Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 1- 2012 đến 12- 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 53 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa rất hay gặp và có xu hướng gia
tăng. Tại Mỹ, tỷ lệ ung thư buồng trứng mới mắc hàng năm chiếm 3% tổng số
ung thư nói chung (đứng hàng thứ 7) và tỷ lệ tử vong là 6% hàng năm (đứng
hàng thứ 4) [41]. Ở Canada u buồng trứng đứng thứ 5 sau u vú, u đại tràng, u
cổ tử cung và u thân tử cung [34]. Ở Pháp mỗi năm có khoảng 4.500 trường
hợp mới mắc và 3.500 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết là 9/100.000
và 5,5/100.000 [39]. Ở nước ta, u buồng trứng là loại khối u hay gặp trong các
khối u cơ quan sinh dục nữ, chỉ đứng thứ 2 sau u cơ trơn tử cung. Ở phía Bắc,
u buồng trứng chiếm tỷ lệ 3,6% các khối u sinh dục [8].
Buồng trứng là một tạng nằm sâu trong chậu hông bé nên u thường khó
phát hiện khi kích thước còn nhỏ vì không có triệu chứng hoặc các triệu chứng
không rõ ràng. Khi khối u to có thể có các triệu chứng như đau tức vùng hạ vị,
ra máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hoá…Chẩn đoán
u buồng trứng thường không khó nếu kết hợp khám lâm sàng với siêu âm ổ
bụng và/hoặc chụp cắt lớp vi tính. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp để chẩn
đoán lành tính hay ác tính trước mổ lại là một thách thức lớn đối với các phẫu
thuật viên do không có chẩn đoán tế bào và/hoặc mô bệnh học. Các xét nghiệm
như CA12.5, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính chỉ mang tính định hướng
ung thư nhưng không chẩn đoán chắc chắn được là lành hay ác, giữa lao hay
ung thư. Tại các bệnh viện tuyến địa phương, số bệnh nhân đến khám và điều
trị u buồng trứng là phổ biến song vì thiếu kinh nghiệm, thiếu các phương pháp
chẩn đoán cận lâm sàng hỗ trợ (định lượng CA 125, chụp cắt lớp vi tính, cộng
hưởng từ, chẩn đoán tế bào học…) nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập
kế hoạch phẫu thuật hoặc chuyển viện cho bệnh nhân.
2
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về u buồng trứng (UBT), đặc biệt là các ung
thư buồng trứng (UTBT) có khá nhiều và tương đối đầy đủ về triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng (siêu âm, chẩn đoán mô bệnh học), kết quả điều trị song hầu
như ít có đề tài nghiên cứu nhằm phân biệt các UBT lành với các UTBT trước


phẫu thuật. Với mong muốn tổng hợp các kinh nghiệm về triệu chứng lâm sàng,
siêu âm, kết quả phẫu thuật đối chiếu với chẩn đoán mô bệnh học sau mổ của
những Thầy thuốc tại bệnh viện Phụ sản Trung ương để từ đó có thể rút ra một
số đặc điểm với hy vọng có thể định hướng tương đối chính xác tính chất lành
hay ác tính của các UBT nhằm giúp các thầy thuốc tuyến dưới có thể đưa ra
quyết định chính xác hơn nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các
khối u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1- 2012 đến 12-
2012” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đối chiếu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả phẫu
thuật các u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1-
2012 đến 12-2012.
2. Mô tả các phương pháp phẫu thuật u buồng trứng tại bệnh viện Phụ
sản Trung ương.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. PHÔI THAI HỌC, MÔ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC BUỒNG TRỨNG
Trong hệ sinh dục (SD) nữ, hai BT đóng vai trò hết sức quan trọng: tạo
ra các noãn chín có khả năng thụ tinh để tạo ra cá thể mới và các hormon SD
chi phối hoạt động SD ở nữ giới. Để đảm đương được hai chức năng quan
trọng trên, BT có cấu tạo khá phức tạp và được tạo thành bởi nhiều loại tế bào
khác nhau, bao gồm tế bào biểu mô và tế bào liên kết. Một số tế bào hoặc mô
chỉ được hình thành và phát triển trong một giai đoạn nhất định và đó là điều
khác biệt với các mô khác của cơ thể. Chính cấu tạo phức tạp và chịu ảnh
hưởng của nội tiết nên bệnh lý BT cũng phong phú và rất phức tạp, đặc biệt là
các u ác tính. Để xác định các típ mô u người ta phải căn cứ vào nguồn gốc mô
học của loại u đó. Do vậy, những hiểu biết về mô học và phôi thai học của BT
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bệnh học, đặc biệt là bệnh học u.
1.1.1. Phôi thai học buồng trứng

BT bắt đầu biệt hóa vào cuối tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi
nghĩa là muộn hơn sự biệt hóa của tinh hoàn. Bởi vậy, ở phôi tám tuần, nếu
tuyến SD không biểu hiện những đặc tính của nam giới, ta có thể nói rằng
tuyến SD ấy là BT [10]. Trong tuyến SD phôi có giới tính di truyền là nữ,
những dây SD nguyên phát (dây SD tủy) thoái hóa. Sự thoái hóa ấy tiến từ
vùng ngoại vi (vùng vỏ) vào vùng trung tâm (vùng tủy) của tuyến SD. Trong
khi đó, ở vùng vỏ xảy ra một đợt tăng sinh lần hai của các dây tế bào biểu mô
có nguồn gốc trung bì trung gian nằm phía dưới biểu mô khoang cơ thể phủ
mào SD, để chứa những tế bào SD nguyên thủy đã di cư tới đó. Trong các dây
này, những tế bào SD nguyên thủy biệt hóa thành những noãn nguyên bào, tế
bào đầu dòng của dòng noãn. Những dây tế bào biểu mô chứa noãn nguyên
4
bào tạo thành những dây SD thứ phát, còn gọi là dây SD vỏ vì nằm ở vùng
ngoại vi của tuyến SD. Những dây này tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể
phủ mào SD rồi đứt thành từng đoạn. Mỗi đoạn tạo ra một đám tế bào biểu mô
vây quanh noãn nguyên bào. Cũng như ở tinh hoàn, sau khi các dây tế bào biểu
mô tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể phủ mầm tuyến SD, trung mô sẽ chen
vào giữa biểu mô này với các dây SD để tạo ra màng trắng. Khác với ở tinh
hoàn, ở BT biểu mô khoang cơ thể phủ mầm tuyến SD tồn tại suốt đời và trở
thành biểu mô BT. Ở phôi thai và trẻ em, biểu mô này là một biểu mô vuông
đơn [64]. Noãn bào hoạt động gián phân rất tích cực để tăng nhanh số lượng
nhưng đại đa số noãn nguyên bào thoái hóa rồi biến đi trong thời kì phôi thai.
Trong thời kì này, số noãn nguyên bào còn lại lớn lên, biệt hóa thành noãn bào
I, chúng cùng với tế bào nang tạo thành nang trứng nguyên thủy. Những nang
trứng nguyên thủy được tạo ra vào khoảng tháng thứ tư của thời kỳ trong bụng
mẹ với số lượng khoảng 700.000 - 2 triệu, khi đến tuổi dậy thì số nang này chỉ
còn khoảng 400.000 vì các nang trứng nguyên thuỷ và các noãn bào ở bên
trong đã thoái hoá và tiêu biến phần lớn [61, 66].
1.1.2. Mô học
Bổ đôi BT có thể phân biệt được 2 vùng: vùng trung tâm hẹp là vùng

