Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp Bộ NNPTNT thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.39 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những nước nghèo và cũng là một trong những
nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. GDP hiện tại khoảng
400USD/người/năm với 90% số người nghèo tập trung ở khu vực nông thôn,
chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, nhiều nơi còn mang tính chất sản
xuất tự cung tự cấp.
Chính phủ Việt Nam xác định tăng trưởng kinh tế là một vấn đề then
chốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đăt ra mục tiêu đến năm 2000 tăng
gấp đôi mức GNP so với năm 1990 và trở thành nước công nghiệp hiện đại
vào năm 2020. Tuy nhiên, chỉ riêng tăng trưởng kinh tế sẽ không giải quyết
toàn bộ các vấn đề liên quan đến đói nghèo. Điều tra đánh giá mức sống do
Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và Tổng cục Thống kê Quốc gia với sự giúp đỡ
của Ngân hàng Thế giới, điều tra về nghèo đói và ổn dịnh do Tổng cục Thống
kê Quốc gia thực hiện vào năm 1992, 1993 đã xác định được 5 nguyên nhân
gây nên nghèo đói, một số nguyên nhân không thể giải quyết chỉ thông qua sự
tăng trưởng thu nhập, 5 nguyên nhân đó là:
● Sự cô lập về địa lý, ngôn ngữ, xã hội và văn hóa;
● Không có khả năng kiểm soát các nguy cơ như bão, lũ lụt, địch họa,
ốm đau, sinh đẻ không có kế hoạch và trượt giá;
● Thiếu các nguồn lực, đặc biệt là đất đai, tín dụng, công nghệ và thông
tin;
● Thiếu sự tham gia vào lập kế hoạch và thực hiện các chương trình của
Chính phủ;
● Thiếu sự bền vững cả về tài chính và môi trường;
Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

Cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp, mở rộng cơ
hội tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp và phát triển nguồn nhân
lực xã hội là một vấn đề quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của
Việt Nam.
Tình trạng suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng trực tiếp
tới phương thức kiếm sống tại các vùng nông thôn do phần lớn người nghèo
tập trung tại khu vực này. Do đó, bảo vệ môi trường, khôi phục hệ sinh thái
và bảo tồn các nguồn lực tự nhiên là phần không thể thiếu trong công tác xoá
đói giảm nghèo. Dân số Việt Nam có mật độ đông lại không đồng đều nên
hầu hết diện tích đất có thể canh tác được đã sử dụng. Tình trạng suy thoái
môi trường, kết quả của sức ép về dân số sẽ làm tăng độ nhậy của Việt Nam
đối với tác hại về thiên tai và tăng đói nghèo. Các dự án được đề xuất với mục
đích phát triển nông thôn bền vững và xoá đói giảm nghèo phải giải quyết
được 5 nguyên nhân của sự nghèo đói và phải:
● Cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn;
● Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp;
● Tạo cơ hội tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp;
● Phát triển xã hội và nguồn nhân lực;
● Bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên, đất, khí hậu phù hợp với việc
phát triển nông nghiệp. Các điều kiện về kinh tế- xã hội như đường lối đổi
mới khuyến khích mọi thành phần kinh tế và tạo mọi điều kiện cho kinh tế
nhiều thành phần phát triển, thị trường lao động nông nghiệp dồi dào, giá lao
động so với các nước trong khu vực còn thấp, thị trường tiêu thụ chè và quả
trong nước và thế giới ngày càng được mở rộng và có xu thế tăng, là những


Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp tạo đà vững chắc cho nền kinh
tế VN phát triển. Chính vì vậy mà đã có nhiều dự án đầu tư về nông nghiệp
được thực hiện và yêu cầu cần phải có một cơ quan quản lý các dự án trong
nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Năm 1999 Ban quản lý các dự án Nông
nghiệp( BQL) đã được thành lập và có nhiệm vụ quản lý các dự án trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Từ khi thành lập đến nay BQL đã
tiếp nhận và thực hiện quản lý các dự án phát triển ngành Nông nghiệp có
nguồn vốn nước ngoài ( ODA ) do Bộ NN&PTNT giao phó. Trong thời gian
vừa qua được thực tập ở BQL là một cơ hội rất tốt cho em được học hỏi nhiều
kinh nghiệm về quản lý dự án ở BQL. Mặc dù BQL được giao cho quản lý rất
nhiều dự án có tầm quan trọng quốc gia và qui mô rộng lớn nhưng công tác
quản lý ở đây được thực hiện một cách rất có qui củ và đạt hiệu quả cao.
Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Tình hình quản lý các dự án sử
dụng vốn ODA tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT
thời gian qua” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình.

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4


CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA BAN
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP BỘ NN & PTNT.

I. TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP BỘ NN & PTNT.
1. Giới thiệu chung về Ban quản lý
1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp:
1.1.1. Sự hình thành của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp:
BQL được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn Số 100/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 3 tháng 7 năm 1999.
Quyết định thành lập Ban quản lý dựa trên 3 căn cứ chính:
 Căn cứ theo Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về
chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
 Căn cứ tình hình tổ chức triển khai,thực hiện các dự án,chương trình có
nguồn vốn nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý;
 Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn .
1.1.2. Quá trình phát triển của Ban quản lý các dự án nông nghiệp
Một số dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Ban quản lý các
dự án Nông nghiệp:
 Năm 2002 toàn Ban có 68 người, trong đó cán bộ biệt phái (BP) là 21
Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5


người, cán bộ hợp đồng (HĐ) là 47 người. Phương thức quản lý trong
Ban là theo các dự án. Trong quá trình điều hành có sự chỉ đạo của Chi
bộ và kết hợp với các tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCSHCM.
 Đến năm 2003 Bộ đã Quyết định bổ nhiệm 1 Trưởng ban, 2 Phó trưởng
ban, Ban đã bổ nhiệm Trưởng phòng tổng hợp, Trưởng phòng HCQT.
Tiếp đó Bộ đã miễn nhiệm và bổ nhiệm mới Điều phối viên Quốc gia
dự án hỗ trợ chơng trình Ngành nông nghiệp và 1 Phó Giám đốc dự án
đa dạng hoá nông nghiệp.
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số
45/2003/QĐ/BNN-TCCB ngày 28 tháng 02 năm 2003 về việc Ban
hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban QLCDANN. Đây là cơ sở
Pháp lý quan trọng để Ban hoạt động có quy củ và hiệu quả. Đảm bảo
sự phối hợp giữa các Dự án với các phòng chức năng và Lãnh đạo Ban.
Ngoài phương thức quản lý theo từng Dự án là chính, trong quá trình
điều hành có sự chỉ đạo của Chi bộ phối kết hợp với các tổ chức Công
đoàn, Đoàn TNCSHCM. Ban có 62 người, trong đó cán bộ biệt phái
(BP) là 21 người, cán bộ hợp đồng (HĐ) là 41 người.
 Năm 2006 Tổ chức Ban gồm Trưởng ban, 2 Phó trưởng ban và các
phòng chức năng gồm Phòng Tổng hợp, Phòng Hành chính, Phòng Tài
chính. Và toàn ban co 61 cán bộ, gồm: cán bộ biên chế 8 người, cán bộ
biệt phái (BP) 9 người, cán bộ hợp đồng (HĐ) 40 người.
 Năm 2007 Tổ chức Ban gồm: 1 Trưởng ban, 03 Phó trưởng ban và các
phòng chức năng gồm Phòng Tổng hợp, phòng Hành chính, phòng Tài
chính, là cầu nối giữa Lãnh đạo Ban và các dự án. Các phòng chức
năng gồm có 1 Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng. Tuy nhiên một
số phòng cần bổ sung thêm các cán bộ để thực hiện nhiệm vụ cụ thể

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

của Ban giao.
 Hiện nay, Ban có 9 cán bộ công chức hưởng lương từ Ngân sách (trước
đây là 10), 1 cán bộ đã nghỉ hưu, đề nghị Bộ bổ sung 1 cán bộ được
hưởng lương từ Ngân sách thay Trưởng ban đã nghỉ hưu và bổ sung
thêm tối thiểu 3 biên chế được hưởng lương Ngân sách do Bộ quyết
định điều động và bổ nhiệm về làm lãnh đạo tại Ban. Số lượng cán bộ
viên chức của Ban đã được Bộ tuyển dụng là 19 người, hưởng lương từ
nguồn các dự án. Trong năm qua có một số viên chức, lao động hợp
đồng của Ban xin chuyển công tác, đồng thời Ban đã tiếp nhận bổ sung
thêm lao động hợp đồng cho các dự án.
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số
45/2003/QĐ/BNN-TCCB ngày 28 tháng 02 năm 2003 về việc Ban
hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban QLCDANN. Đây là cơ sở
Pháp lý quan trọng để Ban hoạt động có quy củ và hiệu quả, đảm bảo
sự phối hợp giữa các Dự án với các phòng chức năng và Lãnh đạo Ban.
Ngoài phương thức quản lý theo từng Dự án là chính, trong quá trình
điều hành có sự chỉ đạo của Chi bộ phối kết hợp với các tổ chức Công
đoàn, Đoàn TNCSHCM.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án nông nghiệp
1.2.1. Chức năng
Ban quản lý dự án nông nghiệp có chức năng tiếp nhận, tổ chức, quản
lý, thực hiện các chương trình,dự án thuộc lĩnh vực hỗ trợ đầu tư phát triển
nông nghiệp, Thủy sản có nguồn vốn nước ngoài được Bộ giao.
1.2.2. Nhiệm vụ
Ban quản lý các dự án nông nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được Bộ


Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

nông nghiệp và phát triển nông thôn giao,Gồm:
 Quản lý trực tiếp và tổ chức chỉ đạo thực thi các chương trình,dự án cụ
thể được Bộ giao và thực hiện theo quy định và quy chế hiện hành của
Bộ.


