Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu các dị tật hở ống thần kinh ở thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại bệnh viện phụ sản trung ương từ năm 2008 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 80 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN ANH VŨ




NGHIÊN CỨU CÁC DỊ TẬT HỞ ỐNG THẦN KINH
Ở THAI NHI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN BẰNG SIÊU ÂM
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2011




LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC



Hà nội – 2011





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



NGUYỄN ANH VŨ


NGHIÊN CỨU CÁC DỊ TẬT HỞ ỐNG THẦN KINH
Ở THAI NHI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN BẰNG SIÊU ÂM
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2011

Chuyên ngành: Sản Phụ khoa
Mã số : 60.72.13

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ ANH TUẤN


HÀ NỘI - 2011



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ đáng kể trong bệnh tật và tử vong ở
người. Các dị tật ống thần kinh được chia làm 05 loại bao gồm: các bất
thường về cấu trúc đường giữa, những bất thường của hố sau, giãn não thất,
nang của não và tiểu não, các bất thường của sự đóng ống thần kinh (Dị tật
hở ống thần kinh). Trong đó dị tật hở ống thần kinh ở thai nhi là một bất
thường bẩm sinh lớn và xảy ra rất sớm trong quá trình hình thành phôi thai.

Các nghiên cứu trên thế giới ước tính tỷ lệ dị tật hở ống thần kinh vào
khoảng 10/10000 trẻ đẻ ra sống [49]. Hậu quả của những bất thường hở
ống thần kinh cũng rất nặng nề và tiên lượng xấu cho thần kinh, vận động
và trí tuệ của trẻ khi ra đời và là gánh nặng cho gia đình có con dị tật.
Ở Việt Nam, việc chẩn đoán bằng siêu âm các dị tật hở ống thần kinh đã
được áp dụng từ khá lâu, và đặc biệt đã được làm một cách hệ thống nhất là từ
khi Trung tâm Chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương được
thành lập. Tuy nhiên theo các nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ dị tật hở ống thần
kinh được phát hiện ở các tuổi thai trên 28 tuần, khi thai đã có khả năng tự
sống độc lập là khá lớn. Điều này gây khó khăn trong quyết định xử trí đối
với một số dị tật lớn không thể phẫu thuật điều trị triệt để sau đẻ được [13].
Trung tâm Chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viên Phụ Sản Trung ương là
một Trung tâm chuyên sâu về Chẩn đoán và Sàng lọc trước sinh của các tỉnh
phía Bắc. Hàng năm có hàng nghìn thai phụ được sàng lọc và chẩn đoán trước
sinh tại đây. Tuy nhiên cho tới nay cũng chưa có nghiên cứu nào về các dị tật


2
hở ống thần kinh của thai nhi được nghiên cứu mặc dù đây là những dị tật có
thể can thiệp dự phòng được bằng bổ sung acid folic ở giai đoạn trước và
trong khi mang thai. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các dị tật
hở ống thần kinh ở thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương từ năm 2008 đến năm 2011” với 02 mục tiêu:
1. Mô tả về những dị tật hở ống thần kinh của thai nhi được chẩn
đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2. Nhận xét về thái độ xử trí đối với thai bị dị tật hở ống thần kinh.














3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Phôi thai học và sự phát triển của hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai
1.1.1. Nguồn gốc và sự tạo hình các mầm nguyên phát của hệ thần kinh ở phôi
1.1.1.1. Nguồn gốc của toàn bộ hệ thần kinh [3], [24].
Ở phôi người, mầm nguyên thủy của toàn bộ hệ thần kinh được tạo ra ở
giai đoạn phôi vị, vào khoảng ngày thứ 17 sau thụ tinh. Lúc đó, sau khi được
hình thành, dây sống có tác động cảm vào phần ngoại bì phôi nằm ở mặt lưng
nó, làm cho phần này chuyên môn hóa và biệt hóa thành ngoại bì thần kinh
(Neurectoderm). Phần ngoại bì phôi không chịu tác động cảm của dây sống
biệt hóa thành ngoại bì da. Ngoại bì thần kinh, sau khi chuyên môn hóa trở
thành một tấm dây gọi là tấm thần kinh (neural plate), cấu tạo bởi một hàng tế
bào biểu mô trụ gọi là tế bào biểu mô thần kinh (Neuroepithelial cells). Tấm
thần kinh là nguồn gốc của toàn bộ hệ thần kinh. Còn ngoại bì da là nguồn
gốc của biểu bì da, các bộ phận phụ của da như lông, tóc, móng sừng, các
tuyến của da như tuyến mồ hôi, tuyến bã, tuyến vú cùng với một số mô và cơ
quan khác như biểu mô khứu giác của khứu giác quan nằm trong hốc mũi, mê
đạo màng của tai trong, phần trước tuyến yên [3], [24].
1.1.2. Tạo thành các mầm nguyên phát của hệ thần kinh não tủy và hệ thần

kinh thực vật [3], [24].
Từ tấm thần kinh, có hai mầm nguyên phát sẽ tạo thành hệ thần kinh
não tủy và hệ thần kinh thực vật. Đó là ống thần kinh (Neural tube) và mào
thần kinh (Neural crest).
1.1.2.1. Ống thần kinh
1.1.2.1.1. Sự hình thành
Sự hình thành ống thần kinh trải qua ba giai đoạn:


4
A. Tấm thần kinh.
Tấm thần kinh là một tấm ngoại bì dây gọi là ngoại bì thần kinh
(Neurectoderm), cấu tạo bởi một hàng tế bào gọi là tế bào biểu mô thần kinh.
Lúc mới đầu, tấm này tương đối phẳng nằm ở đường dọc giữa lưng phôi. Ở
phía đuôi phôi, tấm này hẹp, gọi là tấm tủy vì sau này sẽ tạo ra tủy sống, còn
ở phía đầu có những chỗ bành trướng rộng sang hai bên, gọi là tấm não vì sau
này sẽ tạo ra toàn thể bộ não [24].
B. Máng thần kinh
Do tăng sinh tế bào, tấm thần kinh lõm xuống trung mô nằm bên dưới nó
để tạo ra một hình máng mở ra ở mặt lưng phôi gọi là máng thần kinh [3], [24].
C. Ống thần kinh
Cũng do tăng sinh tế bào, hai bờ máng thần kinh tiến lại gần nhau, sát
nhập với nhau ở dường dọc giữa lưng phôi để khép máng thần kinh thành một
cái ống gọi là ống thần kinh. Sự khép lại hai bờ máng thần kinh bắt đầu xảy ra
ở nơi nằm ngang mức với khúc nguyên thủy thứ tư rồi lan theo cả hai hướng
đầu và đuôi phôi. Trong quá trình khép lại của hai bờ máng thần kinh, hai đầu
ống thần kinh còn thông với khoang ối bởi hai lỗ thần kinh trước và sau. Do
đó trong quá trình ống thần kinh đang khép lại, ở hai đầu ống, ta còn thấy
hình ảnh máng và ống thần kinh (tấm não và tấm tủy). Tới ngày thứ 25 – 26,
lỗ thần kinh trước và ngày 27 – 28, lỗ thần kinh sau mới bị bịt kín [3],[24].

Thứ tự hình thành và đóng ống thần kinh như sau:
- Ngày thứ 18 của phôi hình thành ống thần kinh.
- Ngày thứ 21 đóng ống thần kinh trung ương.
- Ngày thứ 24 đóng ống thần kinh trước.
- Ngày thứ 26 đóng ống thần kinh sau.


5
1.1.2.1.2. Biến đổi hình dáng ống thần kinh trong quá trình phát triển theo
hướng đầu – đuôi phôi [3], [15], [24].
Do dọc theo trục đầu – đuôi phôi, tấm thần kinh có những chỗ rộng hẹp
không đều, phần hẹp ở phía đuôi phôi trở thành tấm tủy, những chỗ bành
trướng rộng sang hai bên ở phía đầu phôi trở thành tấm não, nên khi hai bờ
máng thần kinh khép lại, ống thần kinh ở phía đuôi phôi nhỏ và hẹp, gọi là
ống tủy, sẽ tạo ra tủy sống. Ở phía đầu phôi, những phần bành chướng rộng
sang hai bên của tấm não, khi ống thần kinh khép lại sẽ tạo ra các túi não. Lúc
mới đầu có hai túi não nguyên thủy là não trước và não sau. Nhưng khi chưa
khép kín, não trước đã phân đôi để tạo ra não giữa nằm chen vào giữa nó với
não sau. Não giữa không phân đôi. Não trước tiếp tục phân đôi để tạo ra não
đỉnh và não trung gian chen vào giữa não đỉnh và não giữa. Não sau có hình
thoi nên được gọi là não thoi (rhombencephalon), cũng phân đôi thành não
dưới tiếp nối với não giữa và não cuối được tiếp nối vào ống tủy. Như vậy
dọc theo trục đầu đuôi phôi, ống thần kinh có tính chất chia đoạn:
- Ở phía đầu phôi có năm túi não sẽ tạo ra toàn bộ não, lần lượt từ đầu
đến đuôi phôi gồm
+ Não đỉnh (prosencephalon) sẽ phình sang hai bên thành hai bán cầu
não và khoang của não đỉnh sẽ tạo thành các não thất bên.
+ Não trung gian (diencephalon) phát triển mạnh, sẽ tạo ra các vùng
trên đồi (epithlamus), đồi thị (thalamus) và dưới đồi (hypothlamus). Khoang
của não đỉnh sẽ tạo thành não thất III, thông với các não thất bên bởi hai lỗ

gọi là lỗ não thất bên, hoặc còn gọi là lỗ Monro.
+ Não giữa (mesencephalon) kém phát triển, không to ra mấy. Do thành
của não giữa dày lên, khoang của não giữa vẫn là một khoang hẹp gọi là cống


6
não giữa, còn gọi là cống Sylvius, thông với não thất III ở phía đầu phôi với
não thất IV ở phía đuôi phôi.
+ Não dưới (metencephalon) phát triển mạnh, sẽ tạo ra cầu não ở mặt
bụng phôi và tiểu não ở mặt lưng phôi. Khoang của nó cùng với khoang của
não cuối, tạo ra não thất thứ IV, thông với não thất III qua cống não giữa.
+ Não cuối (myelencephalon) sẽ tạo ra hành não. Khoang của nó góp phần
vào sự tạo ra não thất IV và thông với nội tủy của tủy sống ở phía đuôi phôi.
- Ở đuôi phôi ống tủy sẽ tạo ra tủy sống.
Do ở phía đầu phôi, các túi não bành trướng rất mạnh, đầu phôi gục về
phía bụng và ở phía đuôi phôi, ống tủy giãn ra nên đuôi phôi cong về phía
bụng phôi, ống thần kinh cũng cong lên theo trục đầu đuôi phôi và các túi não
bị gấp khúc. Lúc mới đầu ống thần kinh có hai nếp gấp: nếp gấp đầu, còn gọi
là nếp gấp não giữa nằm chen vào giữa não trước và não giữa và nếp gấp cổ
chen vào giữa não sau và tủy sống. Sau đó, não giữa ngăn với não sau bởi một
eo sâu gọi là eo não sau. Ranh giới giữa não dưới với não cuối được đại diện
bởi một đường cong lõm về phía bụng phôi gọi là đường cong cầu.
Sự xuất hiện và phân chia các túi não, sự bành trướng và gấp khúc của
các túi ấy, sự xuất hiện các đường cong làm cho hình dáng bên ngoài của bộ
não và sự xếp đặt các túi não trong bộ não ngày càng có nhiều biến đổi và
ngày càng thêm phức tạp.
1.1.2.1.3. Cấu tạo ống thần kinh [3], [24].
Tuy các đoạn ống thần kinh có những biến đổi hình dạng bên ngoài
khác nhau trong quá trình phát triển, nhưng lúc mới đầu các đoạn ấy có chung
một kiểu cấu tạo đại thể và vi thể giống nhau.