tủy, và ngoại vi rộng là vùng vỏ.
Vùng tủy cấu tạo bởi mô liên kết thưa có nhiều sợi tạo keo, sợi chun và
các ít tế bào sợi hơn vùng vỏ. Ngoài ra, còn có các sợi cơ trơn, những động
mạch xoắn, những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cương BT.
Vùng vỏ BT được phủ ở mặt ngoài bởi biểu mô đơn có nguồn gốc từ biểu
mô phủ thành lưng của khoang thể phôi. Ở phụ nữ còn trẻ, biểu mô này là biểu
mô vuông đơn về sau trở nên dẹt ở một số nơi trừ những nơi thấy rãnh ở trên mặt
BT [10, 66]. Dưới biểu mô là mô kẽ, cấu tạo bởi những tế bào hình thoi.
5
Xếp theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành những hình xoáy tròn rất
đặc biệt chỉ thấy ở BT. Chúng có một tiềm năng khác với tế bào sợi của mô
liên kết vì có thể biệt hóa được thành những tế bào nội tiết gọi là tế bào kẽ và
tế bào vỏ của BT để tạo ra những tuyến nội tiết gọi là tuyến kẽ và tuyến vỏ
đảm nhiệm chức năng tiết hormon loại steroid. Giáp với biểu mô BT, mô liên
kết chứa ít tế bào sợi, ít mạch máu, nhiều sợi tạo keo và chất gian bào. Những
tế bào sắp xếp theo hướng ít nhiều song song với mặt BT, và cùng với sợi tạo
keo tạo thành một lớp liên kết mỏng gọi là màng trắng.
Hình 1.1. Mô học buồng trứng [66]
Mô kẽ của phần vỏ BT vùi trong những khối hình cầu gọi là nang trứng.
Mỗi nang trứng là một túi đựng noãn. Ở trẻ gái trước tuổi dậy thì, các nang
trứng rất nhỏ, khá đều nhau và không thấy được bằng mắt thường. Chúng được
gọi là nang trứng nguyên thủy hay còn gọi là nang trứng chưa phát triển. Từ
tuổi dậy thì, hàng tháng dưới tác dụng của các hormon của vùng dưới đồi và
tuyến yên, các nang trứng tiến triển qua nhiều giai đoạn: nang trứng nguyên
thủy, nang trứng thứ phát, nang trứng chín (còn gọi là nang Graaf) có kích
thước khác nhau và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Cuối cùng là sự
6
giải phóng nang trứng chín khỏi BT gọi là phóng noãn. Nang trứng thứ phát
trải qua các giai đoạn tiến triển: nang trứng đặc, nang trứng có hốc và nang
trứng có hốc điển hình.

Một nang trứng thuần thục bao gồm noãn bào, lớp tế bào hạt và lớp tế
bào vỏ. Các tế bào hạt mất cấu trúc lưới xung quanh, chúng tạo nên các cấu
trúc nhỏ giống hoa hồng gọi là thể Call- Exner, có chứa ở trung tâm các sợi ưa
toan mạnh gồm các màng dày. Các tế bào nguồn gốc mô đệm tạo thành lớp
trong (thường hoàng thể hóa điển hình) và một lớp ngoài gồm nhiều hàng tế
bào. Các tế bào vỏ lớp trong là nõi sản xuất các hormon steroid giới tính. Khi
mãn kinh, các nang trứng sẽ thoái triển. BT trở nên teo nhỏ, chắc và không còn
hoạt động [42, 66].
Ở rốn BT có các cụm tế bào giống như tế bào Leydig của tinh hoàn,
được gọi là tế bào rốn BT. Chúng nằm sát các tĩnh mạch lớn và bạch mạch của
rốn BT, có thể tạo thành những chỗ lồi vào lòng mạch. Chúng có liên quan
chặt chẽ tới thần kinh và có thể chứa các thể Reinke, lipid và sắc tố Lipocron.
Dây BT có ở rốn BT, bao gồm một lưới các khe, ống nhỏ, nang, nhú,
được phủ bới lớp biểu mô có chiều cao khác nhau và được vây quanh bởi một
lớp mô đệm tế bào hình thoi [63, 66].
1.1.3. Sinh lý buồng trứng
BT của một bé gái mới lọt lòng có khoảng 500.000 bọc noãn nguyên thủy cả
ở 2 bên, giảm dần đến tuổi dậy thì còn khoảng 30.000 noãn. Trong hơn 30 năm
hoạt động của BT, chỉ khoảng 300 bọc noãn trưởng thành và phóng noãn.
Chức năng BT là sản xuất các tế bào SD và sản xuất các hormon SD.
Quá trình sản xuất các tế bào SD gọi là tạo noãn, tế bào SD đang phát triển gọi
là noãn bào, tế bào thuần thục gọi là trứng. Các hormon SD là estrogen và
progesteron. Estrogen kích thích sự phát triển và thành thục các cơ quan SD
trong và ngoài tạo nên những đặc tính nữ điển hình khi dậy thì. Progesteron
7
chuẩn bị cơ quan SD trong (chủ yếu là tử cung) để mang thai bằng kích thích
những thay đổi nội mạc. Ngoài ra, nó còn tác dụng kích thích tăng sinh tiểu
thùy tuyến vú để chuẩn bị cho tiết sữa.
BT bắt đầu hoạt động vào tuổi dậy thì, được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu
tiên. BT ngừng hoạt động vào tuổi mãn kinh. Tuổi dậy thì trung bình là 13-15