Căn cứ vào Hiệp định ký kết ,tổ chức xây dựng kế hoạch,quy chế điều
hành và quản lý phù hợp với từng chương trình,dự án để trình Bộ phê
duyệt.

 Chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện hoạt động của các
chương trinh, dự án nhằm đạt hiệu quả cao.
 Kiểm tra các chương trình, dự án thực hiện theo đúng tiến độ đạt yêu
cầu về chất lượng, tuân thủ các chế độ ,chính sách về quản lý tài chính
của Nhà nước Việt Nam và qui định ghi trong Hiệp định ký kết với bên
đối tác nước ngoài.
 Tổ chức tuyển chọn chuyên gia tư vấn Quốc tế, tư vấn trong nước, cán
bộ, nhân viên của ban và các Văn phòng dự án của các dự án.
 Thực hiện chế độ báo cáo định kì theo quy định hiện hành của Nhà
nước với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
Cục, Vụ có liên quan về tình hình và kết quả hoạt động của dự án.
 Tham gia với các Vụ, Cục trong Bộ, các địa phương và các đơn vị có

liên quan để xây dựng các chương trình, dự án mới về đầu tư phát triển
nông nghiệp.
 Phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế thực hiện các hoạt động nhằm tăng
cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với các đối tác quốc tế.

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự và chức năng nhiệm vụ của từng phòng
trong Ban
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
 Lãnh đạo Ban: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban
Các phòng nghiệp vụ: Phòng tổ chức hành chính; Phòng Kế hoạch-Kĩ
thuật; Phòng Tài chính-Kế toán; Phòng Tư vấn và Xây dựng chương trình dự
án
 Văn phòng dự án : Ban quản lý dự án Trung ương
Ban điều phối dự án thuộc ban quản lý các dự án nông nghiệp được ghi
trong các Hiệp định nay gọi chung là Văn phòng dự án. Ban quản lý có biên
chế và quỹ lương riêng do Bộ duyệt và được tiếp nhận hồ một số cán bộ biệt
phái, nhân viên hợp đồng theo yêu cầu của từng dự án.
1.3.2. Cơ cấu nhân sự
Về nhân sự Hiện nay, toàn Ban có 64 cán bộ, gồm:
Cán bộ viên chức được hưởng lương từ ngân sách là 11 người
Cán bộ viên chức hưởng lương từ các dự án 19 người
Cán bộ hợp đồng của các dự án là 34 người.
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng trong Ban:

 Phòng Kế hoạch-Kĩ thuật: Phòng có những nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất: Về công tác kế hoạch:


Phối hợp với các Văn phòng dự án tổng hợp kế hoạch hoạt động,
kế hoạch vốn hàng năm để ban quản lý báo cáo Bộ xem xét, phê
duyệt.

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



9

Theo dõi việc thực hiện kế hoạch các chương trình, dự án đã
được Bộ duyệt, đồng thời tổng hợp tình hình hoạt động các
chương trình, dự án báo cáo Ban để trình Bộ và các Bộ nghành
liên quan định kì theo quy định.



Tổng hợp kế hoạch đào tạo, tập huấn của các dự án do ban quản
lý.



Kiểm tra, giám sát kết quả thực thi dự án theo định kì.




Tham gia xây dựng dự án mới được giao.

Thứ hai: Về công tác kĩ thuật, đào tạo và thông tin tư liệu:


Phối hợp với Văn phòng dự án đề xuất việc xây dựng các chỉ tiêu
kinh tế kĩ thuật của các dự án để ban quản lý trình Bộ phê duyệt.
Đôn độc việc thực hiện kế hoạch đào tạo và tập huấn của các dự
án.



Tổng hợp các thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án.

 Phòng Tổ chức-Hành chính: Phòng có những nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất: Về công tác tổ chức cán bộ:


Đề xuất về công tác tổ chức, cán bộ để triển khai, thực hiện
nhiệm vụ các dự án có hiệu quả.



Quản lý nhân sự và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán
bộ nhân viên theo quy định hiện hành của nhà nước.




Đề xuất, tuyển chọn cán bộ nhan viên của ban quản lý và phối
hợp với các Giám độc dự án tuyển chọn nhân viên dự án theo
những tiêu chuẩn ( về lĩnh vực chuyên môn, trình độ, kinh
nghiệm, phẩm chất cá nhân) được xác định cụ thể trong bản mô

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

tả công việc hoặc Điều khoản tham chiếu.


Phối hợp với các Văn phong dự án quản lý chuyên gia nước
ngoài đến làm việc với các dự án.

Thứ hai: Về công tác hành chính quản trị:


Tổ chức quản lý công tác văn thư lưu trữ theo quy định của Nhà
nước



Hướng dẫn mọi thủ tục pháp lý hành chính cho các dự án để đảm
bảo đúng tính pháp lý của các văn bản ban hành. Xây dựng quy
định và thực hiện việc quản lý,sử dụng tài sản, thiết bị, phương

tiện đi lại… của các dự án thuộc ban theo quy chế hiện hành và
Hiệp định cam kết với đối tác nước ngoài.



