nội trú
và ngoại trú. Giải quyết hầu hết các bệnh thuộc chuyên khoa da liễu tại TW và tuyến
dưới gửi lên. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế [5].
Chức năng đào tạo cán bộ
Bệnh viện là cơ sở thực hành cho cán bộ y tế chuyên khoa da liễu ở bậc đại
học và sau đại học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa da liễu ở bậc sau đại
học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các BS tuyến dưới gửi lên để nâng cao trình độ
chuyên khoa. Tham gia đào tạo, bổ túc chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành
da liễu cho toàn bộ 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Đào tạo lại và đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức trong bệnh viện. Nhận các
6
thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại bệnh viện [5].
Chức năng nghiên cứu khoa học về y học
Đây là một nhiệm vụ sống còn của bệnh viện vì nó góp phần tích cực nâng cao
chất lượng của bệnh viện. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của bệnh viện thể hiện như
sau: tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học về
chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở; Nghiên cứu và tham gia nghiên
cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ chăm sóc sức
khỏe cán bộ, khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần
phát triển kinh tế xã hội trong khu vực; Chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu
khoa học các cấp; Tổ chức các hội nghị khoa học cấp Bệnh viện, trong khu vực tại
bệnh viện; Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong
nước và với nước ngoài. Phát huy sáng kiến cải tiến hay các phát minh nếu có [5].
Chức năng chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
Bệnh viện đã lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc chỉ đạo chuyên khoa tuyến
dưới về chuyên ngành da liễu và giúp Bộ Y tế xây dựng mạng lưới và chỉ đạo công
tác phòng chống Phong, phòng chống STDs cho các đơn vị tuyến dưới được Bộ Y
tế phân công. Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới.
Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế. Phối
hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục
sức khỏe cho nhân dân [5].
Chức năng phòng bệnh
Đây là quan điểm trong phân biệt đối với bệnh viện ngày nay với trước kia.
Nhiệm vụ phòng bệnh bao gồm: phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường
xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch; Phòng lây chéo giữa các khoa trong bệnh viện;
Phòng không cho bệnh từ bệnh viện lây ra ngoài khu dân cư, qua việc củng cố xử lý
nước thải, rác thải của bệnh viện; Tham gia phát hiện và dập tắt dịch trong địa bàn quản
lý; Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân dân để họ tự
phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng (dự phòng cấp I); Phát hiện
sớm bệnh, điều trị sớm tránh các biến chứng cho người bệnh (dự phòng cấp II); Ngăn
chặn các biến chứng nặng và phục hồi chức năng (dự phòng cấp III) [4], [5].
7
Chức năng hợp tác quốc tế
Bệnh viện muốn tồn tại và phát triển cần mở rộng hợp tác sâu rộng. Hợp tác
trong ngành: giữa các bệnh viện, giữa các tuyến. Hợp tác với các tổ chức và cá nhân
ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước. Chủ động khai thác, thiết lập mối
quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh,
nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; Xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên
kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật
và được cấp có thẩm quyền cho phép. Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo
chương trình hợp tác quốc tế với bệnh viện; Cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên
cứu, công tác ở nước ngoài; Nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến
nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại BV. Tổ chức các hội nghị, hội thảo
các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của bệnh viện quản lý theo qui
định của pháp luật [5].
Chức năng quản lý kinh tế
Nhiệm vụ quản lý kinh tế là nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhiệm vụ này được
thể hiện cụ thể như sau: quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bao gồm: đất đai, nhà
cửa, máy móc, trang thiết bi y tế. Có kế hoạch thu chi hợp lý, sử dụng hiệu quả
ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu
chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. Quản lý và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực của Bệnh viện: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y
tế. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện tự chủ về biên chế trong thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ
[5].
8
1.2. Giới thiệu hoạt động của Bệnh viện Da liễu TW
Bệnh viện Da liễu TW được thành lập từ khoa Da liễu của Bệnh viện Bạch
Mai. Năm 1982 Bộ Y tế cho phép thành lập Viện Da liễu Trung ương Bệnh trực
thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Đến tháng 3 năm 2006 Bộ Y tế cho phép thành lập Viện
Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế. Năm 2009 Bộ Y tế có quyết định đổi tên Viện
Da liễu Quốc gia thành Bệnh viện Da liễu Trung ương trực thuộc Bộ Y tế [4].