tuổi, tuổi mãn kinh trung bình là 45-50 tuổi. Tuổi dậy thì phụ thuộc vào sự
chín muồi của trung khu điều khiển hoạt động SD ở vùng dưới đồi và vỏ não.
Hoạt động chức năng SD chịu sự tác động của trục dưới đồi-tuyến yên-BT.
Rối loạn trục nội tiết này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà
còn cả sự phát triển về hình thái, cấu tạo cơ quan SD nữ. Vì BT luôn có những
thay đổi về hình thái, chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ nên có thể
dẫn tới những thay đổi không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc biệt là các
khối u BT [44, 45].
1.2. DỊCH TỄ HỌC U BUỒNG TRỨNG
Theo Philip J, Di Saia (1997), ở Mỹ có trên 26.500 ca mới mắc và
14.500 ca tử vong vì UTBT, là nguyên nhân gây tử vong thứ ba trong nhóm
bệnh UT sau UT vú và UT trực tràng [29]. Theo số liệu thống kê được năm
2005, có 23.000 trường hợp UTBT mới, đứng hàng thứ 3 trong các loại UT hệ
thống SD nữ, đứng thứ 5 trong tổng số các loại UT gặp ở nữ (sau UT vú, cổ tử
cung, phổi và tuyến giáp), trong đó có 15.900 trường hợp tử vong do UTBT
[30]. Một thống kê của các tác giả Australia cho biết tỷ lệ UTBT ở phụ nữ
nước này như sau; trong năm 1999 có 1173 phụ nữ được chẩn đoán là UTBT,
731 trường hợp tử vong, đứng hàng thứ 8 trong tổng số các loại UT ở phụ nữ
(sau UT vú, đại tràng, u hắc tố ác tính, UT không rõ nguồn gốc, UT phổi, UT
hệ tạo máu và UT hệ tiết niệu) [27].
Tỷ lệ mắc UTBT có sự khác biệt giữa các vùng địa lý. Ở Bắc Âu, Trung
Âu và nam Mỹ, tỷ lệ này là 15/100.000 dân; còn ở châu Á và châu Phi chỉ vào
khoảng 2/100.000 dân. Người ta thấy rằng, tỷ lệ UTBT ở phụ nữ da trắng cao
8
hơn da đen (14,2/100.000 dân so với 9,3/100.000 dân) [31]. Thống kê của
GLOBOCAN năm 2000 cho thấy, tỷ lệ mắc và tử vong do UTBT có xu hướng
cao hơn so với số liệu thống kê thập niên 80. Cụ thể tỷ lệ mắc (tính trên
100.000 dân) ở một số nước và khu vực như sau: Bắc Âu: 12,0; New Zealand:
11,9; Mỹ: 11,5; Tây Âu: 11,0; Bắc Mỹ: 10,7; Nam Á: 6,5 và tỷ lệ chết (tính
trên 100.000 dân) như sau: Bắc Âu: 8,2; New Zealand: 7,0; Mỹ: 8,0; Tây Âu:

7,0; Nam Á: 4,0 [31]. Theo thống kê trong 8 năm (1995 - 2003) ở bệnh viện
King Chulalongkorn Memorial có 85% các u buồng trứng gặp ở lứa tuổi từ 20
– 65 và 62% tổng số u gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chỉ có khoảng 3%
gặp ở trẻ nữ <15 tuổi [37]. Nhìn chung, 85% u buồng trứng nguyên phát là
lành tính. Ở lứa tuổi <45 có 78% các u lành tính trong khi đó có 55% các ung
thư buồng trứng được phẫu thuật cắt bỏ ở tuổi > 45 và có < 10% ung thư
buồng trứng được phát hiện ở tuổi > 65. Khả năng biến đổi các u biểu mô bề
mặt buồng trứng thành ác tính hay ác tính giáp biên ở phụ nữ < 40 tuổi
khoảng 1/7 (khoảng 14%) còn với phụ nữ > 40 tuổi, tỷ lệ này là 1/2,5 (khoảng
40%) [37, 39, 41]. Tỷ lệ các typ mô bệnh học trong nghiên cứu 440 trường hợp
u buồng trứng của các tác giả Damrong Tresukosol, Surang Triratanachat cho
kết quả như sau [37]:
Bảng 1.1. Phân bố các typ mô bệnh học u buồng trứng
Typ MBH Số lượng bệnh nhân
U dạng nội mạc 169
U biểu mô - mô đệm
Lành tính
Giáp biên
Ác tính
81
23
92
U tế bào mầm
U quái
U tế bào mầm ác tính
55
18
73
U không xếp loại 2 2
9

Cũng theo thống kê của Damrong, Surang về 924 trường hợp u buồng
trứng trong 4 năm (1999 - 2003) [37], tỷ lệ u phân bố theo nhóm tuổi như sau:
Bảng 1.2. Phân bố các u buồng trứng theo tuổi
Nhóm tuổi Nang bì
U tế bào
mầm ác
tính
U dây sinh
dục
U biểu mô
bề mặt
lành
UBM giáp
biên
UTBM
11-20 19 13 19 4 1
21-30 152 9 2 48 6 4
31-40 125 2 12 69 10 10
41-50 66 9 86 6 28
51-60 23 5 50 11 19
61-70 8 8 33 4 13
>70 9 2 17 4 5
Tổng 402 24 38 333 45 82
Theo nghiên cứu của Marta (2003) u buồng trứng ác tính giáp biên
chiếm khoảng 10 - 15% tổng số u buồng trứng, thời gian sống thêm 10 năm
khoảng 83 - 91%. Số bệnh nhân ở giai đoạn III của bệnh có tiên lượng khá tốt
(khoảng 50 - 86% sống thêm trên 5 năm) [55]. Một nghiên cứu kiểm tra về tần
suất các typ u buồng trứng giáp biên của Riman và CS tại Thụy Điển với 3899
trường hợp u buồng trứng các loại cho thấy tỷ lệ u nhầy ác tính giáp biên là
0,63/100.000 dân, u thanh dịch ác tính giáp biên là 0,44/100.000 dân [62]. Một