Tổ chức phối hợp với phòng tài chính kế toán triển khai các cuộc
họp, hội thảo của Ban, công tác lễ tân.



Quản lý, theo dõi các tài sản của Ban và các chương trình,dự án
theo quy định hiện hành của Nhà nước



Bố trí phòng làm việc cho các dự án và phương tiện làm việc,
văn phòng phẩm cho Ban

 Phòng tài chính- Kế toán: Phòng có những nhiệm vụ chính sau:


Thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của ban và các
dự án. Hướng dẫn, giám sát công tác kế toán của từng dự án theo
đúng quy định hiện hành của Nhà nước và các nhà tài trợ.



Phối hợp với Văn phòng dự án tổng hợp kế hoạch tài chính hàng
năm và kế hoạch tài chính dài hạn theo Hiệp định của từng dự án
đã được kí kết, bao gồm vốn ODA và vốn đối ứng trong nước để

Ban trình Bộ phê duyệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện kế hoạch

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

tài chính đó sau khi đã được phê duyệt.


Phối hợp với Văn phòng dự án đề xuất việc xây dựng các chiir
tiêu kinh tế- kĩ thuật, quy chế quản lý tài chính theo đặc thù của
từng dự án để ban trình Bộ phê duyệt.



Giám sát việc thực hiện giải ngân và quản lý các nguồn vốn ngân
sách Nhà nước cấp, vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
và vốn vay của các tổ chức khác đúng mục dích, có hiệu quả, phù
hợp với Hiệp định đã được kí kết và quy định hiện hành của Nhà
nước.



Hướng dẫn thực hiện và thanh toán vốn của các chương trình, dự
án theo đúng cơ chế tài chính của từng chương trình, dự án. Tổng
hợp, báo cáo quyết toán định kì và hàng năm của các chương
trình, dự án thuộc Ban để Ban báo cáo Bộ và Bộ Tài chính xét

duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.



Tổ chức công tác kiểm toán và thanh tra tài chính nội bộ.

 Văn phòng dự án:
Dự án được thành lập văn phòng dự án thuộc Ban quản lý các dự án nông
nghiệp. Thành phần của Văn phòng dự án theo quy định tại các Hiệp định.
Văn phòng dự án có nhiệm vụ chính sau đây:


Chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Ban xây dựng
quy chế tổ chức thực hiện dự án và đề xuất xây dựng các chỉ tiêu
kinh tế kĩ thuật cho dự án để Ban trình Bộ ban hành.



Căn cứ vào nội dung ghi trong Hiệp định, lập kế hoạch vốn, kế
hoạch giải ngân và dự toán hàng năm của dự án để Ban và các
Cục, Vụ xem xét trình Bộ phê duyệt. Tổ chức triển khai các hoạt

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

động của chương trình, dự án sau khi kế hoạch đã được phê

duyệt.


Phối hợp với phòng Tài chính- Kế toán tiếp nhận tiền vốn, thiết
bị và vật tư của dự án và phân bổ sử dụng theo kế hoạch được
duyệt.



Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, điều động cán bộ nhân viên của
dự án để Ban quyết định.



Chuẩn bị hồ sơ mời thầu, thực hiện đấu thầu tuyển chọn chuyên
gia Quốc tế và trong nước, tổ chức đấu thầu xây dựng và mua
sắm vật tư, thiết bị thuộc dự án theo qui chế hiện hành của Nhà
nước và các tổ chức nước ngoài.



Thực hiện các hoạt động đã đề ra trong kế hoạch và tổng hợp,
báo cáo định kì về tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, dự
án để Ban báo cáo Bộ và các đối tác nước ngoài theo quy định.



Phối hợp với phòng Tài chính- Kế toán tổ chức kiểm toán, quyết
toán hàng năm. Chuẩn bị tài liệu quyết toán để báo cáo Ban trình
Bộ và các Bộ Ngành có liên quan xem xét, phê duyệt khi kết thúc

dự án.

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ODA TẠI BAN
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP_ BỘ NN & PTNT
1. Giới thiệu chung về các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý các
dự án Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT thời gian qua
Hiện tại Ban được Bộ giao quản lý và tổ chức thực hiện 10 chương
trình, dự án gồm : 8 dự án vốn vay; 2 dự án hỗ trợ kĩ thuật.
 8 Dự án vốn vay gồm:
Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

 Dự án Phát triển chè và cây ăn quả, vay vốn của ADB, tổng vốn 57
triệu USD;
 Dự án Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm, vốn vay IDA, vốn
không hoàn lại FAO và JSDF, tổng vốn 8 triệu USD;
 Chương trình Phát triển ngành nông nghiệp (CTPTNN) vay vốn của
ADB, tổng vốn 90 triệu USD (Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý 60
triệu USD);
 Dự án Hỗ trợ Chương trình Ngành nông nghiệp (CTNNN) do Đan
Mạch tài trợ không hoàn lại, tổng vốn 62 triệu USD;
 Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005 vay vốn
ADB, tổng số vốn 58,89 triệu USD;
 Dự án Khoa học công nghệ vay vốn ADB, tổng vốn là 40 triệu
USD;
 Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung vay vốn

