Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 78 trang )

Chuyờn thc tp tt nghip

trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn


chuyên đề tốt nghiệp
ơ

Đề tài:

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại công ty cổ phần chăn nuôi chế biến
và xuất nhập khẩu aprocimex
Sinh viên thực hiện : trần bích phơng
Chuyên ngành
: ktnn &ptnt
Lớp
: nông nghiệp a
Khoá
: 46
Hệ
: chính quy
Giáo viên hớng dẫn: gvc. hoàng văn định

Hà Nội - 2008

MC LC
LI M U..................................................................................................1
trờng đại học kinh tế quốc dân.....................................................................1
khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn......................................1



SV: Trn Bớch Phng

Lp:Nụng nghip 46A


Chuyờn thc tp tt nghip

DANH MC BNG, BIU V S S DNG TRONG TI
trờng đại học kinh tế quốc dân.....................................................................1
khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn......................................1
Sinh viên thực hiện : trần bích phơng.....................................................1
Chuyên ngành : ktnn &ptnt........................................................................1
Hệ : chính quy.........................................................................................1
Giáo viên hớng dẫn : gvc. hoàng văn định................................................1
Hà Nội - 2008.........................................................................................1

LI M U
I. TNH CP THIT CA TI
Hin nay nc ta, ngnh nụng nghip núi chung v ngnh chn nuụi
núi riờng ang phỏt trin mnh m theo hng sn xut hng hoỏ, ỏp ng
nhu cu ngy cng tng ca th trng trong nc cng nh ngoi nc.
Ngnh chn nuụi phỏt trin vi trỡnh ngy cng cao vi phng thc
chn nuụi cụng nghip, bỏn cụng nghip tp trung quy mụ ln vi nhng
tng trng mnh m c v s lng v cht lng ó lm cho nhu cu v
thc n chn nuụi trờn th trng ngy cng tng. Do ú kộo theo s phỏt
trin vt bc ca nhiu doanh nghip kinh doanh trờn lnh vc nguyờn
liu phc v vic sn xut thc n chn nuụi.
L mt doanh nghip hot ng trong lnh vc nhp khu v phõn phi
nguyờn liu phc v sn xut thc n chn nuụi gia sỳc, Cụng ty c phn

Chn nuụi ch bin v xut nhp khu APROCIMEX ó gt hỏi c
nhiu thnh cụng trong nhng nm gn õy. Hin ti Cụng ty l khỏch
hng thng xuyờn ca trờn 15 nh cung cp nc ngoi v cú quan h
giao dch vi hng trm i tỏc trong nc.
Sau mt thi gian thc tp ti Cụng ty, em ó tỡm hiu c tỡnh hỡnh
phỏt trin chung ca Cụng ty, nhng kt qu m Cụng ty ó t c cng
nh nhng thiu sút cũn tn ti. Trong mụi trng cnh tranh gay gt,
khc lit, to ch ng vng chc cho APROCIMEX trờn th trng l
SV: Trn Bớch Phng

Lp:Nụng nghip 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

3

mối quan tâm của bản thân Công ty cũng như của Bộ Nông nghiệp phát
triển nông thôn và Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Đứng trước nhu cầu
cấp thiết đó, em đã quyết định chọn đề tài:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHĂN NUÔI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU APROCIMEX”
II, MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, kết quả và hiệu quả kinh
doanh của Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu
APROCIMEX trong những năm gần đây.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, các kết quả và hiệu quả
kinh doanh mà Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu
APROCIMEX đã đạt được và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp so sánh
III, KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA BÀI
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


4

Chuyên đề tốt nghiệp

Phần2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần
Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu APROCIMEX
Phần 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu
APROCIMEX
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – GVC Hoàng Văn Định đã

hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng
xin cảm ơn chị Lê Thanh Hương - trưởng phòng Xuất nhập khẩu cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến và
xuất nhập khẩu APROCIMEX đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
em tìm hiểu, làm việc và học hỏi trong suốt thời gian thực tập. Đề tài
không thể không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài ngày càng
được hoàn thiện và có ý nghĩa thiết thực đối với APROCIMEX nói riêng
và ngành chăn nuôi nói chung.

SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


5

Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp
1.1.

Khái niệm về doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm chung
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt

động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá
nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các doanh
nghiệp chứ không phải các cá nhân.
1.1.2. Theo luật doanh nghiệp Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh, tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Ở nước ta, có các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty
liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

1.2.

6

Vai trò của doanh nghiệp

1.2.1. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống của người lao động
Doanh nghiệp hoạt động tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bất

kể loại hình doanh nghiệp nào, hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần có
người lao động tương ứng với từng khâu công việc. Trong những năm gần
đây, số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu
nhập cao hơn cho người lao động. Tại thời điểm 01/01/2003 khu vực
doanh nghiệp đã thu hút 4,658 triệu lao động, đến 01/01/2005 là 5,776
triệu lao động và 01/01/2007 là 7,338 triệu lao động. Lao động ở khu vực
doanh nghiệp có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực cá thể và hộ gia
đình. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối doanh nghiệp góp
phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và góp phần
giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
1.2.2. Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến
tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế
Doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục
tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế,
giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế trong quá trình hội nhập. Doanh nghiệp góp phần vực dậy đà tăng
trưởng, đẩy mạnh cải cách và thúc đẩy quá trình hội nhập với tinh thần chủ
động và tích cực hơn.
Doanh nghiệp hoạt động sẽ tạo ra sản phẩm cho xã hội phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ. Như vây kết quả hoạt động của
doanh nghiệp tác động lớn đến tổng sản phẩm trong nước GDP. Sự phát
triển của các doanh nghiệp một cách có hiệu quả là nhân tố quan trọng,
quyết định thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.

SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp


7

1.2.3. Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền
kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ
cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ
cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa
phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực, các địa
phương và các ngành.
1.2.4. Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề
xã hội
Có thể nói vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển
bền vững về mặt kinh tế của một quốc gia mà còn quyết định đến sự ổn
định, lành mạnh hoá vấn đề xã hội an ninh quốc phòng của quốc gia đó.
Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh
nghiệp tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất
lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng
cao mức sống vật chất của dân cư.
Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo
dục, xoá đói giảm nghèo…).
Như vậy, doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là
bộ phận chủ yếu tạo ra GDP. Những năm gần đây, hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và
phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế
xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim


SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


8

Chuyên đề tốt nghiệp

ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả
các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo…
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp huy động các nguồn lực như: vốn, lao động, công nghệ,…
và tập trung sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả nhất. Mỗi
doanh nghiệp tập trung phát triển ngành nghề mà mình có thế mạnh như về
vị trí địa lý, về các yếu tố nguồn lực… để tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghịêp nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu của thị trường, vì vậy mỗi doanh nghiệp đều không ngừng cải tiến,
phát triển sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần nâng
cao thu nhập của người lao động, cán bộ công nhân viên, đồng thời sẽ góp
phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và hơn tất cả là sự
phát triển của xã hội về mọi mặt. Lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất mỗi
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, do đó doanh nghiệp luôn đặt vấn đề
nâng cao hiệu quả kinh doanh nên hàng đầu. Vì vậy ta phải tìm hiểu về
hiệu quả kinh doanh và làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
II. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh doanh
Khi phân tích bất kỳ hoạt động nào trong quá trình sản xuất kinh doanh

cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm kết quả và hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
1.1.

Kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu là những gì đã đạt được sau
một quá trình kinh doanh nhất định. Kết quả kinh doanh của doanh nhiệp
có thể là những đaị lượng có thể cân đong đo đếm được như: số lượng sản
phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận…hoặc cũng có thể là các đại lượng
phản ánh về mặt chất lượng hoàn toàn có tính định tính như: chất lượng
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

9

sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, kết quả cao
bao giờ cũng là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.
1.2.