thống kê của các tác giả Australia cho biết tỷ lệ ung thư buồng trứng ở phụ nữ
nước này như sau: Trong năm 1999 có 1173 phụ nữ được chẩn đoán là ung thư
buồng trứng, 731 trường hợp tử vong do ung thư buồng trứng và thời gian
sống thêm trung bình là 5,948 năm với các trường hợp bệnh nhân < 75 tuổi (so
với giai đoạn 1992 - 1997, tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ là 42%) [27]. Ung
thư buồng trứng đứng hàng thứ 8 trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ
Australia (sau ung thư vú, đại tràng, u hắc tố ác tính, ung thư không rõ nguồn
10
gốc, ung thư phổi, ung thư hệ tạo máu và ung thư hệ tiết niệu). Tỷ lệ chết do
ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 6 sau ung thư vú, phổi, đại tràng, ung thư
không rõ nguồn gốc và ung thư tụy [27].
Theo thống kê của Globocan năm 2000, ở phụ nữ Ai Cập, ung thư
buồng trứng là một trong 4 loại ung thư sinh dục thường gặp nhất, nó đứng
hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [41]. Tỷ lệ mắc ung thư
buồng trứng có sự khác biệt giữa các vùng địa lý. Ở Bắc Âu, Trung Âu và
Nam Mỹ, tỷ lệ ung thư buồng trứng là 15/100.000 dân; còn ở châu Á và châu
Phi chỉ vào khoảng 2/100.000 dân. Người ta thấy rằng, tỷ lệ ung thư buồng
trứng ở phụ nữ da trắng cao hơn da đen (14,2/100.000 dân so với 9,3/100.000
dân). Theo ước tính, xác xuất có u buồng trứng trong suốt cuộc đời người phụ
nữ là 1/70 [41]. Người ta thấy rằng, ung thư buồng trứng ở những nước phát
triển nhiều hơn có ý nghĩa so với các nước đang phát triển, trừ Nhật Bản [dẫn
theo 41]. Tỷ lệ ung thư buồng trứng tại Pháp năm 1982 là 10,6/100.000 dân ở
độ tuổi từ 35-64 [33]. Tỷ lệ chết do ung thư buồng trứng chuẩn theo
tuổi/100.000 dân của một số nước là: Nhật Bản: 1,69; Italy: 3,02; Hoa Kỳ:
7,04; Đan Mạch: 11,2 [34, 35]. Người ta cũng nhận thấy rằng, những phụ nữ
Nhật Bản di cư tới Hawai và con cái của họ có tỷ lệ ung thư buồng trứng cao
hơn so với phụ nữ Nhật Bản tại chính quốc, điều này gợi ý rằng: Ung thư
buồng trứng có liên quan tới yếu tố môi trường [34]. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu về dịch tễ học ung thư buồng trứng trong 2 thập niên (1980 - 2000) đã chỉ
ra khuynh hướng gia tăng của ung thư buồng trứng ở những quốc gia vốn có tỷ

lệ ung thư buồng trứng thấp là Nhật Bản và Singapore [34]. Thống kê của
Globocan (2000) [41] lại cho thấy tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư buồng trứng
có xu hướng cao hơn so với số liệu thống kê thập niên 80. Cụ thể tỷ lệ mắc
(tính trên 100.000 dân) ở một số nước và khu vực như sau: Bắc Âu: 12,0; New
Zealand: 11,9; Mỹ: 11,5; Tây Âu: 11,0; Bắc Mỹ: 10,7; Nam Á: 6,5 và tỷ lệ
11
chết (tính trên 100.000 dân) như sau: Bắc Âu: 8,2; New Zealand: 7,0; Mỹ: 8,0;
Tây Âu: 7,0; Nam Á: 4,0.
Đa số các điều tra dịch tễ học của ung thư buồng trứng cố gắng xác định
nguy cơ mắc bệnh kết hợp với tiền sử gia đình. Tuy nhiên, ung thư buồng
trứng vẫn chưa được nghiên cứu rộng như ung thư vú nhưng người ta cũng
nhận thấy rằng nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ tăng lên từ 1,94 đến 25,5 lần
nếu cả mẹ và chị em gái bị ung thư buồng trứng [48].
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về dịch tễ học UTBT ít và chưa đầy đủ.
Các nghiên cứu mang tính đơn lẻ về các triệu chứng lâm sàng hoặc phương
pháp chẩn đoán, điều trị hơn là các thông kê dịch tễ học. Thống kê của bệnh
viện K Hà Nội năm 2005, có 403 BN u BT trên tổng số 10.560 BN khám và
điều trị ( chiếm 3.81%), đến năm 2009 con số này tăng lên là 2.762 BN trên
tổng số 71.610 BN (chiếm 3.86%) [8, 9]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Đức,
Bùi Diệu và cộng sự: trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giai đoạn 2004-
2008, thì UTBT đứng thứ 8 trong các bệnh UT tại Hà Nội, thứ 7 ở thành phố Hồ
Chí Minh, thứ 8 ở Hải Phòng, Huế, và đứng thứ 6 ở Cần Thơ [8].
Đa số các điều tra dịch tễ học về UTBT cố gắng xác định nguy cơ mắc
bệnh kết hợp với tiền sử gia đình. Tuy nhiên, UTBT vẫn chưa được nghiên cứu
rộng như UT vú nhưng người ta cũng nhận thấy rằng nguy cơ UTBT sẽ tăng
lên từ 1,94 đến 2,55 lần nếu cả mẹ và chị em gái bị UTBT [1, 13, 24].
Một khía cạnh khác về mối liên quan giữa UTBT với các biện pháp
tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt, vai trò của hormon và chế độ ăn kiêng vẫn đang
được tiếp tục nghiên cứu.
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng phân tích di

truyền người ta nhận thấy các UMĐSD có liên quan đến một số đột biến nhiễm
sắc thể (NST), như: trisomy và tetrasomy 12, trisomy 14, monosomy 22,
12
trisomy 8, thay đổi cấu trúc NST số 16 với sự mất đoạn nhánh ngắn NST ở vị
trí 6q…[43, 47, 51].
1.3. TỶ LỆ CÁC U BUỒNG TRỨNG
Theo phân loại mô bệnh học, các u buồng trứng có thể được chia thành 8
nhóm chính sau: U biểu mô, u đệm sinh dục, u tế bào mỡ (dạng mỡ), u tế bào
mầm, u hỗn hợp đệm sinh dục và tế bào mầm, u mô mềm buồng trứng, u
không xếp loại và các u thứ phát [56, 58, 60]. Người ta nhận thấy rằng có sự
phân bố không đều giữa các nhóm u này. Trong nhiều nghiên cứu, người ta
nhận thấy các u biểu mô chiếm khoảng 80 - 90%, còn lại là các u của tế bào
mầm và mô đệm sinh dục [8, 18, 25, 26, 36, 40]. Có tới 80% các trường hợp
UTBT khi được chẩn đoán đã có sự lan tràn mô u ngoài buồng trứng. Nếu đỉnh
cao của các u lành tính nằm trong khoảng tuổi 20 - 40 thì đỉnh cao của các u ác
tính là 40 - 70 tuổi [42, 46].
Trong một số nghiên cứu về dịch tễ học, người ta nhận thấy các UTBT 2
bên thường gồm có các loại sau: Ung thư thanh dịch: 65%; di căn ung thư:
>50%; ung th dạng nội mạc tử cung: 40%; ung thư tế bào sáng: 40% và ung
thư chế nhầy: 20%. Riêng ở trẻ em, có tới 60% là các u tế bào mầm (tỷ lệ ác
tính cao hơn so với người trưởng thành); 10 - 12% là các u đệm sinh dục và 15
- 20% là các u biểu mô bề mặt (thường là lành tính); ngoài ra các loại u khác
hiếm gặp hơn: u xơ thần kinh, Ewings/PNET, sacôm cơ vân…[30, 49, 68].
Các u chế nhầy: Các u chế nhầy chiếm khoảng 25% toàn bộ các u
buồng trứng trong đó có khoảng 60% các u lành tính, 15% các u ác tính giới
hạn và 25% u ác tính. Các u nang nhầy lành tính chiếm khoảng 25% ở cả 2 bên
buồng trứng [40, 52].
U nhầy ác tính giới hạn (u giáp biên): Thường gặp ở phụ nữ trẻ, 1/3
trường hợp có cả ở hai bên buồng trứng. Thời gian sống thêm 5 năm là 100%
13