ADB, AFD với tổng số vốn 168,2 triệu USD;
 Dự án phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng
đại dịch cúm ở Việt Nam (VAHIP), do IDA, AHIF, PHRD tài trợ
với tổng số vốn 38 triệu USD.
 2 Dự án Hỗ trợ kỹ thuật gồm:
 Dự án TA 4619 Tăng cường khoa học công nghệ nông nghiệp.
 Dự án TF 055143 hỗ trợ chuẩn bị dự án Cạnh tranh nông nghiệp và
Dự án phát triển cao su tiểu điền.
Trong đó có 3 dự án đã hoàn thành và tổng kết báo cáo lên Bộ
NN&PTNT. Đó là các dự án:

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

1.1. Dự án chè quả
 Dự án phát triển chè và cây ăn quả được Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 873/QĐ-TTg ngày 23/7/2001 với tổng mức đầu tư là 57.6 triệu
USD.
 Hiệp định vay vốn giữa Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
ADB được kí ngày 1/10/2001 và có hiệu lực từ ngày 14/11/2001;
 Thời hạn kết thúc dự án vào ngày 30/6/2007. Thời gian thực hiện dự án
là 5.7 năm.
1.1.1 Mục tiêu của dự án :


Nhằm tăng thu nhập cho người dân




Nâng cao giá trị hàng hóa nông sản từ việc trồng chè và cây ăn quả



Tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc trồng chè và cây ăn quả
trên những vùng đất phù hợp đặc biệt là đất đồi, đất đã bị mất rừng với
các biện pháp bảo vệ đất.

1.1.2. Phạm vi dự án :
Dự án được thực hiện trên dịa bàn 13 tỉnh.
Đối với cây chè gồm 6 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lâm
Đồng, Tuyên Quang và Hà Giang;
Đối với cây ăn quả gồm 7 tỉnh: Bắc Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Bình
Định, Khánh Hòa, Tiền Giang và Bến Tre.
1.1.3. Quy mô dự án:
Đối với cây chè sẽ thâm canh, phục hồi khoảng 1.500 ha, trồng mới và
tái trồng khoảng 2.300 ha;
Đối với cây ăn quả sẽ trồng mới, tái trồng, thâm canh khoảng 23.000
Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

ha, trong đó kể cả tái trồng trên đất rừng bị phá khoảng 7.500 ha;
1.1.4. Tổng vốn dự án :

Tổng vốn của dự án là 75,6 triệu USD, trong đó ADB: 40, triệu USD;
Chính phủ Việt Nam: 2, triệu USD; Các tổ chức tài chính trong nước: 4,9
triệu USD; Người hưởng lợi : 9,8 triệu USD.
Tổng vốn này được phân ra thành hai hợp phần là: vốn tín dụng và vốn
phi tín dụng:
+ Vốn tín dụng: 48,94 triệu USD, trong đó ADB: 34,24 triệu, các tổ
chức tài chính trong nước: 4,9 triệu, người hưởng lợi: 9,8 triệu.
+ Vốn phi tín dụng:8,66 triệu USD trong đó ADB: 5,96 triệu, vốn đối
ứng của Chính phủ Việt Nam: 2,7 triệu USD, bao gồm các nội dung: Cung
cấp hệ thống thông tin thị trường; tăng cường công tác nghiên cứu; Đào tạo và
tư vấn trợ giúp kĩ thuật.
1.2 Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn.
Dự án Nghành cơ sở hạ tầng nông thôn được tài trợ bởi Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và đối ứng từ Ngân
sách tỉnh và Người hưởng lợi. Dự án được thực hiện trên địa bàn 23 tỉnh,
trong thời gian 6 năm (1998-2004).
1.2.1. Mục tiêu dự án:
Dự án được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các
khu vực nông thôn, góp phần xoá bỏ những trở ngại đối với sản xuất nông
nghiệp và phi nông nghiệp, từ đó cải thiện mức sống, nâng cao thu nhập cho
người dân.

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

1.2.2. Phạm vi dự án :

Dự án được thực hiện trên địa bàn 23 tỉnh nghèo, trải rộng ở cả ba
miền Bắc, Trung, Nam.
Dự án bao gồm 4 hợp phần chính: Đường giao thông nông thôn,
công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, công trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn,
chợ và các công trình công cộng khác.
1.2.3. Tổng vốn dự án
Tổng vốn đầu tư cho dự án là 150 triệu đôla Mỹ .
Kết quả chính đạt được trong 6 năm thực hiện dự án: Dự án đã đầu
tư xây dựng được 180 tiểu dự án, gồm: 63 tiểu dự án thuỷ lợi; 83 tiểu dự án
giao thông; 31 tiểu dự án nước sinh hoạt nông thôn; và 15 chợ nông thôn.
1.3. Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp
Dự án đa dạng hoá nông nghiệp có nguồn vốn vay của các tổ chức
IDA, AFD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
1.3.1. Mục tiêu dự án :
Mục tiêu chung của dự án là đa dạng hoá và thâm canh sản xuất nông
nghiệp nhằm tăng cường và ổn định thu nhập của nông dân, tạo việc làm ổn
định tại địa phương, thông qua việc phát triển cao su tiểu điền, tăng cường các
hoạt động chăn nuôi, thâm canh các cây trồng ngắn hạn, xây dựng mô hình thí
điểm phát triển cây ăn quả, sử dụng có hiệu quả quỹ đất, góp phần xoá đói
giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3.2. Phạm vi dự án:
Dự án được thực hiện trên địa bàn 18 tỉnh, gồm: 4 tỉnh Tây nguyên
(Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Dắk Nông); 8 tỉnh duyên hải miền Trung