Hiệu quả kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt
động kinh doanh đều mong muốn đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm hiệu quả kinh doanh sơ khai của Adam Smith cho rằng:

“Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là
doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Quan điểm này xem xét hiệu quả kinh là
doanh thu tiêu thụ hàng hoá, doanh thu là chỉ tiêu duy nhất đánh giá hiệu
quả kinh doanh. Trên thực tế, quan niệm này không phù hợp vì một doanh
nghiệp không chỉ phải quan tâm tới doanh thu mà phải quan tâm tới chi
phí. Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh thu cao nhưng chi phí bỏ ra lại
quá cao thì không thể coi doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ
giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan
điểm này sử dụng chỉ tiêu tương đối để phân tích. Tuy vậy chỉ tiêu này chỉ
có ý nghĩa so sánh với các kỳ kinh doanh trước mà không chỉ ra được hiệu
quả kinh doanh của chính kỳ kinh doanh. Cho nên quan điểm này cũng
chưa phản ánh đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Có nhiều quan điểm mới được đưa ra phù hợp với hoạt động thực tiễn
của doanh nghiệp, một quan điểm tiêu biểu là: “ Hiệu quả kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh
nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí
thấp nhất có thể, hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu của
doanh nghiệp”. Qua đó hiệu quả kinh doanh biểu hiện bằng công thức:
Mục tiêu hoàn thành
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


10

Chuyên đề tốt nghiệp

Hiệu quả kinh doanh =

Nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu
Như vậy quan điểm này cho rằng để đạt hiệu quả phải sử dụng các chi
phí hợp lý nhất, giảm những chi phí không cần thiết, nhưng có những chi
phí cần tăng vì nó giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu hay thậm chí là
vượt mục tiêu đề ra, góp phần giúp doanh nghiệp giữ được vị trí trên
thương trường.
Quan điểm: “ Hiệu quả kinh doanh phản ánh quá trình sử dụng các
nguồn lực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc
trưng kinh tế kỹ thuật, được các định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng
phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã
bỏ ra hoặc nguồn vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh” là
quan niệm phản ánh rõ nhất về hiệu quả kinh doanh. Theo cách hiểu này,
hiệu quả kinh doanh được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối, nó biểu hiện
mối tương quan chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một
quá trình kinh doanh. Bản chất của nó là xem xét liệu doanh nghiệp có thu
được lợi nhuận trong kinh doanh hay không, biểu hiện bằng công thức:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được
kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều
kiện H >1. H càng lớn càng chứng tỏ quá trình kinh doanh đạt hiệu quả
càng cao. Để tăng hiệu quả chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như:
giảm đầu vào với đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi tăng đầu
ra; hoặc giảm đầu vào tăng đầu ra.
Như vậy, có thể hiểu: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A



Chuyên đề tốt nghiệp

11

trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra trong suốt quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp”.
1.3.

Phân biệt hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh

Như vậy để đánh giá hiệu quả của một hoạt động kinh doanh người ta
sử dụng cả kết quả (sản phẩm đầu ra) và các chi phí (các nguồn lực đầu
vào) để phân tích. Phạm trù hiệu quả chỉ ra trình độ lợi dụng các nguồn lực
để tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định. Nó không chỉ dùng để đánh
giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào mà còn xem xét trình
độ sử dụng từng yếu tố nguồn lực. Kết quả thu được càng cao, chi phí bỏ
ra càng ít thì hiệu quả đạt được càng cao.
2. Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.

Xét theo phạm vi tính toán

• Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình có sự kết hợp
của nhiều yếu tố khác nhau như: lao động, vốn, công nghệ…Hiệu quả tổng
hợp là sự phản ánh hiệu quả sử dụng tổng hợp các yếu tố như các loại chi
phí, nguồn lực được doanh nghiệp huy động nhằm đạt được những mục
tiêu về mặt kinh tế của doanh nghiệp.