các trường hợp nếu chỉ khu trú ở buồng trứng, 90% sống 5 năm nếu có xâm
nhập màng bụng [22, 54].
Ung thư biểu mô chế nhầy có khoảng 5% các trường hợp có ở cả 2 bên
buồng trứng, 70% sống thêm 5 năm nếu chỉ ở buồng trứng và chỉ có 25% sống
thêm 5 năm nếu có xâm nhập phúc mạc [52].
Các u thanh dịch: Chiếm khoảng 50% các u buồng trứng trong đó u ác
tính và ác tính giới hạn chiếm khoảng 35 - 40% các trường hợp UTBT. 70%
các u thanh dịch là lành tính, có 5 - 10% là các u ác tính giới hạn và có 20 -
25% là các u ác tính. Đỉnh cao của các u thanh dịch lành tính nằm trong
khoảng tuổi từ 30 - 60; đỉnh cao của u ác tính là từ 40 - 70 tuổi [63, 67].
U dạng nội mạc tử cung chiếm khoảng 5% các u buồng trứng. Các u ác
tính và giáp biên chiếm khoảng 15 - 25% các u buồng trứng ác tính. Tuổi có tỷ
lệ mắc bệnh cao là từ 50 – 60.
U Brenner chiếm 2 - 3% các u buồng trứng trong đó 2% là u ác tính. U
thường gặp ở lứa tuổi 40 - 50, u ác tính hay gặp ở tuổi 50 - 60. U Brenner ở 2
bên buồng trứng chỉ khoảng 6% các trường hợp [59].
U mô đệm- dây sinh dục chiếm khoảng 6% các u buồng trứng [28].
U tế bào mầm: là u có tỷ lệ cao thứ hai sau u biểu mô ở buồng trứng,
chiếm khoảng 20% các u buồng trứng (tỷ lệ này gặp ở các nước châu Âu và
châu Mỹ nhưng ở các nước châu Á và châu Phi thấp hơn). U có thể gặp ở mọi
lứa tuổi, từ trẻ đến già, thường từ 10 - 60 tuổi. Ở trẻ em và thiếu nữ có tới 60%
các trường hợp u buồng trứng là u tế bào mầm và 1/3 số u này là ác tính. Ở
người lớn, 95% là các u lành tính.
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN U BUỒNG TRỨNG
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng
1.4.1.1. Một số u buồng trứng lành tính
Các nang buồng trứng lành tính thường gặp:
14
+ U nang hoàng thể: Chỉ gặp trong thời kỳ thai nghén, do có thai (nhiều
thai), u chế tiết nhiều estrogen, progesteron.

+ U nang bì: Thường gặp ở người trẻ, kích thước nhỏ, cuống dài, trong
chứa mô da, các thành phần phụ thuộc da, răng, xương…
+ Nang thanh dịch: Thường gặp ở người trẻ, u có cuống dài, vỏ mỏng,
thường có một túi trơn, ít dính, có dịch trong hay vàng chanh.
+ Nang nhầy: U thường to, có khi rất to (hàng kg), hay dính các tạng
xung quanh, có nhiều ngăn, dịch nhầy, đặc màu vàng nạt hay nâu.
+ Nang lạc nội mạc: Kích thước thay đổi từ rất nhỏ đến lớn, thường đau
theo chu kỳ, không phát triển theo thời gian.
Những u này có đặc điểm lâm sàng sau:
+ Khi u còn nhỏ, phần lớn phát hiện tình cờ khi BN đến khám vì các rối
loạn phụ khoa, như: rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau bụng hạ vị. Khám bụng
hay thăm trực tràng-âm đạo thấy có khối biệt lập với tử cung, căng hay chắc, di
động hay dính, đau hoặc không đau [2].
+ Xoắn u: đau hạ vị nhiều, buồn nôn và nôn, có thể có sốc do đau (nhợt
nhạt, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh).
+ Phản ứng hCG âm tính.
+ Siêu âm thấy ranh giới u rõ.
+ Soi ổ bụng thấy khối u nhỏ, nghi ngờ với thai ngoài tử cung.
+ Chảy máu và vỡ u thường xuất hiện sau xoắn: đau hạ vị, sốc, có thể có
thiếu máu cấp, phản ứng thành bụng, đau khi thăm khám qua âm đạo.
1.4.1.2. Các u buồng trứng ác tính
Các UBT ác tính hầu hết thuộc nhóm biểu mô (từ 80-90% các UTBT).
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.
+ Giai đoạn sớm, khi u nhỏ hầu như ít có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu.
15
+ Giai đoạn muộn: u chèn ép bàng quang gây đái khó, chèn ép trực tràng
gây đau, táo bón, chèn niệu quản gây ứ nước đài bể thận. Có thể gặp triệu
chứng tắc ruột khi u lan tràn trong ổ bụng [3].
+ U ác tính thường kèm theo các dấu dấu hiệu toàn thân, như: gầy sút
nhanh, sốt, ăn uống kém…; cổ chướng; u không di động và đau.

Các u có nguồn gốc mô đệm-dây SD thường có hoạt động chế tiết gây
nên những biểu hiện đặc trưng. Các u thuộc nhóm tế bào hạt, tế bào vỏ thường
chế tiết estrogen gây tình trạng nữ tính hóa: nếu xảy ra ở trẻ vị thành niên sẽ
gây dậy thì sớm và rối loạn kinh nguyệt (đa kinh, rong kinh hay băng kinh), ở
phụ nữ độ tuổi sinh sản, phụ nữ mãn kinh thường là băng huyết, bộ phận SD
trong bị teo, niêm dịch cổ tử cung nhiều. Ở những người đã mãn kinh đôi khi
có kinh nguyệt, vú to và trẻ lại. Các u thuộc nhóm tế bào Sertoli-Leydig
thường chế tiết androgen gây nên tình trạng các đặc tính SD nữ giảm: vú teo,
tử cung teo, mất kinh và các đặc tính SD nam biểu hiện ngày càng rõ; mọc râu,
lông kiểu nam giới, thay đổi dáng người, giọng nói trầm, âm vật to lên, đôi khi
thay đổi cả tâm lý

[6, 12]. Các dấu hiệu khác có thể gặp, như: hội chứng Meigs
có thể kết hợp với u xơ, các u tế bào steroid có một tỉ lệ kèm theo hội chứng
Cushing, và khoảng 30% bệnh nhân UMĐSD typ ống nhỏ có hội chứng Peutz-
Jeghs [38]…
1.4.2. Cận lâm sàng
1.4.2.1. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán được ưa chuộng, đơn giản, rẻ tiền và
có độ nhậy cao trong chẩn đoán khối u BT [21]. Siêu âm có thể thực hiện
đường bụng hoặc đường âm đạo. Trên hình ảnh siêu âm có thể xác định một số
đặc điểm:
- Xác định là u cơ năng hay u thực thể:
Nang cơ năng thì có vỏ mỏng, dịch trong nang thuần nhất.
16
Nang thực thể thì có vỏ dầy, dịch trong nang không thuần nhất và
có âm vang trong nang [7, 65].
- U buồng trứng một bên hoặc hai bên.
- Một u hoặc nhiều u.
- Bờ của u: Bờ u dày hay mỏng, nhẵn hoặc nham nhở.