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17


(Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà, Bình Thuận); và 6 tỉnh miền Bắc (Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La,
Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An).
1.3.3.Quy mô thực hiện:
- Phục hồi 17 000 ha cao su cũ(chủ yếu của chương trình 327)
- Trồng mới 30 100 ha cao su tiểu điền (theo kế hoạch đã điều chỉnh
lần 1)
- Đo cấp đất 300 000 ha cho nông dân để thâm canh đa dạng hóa
nông nghiệp
- 75 000 hộ dân thâm canh chăn nuôi (vỗ béo bò, lợn). Tăng sản
lượng thịt hơi 16%.
- Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho nông dân, đặc
biệt là vùng dân tộc thiểu số.
- Tăng cường năng lực và mạng lưới khuyến nông để sau khi dự án
kết thúc, đủ sức giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu
nhập ổn định.
1.3.4. Tổng vốn dự án:
Dự án có tổng mức đầu tư là 86,88 triệu USD (trong đó, vốn tín dụng
58,31 triệu USD, vốn phi tín dụng: 28,57 triệu USD). Cơ cấu phân bổ nguồn
vốn như sau: vốn IDA 66,85 triệu USD, AFD: 15,57 triệu USD và vốn đối
ứng của Chính phủ Việt Nam: 4,46 triệu USD. Thời gian thực hiện của dự án
là 8 năm 1998-2006 (đã được gia hạn 2 năm 2004-2006).

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18


Các công việc dự án đã thực hiện:
Hợp phần phát triển cao su tiểu điền:
Theo kế hoạch năm 2005, diện tích cao su trồng mới của các tỉnh dự án
là hơn 6.449 ha đạt 98% kế hoạc. Tính đến nay các tỉnh dự án đã trồng mới
được 23.073 ha đạt 77% so với kế hoạch. Diện tích phục hồi được 3.786 ha
nâng tổng số diên tích phục hồi lên 10.645 ha đạt 61% so với kế hoạch toàn
dự án.
Như vậy sau 04 năm thực hiện, tổng diện tích cao su trồng mới trên địa
bàn 9 tỉnh dự án là 16.710 ha, đạt 56% so với kế hoạch. Với tốc độ phát triển
như hiện nay, vào thời điểm kết thúc dự án, diện tích cao su trồng mới của
toàn dự án sẽ đạt trên 95% so với mục tiêu ban đầu.
Hợp phần đo cấp đất:
Trong 4 năm thực hiện Hợp phần đo cấp đất, Trung tâm Tài nguyên Môi
trường thuộc 10 tỉnh dự án đã khảo sát đo đạc được 108.088 ha, đạt 36% so
với kế hoạch. Trong đó, đã cấp sổ đỏ được 52.121 ha cho 44.659 hộ nông dân
(trong đó có 7.304 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số).
Hợp phần thâm canh đa dạng hoá nông nghiệp:
Tiểu hợp phần khuyến nông chăn nuôi: Xây dựng các mô hình trình
diễn. Trong năm 2004, các tỉnh đã xây dựng được thêm 146 mô hình trình
diễn vỗ béo bò (nâng tổng số mô hình trình diễn vỗ béo bò từ đầu dự án đến
nay lên 337 mô hình) và 170 mô hình trình diễn chăn nuôi lợn thâm canh
(nâng tổng số mô hình trình diễn từ đầu dự án đến nay là 343 mô hình) đạt
100% so với kế hoạch năm.
Tiểu hợp phần trồng trọt: Qua 3 năm thực hiện, đến nay đã thực hiện
177 mô hình trình diễn.