• Hiệu quả kinh doanh theo từng nhân tố (Hiệu quả kinh doanh bộ phận)
Hiệu quả nhân tố là sự phản ánh trình độ sử dụng các loại chi phí,
nguồn lực riêng biệt của doanh nghiệp. Ví dụ như: hiệu quả sử dụng lao
động, hiệu quả sử dụng vốn…
Giữa hiệu quả tổng hợp và hiệu quả nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Hiệu quả tổng hợp chỉ có thể đạt được mức cao nhất khi các
nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh được sử dụng một cách
có hiệu quả.
2.2.

Xét theo tính chất hoạt động kinh doanh

• Hiệu quả toàn phần
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

12

Hiệu quả toàn phần là hiệu quả kinh doanh tính cho toàn bộ kết quả và
toàn bộ chi phí của từng yếu tố hoặc tính chung cho tổng nguồn lực.
• Hiệu quả đầu tư tăng thêm
Hiệu quả đầu tư tăng thêm là hiệu quả kinh doanh chỉ tính cho phần
đầu tư tăng thêm và kết quả tăng thêm của thời kỳ tính toán.
2.3.

Xét theo thời gian hoạt động


• Hiệu quả kinh doanh dài hạn
Là loại hiệu quả kinh doanh dài hạn được xem xét và đánh giá trong
khoảng thời gian gắn liền với các chiến lược, kế hoạch dài hạn thậm chí
gắn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
• Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn
Là loại hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời
gian ngắn như: tuần, tháng, quý, năm…
Giữa hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn có
mối quan hệ biện chứng với nhau, phải xem xét đánh giá hiệu quả kinh
doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài
hạn va ngược lại.
3. Nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.

Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm nhân tố này là nhóm nhân tố khách quan, không nằm trong sự
kiểm soát của doanh nghiệp nhưng lại có tác động không nhỏ nên doanh
nghiệp phải tìm các biện pháp để thích ứng. Nhóm này bao gồm: môi
trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường văn hoá xã hội và môi
trường tự nhiên.
3.1.1. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, nó là cơ sở để doanh nghiệp đề ra các chiến

SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A



Chuyên đề tốt nghiệp

13

lược, kế hoạch kinh doanh. Các yếu tố trong môi trường này bao gồm: hệ
thống luật pháp, hệ thống các công cụ chính sách của Nhà nước.
Hệ thống Luật, Pháp lệnh, Nghị định…tác động trực tiếp nhằm điều
chỉnh hành vi kinh doanh, quan hệ thương mại của các doanh nghiệp. Ví
dụ như: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực mà pháp luật
không cấm, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo luật thuế.
Các công cụ chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp: chính sách
đầu tư cho nông nghiệp, chính sách điều tiết tiêu dùng…ảnh hưởng rất lớn
đến việc điều chỉnh quy mô hoạt động kinh doanh do đó nếu thuận lợi thì
sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
3.1.2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm: đặc điểm thị trường, đối thủ cạnh tranh,
khách hàng – đó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm kinh doanh,
đề ra mục tiêu kinh doanh…do đó là cơ sở tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Thị trường đầu vào đảm bảo chất lượng, tính liên tục của nguồn cung
sản phẩm, bất kỳ một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng đều sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra quyết định việc
tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp.
Đối thủ kinh doanh là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh
vực hoặc lĩnh vực tương tự với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau về số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì…Đối thủ cạnh
tranh vừa mang lại trở ngại vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp. Nhưng thông thường khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh lớn

thì hiệu quả thương mại của doanh nghiệp sẽ giảm đi một cách tương đối.
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới. Việc doanh nghiệp
xác định được sản phẩm của mình phục vụ đối tượng khách hàng nào:
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