- Tính chất âm vang của u: giảm âm, tăng âm, âm hỗn hợp.
- Có dịch ổ bụng hay không, nhiều dịch hay ít.
- Có tổn thương các tạng trong ổ bụng hay không.
Dựa vào các đặc điểm trên có thể sơ bộ chẩn đoán lành hay ác [32].
Có nhiều báo cáo về giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u buồng trứng.
Siêu âm có độ nhậy rất cao từ 82-96%, độ đặc hiệu của siêu âm có khác nhau
tùy báo cáo như của Đỗ Danh Toàn là 90% [23]. Báo cáo của Nguyễn Thị
Ngọc Phượng là 88% [17], Lý Thị Bạch Như nghiên cứu 340 BN u BT thì độ
đặc hiệu là 95% [14].
Hình 1.2. Ung thư biểu mô tuyến
nhú chế nhầy, hình ảnh hỗn âm có
nhú trong nang.
Hình 1.3. U nang thanh dịch BT
lành, giảm âm đồng đều.
- Hình ảnh siêu âm u buồng trứng lành tính
17
+ Nang hoàng thể: Là sự phát triển bất thường của hoàng thể giai đoạn
cuối chu kỳ, thường kèm theo xuất huyết và thoái triển tự nhiên sau 2-3 tuần.
Nếu nang <30mm gọi là hoàng thể nang hóa, nếu >30mm gọi là u nang hoàng
thể. Trên siêu âm thấy u nằm nằm giữa BT nhưng nếu nang lớn giống như nằm
1 bên BT. Hoàng thể nang hóa thường có 1 nang trong khi nang hoàng tuyến
có nhiều nang, cả hai bên và đôi khi có kích thước lớn. Nang hình cầu hay
tròn, bờ thường dầy hơn nang noãn, có thể phản âm trống, phản âm kém đồng
nhất, mạnh đồng nhất hoặc hỗn hợp. Hình ảnh đặc trưng là những đường phản
âm mỏng đan xếp hình mạng lưới.
+ Nang thanh dịch: Có thể một hay nhiều thùy, kích thước không đều
nhau, bờ mỏng, chứa dịch trong, hình ảnh phản âm trống, âm vang thưa.
+ Nang nhầy: Thường thấy ở một bên buồng trứng, kích thước thường
lớn, nhiều thùy, vách nang mỏng, chứa chất lỏng nầy trong hoặc đục, đôi khi
đặc và có sợi.

+ Nang bì: Có thể ở một hay cả hai bên buồng trứng, kích thước thay đổi.
Hình ảnh siêu âm đa dạng do chứa các thành phần khác nhau của một, hai hay ba
lá thai như: da, lông, mỡ, xương, răng , các điểm can xi hóa trong nang.
+ Lạc nội mạc tử cung: Những ổ lạc nội mạc nhỏ có thể không chẩn
đoán được trên siêu âm. Những khối bu lớn thường có giới hạn rõ, thành
dầy.chứa máu nên phản âm không đồng nhất.
Hình 1.4. Hình ảnh siêu âm u nang buồng trứng có nhú trong nang và hình
ảnh u nang buồng trứng có nhú trên đại thể.
18
1.4.2.2. Chụp Xquang
* Chụp bụng không chuẩn bị
Phương pháp này cho đến nay ít sử dụng vì chỉ có giá trị trong các u
quái BT. Hình ảnh u quái trên X quang có thể thấy hình cản quang của mảnh
xương, răng, những khối u ác tính có thể có lắng đọng canxi.
* Chụp tử cung - vòi trứng
Chỉ có giá trị chẩn đoán xác định có u BT hay không, có thể thấy hình
ảnh vòi trứng bị kéo dài ôm lấy khối u.
* Chụp hệ tiết niệu có chuẩn bị (UIV)
Chỉ áp dụng khi khối u to chèn ép vào niệu quản.
* Chụp Xquang tim phổi
- Cũng là xét nghiệm cần thiết vì đây là vị trí di căn thường gặp trong
UT BM BT.
- Trong hội chứng Demons-Meigs: có thể thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi.
1.4.2.3. Chụp cắt lớp vi tính
Máy chụp cắt lớp vi tính được phát minh ra vào năm 1972 và từ đó đến
nay có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh y học.
Chụp cắt lớp vi tính góp phần chẩn đoán xác định khối u BT và cũng có
giá trị định hướng tính chất ác tính của khối u BT.
Có thể đánh giá những tổn thương của các tạng khác trong ổ bụng trên
phim CT ổ bụng. Với khối u ác tính, CT giúp xác định tính chất xâm lấn, tình

trạng hạch, dịch ổ bụng [57].
Okamura nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán
khối u BT cho 184 BN thấy kết quả chụp cắt lớp vi tính phát hiện được 85,5%
trường hợp có u [57]. Kim HS nghiên cứu 101 BN ung thư buồng trứng giai
19
đoạn sớm, chụp cắt lớp chẩn đoán đúng so với phẫu thuật 50% (51/101) các
BN không có xâm lấn phúc mạc ngoài khung chậu; 71/101 BN không có di
căn hạch chậu [50]. Tại Việt Nam, chụp cắt lớp ổ bụng để chẩn đoán các khối
u BT được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và bệnh viện
trung ương, các bệnh viện phụ sản còn ít áp dụng. Tuy nhiên chưa có báo cáo
về giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u BT.
Hình1.5. Ung thư biểu mô tuyến nhú
chế nhầy, hình ảnh hỗn tỷ trọng, có
nhú trong nang, có dịch ổ bụng.
Hình 1.6. U nang nhầy lành tính,
đồng tỷ trọng, ranh giới rõ,
1.4.2.4. Xét nghiệm CA 125
Kháng nguyên CA 125 là một glucoprotein có trọng lượng phân tử
khoảng 200kDa, được tiết ra khi phát triển thai nhi. Trị số bình thường trong
huyết thanh là < 35 U/ml, tăng khi có thai [11].
Thay đổi bệnh lý:
- Tăng cao trong 80 - 85% các trường hợp UTBT, nhất là khi có di căn [15].
- Còn thấy tăng trong UT tử cung, ống Fallope, tụy, vú, phổi và đại
tràng, đôi khi trong viêm TC, viêm phần phụ, viêm vùng chậu… Tuy nhiên có
khoảng 1% phụ nữ bình thường có nồng độ CA 125 tăng > 35U/ml [19].
20
Xét nghiệm CA 125 được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán các khối u
BT. Một số báo cáo về kết quả của CA 125 trong chẩn đoán khối u buồng
trứng trước mổ [20].
Tác giả Kim.H.S nghiên cứu đối chiếu giá trị của CA125 với chụp cắt