7
A. Cấu tạo đại thể
Khi ống thần kinh mới được tạo ra, nhìn trên thiết đồ ngang, thành ống
thần kinh gồm tám đoạn.
- Một đoạn bụng gọi là lá đáy hoặc sàn ống thần kinh;
- Một đoạn lưng gọi là lá lưng hoặc mái, hoặc trần của ống;
- Hai đoạn bụng bên gọi là lá căn bản;
- Hai đoạn lưng bên gọi là lá cánh;
- Ở hai bên, mỗi bên có một đoạn trung gian nằm chen vào giữa lá căn
bản và lá cánh và ở đáy một cái rãnh gọi là rãnh ranh giới.
Trong quá trình tạo ra tủy sống và bộ não, ở ống tủy và mỗi túi não, sự
phát triển của các đoạn này rất khác nhau.
B. Cấu tạo vi thể ống thần kinh và sự tăng sinh, di cư, biệt hóa tế bào
tạo nên thành ống trong quá trình phát triển thành ống theo chiều dầy.
Khi máng thần kinh vừa mới khép kín, thành ống thần kinh vẫn giữ tính
cách một biểu mô gồm một hàng tế bào gọi là biểu mô thần kinh. Do sự tăng sinh
mạnh của các tế bào biểu mô này, thành ống có dạng một biểu mô trụ giả tầng.
Thực ra ở biểu mô này, bào tương tế bào trải khắp chiều dày thành ống.
Trong khi đó nhân tế bào nằm ở những mức cao, thấp khác nhau. Những nhân
tế bào đang phân chia nằm ở lớp sâu trong thành ống, tạo thành lớp sinh sản.
Những nhân đã hoàn thành sự phân chia tế bào di cư ra vùng ngoại vi của
thành ống nông hơn, xếp thành từng tầng cao thấp không đều để tiếp tục phân
chia. Những nhân của tế bào mới sinh lại di chuyển vào lớp sinh sản. Do đó
thành ống có hình ảnh của một biểu mô trụ giả tầng trong đó chỉ có một hàng
tế bào nhưng những nhân của tế bào này xếp thành nhiều tầng vì các tế bào
không phân chia đồng thời.



8
Do sự tăng sinh tế bào, ở thành ống thần kinh, lúc mới đầu có hai loại
tế bào được sinh ra: những nguyên bào xốp (spongioblastes) nằm trong lớp
sinh sản và những nguyên bào thần kinh (neuroblastes) sẽ di cư ra vùng ngoại
vi của thành ống thần kinh. Do sự tiếp tục tăng sinh, di cư và biệt hóa của
những tế bào này, thành ống thần kinh trở thành ngày càng dày và cấu tạo bởi
ba lớp, kể từ trong ra ngoài.
- Lớp nội tủy
- Lớp áo
- Lớp màng rìa
1.1.2.1.4. Các tế bào, mô, cơ quan và bộ phận phát sinh từ ống thần kinh [3], [24].
Các tế bào tạo nên ống thần kinh, trừ lớp nội tủy, còn có các tế bào lớp
áo sẽ tạo ra mô thần kinh với hai loại tế bào là tế bào thần kinh chính thức sẽ
tạo ra trục não tủy bao gồm tủy sống và bộ não với những cơ quan, bộ phận.
Ngoài trục não tủy, ống thần kinh còn tạo ra những tế bào thuộc những hệ
thống cơ quan khác nhau không phải hệ thần kinh, thí dụ các tế bào ở võng
mạc mắt, những tế bào tuyến tùng và tế bào thấy ở phần sau tuyến yên.
A. Đối với các cơ quan thần kinh thuộc trục não tủy
Những nơron nằm trong chất xám của trục não tủy. Những nơron này
sẽ tạo ra:
* Những trung tâm thần kinh thuộc hệ não tủy
Trong chất xám của trục não tủy, những nơron này gồm ba loại:
- Những nơron vận động tạo thành những trung tâm vận động.
- Những nơron cảm giác tạo thành những trung tâm cảm giác.