14

trong nước hay quốc tế, khách hàng trung gian hay khách hàng tiêu dùng
cuối cùng … là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
3.1.3. Môi trường văn hoá xã hội
Các yếu tố trong môi trường này như: tập quán tiêu dùng, mức sống
của người dân, quy mô tốc độ tăng dân số, cơ cấu lứa tuổi…quyết định xu
hướng và quy mô tiêu dùng sản phẩm. Quy mô dân số tăng thì nhu cầu về
các loại sản phẩm cũng tăng. Khi mức sống của người dân được nâng cao
thì họ cũng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Do vậy các yếu tố nhóm này
ảnh hưởng lớn đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
3.1.4. Môi trường tự nhiên
Các yếu tố thời tiết, mùa vụ… ảnh hưởng đến quy trình, tiến độ thực
hiện việc tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là đối với các mặt hàng trong ngành
nông nghiệp. Khi những điều kiện này thay đổi, doanh nghiệp phải có
những chính sách cụ thể phù hợp với từng điều kiện đó.
Yếu tố vị trí địa lý thì tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua các khía cạnh như: chi phí vận tải, thời gian giao dịch…
Doanh nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi sẽ giảm thiểu các chi phí vận tải, hệ
thống thông tin liên lạc thuận lợi sẽ tăng khả năng nắm bắt nhu cầu và giá

cả thị trường.
3.2.

Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhóm này bao gồm: nhân tố quản trị doanh nghiệp, mối quan hệ và uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường, trình độ lao động, tình hình tài chính
của doanh nghiệp, đặc điểm hàng hoá và chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhóm nay là nhóm nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được và
điều chỉnh ảnh hưởng của chúng để thực hiện các mục tiêu nhất định.
3.2.1. Quản trị công ty
Quản trị công ty là cơ chế quản lý của các cổ đông đối với người đại
diện điều hành trong việc sử dụng vốn và các nguồn lực trong kinh doanh.
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

15

Vấn đề quản trị công ty có nguồn gốc từ việc tách rời giữa sở hữu với điều
hành trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu yếu tố quản trị non kém
sẽ ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh.
Quản trị như thế nào phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, mỗi loại hình kinh
doanh, nhưng yêu cầu chung của nhân tố quản trị là đảm bảo nguyên tắc:
gọn nhẹ, linh hoạt, tránh chồng chéo.
3.2.2. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Đây là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là nhân tố tác động đến trực

tiếp tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Uy tín của
doanh nghiệp tốt sẽ giúp mở rộng mối quan hệ, tạo ra cho doanh nghiệp
nhiều hơn các cơ hội. Đồng thời, nó tạo ra cho doanh nhiệp uy thế lớn
trong tiêu thụ, vay vốn và mua chịu hàng hoá…
3.2.3. Trình độ lao động
Lực lượng lao động có vai trò quan trọng bậc nhất trong kinh doanh,
tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp cần chú ý tới việc
phân công hợp lý chức năng nhiệm vụ các bộ phận, các cá nhân nhằm tận
dụng một cách tốt nhất năng lực sở trường của mỗi người. Tổ chức nhân
lực không phù hợp sẽ làm giảm tính sáng tạo, độc lập của các nhân, hoặc
sẽ gây lộn xộn, khó quản lý.
3.2.4. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp độc lập tự
chủ trong hoạt động kinh doanh, có điều kiện đổi mới công nghệ, nắm bắt
được những thời cơ kinh doanh thuận lợi. Tình hình tài chính xấu sẽ làm
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị chi phối, ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh.
3.2.5. Đặc điểm hàng hoá và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng phát triển không ngừng
cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm khiến các doanh nghiệp
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

16

luôn phải nắm bắt những sự thay đổi đó để có phương án kinh doanh hợp

lý nhất, đi vào kinh doanh những mặt hàng người tiêu dùng thực sự đang
cần, có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường. Một
doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn trong mỗi thời kỳ nhất
định sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần…từ đó nâng
cao doanh thu, đẩy nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của đơn vị.
4. Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh doanh
4.1.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem
xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối
quan hệ với hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân

Nguyên tắc này chỉ ra rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải kết
hợp hài hoà lợi ích giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với hiệu quả hoạt
động của toàn doanh nghiệp tức xem xét hiệu quả kinh doanh về mặt
không gian. Một cách rộng hơn, quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh phải xuất phát từ việc nâng cao hiệu quả của nền sản xuất
hàng hoá của ngành, địa phương và cơ sở. Đồng thời, trong doanh nghiệp
hoặc từng bộ phận của doanh nghiệp phải xem xét tất cả các khâu, các
công đoạn trong từng thời kỳ của quá trình kinh doanh, tức xem xét hiệu
quả kinh doanh về mặt thời gian. Có kết hợp chặt chẽ hai mặt không gian
và thời gian mới có thể có cái nhìn tổng quan nhất, chính xác nhất về hiệu
quả kinh doanh.
4.2.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả hai mặt hiện
vật và giá trị của hàng hóa

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đánh giá và tính toán hiệu quả kinh doanh

phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị. Hiện vật có thể là số
lượng sản phẩm, giá trị thể hiện số tiền của sản phẩm hàng hoá, của kết quả
và chi phí bỏ ra. Trong nhiều trường hợp khi chỉ sử dụng một đơn vị hoặc
hiện vật hoặc giá trị sẽ khó so sánh đo lường giữa các yếu tố khác nhau.
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

17

Như vậy căn cứ vào kết qủa cuối cùng về cả hai mặt này là một đòi hỏi tất
yếu trong khi đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
4.3.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa trên
sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích người lao
động và lợi ích toàn xã hội

Nguyên tắc này chỉ ra việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất
phát từ việc thoả mãn một cách thoả đáng nhu cầu của các chủ thể trong
mối quan hệ mắt xích của doanh nghiệp từ thấp đến cao. Trong đó lấy việc
thoả mãn lợi ích của chủ thể này là điều kiện, động lực để thoả mãn lợi ích
của chủ thể tiếp theo và cứ như thế cho đến mục đích, đối tượng cuối cùng.
Đồng thời phải nhận thức được sự ổn định của một quốc gia là nhân tố
quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp. Do đó việc
nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể thông qua các sắc lệnh hoặc

đơn đặt hàng của Nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng
kinh tế mà doanh nghiệp ký kết với Nhà nước.
4.4.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh cần phân biệt ranh giới giữa hai
khái niệm kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

Bất cứ hoạt động nào trong quá trình kinh doanh cũng cần phải phân
biệt ranh giới giữa hai khái niệm này. Kết quả kinh doanh được hiểu là
những gì đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, còn hiệu quả
kinh doanh tính trên cơ sở so sánh kết quả đó với chi phí nguồn lực bỏ ra.
Do vậy trong kinh doanh nếu không xác định rõ ranh giới giữa hai khái
niệm này sẽ rất dễ dẫn đến hạch toán kinh doanh không chính xác, đề ra
các mục tiêu kinh doanh không phù hợp cho từng doanh nghiệp.
4.5.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh phải đảm bảo
tính thống nhất, tính toàn diện và tính khoa học, khả thi

Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống các chỉ
tiêu phải đảm bảo các tiêu chuẩn trên vì hiệu quả kinh doanh là rất phức
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


18

Chuyên đề tốt nghiệp


tạp, cần phải phân tích, xác định, đánh giá kỹ lưỡng trên nhiều mặt, nhiều
khía cạnh. Các chỉ tiêu đảm bảo tính thống nhất, toàn diện, khoa học, khả
thi thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới được xác định chính
xác, đầy đủ và triệt để.

5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
• Về mặt chất:
Đối với một doanh nghiệp, việc đạt hiệu quả kinh doanh cao phản ánh
năng lực và trình độ quản lý và sử dụng các yếu tố, sự hợp lý trong lựa
chọn phương hướng kinh doanh và chiến lược kinh doanh.
• Về mặt lượng:
Hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được
với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh được đánh giá theo công thức khái quát chung
như sau:
Kết quả sản xuất kinh doanh
HQKD =
Chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh
5.1.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
“Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản
phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động kinh
doanh”- ( Trích: Kinh tế và quản lý ngành Thương mại dịch vụ, Giáo sư
tiến sĩ Đặng Đình Đào, NXB Thống kê).
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:
SV: Trần Bích Phương