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

Tiểu hợp phần thí điểm phát triển cây ăn quả ở miền Bắc: Tiểu hợp
phần do Viện nghiên cứu rau quả thực hiện đến nay đã thiết lập 14 mô hình
cây ăn quả tại các tỉnh phía Bắc và vườn ươm nhân giống tại 03 điểm khác.
Hợp phần tăng cường thể chế/quản lý dự án:
Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia dự án: (i) Đào tạo, tập huấn
-Ban điều phối dự án đã tiến hành 5 lớp đào tạo “Tiểu giáo viên” với 43 học
viên là cán bộ dự án các tỉnh thực hiện Tiểu Hợp phần; (ii) Xây dựng nhà sinh
hoạt cộng đồng (Nhà Rông): Đến nay tỉnh Gia Lai đã xây dựng xong 3 nhà
Rông và chuẩn bị để giao cho người dân đưa vào sử dụng. Tỉnh Kon Tum
đang tiến hành xây dựng 01 Nhà Rông; (iii) Xây dựng tổ công tác xã - Ban
quản lý dự án các tỉnh đã thành lập được 10 tổ công tác tại xã của dự án lấy
tên là "Tổ cao su tiểu điền" với 37 thành viên gồm các đại diện: Già làng,
trưởng phó thôn, phụ nữ xã và các nông dân chủ chốt là người dân tộc thiểu
số; (iv) Thông tin, tuyên truyền - Đến nay Ban quản lý dự án Tỉnh Gia Lai đã
hoàn thiện việc dựng Băng Video và phát sóng trên truyền hình địa phương,
bên cạnh đó tỉnh cũng đã thực hiện 5 buổi họp dân với số lượng hơn 400
người dân tộc thiểu số dự họp nghe phổ biến về dự án và Tiểu Hợp phần.
Phát triển nguồn nhân lực: Trong năm 2004, chuyên gia quốc tế cùng
Ban điều phối dự án đã đưa ra kế hoạch tập huấn chi tiết cho cán bộ tham gia
thực hiện dự án ở tất cả các cấp và tổ chức viết giáo trình đào tạo cho dự án
về phương pháp khuyến nông và đào tạo tiểu giáo viên.
Quản lý dự án: Công tác đấu thầu, tuyển chọn chuyên gia tư vấn, mua
sắm hàng hóa và xây lắp trong Dự án được tiến hành theo các nguyên tắc, thủ
tục và quy chế của Chính phủ Việt Nam cũng như phía nhà tài trợ là Ngân
hàng Thế giới. Thông qua hoạt động đấu thầu, Dự án đã tiết kiệm cho Nhà
nước hàng chục tỷ đồng, huy động nhiều chuyên gia trợ giúp về mặt kỹ thuật


Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

cho dự án ở tất cả các hợp phần, mua sắm nhiều loại thiết bị, hàng hóa trang
bị cho các đơn vị thực hiện dự án.
2. Đặc điểm và yêu cầu của các DA sử dụng vốn ODA.
2.1.

Đặc điểm chung của các dự án sử dụng vốn vay viện trợ nước
ngoài
- Nguồn vốn: từ phía nước ngoài
- Hình thức đầu tư: Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
- Hình thức quản lý dự án: Quản lý trực tiếp và tổ chức chỉ đạo thực
thi các chương trình,dự án cụ thể được Bộ giao và thực hiện theo
quy định và quy chế hiện hành của Bộ.

2.2.

Yêu cầu của các ngân hàng viện trợ vốn không hoàn lại FAO,
JSDP.

Yêu cầu về tham vấn cộng đồng và công khai thông tin.
- Mục tiêu của quá trình tham vấn, công khai thông tin dự án nhằm:
o Chia sẻ thông tin với cộng đồng về các giai đoạn của dự án và
các hoạt động dự án tiến hành, giúp người dân có thể tham gia,

đóng góp vào dự án.
o Tiếp nhận thông tin về nhu cầu, quyền ưu tiên cộng đồng cũng
như các thông tin và phản hồi của người dân về hoạt động, chính
sách đề xuất.
o Đảm bảo rằng cộng đồng sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ về
các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chất lượng
cuộc sống và tham gia vào các hoạt động của dự án.
o Nhận được hưởng ứng cao nhất từ sự tham gia của cộng đồng

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21

vào các hoạt động cần thiết trong quá trình lập chuẩn bị công tác
thực hiện dự án.
o Đảm bảo tính minh bạch đối với tất cả các hoạt động có liên
quan đến đầu tư thực hiện các dự án Nông nghiệp do Ban quản
lý.
o Cung cấp diễn đàn giúp cho người dân có thể bày tỏ những vấn
đề họ quan tâm.
o Bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan có liên
quan.
- Nguyên tắc:
o Khi tiến hành lập kế hoạch, thiết kế kĩ thuật cho dự án cần tiến
hành tham vấn ý kiến góp ý của cộng đồng, những người bị ảnh
hưởng đồng thời được hưởng lợi từ dự án.
o Sau khi xây dựng hoàn thiện kế hoạch, chương trình phải tiến

hành công khai các tài liệu trước khi trình cơ quan có thẩm
quyền xem xét phê duyệt.
2.3.

Yêu cầu của các ngân hàng cho vay vốn ADB, IDA, AHIF với quá
trình quản lý dự án của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.