9
- Những liên nơron (interneuones) đóng vai trò liên lạc giữa các nơron
nằm ở cùng tầng hoặc ở các tầng khác nhau của trục não tủy.
* Những trung tâm thuộc hệ thần kinh thực vật

Những trung tâm này bao gồm:
- Những trung tâm của hệ giao cảm
- Những trung tâm của hệ phó giao cảm
B. Đối với những cơ quan không thuộc hệ thần kinh
Những tế bào có nguồn gốc từ ống thần kinh có thể có đặc tính của
nơron hoặc có thể không phải là nơron vì chức năng của chúng không phải là
chức năng của nơron.
* Những tế bào có đặc tính của nơron
- Những tế bào thị giác (tế bào nón và tế bào que)
- Những nơron hai cực đóng vai trò của liên nơron (nơron liên lạc)
- Những nơron nhiều cực đóng vai trò của nơron hạch
* Những tế bào không có đặc tính của nơron
- Những tế bào biểu mô sắc tố của võng mạc mắt
- Những tế bào tuyến yên (pituicytes) nằm ở phần sau tuyến yên
- Những tế bào có đặc tính của tế bào tuyến sản xuất và bài tiết vào
máu những hormon. Ví dụ tế bào tuyến tùng.
1.2. Phân loại dị tật ống thần kinh
Dị tật ống thần kinh nói chung được chia làm 5 loại
1.2.1. Bất thường của sự đóng ống thần kinh [23], [24].
Gồm có 3 dị tật:


10
1.2.1.1. Khe hở cột sống (Spina Bifida)
Dị dạng này là dị dạng có tiên lượng nặng sống sót khoảng 40% [17],
[18]. Tật của tủy sống thường liên quan với tật của cột sống và có thể phối
hợp với tật của não. Do các cung sau của các đốt sống có thể không khép kín
gây ra tật khe hở cột sống [24].
Có hai dạng khe hở cột sống:
- Khe hở cột sống khép kín (spina bifida oculta) trong đó khe hở rất

hẹp, chỉ phát hiện được trên phim chụp X quang, bên ngoài phủ bởi da thường
có một túm lông che phủ mặt da vùng có khe hở. Cơ quan bộ phận nằm trong
ống sống không lòi ra ngoài [24].
- Khe hở cột sống có thoát vị dạng túi (spina bifida cystica), trong đó
các cơ quan bộ phận nằm trong ống sống lọt qua khe nứt, lòi ra ngoài do các
cung sau của đốt sống không khép kín [24].
Các tổ chức thoát vị trong dị tật khe hở cột sống:
* Thoát vị màng tủy
Nếu hai hay nhiều đốt sống bị hở với khe hở khá rộng đủ để màng tủy
lọt ra ngoài, màng tủy tạo thành một túi thoát vị chỉ chứa dịch não tủy, bọc
ngoài bởi lóp da, lồi lên ở đường giữa sống lưng. Tật này gọi là thoát vị màng
tủy [18], [24].
* Thoát vị sống – màng tủy
Dạng tật này hay gặp hơn dạng tật trên, thấy ở 0,1% trẻ ra đời, trong
dạng này túi thoát vị thường rất lớn, chứa không những dịch não tủy mà còn
cả hạch thần kinh tủy sống (hạch gai) và các dễ thần kinh tủy sống. Lớp da
phủ ngoài rất mỏng tạo thành một lớp màng rất dễ rách [18], [24].
* Thoát vị tấm tủy
Đây là dạng nghiêm trọng nhất trong đó tấm thần kinh không tạo ra ống
thần kinh mà là một tấm phẳng hơi lõm xuống hoặc hơi lồi lên với ngoại bì


11
da. Cung sau của đốt sống không được tạo ra hoặc được tạo ra không hoàn
toàn vì hai mảnh của nó chỉ là hai đoạn ngắn, không tiến sát vào nhau ở
đường dọc giữa lưng [24].
* Tật xoang bì tủy sống
Ở vùng xương cùng, ta thấy có một chỗ da lõm xuống ở đường dọc
giữa lưng như một lúm đồng tiền và da nối liền với ống tủy tạo thành một
xoang [24].

1.2.1.2. Thai vô sọ
Não trước bị thoái hóa, những phần não còn lại trông như một khối
xốp, gồm chủ yếu là mô não sau và các mạch máu phân bố cho nó. Thường
thể này thai mất hẳn vòm sọ và có thể kèm theo tật nứt đốt sống và các dị tật
khác như sứt môi, hở hàm ếch [16], [18], [24].
Sự thiếu xương vòm sọ làm cho đầu thai có vẻ đặc biệt: mắt lồi, không
có cổ, không có ranh giới rõ rệt giữa mặt và ngực. Thai thường sống đến khi
đủ tháng và chết khoảng 7 – 10 ngày sau đẻ [24].
1.2.1.3. Thoát vị não – màng não
Là tổ chức của não, màng não thoát ra ngoài qua lỗ khuyết xương sọ, đôi
khi cả não thất cũng lòi vào túi ấy, trong dị tật này thai nhi ra đời không sống
được và lớp da mỏng phủ bên ngoài khối thoát vị không có lông [18], [24].
1.2.2. Bất thường cấu trúc đường giữa [23].
Gồm:
- Bất sản thể trai.
- Không phân chia não trước .
1.2.3. Những bất thường của hố sau [23].
Gồm:
- Hội chứng Dandy-walker.
- Hai bán cầu đại não dính nhau.
- Loạn sản cầu tiểu não.