Với đội ngũ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ cùng đội ngũ cán bộ y tế
có trình độ chuyên môn cao, với máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, bệnh
viện Da Liễu TW luôn là nơi khám chữa bệnh có chất lượng hàng đầu, là niềm tin
cậy của người bệnh và nhân dân trên cả nước. Tính đến tháng 11 năm 2011, bệnh
viện có 210 cán bộ nhân viên, được Bộ Y tế giao chỉ tiêu 110 giường bệnh, khoa
khám bệnh của bệnh viện có 15 phòng khám chuyên khoa da liễu. Bệnh viện có các
khoa phòng chức năng sau:
Các khoa điều trị và cận lâm sàng
Khoa Khám bệnh; Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ; Khoa Laser; Khoa
Điều trị bệnh nhân phong; Khoa Ứng dụng công nghệ tế bào gốc; Khoa Điều trị
bệnh da nam giới; Khoa Điều trị bệnh da nữ giới; Khoa Điều trị bệnh da trẻ em;
Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Dược; Khoa Xét nghiệm.
Các phòng chức năng
Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính kế toán;
Phòng Đào tạo; Phòng Chỉ đạo tuyến; Phòng Hợp tác quốc tế; Phòng Điều dưỡng.
Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da ngày một gia tăng và
mô hình bệnh da liễu luôn thay đổi, đặc biệt do gần đây có nhiều tiến bộ trong chẩn
đoán, điều trị nên việc chữa các bệnh ngoài da trở nên có hiệu quả hơn, số lượng
bệnh nhân tin tưởng vào hiệu quả điều trị của bệnh viện tuyến TW ngày một tăng.
Theo thống kê kết quả hoạt động khám, chữa bệnh qua các năm từ năm 2009
đến năm 2011 tại khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW cho thấy số lượt bệnh
nhân đến khám tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Da liễu TW tăng dần theo các
năm. Năm 2011 có số lượt khám tăng ~ 138% so với năm 2008, trong khi đó số
lượng phòng khám thì không thay đổi nhiều, năm 2008 là 14 phòng, năm 2011 là 15
9
phòng , , , .
Số lượng bệnh nhân thay đổi theo tháng/mùa là rất lớn, cụ thể 3 tháng mùa
hè có số lượng bệnh nhân gấp ~ 4,5 lần 3 tháng mùa đông/xuân. Bệnh nhân thường
đông từ tháng 5 đến tháng 8 và ít vào các tháng 1 đến tháng 3 .
Số lượng bệnh nhân tới khám tại khoa khám bệnh có BHYT chiếm tỷ lệ rất
nhỏ (khoảng ~ 1,5%/năm), năm 2009 có 4.943 lượt khám chiếm (0,81%); năm 2010
có 6,600 lượt khám chiếm (1,09%); năm 2011 có 12.353 lượt khám chiếm (2,93%).
Do đó số lượng bệnh nhân đến khám không có thẻ BHYT là rất lớn chiếm (~
97%)/tổng số bệnh nhân đến khám [4].
Chỉ đạo tuyến,
HTQT, NCKH,
Đào tạo
Khám bệnh
da: đặc biệt,
nghề nghiệp
Khám bệnh da
thông thường,
điều trị nội trú
Các hoạt động
của BVDLTW
Xét nghiệm, chẩn
đoán hình ảnh,
dược
Tế bào gốc &
chống lão hoá da
Các bệnh
LTQĐTD
HIV/AIDS
Phẫu thuật chỉnh
hình, tạo hình,
thẩm mỹ, laser
Hình 1. Hoạt động chính của BV Da liễu TW
(Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương)
10
Bệnh viện Da liễu TW thực hiện các hoạt động theo quy định về chức năng,
nhiệm vụ và sự chỉ đạo của Bộ Y tế. Bệnh viện đã thực hiện triển khai mạng lưới về
da liễu trên 63 tỉnh thành, đặc biệt là chương trình phòng chống phong Quốc gia đã
được bệnh viện triển khai thành công, đến nay đã có 47/63 tỉnh thành đã được công
nhận loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam [4].