Lớp:Nông nghiệp 46A


19

Chuyên đề tốt nghiệp

Lợi nhuận ròng (PR) = Tổng doanh thu (TR) - Tổng chi phí (TC)
Một số chỉ tiêu lợi nhuận cụ thể:
5.1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, vốn kinh
doanh có thể là vốn chủ sở hữu (vốn tự có), nợ phải trả hoặc vốn vay. Nó
cho biết một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ đem lại
cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận và được xác định bằng công
thức:
(Pr + I) . 100
DVKD (%) =
VKD
Trong đó:
DVKD: tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Pr

: lợi nhuận ròng thu được của thời kỳ tính toán

I

: tiền lãi trả vốn vay hay chi phí trả vốn vay


VKD : tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này ngày càng lớn càng chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp ngày càng cao do đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày
càng được nâng cao.
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của một đồng vốn tự có bỏ vào sản
xuất kinh doanh và được tính bằng công thức:
Pr . 100
DVTC (%)=
VTC
Trong đó:
DVTC : tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


20

Chuyên đề tốt nghiệp

Pr

: lợi nhuận ròng thu được ở thời kỳ tính toán

VTC : tổng vốn tự có của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
5.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của mỗi đồng chi phí bỏ vào sản
xuất kinh doanh, nó cho biết một đồng chi phí kinh doanh mà doanh
nghiệp bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Pr . 100
DCP(%) =
TC
Trong đó:
DCP : tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Pr : lợi nhuận ròng thu được của thời kỳ tính toán
TC : tổng chi phí kinh doanh của thời kỳ tính toán
5.1.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Pr . 100
DTR (%) =
TR
Trong đó:
DTR : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Pr

: lợi nhuận ròng thu được ở thời kỳ tính toán

TR : tổng doanh thu của thời kỳ tính toán
Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể thấy mặt hàng nào doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả, mặt hàng nào không, để từ đó có thể đưa
ra những phương án kinh doanh hiệu quả.
5.2.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận

SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A



21

Chuyên đề tốt nghiệp

5.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn
“ Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình
kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất”- ( Giáo trình phân tích hoạt động
kinh doanh, PGS,TS Phạm Thị Gái, NXB Thống kê).
Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sử dụng các
chỉ tiêu cụ thể sau:
• Số vòng quay của vốn
TR
SVVKD =
VKD
Trong đó:
SVKD: số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh
TR : tổng doanh thu
VKD : tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Pr . 100
HVCĐ (%) =
TSCĐBQ
Trong đó:
HVCĐ: hiệu suất sử dụng tài sản cố định(mức sinh lời của tài sản cố định)
Pr : lợi nhuận ròng của thời kỳ tính toán
TSCĐBQ: tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ

TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ
TSCĐBQ=
2

SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


22

Chuyên đề tốt nghiệp

Chỉ tiêu thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, cho biết một đồng giá
trị tài sản cố định bình quân trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Pr . 100
HVLĐ (%) =
VLĐBQ
Trong đó:
HVLĐ : hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Pr

: lợi nhuận ròng của thời kỳ tính toán

VLĐBQ: vốn lưu động bình quân trong thời kỳ tính toán
VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
VLĐBQ =
2
Chỉ tiêu này thể hiện trình độ sử dụng vốn lưu động, nó cho biết một

đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
5.2.2. Mức sinh lời bình quân của lao động
Hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá thông qua chỉ tiêu: Mức sinh
lời bình quân của lao động:
Pr
Π(đồng/ lao động) =
L
Trong đó:
Π : lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra trong thời kỳ tính toán
Pr: lợi nhuận ròng thu được ở thời kỳ tính toán
L : Số lao động bình quân của doanh nghiệp thời kỳ tính toán
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trong kỳ tính toán xác định.
5.2.3. Hiệu suất tiền lương
SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