12
1.2.4. Giãn não thất
1.2.5. Nang của não và tiểu não
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những bất
thường của sự đóng ống thần kinh.
1.3. Nguyên nhân các dị tật hở ống thần kinh
Nguyên nhân của dị tật của hở ống thần kinh là do bất thường sự khép lại

của ống thần kinh, nên người ta thấy có một số nguyên nhân và yếu tố thuận
lợi như sau [2], [21], [23]:
1.3.1. Yếu tố di truyền
* Bất thường về số lượng NST
Bình thường ở người có 46 NST, trong đó có 44 NST thường và 2 NST
giới tính, được chia thành 23 cặp [5]. Hai dạng bất thường NST về số lượng là
bất thường nguyên bội, hay gặp ở người là tam bội thể - 3n, tứ bội – 4n, ngũ
bội – 5n và bất thường lệch bội (2n ± 1, 2n ± 2). Trong trường hợp này, bộ
NST bị thay đổi thiếu hoặc thừa một hay vài NST thường hay NST giới tính.
Khi thừa một NST nào đó, nghĩa là loại NST đó không ở dạng cặp bình
thường, mà tồn tại ở dạng 3 NST tương đồng trong cùng một tế bào [2], [5].
Các dị tật hở ống thần kinh thường gặp trong tam bội thể 3n = 69 NST.
Đặc điểm lâm sàng thể này đa số bị sẩy thai tự nhiên hoặc chết ngay vài giờ
sau khi trẻ ra đời, ngoài dị tật hở ống thần kinh ra những thai này còn có các
dị tật phối hợp khác như sứt môi, hở hàm ếch, dính ngón tay, và dị tật tim
mạch [23].
Những yếu tố di truyền đã được xác định là liên quan tới trên 1/3 tất cả
các dị tật bẩm sinh nặng và là nguyên nhân của gần 85% các dị tật bẩm sinh
đã xác định được nguyên nhân.
1.3.2. Bệnh của mẹ
+ Bệnh nội khoa
Người mẹ bị bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ dị tật thai. Một số tác giả


13
nhận thấy nguy cơ dị dạng thai ở những bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần
những phụ nữ không bị tiểu đường. Những dị tật thường gặp là ở hệ tim
mạch, hệ thần kinh trung ương, chậm trưởng thành phổi.
+ Mẹ bị nhiễm khuẩn:
Trong thời kỳ đầu của thai nghén, các bệnh như Rubeon, Cúm,

Toxoplasma, Lao, Giang mai có ảnh hưởng rất xấu đến bào thai [7], [26].
Mẹ bị mắc bệnh Rubeon trong lúc có thai có thể gây đục nhân mắt, bệnh
tim bẩm sinh, câm điếc, tật lỗ đái thấp , nguy cơ cao khi bệnh xẩy ra trong
quí đầu của thai kỳ [7].
+ Mẹ hút thuốc lá:
Người mẹ hút thuốc lá trong lúc mang thai có nguy cơ mang thai bị dị tật
ống thần kinh cao hơn những bà mẹ không hút thuốc lá.
1.3.3. Tuổi bố mẹ
Theo Morison thì tỷ lệ trẻ có khuyết tật ở những bà mẹ có tuổi 19-20 là
1/3000, trên 40 tuổi là 1/100 và trên 45 tuổi là 1/50 [27].
Schmid thấy tỷ lệ Trisomy 21 (Down) cao hơn hẳn ở con của các bà mẹ
trên 35 tuổi [38].
Tuổi của người bố cao cũng làm tăng đột biến NST ở tinh trùng. Nyhal
nhận thấy tỷ lệ dị dạng thai tăng cao hơn ở nhóm người bố trên 40 tuổi so với
nhóm người bố dưới 40 tuổi.
1.3.4. Chất độc hóa học
Ở nước ta dị tật ống thần kinh cụ thể là dị tật quái thai không não là một
trong năm loại dị tật có tần số mắc cao. Theo một thống kê 4.339 trẻ ra đời ở
năm bệnh viện trong số đó có Bệnh viện TW Huế và các bệnh viện lân cận
trong khoảng những năm 1980-1982, quái thai không não ở nước ta là do
những chất độc hóa học có tác dụng diệt cỏ do quân đội Mỹ đã sử dụng trong
chiến tranh, trong đó chất 2,3,7,8 TCDD gọi tắt là Dioxin hoặc chất độc màu
da cam [24], [29], [30].


14
1.3.5. Dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng
Vai trò của acid foclic và kẽm là rất quan trọng cho sự phát triển của
phôi thai. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định ăn uống thiếu acid
foclic và kẽm làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và nếu phụ nữ

uống 1mg acid foclic mỗi ngày ngay từ khi chưa mang thai có thể dự phòng
được từ 50%-70% các dị tật ống thần kinh của thai nhi.
1.4. Một số phƣơng pháp sàng lọc và chẩn đoán trƣớc sinh
1.4.1. Sàng lọc bằng định lượng một số sản phẩm của thai có trong huyết
thanh mẹ
Thường dùng phổ biến là:
- AFP (alpha – fetoprotein)
- ßhCG (beta human choironic gonadotropin).
- uE3: estriol không liên hợp
- Inhibin A
- PAPP- A (Pregnancy Associated Plasma Protein – A)
1.4.1.1. Inhibin
Inhibin là một glycoprotein gồm 2 chuỗi α, (gồm 2 loại A, B).
Ở người phụ nữ không có thai, buồng trứng là nguồn cung cấp inhibin
[39]. Khi có thai thì bánh rau và màng thai là nguồn bài tiết chủ yếu inhibin.
Nếu chuỗi α liên kết với ßA thì gọi là inhibin – A, hoặc chuỗi α liên kết với
ßB gọi là inhibin - B. Những nghiên cứu từ những năm 1995 đã cho thấy
trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, mức inhibin A trong huyết thanh của mẹ
tăng trong những thai có hội chứng Down [38].



15
1.4.1.2. PAPP-A
PAPP là một glycoprotein có trọng lượng phân tử là 720 kDa, có nguồn
gốc từ bánh rau [43]. PAPP-A được sử dụng trong 3 tháng đầu của thai, để thay
thế cho định lượng AFP (AFP sử dụng ở 3 tháng giữa của thai) [42].
1.4.1.3.Test sàng lọc bộ ba (Triple test: AFP, ßhCG, uE3)
*Alphafeto – Protein (AFP)
+ AFP được túi noãn hoàng và sau đó là gan của thai nhi tiết ra [31].