lớp và chụp cộng hưởng từ trong nhóm 101 BN UTBT giai đoạn sớm được
phẫu thuật thấy nồng độ CA125 ở ngưỡng 320U/ml có độ nhậy 71%, độ đặc
hiệu 84%; ở ngưỡng 510U/ml có độ nhậy 67%, độ đặc hiệu 80% khi đối chiếu
với tình trạng xâm lấn phúc mạc và di căn hạch ngoài khung chậu. Nồng độ
CA125 > 320U/ml có thể là dấu hiệu dự báo bệnh ở giai đoạn tiến triển. Tuy
nhiên nó không phải là yếu tố tiên lượng độc lập trong UTBT [50]. Nguyễn
Thị Ngọc Phượng nghiên cứu 132 bệnh nhân u BT thấy CA12.5 có độ nhậy
41%, độ đặc hiệu 99% ở ngưỡng 125U/ml [16] và nghiên cứu 183 bệnh nhân
UTBT, CA12.5 tăng cao ở những bệnh nhân UTBT đã tiến xa [15]. Vũ Thị
Kim Chi nghiên cứu trên 100 bệnh nhân u BT thấy xét nghiệm CA12.5 có độ
nhậy 68%, độ đặc hiệu 97% ở ngưỡng 60U/ml [5]. CA 125 huyết thanh được
coi là chỉ điểm u có tính chuẩn vàng trong theo dõi các khối u vùng chậu. Mặc
dù ngưỡng ≤35 IU/ml của CA 125 huyết thanh được coi là trong giới hạn bình
thường song điểm Cut-off từ 60- 200 IU/ml mới được coi là điều kiện để phân
biệt u lành và u ác tính buồng trứng [19]. Người ta thấy rằng có 50% các trường
hợp UTBT ở giai đoạn I, II (theo FIGO) có ngưỡng CA 125 cao hơn bình
thường, còn ở giai đoạn II, III và IV có tới >80% trường hợp bệnh nhân có
ngưỡng CA 125 cao [19]. Để phát hiện UTBT ở những phụ nữ có khối u vùng
chậu, CA 125 ở ngưỡng >65 IU/ml có độ nhậy 97% và độ đặc hiệu 78% [50].
Một nghiên cứu của Bayerl (1990) về mối liên quan giữa giai đoạn bệnh và
nồng độ CA 125 và CA 72-4 được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 1.3. Mối liên quan giữa nồng độ CA 125, CA 72-4 với giai đoạn UTBT
Giai
đoạn
CA 72-4 CA 125
n % Trung bình n % Trung bình
21
(U/ml) (U/ml)
1 7/15 47 79,7 7/15 47 94
2 8/14 57 95,5 9/14 64 284

3 33/53 62 69,8 36/53 66 1058
4 6/9 67 216,8 8/9 89 1934
1.4.2.5. Tế bào học
Phương pháp này là dùng kim nhỏ chọc xuyên qua thành bụng để hút
dịch ổ bụng hoặc tế bào tại u làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính.
Tuy phương pháp rất dễ thực hiện nhưng độ chính xác chưa cao và có
nhiều tai biến khi chọc cũng như có thể gây di căn tế bào ung thư ra thành bụng
qua chỗ chọc, nhiễm trùng ổ bụng nên ít được áp dụng. Với các trường hợp ung
thư giai đoạn muộn có tràn dịch ổ bụng nhiều, chèn ép gây khó thở cho bệnh
nhân có thể chọc hút dịch giảm áp lực ổ bụng đồng thời làm xét nghiệm tế bào.
Tỷ lệ dương tính khi xét nghiệm dịch ổ bụng có thể lên tới 60%.
1.4.2.6. Soi ổ bụng
Soi ổ bụng giúp đánh giá được tổn thương, giai đoạn bệnh, đồng thời
sinh thiết bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học (MBH). Tuy nhiên, có thể
gây vỡ u hoặc làm lan tràn UT ra ổ bụng và thành bụng. Vì vậy, chỉ nên tiến
hành sinh thiết khi có nghi ngờ và với những u còn nhỏ, và tiến hành ở những
cơ sở có khả năng phẫu thuật tốt.
1.4.2.7. Chẩn đoán sinh thiết tức thì
Sinh thiết tức thì còn gọi là sinh thiết cắt lạnh là một phương pháp chẩn
đoán MBH trong lúc mổ trên các tiêu bản được cắt từ máy cắt lạnh (Cryostat).
Phương pháp này đã giúp các nhà phẫu thuật có một thái độ xử lý đúng đắn,
làm giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị, góp phần quan trọng
trong điều trị các khối u và UT nói chung. Sinh thiết tức thì là phương pháp
chẩn đoán nhanh sau 10-15 phút, có độ chính xác cao, có thể áp dụng rộng rãi
tại các cơ sở điều trị ngoại khoa lớn, đặc biệt là các trung tâm điều trị UT. Độ
chính xác, độ đặc hiệu của xét nghiệm chung cho các loại u là 96,03% và
97,9%, với u BT thì độ chính xác, độ đặc hiệu là 98,2% và 100% [4].
22
1.4.2.8. Chẩn đoán mô bệnh học
Chẩn đoán mô bệnh học là chẩn đoán có độ chính xác cấp III, được coi