Yêu cầu đối với công tác đấu thầu:
Nguyên tắc chính trong công tác đấu thầu là:
(i)

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu: Việc đấu thầu cạnh tranh
quốc tế là hình thức cơ bản nhất. Chỉ trong trường hợp cho phép
mới được sử dụng các hình thức như đấu thầu hạn chế, chào
hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp… Để đảm bảo cạnh tranh

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

thực sự trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu
mang tính định hướng cụ thể, phải đảm bảo cho phép sự cạnh
tranh quốc tế, về nội dung phải đầy đủ chi tiết rõ ràng.
(ii)

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu: luôn coi trọng tính hợp lệ
của nhà thầu. Quan điểm đánh giá là ưu tiên đánh giá về kĩ thuật

rong việc chọn tư vấn.

(iii)

Qui trình thực hiện: có thể tóm tắt như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình đấu thầu

Phân chia gói thầu

Sơ tuyển ( nếu cần)

Phát hành HSMT

Mở thầu

Xét thầu

(iv)

Ưu đãi nhà thầu trong nước: quy định ưu đãi nhà thầu trong nước
theo từng trường hợp cụ thể và việc ưu đãi này được nêu rõ trong
HSMT.

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

23


3. Thực trạng công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban
Quản lý các Dự án Nông nghiệp
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực
và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt và đạt các
yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng, bằng những phương pháp và
điều kiện tốt nhất. Vì vậy quản lý được coi là một trong những khâu quan
trọng quyết định hiệu quả của dự án đầu tư, đảm bảo những mục tiêu đề ra
từ ban đầu.
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch,
điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi
phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục
tiêu xác định.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình
năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó
phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình sau:

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

24

Sơ đồ 2: Chu trình quản lý dự án
Lập kế hoạch
• thiết lập mục tiêu
• dự tính nguồn lực Điều phối thực hiện
• Bố trí tiến độ thời
• xây dựng kế hoạch

Đo lường kết quả
gian
• Phân phối nguồn
So sánh với mục
lực
tiêu
• Phối hợp các hoạt
Báo cáo
động
Giải quyết các vấn
• Khuyến khích
đề
động viên

Giám sát





Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành công việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được
duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Như vậy mục tiêu chính của bất cứ
một dự án nào cũng là : thời gian, chi phí và chất lượng. Đây được coi là tiêu
chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành của dự án cũng như có ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả của dự án sau này. Về mặt toán học ba mục tiêu này
liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau:
C = f(P,T,S)
Trong đó: C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc ( kết quả)

T: yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án
Đối với mỗi dự án khác nhau và trong từng giai đoạn khác nhau của
một dự án thì tầm quan trọng của mỗi mục tiêu được đánh giá khác nhau. Do
Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

25

đó trong từng giai đoạn của dự án, từng dự án cụ thể phải xác định được đâu
là mục tiêu chính, quan trọng nhất của dự án để dự án được thực hiện một
cách có hiệu quả, đảm bảo những yêu cầu của dự án. Nhưng do mối quan hệ
tương tác qua lại lẫn nhau giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí, chất lượng và
do nguồn lực là có hạn chế nên để đạt được hiệu quả tốt nhất cho một mục
tiêu thì phải hi sinh một trong hai mục tiêu còn lại. Đây được gọi là đánh đổi
mục tiêu dự án.
Chính vì điều này nên quá trình quản lý dự án diễn ra hết sức phức tạp,
đòi hỏi phải có sự cân nhắc giữa các mục tiêu để đưa ra quyết định đúng nhất.
Do đó công tác quản lý chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực: quản lý tiến độ thời
gian thực hiện, quản lý chi phí và quản lý chất lượng. Vì vậy trong chuyên đề
này chú trọng phân tích tình hình quản lý ba mục tiêu trên.
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp được chia làm nhiều phòng ban khác
nhau và mỗi phòng ban có một nhiệm vụ chức năng khác nhau nhưng có quan
hệ liên kết chặt chẽ với nhau nhằm quản lý và thực hiện các dự án được giao
một cách có hiệu quả nhất. Mỗi một dự án do Ban quản lý lại được giao cho
một Ban quản lý cấp nhỏ hơn quản lý và thực hiện. Như đã giới thiệu ở trên
BQL hiện nay đang quản lý 8 dự án vốn vay và 2 dự án hỗ trợ kỹ thuật. Và
BQL đã hoàn thiện 3 dự án vốn vay và báo cáo trình Bộ Nông nghiệp và phát

triển nông thôn. Đó là các dự án: dự án chè và cây ăn quả, dự án ngành cơ sở
hạ tầng và dự án đa dạng hoá nông nghiệp. Vì vậy ở chuyên đề này chúng ta
sẽ phân tích dựa trên cở sở số liệu của các dự án đã hoàn thành nói trên.
3.1.

Quản lý về tiến độ thực hiện các dự án
Việc quản lý tiến độ thực hiện các dự án được tiến hành rất chặt chẽ vì

nếu chậm tiến độ các dự án do lý do nào đó sẽ gây ra các thiệt hại không
nhỏ. Bên cạnh đó các nhà tài trợ khi thực hiện giải ngân đã đưa ra các quy

Sinh Viên: Nguyễn Văn Học – MSSV: CQ461116 – Lớp: Đầu Tư 46B


×