Berg và Cazar tìm ra được AFP vào năm 1956. Nồng độ AFP xuất hiện trong
máu thai nhi từ tuần thứ 6 của thai kỳ (60-70microgam) và tiếp tục tăng đến
12 tuần của thai kỳ, đạt cực đại 3-4 mg/ml, duy trì nồng độ này đến tuần thứ
30 của thai kỳ, sau tuần 30 nồng độ AFP bắt đầu giảm. AFP cũng có trong
tuần hoàn người mẹ do được khuếch tán qua rau thai. Nồng độ AFP trong
máu mẹ chỉ bằng 1/50000 nồng độ AFP trong máu thai nhi và bằng 1/150
trong nước ối [34], [42].
+ Nồng độ AFP bình thường được xác định ở ngưỡng 0,7 MoM ≤ AFP
≤ 2,0 MoM [34].
+ Các nghiên cứu cũng xác định trong bất thường NST như hội chứng
Down, hội chứng Turner, hội chứng Edward nồng độ AFP trong máu mẹ
giảm < 0,7 MoM. Đối với các dị tật ống thần kinh, đặc biệt là dị tật hở ống
thần kinh, bất thường thành bụng trước, các tác giả thấy nồng độ trong máu
mẹ tăng cao > 2,0 MoM [31], [34].
+ Nồng độ AFP cao và dị tật ống thần kinh: Brock DJH và cộng sự
năm 1975 đã phát hiện được 22/41 trường hợp (54%) có nồng độ AFP cao
gấp ba lần bình thường là thai vô sọ và khe hở đốt sống. Năm 1978,
Ferguson-Smith MA và CS sàng lọc cho 11.585 thai phụ có thai từ 16 đến 20
tuần cho kết quả độ nhạy của test sàng lọc AFP đạt 93% trong việc phát hiện


16
các trường hợp dị tật ống thần kinh. Cũng theo kết quả của Brock DJH và CS
năm 1978, thực hiện test sàng lọc AFP cho 6.377 thai phụ, phát hiện được 13
trường hợp thai vô sọ và 10 trường hợp khe hở đốt sống, tuy nhiên không phát
hiện được 4 trường hợp khe hở đốt sống kín và 4 trường hợp khe hở đốt sống
mở, tỷ lệ phát hiện là 83%. Chan A và CS năm 1995 cho kết quả 92% test
sàng lọc AFP dương tính với các dị tật ống thần kinh [21], [23].
* Beta-human chorionic gonadotropin (βhCG).
+ βhCG là một glucoprotein do tế bào Langhans của lá nuôi tiết ra. Sau

khi thụ tinh được 7 ngày, βhCG xuất hiện trong nước tiểu và trong máu người
mẹ [34]. Người ta có thể định lượng βhCG toàn phần hoặc tự do. Bogard và
cộng sự năm 1987 thấy có mối liên quan giữa nồng độ βhCG và bất thường
NST. Các tác giả đều thống nhất rằng βhCG tăng cao > 1,7 MoM trong máu
mẹ ở các trường hợp thai bị hội chứng Down và thấp hơn < 0,7 MoM trong
hội chứng Edward [21], [23], [36], [38].
* Estriol không liên hợp (uE3) [35], [36].
uE3 do hoàng thể thai nghén tiết ra [35]. Từ tháng thứ tư trở đi, khi
hoàng thể thai nghén teo đi thì uE3 do tế bào hợp bào của gai rau tiết ra. Nồng
độ uE3 tăng cao dần trong máu người mẹ, đạt đến mức cao nhất vào tháng thứ
chín, và giảm dần đến gần khi chuyển dạ [35]. Do có sự dao động lớn về nồng
độ, nên để đánh giá giá trị của uE3, ngoài việc so sánh với kết quả bình
thường, cũng phải làm xét nghiệm hai lần để đánh giá sự phát triển của thai
[36]. uE3 qua rau thai vào tuần hoàn của mẹ, và thời gian bán hủy của uE3
trong máu mẹ là 20-30 phút, do đó máu phải được bảo quản đúng kỹ thuật
trước khi làm xét nghiệm [42].
Nồng độ uE3 giảm trong hội chứng Down và hội chứng Edward [38].


17
* Sự kết hợp của bộ ba AFP, βhCG, uE3.
Từ năm 1988, nhiều tác giả trên thế giới đã cho thấy AFP, βhCG, uE3
được kết hợp với nhau trở thành test sàng lọc bộ ba và được sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Các tác giả thống nhất rằng test sàng lọc có giá trị khi kết hợp
đồng thời cả ba chất trên [36], [42].
Cukle và cộng sự năm 2000 thông báo kết quả sàng lọc của test bộ ba
phát hiện được 67% các trường hợp hội chứng Down với tỷ lệ dương tính giả
là 5%. Kết quả nghiên cứu của Yagels và cộng sự (1998) thấy tỷ lệ phát hiện
hội chứng Down của test sàng lọc bộ ba là 92,2% [34].
Trong Trisomi 18: cả 3 giá trị đều giảm. Trong hội chứng Down AFP