23

Chuyên đề tốt nghiệp

Pr
HW =
W
Trong đó:
HW : hiệu suất tiền lương thời kỳ tính toán
W : tổng quỹ lương và tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng lương bỏ ra có thể thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận.
III. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều
muồn tự khẳng định mình và có chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Xu thế hội nhập hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp dẫn tới
sự cạnh tranh ngày một gay gắt nên để đạt được điều đó là không dễ dàng.
Do đó các doanh nghiệp muốn khẳng định mình phải không ngừng làm
mới mình, mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng và mẫu mã
sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường, như vậy phải không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Mục tiêu bao trùm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
hướng chủ đạo vào tối đa hoá lợi nhuận. Doanh nghiệp sử dụng càng tiết
kiệm các nguồn lực đầu vào bao nhiêu sẽ càng có cơ hội thu được nhiều
lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương
đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội. Hiệu quả
kinh doanh càng cao chứng tỏ các doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm
các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện
tiên quyết để tất cả các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm của
mình.

SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

24


Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn thể hiện chất lượng của bộ máy
quản lý, đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi khâu trong
quá trình kinh doanh. Tất cả những đổi mới trong quản lý chỉ thực sự có ý
nghĩa khi và chỉ khi làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả là mục tiêu tất
yếu và rất cần thiết của mỗi doanh nghiệp, bởi vì:
1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện quyết định sự tồn tại
của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng
vững trên thị trường thì phải vươn lên lấy thu nhập bù đắp chi phí và có lãi
để đảm bảo được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế hiện nay. Muốn
làm được điều này thì doanh nghiệp phải biết tận dụng những nguồn lực
sẵn có cũng như những điểm mạnh của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Điều này có nghĩa là với việc doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình kinh doanh. Ngược
lại, nếu doanh nghiệp không nâng cao được hiệu quả kinh doanh, cứ làm
ăn thua lỗ, doanh nghiệp sẽ bị đào thải trước quy luật cạnh tranh ngày càng
khốc liệt của thị trường.
2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu của quy luật tiết
kiệm
Hiệu quả và tiết kiệm là hai mặt của một vấn đề. Muốn tiết kiệm các
chi phí kinh doanh thì phải nâng cao hiệu quả hoạt động của từng yếu tố,
nguồn lực. Ngược lại, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải thực
hành tiết kiệm từng yếu tố, chỉ nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì tiết
kiệm mới có hiệu quả.
3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp góp phần giải
quyết mối quan hệ về lợi ích giữa ba chủ thể: doanh nghiệp, Nhà
nước và người lao động
SV: Trần Bích Phương


Lớp:Nông nghiệp 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

25

Khi hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh doanh mà cụ thể là lợi nhuận tăng, từ đó góp phần cải thiện đời
sống của người lao động, tạo động lực giúp họ phấn đấu và cố gắng hơn
trong công việc. Đồng thời lợi nhuận tăng làm tăng thêm các khoản nộp
cho ngân sách nhà nước. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp
các doanh nghiệp giải quyết hài hoà vấn đề lợi ích của doanh nghiệp với
các chủ thể có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp trong mắt xích chung,
việc đảm bảo lợi ích của chủ thể này là động lực cũng như ràng buộc với
việc đảm bảo lợi ích của chủ thể kia.
4. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là yếu tố thúc đẩy cạnh tranh và
tiến bộ trong kinh doanh
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng
gay gắt, khốc liệt. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau
về số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì…, muốn tồn tại và phát
triển thì phải chiến thắng trong cạnh tranh. Để đạt được điều này các
doanh nghiệp không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi đó,
doanh nghiệp sẽ có những biện pháp nhằm: giảm giá thành trên cơ sở tận
dụng nguồn lực một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã
luôn đổi mới… để tạo ra những hàng hoá với chất lượng và giá cả phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
là nhân tố cơ bản để các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh và
không ngừng tiến bộ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.


SV: Trần Bích Phương

Lớp:Nông nghiệp 46A


×