Hiện tại BV đã tin học hóa toàn bộ quá trình quản lý thông tin khám chữa
bệnh cho nhân dân, bệnh nhân được đăng ký và điền thông tin cá nhân hoàn toàn
trên phần mềm quản lý bệnh viện (Medisoft 2007), sau khi bệnh nhân đã đăng ký
thông tin cá nhân, được nhân viên tiếp đón phân vào các phòng bác sỹ để khám theo
số thứ tự, số thứ tự này được hiển thị trên bảng điện tử tại mỗi phòng khám của BS.
Bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc theo mã IDC-10 cũng như chỉ định cận lâm sàng
và nhập viện theo danh sách, sau đó phần mềm tự động chuyển danh sách từ nhân
viên tiếp đón và phân phòng khám. Tất cả mọi thông tin của BS chỉ định cũng như
chẩn đoán cho bệnh nhân đều được chuyển tới các khoa cận lâm sàng và khoa lâm
sàng. Bệnh nhân được in mọi thông tin cần thiết cho toàn bộ quá trình khám bệnh
của mình: đơn thuốc, giấy nhập viện, giấy chuyển viện, hóa đơn thanh toán mọi
dịch vụ bằng phần mềm rất rõ ràng, dễ đọc và có ghi chú cẩn thận [4].
BN xếp hàng đăng ký khám Lấy phiếu khám Nộp tiền Khám
Khám bệnh
Kê đơn thuốc
BN mua thuốc
theo đơn
BN ra về
Chỉ định
nhập viện
BN đóng tiền
tạm ứng
BN nhập viện
Chỉ định CLS
Đi nộp tiền CLS
Làm xét nghiệm
Quay lại phòng khám
Hình 2. Sơ đồ thực hiện quy trình khám bệnh tại BV Da liễu TW
(Nguồn: Bệnh viện Da liễu TW)
Hiện tại khoa khám bệnh có 15 phòng khám, 11 bàn tiếp đón và thu tiền của
11
bệnh nhân, trong đó có 12 phòng khám cả ngày (cả sáng và chiều) và 3 phòng khám
kết hợp (chỉ khám sáng hoặc chiều).
Khu đăng ký khám bệnh
Bệnh nhân tự nguyện đăng ký khám tại 14 bàn vừa tiếp đón bệnh nhân và
thu tiền khám bệnh, dịch vụ theo quy trình: đăng ký khám (bàn 1 và bàn 2), nhân
viên thu tiền (bàn 3, bàn 4), sau đó nhân viên phân phòng (bàn 3 và bàn 4) hướng
dẫn bệnh nhân đi khám tại 15 phòng khám. Trong 14 bàn tiếp đón bệnh nhân được
chia thành 3 khu vực (khu vực 1; có 2 bàn tiếp đón, 2 bàn thu tiền gồm 4 cửa. khu
vực 2; có 3 bàn tiếp đón, 2 bàn thu tiền khám; khu vực 3 gồm 5 bàn thu tiền xét
nghiệm + thanh toán ra viện + duyệt BHYT) để tiếp đón bệnh nhân. Tại khu khám
bệnh thường xuyên xảy ra tình trạng quá đông bệnh nhân đối với khu tiếp đón và
các phòng khám, đặc biệt vào mùa hè số lượng bệnh nhân tăng đột biến, có ngày
một phòng khám đảm nhận khám từ 80 ~ 100 bệnh nhân [4].
Hình 3. Khu tiếp đón bệnh nhân
Khu phòng khám của bác sỹ
Bác sỹ khám bệnh theo danh sách hiện trên phần mềm quản lý khám bệnh,
danh sách thứ tự bệnh nhân đến lượt khám được hiển thị trên bảng điện tử trước
mỗi phòng khám. Tất cả các danh mục thuốc và chỉ định cận lâm sàng đều được mã
hóa và hiển thị trên phần mềm khám bệnh, kê đơn.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011 của bệnh viện cho thấy với số
lượng bệnh nhân quá đông (~80-100/ngày/phòng khám) dẫn tới tình trạng bệnh
12
nhân phải chờ tới lượt khám rất lâu (~30-40phút/lượt khám), nhưng thời gian để bác
sỹ thăm khám cho một lần khám ít (~ 4-7 phút/lượt khám) [4].