và uE3 giảm, còn βhCG tăng [31], [38], [42].
Như vậy sự kết hợp bộ ba AFP, βhCG, uE3 không có giá trị trong chẩn
đoán trực tiếp DTHOTK, nhưng có giá trị gián tiếp trong tiên đoán các dị tật
này, thông qua chẩn đoán các bất thường về NST cũng như bất thường về
hình thái như: Trisomi 13, Trisomi 18, Trisomi 21, dị tật ống thần kinh [42].
1.4.2. Các phương pháp lấy bệnh phẩm của thai nhi
1.6.2.1. Chọc hút nước ối:
Chọc hút nước ối nhằm mục đích chẩn đoán di truyền tế bào. Chọc hút
nước ối thường được chỉ định ở những phụ nữ có nguy cơ sinh con dị dạng
cao, hoặc có nghi ngờ thai bất thường trên siêu âm, mẹ có bất thường
AFP/huyết thanh [6], [7], [15].
Các biến chứng có thể gặp khi chọc ối là: nhiễm trùng (tỷ lệ này rất
thấp vì thủ thuật này được làm trong điều kiện vô trùng), chảy nước ối sau khi
chọc (khoảng 2%) nhưng không gây hậu quả gì cho mẹ và thai nhi, sẩy thai
và thai chết lưu (tỷ lệ khoảng 3%-3,5%) [7]. Nhờ sự phát triển của siêu âm,


18
chọc hút nước ối dưới sự hướng dẫn của siêu âm qua đường bụng đã giảm tỷ
lệ biến chứng [6], [7].
Chọc hút nước ối thường được làm vào các thời điểm [6]
+ Chọc hút ối sớm ở tuổi thai 13-15 tuần.
+ Chọc hút ối kinh điển ở tuổi thai 16-20 tuần.
+ Chọc hút ối muộn tuổi thai trên 20 tuần.
1.4.2.2. Sinh thiết gai rau.
Tuổi thai có thể tiến hành sinh thiết gai rau: ba tháng đầu hoặc ba tháng
giữa của thai kỳ [7], [15].
Có 2 đường để sinh thiết gai rau: qua đường bụng và qua cổ tử cung.
Tai biến của sinh thiết gai rau là sẩy thai, chảy máu và dị tật cho thai [15].
1.4.3. Siêu âm chẩn đoán

Siêu âm, đặc biệt là siêu âm trong lĩnh vực sản khoa ngày càng được
mở rộng. Siêu âm có thể phát hiện những bất thường về hình thái, những bất
thường này có thể có hoặc không liên kết với bất thường nhiễm sắc thể [10].
Từ nhiều năm nay, Phan Trường Duyệt [17], và một số tác giả nước
ngoài [35], sử dụng rộng rãi siêu âm 2 chiều trong sản khoa như một xét
nghiệm mà giá trị của nó đều được mọi người công nhận.
Siêu âm phát hiện những DTOTK có thể thực hiện sớm vào thời điểm
sau 12 tuần [9]. Với thoát vị não hoặc thai vô sọ, có thể còn được thực hiện
sớm hơn, vào 9-11 tuần [17]. Hầu hết những dị tật của ống thần kinh đều
được chẩn đoán qua siêu âm [9], [10], [16], [17].




19
Tiêu chuẩn chẩn đoán siêu âm.
Hình ảnh siêu âm của đầu thai bình thƣờng tuổi thai sau 11 tuần
* Vòm sọ của thai là vòm siêu âm tròn đều, đối xứng nếu mặt cắt lớp
thẳng góc với trục của đầu. Âm vang càng đậm nét khi xương sọ gần đủ tháng
nằm giữa vùng không có âm vang của nước ối [9], [18].
* Não thai nhi nằm trong hộp sọ là vùng thưa âm vang bao quanh đám
rối mạch có âm vang dày đặc hơn [9], [18].
Khi thai 28 tuần trở lên tổ chức não tạo ra âm vang dày đặc hơn nên dễ
nhận định về cấu trúc bên trong hơn [18].
Có 3 mặt cắt lớp siêu âm thường hay được áp dụng để nhận định cấu
trúc bên trong của não:
- Mặt cắt lớp cao qua sừng trán phía trước đến não thất bên ở phía sau.
- Mặt cắt lớp giữa qua não thất ba – song song với mặt cắt cao.
- Mặt cắt xiên trán hạ chẩm qua vùng tiểu não.
Hình ảnh siêu âm tủy sống bình thƣờng của thai

Cột sống thai chưa cốt hóa toàn bộ nhưng dễ nhìn thấy trên màn ảnh
siêu âm, đặc biệt là ba trung tâm cốt hóa – một ở thân cột sống và hai trung
tâm cốt hóa ở mảnh đốt sống sau. Ở thai ba trung tâm cốt hóa tạo thành một
hình tam giác có đỉnh hướng về phía giữa của thai. Nếu cắt dọc trung tâm cột
sống và trung tâm mảnh sau chạy song song tạo thành hình ảnh “ đường ray
xe hỏa” [9], [18].
Thai bị spina-bifida có khoảng cách giữa hai trung tâm cốt hóa sau xa
nhau và mất lần da bao phủ [18].
Hình ảnh siêu âm các dị tật hở ống thần kinh của thai [9], [18]
1.4.3.1. Spina-bifida
- Hình ảnh ống não tủy bất thường – có chỗ phình và ăn thông với nước
ối (khi để đầu dò cắt dọc cột sống) hoặc ống não tủy bị xoắn vặn.


20
- Hình ảnh mất đốt sống hay mất xương cùng cụt.
- Hình ảnh màng não thông ra ngoài cột sống tạo thành nang.

Hình 1.1. Spina-bifida
1.4.3.2. Thoát vị não
- Tổ chức não có âm vang vừa phải, đều, nằm dưới dải âm vang của
màng não thoát ra chỗ khuyết âm vang đậm của vòm xương sọ.
- Chỗ khuyết vòm xương sọ thường hay nằm ở đường giữa, và xương
bên thái dương, thỉnh thoảng nằm ở nền xương sọ.