là chẩn đoán cuối cùng, có độ nhậy, độ đặc hiệu cao nhất. Chẩn đoán tế bào
học độ chính xác cao nhất cũng chỉ đạt tới 80% các trường hợp, có những
trường hợp không thể đưa ra chẩn đoán chính xác hoặc chỉ có thể xác định
dương tính với UT mà không thể định typ mô học của u, trong khi đó chẩn
đoán MBH với ưu thế có cả tế bào, cấu trúc mô, số lượng bệnh phẩm đủ đã
đưa khả năng chẩn đoán chính xác đến trên 95% [22]. Với UTBT, người ta có
thể thực hiện các chẩn đoán MBH trước, trong và sau phẫu thuật dựa trên các
kỹ thuật nhuộm thường quy: HE, PAS
1.5. PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC CÁC U BUỒNG TRỨNG
Phân loại mô bệnh học UTBT có lẽ được khởi xướng từ 1870 bởi
Heinrich Waldeyer. Về sau này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu phân loại
u buồng trứng, những phân loại này có thể bao gồm một nhóm u, thậm chí chỉ
một loại u. Những phân loại u buồng trứng nổi tiếng, đã từng được áp dung
trong thực hành lâm sàng: Phân loại của Santesson và CS (1978), phân loại của
TCYTTG (1973 và 1993) và gần đây nhất là phân loại của TCYTTG năm 2003.
Phân loại mô học các u buồng trứng được Tổ chức y tế thế giới xuất bản lần
đầu tiên năm 1973 đã được sử dụng rộng rãi trong thời gian khá dài [34]. Sau
20 năm, nhờ những tiến bộ về miễn dịch học, sinh học, phôi thai học và di
truyền học, Tổ chức y tế thế giới cho xuất bản lần thứ 2 cuốn phân loại mô học
các u buồng trứng có sửa chữa và bổ sung thêm (1993). Sau này, nhờ những
tiến bộ về sinh học phân tử và đặc biệt về gen học, hoá mô miễn dịch, người ta
nhận thấy có nhiều typ mô học mới với những đặc trưng về hình thái, đặc điểm
sinh học và gen học hoàn toàn riêng biệt. Do vậy, TCYTTG đã cho xuất bản
một phân loại mô học các u buồng trứng mới (2003), có thêm nhiều typ mới,
biến thể mới và đầy đủ hơn cùng các biến đổi gen của mỗi typ và code của
nhóm bệnh [35]. Về cơ bản, nhóm u biểu mô - mô đệm vẫn được chia giống
như các phân loại trước đó nhưng có bổ sung các thứ typ: tuyến nhú, ung thư
biểu mô xơ - tuyến (u xơ tuyến ác tính), u xơ tuyến, u xơ tuyến nang, u nang
23
nhầy với nốt vách nang, u nang nhầy giả u nhầy phúc mạc, typ ruột, typ cổ

trong tử cung, sacôm tuyến, sacôm mô đệm dạng nội mạc tử cung (độ thấp),
sacôm buồng trứng không biệt hoá [35]. Nhóm u tế bào Sertoli - Leydig thành
6 nhóm (các phân loại trước không chia riêng nhóm này) riêng biệt. Đặc biệt,
trong phân loại này có chia thành 15 thứ typ của typ u hỗn hợp (nhóm này
cũng không có ở các phân loại trước); các u tế bào mầm cũng được chia cụ thể
hơn thành các u tế bào mầm nguyên thuỷ, u quái 2 pha và 3 pha (chi tiết đến
các nhóm rất nhỏ của các bướu giáp buồng trứng) mà các phân loại trước đó
đều không mô tả. Chi tiết bảng phân loại xin xem ở phần phụ lục.
Hình1.7.U quái không thành thục [35]
Hình 1.8.Ung thư biểu mô dạng nội mạc [35]
1.6. PHÂN LOẠI U BUỒNG TRỨNG THEO NGUỒN GỐC TẾ BÀO
Trong phân loại mô học các u buồng trứng, có thể chia theo nguồn gốc
tế bào thành các nhóm lớn sau:
1.6.1. Các u có nguồn gốc biểu mô
- Các u thanh dịch (bao gồm u thanh dịch lành tính, u ác tính giới hạn và
u thanh dịch ác tính).
- Các u chế nhầy (bao gồm u nhầy lành tính, u ác tính giới hạn và u
nhầy ác tính).
- Các u dạng nội mạc tử cung (trừ loại sacôm).
- U tế bào sáng.
- U tế bào chuyển tiếp
- Ung thư biểu mô tế bào vảy buồng trứng.
- U biểu mô hỗn hợp buồng trứng (bao gồm các u lành tính, u giáp biên, u ác tính).
24
- Ung thư biểu mô không biệt hoá buồng trứng.
- U cacxinoit
- U tuyến bã
- Các u biểu mô nhóm hỗn hợp
- Nhóm các ung thư biểu mô di căn tới buồng trứng
1.6.2. Các u liên kết

- U dạng nội mạc:
+ Sacôm dạng tuyến
+ Sacôm mô đệm dạng nội mạc độ ác tính thấp
+ Sacôm buồng trứng không biệt hoá
- U xơ (u lành và sacôm xơ)
- Sacôm cơ vân
- Sacôm cơ trơn
- U lympho ác tính
- U mô đệm
1.6.3. Các loại khác: U mô đệm dây sinh dục, u tế bào hạt, u tế bào vỏ, u tế
bào Sertoli; các u tế bào mầm, u hắc tố
Hình 1.9. Hình ảnh đại thể u tế bào hạt
Hình 1.10. Hình ảnh đại thể u tế
bào vỏ
25
Hình 1.11. Hình ảnh u quái thành thục
Hình 1.12. Hình ảnh u nang nhầy
lành tính
1.7. PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG THEO FIGO
Phân loại này được sử dụng rộng rãi nhất vì dễ áp dụng [35]. Phân loại
này chia thành 4 giai đoạn như sau:
Loại Giai đoạn Đặc điểm
Tx
Khối u nguyên phát không xác định được
T0
Không có dấu hiệu của u nguyên phát
T1 I
Khối u giới hạn ở buồng trứng
T1a
Ia

Khối u giới hạn ở một buồng trứng, vỏ bọc còn nguyên vẹn,
không có u trên bề mặt buồng trứng, không có tế bào ác tính
ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
T1b
Ib
Khối u giới hạn ở hai buồng trứng, vỏ bọc còn nguyên vẹn,
không có u trên bề mặt buồng trứng, không có tế bào ác tính
ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
T1c
Ic
Khối u giới hạn ở một hoặc 2 buồng trứng với bất kỳ điều
kiện nào dưới đây: Vỡ nang, có u trên bề mặt buồng trứng,
có tế bào ác tính ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
T2 II
Khối u ở một hoặc 2 buồng trứng xâm lấn vào khung chậu
T2a
IIa
Khối u xâm lấn và/hoặc lan vào tử cung và/hoặc ống dẫn trứng,
không có tế bào ác tính ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
T2b
IIb
Xâm lấn vào mô khác của khung chậu, không có tế bào ác
tính ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
T2c
IIc
Xâm lấn vào khung chậu, có tế bào ác tính ở dịch ổ bụng
hoặc dịch rửa màng bụng.
T3 và
hoặc
N1

III
Khối u một hoặc 2 bên buồng trứng với những vi nhú ăn sâu
vào phúc mạc, di căn ra ngoài khung chậu và/hoặc di căn vào
hạch lympho.
T3a IIIa
Di căn ngoài khung chậu, vi di căn phúc mạc

×