Hình 4. Phòng khám của bác sỹ
2. Các khái niệm về bệnh ngoài da, vùng, mùa trong năm, mô hình bệnh da
liễu, giới thiệu ICD-10
2.1. Khái niệm bệnh ngoài da và các chức năng của da
Khái niệm bệnh ngoài da
Là các chứng bệnh ảnh hưởng đến bề mặt của cơ thể: da niêm mạc, lông, tóc,
móng, các tuyến liên quan, các bệnh lây qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh
hoa liễu), các biểu hiện da niêm mạc của người nhiễm HIV/AIDS, bệnh phong [15].
Dưới đây là các chức năng của da:
Chức năng bảo vệ
Da giống như một hàng rào bảo vệ, che chắn các cơ quan: thần kinh, mạch
máu, cơ, xương, phủ tạng không bị tác động của các yếu tố có hại, các tác nhân vật
lý, cơ học, hóa học và môi trường [7].
Chức năng điều hòa thân nhiệt
Da điều hòa nhiệt độ cơ thể nhờ ra mồ hôi và phản ứng vận mạch. Khi nhiệt độ
bên ngoài hoặc thân nhiệt tăng cao, cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch máu dưới da
để tăng thải nhiệt, tuyến mồ hôi cũng tăng cường bài tiết, tăng bốc hơi giúp cơ thể bài
nhiệt qua da. Ngược lại, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, các mạch máu dưới da sẽ
bị co lại giảm tỏa nhiệt, đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định [7], [15].
Chức năng chuyển hóa
13
Nhờ ánh sáng mặt trời, cholesteron dưới da được chuyển hóa thành vitamin
D cần thiết cho sự hấp thụ Canci. Da tham gia vào quá trình chuyển hóa protit,
gluco, lipid nhờ hệ thống men và các vitamin phong phú trên da: amylase,
cholintesterase, lipase, lactoflavin, acid nicotinic, biotin, vitamin C, A, D...[15].
Chức năng thu nhận cảm giác
Cảm giác trên da được tiếp nhận từ các tiểu thể thần kinh nằm trong lớp
trung bì. Cảm giác đau do tận cùng các dây đảm nhiệm. Cảm giác ngứa làm cho
người ta phải gãi, làm dập nát tế bào giải phóng histamin. Các histamin giải phóng
ra sẽ làm giảm ngứa, nhưng khi tiết quá mức sẽ làm ngứa tăng lên và trở thành vòng
luẩn quẩn càng gãi càng ngứa [15].
Chức năng tạo sừng, tạo sắc tố, miễn dịch, tạo ngoại hình và chủng tộc
Hai chức năng này đảm bảo tính toàn vẹn và lành mạnh của da, chống lại các
tác động có hại từ môi trường [15].
Trên da có nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch như tế bào Langerhans,
Lympho T. Khi có sự xâm nhập của kháng nguyên (vi khuẩn, virút, nấm…) tế bào
Langerhans sẽ xuất hiện bắt giữ kháng nguyên, trình diện kháng nguyên với
Lympho T có thẩm quyền miễn dịch [15].
Da góp phần tạo ra hình hài của chúng ta và tạo ra các màu da khác nhau,
của các dân tộc chủng tộc ở những vùng, miền khác nhau trên thế giới [15].
2.2. Đặc điểm bệnh da
Da người có cấu trúc toàn diện đảm bảo thực hiện các chức năng quan trọng
đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, con người lại sống trong môi trường thường
xuyên chịu sự chi phối của các yếu tố như nắng, nóng, lạnh, độ ẩm, hay điều kiện
vệ sinh cá nhân và nhiều bệnh da liễu cũng do môi trường làm việc gây ra. Sự tiếp
xúc thường xuyên, liên tục với các yếu tố có hại làm cho da không còn giữ được
tính toàn vẹn nữa, mà từ đó sẽ biểu hiện ra các bệnh da liễu [7], [15].
Vào những ngày nắng nóng không khí nóng ẩm và điều kiện vệ sinh cá nhân
là những tác nhân thường gặp nhất. Khi phơi nắng lâu hoặc khi ánh nắng quá gay
gắt, có nhiều tia cực tím sẽ phá hủy các lớp của da và gây nên các vấn đề về da: đỏ
da, cháy nắng, sạm da, thậm chí ung thư da. Thời tiết nắng nóng làm da tăng tiết mồ