Hình 1.2. Thoát vị não


21
1.4.3.3. Thai vụ s

- Hỡnh nh u (phớa cui ct sng) l mt khi õm vang khụng u.
- Khụng cú õm vang ca vũm s.
- a i (vựng khụng cú õm vang).

Hỡnh 1.3. Thai vụ s
1.5. Cỏc phng phỏp x trớ i vi d tt h ng thn kinh
Trc mt thai ph cú thai nhi b d tt h ng thn kinh, ngi thy thuc
s t vn cho thai ph v gia ỡnh v tỡnh trng thai, t ú a ra thỏi x trớ
trc sinh bao gm : ỡnh ch thai nghộn (CTN) hay tip tc gi thai [9].
Mun có thái độ xử trí trong chẩn đoán trc sinh một cách đúng đắn ta
cn hiu bit y v bnh hc ca tng loi dị tật hở ống thần kinh, cng
nh hiu bit tng tn v phôi thai hc [4], [9].
i n quyt nh CTN hay tip tc quá trình thai nghén ph thuc
vào các yu t sau [2], [4], [9]:
+ Tui thai phát hiện dị tât DTHOTK.
+ Loi DTHOTK: Cú kh nng sa cha sau hay khụng, cú t l thnh
cụng cao hay khụng.


22
Đình chỉ thai nghén: đối với dị tật thai vô sọ, thoát vị não mà lỗ thoát vị
lớn, khe hở cột sống lớn.
Các trường hợp khác mà không kèm theo các dị tật nặng nề khác giữ thai
và điều trị phục hồi sau đẻ.
+ Các dị tật khác kèm theo: Có bất thường NST hay đa dị dạng không.
+ Tình trạng người mẹ: Tuổi mẹ, số lần sinh, số con.
1.6. Tình hình nghiên cứu dị tật hở ống thần kinh trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1.Trên thế giới:
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bất thường của dị
tật hở ống thần kinh

Boyd và cộng sự nghiên cứu chẩn đoán trước sinh DTOTK ở các Trung
tâm y tế thuộc 11 nước châu Âu thấy 542 trẻ bị dị dạng hở ống thần kinh trên
670.766 đứa trẻ được sinh, trong đó 84% là tổn thương đơn độc (gồm 166 vô
sọ, 252 nứt đốt sống, 35 thoát vị não). Các tác giả nước ngoài không chỉ
nghiên cứu chẩn đoán trước sinh, mà còn nghiên cứu theo dõi sau sinh. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm và đối
tượng nghiên cứu [14].
Schmidt và cộng sự đã điều tra ở Đức từ 1975 – 1982 thấy có 42% là
khuyết tật ống thần kinh nói chung [50].
Theo MACDP 1996 (Metropolitan Atlanta Congenital Defects Program) thì
tỷ lệ các loại dị tật hở ống thần kinh như sau: thai vô sọ 2,2%, thoát vị não 1,7%,
thoát vị cột sống 3,4% [66].
Cũng theo nghiên cứu tương tự của CBDMP 1995 (Corolina Birth Defects
Monitoring Program) thì các tỷ lệ dị tật hở ống thần kinh như sau: thai vô sọ 2,0%,
thoát vị não 8,0%, thoát vị cột sống 3,6% [67].


23
Theo thông báo gần đây (1999) thống kê tại một vùng Indre, Loin Centre ở
Pháp của Body và cộng sự trong số 200 hồ sơ được hội chẩn siêu âm hình thái học
thai nhi phát hiện có dị dạng thì thấy tỷ lệ dị tật hở ống thần kinh chiếm 17% [71].
Theo Parks SE (2006) nghiên cứu về DTHOTK ở Texas, Mỹ từ năm
1999 đến 2005 thì tỷ lệ nứt đốt sống là 51,5%, thoát vị não 11.9%. [54].
Theo Poretti A và CS [53] nghiên cứu các DTHOTK ở Thụy điển (năm
2008) thì tỷ lệ thai vô sọ là 70%, thoát vị não 14%.
Theo Stoll C, Dott B [55] thì tỷ lệ thoát vị não là 36,8%, khe hở cột
sống 23.8%.
1.6.2. Tại Việt nam
Ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu riêng và cụ thể về
từng loại dị tật hở ống thần kinh ở thai nhi. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy

một số nghiên cứu chung về các dị dạng bẩm sinh nói chung ở thai nhi trong
đó cũng có một phần nghiên cứu về dị tật hở ống thần kinh.
Theo Nguyễn Huy Cận và Bùi Thị Tía nghiên cứu dị tật ở trẻ sơ sinh tại
Viện BVBMTSS từ năm 1963-1966, thấy dị tật hệ thần kinh chiếm tỷ lệ
39,3% [8].
Theo Nguyễn Việt Hùng xác định giá trị của một số phương pháp phát hiện
dị tật bẩm sinh ở thai nhi tuổi thai 13-26 tuần , luận án Tiến sỹ Đại học Y Hà nội
2006 thấy tỷ lệ các dị tật hở ống thần kinh của thai nhi lần lượt là: thai vô sọ
10,38%, thoát vị não 1,95%, thoát vị cột sống 0,65% [21].
Theo Lê Thị Thu Hà, Hà Tố Nguyên, Phùng Như Toàn nghiên cứu về tần
suất dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện Từ Dũ trong 4 năm 2004 – 2008 thấy tỷ lệ dị
tật thần kinh trung ương chiếm 10% [ 31].

×